Quyền sở hữu trí tuệ
MỘT HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI
ĐANG HOẠT ĐỘNG
Patricia L. Judd
Sách có ở khắp nơi quanh chúng ta. Những tên sách nổi tiếng như bộ
truyện Harry Potter hay tác phẩm đoạt giải Nobel Một ngôi nhà cho
ông Biswas của V.S. Naipaul có thể được tìm thấy trong những hiệu
sách trên khắp thế giới. Sách là một phương tiện giải trí và giáo dục,
cũng như để dành cho các nhà chuyên môn, các cá nhân và cho sự phát
triển xã hội.
Nhưng thật không may, những tác giả, nhà xuất bản, nhà in, nhà phân
phối và những người bán lẻ hợp pháp lại thường bị tước mất cơ hội làm
thỏa mãn sự khát khao sách của thế giới bởi vì nạn in lậu, sao chép vì
mục đích thương mại, việc dịch không được phép và nạn ăn cắp bản
quyền kỹ thuật số lan tràn đang bóp chết thị trường những sản phẩm
hợp lệ. Những triệu chứng của hiện tượng này có rất nhiều:
Bên trong và xung quanh các trường đại học, trung học, các cửa hàng
photocopy làm cho việc sao chép bất hợp pháp các tác phẩm trở nên dễ
dàng hơn và thường có hàng dây các cuốn sách photo treo ngoài cửa.
Các chương trình học tiếng Anh và các khóa học ngoại ngữ khác quảng
cáo việc sử dụng các tài liệu chất lượng cao và trưng ra những ấn phẩm
Quyền sở hữu trí tuệ
gốc, nhưng sau đó lại sử dụng những bản copy bất hợp pháp trong giờ
học.
Những kẻ bán sách y học lậu thực hiện việc bán hàng tới tận nhà mà
không sợ bị trừng phạt.
Những kẻ ăn cắp bản quyền chào bán những tập 5, 6, 7 và 8 được coi là
của bộ truyện Harry Potter® của J.K. Rowling, ở thời điểm mà tác giả
mới viết xong tập 4.
Những hoạt động này – mà nhiều người mua sách cho là vô hại – đã
làm tổn hại đến những nhà sáng tác hợp lệ, những nhà sản xuất trong
nước và nước ngoài, và cuối cùng là tới tất cả các nền kinh tế quốc dân.
Mọi quốc gia đều có những sinh viên ban đầu hiện đang là người sử
dụng thông tin, nhưng sẽ là những nhà sáng tạo trong tương lai gần.
Mọi quốc gia đều có các tác giả và các học giả và hầu hết đều có ngành
công nghiệp in ấn hoặc xuất bản đang phải chịu những hình thức ăn cắp
bản quyền tương tự như những gì mà các nhà xuất bản Hoa Kỳ đang
gặp phải. Những nhà sáng tạo chắc chắn sẽ muốn ở lại đất nước của
mình hơn nếu như họ có thể có thu nhập từ tài năng của họ tại nước
mình. Bảo vệ khả năng đó của các nhà sáng tạo sẽ phục vụ cho chính
họ, cho đất nước họ cũng như cho các nhà xuất bản của họ.
Hiệp hội các Nhà xuất bản Hoa Kỳ (AAP) - hiệp hội thương mại chính
của ngành công nghiệp xuất bản sách Hoa Kỳ - tính toán rằng, các
thành viên của nó đã tổn thất hơn 600 triệu đô-la mỗi năm vì nạn ăn cắp
bản quyền trên toàn cầu. Nhưng thật đáng buồn là con số này chỉ là con
Quyền sở hữu trí tuệ
số tổng quát được đánh giá chưa đầy đủ, dựa trên những tính toán ở
một số ít quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn nữa, chỉ con số này không
thôi cũng đã nhấn mạnh nhu cầu cần cải tiến việc thực thi ở nhiều nơi,
cũng như việc tuân thủ các tiêu chuẩn về bản quyền quốc tế của tất cả
các quốc gia, bởi vì những kẻ ăn cắp bản quyền đang cướp công của
các tác giả, các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn cầu. Bằng
chứng của việc này là các chiến dịch của AAP ở nước ngoài hầu như
luôn phát hiện ra những bản sao bất hợp pháp các tác phẩm địa phương.
AAP ủng hộ cuộc chiến chống những kẻ ăn cắp bản quyền thông qua
việc thiết lập quan hệ đối tác với các luật sư địa phương, các hãng điều
tra, các văn phòng công ty thành viên và các quan chức chính phủ để
bảo đảm rằng cả khu vực tư nhân và khu vực nhà nước đều đang làm
tất cả những gì có thể để xóa sổ loại tội phạm này. Các dự án của AAP
bao gồm các hành động pháp lý, thu thập dữ liệu, đào tạo và những nỗ
lực truyền thông để thông tin cho các chính phủ và người tiêu dùng
những tác hại của nạn ăn cắp bản quyền.
AAP và các thành viên của mình cũng làm việc với các nhà xuất bản
địa phương để xây dựng các dự án hợp tác có thể. Hiện tại, AAP có các
chương trình đang hoạt động tại Hồng Kông, Ma-lai-xi-a, Trung Quốc,
Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Hiệp hội
cũng đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế của mình tại
Pakistan, Ấn Độ và một vài quốc gia khác.
Quyền sở hữu trí tuệ
Về mặt chính sách, AAP hợp tác với các cơ quan chính phủ của Hoa
Kỳ và nước ngoài nhằm thúc đẩy việc thông qua và thực thi những đạo
luật nghiêm ngặt về sở hữu trí tuệ. Hiệp hội cũng xem xét sự phát triển
khả năng tiếp cận pháp lý và thị trường thực tế. AAP cũng có đóng góp
quan trọng vào “Báo cáo đặc biệt 301 về bảo vệ và thực thi tác quyền
trên toàn cầu” của Liên minh Sở hữu Trí tuệ Quốc tế (IIPA) trình Văn
phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tháng 2 hàng năm. IIPA
mà AAP là một trong những thành viên sáng lập, sử dụng báo cáo này
để cập nhật thông tin về tình hình bảo vệ tác quyền ở 50 đến 60 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cuối cùng, AAP thường xuyên thảo
luận các vấn đề về sở hữu trí tuệ tại các hội chợ sách, các hội thảo và
hội nghị tại Hoa Kỳ và ở nước ngoài.
Tóm lại, AAP hoạt động để thông tin cho công chúng về những cách
thức mà việc bảo vệ tác quyền kích thích sự sáng tạo vốn rất quan trọng
đối với sự phát triển của các thị trường, không chỉ cho các nhà xuất bản
Hoa Kỳ mà còn cho tất cả những nhà sáng tạo và các ngành công
nghiệp liên quan ở tất cả các quốc gia.
Các thành viên và nhân viên của AAP rất quan tâm đến những việc làm
có ích cả cho người sáng tạo và nhà xuất bản ở tất cả các quốc gia và
vùng lãnh thổ, và xin hoan nghênh các ý kiến của bạn.
Để có thêm thông tin, xin liên hệ:
Patricia L. Judd, Giám đốc
Phòng Thực thi Bản quyền Quốc tế
Quyền sở hữu trí tuệ
50 F Street, N.W., Suite 400
Washington, D.C. 20001
www.publishers.org
____________________________________________
Patricia L. Judd là Giám đốc Phòng Thực thi Tác quyền Quốc tế của
Hiệp hội các Nhà xuất bản Hoa Kỳ.