Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

8 cách để lấy lại sự tự tin (Phần 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.54 KB, 5 trang )

8 cách để lấy lại sự tự tin (Phần 2)

Thiết lập những mục tiêu cho bản thân
Có những dự án và mục tiêu là cách để thúc đầy bản thân hành động và
cũng để nhận ra rằng “có chí thì nên”! Bạn sẽ có được sự tự tin khi chấp
nhận mạo hiểm. Hãy lập ra một ít thử thách mỗi ngày, điều này sẽ làm
tăng sự tự tin của bạn.

Những gì cần làm: Hãy lập ra một danh sách gồm những mục tiêu rõ
ràng và bạn có thể đạt được (đừng lập mục tiêu dựa vào người khác).
Đừng đưa ra những điều ước hay lập ra những mục tiêu loanh quanh như
là gặp được Brad Pitt hay đạt được 40% tăng lương, những điều này là
phi thực tế. Hãy dùng ngôi thứ nhất số ít khi lập mục tiêu.

Ví dụ: Đồng nghiệp Laura mời bạn đến dự tiệc sinh nhật, nhưng bạn
thấy lo lắng vì bạn không quen biết ai ở đấy cả và bạn không muốn
thành kẻ thua cuộc. Thay vì từ chối lời mời bằng một lý do mơ hồ như
“Tôi không thể đi được, vì con mèo của tôi bị ốm”, bạn hãy cố gắng đến
bữa tiệc và lập ra mục tiêu như là: “Tôi sẽ bắt chuyện với một người lạ”
hoặc là “Tôi sẽ tiếp cận 1 nhóm và cùng trò chuyện với họ”.

Mẹo: Khi bạn dần dần đạt được những mục tiêu của mình, thì bạn hãy
tăng độ khó và mức độ thường xuyên cho những thử thách của chính
mình. Sau khi đến bữa tiệc mà bạn không quen biết ai cả, và bạn đã có
thời gian thật vui ở đó, hãy đến ngay một cửa hàng thời trang mà bạn
chưa bao giờ dám đến, và hãy hỏi và ướm thử vài bộ đồ ở đấy.
Phát triển những kỹ năng của bạn và đạt được những kỹ năng mới
Tự tin “không phải là thành công với tất cả mọi điều và hiểu biết mọi
việc trong bất kỳ tình huống nào”. Bạn nên “suy nghĩ xem bạn có thể
làm gì hoặc học được gì bạn cần không”. Không hề có câu hỏi cho việc
có thể hay không, mà là thuyết phục bản thân là bạn có thể học thêm


những điều mới và đem đến cho bản thân những công cụ cần thiết.

Những gì cần làm: “Nếu tôi không biết, thì tôi có thể học mà”. Bạn hãy
nhờ câu nói trên để đừng bắt bản thân nghĩ rằng mình vô dụng! Để phát
triển các kỹ năng, hãy làm như là bạn biết cách làm vậy: hãy khắc phục
tình huống đang giữ chân bạn và hãy hành động như là bạn biết làm sao
để giải quyết tình hình.

Ví dụ như: Một anh chàng mà bạn đang để ý suốt buổi tối bước đến
mời bạn khiêu vũ, nhưng khiêu vũ không phải thế mạnh của bạn nên bạn
cảm thấy thiếu tự tin, và bạn ước rằng mình đừng chán việc đi học khiêu
vũ. Thái độ đúng đắn cho tình huống này là bạn hãy làm như bạn biết
khiêu vũ. Hãy tham gia, hãy quan sát những người khác và học theo họ.
Tương tự tại chỗ làm: nếu bạn đang rối trí vì bạn được yêu cầu xài
chương trình Excel, hãy ngồi vào ghế kế người thật sự giỏi về Excel, hãy
học những gì cô ấy làm và làm theo cô ấy. Nếu cô ta có thể làm, thì bạn
hoàn toàn có thể!
Mẹo: Đừng sợ làm sai! Chúng ta học được nhiều từ những lỗi lầm!
Làm cách nào để làm cho bạn nổi bật hơn người khác?
Quần áo, suy nghĩ, sở thích âm nhạc…chúng ta thường có xu hướng
nghe theo đám đông (như gia đình chúng ta, xã hội bên ngoài và những
đồng nghiệp). Tại sao như vậy? Vì chúng ta sợ bị đánh giá và bị những
người khác chối từ. Nhưng không bao giờ là quá trễ để tìm kiếm và thể
hiện cá tính riêng của mình. Chúng ta cảm thấy chính xác con người
mình khi chúng ta tự tin.


Những gì cần làm: Hãy tạo khoảng cách với những gì mọi người đang
làm! Tận dụng bất kỳ cơ hội nào: nếu bạn đi ăn ở ngoài và mọi người
gọi món trái cây ăn tráng miệng, bạn hãy gọi món bánh kem chocolate.

Nếu gia đình bạn chỉ đi nghỉ hè ở trong nước, bạn hãy nói với gia đình
rằng mùa hè ra nước ngoài nghỉ mát.

Mẹo: Hãy trải nghiệm với chính phong cách của mình. Hãy đi mua sắm
mà không mang theo ví và thẻ tín dụng, rồi bạn hãy thử những bộ quần
áo mà bình thường bạn chẳng bao giờ mặc. Hay vui vẻ chơi đùa với diện
mạo mới và làm cho chính bạn phải ngạc nhiên. Bạn sẽ bất ngờ khi bộ
đồ mà bạn nghĩ rằng sẽ không bao giờ thử lại hợp với bạn đến thế!

×