Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.2 KB, 11 trang )
Tính thanh khoản: mạch máu duy
trì sự sống cơ thể kinh doanh
Chúng ta đã được biết tầm quan trọng của tiền mặt trong hoạt
động kinh doanh, nhưng sẽ thật là thiếu xót nếu bỏ qua một khái
niệm bao hàm hơn và không kém tầm quan trọng đó chính là tính
thanh khoản.
Thuật ngữ "tính thanh khoản" có thể được hiểu theo 3 cách. Thứ
nhất, dùng để chỉ khả năng chuyển thành tiền của tài sản (tất
nhiên bao gồm cả chứng khoán) nhằm trang trải các khoản nợ và
nghĩa vụ ngắn hạn. Để làm được việc này, doanh nghiệp cần
phải sở hữu các tài sản có tính thanh khoản, đó là tiền mặt và
tương đương tiền (bao gồm, cổ phiếu blue-chip và các chứng
khoán trên thị trường tiền tệ ví dụ trái phiếu chính phủ). Các tài
sản có tính thanh khoản phải đảm bảo có thể được mua bán trên
thị trường nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến giá cả, tức là
giá giao dịch không bị chênh lệch quá nhiều so với giá gốc. Tất
nhiên, các nhà đầu tư yêu thích đầu tư vào các tài sản có tính
thanh khoản cao vì họ có thể dễ dàng rút khỏi vụ đầu tư và lấy lại
khoản đầu tư của mình (kèm theo cả lãi hoặc nếu là lỗ thì số tiền
bị mất cũng không đáng kể). Thứ hai, tính thanh khoản chỉ khả
năng trả nợ của doanh nghiệp khi đến hạn. Và, thứ ba tính thanh
khoản liên quan đến khả năng vận hành trơn tru của thị trường
xét về khía cạnh các giao dịch mua và bán.
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp và tính thanh khoản của
tài sản
Tính thanh của tài sản giao dịch ngoài tương tác với hoạt động
của thị trường còn ảnh hưởng