Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo án khoa điều dưỡng - THEO DÕI MẠCH ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.2 KB, 10 trang )

THEO DÕI MẠCH
MỤC TIÊU
1- Trình bày được định nghĩa, tần số
mạch của từng lứa tuổi, các yếu tố
ảnh hưởng đến mạch.
2- Nêu được các tính chất của mạch,
quy tắc chung khi theo dõi mạch.
3- Thực hiện được được quy trình kỹ
thuật bắt mạch quay.
• 1- Định nghĩa.
• Mạch là cảm giác đập nẩy nhịp nhàng theo
nhịp đập của tim khi ta đặt tay lên mạch.
• 2- Tần số mạch bình thường ở các lứa
tuổi
• - Trẻ sơ sinh: 140 – 160 lần/1phút.
• - Trẻ 1 tuổi: 120 – 125 lần/phút.
• - Trẻ 5 tuổi: 100 lần/phút.
• - Trẻ 7 tuổi: 90 lần/phút.
• - Trẻ 10 – 15 tuổi: 80 lần/phút.
• - Người lớn: 70 – 80 lần/phút.
• - Người già: 60 – 70 lần/phút.
• 3- Những yếu tố sinh lý ảnh hưởng đến tần số
mạch.
• - Thời gian: Buổi sáng mạch chậm hơn buổi chiều.
• - Trạng thái tâm lý tình cảm: Vui, buồn, xúc động…
ảnh hưởng lớn đến tần số mạch.
• - Vận cơ: Thể dục thể thao, lao động tần số mạch
tăng lên.
• - Tuổi: Tần số mạch giảm dần từ khi sinh đến tuổi
già.
• - Giới tính : Nữ mạch nhanh hơn nam từ 4 – 8


nhịp/phút.
• - Ăn uống các chất kích thích làm tăng tần số
mạch.
• - Sử dụng thuốc: Thuốc kích thích làm tăng tần số
mạch, thuốc an thần làm giảm tần số mạch.
• 4- Tính chất của mạch.
• 4.1-Tần số.
• Bình thường.
• - Người lớn 70 - 80 lần/phút.
• Bất thường.
• - Mạch nhanh: Khi tần số mạch ở người lớn từ 100 lần/phút
trở lên gặp trong trường hợp : Nhiễm khuẩn, Basedow, sử
dụng thuốc: Atropinsunphat, Cafein, mất máu, mất nước
nhiều.
• - Mạch chậm: Khi tần số mạch ở người lớn nhỏ hơn 60
lần/phút, gặp trong trường hợp: Bệnh tim nhịp chậm, chèn
ép nội sọ như khối u, ngộ độc Digitalis.
• 4.2- Nhịp điệu.
• Là khoảng cách giữa các lần đập của mạch.
• - Bình thường: đều đặn, bằng nhau.
• - Bệnh lý: Mạch có thể nhanh hoặc chậm thường gặp trong
một số bệnh sau: Bệnh về tim (ngoại tâm thu mạch đang
đập đều bỗng dưng có lần mất mạch rồi lại đập tiếp như
bình thường)…
• Một vài kiểu rối loạn nhịp.
• - Mạch nhịp đôi: Mạch đập 1 lần bình thường tiếp theo một
khoảng cách ngắn làm mạch đập yếu rồi đến một khoảng
cách dài rồi đập bình thường.
• - Mạch so le: một lần đập mạnh, một lần đập yếu.
• - Loạn nhịp hoàn toàn: Mạch lúc nhanh, lúc chậm, lúc

mạnh, lúc yếu.
• 4.3- Cường độ.
• - Cường độ mạnh: Gặp trong sốt, xúc động, Basedow, vận
động.
• - Cường độ yếu: Gặp trong mất nước, mất máu.
• 4.4- Sức căng của mạch.
• - Là tính co giãn của mạch: Bình thường động mạch nhẵn,
mềm và có tính đàn hồi tốt.
• - Bệnh lý mạch trở nên cứng mất tính đàn hồi co giãn khi sờ
vào động mạch có cảm giác như ấn vào ống cao su cứng ở
dưới da, thường gặp trong bệnh tăng huyết áp người già
hoặc xơ cứng động mạch.
• 4.5- Liên quan giữa mạch và nhiệt độ.
• - Mạch và nhiệt độ có sự liên quan chặt chẽ với
nhau, bình thường mạch và nhiệt độ có sự song
song với nhau hoặc tăng tiến cùng nhau, bình
thường mạch 70 lần/phút thì nhiệt độ là 370C.
• - Khi mạch 90 lần/phút thì tương ứng nhiệt độ là
380C.
• - Khi không có sự tương ứng song song gọi là
phân ly gặp trong bệnh thương hàn. Mạch 90
lần/phút, nhiệt độ là 400C hoặc trong xuất huyết
nội tạng như vỡ gan, vỡ lách: Mạch 120 lần/1 phút,
nhiệt độ giảm 360C.
5- QUY TẮC CHUNG KHI THEO DÕI MẠCH.
• - Trước khi theo dõi mạch người bệnh nghỉ ngơi 15 phút.
• - Trong khi theo dõi mạch không làm thủ thuật gì trên người
bệnh.
• - Ngày theo dõi mạch 2 lần: Sáng 8h, chiều 14h. Trường
hợp đặc biệt theo dõi theo chỉ định của bác sĩ.

• - Đường biểu diễn của mạch dùng màu đỏ.
• - Mỗi lần theo dõi chấm tròn đậm giá trị của mạch vào phiếu
theo dõi rồi nối các điểm với nhau.
• - Không để người bệnh tự đếm mạch rồi báo cáo kết quả.
• - Nếu thấy mạch bất thường phải báo cáo cho bác sĩ điều
trị.
• 5.1- Vị trí đếm mạch:
• Có rất nhiều vị trí đếm mạch cho người
bệnh: Động mạch thái dương, động mạch
cảnh, động mạch nách, động mạch cánh tay,
động mạch quay, động mạch bẹn, động
mạch khoeo chân, động mạch mu chân,
động mạch hiển trong.
• Thông thường bắt động mạch quay.
6- Quy trình kỹ thuật.
6.1- Chuẩn bị ngời bệnh.
Thông báo, dặn ngời bệnh nghỉ ngơi 15 phút trớc khi
đếm mạch.
6.2- Chuẩn bị ngời Điều dỡng.
- Điều dỡng có đủ áo, mũ, khẩu trang.
- Rửa tay thờng quy.
6.3- Chuẩn bị dụng cụ.
- Khay chữ nhật.
- Đồng hồ bấm giây.
- Gối kê tay (đếm mạch động mạch quay).
- Bút đỏ, thớc kẻ.
- Phiếu theo dõi chức năng sống.
6.4- KỸ THUẬT TIẾN HÀNH ĐẾM MẠCH ĐỘNG
MẠCH QUAY.
• 1) Hướng dẫn người bệnh nằm hoặc

ngồi tư thế thoải mái tay duỗi, lòng
bàn tay ngửa.
• 2) Xác định vị trí động mạch quay ở
dọc ngón cái, sát cổ tay bằng 3 ngón
giữa, sờ thấy cảm giác mạch nảy
• 3) Chờ đến khi cảm thấy mạch ổn
định, nhìn đồng hồ và đếm mạch
trong 30 giây, nhân đôi sẽ được tần
số mạch trong 1 phút
• 4) Nếu mạch rất chậm hoặc rất
nhanh đếm cả phút
• 5) Nếu mạch không đều hoặc yếu,
• dùng ống nghe nghe ở mỏm tim,
đếm cả phút
• 6) Ghi tần số mạch vào bảng theo
dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp

×