Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

ĐẶC ĐIỂM CỦA THÁN TỪ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VÀ VIỆC CHUYỂN DỊCH CHÚNG SANG TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.07 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỖ THU LAN
ĐẶC ĐIỂM CỦA THÁN TỪ TIẾNG HÁN
HIỆN ĐẠI VÀ VIỆC CHUYỂN DỊCH CHÚNG
SANG TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu
Mã số: 62 22 01 10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội, 2013
1 11
Công trình được hoàn thành tại: Khoa Ngôn ngữ học - Trường
Đại học KHXH & NV - ĐHQG Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Khang
Phản biện 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Phản biện 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Phản biện 3: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp ĐHQG chấm luận án
tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …….
vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 22
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Về mặt lịch đại, thán từ thuộc lớp từ đầu tiên của nhân loại. Về
mặt đồng đại, thán từ có nhiều đặc điểm thú vị về nội dung ý nghĩa,
về hoạt động ngôn ngữ nói chung, và hoạt động ngữ pháp nói riêng. Ý
thức được tầm quan trọng của thán từ trong hệ thống ngôn ngữ, những
nghiên cứu về thán từ đã được giới ngôn ngữ học của Trung Quốc và


Việt Nam chú ý đến từ rất sớm. Tuy nhiên, so với các từ loại khác
trong cùng hệ thống ngôn ngữ, những nghiên cứu về thán từ không
chỉ ít hơn về số lượng mà còn nhỏ hơn cả về quy mô. Vì lẽ đó mà đã
có lúc người ta cho rằng, lớp từ này lâu nay bị lý luận ngôn ngữ bỏ
qua, hay, đó là “một từ loại phổ quát nhưng bị quên lãng” (Ameka
(1992)).
Nhận thấy, cả ở Trung Quốc và Việt Nam, các công trình nghiên
cứu chuyên sâu, mang tính hệ thống về thán từ tiếng Hán hiện đại
không nhiều, đặc biệt, từ trước đến nay, chưa có một đề tài nào liên
quan đến nội dung chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Vì
vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Đặc điểm của thán từ tiếng Hán hiện
đại và việc chuyển dịch chúng sang tiếng Việt với mong muốn sẽ có
thể góp thêm một phần tư liệu nghiên cứu vào lĩnh vực còn khá mới
mẻ này.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là: (1) Thông qua khảo sát đặc điểm của
thán từ tiếng Hán hiện đại, góp phần vào nghiên cứu lý luận về từ loại
3 33
nói chung và vấn đề thán từ trong ngôn ngữ học đại cương nói riêng,
đồng thời, chỉ ra những quan niệm về thán từ trong từng ngôn ngữ cụ
thể; (2) Trên cơ sở nghiên cứu thán từ tiếng Hán hiện đại và việc
chuyển dịch chúng sang tiếng Việt hiện đại, luận án góp phần vào việc
nghiên cứu các đặc điểm riêng của thán từ trong mỗi ngôn ngữ.
Xuất phát từ những mục đích này, chúng tôi xác định nhiệm vụ
của luận án như sau: (1) Hệ thống lại một số vấn đề lý thuyết có liên
quan đến thán từ. Xác định khái niệm thán từ sử dụng trong luận án
và xác định danh sách thán từ tiếng Hán; (2) Khảo sát đặc điểm của
thán từ tiếng Hán hiện đại trên các bình diện ngữ âm - ngữ nghĩa, ngữ
pháp - ngữ nghĩa, từ vựng - ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng; (3) Khảo
sát các cách dịch thán từ tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt trong một

số tác phẩm văn học và điện ảnh. Trên cơ sở những kết quả khảo sát,
tiến hành phân tích, tổng hợp các phương thức chuyển dịch, chỉ ra
một số điểm cần lưu ý và gợi ý khi chuyển dịch thán từ tiếng Hán
hiện đại sang tiếng Việt hiện đại.
3. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu của
ngôn ngữ học cấu trúc như miêu tả, thống kê và khảo sát trường hợp.
Luận án cũng sử dụng phương pháp của ngôn ngữ học xã hội là điều
tra xã hội học có định hướng đối với các đối tượng ngẫu nhiên. Số
liệu thu được sau đó được xử lý theo phương pháp định tính và định
lượng nhằm khẳng định xu hướng được ưu tiên sử dụng, đề xuất hoặc
lý giải vấn đề. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp đối
chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa thán từ
4 44
tiếng Hán hiện đại và thán từ tiếng Việt hiện đại. Trong phạm vi của
đề tài này, chúng tôi coi tiếng Hán hiện đại là ngôn ngữ đối tượng,
tiếng Việt hiện đại là ngôn ngữ phương tiện. Đối chiếu thán từ tiếng
Hán hiện đại với thán từ tiếng Việt hiện đại để làm nổi bật các đặc
điểm của thán từ tiếng Hán hiện đại và làm cơ sở cho việc chuyển
dịch thán từ tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt hiện đại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu và khảo sát của luận án là các thán từ tiếng
Hán hiện đại (sau đây gọi tắt là thán từ tiếng Hán), các thán từ tiếng
Việt hiện đại (sau đây gọi tắt là thán từ tiếng Việt) và các phương thức
chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu, khảo sát
một cách tương đối đầy đủ và hệ thống về thán từ tiếng Hán trên các
bình diện ngữ âm - ngữ nghĩa, ngữ pháp - ngữ nghĩa, từ vựng - ngữ
nghĩa và đặc điểm sử dụng, chỉ ra những điểm tương đồng và khác

biệt cơ bản về cấu trúc hệ thống giữa thán từ tiếng Hán và thán từ
tiếng Việt, góp phần vào việc nghiên cứu thán từ nói riêng và nghiên
cứu từ loại nói chung. Các khảo sát và đề xuất liên quan đến việc dịch
thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt của luận án cũng có những đóng góp
nhất định vào lĩnh vực lý luận cũng như thực tiễn dịch thuật.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào việc giảng
dạy, học tập tiếng Hán và tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ.
Hiểu thấu đáo các đặc điểm về ngữ âm, văn tự, ngữ pháp, từ vựng,
ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng của thán từ tiếng Hán sẽ giúp người
5 55
dạy cũng như người học tự tin hơn khi vận dụng thán từ tiếng Hán,
tránh được các sai sót và hiểu nhầm khi giao tiếp bằng ngoại ngữ.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận án gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết
- Chương 2: Đặc điểm của thán từ tiếng Hán
- Chương 3: Phương thức chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng
Việt
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Vấn đề phân chia từ loại trong tiếng Hán
1.1.1.Phân chia từ loại trong ngôn ngữ học đại cương
Phân loại từ là một phần quan trọng trong phân tích ngữ pháp.
Tuy nhiên, đối với vấn đề từ loại, mỗi nhà ngữ pháp học lại có một
cách nhìn nhận khác nhau. Có thể kể ra một số quan điểm có ảnh
hưởng lớn như: (1) Phân chia từ loại dựa trên tiêu chí ý nghĩa khái
quát của từ; (2) Phân chia từ loại dựa trên tiêu chí hình thức ngữ pháp
của từ; (3) Phân chia từ loại dựa trên tiêu chí chức năng cú pháp của
từ; (4) Phân chia từ loại dựa trên các tiêu chí từ vựng - ngữ pháp.
1.1.2. Phân chia từ loại trong tiếng Hán

6 66
Đa số các nhà nghiên cứu đều thừa nhận sự có mặt của phạm trù
từ loại trong tiếng Hán và tiếng Việt, mặc dù, tiêu chí và kết quả phân
định từ loại của họ không hoàn toàn giống nhau.
1.2. Vấn đề thán từ trong tiếng Hán
1.2.1. Quan niệm thán từ trong ngôn ngữ học đại cương
Về mặt từ nguyên, thuật ngữ “interjection” có nguồn gốc từ chữ
“inter” (nghĩa là “giữa”), và “iacere” (nghĩa là “quăng”) trong tiếng
Latin Thán từ (interjection) được coi như là một từ hoặc một cấu
trúc câu “được đặt vào giữa” các từ trong một câu. Hiện có khá nhiều
quan điểm khác nhau, trong đó, nổi lên ba quan điểm chủ đạo như
sau: (1) Thán từ là yếu tố phụ ngoài ngôn ngữ, là “phi từ”, độc lập với
cú pháp, chỉ biểu đạt cảm xúc hoặc trạng thái tinh thần ; (2) Thán từ
rất phong phú về nghĩa và có cấu trúc ý niệm cụ thể, là câu một từ,
“phức tạp”, mang chứa ý nghĩa hơn cả một câu toàn vẹn; (3) Thán từ
chỉ là một loại biểu thức mang tính quy trình, làm công cụ để kích
hoạt hàng loạt khái niệm khi tìm kiếm sự quan yếu tối ưu và có thể
dẫn tới những ý nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn khác nhau trong các
môi trường tri nhận khác nhau.
1.2.2. Quan niệm thán từ trong tiếng Hán
1.2.2.1. Quy loại thán từ trong tiếng Hán
Hiện đang tồn tại 4 quan niệm như sau: (1) Thán từ tiếng Hán
thuộc lớp thực từ vì nó có khả năng tạo thành một câu độc lập (Hoàng
Bá Vinh, Liêu Tự Đông, Thiệu Kính Mẫn, ); (2) Thán từ tiếng Hán
thuộc lớp hư từ vì ý nghĩa của thán từ bị hư hoá (Mã Kiến Trung, Cao
Danh Khải, Hồ Dụ Thụ, Hình Phúc Nghĩa và Uông Quốc Thắng, );
7 77
(3) Thán từ tiếng Hán là một loại từ đặc biệt vì nó tuy có thể sử dụng
độc lập nhưng lại vừa không có ý nghĩa từ vựng, vừa không thể biểu
thị ý nghĩa ngữ pháp (Hình Công Uyển, Lưu Nguyệt Hoa, Trương

Bân, ); (4) Thán từ tiếng Hán là từ độc lập, không thể kết hợp
(Quách Nhuệ, Tiêu Á Lệ).
Theo ý kiến của chúng tôi, thán từ thường được dùng để biểu thị
cảm xúc hay để gọi đáp. Tính độc lập của thán từ rất rõ rệt, nó không
có mối liên hệ về mặt kết cấu với bất kì thành phần nào trong câu, có
thể độc lập tạo câu và cũng có thể tạo thành một ngữ độc lập. Về mặt
hình thái, thán từ thuộc loại từ đơn thuần, không có khả năng kết hợp
tạo từ mới, cũng không thể phân tích thêm về mặt ngữ pháp. Do vậy,
trong cả tiếng Hán và tiếng Việt, xếp thán từ vào nhóm từ đặc biệt bên
cạnh các nhóm thực từ và hư từ là hợp lý hơn cả.
1.2.2.2. Phân biệt thán từ với các từ loại khác trong tiếng Hán
Luận án đã chứng minh được rằng, nếu đánh giá một cách toàn
diện từ góc độ hệ thống từ loại thì thán từ và ngữ khí từ, cũng như
thán từ và từ tượng thanh phải được phân thành hai loại khác nhau, vì
thán từ và ngữ khí từ, cũng như thán từ và từ tượng thanh, cho dù có
một số điểm chung, nhưng giữa chúng vẫn tồn tại những điểm khác
biệt rõ rệt.
1.2.2.3. Thảo luận về tên gọi “thán từ” trong tiếng Hán
Trong phạm vi nội dung luận án này, chúng tôi sử dụng tên gọi
“thán từ” - cách gọi phổ biến nhất hiện nay trong cả tiếng Hán và
tiếng Việt, để chỉ đối tượng nghiên cứu của luận án.
1.3. Quan niệm của luận án về thán từ tiếng Hán
8 88
1.3.1. So sánh các quan niệm về thán từ trong ngôn ngữ học đại
cương, tiếng Hán và tiếng Việt
Sau khi so sánh các quan niệm về thán từ trong ngôn ngữ học đại
cương, tiếng Hán và tiếng Việt, có thể tổng hợp các đặc điểm cơ bản
của thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt như sau:
(a) Về mặt ý nghĩa, thán từ là những từ dùng để biểu thị cảm xúc
của người nói (người viết). Là những từ dùng để gọi đáp;

(b) Về mặt chức năng, thán từ thường đứng một mình, không có
quan hệ ngữ pháp với bất kì thành tố nào xung quanh. Nó không có
chức năng tạo câu hay làm thành tố cú pháp. Thán từ có khả năng tạo
thành một câu độc lập;
(c) Về mặt hình thức, thán từ thường được coi như một câu đặc
biệt, hoặc một thành phần biệt lập, tách khỏi các yếu tố khác bằng dấu
chấm than (!), dấu chấm hỏi ( ?), hoặc dấu phảy (,) .
1.3.2. Quan điểm của luận án về thán từ
Thán từ là những từ dùng để biểu thị những tình cảm bột phát
của con người (vui, buồn, tức giận, phẫn nộ….), để hô gọi và đáp lại;
Thán từ không có mối quan hệ về mặt kết cấu với bất kì thành phần
nào trong câu, có thể độc lập tạo câu và cũng có thể tạo thành một
ngữ độc lập; Thán từ thuộc nhóm từ loại đặc biệt, độc lập với thực từ
và hư từ.
1.3.3. Danh sách thán từ
Căn cứ vào khái niệm thán từ, trên cơ sở tư liệu là các từ điển hư
từ tiếng Hán hiện đại, từ điển tiếng Hán hiện đại đang được sử dụng
phổ biến và các tư liệu thực tế, luận án đề xuất một danh sách gồm 56
9 99
thán từ tiếng Hán và một danh sách gồm 56 thán từ tiếng Việt. Danh
sách thán từ tiếng Hán được dùng làm cơ sở xác định đối tượng
nghiên cứu của luận án. Danh sách thán từ tiếng Việt được dùng làm
cơ sở cho việc đối chiếu đặc điểm cấu trúc hệ thống của thán từ tiếng
Hán và thán từ tiếng Việt, và để xác định những từ được coi là thán từ
hoặc tổ hợp thán từ trong các tác phẩm dịch.
1.4. Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận án tập trung trình bày nội dung cơ sở lý
thuyết có liên quan đến đề tài. Những vấn đề được đề cập đến trong
chương 1 này sẽ là cơ sở lý thuyết để chúng tôi tiếp tục tiến hành
khảo sát và phân tích các vấn đề liên quan đến đề tài trong các chương

tiếp theo của luận án.
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA THÁN TỪ TIẾNG HÁN
2.1. Đặc điểm ngữ âm - ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán
2.1.1. Đặc điểm ngữ âm của thán từ tiếng Hán
2.1.1.1.Một số đặc điểm chung về ngữ âm của thán từ tiếng Hán
Trong phần này, luận án tập trung trình bày các đặc điểm về âm vị
siêu đoạn tính và âm vị đoạn tính của thán từ tiếng Hán trong sự liên
hệ với thán từ tiếng Việt.
2.1.1.2. Phân loại thán từ tiếng Hán dựa vào đặc điểm ngữ âm
Dựa vào đặc điểm cấu tạo âm tiết và số lượng âm tiết có mặt
trong thán từ, có thể chia thán từ tiếng Hán và tiếng Việt ra thành 3
10 1010
nhóm như sau: (1) Thán từ một âm tiết (Tiếng Hán: 啊 , 啊, ; Tiếng
Việt: a, chao ); (2) Thán từ hai âm tiết (Tiếng Hán: 啊啊,啊啊 ; Tiếng
Việt: a ha, ái chà, cha chả ); (3) Thán từ ba âm tiết ( Tiếng Hán: 啊啊
啊; Tiếng Việt: không có)
2.1.2. Mối liên hệ giữa ngữ âm và văn tự của thán từ tiếng Hán
Vì là chữ tượng hình, nên trong mỗi thán từ tiếng Hán luôn tồn
tại mối liên hệ khá chặt chẽ giữa ngữ âm và văn tự, việc có thể lựa
chọn những chữ đồng âm khác nhau làm phần biểu âm, sau đó thêm
vào một bộ khẩu làm phần biểu nghĩa cho thán từ tiếng Hán tạo nên
hiện tượng một số thán từ tiếng Hán có cùng âm đọc nhưng lại có
cách viết khác nhau. Tiếng Việt thuộc hệ thống chữ cái Latin nên
không có hiện tượng này.
2.1.3. Mối liên hệ giữa đặc điểm ngữ âm và ngữ nghĩa của thán từ
tiếng Hán
Trong tiếng Hán, thường tồn tại mối liên hệ khá chặt chẽ giữa đặc
điểm về thanh điệu và âm tiết với ý nghĩa biểu thị của thán từ. Loại
hình thanh điệu, cấu tạo âm tiết và cách phát âm đều có thể ảnh hưởng
đến ý nghĩa của thán từ.

2.2. Đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán
2.2.1. Một số đặc điểm về từ vựng - ngữ nghĩa của thán từ tiếng
Hán
2.2.1.1. Đặc điểm đồng nghĩa, đa nghĩa của thán từ tiếng Hán .
Thán từ trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có đặc điểm đồng
nghĩa và đa nghĩa. Nhìn chung, luôn tìm được sự tương đương về mặt
11 1111
ý nghĩa từ vựng giữa phần lớn các nhóm thán từ tiếng Hán và thán từ
tiếng Việt.
2.2.1.2. Thán từ tiếng Hán nguyên dạng và thán từ tiếng Hán không
nguyên dạng
Bên cạnh những thán từ nguyên dạng như 啊, 啊啊, 啊, ôi, ái chà
trong tiếng Hán và tiếng Việt, có không ít thực từ hoặc ngữ do thực từ
cấu thành cũng có thể được sử dụng với vai trò như một thán từ,
những từ này được gọi là những thán từ không nguyên dạng, ví dụ các
từ ngữ 啊啊,啊啊啊, 啊啊啊, khiếp, kinh, khốn nạn, khổ
2.2.1.3. Phân loại thán từ tiếng Hán dựa vào đặc điểm từ vựng ngữ
nghĩa
a. Thán từ nguyên dạng. Bao gồm 2 tiểu loại:
(1) Thán từ biểu cảm. Ví dụ: Tiếng Hán: 啊啊啊 ; Tiếng Việt: chu cha,
ối dào
(2) Thán từ biểu ý. Ví dụ: Tiếng Hán: 啊 啊 啊 啊 啊 ; Tiếng Việt: hả,
hử
b. Thán từ không nguyên dạng.Ví dụ: Tiếng Hán: 啊啊,啊啊啊, 啊啊啊 ;
Tiếng Việt: trời, trời phật ơi, mẹ cha ơi
2.2.2. Mối liên hệ giữa ngữ cảnh giao tiếp và ý nghĩa biểu thị của
thán từ tiếng Hán
Thán từ vốn là một từ loại đặc biệt, nó không mang ý nghĩa khái
niệm như thực từ, cũng không mang ý nghĩa ngữ pháp giống như hư
từ, ý nghĩa mà thán từ thể hiện dường như khá mơ hồ và phần lớn

được quyết định bởi ngữ cảnh. Nếu không biết rõ bối cảnh của câu
12 1212
truyện, xuất thân của nhân vật, và đặc biệt là những câu, phân câu
trước và sau thán từ thì khó lòng có thể lý giải được nội dung và ý
nghĩa mà nó biểu thị.
2.3. Đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán
2.3.1. Đặc điểm ngữ pháp của thán từ tiếng Hán
Xét về mặt chức năng, thán từ không có chức năng làm thành tố
cú pháp như các từ loại khác. Vì vậy, thán từ tiếng Hán và thán từ
tiếng Việt thường được coi như một câu đặc biệt, hoặc một thành
phần biệt lập, được tách khỏi các yếu tố khác bằng dấu câu.
Dựa vào đặc điểm cú pháp có thể chia thán từ tiếng Hán và thán
từ tiếng Việt ra thành 2 loại lớn:
a) Thán từ tạo thành câu độc lập. Ví dụ:
(1) 啊啊(Á!)
(2) Chao! Chắc nó lớn lắm rồi?
b) Thán từ là thành phần độc lập trong câu (bao gồm 3 tiểu
nhóm: (1) Thán từ đứng đầu câu; (2) Thán từ đứng giữa câu; (3) Thán
từ đứng cuối câu). Ví dụ:
(1) 啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊 (À, chị ạ, thật tiếc quá,
thôi thì chúng tôi cùng bàn với chị cũng được )
(2)“真是真真瓜!真!嫁了真真真真人真真真法!”(Rõ vớ vẩn!
Chao ôi! Lấy phải anh thật khổ hết chỗ nói!)
(3) 啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊(Buổi tối, bà
vợ ông Hà hỏi ông Hà: “Rút cuộc ông đứng ở nơi khỉ gió đó làm gì,
hả?” )
13 1313
2.3.2. Mối liên hệ giữa vị trí cú pháp và ngữ nghĩa của thán từ
tiếng Hán
2.3.2.1. Trường hợp thán từ tiếng Hán đứng đầu câu

Thán từ đứng đầu câu có thể biểu thị tình cảm, thái độ, để thu hút
sự chú ý và để đáp lại, nghĩa của chúng thường chịu sự chi phối của
phân câu đứng sau. Ví dụ:
“啊啊啊啊——” (Chao ơi, khổ quá!)
2.3.2.2. Trường hợp thán từ tiếng Hán đứng giữa câu
Ý nghĩa của thán từ đứng giữa câu thường chịu sự chi phối của cả
phân câu trước và phân câu sau.
Thán từ đứng giữa câu để biểu thị tình cảm, thái độ có thể chia ra
làm 2 trường hợp: (1) Biểu thị mối quan hệ logic giữa vế trước và vế
sau của câu (quan hệ nhân quả, quan hệ bổ sung, tiếp nối); (2) Nhấn
mạnh chủ ngữ. Ví dụ:
(1) 啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊(Mấy ngày nay, con gái
lão ngoan ngoãn lắm, hừ, vì thấy thằng Tường quay về mà!)
(2) 啊啊啊“啊啊啊”啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊啊(Hai cái con “caucasus” này, trời
ơi, còn to hơn cả con lừa).
Thán từ tiếng Hán đứng giữa câu để thu hút sự chú ý có thể chia
ra 2 trường hợp: (1) Biểu thị mối quan hệ logic giữa vế trước và vế
sau của câu (quan hệ bổ sung, tiếp nối; quan hệ phủ định); (2) Chuyển
chủ đề. Ví dụ:
(1)天地良心,我真着真,真就真真介真,真,真真真无暇,真,
真真人知的新秀。(Có trời đất chứng giám, tôi thấy rằng, chúng ta
14 1414
cần phải giới thiệu, ờ, nhân tài ưu tú mới xuất hiện, à, lại rất trong
sáng này.)
(2) 真真真,明天真就留在家里,把真子真了,真子糊了 真,
真,真真真得有真真真。(Thế này nhé, ngày mai cậu ở nhà, xây lò,
dán cửa sổ…Ồ, đúng rồi, các cậu còn cần có một nhóm trưởng nữa.)
2.3.2.3. Trường hợp thán từ tiếng Hán đứng cuối câu
Trong các trường hợp đứng cuối câu, nghĩa của thán từ tiếng
Hán thường chịu sự chi phối của phân câu đứng trước. Khi đó, phần

lớn thán từ đều thể hiện cảm xúc về sự việc được nhắc đến trong câu
hay phân câu trước, hoặc lặp lại nội dung của câu hay phân câu trước.
Ví dụ: 他真乎真得真真再真人和真,而真大家真笑真真:“真真,
真真祥子敢情也是三天半就吹真,哼!”(Anh ta thấy hầu như không
còn mặt mũi nào mà bước vào hãng Nhân Hòa nữa, để cho mọi người
đem ra làm trò cười: “Đấy, thằng Tường lạc đà cũng chỉ được 3 ngày
có lẻ là phải chuồn, hừ!”)
2.4. Đặc điểm sử dụng của thán từ tiếng Hán
2.4.1. Đặc điểm sử dụng thán từ tiếng Hán xét theo phân tầng xã
hội
2.4.1.1.Tác động của nhân tố giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị
Thán từ tiếng Hán rất đa dạng, được phân tầng khá phức tạp
trong sử dụng, các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến đặc điểm sử dụng
của thán từ là: giới, tuổi, nghề nghiệp, địa vị…
2.4.1.2. Khảo sát trường hợp: Tác động của nhân tố giới tính
Các kết quả thu được cho thấy: (1) Tần suất sử dụng thán từ của
15 1515
nam giới thường cao hơn so với nữ giới; (2) Nữ giới có xu hướng sử
dụng nhiều thán từ biểu cảm hơn nam giới; (3)Nam giới có xu hướng
sử dụng các thán từ biểu ý với tần suất cao hơn so với nữ giới.
2.4.2. Đặc điểm sử dụng thán từ tiếng Hán xét theo bối cảnh giao
tiếp
Xét theo bối cảnh giao tiếp, việc sử dụng thán từ tiếng Hán và
tiếng Việt thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố như sự khác biệt về
miền giao tiếp, khác biệt về thời đại và sự khác biệt về phong cách.
2.4.3. Vai trò của thán từ tiếng Hán trong giao tiếp
Khi được sử dụng trong giao tiếp, thán từ có thể có một số chức
năng chính là: Chức năng biểu thị tình cảm, thái độ ; Chức năng biểu
ý; Chức năng duy trì hội thoại; Chức năng giảm nhẹ; Chức năng đánh
giá.

2.5. Tiểu kết chương 2
Trong chương này chúng tôi tập trung khảo sát một số vấn đề
liên quan đến đặc điểm ngữ âm - ngữ nghĩa, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ
pháp - ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng của thán từ tiếng Hán trong sự
liên hệ với thán từ tiếng Việt. Đây là những nội dung quan trọng, là
bước đệm không thể thiếu để luận án có thể tiếp tục khảo sát và
nghiên cứu các phương thức chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng
Việt ở chương 3.
CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH THÁN TỪ TIẾNG HÁN
SANG TIẾNG VIỆT
16 1616
3.1. Một số vấn đề liên quan đến lý thuyết dịch
3.1.1. Một số khái niệm
Định nghĩa của Wolfram Wilss (1982) “dịch là một quá trình
chuyển hoá nhằm mục đích chuyển dịch một ngôn bản viết ở ngữ
nguồn sang một ngôn bản tương đương nhất ở ngữ đích, yêu cầu
(thông dịch viên) phải có sự hiểu biết về cú pháp, ngữ nghĩa và dụng
học và về quá trình phân tích ngôn bản ngữ nguồn.”.
Khái niệm tương đương trong dịch thuật: “Tương đương trong
dịch thuật là sự trùng hợp hay tương ứng trên một hoặc nhiều bình
diện (ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng) giữa các đơn vị dịch
thuật của văn bản nguồn và văn bản đích với tư cách vừa là sản phẩm
vừa là phương tiện của dịch thuật như một quá trình giao
tiếp.”[Nguyễn Hồng Cổn].
3.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ đối chiếu với lý luận và thực
tiễn dịch thuật
Vì công việc biên phiên dịch luôn có mối quan hệ chặt chẽ với cả
hai ngôn ngữ nên giữa ngôn ngữ học đối chiếu và lý luận, thực tiễn
dịch thuật luôn tồn tại mối quan hệ tác động qua lại.

3.2. Đặc điểm chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt
Thán từ tiếng Hán có khả năng biểu ý phức tạp, tinh tế, hình thức
lại phong phú, đa dạng, nên tuy cũng thuộc đơn vị từ nhưng việc dịch
thán từ không đơn thuần như việc dịch các đơn vị từ loại khác. Không
thể dịch chuẩn xác một thán từ nếu như chỉ dựa trên sự tương ứng về
ngữ âm hay ngữ nghĩa của từ đó trong hai ngôn ngữ. Cũng rất khó để
17 1717
nắm bắt được ý nghĩa của một thán từ nếu tách rời nó ra khỏi ngữ
cảnh cụ thể.
3.3. Khảo sát cách dịch thán từ tiếng Hánsang tiếng Việt
3.3.1. Giới thiệu tư liệu khảo sát
Tư liệu khảo sát là những tác phẩm nổi tiếng, đã được phổ biến
rộng rãi bao gồm nhiều thể loại khác nhau như tiểu thuyết (Nghiệp
chướng, Một nửa đàn ông là đàn bà), kịch (Lôi vũ) và phim truyền
hình (Nhất Nhất – tiến lên). Mỗi tác phẩm được viết ở một thời điểm
khác nhau, phân bố từ hiện đại đến đương đại. Các tư liệu trên đều sử
dụng tiếng Hán hiện đại và được chuyển dịch bởi các dịch giả nổi
tiếng, có bề dày kinh nghiệm như Đặng Thai Mai, Phan Văn Các,
Trịnh Trung Hiểu hoặc của kênh truyền hình có uy tín như VTV1.
3.3.2. Kết quả khảo sát từng tác phẩm
Trong phần này, luận án trình bày kết quả khảo sát các câu có
chứa thán từ tiếng Hán và đặc điểm chuyển dịch các câu đó trong
từng tư liệu khảo sát.
3.3.3. Tổng hợp kết quả khảo sát và nhận xét
Dựa vào kết quả khảo sát thu được, có thể rút ra một số nhận xét
như sau: (1) Tần suất sử dụng thán từ tiếng Hán có mối quan hệ chặt
chẽ với phong cách viết của tác giả và nội dung của mỗi tác phẩm.
Mối quan hệ này kết hợp với đặc điểm loại hình tác phẩm góp phần
không nhỏ trong việc quyết định tần suất sử dụng thán từ tiếng Hán
trong mỗi tác phẩm; (2) Trong các loại hình tác phẩm thiên về sử

dụng đối thoại (như kịch Lôi vũ, phim Nhất Nhất tiến lên) thán từ
tiếng Hán xuất hiện với tần suất cao hơn hẳn so với thể loại tiểu
18 1818
thuyết (Một nửa đàn ông là đàn bà, Nghiệp chướng); (3) Có sự khác
nhau khi dịch các văn bản bằng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói. Trừ
trường hợp dịch nói cho phim, trong bốn trường hợp dịch viết còn lại,
số lượng thán từ tiếng Việt được các dịch giả sử dụng để chuyển dịch
luôn nhiều hơn so với số thán từ tiếng Hán trong văn bản gốc. Kết quả
khảo sát này cho thấy hai vấn đề: 1) Một số thán từ tiếng Hán có đặc
điểm một hình chữ đa âm đọc; 2) Thán từ tiếng Hán đa nghĩa, và ý
nghĩa của thán từ tiếng Hán mơ hồ hơn so với thán từ tiếng Việt; (4)
Thống kê cách dịch của các dịch giả thông qua những tác phẩm dịch
được khảo sát, chúng tôi nhận thấy có hai phương pháp dịch chủ đạo
được áp dụng là phương pháp trực dịch và phương pháp chuyển dịch.
Có ba phương thức chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt
được sử dụng phổ biến, đó là chuyển dịch thán từ tiếng Hán bằng thán
từ hoặc tổ hợp thán từ tiếng Việt tương đương, thay thế thán từ tiếng
Hán bằng một từ hoặc cụm từ khác có nghĩa tương đương trong tiếng
Việt và bỏ qua không dịch thán từ tiếng Hán.
3.4. Một số lưu ý và gợi ý
3.4.1. Các yếu tố cần chú ý khi chuyển dịch thán từ tiếng Hán
Khi chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt, cần lưu ý đến
4 yếu tố là: (1) Ngữ điệu; (2) Ý nghĩa từ vựng; (3) Vị trí cú pháp; (4)
Ngữ cảnh. Trong đó, cần phải đặc biệt lưu ý đến yếu tố ngữ cảnh, vì,
thán từ có tính phụ thuộc rất lớn, ý nghĩa của thán từ dường như hoàn
toàn phụ thuộc vào ngữ cảnh.
3.4.2. Lưu ý về việc sử dụng âm Hán – Việt
19 1919
Thử tra cứu âm Hán Việt của các thán từ tiếng Hán trong từ điển
Hán - Việt chúng tôi nhận thấy ngoài âm “a” của thán từ 啊 và âm “ô

hô” của thán từ 啊啊 ra, âm Hán Việt của các thán từ còn lại đều không
biểu thị ý nghĩa có liên quan đến thán từ. Qua đó, có thể thấy rằng,
thán từ là một trong số ít các từ không thể dựa vào âm Hán Việt để
chuyển dịch.
3.4.3. Lưu ý khi sử dụng phần giải nghĩa từ trong từ điển Hán - Việt
Từ điển Hán - Việt luôn là công cụ hữu hiệu khi dịch các từ
loại như danh từ, động từ, tính từ từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Tuy
nhiên, với một loại từ có ý nghĩa mơ hồ và phức tạp như thán từ tiếng
Hán thì từ điển Hán - Việt chỉ có thể cung cấp một phần tư liệu tham
khảo. Ví dụ: thán từ 啊 được giải nghĩa trong từ điển Hán - Việt của
Viện Ngôn ngữ học, nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
xuất bản năm 2008 như sau:

/hng/: Không hài lòng, không tin
Hừ/xì
啊啊啊啊啊啊啊
(Xì, mày tin nó!)
Trong khi đó, khảo sát 54 ví dụ có thán từ 啊 trong 5 bản dịch,
chúng tôi thống kê được 19 cách dịch khác nhau cho thán từ này.
3.4.4. Gợi ý cách dịch dựa vào ngữ nghĩa của thán từ
Trong phần này, chúng tôi đưa ra một số gợi ý về cách chuyển
dịch 18 nhóm thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt dựa trên phương diện
ngữ nghĩa, có lưu ý đến đặc điểm ngữ điệu. Cũng có thể tham khảo
bảng này khi chuyển dịch thán từ tiếng Việt sang tiếng Hán. Tuy
20 2020
nhiên, cần lưu ý rằng, trong quá trình chuyển dịch thán từ, việc lựa
chọn thán từ để chuyển dịch không những phải bảo lưu được chính
xác ý nghĩa biểu đạt của thán từ trong văn bản gốc mà còn phải lưu ý
đến các vấn đề khác như mối quan hệ về thời gian, sự khác biệt về
văn hóa giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Muốn chuyển dịch chính xác

một thán từ không thể tách rời khỏi ngữ cảnh xuất hiện thán từ đó, vì
vậy, để có có thể sử dụng hiệu quả các gợi ý chuyển dịch trong bảng
này, trước hết, người dịch phải xem xét và cân nhắc kĩ lưỡng các yếu
tố liên quan đến ngữ cảnh xuất hiện của thán từ.
3.5. Tiểu kết chương 3
Bằng phương pháp khảo sát trường hợp, thông qua khảo sát, đối
chiếu một số tác phẩm văn học, điện ảnh bằng tiếng Hán và các bản
dịch tương ứng, chúng tôi nhận thấy, dịch thán từ từ tiếng Hán sang
tiếng Việt thường xảy ra ba trường hợp: tương đương hoàn toàn,
tương đương bộ phận và không tương đương. Trên cơ sở những kết
quả thu được từ việc phân tích, đối chiếu các đặc điểm của thán từ
trong tiếng Hán và tiếng Việt về các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp
và cách sử dụng với những kết quả thu được thông qua khảo sát các
tác phẩm văn học, điện ảnh, luận án bước đầu đề xuất một số cách
chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt dựa vào đặc điểm ngữ
âm và ngữ nghĩa của thán từ. Đồng thời, chỉ ra một số điểm cần lưu ý
về yếu tố ngữ cảnh và những điểm cần lưu ý khi sử dụng âm Hán –
Việt và từ điển Hán Việt trong quá trình dịch thán từ tiếng Hán sang
tiếng Việt.
21 2121
KẾT LUẬN
1. Thán từ là một trong những từ loại phổ biến của mọi ngôn
ngữ. Vì thế, thán từ được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng
ngày cũng như trong các tác phẩm văn chương. Với khả năng biểu
cảm linh hoạt và tinh tế, thán từ có thể làm những câu nói nhạt nhẽo
trở nên sinh động, có thể làm cho thế giới tình cảm của con người
thêm phần đa dạng, phong phú.
2. Qua phân tích, miêu tả thán từ tiếng Hán theo hướng đối
chiếu với tiếng Việt, luận án thu được một số kết quả như sau :
Thứ nhất, về mặt ngữ âm, bằng phương pháp thực nghiệm, luận

án đã chứng minh được thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt giống
nhau ở đặc điểm đều không có thanh điệu nhất định. Bên cạnh đó,
giữa thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt cũng có một số điểm khác
nhau, đó là: (1) Một số thán từ tiếng Hán giống nhau về mặt văn tự
nhưng khi mang những thanh điệu khác nhau lại biểu thị những ý
nghĩa khác nhau, tạo thành những thán từ khác nhau. Trong tiếng Việt
không có hiện tượng này; (2) Âm vị đoạn tính của một số thán từ
tiếng Hán nằm ngoài hệ thống âm vị cơ bản của tiếng Hán phổ thông,
đặc điểm này thể hiện rất rõ ở phần phiên âm của thán từ trong Từ
điển tiếng Hán hiện đại. Trong các từ điển tiếng Việt không có trường
hợp nào tương tự như vậy.
Thứ hai, về mối liên hệ giữa ngữ âm và văn tự, đa số thán từ
tiếng Hán là những “chữ hình thanh”, người sử dụng có thể tùy ý lựa
22 2222
chọn những chữ đồng âm khác nhau làm phần biểu âm, rồi thêm vào
một bộ khẩu làm phần biểu nghĩa. Đây là lý do có hiện tượng nhiều
thán từ tiếng Hán có cùng một âm đọc nhưng lại có cách viết khác
nhau. Trong khi đó, thán từ tiếng Việt thường không có biến thể trong
chữ viết cũng như âm đọc, nên đây cũng là điểm khác nhau giữa thán
từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt.
Về mối liên hệ giữa đặc điểm ngữ âm và ngữ nghĩa của thán
từ tiếng Hán, luận án bước đầu đã chỉ ra được mối liên hệ khá chặt
chẽ giữa đặc điểm về thanh điệu và âm tiết với ý nghĩa biểu thị của
thán từ tiếng Hán.
Thứ ba, về đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa, điểm giống nhau nổi
bật nhất của thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt là cùng có hiện
tượng thán từ đồng nghĩa và thán từ đa nghĩa. Nhìn chung, dựa vào
các từ điển tiếng Hán và tiếng Việt, luôn tìm được sự tương đương về
mặt ý nghĩa từ vựng giữa hầu hết các nhóm thán từ tiếng Hán và tiếng
Việt. Luận án đã liệt kê các ý nghĩa biểu thị của từng thán từ, dẫn ra

những ví dụ cụ thể để minh họa cho tất cả các thán từ trong cả tiếng
Hán và tiếng Việt.
Thứ tư, liên quan đến đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa, luận án
đã tổng kết những điểm tương đồng về mặt chức năng ngữ pháp của
thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt như: thán từ không chịu sự chi
phối của bất kì thành phần nào trong câu, cũng không chi phối hay kết
hợp với bất kì thành phần nào của câu, luôn độc lập với kết cấu câu.
Bên cạnh đó, luận án đã cố gắng phân tích và miêu tả ý nghĩa biểu đạt
của thán từ tiếng Hán trong sự liên hệ với thán từ tiếng Việt ở cả ba
23 2323
trường hợp: thán từ đứng ở đầu câu, thán từ đứng ở giữa câu và thán
từ đứng ở cuối câu.
Thứ năm, khảo sát đặc điểm sử dụng của thán từ tiếng Hán dưới
tác động của các biến xã hội (giới, tuổi, nghề nghiệp, địa vị…), luận
án đã bước đầu chứng minh được thán từ tiếng Hán rất đa dạng, được
phân tầng khá phức tạp trong sử dụng. Vai giao tiếp khác nhau, bối
cảnh giao tiếp khác nhau, mục đích sử dụng khác nhau, luôn là những
yếu tố rất phức tạp ảnh hưởng đến việc sử dụng thán từ trong tiếng
Hán và tiếng Việt. Trong phần này, luận án dành riêng một phần để đi
sâu phân tích, khảo sát về đặc điểm của nhân tố giới tính trong việc sử
dụng thán từ tiếng Hán. Các kết quả thu được cho thấy: (1) Tần suất
sử dụng thán từ của nam giới cao hơn so với nữ giới; (2) Nữ giới có
xu hướng sử dụng thán từ biểu cảm với tần suất cao hơn nam giới; (3)
Nam giới có xu hướng sử dụng thán từ biểu ý với tần suất cao hơn so
với nữ giới.
3. Bằng phương pháp khảo sát trường hợp, thông qua khảo sát
896 câu có chứa thán từ trong 4 tác phẩm văn học, điện ảnh hiện đại
và đương đại tiếng Hán và 896 câu chuyển dịch sang tiếng Việt ở các
bản dịch tương ứng, chúng tôi nhận thấy, cũng giống như việc dịch
các từ loại khác, dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt cũng thường

xảy ra ba trường hợp: tương đương hoàn toàn, tương đương bộ phận
và không tương đương. Trong hai ngôn ngữ là tiếng Hán và tiếng Việt
có rất ít thán từ tương đương hoàn toàn về cả cách phát âm và ý nghĩa,
có thể trực dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Chiếm đại đa số là
trường hợp tương đương bộ phận. Trong trường hợp này, cần căn cứ
24 2424
vào ngữ cảnh và ý nghĩa của thán từ tiếng Hán để chuyển dịch thành
một thán từ hoặc một tổ hợp thán từ có ý nghĩa tương đương trong
tiếng Việt. Đối với những trường hợp không thể tìm được một thán từ
tương ứng với thán từ tiếng Hán để dịch sang tiếng Việt, có thể chọn
phương pháp bỏ qua không dịch, hoặc giải thích nghĩa của thán từ đó
bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương trong tiếng Việt. Dựa vào
các kết quả khảo sát, luận án chỉ ra bốn yếu tố cần lưu ý khi chuyển
dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt là ngữ điệu, ý nghĩa từ vựng, vị
trí cú pháp và ngữ cảnh. Đồng thời, chỉ ra một số điểm cần lưu ý và
một số gợi ý trong quá trình dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt.
4. Những kết quả thu được trên đây của luận án đã góp phần vào
việc nghiên cứu thán từ trong tiếng Hán, tiếng Việt nói riêng và
nghiên cứu từ loại nói chung. Các khảo sát và đề xuất liên quan đến
việc dịch thán từ tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt của luận án cũng
có những đóng góp nhất định vào lĩnh vực lý luận cũng như thực tiễn
dịch thuật.
Những kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng vào việc dạy và
học tiếng Hán và tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ, có thể giúp
người dạy - học tiếng Hán chuyển dịch thán từ dễ dàng và chính xác
hơn, tránh được các sai sót và hiểu nhầm khi giao tiếp bằng ngoại
ngữ.
5. Do đặc thù riêng của thán từ về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ
pháp mà nhiều khi chỉ có người bản ngữ mới có khả năng cảm nhận
và sử dụng các thán từ một cách linh hoạt, tự nhiên, chính xác. Nguợc

lại, đối với người phi bản ngữ thì việc sử dụng thán từ là cả một vấn
25 2525

×