Sống đẹp sống có ích
Trong mỗi điều kiện hoàn cảnh, con người đều có cách ứng xử và lối
sống phù hợp. Ngày nay, trong điều kiện giao lưu, hội nhập, thế hệ trẻ
đang đứng trước nhiều sự chọn lựa về quan niệm sống và cách sống của
mình, tích cực có, tiêu cực có, vấn đề là cần phải nhận thức được quan
niệm và cách sống đúng, được nhiều người chấp nhận.
Trong những quan niệm và cách sống đó có " Sống đẹp - sống có ích"
đang được mọi người nói chung và tuổi trẻ nói riêng vươn tới. Vậy, cần
hiểu quan điểm "Sống đẹp - sống có ích" như thế nào cho đúng và "sống
đẹp - sống có ích" dễ hay khó, làm thế nào để sống đẹp, sống có ích?
Trong mỗi điều kiện hoàn cảnh, con người đều có cách ứng xử và lối
sống phù hợp. Ngày nay, trong điều kiện giao lưu, hội nhập, thế hệ trẻ
đang đứng trước nhiều sự chọn lựa về quan niệm sống và cách sống của
mình, tích cực có, tiêu cực có, vấn đề là cần phải nhận thức được quan
niệm và cách sống đúng, được nhiều người chấp nhận. Trong những
quan niệm và cách sống đó có “Sống đẹp - sống có ích” đang được mọi
người nói chung và tuổi trẻ nói riêng vươn tới. Vậy, cần hiểu quan điểm
“sống đẹp - sống có ích” như thế nào cho đúng và “sống đẹp - sống có
ích” dễ hay khó, làm thế nào để sống đẹp, sống có ích?…
Trước hết, sống đẹp - sống có ích là sống có lý tưởng. Ai cũng cần có
một lý tưởng sống cao đẹp. Đối với đoàn viên, thanh niên hiện nay, sống
có lý tưởng là yêu cầu thiết yếu bởi lý tưởng sẽ hướng dẫn, soi sáng cho
hành động, lý tưởng đúng thì hành động đúng và ngược lại. Lý tưởng
của đoàn viên, thanh niên phải là lý tưởng của Đảng: “Độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh” mà nền tảng là lòng yêu nước. Lý tưởng đó không
phải gì xa lạ mà rất gần gũi. Ngày xưa, các thế hệ cha anh cầm súng
đánh giặc cứu nước còn ngày nay chúng ta tích cực học tập, rèn luyện;
hăng say lao động, sản xuất xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và chấp hành
nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước.
Thứ hai, sống đẹp – sống có ích là sống có bản lĩnh. Đây là đòi hỏi của
sự mong muốn tự khẳng định mình của mọi người, đặc biệt là những
người trẻ, tuổi nếu bạn không muốn mình là cái bóng của mọi người và
của xã hội. Đoàn viên, thanh niên đang đứng trước những cám dỗ, ảnh
hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của sự thâm nhập những trào
lưu văn hóa mới không phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc…
Bản lĩnh sống của một bộ phận đoàn viên, thanh niên ngày nay chưa
vững vàng, còn bị dao động bởi sự tuyên truyền, xuyên tạc của các thế
lực thù địch; một bộ phận sa vào con đường ăn chơi, hưởng thụ, lười lao
động… Vậy, yêu cầu đoàn viên, thanh niên phải vững vàng trước khó
khăn, thử thách, những cám dỗ của vật chất và trước những luận điệu
xuyên tạc của kẻ thù. Bản lĩnh sống còn phải thể hiện ở việc tuyên
truyền, vận động nhân dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện chủ
trương, chính sách, đường lối đổi mới của Đảng, tin vào tương lai của
dân tộc… Bản lĩnh còn thể hiện ở chỗ dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân
vào khó khăn, nguy hiểm, về với vùng sâu, vùng xa thực hiện những
nhiệm vụ mà Đảng và dân tộc giao phó.
Thứ ba, sống đẹp – sống có ích là sống có lao động. Bác Hồ dạy: “Lao
động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của
chúng ta” và “trong xã hội ta không có nghề nào thấp kém, chỉ có những
kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ, tất cả lao động có ích cho xã hội
đều là vẻ vang”. Lao động là nền tảng phát triển của xã hội loài người,
giúp con người sản xuất ra của cải vật chất, các giá trị tinh thần, và hoàn
thiện bản thân con người. Cụ thể, đoàn viên, thanh niên phải không
ngừng học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, nâng cao hiểu biết về
kiến thức xã hội, chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu các thành tựu khoa học
công nghệ hiện đại, ứng dụng vào lao động, sản xuất, công tác … Và
hơn hết, lao động giúp đoàn viên mau chóng trưởng thành, rèn luyện
tính kiên trì, siêng năng, cần mẫn và những phẩm chất đạo đức, phẩm
chất của con người mới.
Thứ tư, sống đẹp – sống có ích là sống có trí tuệ. Muốn có trí tuệ, đoàn
viên, thanh niên phải không ngừng học tập, trau dồi, lĩnh hội kiến thức.
Bác Hồ trong Thư gửi cho học sinh – năm 1945 đã nhắc nhở: “Non sông
Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được
hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”. Bác
Phạm Văn Đồng cũng thiết tha kêu gọi thanh niên: “Hỡi các bạn trẻ, đi
vào thế kỷ mới trong thời đại mới, các bạn hãy học tập để thành người
và để làm người, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nước nhà, xứng đáng với thế hệ cha anh, sánh vai cùng bè bạn thế giới!”.
Đoàn viên, thanh niên phải có hiểu biết về kiến thức khoa học hiện đại,
vươn lên đỉnh cao khoa học kỹ thuật của thế giới, biết tư duy sáng tạo
cái mới sánh ngang trình độ với các nước tiên tiến. Trong từng hành
động, việc làm của mình cần suy nghĩ đến lợi ích cho cộng đồng, đất
nước. Hành động phải phù hợp với quy luật của tự nhiên, qui luật của
cuộc sống. Lấy trí tuệ soi sáng cho hành động, việc làm để chúng mang
lại giá trị thiết thực nhất cho cuộc sống.
Thứ năm, sống đẹp – sống có ích là sống có văn hóa, văn minh, lành
mạnh. Đoàn viên, thanh niên phải không ngừng rèn luyện bản thân về
phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, nói năng, đi đứng, giao tiếp…
đảm bảo mọi hành vi ứng xử phải hợp chuẩn mực của xã hội, truyền
thống tốt đẹp của dân tộc; “thương người như thể thương thân”, “lá lành
đùm lá rách”. Đoàn viên, thanh niên phải biết giữ gìn các giá trị truyền
thống của dân tộc và tiếp thu các giá trị văn minh nhân loại để không lạc
hậu so với thế giới. Đấu tranh chống lối sống vị kỷ, cục bộ, tham lam,
chỉ chăm lo cho lợi ích cá nhân, coi thường tập thể…; chống hiện tượng
“lai căng”, chống lối sống hưởng thụ, bị động, trông chờ… Rèn luyện
đạo đức, tác phong theo gương Bác Hồ, đó là: “Trung với nước, hiếu với
dân; giàu tình yêu thương con người, tình hữu ái giai cấp; cần, kiệm,
liêm, chính, chí công, vô tư và có tinh thần quốc tế trong sáng”.
Như vậy, “sống đẹp - sống có ích” không quá khó, nó đòi hỏi con người
phải thực sự yêu cuộc sống, quý trọng bản thân mình và quý trọng mọi
người. Tuy nhiên, những mục tiêu, lý tưởng cao đẹp mà chúng ta vươn
tới không phải tự nhiên mà có được. Đó là kết quả của quá trình học tập,
rèn luyện, tu dưỡng lâu dài, gian khổ, là tinh thần đấu tranh dũng cảm
không khuất phục, đầu hàng trước mọi hoàn cảnh. Phải luôn “Sống,
chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Thanh niên
Công an nhân dân cần thấm nhuần và thực hiện nghiêm túc “Sáu điều
bác Hồ dạy Công an nhân dân” và phương châm “vì nước quên thân, vì
dân phục vụ”, tiếp bước truyền thống vẻ vang của cha anh, lòng tự hào
và tự tôn dân tộc.