Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những sai lầm của cha mẹ khi trẻ kém hấp thu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.94 KB, 5 trang )

Những sai lầm của cha mẹ khi trẻ kém hấp
thu
Khi trẻ thiếu hụt các dưỡng chất, kém phát triển làm cho cha mẹ lo lắng.
Tuy nhiên, với những quan niệm của cha mẹ dưới đây không những tình
trạng của trẻ không hề cải thiện mà trẻ ngày càng mệt mỏi, ốm yếu, tình
trạng bệnh trầm trọng hơn.
>> Làm sao để cải thiện sự kém hấp thu dưỡng chất ở trẻ ?
>> Vai trò của enzyme tiêu hoá với trẻ kém hấp thu
1. Đồng nhất men vi sinh với men tiêu hoá khi điều trị kém hấp thu ở trẻ
Đây là một quan điểm sai lầm vì trên thực tế men vi sinh với thành phần
chủ yếu là các vi khuẩn có ích như lactobacillus, bacillus subtillis,
clostridium butyricum Men vi sinh chỉ có tác dụng giúp cân bằng hệ vi
khuẩn đường ruột, ngăn chặn sự tăng sinh của các vi khuẩn gây bệnh
tiêu hoá. Còn men tiêu hoá là hỗn hợp các enzym khác nhau như
amylase có tác dụng tiêu hóa chất bột, protease có tác dụng tiêu hóa chất
đạm và lipase có tác dụng tiêu hóa chất béo từ thực phẩm chúng ta ăn
vào. Dưới tác dụng của các enzyme tiêu hóa này, thức ăn được phân rã
trở thành dạng nhũ tương để nhung mao ruột có thể dễ dàng hấp thu vào
máu, nuôi dưỡng cơ thể.

Tình trạng kém hấp thu ở trẻ làm nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Ảnh minh
hoạ
Trẻ nhỏ với hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh là đối tượng hay gặp
rắc rối nhất về đường tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa được tiết ra ít, chưa
đủ để thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Điều này gây ra các triệu chứng
như bị đầy hơi, chướng bụng, ăn vào lại ói ra, ăn không tiêu đặc biệt là
chứng bệnh kém hấp thu nên việc dùng men tiêu hoá để bổ sung lượng
enzyme còn thiếu hụt là hoàn toàn cần thiết.
2. Tăng cường bổ sung dưỡng chất khi con kém hấp thu
Thay vì thay đổi chế độ ăn uống phù hợp như chia bữa ăn nhỏ hơn, thay
đổi khẩu phần ăn, thức ăn được nấu loãng hơn…và uống thêm enzyme


cần thiết thì nhiều bậc cha mẹ lựa chọn tăng cường tẩm bổ cho con bằng
cách bắt trẻ ăn thật nhiều các dưỡng chất, uống thật nhiều thuốc bổ và
các loại sữa Đây là một quan điểm hết
sức sai lầm.

Cơ thể trẻ ngoài việc đào thải phần lớn
các chất bổ trên ra ngoài một cách lãng
phí thì cơ thể trẻ còn gây những phản ứng phụ dẫn tới các bệnh tiêu hoá
khác làm ảnh hưởng tới cả thể lực và trí tuệ của trẻ.

3. Tình trạng kém hấp thu sẽ tự hết khi trẻ lớn
Trẻ đã thiế
u enzyme tiêu hoá
nên sẽ càng khó hấp thu các
chất bổ mà thành phần chủ
yếu là chất béo và đạm
Nhiều bậc cha mẹ quan niệm rằng thiếu enzyme tiêu hoá là do cơ thể trẻ
còn nhỏ, chưa tiết đủ hàm lượng enzyme cần thiết dẫn tới kém hấp thu,
khi trẻ lớn, cơ thể phát triển đầy đủ thì chúng bệnh trên tự hết. Quan
niệm này cũng hết sức sai lầm.
Chế phẩm chứa men tiêu hóa thường được đóng gói dạng siro để đảm
bảo sự bảo quản tốt nhất.
Đúng là enzyme tiêu hóa là do cơ thể tự sản sinh, nhưng điều đó không
có nghĩa là chúng ta hoàn toàn để cho cơ thể tự điều tiết nhất là trong
những trường hợp bệnh lý như trẻ do thiếu các enzyme kéo dài dẫn đến
kém tiêu hóa, kém hấp thu. Và hậu quả tiếp theo là suy dinh dưỡng nặng
hơn, giảm khả năng miễn dịch làm trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm
khuẩn…Như vậy, trẻ sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn: tiêu hóa kém – suy
dinh dưỡng, miễn dịch kém. Hệ tiêu hóa kém mà trong đó có thiếu
enzym tiêu hóa còn có thể làm trẻ dễ nhiễm khuẩn. Nếu không bổ sung

lượng enzyme kịp thời thì tình trạng của trẻ ngày càng nguy kịch.


×