Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu đề xuất quy định về giới hạn làm lượng các amen thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện công nghệ của ngành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 65 trang )

VIỆN DỆT MAY

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ 2010

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY ĐỊNH VỀ GIỚI HẠN
HÀM LƯỢNG CÁC AMIN THƠM CÓ THỂ GIẢI PHÓNG RA
TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN KHỬ
TRÊN SẢN PHẨM DỆT MAY PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ
CƠNG NGHỆ CỦA NGÀNH
Mã số đề tài: 090.10.HĐ-KHCN

Chủ nhiệm đề tài: Kỹ sư Hoàng Thu Hà

8306

HÀ NỘI, 12/2010


VIỆN DỆT MAY

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ 2010

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY ĐỊNH VỀ GIỚI HẠN
HÀM LƯỢNG CÁC AMIN THƠM CÓ THỂ GIẢI PHÓNG RA
TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN KHỬ
TRÊN SẢN PHẨM DỆT MAY PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ
CƠNG NGHỆ CỦA NGÀNH
Thực hiện theo hợp đồng số 090.10/HĐ-KHCN ký ngày 25/2/2010
giữa Bộ Công Thương và Viện Dệt May


Chủ nhiệm đề tài: Kỹ sư Hoàng Thu Hà
Tham gia: Kỹ sư Bùi Thị Thanh Trúc
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu)

HÀ NỘI, 12/2010

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU
1. Kỹ sư Bùi Thị Thanh Trúc

CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA PHỐI HỢP CHÍNH
1. Trung tâm thí nghiệm Dệt May – Viện Dệt May
2. Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương

i


MỤC LỤC
Nội dung
Chương I - Tổng quan về thuốc nhuộm azo …...…………………………….
I. Giới thiệu về thuốc nhuộm azo ……………………………………………
II. Xem xét ảnh hưởng của thuốc nhuộm azo đến sức khỏe …………………
Chương II - Đánh giá tính gây ung thư của các amin thơm ………………..
I. Các amin thơm thuộc nhóm I…………………….. ………………………
II. Các amin thơm thuộc nhóm 2A …………………………………………..
III. Các amin thơm thuộc nhóm 2B ………………………………………….

IV. Các amin thơm thuộc nhóm 3 …………………………………………...
Chương III – Xây dựng quy định về giới hạn hàm lượng các amin thơm giải
phóng ra từ thuốc nhuộm azo trên sản phẩm dệt may ………………………
I. Phơi nhiễm với thuốc nhuộm azo và các amin thơm gây ung thư giải
phóng từ thuốc nhuộm azo trên sản phẩm dệt may .........................................
II. Sự cần thiết xây dựng “Quy định về giới hạn hàm lượng amin thơm có
thể giải chuẩn ra từ thuốc nhuộm azo trên sản phẩm dệt may trong các điều
kiện khử ...........................................................................................................
III. Khảo sát hàm lượng amin thơm gây ung thư giải phóng từ thuốc nhuộm
azo trên sản phẩm dệt may có trên thị trường Việt Nam …………………….
IV. Tổng hợp, đánh giá hiện trạng của các văn bản luật trong nước có liên
quan .................................................................................................................
V. Tóm tắt các yêu cầu trên thế giới về hàm lượng các amin thơm có thể gây
ung thư giải phóng từ thuốc nhuộm azo trên sản phẩm dệt may ………..
VI. Đề xuất các giá trị giới hạn của hàm lượng các amin thơm giải phóng từ
thuốc nhuộm azo trên sản phẩm dệt may ……………………………………
VII. Bố cục của quy định .................................................................................
VII. Các ý kiến đóng góp.................................................................................
Kết luận và kiến nghị ………………………………………………………...
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………...
Phụ lục I – Danh sách các thuốc nhuộm azo có thể tách khử ra các amin
thơm gây ung thư …………………………………………………………….
Phụ lục II – Biểu kết quả thí nghiệm ...............................................................

Trang
………….1
………….1
…………..4

………….8

………….8
...………11
………...12
………...19
………...20
...............20

………...21
………...22
………...23
………...24
………...24
…...........30
...............30
………...33
………...34
...............36
...............51

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1 - Lớp thuốc nhuộm và các ứng dụng cho các loại xơ khác nhau…….….….……3
Bảng 2 - Giới hạn của hàm lượng amin thơm có thể gây ung thư có thể
giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trên sản phẩm dệt may trong các quy
chuẩn kỹ thuật trên thế giới (cho mỗi amin)……………………………………………23
Bảng 3 - Giới hạn của hàm lượng amin thơm có thể gây ung thư giải
phóng ra từ thuốc nhuộm azo trên sản phẩm dệt may trong các tiêu chuẩn

tự nguyện trên thế giới (cho mỗi amin) ………………………………………………...24
Bảng 4 - Lượng hấp thụ hàng ngày tính được của các amin thơm do
phơi nhiễm của người tiêu dùng với thuốc nhuộm azo trong quần
áo (các amin thơm “tự do” được gộp vào) …………………………………………….26
Bảng 5 - Rủi ro ung thư tính tốn từ phơi nhiễm của người tiêu
dùng với các thuốc nhuộm azo trong quần áo (các amin thơm
“tự do” được gộp vào) ………………………………………………………………...29
Bảng 6 – Ý kiến đóng góp và tiếp thu .............................................................................30

DANH MỤC ĐỒ THỊ - HÌNH VẼ
Trang
Hình 1 – Nhóm azo …………………………………………………………………….1
Hình 2 – Phân chia thuốc nhuộm azo có thể phân tách ra các amin thơm
gây ung thư theo lớp thuốc nhuộm ..................................................……………………4
Hình 3 – Ước lượng lượng đi vào cơ thể qua da/miệng của các amin thơm
gây ung thư từ quần áo có chứa thuốc nhuộm azo và các amin “tự do”;
x: thuốc nhuộm azo hoặc amin “tự do” ……………………………………………….25

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LD50

Lượng chất làm chết 50% động vật thử nghiệm khi được phơi nhiễm với liều
duy nhất
Liều tính bằng mg trên kg trọng lượng cơ thể trên ngày cần để giảm một nửa
TD50
xác suất của động vật thực nghiệm không bị khối u vào lúc kết thúc tuổi thọ
tiêu chuẩn của các lồi

NRL
Mức rủi ro có thể bỏ qua
MPRL Mức rủi ro cho phép cực đại

iv


TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Mục tiêu
Đề xuất được giới hạn hàm lượng các amin thơm tách khử từ thuốc nhuộm azo trên
sản phẩm dệt may dựa trên cơ sở khoa học và hài hòa với các quy chuẩn/tiêu chuẩn hiện
có trên thế giới để khơng tạo thành rào cản kỹ thuật không cần thiết trong mậu dịch dệt
may.
Phương pháp thực hiện
- Tham khảo tài liệu nước ngoài về đánh giá ảnh hưởng của chất màu azo nói chung
và thuốc nhuộm azo nói riêng tới sức khỏe con người và môi trường;
- Tham khảo các chuyên khảo của cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đánh giá rủi
ro gây ung thư của các amin thơm có thể gây ung thư, đã và đang được dùng để tổng hợp
thuốc nhuộm azo;
- Tham khảo tài liệu đánh giá rủi ro ung thư do thuốc nhuộm azo giải phóng ra từ
thuốc nhuộm azo trên quần áo và giày dép.
- Tham khảo các luật và tiêu chuẩn trên thế giới kiểm soát thuốc nhuộm azo trong
sản phẩm dệt may và tiêu dùng;
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp.
Kết quả
Đề xuất được dự thảo quy định giới hạn của hàm lượng các amin thơm có thể gây
ung thư được giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo dựa trên cơ sở đánh giá mức rủi ro gây
ung thư của các amin thơm được tách khử từ thuốc nhuộm azo có mặt trên sản phẩm dệt
may. Dự thảo còn quy định phương pháp lấy mẫu, phương thức đánh giá sự phù hợp,
phương pháp thử, quy định về đánh giá sự phù hợp và các quy định khác về quản lý.


v


LỜI NÓI ĐẦU
Thuốc nhuộm azo là lớp thuốc nhuộm quan trọng, chiếm tới 50% thuốc nhuộm
được liệt kê trong Colour Index. Trong số này khoảng 500 thuốc nhuộm azo được sản
xuất từ các amin thơm có khả năng gây ung thư, và 150 thuốc nhuộm trong số 500 này
hiện vẫn được bán trên thị trường. Thuốc nhuộm azo dùng được cho rất nhiều loại vật liệu
nền khác nhau: vật liệu dệt, da, giấy, plastic, dầu khoáng và sáp, mỹ phẩm và một số dược
phẩm. Hiện tại Việt Nam phải nhập toàn bộ thuốc nhuộm cho ngành nhuộm dệt từ nhiều
nhà cung cấp và vùng lãnh thổ khác nhau. Bên cạnh sản phẩm dệt may trong nước, Việt
Nam vẫn nhập khẩu một lượng lớn sản phẩm dệt may để đáp ứng nhu cầu đa dạng của
người tiêu dùng.
Tuy nhiên, Việt Nam chưa có cơng cụ để kiểm sốt hóa chất nguy hại này trong
sản phẩm dệt may. Dự thảo “Quy định về giới hạn hàm lượng amin thơm có thể giải
phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may” được xây
dựng để kiểm soát hóa chất này trên sản phẩm dệt may để bảo vệ an toàn cho người tiêu
dùng. Quy định được xây dựng hài hòa với các quy chuẩn/tiêu chuẩn về hàm lượng các
amin thơm có khả năng gây ung thư giải phóng ra khỏi thuốc nhuộm azo trên sản phẩm
dệt may hiện đang được thực thi trên thế giới để tránh tạo thành rào cản kỹ thuật không
cần thiết đối với mậu dịch dệt may.

vi


CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ THUỐC NHUỘM AZO
Thuốc nhuộm azo thuộc về nhóm chất màu azo có một hay nhiều nhóm tạo màu
trong cấu trúc hóa học của chúng và do vậy có khả năng nhuộm màu cho rất nhiều vật
liệu nền khác nhau: vật liệu dệt, da, giấy, dầu khoáng, sáp, thực phẩm, mỹ phẩm và một

số loại dược phẩm chống nhiễm khuẩn. Các chất màu azo gồm cả thuốc nhuộm và
pigment azo [1]. Thuốc nhuộm azo tan trong mơi trường ứng dụng, cịn pigment azo có
đặc tính nổi bật là có tính hịa tan cực thấp trong dung mơi hữu cơ, và do đặc tính này mà
pigment azo giữ gần như ở dạng rắn trong quá trình nhuộm, in và khi được đưa lên vật
liệu nền [2]. Do tính hịa tan cực thấp mà pigment azo khơng tạo ra mối nguy hại cho sức
khỏe.
Thuốc nhuộm azo là nhóm thuốc nhuộm tổng hợp lớn nhất với khoảng 2000 thuốc
nhuộm khác nhau được liệt kê trong Colour Index. Thuốc nhuộm azo chiếm đến 70%
thuốc nhuộm hữu cơ được sản xuất và có mặt trên thị trường; và được sản xuất chủ yếu ở
Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và Achentina. Ước tính hàng năm khoảng
7x105 tấn thuốc nhuộm azo được sản xuất trên toàn thế giới.
I. Giới thiệu về thuốc nhuộm azo
I.1 Cấu tạo hóa học của thuốc nhuộm azo [1,2]
Thuốc nhuộm azo là các hợp chất hóa học có chứa một hoặc nhiều nhóm azo. Các
nhóm azo này có chứa một liên kết đơi giữa hai ngun tử Ni tơ.
- N=NHình 1 – Nhóm azo
Thuốc nhuộm azo được sản xuất bằng q trình diazo hóa. Trước tiên amin thơm
(còn được gọi là thành phần diazo) được chuyển thành hợp chất diazonium. Phản ứng
được thực hiện tại nhiệt độ thấp và với sự có mặt của natri nitrit và có thể là axit
clohydric. Thành phần diazonium sau đó phản ứng với thành phần tạo ngẫu hợp (có thể là
phenol, naphtol hoặc amin) để hình thành thuốc nhuộm.
Do có sự kết hợp rất lớn giữa thành phần diazo và thành phần tạo ngẫu hợp, mà có
thể sản xuất ra rất nhiều loại thuốc nhuộm azo. Thuốc nhuộm azo có thể có một hoặc
nhiều nhóm azo, dẫn đến thuốc nhuộm azo có nhiều ánh màu, ứng dụng và độ bền màu.
Thuốc nhuộm azo có một nhóm azo được gọi là thuốc nhuộm monoazo, có hai nhóm azo
thì gọi là diazo, sau đó là triazo và polyazo. Các thuốc nhuộm azo có từ ba liên kết azo trở
lên được gọi chung là thuốc nhuộm polyazo. Thuốc nhuộm monoazo và diazo, triazo
được sử dụng rộng rãi trong thương mại, còn thuốc nhuộm polyazo ít được sử dụng hơn.
1



Phần của phân tử thuốc nhuộm azo tạo ra màu – nhóm mang màu – là liên kết azo
nối đơi. Nhóm mang màu của thuốc nhuộm azo làm thay đổi màu của vật liệu nền bằng
cách hấp thụ có chọn lọc hoặc bằng cách phản xạ ánh sáng nhìn thấy, tức là ánh sáng có
bước sóng xấp xỉ 400-750 nm.
I.2 Độ ổn định của liên kết azo [1]
Liên kết azo được xem là phần không ổn định nhất của thuốc nhuộm azo. Liên kết
dễ dàng bị thoái biến (bẻ gãy) bằng enzym, nhưng cũng có thể xảy ra q trình thối biến
bằng nhiệt hoặc quang hóa. Q trình thối biến dẫn đến sự tách phân tử và giải phóng
amin thành phần.
Các amin thành phần có thể giải phóng được ra khỏi thuốc nhuộm azo hầu hết là
các amin thơm. Các amin thơm có chứa các gốc anilin, các anilin mạch thẳng và các amin
mạch đa vòng là thành phần của phần lớn các thuốc nhuộm azo quan trọng trong công
nghiệp.
I.3 Các tính chất kỹ thuật của thuốc nhuộm azo[1,2]
Tính đa dạng hóa học của thuốc nhuộm azo cho ra rất nhiều màu, chủ yếu là trong
thang màu đỏ. Một nhược điểm hạn chế của chúng là khơng có thuốc nhuộm azo nào có
màu xanh dương.
Phần lớn các thuốc nhuộm azo tan trong nước và chúng được dùng để nhuộm màu
cho nhiều vật liệu nền khác nhau bằng phương thức gắn màu vật lý. Các tính chất tốt của
thuốc nhuộm azo là có tính ổn định cao với ánh sáng và độ bền màu giặt tốt, không bị vi
khuẩn tấn công.
Việc phân nhóm các thuốc nhuộm, kể cả thuốc nhuộm azo, thường phản ánh khái
niệm ứng dụng được xác định nghiêm ngặt. Phần lớn các thuốc nhuộm azo được sử dụng
phổ biến thuộc về các nhóm sau:
• Thuốc nhuộm axit
• Thuốc nhuộm bazơ
• Thuốc nhuộm trực tiếp
• Thuốc nhuộm phân tán
• Thuốc nhuộm Mordant (thuốc nhuộm hãm màu)

• Thuốc nhuộm hoạt tính
• Thuốc nhuộm tan trong dung mơi.
Các thuốc nhuộm axit, bazơ, trực tiếp và hoạt tính là thuốc nhuộm ion, trong khi
đó thuốc nhuộm phân tán, mordant và thuốc nhuộm azo trong dung môi là thuốc nhuộm
không ion.
2


Từ trên có thể thấy rõ là thuốc nhuộm azo có thể được sử dụng để nhuộm tất cả các
loại vật liệu dệt. Bảng dưới đây đưa ra mối quan hệ giữa các lớp thuốc nhuộm và vật liệu
dệt có thể nhuộm bằng các lớp thuốc nhuộm ấy.
Bảng 1 - Lớp thuốc nhuộm và các ứng dụng cho các loại xơ khác nhau
Lớp thuốc
nhuộm

Len

Cation


tằm

Bông

Xellulo tái
tạo

Axetat PA PES Acrylic

X


XX

Axit

XX

XX

XX

Crom

XX

X

X

Phức kim loại

XX

X

X

Trực tiếp

(X)


(X)

XX

XX

Phân tán

(X)
XX

Sunphua

(X)

(X)

XX

(X)

(X)

XX

XX

Azoic


(X)

XX

XX

(X)

(X)

(X)

XX

XX

XX

X

X

Hồn ngun

XX

Hoạt tính

X


X

(X)
X

Chú thích:

XX: được sử dụng rộng rãi;
X: được sử dụng;
(X): chỉ được sử dụng trong trường hợp đặc biệt
Theo bảng 1, thuốc nhuộm trực tiếp chủ yếu được dùng để nhuộm bông và xơ
xenlulo tái tạo, thuốc nhuộm axit chủ yếu được dùng nhuộm lông cừu, tơ tằm và poliamit,
còn thuốc nhuộm phân tán được dùng để nhuộm polyeste, poliamit và axetat.
I.4 Các thuốc nhuộm azo có thể phân tách ra các amin thơm có khả năng gây ung thư
trong các điều kiện khử
Theo kiến thức khoa học hiện giờ, có khoảng 500 thuốc nhuộm azo có thể giải
phóng ra các amin thành phần có khả năng gây ung thư (đề nghị xem phụ lục I để có thêm
thơng tin). Tuy nhiên, nhiều loại trong số đó đã khơng cịn có mặt trên thị trường thế giới.
Có tài liệu nói rằng hiện có khoảng 150 thuốc nhuộm azo thương phẩm được tổng hợp từ
amin thơm có thể gây ung thư. Theo một tài liệu của Đức, tỷ lệ các thuốc nhuộm azo có
thể phân tách ra các amin thơm gây ung thư chia theo lớp thuốc nhuộm như được phản
ánh trong Hình 2[2].
3


Hình 2 – Phân chia thuốc nhuộm azo có thể phân tách ra các amin thơm gây ung
thư theo lớp thuốc nhuộm
Như vậy thuốc nhuộm trực tiếp với tỷ lệ 61% tạo nên phần lớn nhất các thuốc
nhuộm azo có thể phân tách ra các amin thơm gây ung thư, tiếp theo đó là thuốc nhuộm
axit và thuốc nhuộm phân tán.

II. Xem xét ảnh hưởng của thuốc nhuộm azo đến sức khỏe
II.1 Độc tính cấp tính[3]
Theo các tiêu chí của EU để phân loại các chất nguy hại thì độc tính cấp tính của
các thuốc nhuộm azo là tương đối thấp. Chỉ có một vài thuốc nhuộm azo có giá trị LD50
dưới 250 mg/kg trọng lượng cơ thể, trong đó phần lớn có giá trị LD50 trong khoảng 2502000 mg/kg trọng lượng cơ thể, tức là để gây chết người thì cần tiêu thụ một liều đơn là
từ vài chục đến vài trăm gam thuốc nhuộm azo. Remazol Black B® (Reactive Black 5)
giới thiệu một nhóm thuốc nhuộm quan trọng – là các thuốc nhuộm azo mới hơn, tức là
thuốc nhuộm hoạt tính. Người ta đã thực hiện nghiên cứu tồn diện về độc tính cấp tính
của thuốc nhuộm này. Nghiên cứu chỉ ra rằng LD50 vượt quá 14.000 mg/kg trọng lượng
cơ thể, và thuốc nhuộm khơng gây kích thích da hoặc mắt.
II.2 Gây dị ứng[2]
Người ta đã quan sát thấy hiện tượng mẫn cảm nghề nghiệp với thuốc nhuộm azo
trong ngành dệt từ những năm 1930, khi 20% công nhân nhuộm bông bằng thuốc nhuộm
azoic màu đỏ đã phát bệnh eczema nghề nghiệp.
Từ năm 1930 đến năm 1988 số bệnh nhân bị bệnh viêm da do thuốc nhuộm vải còn
thấp. Từ năm 1990 các bác sĩ da liễu đã mô tả khá nhiều trường hợp. Phần lớn các trường
hợp là do dùng thuốc nhuộm phân tán trên sợi tổng hợp khơng có đủ độ bền màu của
thuốc nhuộm. Khơng có trường hợp nào là do pigment, chỉ do thuốc nhuộm. Tất cả các
trường hợp bị dị ứng đều là người tiêu dùng chứ chưa có trường hợp nào cơng nhân ngành
dệt bị mắc bệnh.
4


Các loại quần áo điển hình được nhắc tới trong các trường hợp dị ứng là quần áo
bó, bít tất dài phụ nữ, quần bó, lớp lót tóc giả, dây da đồng hồ đeo tay, khăn trải giường,
áo T-shirt. Các phản ứng dị ứng không hạn chế tới các cá nhân đặc biệt nhạy cảm và bùng
phát bệnh có thể nguy hiểm, yêu cầu điều trị cấp cứu và điều trị từ 2 đến 3 tuần.
Trong các thử nghiệm con tem lâm sàng các thuốc nhuộm azo sau đã cho thấy tính
chất gây dị ứng:
• Disperse Red 1, 17

• Dirsperse Orange 1, 3, 76
• Disperse Yellow 3, 4
• Disperse Blue 124
• Disperse Black 1, 2
Tại Đức, thuốc nhuộm azo phân tán như là Disperse Blue 1, 35, 106 và 124,
Disperse Yellow 3, Disperse Orange 3, 37, 76 và Disperse Red 1 đã gây bệnh viêm da
tiếp xúc, do phơi nhiễm với vật liệu dệt được nhuộm bằng các thuốc nhuộm này. Trong
hầu hết các trường hợp, bệnh viêm da được giải quyết một khi ‘vật liệu dệt’ gây dị ứng
được loại bỏ. Các thuốc nhuộm này không được khuyến nghị để nhuộm màu vật liệu dệt
có tiếp xúc với da người. Đức là quốc gia duy nhất cấm sử dụng các thuốc nhuộm gây dị
ứng nói trên.
Các thuốc nhuộm azo khác được dùng để nhuộm màu xơ tự nhiên đã được khảo sát
trên 1814 bệnh nhân tham dự thử nghiệm lâm sàng con tem. 0,88% bệnh nhân đã có phản
ứng dương tính với các thuốc nhuộm sau: Direct Ornage 38 (8 ca), Axit Yellow 61 (5
bệnh nhân), Axit Red 359 (2 bệnh nhân) và Axit Red 118 (1 bệnh nhân).
Người ta đã nghiên cứu khảo sát thuốc nhuộm Remazol Black B® (Reactive Black
5) về tiềm năng gây dị ứng trong trên động vật thí nghiệm và thấy là âm tính. Tuy nhiên
đã quan sát thấy một vài trường hợp phản ứng dương tính trên người.
II.3 Gây đột biến [2]
Nói chung mối tương quan giữa các kết quả của thử nghiệm gây đột biến và ung
thư trong các thử nghiệm thuốc nhuộm azo trên động vật là kém.
Phần lớn thuốc nhuộm azo u cầu sự kích hoạt chuyển hóa, tức là khử và phân
tách liên kết azo thành các amin thơm thành phần để cho thấy tính gây đột biến trong các
hệ thống thử nghiệm trong ống nghiệm (in vitro). Do vậy phần lớn các thuốc nhuộm azo,
nếu có độ tinh khiết cao, ít nhất khơng có sự kích hoạt chuyển hóa, là âm tính trong các
thử nghiệm như vậy.

5



Nhiều thuốc nhuộm azo thương phẩm hiện nay có thể là do tạp chất, ví dụ nhiễm
bẩn các amin thơm, cho thấy tính gây đột biến trong ống nghiệm.
II.4 Gây ung thư [2]
Kể từ thế kỷ 19, sự phát triển của ngành thuốc nhuộm tổng hợp và nhất là thuốc
nhuộm azo dựa trên các amin thơm đã góp phần vào phơi nhiễm nghề nghiệp hàng loạt.
Mối tương quan giữa phơi nhiễm với các amin thơm và ung thư của người được
báo cáo lại từ năm 1895. Có báo cáo về bốn trường hợp ung thư bàng quang, được gọi là
“ung thư anilin” trong số vài trăm công nhân tham gia vào sản xuất Fuscin từ các amin
thơm nguyên liệu trong 15-29 năm. Giữa những năm 1921 đến 1951, từ các trường hợp
mắc bệnh đã tính tốn ra rất nhiều các ca tử vong do ung thư bàng quang cho nam giới
sản xuất thuốc nhuộm azo và được so sánh với tỷ lệ mắc ung thư bằng quang kỳ vọng ở
Anh. Người ta kỳ vọng chỉ có 4 ca tử vong do ung thư bàng quang trong khi đó lại thấy có
127 trường hợp tử vong. Xấp xỉ 25% tất cả các công nhân bị phơi nhiễm với các amin
thơm, kể cả 2-naphtylamin và benzidin đã phát bệnh ung thư bàng quang. Các cơng nhân
chỉ bị phơi nhiễm với benzidin có ít khối u hơn (15%) hơn là những người bị phơi nhiễm
với 2-naphtylamin (50%). Một vài công nhân chưng cất 2-naphtylamin, tất cả đều chết do
ung thư bàng quang.
Trong hàng thập kỷ, có chứng cứ mạnh mẽ trên người cho sự kết hợp giữa ung thư
bàng quang và ung thư khung xương chậu gần thận với các amin thơm cụ thể. Ngồi ra,
có chứng cớ mặc dầu yếu hơn là ung thư dạ dày và ung thư phổi cũng có quan hệ với phơi
nhiễm với các amin này. Các amin thơm không gây ra khối u trên người tại vị trí phơi
nhiễm, ví dụ phổi và da, mà thường tại một vị trí như là bàng quang.
Thời gian ủ bệnh, gọi là thời gian giữa lần phơi nhiễm đầu tiên và chuẩn đoán ung
thư bàng quang nằm trong khoảng từ 5 tới 63 năm. Thời kỳ ủ bệnh trung bình xấp xỉ 20
năm, nhưng đã có mơ tả các trường hợp ung thư sau một vài tháng phơi nhiễm.
Mối liên quan giữa các amin thơm và ung thư bàng quang ở người dẫn tới việc
xem xét cẩn thận khả năng gây ra ung thư bàng quang trong động vật thử nghiệm.
Trên các động vật thử nghiệm, các amin thơm gây ra khối u ở gan, ruột hoặc bàng
quang. Ngoài ra, quan sát được các khối u ở tuyến vú và da của chuột.
Khả năng gây ung thư của các amin thơm là đặc hiệu theo loài. Trong các động vật

thực nghiệm, benzidin gây ung thư sau khi uống bằng đường miệng và tiêm dưới da, gây
ra các khối u ở gan chuột và chuột đồng, trong khi đó ung thư bàng quang chỉ quan sát
được ở chó.
2-naphtylamin là chất gây ung thư bàng quang mạnh trên chó, nhưng nó khơng gây
ung thư ở chuột và thỏ. Sau khi cho phơi nhiễm với amin benzidin được thế, tỷ lệ mắc
6


ung thư bàng quang ở chuột được xử lý chỉ hơi tăng lên, nhưng ngoài ra lại quan sát được
khối u ở thận.
Mặc dầu thời gian ủ bệnh của ung thư bàng quang của người là tương đối dài, thời
kỳ này có thể rất ngắn cho q trình gây ung thư cho động vật. Người ta đã nghiên cứu
các thuốc nhuộm dựa trên benzidin là Direct Balck 38*, Direct Blue 6* và Direct Brown
95* trong một nghiên cứu phơi nhiễm qua đường tiêu hóa, bán mãn tính, trong 13 tuần
trên chuột. Tất cả các thuốc nhuộm này gây ra tỷ lệ thay đổi bệnh lý cao (bướu ung thư
nhỏ) và/hoặc ung thư gan trong vòng 5 tuần. Điều này hầu như chắc chắn là thời kỳ ủ
bệnh ngắn nhất được biết cho bất kỳ nghiên cứu hóa chất bào có tính gây ung thư.

7


CHƯƠNG II – ĐÁNH GIÁ TÍNH GÂY UNG THƯ CỦA MỘT SỐ
AMIN THƠM
Trong số các amin thơm được dùng để tổng hợp thuốc nhuộm azo, có 22 amin
thơm đã được Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới kết luận
về tính gây ung thư rút ra từ các nghiên cứu dịch tễ trên người và động vật và các báo cáo
tình huống khi người phơi nhiễm với các amin thơm này. 22 amin thơm - tùy theo tính
gây ung thư mà được phân vào 4 nhóm[4-16]:
• Nhóm 1 – các chất gây ung thư cho người: khi các kết quả nghiên cứu cho thấy
có đủ bằng chứng trên người về tính gây ung thư cho người và đủ bằng chứng trên động

vật về tính gây ung thư cho động vật;
• Nhóm 2A – các chất hầu như chắc chắn là chất gây ung thư cho người: khi các
kết quả nghiên cứu cho thấy có bằng chứng hạn chế về tính gây ung thư cho người và đủ
bằng chứng về tính gây ung thư cho động vật;
• Nhóm 2B - các chất có thể là chất gây ung thư cho người: khi các kết quả nghiên
cứu cho thấy chưa đủ bằng chứng về tính gây ung thư cho người và đủ bằng chứng về
tính gây ung thư cho động vật;
• Nhóm 3 – các chất không phân được là chất gây ung thư cho người: khi các kết
quả nghiên cứu cho thấy bằng chứng hạn chế về tính gây ung thư cho động vật.
I. Các amin thơm thuộc nhóm 1
I.1 Benzidin (Benzidin) CAS no. 92-87-5
• Dữ liệu ung thư trên người
Các báo cáo tình huống và các nghiên cứu trên các công nhân ở nhiều nước đã
chứng minh rằng phơi nhiễm nghề nghiệp với benzidin gắn liền với rủi ro ung thư bàng
quan tăng cao. Trong một trường hợp cá biệt, tất cả 5 công nhân làm việc liên tục trong
nhà máy sản xuất benzidin trong 15 năm trở lên đã mắc ung thư bàng quang. Dữ liệu
trước đó cho thấy rằng tỷ lệ mắc ung thư bàng quang ở các công nhân giảm sau khi phơi
nhiễm nghề nghiệp giảm. Điều này được một nghiên cứu đoàn hệ tại nhà máy sản xuất
benzidin ở Mỹ củng cố, tại nhà máy đó các biện pháp ngăn ngừa được thực hiện từ năm
1950 đã giảm phơi nhiễm của công nhân đến mức thấp nhất. Nghiên cứu được thực hiện
trong khoảng thời gian 1945-1979, và rõ ràng là sau đó tỷ lệ mắc ung thư bàng quang
giảm ở các công nhân vào làm ở nhà máy sau năm 1950. Một vài nghiên cứu dịch tễ đã
xem xét rủi ro ung thư gắn liền với phơi nhiễm chỉ với benzidin. Trong một nghiên cứu
tại nhà máy sản xuất thuốc nhuộm tại Italia, có thể phân biệt rõ rủi ro ung thư bàng quang
rất cao (5 tử vong so với con số kỳ vọng là 0,06) gắn liền với sản xuất benzidin. Trong số
8


25 công nhân tham gia sản xuất benzidin ở một nhà máy của Mỹ, 13 người đã phát bệnh
ung thư bàng quang; Tất cả các trường hợp đều phơi nhiễm từ sáu năm trở lên. Một

chương trình giám sát 179 công nhân đang làm việc và 65 công nhân về hưu tại một nhà
máy sản xuất thuốc nhuộm ở Nhật bản đã phát hiện 9 ca ung thư bàng quang trong thời kỳ
1968 tới 1981, và tất cả các ca đều là những người tham gia sản xuất benzidin.
Các khảo sát khác đã cho thấy tỷ lệ ung thư bàng quang và đường tiết niệu cao sau
khi đồng phơi nhiễm với benzidin và 2-naphtylamin. Phơi nhiễm với hai hợp chất này
cũng gắn liền với sự gia tăng ung thư tại các vị trí khác ngồi bàng quang, kể cả gan.
Trong số 1061 công nhân sản xuất thuốc nhuộm ở Trung Quốc đã phơi nhiễm với
benzidin, metylnaphtylamin và dianisidin, người ta đã thấy 21 ca bị cacxinoma bàng
quang. Tất cả những người này đều có tiền sử phơi nhiễm với benzidin, trong khi những
người phơi nhiễm với metylnaphtylamin và dianisidin thì khơng ai mắc bệnh cả.
• Dữ liệu ung thư trên động vật
Benzidin đã được thử nghiệm tính gây ung thư theo đường miệng trên chuột nhắt,
chuột, chuột đồng và chó và phơi nhiễm qua đường tiêm trong bụng và đường hít thở đối
với chuột. Sau khi phơi nhiễm đường miệng với benzidin và các muối hydroclorua của
nó, người ta quan sát được sự gia tăng tỷ lệ mắc khối u gan lành tính và ác tính ở chuột
nhắt và chuột đồng, ung thư tuyến vú trên chuột. Benzidin gây cacxinoma bàngquang cho
chó.
Sau khi tiêm dưới da chuột hợp chất benzidin và muối sunphat của nó, người ta quan
sát được tỷ lệ khối u tuyến Zymbal cao. Sau khi tiêm benzidin vào bụng chuột, quan sát
thấy sự gia tăng đáng chú ý tỷ lệ khối u tuyến vú và tuyến Zymbal.
I.2 2-naphtylamin (2-naphthylamine) CAS no. 91-59-8
• Dữ liệu ung thư trên người
Các nghiên cứu tình huống và nghiên cứu dịch tễ độc lập trong những năm 1950
tới 1960 đã cho thấy rằng phơi nhiễm nghề nghiệp với 2-naphtylamin, hoặc chỉ với chất
này hoặc dưới dạng tạp chất trong các hợp chất khác là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư
bàng quang.
Hai nghiên cứu ở Mỹ đã xem xét tỷ lệ ung thư và tử vong của một nhóm cơng nhân
hóa chất phơi nhiễm chủ yếu với 2-naphtylamin. Trong một nghiên cứu, người ta thấy tỷ
lệ mắc ung thư bàng quang tăng đáng kể với 13 trường hợp quan sát được so với số kỳ
vọng là 0,6 ca. Hai báo cáo về phơi nhiễm nghề nghiệp tập thể tại một nhà máy sản xuất

thuốc nhuộm ở Italia cho thấy rủi ro ung thư bàng quang rất cao liên quan đến sản xuất 2naphtylamin (quan sát được 6 ca tử vong so với số kỳ vọng là 0,04). Các nghiên cứu về tỷ
lệ mắc bệnh từ Nhật Bản khi phơi nhiễm cả với 2-naphtylamin và benzidin đã cho thấy
9


rủi ro gia tăng rõ ràng bệnh ung đường tiểu và ung thư bàng quang, và có thể cả sự xuất
hiện gia tăng ung thư tại một vài vị trí khác, kể cả gan.
• Dữ liệu ung thư trên động vật
2-naphtylamin được thử nghiệm tính gây ung thư trên nhiều loại động vật thông
qua phơi nhiễm đường miệng và bằng một thử nghiệm sinh học về u tuyến phổi của chuột
nhắt. Sau khi phơi nhiễm đường miệng, chất này gây khối u ác tính ở bàng quang chuột
đồng, chó và động vật linh trưởng, và khối u ở gan chuột nhắt. Người ta đã quan sát được
tỷ lệ cacxinoma thấp ở bàng quang chuột sau khi phơi nhiễm đường miệng. Trong thử
nghiệm sinh học trên chuột nhắt, 2-naphtylamin cho kết quả dương tính.
I.3 4-aminobiphenyl (4-aminobiphenyl) CAS no. 92-67-1
Vào giữa những năm 1950 đã có nghiên cứu về rủi ro ung thư bàng quang gắn liền
với phơi nhiễm với 4-aminobiphenyl: trong số 171 nam giới phơi nhiễm với 4aminobiphenyl trong thời gian giữa 1935 và 1955, 19 người đã phát triển các khối u bàng
quang. Quan sát này dường như là đủ bằng chứng để dấy lên yêu cầu chấm dứt sản xuất
và sử dụng rộng rãi hóa chất này. Một chương trình giám sát các cơng nhân bị phơi nhiễm
với hóa chất này được khởi xướng. Trong 14 năm tiếp theo, 541 người được theo dõi lâm
sàng và khám xét cẩn thận cho thấy 86 người có tế bào cặn đường tiểu là dương tính hoặc
nghi ngờ là dương tính trong thời kỳ giám sát, và 43 người đã phát triển cacxinoma bàng
quang.
Trong một khảo sát về tỷ lệ tử vong do ung thư trên các công nhân tại một nhà máy
hóa chất sản xuất nhiều hóa chất khác nhau, người ta đã báo cáo lại tỷ lệ tử vong do ung
thư bàng quang tăng 10 lần. Tất cả 9 trường hợp tử vong đã bắt đầu làm việc tại nhà máy
từ trước năm 1949, và tại nhà máy này có sử dụng 4-aminobiphenyl trong khoảng từ 1941
tới 1952.
I.4 o-toluidin (o-toluidine) CAS no. 95-53-4
• Dữ liệu ung thư trên người

o-toluidin được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm, pigment và hóa chất cho cao
su. Chất này có mặt trong nước tiểu của hầu hết mọi người nhưng người ta không biết
được nguồn gốc xuất phát từ đâu. Ở các bệnh nhân được gây mê, người ta phát hiện otoluidin trong nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa.
Hiện giờ có năm nghiên cứu để đánh giá tính gây ung thư của o-toluidin. Hai
nghiên cứu về tỷ lệ tử vong được tiến hành vào những năm 1980 trên các công nhân sản
xuất thuốc nhuộm ở Italia và Mỹ. Trong mỗi trường hợp, phân nhóm các cơng nhân phơi
nhiễm với o-toluidin là nhỏ. Hai nghiên cứu đoàn hệ gần đây ở Đức và Anh và một
nghiên cứu lớn ở Mỹ trên các công nhân tham gia sản xuất 4-clo-o-toluidin và sản xuất
10


hóa chất cho cao su thấy các cơng nhân mắc ung thư bàng quang. Cả bốn nghiên cứu này
quan sát được tỷ lệ ung thư bàng quang cao vượt trội ở các công nhân phơi nhiễm với otoluidin. Rủi ro cao nhất là ở phân nhóm cơng nhân phơi nhiễm lâu nhất với o-toluidin.
• Dữ liệu ung thư trên động vật
o-toluidin đã được thử nghiệm tính gây ung thư dưới dạng muối hydroclorua của
nó trong hai thực nghiệm trên chuột nhắt và trong ba thực nghiệm trên chuột. Sau khi
chuột nhắt phơi nhiễm đường miệng, quan sát thấy tỷ lệ mắc bệnh u máu, saccoma u máu
và cacxinoma tế bào gan hoặc u tuyến cao. Trên chuột, phơi nhiễm o-toluidin đường
miệng làm tăng tỷ lệ khối u ở nhiều cơ quan, gồm u xơ, saccoma và u trung biểu mô, u xơ
tuyến vú, và cacxinoma nội mạc bàng quang.
I.5 4,4-metylenbis(2-cloanilin) (4,4-methylenebis(2-chloroaniline)) CAS no. 101-14-4
• Dữ liệu ung thư trên người
Trong một nhà máy sản xuất 4,4-metylenbis(2-cloanilin) đã xác định được ba
trường hợp ung thư bàng quang khơng có triệu chứng bệnh, hai trong số đó là nam giới
tuổi dưới 30 trong số 552 bệnh nhân. Bệnh nhân ung thư được phát hiện trong một tầm
soát bệnh ung thư trong một phân nhóm cơng nhân. Kết quả này cho thấy số bệnh nhân
ung thư là nhiều, tuy nhiên lại khơng tính tốn số tử vong kỳ vọng.
• Dữ liệu ung thư trên động vật
Trong ba nghiên cứu về phơi nhiễm qua đường miệng, chất này được thử nghiệm
tính gây ung thư trên chuột nhắt qua đường thức ăn trong nghiên cứu thứ nhất, trên chuột

đực và chuột cái trong hai nghiên cứu khác, trên chuột đực trong hai nghiên cứu tiếp theo
có sử dụng thức ăn có hàm lượng protein bình thường và thấp. Kết quả là chuột nhắt cái
tăng tỷ lệ khối u ở gan. Trong loạt nghiên cứu trên chuột được ăn thức ăn có hàm lượng
protein bình thường và thấp, thấy gây ra các khối u ở tế bào gan và các khối u ác tính ở
phổi chuột đực và cái trong một nghiên cứu, một vài khối u ở tế bào gan chuột đực trong
một nghiên cứu khác, và cacxinoma u tuyến ở phổi và các khối u tế bào gan của chuột
đực và cái trong nghiên cứu thứ ba và khối u ác tính ở phổi, cacxinoma u tuyến ở phổi và
khối u ở tế bào gan, cacxinoma u tuyến vú, cacxinoma tuyến Zymbal trong nghiên cứu
thứ tư. Chó cái được uống hóa chất này dạng viên nang đã được phát hiện cacxinoma nội
mạc của bàng quang và tử cung. Tiêm chất này dưới da chuột gây ra cacxinoma tế bào
gan và các khối u ác ở phổi.
II. Các amin thơm thuộc nhóm 2A
II.1 4-clo-o-toluidin (4-chloro-o-toluidine) CAS no. 95-69-2
• Dữ liệu gây ung thư trên người
11


Đã có ba nghiên cứu đồn hệ về phơi nhiễm với 4-clo-o-toluidin. Trong nghiên
cứu về tử vong của 342 công nhân sản xuất thuốc nhuộm dựa trên các amin thơm tại Mỹ
từ năm 1914 tới 1958, các công nhân phơi nhiễm với o-toluidin, 4-clo-o-toluidin và 4-cloaxetyl-octo-toluidin. Nghiên cứu này bị hạn chế do số lượng người phơi nhiễm với 4-cloocto-toluidin là nhỏ và chỉ biết số người tử vong chứ không liên quan tới các trường hợp
ung thư bàng quang.
Nghiên cứu tử vong của 335 công nhân nam tham gia sản xuất và gia công 4-cloocto-toluidin trong khoảng thời gian giữa năm 1929 và 1982 ở Essen (Đức), không ghi
nhận được tử vong do ung thư bàng quang. Các công nhân còn phơi nhiễm với các amin
thơm khác là N-axetyl-o-toluidin, 6-clo-o-toluidin, o-toluidin và 4-clo-o-toluidin. Tám
cơng nhân sau đó được phát hiện cacxinoma đường tiểu trên trong khoảng thời gian giữa
năm 1967 và 1985, hai trong số đó đã chết vào năm 1986.
Một nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian 1950-1986 (với thời gian
theo dõi liên tiếp trong 1950-1990) trên nhóm 49 cơng nhân nam phơi nhiễm với 4-clo-otoluidin khi tổng hợp clodimeform (được phân vào nhóm 3 – không phân loại là chất gây
ung thư cho người). Bảy trường hợp ung thư bàng quang được phát hiện trong khoảng
thời gian 1982-1990 ở các công nhân phơi nhiễm với 4-clo-o-toluidin. Tuy nhiên các

cơng nhân cịn phơi nhiễm với cả 4-cloanilin (được phân loại là chất trong nhóm 2B – có
thể gây ung thư cho người) trong thời gian ngắn và với lượng 4-clo-o-toluidin nhỏ hơn.
Do vậy, không thể loại trừ khả năng đồng phơi nhiễm với clodimeform và 4-cloanilin đã
gây bệnh.
• Dữ liệu gây ung thư trên động vật
Đã thử tính gây ung thư của 4-clo-o-toluidin và các muối hydroclorua của nó bằng
đường miệng trong hai thực nghiệm trên chuột nhắt và chuột. Các hợp chất này làm tăng
tỷ lệ saccoma ở lá lách và mô mỡ ở cả chuột nhắt cái và đực, nhưng không làm tăng tỷ lệ
mắc khối u ở chuột..
Trên người, 4-clo-o-toluidin gây độc tính cấp tính ở bàng quang. 4-clo-octotoluidin và các chất chuyển hóa của nó đính vào các phân tử gan.
4-clo-o-toluidin đưa ra các kết quả biến động trong phần lớn các thử nghiệm vi
khuẩn về tính gây đột biến. Trong khi hầu hết các thử nghiệm trên động vật có vú là
dương tính thì các thử nghiệm làm rút ngắn nhiễm sắc thể lại đưa ra các kết quả đối
nghịch. Các dữ liệu này về tổng thể chỉ ra rằng 4-clo-o-toluidin gây tổn thương DNA ở tế
bào của động vật có vú.
III. Các amin thơm thuộc nhóm 2B
III.1 o-aminoazotoluen (o-aminoazotoluene) CAS no. 97-56-3
12


• Dữ liệu ung thư trên người
Hiện chưa có báo cáo tình huống hoặc nghiên cứu dịch tễ học về tính gây ung thư
của o-aminoazotoluen cho người.
• Dữ liệu ung thư trên động vật
o-aminotoluen là chất gây ung thư cho chuột nhắt, chuột, chuột đồng và chó, Sau
khi phơi nhiễm qua đường miệng, người ta thấy chất này chủ yếu tạo ra các khối u ở gan,
túi mật, phổi và bàng quang. Amin thơm này cũng gây ra tác động ung thư sau khi chuột
phơi nhiễm bằng các đường khác. Có một số bằng chứng rằng o-aminoazotoluen sinh ra
các u nhú ở bàng quang của thỏ sau khi phơi nhiễm bằng cách đưa trực tiếp chất vào bàng
quang và sau khi cấy vào bàng quang. Nó cũng có tác dụng trong liều duy nhất trên chuột

mới sinh.
III.2 4-cloanilin (p-chloroaniline) CAS no. 106-47-8
• Dữ liệu ung thư trên người
Hiện giờ chưa có dữ liệu về ung thư trên người.
• Dữ liệu ung thư trên động vật
Đã thử tính gây ung thư của 4-cloanilin trên chuột nhắt và chuột bằng phơi nhiễm
qua thức ăn và đường ống xông vào dạ dày. Amin thơm này tạo ra saccoma u mỡ trên
chuột nhắt đực và cái tại nhiều bộ phận khác nhau sau khi phơi nhiễm qua thức ăn. Nó
cũng tạo ra saccoma u mỡ của lách và gan, u tuyến tế bào gan và cacxinoma trên chuột
nhắt đực và cái được ăn bằng đường xông vào dạ dày. Trên chuột người ta cũng quan sát
thấy saccoma của lách và u nang lá lách trong cả hai nghiên cứu.
Ngồi ra, cịn thấy 4-cloanilin gây ra chứng rối loạn hemoglobin vận chuyển ô xy
trong máu và được chuyển hóa tương tự ở người và động vật.
4-cloanilin tạo ra tổn thương DNA trên vi khuẩn, nhưng đối với đột biến gen thì lại
nhận được các kết quả đối nghịch nhau. Trên các tế bào nuôi cấy của động vật có vú,
người ta nhận thấy có đột biến gen, trao đổi nhiễm sắc thể chị em và rút ngắn nhiễm sắc
thể, nhưng đối với biến đổi gen thì lại nhận được các kết quả đối nghịch nhau.
III.3 4-metoxy-m-phenylendiamin (4-methoxy-m-phenylenediamine) CAS no. 95-80-7
• Dữ liệu ung thư trên người
Mặc dầu đã có nghiên cứu dịch tễ học trên thợ làm đầu và những người sử dụng
thuốc nhuộm tóc, nhưng khơng thấy đề cập đến tính gây ung thư của 4-metoxy-mphenylendiamin.
• Dữ liệu ung thư trên động vật

13


4-metoxy-m-phenylendiamin sunphat được thử nghiệm bằng đường ăn trong một
thực nghiệm trên chuột nhắt và trong hai thực nghiệm trên một giống chuột. Trên cả hai
loài chuột này đều thấy phát triển u hoặc cacxinoma tuyến giáp. Trên chuột cũng phát
hiện các khối u ở da, bao quy đầu, âm vật, và tuyến Zymbal.

Khoảng 2-4% liều bôi lên da được da người, khỉ và chuột hấp thụ. Khi cho chuột
phơi nhiễm với các liều cao của amin thơm này qua đường miệng trong thời gian ngắn,
quan sát thấy tuyến giáp to lên và thay đổi vi lượng đồng cân hoocmôn tuyến giáp.
4-metoxy-m-phenylendiamin là chất độc với di truyền trong ống nghiệm, gây đột
biến di truyền và tổn thương nhiễm sắc thể. Amin thơm này cũng gây đột biến ở vi khuẩn
khi có mặt hoặc khơng có mặt phần các hạt vi thể của gan chuột, thỏ hoặc người chưa bị
đột biến. Chất này cũng làm ngắn nhiễm sắc thể, trao đổi nhiễm sắc thể chị em ở tế bào
loài gậm nhấm trong ống nghiệm, tái tổ hợp phân chia tế bào ở nấm men và gây đột biến
trên côn trùng. Nhưng các kết quả của hầu hết thử nghiệm trên cơ thể động vật có vú lại
âm tính.
III.4 4,4’-metylendianilin (4,4’-methylenedianiline) CAS no. 101-7-9
• Dữ liệu ung thư trên người
4,4’-metylendianilin là chất gây độc cho gan. Chưa có dữ liệu để đánh giá ảnh
hưởng lên sinh sản hoặc độc tính với tiền sinh sản của 4,4’-metylendianilin.
Hiện giờ chưa có báo cáo tình huống hoặc nghiên cứu dịch tễ để đánh giá tính gây
ung thư của 4,4’-metylendianilin đối với người.
• Dữ liệu ung thư trên động vật
4,4’-metylendianilin và muối dihyroclorua của nó được thử nghiệm tính gây ung
thư bằng đường phơi nhiễm miệng trên chuột nhắt, chuột và chó. Người ta đã quan sát
thấy sự gia tăng tỷ lệ mắc u tuyến tế bào nang tuyến giáp và ung thư tế bào gan ở cả chuột
nhắt đực và cái. Trên chuột, người ta quan sát được sự gia tăng cacxinoma tế bào nang
tuyến giáp và bướu nhỏ ở gan chuột đực và u tế bào nang tuyến giáp chuột cái. Trong một
nghiên cứu trên chuột, 4,4’-metylendianilin được đưa vào cơ thể qua đường miệng cùng
với một chất gây ung thư đã biết, thấy tỷ lệ mắc khối u tuyến giáp lớn hơn tỷ lệ mắc khối
u do một loại chất gây ung thư gây ra.
Dữ liệu hiện có chưa đủ để đánh giá ảnh hưởng đến sinh sản hoặc độc tính tiền
sinh sản của 4,4’-metylendianilin đối với động vật.
4,4’-metylendianilin là chất gây đột biến với Salmonella typhimurium khi có mặt
một hệ chuyển hóa ngoại sinh. Nó gây tổn thương DNA của tế bào chuột đồng Trung
Quốc V76 khi có mặt của hệ thống chuyển hóa ngoại sinh, và gây tổn thương DNA ở gan

14


của chuột và trao đổi nhiễm sắc thể chị em ở tủy xương của chuột nhắt khi thử nghiệm
trên cơ thể chuột.
III.5 3,3’-diclobenzidin (3,3’-dichlorobenzidin) CAS no. 91-94-4
• Dữ liệu ung thư trên người
Có ba nghiên cứu dịch tễ trên các công nhân phơi nhiễm với 3,3’-diclobenzidin và
không đưa ra được chứng cớ về tính gây ung thư của chất này, nhưng các nghiên cứu
được đánh giá là chất lượng không tốt hoặc chưa đủ tin cậy về thống kê để loại trừ khả
năng này. Do 3,3’-diclobenzidin và benzidin cùng trong một nhà máy nên không loại trừ
3,3’-diclobenzidin làm tăng tỷ lệ mắc ung thư do benzidin gây nên.
• Dữ liệu ung thư trên động vật
3,3’-diclobenzidin được thử nghiệm tính gây ung thư trên chuột nhắt, chuột, chuột
đồng và chó theo đường phơi nhiễm qua miệng, trên chuột bằng đường tiêm dưới da và
trên chuột nhắt bằng phơi nhiễm qua nhau thai. Sau khi ăn vào, chất này gây ra các khối u
ở tế bào gan ở chuột nhắt, cacxinoma tế bào gan ở chó và khối u ở tuyến Zymbal trên
chuột, và cacxinoma bàng quang trên chuột đồng và chó. Người ta quan sát được tỷ lệ ung
thư máu tăng lên ở chuột sau khi phơi nhiễm qua đường miệng và ở chuột nhắt sau khi
phơi nhiễm qua nhau thai.
Không có dữ liệu về độc tính di truyền và các ảnh hưởng có liên quan của 3,3diclobenzidin trên người. Có báo cáo là chất này gây ra quá trình tổng hợp DNA khơng
theo chương trình trên các tế bào người được nuôi cấy. Amin thơm này gây đột biến cho
vi khuẩn.
III.6 3,3’-dimetoxybenzidin (3,3’-dimethoxybenzidin) CAS no. 119-90-4
• Dữ liệu ung thư trên người
3,3’-dimetoxybenzidin cùng với 3,3’-diclobenzidin và o-toluidin được chuẩn bị
trong cùng một nhà máy với benzidin và do vậy đã góp phần vào rủi ro ung thư bàng
quang gắn liền với benzidin. Chưa có báo cáo tình huống nào về ung thư bàng quang do
phơi nhiễm nghề nghiệp khi phơi nhiễm chỉ với hợp chất này.
• Dữ liệu ung thư trên động vật

Sau khi cho chuột phơi nhiễm với amin thơm này bằng đường miệng, 3,3’dimetoxybenzidin sinh ra khối u tại nhiều vị trí, gồm bàng quang, ruột, da và tuyến
Zymbal. Amin thơm này cũng gây ra các khối u nhú ở dạ dày tuyến của chuột đồng.
Hiện giờ chưa có dữ liệu về ảnh hưởng di truyền và các ảnh hưởng có liên quan
của 3,3’-dimetoxybenzidin trên người. Chất này gây ra trao đổi nhiễm sắc thể chị em trên
tế bào chuột đồng trong ống nghiệm và tổng hợp DNA khơng theo chương trình trên tế
15


bào người và tế bào gan chuột trong ống nghiệm. Amin thơm này cũng gây đột biến cho
vi khuẩn.
III.7 p-cresidin (p-cresidine) CAS no. 102-50-0
• Dữ liệu ung thư trên người
Hiện giờ chưa có báo cáo tình huống hoặc nghiên cứu dịch tễ về mối liên hệ giữa
phơi nhiễm với p-cresidin và ung thư trên người.
• Dữ liệu ung thư trên động vật
Khi bị phơi nhiễm với p-cresidin qua đường thức ăn, p-cresidin gây khối u ác tính
ở bàng quang của cả chuột nhắt và chuột, khối u ác tính ở nguyên bào thần kinh khứu giác
ở cả chuột nhắt đực và cái, khối u gan của chuột đực. Chất này cũng gây ra các khối u
trong hốc mũi ở chuột nhắt đực và khối u trong tế bào gan ở chuột nhắt cái.
p-cresidin là chất gây đột biến cho S.typimurium sau khi hoạt hóa chuyển hóa.
III.8 3,3-dimetylenbenzidin (3,3’-methylenebenzidin) CAS no. 119-93-7
• Dữ liệu ung thư trên người
Hiện chưa có báo cáo nghiên cứu dịch tễ nào về tính gây ung thư của chất này trên
người.
• Dữ liệu gây ung thư trên động vật
Khi cho chuột phơi nhiễm với 3,3-dimetylenbenzidin qua đường dưới da, thì thấy
amin thơm này là chất gây ung thư cho cơ thể. Thực nghiệm phơi nhiễm qua đường
miệng trên chuột cịn mang tính nghi ngờ cao do số lượng chuột được thử nghiệm cịn ít.
Trong thực nghiệm phơi nhiễm qua đường thức ăn, sản phẩm hóa chất thương phẩm
không tạo ra khối u trên chuột đồng.

III.9 4,4-thiodianilin (4,4-thiodianiline) CAS no. 139-65-1
• Dữ liệu ung thư trên người
Cho đến giờ vẫn chưa có một báo cáo tình huống hoặc nghiên cứu dịch tễ học nào
về phơi nhiễm của người với chất này.
• Dữ liệu ung thư trên động vật
4,4-thiodianilin được thử nghiệm tính gây ung thư trên chuột nhắt trong một thực
nghiệm và trên chuột trong một thực nghiệm khác. Cả hai thực nghiệm đều phơi nhiễm
qua đường thức ăn. Người ta thấy rằng amin thơm này là chất gây ung thư cho cả hai giới
tính của cả hai loài. Trên chuột nhắt, chất này gây ra cacxinoma của tế bào gan và
cacxinoma hoặc u nhú của tuyến giáp trên cả hai giới. Trên chuột, 4,4-thiodianilin gây ra
cacxinoma tuyến giáp ở cả hai giới, cacxinoma tế bào gan và u nhú ống tai hoặc
cacxinoma ở chuột đực và ung thư u tuyến cacxinoma dạ con của chuột cái.
16


4,4-thiodianilin là chất gây đột biến cho vi khuẩn Salmonella typhimurium với kích
hoạt chuyển hóa.
III.10 4,4-oxydianilin (4,4-oxydianiline) CAS no. 101-80-4
• Dữ liệu ung thư trên người
Chưa có báo cáo tình huống hoặc nghiên cứu dịch tễ nào về phơi nhiễm của người
với 4,4-oxydianilin trong sản xuất.
• Dữ liệu ung thư trên động vật
4,4-oxydianilin được thử nghiệm trên chuột nhắt và chuột theo đường miệng và
tiêm dưới da. Trong hai nghiên cứu trên chuột, 4,4-oxydianilin đã gây khối u lành và ác
tính ở tế bào gan sau khi qua đường miệng hoặc tiêm dưới da. Trong một nghiên cứu
khác, sau khi phơi nhiễm qua đường miệng và qua tiêm dưới da, đã phát hiện thấy các
khối u lành và ác tính nang-tế bào của tuyến giáp. Trong một nghiên cứu trên chuột nhắt
bị phơi nhiễm qua đường miệng, chất này đã gây ra các khối u lành và ác tính ở tế bào
gan của chuột cái được uống liều cao và trên chuột đực được dùng liều thấp; và xuất hiện
u tuyến của tuyến Harderian ở ở chuột nhắt đực và cái.

4,4-oxydianilin là chất gây đột biến cho vi khuẩn Salmonella typhimurium với kích
hoạt chuyển hóa.
Khơng có dữ liệu để đánh giá độc tính gây quái thai cho động vật thực nghiệm.
III.11 p-aminoazobenzen (p-aminoazobenzene) CAS no. 60-09-3
• Dữ liệu ung thư trên người
Chưa có báo cáo tình huống hoặc nghiên cứu lâm sàng trên người khi phơi nhiễm
với p-aminoazobenzen.
• Dữ liệu ung thư trên động vật
p-aminoazobenzen gây ra khối u trong gan ở chuột sau khi ăn uống qua đường
miệng và gây khối u biểu bì trên chuột sau khi bơi vào da. Trên chuột nhắt, người ta thấy
cacxinoma gan trên 50-100% chuột đực sau 1 hoặc bốn lần tiêm p-aminoazobenzen vào
trong bụng, so với 3% ở nhóm đối chứng và ở chuột cái. Trong hai dòng chuột nhắt khác,
93% và 46% chuột đực đã bị cacxinoma gan tại 11 tháng tuổi sau khi tiêm paminoazobenzen một liều vào trong bụng. Khi chuột nhắt cái đang mang thai và chuột
nhắt mới sinh ở cả hai giới được tiêm dưới da các liều cao của hợp chất này, thấy có sự
gia tăng rõ rệt tỷ lệ mắc khối u gan và bệnh về máu và các mô bạch huyết trên chuột nhắt
và sự gia tăng đáng kể về mặt thống kê tỷ lệ mắc các khối u này ở chuột mới sinh.
III.12 4-metyl-m-phenylendiamin (4-methyl-m-phenylenediamine) CAS No. 95-80-7
• Dữ liệu ung thư trên người
17


×