Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích áp lực đối với đất đai cẩm phả quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.24 KB, 9 trang )

Đề tài: Phân tích áp lực đối với đất đai ở địa phương anh chị cấp huyện trở xuống
I. Đặt vấn đề
“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là cơ sở ko gian của mọi quá trình sản
xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, là thành phần quan trọng nhất của
moi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng”. Chính vì vậy quy hoạch sử dụng đất có vai trò và
chức năng rất quan trọng. Đặc biệt là khi quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên
khắp cả nư ớc. Áp lực mà con người đang tác động lên đất đai ngày càng lớn và cần được
quan tâm hàng đầu. Đó là áp lực từ sự gia tăng dân số ,nên đòi hỏi sẽ phải mở rộng diện
tích sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đặc biệt là đất ở, đất xây dựng cơ sở. Ngoài
ra, nhu cầu đất đai cho phát triển đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện chỉ chiếm 11,2%
tổng diện tích tự nhiên, trong tương lai sẽ tăng gấp đôi. Áp lực về tăng trưởng kinh tế
đồng nghĩa với gia tăng nguồn lương thực thực phẩm có chất lượng cao như: gạo, thịt,
trứng, sữa, rau quả, nước sạch, môi trường trong lành cũng sẽ là một gánh nặng…Áp lực
về nhu cầu sử dụng đất đai cho phát triển đô thị hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam cũng
không hề kém. Theo PGS.TS Huỳnh Đăng Hy, hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam,
đến năm 2020, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 400.000ha, chiếm 1,3% diện tích tự
nhiên cả nước, trung bình 90m2/người. Năm 2050, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng
816.00ha chiếm 2,4% diện tích đất tự nhiên cả nước.
Từ một thị xã, năm 2012 Cẩm Phả đã trở thành thành phố, một trong những trung
tâm công nghiệp, cảng biển hiện đại của tỉnh Quảng Ninh, cầu nối giữa hai thành
phố Hạ Long, Móng Cái (trung tâm kinh tế, thương mại lớn khu vực Đông Bắc).
Với lợi thế về tài nguyên, cảng biển, du lịch… Cẩm Phả quyết tâm phấn đấu trở
thành thành phố công nghiệp hiện đại vào năm 2015, ‘‘đòn bẩy’’ cho phát triển
kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vấn đề đặt ra là để duy trì tốc độ
tăng trưởng kinh tế chung cao như hiện nay thì con người đang tạo ra áp lực ngày
càng lớn đối với đất đai. Đó là vấn đề mà các cấp chính quyền địa phương các
ban ngành liên quan cần phải đưa ra các giải pháp thích hợp để hạn chế các tác
động đó, là việc làm cấp thiết nhằm đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nó đến
cơ cấu kinh tế, đời sống sinh hoạt của người dân và tài nguyên môi trường, từ đó
đưa ra các giải pháp phù h ợp.


II. Nội dung
2.1Những áp lực tác động đến đất đai tại thành phố Cẩm Phả:
a)Áp lực từ sự gia tăng dân số:
Tính đến ngày 21 tháng 02 năm 2012, dân số tại thành phố Cẩm Phả
có 195.800 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,02% so với năm
2011. Qua 10 năm, tỷ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn tỉnh giảm từ
8,75% (năm 2003) xuống còn 5,18% (năm 2012), dự kiến năm 2013
còn 4,98%. Tỷ số phá thai giảm từ 65,4% (năm 2008) xuống còn
41,7% (năm 2012);
Kết cấu dân số ở thành phố Cẩm Phả có mấy nét đáng chú ý. Trước
hết là “dân số trẻ”, tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người
già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Nét đáng
chú ý thứ hai là ở Cẩm Phả tỷ lệ nam giới đông hơn nữ giới , (nam
53,2%, nữ 46,8%)
Mức độ dân số theo nhân khẩu nông nghiệp giảm và phi nông nghiệp
tăng. Cùng với đó nhân khẩu đô thị tăng mạnh chứng tỏ tốc độ đô thị
hóa và công nghiệp hóa ngày càng cao.
Mật độ dân số đạt 403 người/km². Dân cư tập trung tại các khu vực
trung tâm đang chuyển hướng mở rộng phát triển ra khu vực ngoại
thành. Xây dựng các điểm dân cư mới giảm tình trạng thiếu đất ở ,
tận dụng mặt bằng chưa được sử dụng vào khai thác hợp li phát triển
quy mô đo thị hóa toàn diện.
Với tình hình dân số tăng nhanh như trên gây ra nhiều hệ quả nhiều mặt từ công ăn việc
làm, phát triển kinh tế, lương thực nhà ở,học hành, văn hóa, y tế. Không khai thác được
tốt tiềm năng kinh tế của các vùng trên đất nước ta: Vùng đồng băng đất đai ít, dân số quá
đông, lao động thừa không đủ việc làm.
Trong khi đó các khu vực miền núi có nhiều đất đai, khoáng sản quí cần người khai thác
mà lao động lại ít quá. Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp theo đầu người giảm, dù năng suất
lúa có tăng nhanh, bình quân lương thực theo đầu người tăng chậm
Việc xây dựng các công trình thủy lơi, công nghiệp, việc làm nhà và

xây dựng các công trình khác cũng chiếm nhiều đất nông nghiệp
Dân số tăng nhanh kéo theo sự gia tăng của các nhu cầu lương thực,
thực phẩm , tiêu dùng trong xã hội, đòi hỏi phải có thêm nhiều đất
cho sản xuất nông nghiệp. Dân số tăng làm cho nhu cầu đất ở cũng
tăng theo, dẫn đến xu thế đất nông nghiệp bị giảm do chuyển 1 phần
diện tích sang đất ở.
Thời gian tới, thành phố Cẩm Phả sẽ tập trung thực hiện quy mô gia
đình ít con, duy trì mức sinh thay thế một cách bền vững, nâng cao
chất lượng dân số đáp ứng nhu cầu đất ở và xây dựng cho các công
trình văn hóa xã hội
2.2Áp lực từ sự tăng trưởng kinh tế:
Sau một năm được công nhận thành phố, Cẩm Phả có nhiều đổi thay
với sắc diện mới. những đường trục chính vừa mới được nâng cấp,
mở rộng, hiện đại,các tuyến đường liên phường, nội phường, nội phố
cũng được xây dựng hoàn chỉnh; lòng đường, vỉa hè được mở rộng,
thoáng sạch với đầy đủ các hệ thống chiếu sáng. Không khí sôi động
của vùng mỏ như tụ cả về nơi đây.
Năm 2013, dẫu kinh tế đất nước vẫn chịu tác động của suy giảm
nhưng 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố
Cảm Phả vẫn đạt hơn 7.856 tỷ đồng (tăng 1,7%) so với cùng kỳ năm
trước; sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 7% so với cùng kỳ, thu
ngân sách thành phố đạt hơn 54% kế hoạch năm (tăng 7,97%), nhiều
lĩnh vực vẫn duy trì tốc độ phát triển và tăng cao so với bình quân
chung của toàn tỉnh Quảng Ninh.
Bên cạnh việc chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt các vấn đề liên
quan đến kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, các vấn đề trọng tâm,
trọng điểm để Cẩm Phả phát triển ổn định, bảo đảm nguồn thu ngân
sách, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố cũng đã đổi mới công tác
quản lý điều hành; thực hiện phân cấp, phân nhiệm triệt để cho cơ sở;
tạo môi trường thông thoáng thuận lợi, cho các ngành kinh tế phát

triển; nhất là các ngành công nghiệp chủ đạo như: Than, nhiệt điện,
xi măng. Thành phố cũng đã tạo những bước đột phá trong quy
hoạch, trong đó có quy hoạch mở rộng khu di tích lịch sử Đền Cửa
Ông và một số đô thị vệ tinh; quy hoạch cảng biển, cảng du lịch; các
cụm công nghiệp phụ trợ; các khu vui chơi giải trí; công viên cây
xanh; từng bước chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều
sâu; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để từng bước
nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông-lâm-thủy sản. Do đó có một
phần diện tích khá lớn đất nông nghiệp được chuyển sang cho các
nhu cầu phi nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp giảm tập trung
chủ yếu vào diện tích đất sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng
cây lâu năm vàđất trồng cây hàng năm. Diện tích đất công cộng tăng
và chủyếu phục vụnâng cấp, mởrộng, làm mới các công trình giao
thông và các công trình có mục đích công cộng.
Cẩm Phả còn là 1 trong những trong điểm của ngành khai thác than
của đất nước. Khaithác khoáng sản là quá trình con ngườibằng
phương pháp khaithác lộthiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng
đất phục vụphát triển kinh tế- xã hội. Các hình thức khaithác bao
gồm: khaithác thủcông, khaithác quy mô nhỏ và khaithác quy
mô vừa.Quá trình khaithác khoáng sản thường qua ba bước:
mởcửamỏ, khaithác và đóng cửa mỏ. Nhưvậy, tất cảcác công đoạn
khaithác đều tác động đến tàinguyên và môitrường đất.
Trong quá trình khaithác bằng cơgiớihoặc thủcông đòihỏicác thiết
bịcho hầm lò, cho sàng tuyển, xăng dầu cho các đầu máy điêden,
toagoòng, các loạixe vận tải, các loạimáy gạt hay hoá chất, đều có
tác động đến môitrường đấtHơn nữa, công nghệkhaithác hiện nay
chưa hợp lý, đặc biệt các mỏ kim loạivà các khu mỏ đang khaithác
hầu hết nằm ởvùng núi và trung du. Vìvậy, việc khaithác
khoáng sản trước hết tác động đến rừng và đất rừng xung quanh vùng
mỏ. Các biểu hiện suy thoáimôitrường thểhiện ởcác mặt sau đây:

-Giảm diện tích đất rừng, gia tăngsuy thoái đất .Khaithác khoáng sản
đã làm thu hẹp đáng kểdiện tích đất nông lâm nghiệp và ảnh hưởng
đến sản xuất như: chiếm dụng đất nông, lâm nghiệp để làm
khaitrường bãithải, thảicác chất thảirắn nhưcát, đá, sỏi, bùn ra đất
nông nghi ệp, thảinước từcác hệtuyển làm ô nhiễm đất nông nghiệp
và giảm sút năng suất cây trồng. Hiện nay trong khu vực Hòn Gai-
Cẩm Phảcó khoảng 30 mỏthan lớn nhỏ đang hoạt
động, bình quân khoảng 2.000ha, có 1mỏvớitổng diện tích là 175km2
, chiếm 28,7% tổng diện tích đất tựnhiên của thành phốHạLong và tp
Cẩm Phả.trong giai đoạn 1970 - 1997, các hoạt động khai
thác than đã làm mất khoảng 2.900ha (trung bình mỗinăm mất 100 -
110ha) đất rừng các loại, trong đó khoảng 2.000ha bịmất do mởvỉa,
đổ đất đá thải. Độche phủrừng tựnhiên từ33,7% năm 1970 giảm
xuống 6,7%
Tạikhu vực Cẩm Phả, trước năm 1975việc khai trường được mởrộng
chủyếu về phía tây - nam (khoảng 100ha) và phía tây (25ha). Sau
1975 vi ệc khaitrường vàbãi thảiphát triển vềphía bắc khoảng 435ha,
phía tây - bắc 265ha và phía đông 75ha
Do đặc thù của khaithác mỏ là một hoạt động công nghiệp không
giống các hoạt động công nghiệp khác vềnhiều mặt,
nhưphảididờimột khốilượng lớn đất đá ra khỏi lòng đất tạo nên một
khoảng trống rất lớn và rất sâu. Một khốilượng lớn chất
thảirắn được hình thành do những vật liệu có ích thường chỉchiếm
một phần nhỏcủa khốilượng quặng được khaithác, dẫn đến nhiều
khikhốilượng đất đá thảivượt khốilượng quặng nằm trong lòng đất.
Quá trình bốc xúc, tuyển rửa quặng, làm đất tơixốp tạo điều kiện
thuận lợicho phong hoá và hoá tách các khoáng vật kim loại
chứa trong đó. Vìvậy, có ảnh hưởng lớn đến môitrường, không
chỉkhi cơsở đang hoạt động mà còn tiếp diễn về lâu dàisau
khicơsởngừng hoạt động. Môitrường chịu ảnh hưởnglớn nhất trong

khu mở moong khaithác là chất thảirắn, không sử
dụng được cho các mục đích khác, đã tạo nên trên bềmặt địa hình
mấp mô, xen kẽ giữa các hốsâu và các đống đất đá. Đặc biệt ởnhững
khu vực khaithác "thổphỉ", tình hình còn khó khăn hơn nhiều. Một
sốdiện tích đất xung quanh các bãithải quặng có thểbịbồilấp do sạt lở,
xóimòn của đất đá từcác bãithải, gây thoáihoá lớp đất mặt. Các cồn
đống cuội, đá thảitrong quá trình khaithác vàng trên lòng sông
ngăn cản, thay đổidòngchảy gâysựxóilở đất bờsông, đê điều, gây úng
lụt cục bộ. Việc đổbỏ đất đá thảitạo tiền đềcho mưalũbồilấp các sông
suối, các thungl ũng và đồng ruộng phía chân bãithảivà các khu vực
lân cận. Quá trình san lấp mặt bằng, xây dựng nhà tạm hoặc thủcông,
hoặc cơgiới đều gây tiếng ồn, gây bụi làm ô nhiễm môitrường không
khí, ô nhiễm nguồn nước cũng như làm đảo lộn môitrường
đất tạo nên một vùng "đất mượn". Vùng "đất mượn" khicó mưa lớn
thường gây ra các dòng bùn dichuyển xuống vùng thấp, vùng đất
canh tác, gây tác hạitớihoa màu, ruộng vườn, nhà cửa, vào mùa mưa
lũthường gây ra lũbùn đá, gây thiệt hại tớimôitrường kinh tếvà
môitrường xãhội.Việc dọn mặt bằng xây dựng cơsởhạtầng phục
vụviệc mởmỏcũng làm cho quỹ đất nông lâm nghiệp bịmất, hoặc
thay đổi địa hình.Cho đến nay việc giảiquyết các hậu quảvề môi
trường một cách chủ động đốivớicác mỏ đã ngừng và sắp ngừng
khaithác còn nhiều bất cập vìtrước đâyvấn đềbảo vệvà hoàn phục
môi trường trong quá trình phát triển khoáng sản (từ khimởmỏ đến
khingừng khaithác) chưa được đặt ra một cách đúng mức trong các
phương án khaithác mỏ. Gần đây bắt đầu có một sốmỏ đã
ngừng khaithác thì ngoài việc san gạt một cáchtương đốimột sốdiện
tích mỏcó thể san gạt được, các diện tích còn lạihầu như đểnguyên
hiện trường, chưa có phương án sửdụng đất đaicó hiệu quảvềkinh
tếvà môitrường.
Tuy rằng đây là 1 xu thế tất yếu của sự phát triển song cần có sự điều

tiết hợp lý của nhà nước, đảm bảo duy trì đất sản xuất nông nghiệp ở
một mức độ nhất định để đảm bảo an ninh lương thực.
-Một trong những biểu hiện là thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện
tình trạng đất sụt lún ở nhiều địa tại thành phố Cẩm Phả gây thiệt hại
và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân.
-Cac chinh sach mới về phát triển kinh tế xa hoi gây áp lực vế cường
độ sử dụng
+/57
+
+
+
2.3 Áp lực từ sự phát triển của các đô thị:
Ở bất cứ thời kỳ nào, đô thị hóa là 1 xu thế phát triển tất yếu và phát
triển đô thị cũng là một động lực phát triển quan trọng.
Trong hơn 3 năm trở lại đây, TP Cẩm Phả đã xây dựng và triển khai
nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể trong lĩnh vực đầu tư Xd đo thị.
Theo đó, thành phố đã chủ động bố trí kế hoạch vốn, tập trung vào
nhóm các công trình nhà văn hoá, phục vụ chỉnh trang đô thị, trường
học, giao thông, thoát nước… Hàng năm, nguồn vốn chi cho đầu tư
XD đo thị của thành phố luôn chiếm tỷ lệ cao.
Từ đầu năm 2013 tới nay, thành phố đã thoả thuận chủ trương và địa
điểm quy hoạch do các doanh nghiệp làm chủ đầu tư 17 dự án công
trình; phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cho 11 dự án
công trình; thẩm định thiết kế bản vẽ thi công cho 37 công trình, chủ
yếu là các công trình trường học, nhà văn hoá và trụ sở làm việc
Thành phố cũng đã thực hiện khởi công mới 11 công trình và thực
hiện chuyển tiếp từ năm 2012 gồm 3 công trình. Trong đó phải kể
đến các công trình trọng điểm như: Trụ sở Trung tâm Hành chính
công TP Cẩm Phả; công trình Kè chống sạt lở kết hợp với đường
giao thông đoạn từ bến phà Tài Xá (cũ) đến chân cầu Vân Đồn I; các

trường mầm non Mông Dương, Cẩm Thịnh, Cẩm Hải Song song
với đó, hiện nay, các đơn vị chức năng thành phố cùng đơn vị tư vấn
tiếp tục triển khai thực hiện các quy hoạch chi tiết cho 8 phường trên
địa bàn sau khi điều chỉnh quy hoạch chung.
Quá trình đô thị hoá tương đối nhanh đã có những ảnh hưởng đáng
kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh
thái: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm
diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập; mở rộng không
gian đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn
đề nhu cầu lương thực và đến đời sống của nhân dân ; sản xuất công
nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn chất thải, trong
đó chất thải nguy hại ngày càng gia tăng ngấm vào mt đất ảnh ưởng
trực tiếp đến sk ng dân trong khu vực
Một trong những nguyên nhân chính gây nên áp lực đối với đất đai
tại các đô thị là các vấn đề môi trường chưa được đề cập đầy đủ và
quan tâm đúng mức trong quy hoạch xây dựng đô thị. Ngoài việc quy
hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng, các vấn đề cơ sở hạ tầng
kỹ thuật đô thị, như hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý rác, xử lý
nước thải, giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn, chưa được chú ý
đúng mức. Mặc dù việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
cho các đồ án quy hoạch đô thị đã được quy định trong Luật Bảo vệ
môi trường, nhưng công tác triển khai thực hiện cho đến nay vẫn còn
chậm, chưa hiệu quả và chưa chứng tỏ được tầm quan trọng của việc
bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng đô thị.
Một nguyên nhân khác dẫn đến việc đất đai phải chịu sức ép ngày
càng tăng là việc thiếu các biện pháp hữu hiệu trong chỉ đạo và quản
lý quy hoạch xây dựng. Tình trạng xây dựng lộn xộn tại các đô thị
lớn là một vấn đề bức xúc đòi hỏi những biện pháp quản lý cấp bách
và hiệu quả, nếu không cái giá phải trả cho việc giải quyết hậu quả
môi trường sẽ là vô cùng lớn. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng

là bước tiếp theo và cụ thể hoá của công tác lập quy hoạch xây dựng
đô thị, một yếu tố then chốt trong việc xây dựng các đô thị bền vững
và hoà hợp với môi trường.
Theo lãnh đạo thành phố, đối với việc phát triển đô thị, ngoài những
chú trọng đến hạ tầng cơ sở, vấn đề đảm bảo môi trường, đặc biệt là
đảm bảo môi trường ở các khu vực công nghiệp mỏ, nhiệt điện
càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Thành phố đã chỉ đạo các đơn
vị, doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là đơn vị ngành Than phối hợp
thực hiện các giải pháp về đảm bảo môi trường đô thị, giảm thiểu tối
đa những tác hại xấu từ khói, bụi, ô nhiễm nguồn nước xả ra môi
trường đất. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các hệ thống xử lý ô
nhiễm, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm liên
quan, không để tái diễn vi phạm.
III. Kết luận
Cùng với việc khai thác và tiếp tục sử dụng nguồn quỹ đất có sẵn thì
Thành ủy, HĐND, UBND thành phố cũng đã đổi mới công tác quản lý
điều hành đất đai để giảm tối đa áp lực mà chúng ta đang tác động lên
nó.
Chú trong giải quyết xung đột giữa gia tăng dân số và an ninh lương
thực; giữa công nghiệp hóa, đô thị hóa dưới tác động của biến đổi khí
hậu với việc đảm bảo quỹ đất sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất
lương thực; quyền sử dụng đất đai; giữa công cụ quản lý kinh tế và công
cụ quản lý hành chính; giữa việc đáp ứng nhu cầu hiện tại với việc đảm
bảo khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai
Thành phố CP tiep tuc thực hiện theo quan điểm dc chỉ đạo: “Đất đai
được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả
cao; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái,
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Bởi vậy, việc quy
hoạch, sử dụng có hiệu quả đất đai trong các lĩnh vực có vai trò quan
trọng trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, cần nghiên cứu quy hoạch dài

hạn 50 năm hay xa hơn; có kế hoạch 5 năm, 10 năm xây dựng mới, củng
cố đê biển, đê ứng phó với biến đổi khí hậu bảo vệ đất sản xuất nông
nghiệp, đất khu dân cư đi đôi với việc thâm canh cao rừng trồng; bảo vệ
nghiêm ngặt rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; chú trọng tăng chất
lượng rừng cả về kinh tế và bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường./.

×