BÁO CÁO
Hướng dẫn nghị quyết số 12- HD/UBKTTW
(Ủy ban Kiểm tra Trung ương)
Hướng dẫn số 12- HD/UBKTTW, ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban Kiểm tra
Trung ương về thực hiện Quy định số 115-QĐ/TW, ngày 07 - 12 – 2007 của Bộ
Chính trị về những điều đảng viên không được làm
Quy định số 115-QĐ/TW, ngày 07-12-2007 của Bộ Chính trị
(khóa X) về những điều đảng viên không được làm chỉ quy định
19 điều liên quan trực tiếp đến những vấn đề nổi cộm, bức xúc
đang được xã hội, nhân dân quan tâm, lo lắng, mong muốn mọi
đảng viên phải nghiêm chỉnh, gương mẫu thực hiện. Đảng viên
không những phải gương mẫu thực hiện các quy định của Nhà
nước về những điều không được làm đối với công dân, cán bộ,
công chức, mà còn phải thực hiện nghiêm túc Quy định này.
Trong 19 điều đảng viên không được làm, có một số việc pháp
luật không cấm công dân làm, nhưng nếu đảng viên làm sẽ làm
giảm, thậm chí làm mất tính tiên phong, gương mẫu, vai trò lãnh
đạo đối với quần chúng. Thực hiện nghiêm chỉnh 19 điều đảng
viên không được làm là góp phần giữ vững vai trò lãnh đạo của
Đảng, nâng cao trách nhiệm, tính gương mẫu của người đảng
viên, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Để hiểu và áp dụng thống nhất Quy định số 115-QĐ/TW, ngày
07-12-2007 của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không
được làm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện một
số nội dung như sau:
I. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU ĐẢNG VIÊN
KHÔNG ĐƯỢC LÀM
Điều 1. Nói hoặc làm trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị
quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những
việc mà pháp luật không cho phép công dân, cán bộ, công chức
làm.
Đảng viên không được lợi dụng dân chủ để phát ngôn những
quan điểm, trả lời phỏng vấn, viết bài cho báo chí trong nước,
ngoài nước có nội dung trái với quan điểm, đường lối, chủ
trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận
của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Không làm những việc pháp luật không cho phép công dân, cán
bộ, công chức làm, những việc mà pháp luật cho phép nhưng
ảnh hưởng đến uy tín, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng
viên.
Điều 2. Cung cấp những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và
Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tuyên
truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát
thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan
điểm trái với đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Đảng viên không được:
- Cung cấp những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà
nước ngoài phạm vi (nội dung, đối tượng) cho phép, những việc
chưa được phép công bố dưới bất cứ hình thức nào:
+ Bí mật của Đảng, Nhà nước nêu tại điểm này bao gồm: hồ sơ,
tài liệu, phim ảnh, băng hình, ghi âm, đĩa mềm, ổ cứng được
quy định là tài liệu mật có đóng dấu "MẬT", "TUYỆT MẬT", "TỐI
MẬT"; hoặc quy định chỉ lưu hành nội bộ; kể cả bản sao chép,
sao chụp hoặc trích các loại tài liệu đó. Danh mục bí mật nhà
nước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành theo quy định
của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
+ Những việc chưa được phép công bố bao gồm: những tài liệu,
dữ liệu thuộc về chủ trương, đường lối, chính sách, quyết định
của Đảng, Nhà nước còn đang nghiên cứu, soạn thảo hoặc đã
soạn thảo xong nhưng chưa được phép lưu hành, công bố hay
sử dụng. Các tài liệu cá nhân, sổ tay công tác có nội dung thông
tin không được phép công bố.
- Viết, in sao, tàng trữ, sử dụng, tuyên truyền, tán phát tài liệu: bài
viết, bài nói, sách tự in, tờ rơi, truyền đơn, áp phích, tin nhắn,
băng, đĩa mềm, ổ cứng; thông tin qua điện thoại, đưa lên Internet
và các hình thức thông tin khác có nội dung trái với quan điểm,
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước dưới bất cứ hình thức nào.
- Có hành động tổ chức, khuyến khích, lôi kéo, xúi giục, kích
động, ép buộc tổ chức, cá nhân làm những việc trên.
Điều 3. Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn, thư tố cáo nặc danh,
mạo danh; viết, ký tên tập thể vào đơn, thư tố cáo. Tổ chức, tham
gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu
nại, tố cáo. Gửi, tán phát đơn, thư khiếu nại, tố cáo đến những
nơi không có thẩm quyền giải quyết.
Đảng viên không được:
- Tố cáo mang tính bịa đặt: dựng sự việc không có để tố cáo; tố
cáo xuyên tạc sự thật, quy chụp thiếu căn cứ, viết đơn tố cáo có
lời lẽ xúc phạm đối với đối tượng bị tố cáo.
- Viết đơn thư tố cáo nặc danh (không ghi tên), mạo danh (ghi tên
người khác hoặc tên người không có thật); cung cấp thông tin, tài
liệu để người khác lợi dụng vào việc khiếu nại, tố cáo; tham gia
hoặc vận động người khác viết, ký tên tập thể (từ 2 người trở lên)
vào đơn thư tố cáo.
- Đề xuất, chủ trì hoặc tham gia vạch kế hoạch, tập hợp, phân
công lực lượng; kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép tổ
chức, cá nhân tố cáo, khiếu nại dưới bất cứ hình thức nào.
- Để lộ nội dung tố cáo, địa chỉ, tên người tố cáo, người bị tố cáo,
nội dung thông báo giải quyết tố cáo của tổ chức đảng có thẩm
quyền cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết hoặc
không phải là đối tượng được thông báo kết quả giải quyết tố
cáo.
Điều 4. Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia
rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết. Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh
việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng để đả kích, vu cáo, xúc
phạm, nhận xét, đánh giá tuỳ tiện đối với người khác. Đe dọa, trù
dập người tố cáo, phê bình, góp ý trái với ý kiến mình.
Đảng viên không được:
- Chủ trì, tham gia tổ chức, vận động, lôi kéo, xúi giục, tập hợp
đảng viên, quần chúng mang tính chất phe cánh, họ tộc, địa
phương nhằm tranh giành lợi ích kinh tế, chính trị, vị trí công tác,
chức vụ trong bầu cử, bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí cán bộ của Đảng,
chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội, doanh nghiệp của Nhà
nước.
- Lợi dụng tự phê bình và phê bình, tự do ngôn luận, báo chí,
diễn đàn, câu lạc bộ; lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc
phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng để nhận xét, bình phẩm, đánh
giá tùy tiện (đánh giá ngoài phạm vi tổ chức cho phép), đả kích,
vu cáo, xúc phạm đối với người khác.
- Cản trở, dìm bỏ, từ chối xem xét, giải quyết hoặc giải quyết trái
quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với đơn thư tố
cáo, khiếu nại thuộc trách nhiệm giải quyết.
Điều 5. Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt
hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử, không đăng tải
ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật. Sáng tác
các tác phẩm văn học, nghệ thuật, viết, phát hành hồi ký không
lành mạnh, không đúng sự thật, mang tính kích động gây ảnh
hưởng xấu trong xã hội.
Đảng viên không được:
- Viết bài, cho đăng tải tin, ảnh, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt
hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử; không đăng tải
ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
- Sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, viết, phát hành hồi
ký có tính chất:
+ Kích động chống Đảng, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
+ Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận
thù giữa các dân tộc, các tôn giáo và nhân dân các nước.
+ Truyền bá văn hóa phẩm phản động, đồi trụy; xuyên tạc lịch sử,
phản ánh không đúng sự thật về các tổ chức, cá nhân; phủ định
vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng.
+ Xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức;
danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân.