Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo án khoa điều dưỡng - CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.6 KB, 10 trang )

CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ
LIỆU THÔNG THƯỜNG
MỤC TIÊU
1- Trình bày được một số tư
thế nghỉ ngơi trị liệu thông
thường.
2- Trình bày được quy trình kỹ
thuật đặt người bệnh ở các tư thế
nghỉ ngơi trị liệu thích hợp.
1. TƯ THẾ NẰM NGỬA THẲNG.
• - Trường hợp áp dụng:
Tư thế trị liệu sau ngất,
sốc, chóng mặt.
• - Trường hợp không áp
dụng: Người bệnh hôn
mê, người bệnh nôn
(để phòng chất nôn lạc
vào đường hô hấp).
• - Kỹ thuật: Đặt người
bệnh nằm thẳng lưng,
đầu không có gối, chân
duỗi thẳng, bàn chân
được giữ vuông góc với
cẳng chân.( Hình 1)
2. TƯ THẾ NẰM NGỬA ĐẦU
THẤP.
• 2.1. Trường hợp áp dụng.
• - Sau xuất huyết đề phòng ngất, sốc.
• - Sau chọc ống sống.
• - Lao đốt sống cổ.
• - Kéo duỗi trong trường hợp gãy


xương đùi.
• 2.2. Trường hợp không áp dụng.
• Người bệnh hen phế quản, người
bệnh hôn mê, người bệnh nôn…
• 2.3. Kỹ thuật.
• - Đặt người bệnh nằm thẳng trên
giường, đầu không có gối, chân giường
phía chân người bệnh được kê cao hay
thấp tùy theo chỉ định ( Hình 2).
• - Cũng có thể kê gối dưới vai người
bệnh và kê cao hai cẳng chân bằng một
gối to.
3. TƯ THẾ NẰM NGỬA ĐẦU HƠI
CAO
• 3.1. Trường hợp áp dụng.
• - Bệnh đường hô hấp, bệnh tim.
• - Thời kỳ dưỡng bệnh, người già.
• 3.2. Trường hợp không áp dụng.
• - Người bệnh có rối loạn về nuốt.
• - Người bệnh ho khó khăn.
• - Người bệnh hôn mê, sau gây mê.
• 3.3. Kỹ thuật.
• - Cho người bệnh nằm ngửa, nâng nhẹ nhàng đầu người
bệnh lên, kê gối dưới đầu và vai người bệnh.
• Trong trường hợp người bệnh nằm lâu nên lót một vòng
đệm chống loét dưới mông.
4. TƯ THẾ NỬA NẰM - NỬA
NGỒI (FOWLER).
• 4.1. Trường hợp áp dụng.
• - Sau một số phẫu thuật ổ bụng.

• - Bệnh đường hô hấp: Khó thở, hen phế quản.
• - Bệnh tim.
• 4.2. Trường hợp không áp dụng.
• - Người bệnh có rối loạn về nuốt.
• - Người bệnh hôn mê, sau gây mê.
• 4.3. Kỹ thuật.
• - Người phụ nâng người bệnh ngồi dậy.
• Hình 3: Tư thế Fowler
• - Điều dưỡng nâng cao phía đầu giường lên từ 400- 500 (nếu giường có giá
đỡ)( Hình 3).
• Đặt gối và cho người bệnh nằm xuống.
• - Nếu giường không có giá đỡ có thể đặt gối to, dày để đỡ người bệnh.
• - Lót vòng đệm cao su dưới mông người bệnh khi cần thiết.
• - Đặt một gối cứng phía cuối giường cho người bệnh tỳ gan bàn chân lên để
người bệnh khỏi tụt xuống và chân khỏi đổ ra (bàn chân khỏi đổ về tư thế xấu).
• Chú ý:
• Trường hợp người bệnh bị bệnh tim nặng hoặc hen suyễn, người bệnh ngủ ở tư
thế ngồi, dùng gối chồng lên bàn con đặt trên giường để người bệnh đặt tay và dựa
ngực vào gối cho thoải mái.
5. TƯ THẾ NẰM SẤP.
• 5.1. Trường hợp áp dụng:
• - Loét ép vùng lưng, vùng cùng cụt.
• - Chướng hơi ở bụng.
• 5.2. Trường hợp không áp dụng.
• Người bệnh có thai hay tổn
• thương vùng lồng ngực.
• 5.3. Kỹ thuật.
• - Người phụ đứng bên giường đối diện với điều dưỡng viên.
• - Điều dưỡng viên đứng ở một bên giường đặt người bệnh nằm
ngửa sát bên giường đối diện giáp với người phụ.

• - Người phụ đỡ người bệnh khỏi ngã.
• - Điều dưỡng viên đặt một tay ở bả vai, một tay ở mông người
bệnh.
• - Giúp người bệnh nằm nghiêng về phía Điều dưỡng rồi nhẹ
nhàng đặt người bệnh nằm sấp, đầu nghiêng về một bên, một bên
má đặt lên gối mềm, để hai tay người bệnh đặt lên gối phía đầu
• ( Hình 4).
6. TƯ THẾ NẰM NGHIÊNG SANG BÊN
PHẢI HOẶC BÊN TRÁI.
• 6.1. Trường hợp áp dụng.
• - Nghỉ ngơi.
• - Người bệnh viêm màng phổi (nghiêng về phía viêm).
• - Người bệnh sau mổ: thận, đường tiêu hoá có dẫn lưu ổ bụng.
• 6.2. Kỹ thuật.
• - Tư thế này phải có thêm người phụ.
• - Người phụ đứng bên giường đối
• diện với điều dưỡng viên.
• - Đặt người bệnh nằm ngửa sát với
• người phụ và đối diện với điều dưỡng
• viên.
• - Điều dưỡng viên một tay đỡ vai,
• một tay đỡ mông người bệnh.
• - Người phụ hỗ trợ điều dưỡng viên.
• - Giúp người bệnh nằm nghiêng về 1 phía, đầu có gối hoặc
không, hai chân co hoặc chân dưới duỗi thẳng chân trên hơi co ( Hình
5).
7. MỘT SỐ TƯ THẾ NGHỈ NGƠI
TRỊ LIỆU LỒNG NGỰC.
• * Tư thế nằm sấp nghiêng 1/4 .
• - áp dụng cho thùy phải trên, phân thùy sau của

phổi.
• - Kỹ thuật:
• + Cho người bệnh nằm sấp.
• + Điều dưỡng viên một tay đỡ ở vùng chậu
hông, một tay đỡ ở vai người bệnh, nhẹ nhàng lật
người bệnh ở tư thế nằm sấp, hơi nghiêng.
• + Người phụ đặt gối ở vùng ngực bụng và đặt 1
gối mỏng ở vùng má tỳ xuống giường.
• + Nếu ở thùy trái trên, phân thùy sau thì ngược
lại: Đặt người bệnh nằm sấp, tay phải đặt lên gối,
thân người bệnh xoay nghiêng 1/4.
7. M

T S

TƯ TH

NGH

NGƠI TR

LIỆU LỒNG NGỰC
• * Tư thế nằm ngửa kê gối hỗ trợ dưới mông.
• - áp dụng cho thùy phải và trái dưới các phân
thùy đáy trước của phổi.
• - Kỹ thuật: Người bệnh nằm ngửa, Điều dưỡng
viên một tay đỡ thắt lưng, một tay đỡ đùi người
bệnh nhẹ nhàng nâng người bệnh lên, người phụ
luồn và đặt gối dưới mông (cao hay thấp theo chỉ
định).

• * Tư thế nằm sấp thẳng người có kê gối
dưới bụng và bàn chân.
• - Người bệnh nằm sấp: Đầu nghiêng về một
bên.
• - Luồn một gối dưới bụng và bàn chân người
bệnh.
7. M

T S

TƯ TH

NGH

NGƠI TR

LIỆU LỒNG NGỰC
• * Tư thế nằm nghiêng kê gối dưới mông.
• - áp dụng cho thùy phải hoặc trái dưới phân thùy đáy bên của phổi.
Do vậy người bệnh có thể nằm nghiêng bên phải hoặc bên trái tuỳ theo
chỉ định cụ thể.
• - Kỹ thuật: Người bệnh nằm nghiêng, người phụ luồn một tay
xuống vùng thắt lưng và mông nhẹ nhàng nâng mông người bệnh lên,
Điều dưỡng luồn gối dưới mông người bệnh.
• 7.1. Chuẩn bị người bệnh.
• - Giải thích và hướng dẫn cho người bệnh biết trước thủ thuật sắp
làm.
• 7.2. Chuẩn bị người điều dưỡng.
• - Điều dưỡng có đủ áo, mũ, khẩu trang.
• - Rửa tay thường quy.

• 7.3. Kỹ thuật tiến hành.
• - Tùy theo tình trạng người bệnh cụ thể mà tiến hành cho người
bệnh nằm tư thế cho phù hợp, các tư thế này cần có thêm người phụ.

×