Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐỌC HIỂU BÀI THƠ “CON CÒ” CỦA CHẾ LAN VIÊNI doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.45 KB, 7 trang )

ĐỌC HIỂU BÀI THƠ “CON CÒ” CỦA CHẾ LAN VIÊN

I - TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả:

Nhà thơ Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan,
quê ở Cam Lộ  Quảng Trị. Trước Cách mạng tháng Tám, Chế Lan
Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập Điêu tàn. Chế Lan
Viên đã có những đóng góp lớn vào những thành tựu của văn học kháng
chiến, ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam
thế kỷ XX.

"17 tuổi với tập thơ Điêu tàn, Chế Lan Viên đã làm nên "một niềm tin
kinh dị" trên thi đàn Việt Nam đầu thế kỷ.Bộc lộ bằng một cảm xúc khác
thường, quay lưng lại với thực tại hiện hữu: "Hãy cho tôi một tinh cầu
giá lạnh, một vì sao tro trọi cuối trời xa, Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn
tránh - Những ưu phiền đau khổ với buồn lo. Chế Lan Viên tìm về quá
khứ của dân tộc Chăm cũng là một cách diễn tả tâm trạng mình về hiện
thực của dân tộc. Phần tích cực lẫn hạn chế trong hồn thơ Chế Lan Viên
giao thoa trên những nỗi buồn, giấc mơ, những dằn vặt về sự tồn tại của
chính mình. Khi những quan điểm của Điêu tàn đến Vàng sao đã không
còn phù hợp, Chế Lan Viên rơi vào thần bí, bế tắc. Chỉ còn một cách lựa
chọn là hướng cảm xúc của chủ thể sáng tạo vào yêu cầu mới, Chế Lan
Viên đã bắt gặp ngọn nguồn của sáng tạo sau Cách mạng tháng Tám
1945.

Với Gửi các anh, tập thơ viết trong kháng chiến chống Pháp, Chế Lan
Viên đã cố gắng tiếp cận với hiện thực cách mạng. Nhưng ở đây, con
người công dân và con người nghệ sĩ vẫn chưa gặp nhau, bản sắc thi sĩ
chưa kịp định hình. Chỉ đến ánh sáng và phù sa, Chế Lan Viên mới thực


sự từ " thung lũng đau thương đến cánh đồng vui", làm nên một gương
mặt thi nhân tài hoa và độc đáo trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam.
Từ đây cho đến những bài thơ cuối đời, cái tôi trữ tình trong thơ Chế
Lan Viên luôn vận động và phát triển, thống nhất trong đa dạng. Thơ
Chế Lan Viên đã tạo được một sức mạnh ám ảnh đối với người đọc trên
cả hai phương diện cảm xúc và trí tuệ. Với ý thức phục vụ cách mạng,
phục vụ cuộc sống bằng thi ca, thơ Chế Lan Viên đã muốn là tiếng nói
thi ca lịch sử đất nước trong thời đại mới. Trong những cảm hứng từ vĩ
mô đến vi mô có cả Chim báo bão, có cả hoa ngày thường, có đối thoại
mới lẫn độc thoại với chính mình.

Chế Lan Viên là nhà thơ có công đầu trong việc cách tân câu thơ Việt
Nam. Ông đã làm một cuộc cách mạng về câu thơ cũ bị phá vỡ. Thay
vào đó, là các bài thơ tự do xuất hiện ngày càng nhiều với những câu thơ
dài ngắn xen lẫn nhau với các cặp phạm trù đối lập, nhằm biểu đạt ý
tưởng lớn của cả bài. Thơ Chế Lan Viên đa diện, đa chiều, nhiều tầng
ngữ nghĩa, chủ yếu thể hiện ở chiều sâu, ở tầm triết lí, có sự gặp gỡ của
hai nền thơ ca phương Tây và Phương Đông. Chế Lan Viên còn là một
trong những số những nhà thơ hiếm hoi làm thơ tứ tuyệt thành công nhất
trong thơ ca Việt Nam hiện đại, kết hợp hài hoà giữa cái đẹp truyền
thống và hiện đại" (Bích Thu - Từ điển tác giả, tác phẩm Văn học Việt
Nam dùng cho nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004).

2. Tác phẩm:

Tác phẩm đã xuất bản: Điêu tàn (1937); Gửi các anh (1954); ánh sáng và
phù sa (1960); Hoa ngày thường, Chim báo bão (1967); Những bài thơ
đánh giặc (1972); Đối thoại mới (1973); Hoa trước lăng Người (1976);
Hái theo mùa (1977); Hoa trên đá (1985); Tuyển tập Chế Lan Viên (2
tập, 1985); Di cảo I (1994); Di cảo II (1995); Về văn xuôi có các tập ký:

Vùng Sai (1942); Thăm Trung Quốc (1963); Những ngày nổi giận
(1966); Giờ của số thành (1977); Chế Lan Viên cũng là tác giả của
những tập tiểu luận, phê bình trao đổi nghề nghiệp đặc sắc: Nói chuyện
văn thơ (1960); Phê bình văn học (1962); Vào nghề (1962); Suy nghĩ và
bình luận (1971); Bay theo đường dân tộc đang bay (1976); Nghĩ cạnh
dòng thơ (1981); Tứ gác Khuê Văn đến Quán Trung Tân (1981).

- Chế Lan Viên đã được tặng Huân chương Độc lập hạng Hai (năm
1988). Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt I - 1996);
Giải A Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1985 (tập thơ Hoa
trên đá) và Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1994 (Di cảo I và Di cảo
II).

II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM

1. Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò. Đó là con cò
trong ca dao truyền thống, xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều
ý nghĩa khác nhau, nhưng ý nghĩa phổ biến nhất là hình ảnh người nông
dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng luôn
thể hiện được những đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.
2. Bài thơ chia làm ba đoạn:

 Đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.

 Đoạn 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi
và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.

 Đoạn 3: từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa
của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.


3. Trong đoạn đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng những câu ca dao:


Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng

Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng

Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.


Trong hai bài ca dao trước, hình ảnh con cò gợi tả không gian và khung
cảnh quen thuộc, nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời xưa.
Trong bài ca dao sau (Con cò mày đi ăn đêm ), hình ảnh con cò lại
tượng trưng cho những con người, nhất là người phụ nữ đang nhọc nhằn,
vất vả để kiếm sống nuôi con.

4. Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ
đạo lại là tình mẹ. Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng
mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng của người mẹ. Bởi vậy, những
câu thơ mang tính khái quát trong bài đều là những câu thơ chan chứa
tình cảm yêu thương của người mẹ:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Đó là một quy luật tình cảm bền vững và sâu sắc, thể hiện tình cảm yêu
thương vô bờ bến của người mẹ. Dù ở đâu, bên mẹ hay đến phương trời
khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương
yêu, che chở.

Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.

Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh
cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn
để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối
là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng
xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

5. Một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ

 Về thể thơ: Trong bài thơ này, tác giả sử dụng thể thơ tự do nhưng các
đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống
nhau, nhiều chỗ lặp gợi âm điệu lời ru. Tuy nhiên, trong bài thơ, ta còn
nhận thấy giọng suy ngẫm, triết lí.

 Về hình ảnh: Hình ảnh con cò trong ca dao trở thành điểm tựa cho
những liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Những hình ảnh trong bài thơ
vừa rất gần gũi, xác thực nhưng đồng thời cũng giàu ý nghĩa biểu tượng
và sắc thái biểu cảm.


- Nhịp điệu linh hoạt của thể thơ tự do đã giúp tác giả thể hiện một cách
đặc sắc hình tượng con cò trong lời hát ru của bà mẹ.

6. Hình ảnh con cò không mới, nhưng bắt nguồn từ mạch trữ tình tha
thiết trong ca dao, bài thơ Con cò là sự kết tinh giữa cảm hứng trữ tình
dân gian và chất triết lí giản dị mà sâu sắc của tác giả Hoa ngày thường -
Chim báo bão.

×