Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Mười Hai: Triết Học Cổ Điển Đức từ Kant đền Hegel pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.63 KB, 86 trang )

Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
Phần Mười Hai: Triết Học Cổ Điển
Đức từ Kant đền Hegel
Biện chứng pháp duy tâm của Hegel là thành tích cao nhất của tư tưởng cận đại
trước Marx. Triết học cổ điển Đức, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh,
kinh tế học Anh, đó là ba nguồn gốc chính của chủ nghĩa Marx.

Hạt nhân duy lý trong biện chứng pháp Hegel

Marx lấy lại của Hegel phương pháp biện chứng, cải biến nó từ một phương pháp
biện chứng duy tâm thành phương pháp biện chứng của chủ nghĩa duy vật. Sở dĩ
Marx thực hiện được một cuộc biến chất như vậy chính là vì trong biện chứng
pháp của Hegel đã có một cơ sở chân lý nào đó, đấy là cái hạt nhân duy lý, tức là
cái phương pháp nêu mâu thuẫn trong mọi khái niệm và suy diễn cuộc biến
chuyển theo quá trình phát triển mâu thuẫn. Hegel đã vận dụng phương pháp nêu
mâu thuẫn đó một cách lộn ngược, chân cho lên trên, đầu để xuống dưới; lẽ ra phải
thấy rằng do mâu thuẫn nội tại mà vật chất luôn luôn biến chuyển, và đến một
trình độ nào đó mới phát sinh ra tinh thần, thì Hegel lại cho rằng nguồn gốc mâu
thuẫn là hoạt động của tinh thần.

Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
Cái hạt nhân duy lý nói trên ở đâu mà ra? Tại sao chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối của
Hegel lại nắm được cơ sở chân lý đó? Muốn hiểu được điểm này thì cần phải xét
đến nguồn gốc lịch sử của chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối của Hegel.

Nguồn gốc lịch sử chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối của Hegel

Biện chứng pháp duy tâm của Hegel là kết quả của quá trình xây dựng phương
pháp biện chứng trong triết học Đức từ Kant; quá trình ấy phản ánh những đòi hỏi
của tư tưởng cách mạng tư sản Âu châu thông qua tình hình đặc biệt của giai cấp
tư sản Đức. Ưu điểm lớn nhất của Kant là đã đề cao được vai trò lao động sáng tạo


ra thế giới, tuy chỉ quan niệm cái lao động ấy là lao động tinh thần. Thế giới của
Kant là thế giới của tư sản, thế giới trao đổi hàng hóa. Trong chế độ kinh tế phong
kiến, những vật làm ra chủ yếu là để sử dụng, nếu có trao đổi cũng chỉ là trong
phạm vi địa phương nhỏ hẹp, với quan niệm ban ơn. Với kinh tế tư sản, quan hệ
chính trong xã hội là quan hệ trao đổi hàng hóa trên cơ sở bình đẳng - thực ra bình
đẳng ở đây chỉ là hình thức, chỉ để che đậy động cơ quyền lợi ở bên trong - hàng
hóa là sản sinh ra trong một quá trình sản xuất của máy móc, có tổ chức, duy lý.
Như vậy là tính chất lao động sáng tạo đã được thực hiện với một mức cao. Đã
đến lúc có điều kiện để tin rằng thế giới của loài người - cái thế giới hàng hóa - là
do con người tạo ra.

Nhưng vật chất mà tư sản đề cao chỉ là vật chất máy móc, chưa phải là vật chất
thực sự lao động tức là con người lao động. Giai cấp tư sản chỉ giữ lại phần lao
động trí óc, lao động tổ chức sản xuất và tính toán kỹ thuật sản xuất, gạt bỏ phần
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
lao động thực sự tức là con người sản xuất. Đây cũng là nguyên nhân tính chất hạn
chế của tư tưởng Kant khi ông đề cao vai trò lao động trong quá trình hiểu biết và
xây dựng thế giới, Kant hạn chế lao động đó trong phạm vi tinh thần, do hoạt động
của tinh thần mà thế giới bên ngoài được xây dựng và có được tính chất khách
quan.

Trong bản đề án về Feuerbach[1] gồm 11 điểm, Marx viết rằng trong chủ nghĩa
duy vật trước kia người ta chỉ nắm được vật chất về phần tĩnh của nó, tức là trong
phạm vi nó được phản ánh một cách thụ động vào trong giác quan của con người.
Còn phần hoạt động thì chủ nghĩa duy vật cũ chưa nắm được. Vì vậy nó chỉ được
đề cao trong phạm vi tinh thần, duy tâm. Nhưng tương đối với điều kiện lịch sử
lúc bấy giờ, việc đề cao này cũng đã là một bước tiến bộ. Vì lao động tinh thần
được nêu lên đó cũng phản ánh được phần nào phương thức sản xuất mới, và thực
ra nó cũng bắt nguồn từ lao động thực sự.


Vì vậy, đặc điểm của tư tưởng duy tâm Đức là đã xây dựng được một khái niệm
về chủ quan, nó phản ánh quá trình thực tế của lịch sử, tức là quá trình lao động
xây dựng thế giới. Đây chính là cái hạt nhân duy lý.

Lao động tinh thần mà Kant quan niệm chỉ phản ánh được hình thức kỹ thuật của
phương thức sản xuất máy móc. Kant cho rằng thế giới mà ta nhận thức được là do
sự liên kết những cảm giác theo quy luật số lượng và nhân quả, quan niệm đó phản
ánh tính chất sản xuất hàng hóa theo quy luật số lượng và nhân quả. Đấy mới chỉ
là hình thức kỹ thuật sản xuất, chưa đi vào con người lao động thực sự. Kant mới
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
phản ánh phương thức sản xuất trong giai đoạn tiền cách mạng; Kant chưa tin
tưởng hoàn toàn vào cái thế giới hàng hóa và cho đấy chưa phải là thực tại tuyệt
đối, chưa phải là vật tự tại.

Tiến lên một bước nữa, đến giai đoạn cách mạng cần phải khẳng định hoàn toàn
cái thế giới mới, Fichte[2] đã tuyệt đối hóa quan niệm duy tâm của Kant. Fichte
nói: nếu thế giới là do ý thức chủ quan của ta mà có, do lao động tinh thần xây
dựng lên, thì đấy cũng là thế giới duy nhất, ngoài nó ra không có vật tự tại nào
khác.

Fichte đã đi thêm được một bước trên con đường xây dựng phương pháp biện
chứng. Fichte đã từng thấy mâu thuẫn giữa hoạt động sáng tạo và thế giới được
sáng tạo, giữa cái «tôi» và cái «không phải là tôi». Tôi chỉ là một vật thể trong thế
giới tự nhiên và thế giới đó ảnh hưởng đến tôi. Nhưng mặt khác, cái chủ quan của
tôi đã đặt ra: tôi là một vật thể. Hai mặt đó đã được Fichte biểu diễn trong hai
mệnh đề: về quan hệ lý thuyết là tôi tự đặt (tôi là do cái không phải là tôi quy
định); và trên quan hệ thực tiễn là tôi đặt (cái không phải tôi là do tôi quy định).

Phương pháp mâu thuẫn này mới được sử dụng trong phạm vi chủ quan, cái khách
quan ở đấy chung quy vẫn nằm trong chủ quan. Mâu thuẫn giữa tôi và cái không

phải tôi vẫn nằm trong tôi, vì chính tôi đặt ra cái quan hệ đó - cái tôi vẫn là tuyệt
đối.

Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
Với Schelling[3], phương pháp biện chứng lại tiến một bước nữa. Phương pháp
mâu thuẫn của Schelling đã đi quá nội dung chủ quan và bao gồm cả tự nhiên.
Theo Schelling, mâu thuẫn giữa tinh thần và tự nhiên xuất phát là từ cùng một
nguồn gốc: đó là «Tuyệt đối». Tự nhiên không phụ thuộc vào tinh thần nữa, khách
quan không nằm trong chủ quan nữa, hai cái đó xuất phát từ cùng một Tuyệt đối.

Tư tưởng của Schelling đã phản ánh giai đoạn hưởng thụ lung tung sau khi chế độ
mới của giai cấp tư sản đã được thực hiện, quan hệ tư bản trước kia còn là lý
tưởng nay đã thành sự thực và phát triển một cách lung tung.

Nhưng rồi cũng phải đến yêu cầu ổn định tình trạng hỗn độn đó, và xây dựng một
chính quyền điều hòa xã hội một cách tương đối. Yêu cầu mới đó được phản ánh
trong triết học của Hegel.

Triết học của Hegel vận dụng một cách có hệ thống phương pháp biện chứng, tức
là phương pháp nêu mâu thuẫn và biểu diễn quá trình biến chuyển của mâu thuẫn.
Phương pháp của Hegel phản ánh đầy đủ hơn quá trình lịch sử thực tế, cho là
trong mỗi giai đoạn có phát sinh ra mâu thuẫn nội bộ, và có phản ánh quá trình đó
một cách có thứ tự, hệ thống. Nhưng Hegel lại nói rằng quá trình phát triển vật
chất là do mâu thuẫn của hoạt động tinh thần. Hegel chỉ trông thấy hiện tượng ở
bên trên, nên cho rằng tinh thần quy định sự tiến hóa, hoạt động tinh thần sáng tạo
ra thế giới. Mệnh đề chung của Hegel phản ánh một chân lý: đó là con người sáng
tạo thế giới lịch sử. Nhưng con người đó chỉ được quan niệm trong phạm vi tinh
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
thần. Tuy nhiên con người tinh thần cũng chỉ là hình ảnh của con người lao động
thực sự. Hạt nhân duy lý trong phương pháp biện chứng của Hegel là ở chỗ đó.



NỘI DUNG
TRIẾT HỌC HEGEL


Tác phẩm Hegel có 2 cuốn chủ yếu:

1. Hiện tượng luận của tinh thần
2. Luận lý học.

Cuốn trên trình bày lý thuyết về những hiện tượng của tinh thần và cuốn dưới nói
về hệ thống phạm trù. Nhưng phạm trù này không chỉ là những khái niệm trừu
tượng như của Kant mà bao gồm tất cả nội dung của thực tế khách quan. Luận lý
của Hegel không phải là hình thức mà bao gồm tất cả cái gì có thể hiểu biết được
và trình bày theo quá trình biện chứng của nó, nhưng trước khi đi đến trình độ đó,
phải thanh toán những hình thái ý thức còn phân biệt thực tế khách quan và khái
niệm, chưa thực hiện lý luận triết học. Hegel phê phán những chủ nghĩa triết học
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
trước bằng cách coi những hình thái ý thức không phải là lý luận triết học như ông
ta quan niệm (ví dụ: cảm giác, tức là cơ sở chủ nghĩa cảm giác). Phân tích nó đúng
thế nào và chứng minh rằng mỗi hình thái ấy có một quá trình biện chứng, trong
đó nó mâu thuẫn với nó, bắt buộc phải chuyển lên một mức cao hơn và cứ như thế
đi đến hình thái triết học của Hegel.

*
* *

Trong cuốn Hiện tượng luận của tinh thần (Phenomeno- logie des Geistes),
Hegel phê phán mọi tư tưởng triết học trước đó, qua mọi hình thái ý thức theo quá

trình biện chứng của nó cho đến luận lý học của Hegel, tức là biện chứng pháp duy
tâm mà Hegel quan niệm.

Cuốn hiện tượng luận của tinh thần có tám chương:

Ch. 1 - Ý thức cảm giác
Ch. 2 - Tri giác
Ý thức nhằm đối tượng
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
Ch. 3 - Trí tuệ
Ch. 4 - Ý thức bản ngã Ý thức bản ngã
Ch. 5 - Lý tính Ý thức bản ngã phát triển
Ch. 6 - Tinh thần
Ch. 7 - Tôn giáo
Ch. 8 - Khoa học tuyệt đối
Ý thức bản ngã của tinh
thần

Chương I - Ý THỨC CẢM GIÁC
Ý thức cảm giác là cái ý thức nhằm cái trước mắt: cái này, ở đây, bây giờ. Theo ý
tứ của nó thì nó nắm được thực tại tuyệt đối. Thường những chủ nghĩa chống triết
học duy tâm dựa vào cái mà tôi nắm ở đây, bây giờ, để mà phê phán những lý luận
cao siêu của các triết gia. Chúng ta phân tích nội dung thực tế của cái ý thức cảm
giác ấy.
1 - Phân tích đối tượng của ý thức cảm giác:
Cái này, ở đây, bây giờ là cái gì? có nhắc đến thế giới không?

Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
Xét theo nội dung thì nó luôn luôn biến chuyển vì thế «tôi» không nắm được gì
hết. Thực tế, ta chỉ nắm được cái đại thể: lúc nào cũng là lúc bấy giờ, chỗ nào

cũng là ở đây, cái gì cũng là cái này. Vậy ta không nắm được cái cá thể. Chủ nghĩa
cảm giác có thể trả lời: Đối tượng biến chuyển luôn luôn, nhưng vẫn là tôi nắm nó.
2 - Xét cái tôi ấy là gì?
Tôi nhằm cái này. Cái tôi nhằm như vậy tưởng là vững chắc, nhưng bên cạnh có
người khác cũng nhằm cái này, vì ai cũng là tôi cả nên tôi ấy vẫn là đại thể. Cho
nên ý thức cảm giác cũng không căn cứ được vào cái tôi cá thể.
3 - Quan hệ giữa chủ quan và khách quan
Chủ quan cũng như khách quan không phải là cá thể. Vậy quan hệ giữa chủ quan
và khách quan có phải là cá biệt không?

Phân tích quan hệ ấy trong cảm giác thì chúng ta chỉ có thể định nghĩa bằng cái
thái độ: chỉ cái này, bây giờ, ở đây. Khi tôi chỉ cái này ở đây, tức là tôi đặt đối
tượng trong không gian, tôi phải nắm nhiều cái ở đây. Vậy tôi cũng chỉ nắm cái
đại thể. Khi tôi chỉ cái bây giờ, vì một buổi chiều có mấy giờ, mỗi giờ nhiều phút,
v. v Vậy quan hệ đây giữa chủ quan và khách quan vẫn phải nắm một đại thể.

Kết luận là ý thức cảm giác tưởng là nắm được một cá biệt rất là vững chắc.
Nhưng thực tế nó nhằm cái cá biệt, nhưng nó không nắm được cái mà nó phải nắm
là cái đại thể. Vậy tất cả những lập luận dựa vào cảm giác - chủ nghĩa kinh nghiệm
- chống lại chủ nghĩa vận dụng lý luận là vô giá trị. Vậy thực tế khách quan không
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
do kinh nghiệm trực tiếp mà nắm được, mà phải do khái niệm mới nắm được.
Hegel phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm cũng là nhằm chủ nghĩa duy vật.
Phê phán:
Lập luận này nổi tiếng vì nó thanh toán chủ nghĩa kinh nghiệm từ bên trong. Bước
đầu thì công nhận nó, nhưng phân tích thì thấy nó tự mâu thuẫn với nó. Biện
chứng pháp Hegel nêu mâu thuẫn nội tại trong khái niệm.

Nhưng nói rằng tôi không nắm được cái này, bây giờ, ở đây, thế thì giả sử rằng
chúng ta đã có một ý thức hiểu biết cao hơn, cho phép chúng ta phê phán cảm

giác.

Chính Hegel cũng phải nhận điều đó. Lập luận của Hegel là lộn ngược: cái trước
đi sau, cái sau đi trước, nói rằng phải có cái đại thể rồi ta mới có cái cá thể. Nhưng
làm sao ý thức tự nó cảm giác có thể tự phê phán được? Muốn phê phán thì phải
có cái cao hơn ý thức cảm giác, vì tự nó thì ý thức cảm giác bao giờ nó cũng ở
trong phạm vi cá thể. Ít nhất ta phải có cái khả năng định nghĩa rồi thì chúng ta
mới biết cái này, ở đây, bây giờ là tất cả cái này, ở đây, bây giờ. Do đó chúng ta
mới phê phán được. Hegel lại cho rằng chính cái ý thức cảm giác tự nó phê phán
nó.

Đi sâu hơn trong lịch sử tinh thần, chúng ta đã có lúc chỉ có ý thức cảm giác. Đến
lúc nào đó chúng ta mới nắm được đại thể. Từ ý thức cảm giác đến khái niệm đại
thể, phải qua một quá trình. Trong đời sống động vật, con vật chỉ nắm được cái
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
trước mắt thôi. Đến lúc có kỹ thuật sản xuất, chúng ta mới có một phương thức
hoạt động nhất định được lặp lại nhiều lần, do đấy chúng ta nắm được cái đại thể.
Đại thể đây căn bản là kỹ thuật sản xuất cũng có ý nghĩa đại thể.

Có kỹ thuật sản xuất mới có ngôn ngữ, tức là nội dung mình nói. Mỗi chữ là một ý
nghĩa đại thể. Trong quá trình lịch sử của người ta có một biện chứng pháp thực tế,
duy vật thông qua hành động vật chất của người ta, gây ra mâu thuẫn trong ý thức
cảm giác đó, phải có mâu thuẫn trong thực tế. Hegel đã đảo ngược quá trình biện
chứng duy vật thành quá trình duy tâm. Ông phản ánh một cách trừu tượng và hạn
chế (giới hạn nó trong tinh thần) đảo ngược (đáng lẽ phải đi từ vật chất đến tinh
thần thì lại đi từ tinh thần đến vật chất).
Chương II - TRI GIÁC
Ý thức cảm giác tự nó mâu thuẫn với nó. Tri giác là ý thức nắm đối tượng với
thuộc tính đại thể của nó. Cái bàn với hình thể, màu sắc, trọng lượng. Những thuộc
tính ấy định nghĩa cái nội dung thực tại của đối tượng khách quan. Trong tri giác

tôi đã nắm được nội dung chân chính của đối tượng. Tôi đã định nghĩa được rồi.
Nhưng phân tích cái nội dung ấy, chúng ta thấy có mâu thuẫn giữa thuộc tính với
vật thể cá biệt. Nếu thực chất của nó là thuộc tính đại thể thì tôi không nắm được
cái gì cá biệt cả. Ví dụ: Tôi nói cây này màu xanh, nhưng xanh này lại khác xanh
của các vật khác.

Thành ra trong tri giác vẫn có mâu thuẫn, và do đó bước đầu phải trở lại cảm giác.
Những thuộc tính lại trở lại cá biệt mà không phải là đại thể nữa. Nhưng trong cảm
giác ấy lại có mầm mống để phát triển nội dung theo chân lý của nó. Là vì nếu
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
chúng ta đặt thuộc tính ấy là thực tế khách quan. Nếu có gì thiếu sót thì ta cho nó
là của chủ quan. Vì sai lầm chủ quan cho nên tưởng thuộc tính của nó lúc thế này
lúc thế khác, nhưng khách quan thì vật thể có thuộc tính nhất định của nó. Nếu cho
rằng sai lầm là chủ quan của ta, thì chúng ta đã đặt được chân lý ở vật thể tri giác.
Nhưng mọi vật thể lại liên quan với nhau: nội dung chân chính của vật thể là do
quan hệ của nó với vật khác. Quan hệ có thể hiểu biết được, quan hệ lý tính chứ
không phải cái này, cái kia với những thuộc tính của nó. Mâu thuẫn đó đưa đến
một hình thức cao hơn, tri giác, tức là trí tuệ có thể hiểu biết, tính toán ngoài cảm
giác.

Phê phán:

Chương này là một lập luận chứng minh rằng chân lý không do cảm giác hay tri
giác mà do trí tuệ. Nó nhằm đánh đổ chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy vật.
Nhưng trong nội dung chân chính của nó có phải là nó đánh đổ duy vật không? Có
phải tri giác trong quá trình mâu thuẫn tinh thần tự nó phủ định nó mà lên trí tuệ
không? Sự thực Hegel đã phản ánh một sự thực. Trong lịch sử tinh thần một lúc
nào đấy, người ta đã định nghĩa thực tế khách quan bằng những quan hệ toán lý.
Bắt đầu từ văn hóa phục hưng, người ta đã không định nghĩa bằng thuộc tính tri
giác mà bằng những quan hệ toán lý.


Sở dĩ khoa học cận đại đã phải định nghĩa thực tế khách quan bằng toán lý vì trong
thực tế gặp nhiều mâu thuẫn. Nếu chỉ dựa vào thuộc tính thì không thể đi đến một
hệ thống duy lý.
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx

Hegel đã phản ánh một nội dung lịch sử có thật. Nhưng vì đâu có sự chuyển biến
từ tri giác lên trí tuệ, bắt đầu thời khoa học phục hưng.

Những mâu thuẫn ấy không phải do tinh thần mà do thực tế biến chuyển của cơ sở
sản xuất. Với tổ chức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong những công trường thủ
công, chính cái đối tượng là những vật liệu, những sản phẩm được sắp xếp theo
những quan hệ của nó; tổ chức sản xuất không nhằm sản xuất một vật thể với
thuộc tính này hay thuộc tính kia, nó phải phối hợp vật này hay vật kia trong một
quá trình biến chuyển cơ giới.

Ví dụ như dệt vải: nếu theo kiểu thủ công, nó có những phường kéo sợi, phường
nhúng sợi, chải sợi, nhuộm, dệt Mỗi một phường ấy nhằm một sản phẩm nhất
định, một số thuộc tính nhất định, chứ nó không nhằm quan hệ giữa các sản phẩm
từ trình độ này lên trình độ khác. Trái lại, ở công trường nó có trải qua một số
trạng thái kế tiếp nhau một cách duy lý. Quá trình sản xuất được theo những quan
hệ giữa trạng thái này với trạng thái kia.

Vấn đề: từ dây thép đến cái đinh phải qua một số hình thái nhất định.

Chính sách sản xuất ấy cung cấp một hiểu biết theo trí tuệ. Đấy là nguồn gốc khoa
học cận đại. Hegel phản ánh một cách trừu tượng quá trình sản xuất ấy. Do tính
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
chất trừu tượng hẹp hòi nên ý nghĩa biện chứng pháp đã bị đảo ngược. Ý nghĩa đó
là quá trình thay đổi vật chất quy định hình thái ý thức. Hegel chỉ thấy cuộc biến

chuyển trong phạm vi tinh thần. Theo Hegel, nội dung chân chính chỉ là quan hệ
trí tuệ phủ định vật chất. Nhưng trong biện chứng pháp Hegel có một hạt nhân duy
lý tức là phương thức vận dụng mâu thuẫn, một nội dung căn bản duy vật mà
Hegel xuyên tạc, duy tâm hóa.
Chương III - TRÍ TUỆ
Với trí tuệ, chúng ta nắm được chân lý cao, nhưng vẫn có mâu thuẫn, chân lý ấy
lại tự phủ định nó. Chân lý của trí tuệ là những quan hệ toán lý mà chúng ta có thể
hiểu biết được ngoài hay trên thế giới cảm giác kinh nghiệm. Với hoạt động trí
tuệ, chúng ta xây dựng một thế giới mới, thế giới cao hơn thế giới cảm giác, một
thế giới siêu giác. Thế giới siêu giác là chân lý, là thực tế khách quan chân chính
ngoài chúng ta.

Phân tích nội dung, chúng ta thấy trong ấy có những quan hệ toán lý. Nhưng quan
hệ toán lý gì? Căn bản là cách chúng ta tính toán, nó là hoạt động tính toán của ý
thức. Chính nó là cái hoạt động của ý thức. Nội dung của nó là chủ quan, mà ta
tưởng là ở ngoài ta.

Đến đây có mâu thuẫn: hình thức đối tượng khách quan mâu thuẫn với nội dung
đối tượng khách quan (tức là chủ quan). Do đó, chân lý khách quan là chủ quan.
Thế giới khách quan không có gì là khác mình. Ý thức chuyển lên ý thức bản ngã,
và chính thế giới khách quan cũng là ý thức thôi. Hegel đã đi thêm một bước nữa
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa duy tâm.
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
Phê phán:
Lập luận biện chứng này là gì?

l) Thực tế trong lịch sử loài người, cũng có một lúc khoa học định nghĩa thế giới
khách quan bằng toán lý. Nhưng có phải nó chấm dứt với ý nghĩa tri giác không?
Những quan hệ toán lý nó đặt ra là trên cơ sở kinh nghiệm. Quy luật này, quy luật
kia, là quy luật của thế giới vật chất xuất hiện trong kinh nghiệm. Còn nội dung

toán lý thật ra thì có phần chủ quan, vì do hoạt động tính toán của chúng ta. Nhưng
hoạt động tính toán của chúng ta cũng là phản ánh một quá trình cơ giới thực sự
mà chúng ta nắm trong kinh nghiệm máy móc. Không có sản xuất máy móc,
không có tính toán, và tính toán chỉ là một cách phản ánh cái hoạt động máy móc
đã có, và dự tính quá trình lao động máy móc sau này. Nội dung thực sự là thực tế
khách quan của thế giới vật chất.

2) Đến trình độ trí tuệ, Hegel nói chính đối tượng ý thức ấy là mình (ý thức biến
thành ý thức bản ngã).

Điểm này cũng phản ánh một hiện tượng thực tế. Vì ý thức bản ngã là gì? làm sao
mà tôi có ý thức bản ngã được.

Trong quá trình lịch sử, ý thức bản ngã phát triển với hoạt động sở hữu hóa. Tôi là
tôi có của. Quá trình sở hữu hóa có thể cá thể hay tập thể. Thời thị tộc, tôi tức là
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
tôi tập thể. Bản ngã có tính chất cá thể xuất hiện với chế độ sở hữu cá thể, tách biệt
người này với người kia. Của của tôi không phải là của của anh. Quá trình sở hữu
hóa tự phát đến chế độ tư bản mới có tính chất tự giác. Chính đấu tranh của giai
cấp tư bản chống giai cấp phong kiến nhằm chế độ tư hữu mới, có ý thức, đấu
tranh chống lại những đặc quyền của giai cấp phong kiến. Trái lại, đấu tranh của
nô lệ chống chủ nô, hay phong kiến mới chống Nhà nước chủ nô cũ, không có ý
thức rõ rệt về nội dung thực sự, tức là thay đổi chế độ sở hữu. Sở dĩ bọn tư bản có
ý thức như vậy là vì lần đầu tiên có một tổ chức sản xuất mà người chỉ huy sản
xuất có thể nắm được rõ rệt quá trình của nó. Phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa là một phương thức có ý thức, bọn tư bản tính toán quá trình sản xuất một
cách chi tiết. Tất nhiên không phải là tính toán toàn bộ, họ chỉ trong phạm vi cục
bộ tư hữu thôi, chứ không phải toàn bộ, cho nên sinh ra hẹp hòi, duy tâm, trừu
tượng. Nhưng trong giới hạn ấy, nó có nắm được quá trình sản xuất. Trong giới
hạn ấy, bọn tư bản nắm được hoạt động của con người theo hình thức kỹ thuật trừu

tượng. Vì họ nắm được như vậy, cho nên ý thức sở hữu của họ rất rõ rệt.

Chính tổ chức sản xuất với cách vận dụng trí tuệ của nó gây ra ý thức sở hữu và
cuộc đấu tranh giai cấp của tư bản chống phong kiến.

Hegel đã phản ánh quá trình này trong phạm vi tinh thần. Hegel nói: những mâu
thuẫn của trí tuệ đưa đến ý thức bản ngã. Thực tế, nó là quá trình phương thức tư
bản chủ nghĩa chuyển lên đấu tranh chống phong kiến, tranh giành quyền tư hữu
tư bản chủ nghĩa. Nó là một quá trình thực tế trong lịch sử. Nhưng Hegel đã phản
ánh một cách hẹp hòi nên kết luận lộn ngược: thế giới là chúng ta tức là không có
thế giới, chỉ có chúng ta.
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx

Triết học Hegel là duy tâm tuyệt đối, nhưng nó thông qua cả nội dung cụ thể của
lịch sử, không để một cái gì ở ngoài cả. Chính nội dung tuyệt đối là do nó phản
ánh lịch sử có thật. Nó có cái mà Marx gọi là «hạt nhân duy lý». Mâu thuẫn xuất
hiện trong phạm vi tinh thần phản ánh mâu thuẫn thực sự của tự nhiên.

Phương pháp nêu mâu thuẫn, vận dụng mâu thuẫn, diễn tả quá trình biến chuyển
theo mâu thuẫn là một phương pháp rất đúng mà Hegel đã vận dụng trong phạm vi
duy tâm, một cách trái ngược, nhưng căn bản có hình thức đúng. Nội dung ấy đã
bị xuyên tạc. Đấu tranh giai cấp thực sự trong xã hội thì Hegel lại quan niệm là
quá trình phát sinh của ý thức tự ngã. Nhưng trong lúc mô tả quá trình phát sinh ấy
trong phạm vi tinh thần với những khái niệm trừu tượng, thực tế Hegel đã diễn tả
những hình ảnh phản ánh cuộc đấu tranh thực sự giành quyền sở hữu của giai cấp
tư bản.
Chương IV - Ý THỨC BẢN NGÃ (tức là tự ý thức, B.T)
Có thể nói đây là chương nổi tiếng nhất của quyển Hiện tượng luận tinh thần.
Chương này được sử dụng rất nhiều. Nó chia làm hai phần:


Phần I - Độc lập tính và phụ thuộc tính của ý thức bản ngã.
Phần II - Tự do tính của ý thức bản ngã.

Phần I gồm ba tiết:
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
1 - Ý thức bản ngã trong lòng ham muốn;
2 - Chiến đấu sống chết;
3 - Chủ nô và nô lệ.

Phần II gồm 3 tiết:
1 - Khắc kỷ;
2 - Hoài nghi;
3 - Tâm hồn gian khổ.

Phần thứ I phản ánh những cuộc đấu tranh phát triển cuối thời thị tộc và quá trình
chuyển biến của chế độ nô lệ. Phần II trình bày những chủ nghĩa phát triển cuối
thời nô lệ ở Địa Trung Hải. Ba chủ nghĩa: khắc kỷ, hoài nghi, tâm hồn gian khổ
(tức là đạo Gia tô) nhằm đề cao tự do tính của con người. Theo Hegel, những
người theo đạo Gia-tô là những người có tâm hồn gian khổ. Tâm hồn họ được cứu
thế, nhưng đời này thì tâm hồn đó vẫn gian khổ. Chính trạng thái gian khổ đó gây
nên đòi hỏi cứu thế. Hegel đã diễn tả quá trình lịch sử đó trong phạm vi tinh thần.
Phần I - Độc lập tính và phụ thuộc tính của ý thức bản ngã
1 - Ý thức bản ngã trong lòng ham muốn
Biện chứng pháp của ý thức nhằm đối tượng đã đi tới chỗ nhận thấy rằng thế giới
khách quan mà ý thức tưởng là có ngoài ta, thực ra cũng chỉ là ta. Đến trình độ trí
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
tuệ, thế giới cũng chỉ là quan hệ toán lý do ý thức đặt ra, nó là một hệ thống quan
hệ chủ quan có giá trị khách quan. Như thế, đối tượng khách quan cũng chính là
mình thôi. Tức là ý thức chuyển lên ý thức bản ngã. Cái mà tôi trông thấy cũng là
tôi thôi. Hình thức đơn giản nhất của ý thức bản ngã Hegel giới thiệu là lòng ham

muốn. Trong lòng ham muốn, chúng ta phủ định đối tượng tức là cái mà ta ham
muốn. Ham muốn cho là đối tượng độc lập ngoài mình là của mình, do đó mà
mình đòi hỏi nó, đem nó hấp thụ vào mình. Lòng ham muốn phủ định vật thể bên
ngoài. Đó là hình thức đơn giản nhất ở trình độ sinh vật của ý thức bản ngã. Ý
thức bản ngã gặp đối tượng thì lại chỉ thấy mình. Nhưng trong lúc ý thức bản ngã
phát triển với hình thức ham muốn, thì nó gặp mâu thuẫn ở chỗ một khi lòng ham
muốn đã được thỏa mãn rồi thì lại ham muốn nữa, đối tượng khách quan bao giờ
cũng tái lập. Vậy bản ngã, thực tế, không bao giờ phủ định được đối tượng khách
quan như ý muốn. Trái lại, đối tượng khách quan cứ xuất hiện mãi, do đó mà lòng
ham muốn cũng cứ kéo dài. Điều đó chứng tỏ lòng ham muốn không đủ để phủ
định khách quan. Trong quá trình ham muốn chỉ có ý phủ định khách quan, nhưng
thực tế không phủ định được nó. Mâu thuẫn đó chỉ giải quyết được bằng cách
khách quan tự nó phủ định nó, nó công nhận nó không phải là nó, mà là mình. Ý
thức bản ngã chỉ có thể được thỏa mãn bằng quá trình công nhận: ý thức bản ngã
được ý thức bản ngã khác công nhận. Nói nôm na là hai người phải công nhận
quyền sống của mỗi bên. Chỉ trong trường hợp hai bên công nhận lẫn nhau như thế
mới thiết lập được một cách chân chính ý thức bản ngã, tức là sự tin tưởng ở mình.
Tin tưởng ấy có thực hay không là do chỗ người ta có công nhận mình hay không.
Quá trình được công nhận xuất hiện như thế nào? Nó xuất hiện trong cuộc chiến
đấu sống chết.
2 - Chiến đấu sống chết
Theo Hegel, buổi đầu hai người gặp nhau, mỗi người tự tin tưởng ở mình và chỉ
tin tưởng ở mình thôi, chưa bên nào công nhận bên nào cả. Lúc đó, bên này còn
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
cho bên kia là một vật cần phải phủ định và tiêu diệt. Bên này tiêu diệt bên kia, vì
nó chỉ trông thấy có nó. Trong khi tiêu diệt bên kia thì tự nó cũng phải chịu cái
nguy hiểm là nó cũng có thể bị tiêu diệt, nghĩa là trong chiến đấu nó cũng có thể
chết. Cuộc đấu tranh của đôi bên là đấu tranh vì muốn được công nhận. Mỗi bên
phải tiêu diệt bên kia, đồng thời cũng có thể bị tiêu diệt. Có thế mới chứng minh
rằng mình mới xứng đáng được công nhận. Nói một cách nôm na, cuộc đấu tranh

đó là đấu tranh vì danh dự. Đấu tranh là đấu tranh sống chết, vì nó nhằm cái chết
bên kia, đồng thời chứng minh rằng mình không sợ chết. Nhưng đây xuất hiện
mâu thuẫn: nếu trong chiến đấu, một bên chết đi hoặc cả hai bên đều chết, thì
không còn ai để công nhận, vì bên kia đã chết rồi. Hoặc nếu cả hai bên chết thì hết
vấn đề. Đó là mâu thuẫn nội bộ mà bước đầu chỉ có thể giải quyết được bằng cách
một bên này công nhận một bên kia. Bên được công nhận tập trung ý nghĩa của ý
thức bản ngã, tức là ý nghĩa danh dự của con người. Bên được công nhận đó là chủ
nô. Bên phải công nhận thì nhận phần vật chất, biến thành nô lệ. Như thế là phần
tinh thần thì thuộc về chủ nô, phần vật chất thì thuộc về nô lệ. Nô lệ chịu làm nô lệ
cho chủ nô là đã công nhận phần tinh thần của mình ở bên kia tức là bên chủ nô
rồi. Còn bên chủ nô lệ là bên được công nhận thì sử dụng nô lệ như là vật thể của
mình.
3 - Chủ nô và nô lệ
Biện chứng pháp của chủ nô là bộc lộ mâu thuẫn trong con người chủ nô. Đối với
chủ nô, ý thức bản ngã là tinh thần, nó chỉ biết nó, nó coi vật thể tức thế giới vật
chất như là của nó. Nó phủ định thế giới vật chất bằng cách sử dụng nô lệ, bắt nô
lệ phải biến thế giới vật chất thành một thế giới cho nó có thể hưởng thụ được, tức
là thông qua người nô lệ nó phủ định tính chất khách quan của thế giới vật chất
trong quá trình hưởng thụ, làm cho vật thể không còn tính chất độc lập bên ngoài
mà chỉ có trong phạm vi mình hưởng thụ nó. Xét bề ngoài thì như thế, nhưng xét
bề trong thì cái gì cho phép chủ nô phủ định, hưởng thụ vật thể khách quan? Đó là
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
công trình lao động của nô lệ. Nhờ công trình lao động ấy mà vật thể khách quan
đã biến thành một vật thể cho chủ nô hưởng thụ. Chân lý là ở người nô lệ. Đó là
nguyên nhân phủ định thế giới khách quan, làm cho thế giới khách quan thành vật
thể hưởng thụ. Đó là chân lý của ý thức bản ngã của chủ nô. Tức sự hưởng thụ của
chủ nô.

Về phía nô lệ, khi công nhận bên kia làm chủ thì đã bị mất tinh thần rồi. Tinh thần
của mình đã chuyển sang chủ nô. Mình chỉ còn là vật thể dưới quyền sử dụng của

tinh thần của chủ nô. Như thế cũng chỉ là bề ngoài, vì xét đến nội dung thực sự, thì
chính trong lúc anh ta tưởng là mất tinh thần tức là mất quyền làm người của
mình, thì thực tế anh ta đã run sợ, chứng tỏ có ý thức sâu sắc về ý thức bản ngã.
Anh ấy là vật thể đương bị đe dọa. Vật thể đương bị đe dọa chính là anh ta, là
mình. Ý thức bản ngã mà tự cảm thấy trong lúc run sợ lại được thành hình vững
chắc trong công trình lao động, vì trong cương vị nô lệ anh ta chỉ lao động mà
không được hưởng thụ. Trong công trình lao động ấy, anh ta đã tạo ra một con
người mới, có quyền lực thực sự đối với giới vật chất. Quyền lực của chủ nô đối
với vật chất chỉ là bề ngoài, vì phải thông qua lao động của nô lệ. Chỉ có nô lệ với
công trình lao động thực sự của họ, họ mới có quyền thực tế đối với thế giới bên
ngoài. Họ mất tinh thần, nhưng thực tế họ đã tự tạo một tinh thần có giá trị thực
sự. Cái lý của hưởng thụ mà chủ nô tưởng là của nó, thì thực chất là của nô lệ, do
lao động của họ gây nên.
Phê phán:
Đó là một biện chứng pháp được nhiều ảnh hưởng về mọi mặt. Biện chứng pháp
này trong triết học Âu châu, ngoài phần sử dụng của Marx, bọn triết gia tư sản
cũng đem sử dụng với mục đích khác.
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx

Ta thấy Hegel có phân tích sâu sắc một quá trình diễn biến tư tưởng, phản ánh một
quá trình lịch sử thực, tức là sự xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ, và cuộc suy
vong của giai cấp chủ nô, và thắng lợi cuối cùng của nô lệ, tuy rằng trong lịch sử,
nó là thắng lợi hữu hạn. Cái thắng lợi đó là cái mà Hegel gọi là chân lý của ý thức
chủ nô. Chủ nô tưởng là đã tập trung hết cả quyền lực vào mình, nhưng thực tế thì
quyền lực là về bên nô lệ.

Chế độ nô lệ tự nó mâu thuẫn với nó, và tự nó phủ định nó. Nhưng trong lúc giới
thiệu quá trình diễn biến trong phạm vi tinh thần, Hegel hoàn toàn không đếm xỉa
gì đến cơ sở thực tế của nó. Hegel đã trình bày quá trình diễn biến một cách hoàn
toàn trừu tượng, thành ra chỉ có trong tinh thần thôi. Do đó, Hegel không những

không biết gì đến cơ sở thực tế, mà thực ra lại đảo lộn ý nghĩa chân chính trong
tinh thần nữa. Lập luận của Hegel có một phần nói đúng, nhưng chính phần đúng
đó cũng bị đảo ngược. Đảo ngược như thế nào?

l) Trước nhất, ở chỗ nói lòng ham muốn là biểu hiện của ý thức bản ngã phủ định
vật thể bên ngoài, phủ định tính chất khách quan của vật thể, cho vật thể là của
mình, là mình. Ở đây, Hegel có mô tả trạng thái ham muốn trong tinh thần. Trong
lúc ham muốn, có thể cắt nghĩa là có phủ định tính chất khách quan của vật ta ham
muốn, có lôi nó về mình, nhưng trạng thái đó ở đâu ra? Phải chăng là ở quá trình
hoàn toàn duy tâm như Hegel trình bày? Thực tế, trước khi có lòng ham muốn thì
cũng đã có kinh nghiệm hưởng thụ. Nếu chưa có thì làm sao có ham muốn được.
Chỉ ham muốn cái đã từng hưởng thụ. Kinh nghiệm hưởng thụ, xét tới cùng, cũng
là xuất phát từ một quá trình vật chất, một quá trình sinh lý. Từ quá trình sinh vật
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
trong cơ thể, và trong những quan hệ thực tế giữa cơ thể và hoàn cảnh, mới gây ra
những kinh nghiệm hưởng thụ, mới biết cái gì là hưởng thụ được. Trong tinh thần,
khi lòng ham muốn phủ định tính chất khách quan, độc lập của vật thể, cho nó là
mình thôi, thì nó cũng chỉ là lặp lại một quá trình đã có trong thực tế. Khi đã có
ham muốn thì mới phủ định tính chất khách quan của đối tượng ham muốn. Cái
mà Hegel cho là cơ sở của chủ nghĩa duy tâm cũng chỉ là sự phản ánh quá trình vật
chất. Hegel vì không trông thấy cơ sở thực tế của ý thức ham muốn, thành ra đến
lúc chuyển lên vấn đề công nhận thì cũng không làm sao thấy được những lý do
thực tế đã đưa đến đó.

2) Hiện tượng chiến đấu sống chết thì có trong kinh nghiệm lịch sử thật. Chiến đấu
vì muốn được công nhận. Vì muốn được công nhận thì phải tiêu diệt bên kia, và tự
mình cũng nhận phần có thể bị tiêu diệt. Nhưng có phải chỉ vì muốn được công
nhận trong ý thức bản ngã của mình mà hai bên tiêu diệt lẫn nhau, chiến đấu với
nhau đến chết không? Trong tinh thần có trạng thái chiến đấu đó, nhưng nội dung
thực tế có phải như thế không? Trong lịch sử ta thấy rằng:


Chiến đấu sống chết lúc đầu không phải là giữa hai cá nhân mà là giữa hai thị tộc
với nhau. Ý thức danh dự đây là của tập thể, tức là của thị tộc. Chứ không phải của
cá nhân. Cuộc chiến đấu nhằm bảo vệ cơ sở sản xuất của thị tộc ấy. Nếu không có
cơ sở sản xuất ấy, thì không hiểu vì đâu các thị tộc chiến đấu với nhau. Cuộc chiến
đấu phát triển thì nó có ý thức chiến đấu sống chết, vì muốn được công nhận. Đó
là quá trình duy tâm trong quá trình thực tế; nhưng thực chất của nó vẫn dựa trên
cơ sở vật chất. Hegel vì đã tuyệt đối hóa một hiện tượng duy tâm, nên nói rằng hai
bên phải tiêu diệt lẫn nhau, và nhận rằng mình cũng có thể bị tiêu diệt. Vì tuyệt đối
hóa hiện tượng ấy nên Hegel đã đi tới đề cao chiến đấu vì chiến đấu, lấy chiến đấu
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
sống chết làm điều kiện tất yếu của danh dự con người. Do đấy, sẽ cho rằng chiến
tranh có một giá trị huyền bí; đã làm người là phải có chiến tranh; có chiến tranh
mới có giá trị. Đây là một đoạn mà bọn phản động ở Pháp, Đức, Ý đã lợi dụng để
tuyên truyền chiến tranh từ 100 năm lại nay.

3) Về nguồn gốc chế độ nô lệ, theo cách trình bày của Hegel, thì sở dĩ có chủ nô
và nô lệ là vì cần được công nhận. Như thế thì bên được phải để cho bên kia sống
để công nhận nó. Trong thực tế, sở dĩ bên thắng để cho bên bại sống làm nô lệ là
vì trình độ sản xuất đã phát triển tới một mức nhất định. Nếu kỹ thuật chưa đến
mức dùng nô lệ có lợi thì sẽ không có chuyện dùng nô lệ, mà tù binh bắt được
hoặc bị giết đi, hoặc không bị giết thì được kết nạp trong thị tộc. Hegel đã bỏ qua
hoàn toàn điều kiện bóc lột của chế độ chiếm hữu nô lệ, do đó đã duy tâm hóa tính
chất bóc lột, cho rằng chủ nô đã tập trung phần tinh thần, và nô lệ thành vật thể
của chủ nô. Hegel có mô tả những trạng thái tâm lý đã có trong chế độ nô lệ, như:
coi nô lệ là vật thể, chỉ có chủ nô mới có tinh thần. Nhưng hiện tượng tâm lý đó là
do chế độ áp bức bóc lột gây ra, chứ không phải chế độ áp bức bóc lột xuất hiện từ
tinh thần ấy. Hegel đã lộn ngược vấn đề. Do đấy, đã bỏ qua cái quá trình đấu tranh
giai cấp thực sự giữa chủ nô và nô lệ, bỏ qua những thủ đoạn áp bức bóc lột của
bọn chủ nô, bỏ qua tinh thần chiến đấu và lịch sử chiến đấu của giai cấp nô lệ.

Phần nội dung chân chính trong biện chứng pháp của Hegel là có trông thấy chân
lý của hưởng thụ của chủ nô chính là do công trình lao động của nô lệ. Nhờ đó mà
Hegel đã có ảnh hưởng. Nhưng Hegel lại trình bày phần chân chính đó một cách
rất trừu tượng, tách rời khỏi quá trình đấu tranh tích cực của nô lệ chống chủ nô,
chỉ trông thấy phần huấn luyện con người của giai cấp nô lệ. Do đó mà nói rằng
chính công trình lao động trong cương vị nô lệ, tức quá trình lao động cưỡng bách,
đã tạo ra con người mới có sức cải tạo thiên nhiên thực sự. Điều đó có phần đúng,
nhưng trình bày trừu tượng như thế thì hình như chế độ nô lệ là một điều kiện tất
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
yếu để tạo ra con người có tài năng thiết thực. Như thế là Hegel đã duy tâm hóa
chế độ nô lệ, không biết rằng tuy trong lịch sử chế độ nô lệ có đóng vai trò tiến bộ
trong một giai đoạn nào đó, nhưng đây chỉ là do điều kiện lịch sử, tức là sự tan rã
của chế độ công xã nguyên thủy. Chế độ nô lệ chỉ tiến bộ trong điều kiện lịch sử
ấy, chứ không phải do sự cưỡng bách lao động mới tiến bộ, mới tạo ra con người
có tài năng. Sở dĩ lao động lúc đầu tiên phải cưỡng bách, là vì có thế mới nâng cao
mức lao động hơn cái mức ở chế độ thị tộc. Nhưng cưỡng bách nhất định không
phải là một bản chất của lao động. Vì duy tâm hóa điều kiện lịch sử này, nên cho
rằng cưỡng bách là một điều kiện để tạo ra con người có kỷ luật, có tài năng. Đấy
là điểm rất sai của Hegel. Thực tế, ta đã thấy trong những điều kiện lịch sử khác,
chế độ thị tộc có thể chuyển sang một chế độ không có áp bức bóc lột mà vẫn
không phải thông qua chế độ nô lệ. Thực tế, không phải là phải có áp bức bóc lột
người ta mới tạo cho con người có kỷ luật, tài năng. Lập luận của Hegel chính là
di tích của quan niệm thống trị cũ. Bề ngoài, Hegel hình như có đề cao giai cấp
mới, mà thực sự có đề cao thật, nhưng xét thực chất thì Hegel đề cao nó một cách
rất trừu tượng, rất duy tâm. Hegel đã đề cao công trình lao động của nô lệ với hình
thức cưỡng bách của nó, mà không phải đề cao công trình lao động của nô lệ trong
phần chống cưỡng bách ấy. Lối đề cao của Hegel cũng tựa như một số người cho
rằng có chế độ thực dân thì ta mới có một số kỹ thuật, mới học tập được một số
kiến thức. Như thế là đã phê phán chế độ thực dân trong phạm vi chế độ thực dân.
Đó là một sai lầm nguy hại. Chính Hegel vì đã đề cao công trình lao động nô lệ

trong phạm vi nô lệ, trong cương vị người nô lệ, thành ra không có giải pháp thực
tế. Nếu đã nhận giai cấp nô lệ là chân lý của giai cấp chủ nô, chủ nô có được cái gì
là nhờ nô lệ cả, thì sẽ không thể duy trì được mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ.
Nhưng Hegel không đi xa hơn kết luận tiêu cực ấy. Đến lúc cần một giải pháp tích
cực, thì Hegel chỉ có thể đưa ra những giải pháp duy tâm của giai cấp chủ nô đã đề
ra cuối thời kỳ chiếm hữu nô lệ, tức là khắc kỷ, hoài nghi, tâm hồn gian khổ.

×