Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH HỆ THẦN KINH, SỌ NÃO VÀ CỘT SỐNG – PHẦN 1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.97 KB, 25 trang )

CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH HỆ THẦN
KINH, SỌ NÃO VÀ CỘT SỐNG –
PHẦN 1


I.Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thần kinh
Mục tiêu học tập
1. Phân tích được vai trò của các kỹ thuật hình ảnh đối với hệ thần kinh, sọ não và
tủy sống
2. Trình bày được hình ảnh giải phẫu X quang thường quy và Cắt lớp vi tính sọ
não.

1. Kỹ thuật chụp X quang thường quy
Kỹ thuật chụp X quang thường quy còn gọi là quy ước, kinh điển từ hơn 100
năm nay về đánh giá các tổn thương của sọ não và cột sống. Chỉ định chụp X
quang xương sọ mặt, cột sống hiện nay được xem là hình ảnh định hướng cho các
kỹ thuật Cắt lớp hiện đại. Gồm các kỹ thuật:
- Chụp hộp sọ toàn bộ với ba mặt phẳng cơ bản:
Mặt phẳng trán : tư thế thẳng,
Mặt phẳng dọc giữa : tư thế nghiêng,
Mặt phẳng trục : tư thế Hirtz.
- Chụp cột sống từng vùng: (cổ, lưng, thắt lưng) và bản lề chẫm cổ, cổ lưng, lưng
cùng.
- Chụp X quang phóng đại trực tiếp một vùng : chụp mõm nha C2
- Chụp X quang với tư thế động : Chụp cột sống gấp tối đa hay ưỡn ngực tối đa,
để đánh giá các tổn thương eo thân đốt sống.
2. Siêu âm
Siêu âm là chỉ định không nhiều cho hệ thần kinh não tuỷ. Tuy nhiên ở một số
trường hợp, siêu âm với các đầu dò tần số từ 5 - 10MHz, qua cửa sổ xương mỏng
hoặc thóp, cho phép đánh giá sự dịch chuyển cấu trúc đường giữa trong quá trình
choán chỗ 1 bên bán cầu não.


Với kỹ thuật siêu âm Doppler màu, có thể xác định các bất thường của dòng chảy
mạch máu, qua đó gợi ý thêm cho chẩn đoán thần kinh não tuỷ.
Siêu âm còn hướng dẫn chọc dò, định hướng trong khi phẫu thuật các tổn thương
ở sâu trong mô não, tiểu não.
3. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT)
Cũng sử dụng tia X, kết hợp với thiết bị đo lường sự suy giảm của tia X
(Detector) sau khi đi qua cơ thể, với xử lý của máy tính, ta có thể làm tái hiện hình
ảnh bằng sự phân giải không gian và tỉ trọng. Nhờ đó, trên ảnh CLVT thay vì chỉ
có 4 mật độ như X quang qui ước (xương chất cản quang - mô mềm - mỡ - khí)
cung cấp hơn 4000 độ xám gọi là đơn vị Hounsfield, cho phép đánh giá được bản
chất của tổn thương.
Hiện nay với các thế hệ máy CLVT đa dãy đầu dò, đã giúp cho chẩn đoán hình
ảnh thần kinh sọ não và tuỷ sống có những bước tiến đáng kể. Từ chấn thương,
các tai biến mạch máu não, dị dạng mạch não cho đến các u não, bệnh lý cột
sống ; CLVT đã giải quyết cơ bản các vấn đề lớn của hệ thần kinh. Do vậy hình
ảnh CLVT ngày càng phổ cập trong lâm sàng ở các tuyến từ cơ sở đến trung ương.
4. Cộng hưởng từ (CHT)
Là phương pháp cắt lớp phức tạp hơn, trong khi CLVT chủ yếu chỉ cắt theo mặt
phẳng trục, thì CHT cho phép cắt nhiều mặt phẳng dọc, ngang, trán ; đồng thời tạo
ảnh bằng nhiều chuỗi xung khác nhau ; trước và sau tiêm thuốc đối quang từ. Hình
ảnh CHT đã phân tích được các tổn thương trong mô mềm, thần kinh não tủy rất
lý tưởng.
So với CLVT thì CHT có độ nhạy và đặc hiệu cao hơn, vì thế CHT ngày càng
được ứng dụng rộng rãi để bổ sung chẩn đoán cho CLVT và các phương pháp
khác.
5. Chụp ống tủy sống (Myelography) và Chụp Cắt lớp tuỷ sống có cản
quang (Myeloscanner)
Hiện nay chỉ định bơm chất cản quang Iốt vào khoang dưới nhện của ống sống,
có thể chụp khoang tủy, bao rễ thần kinh hoặc chụp cắt lớp, ngày càng ít dần từ
khi có CHT phát triển. Chụp ống tuỷ sống có cản quang có thể chẩn đoán được các

bệnh lý thoát vị đĩa đệm, bệnh lý của bao rễ khoang dưới nhện. CLVT có tiêm
thuốc cản quang vào ống, phối hợp tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch có thể chẩn
đoán được các bệnh lý ở khoang ngoài màng cứng, trong tuỷ. Tuy nhiên vẫn
không thể thay thế CHT.
6. Chụp mạch máu (Angiography)
Tiêm chất cản quang Iode tan trong nước vào động mạch hoặc tĩnh mạch, sau khi
chích trực tiếp hoặc gián tiếp qua Catheter (sonde). Phương pháp này đánh giá
mạch phân bố cho hệ thần kinh bình thường hay bệnh lý, góp phần chẩn đoán các
tổn thương có thay đổi phân bố mạch máu, trong u lành hoặc u ác ở sọ não, tuỷ
sống, là nền tảng của can thiệp mạch.
Kỹ thuật chụp động mạch trực và gián tiếp để chẩn đoán hiện nay dần dần thay
thế bởi chụp mạch máu số hóa như chụp mạch CLVT (CTA), chụp mạch CHT
(MRA). Vai trò của chụp mạch chỉ còn lại chức năng can thiệp.
7. Chụp nhấp nháy đồng vị phóng xạ (Scintigraphie)
Với các chất đồng vị phóng xạ đưa vào cơ thể, nhờ một thiết bị đo lường bức xạ,
ghi lại hình ảnh, đánh giá phân bố vận tốc đào thải.
Ưu điểm của kỹ thuật này là đánh giá chức năng.
Các kỹ thuật hiện đại như PET, SPECT đã bổ sung hoàn thiện cho chẩn đoán hệ
thần kinh.

II.Giải phẫu X quang sọ não
1. Các xương sọ và khớp sọ

2.Giải phẫu X quang sọ thẳng, nghiêng


3. Giải phẫu X quang sọ trên tư thế chụp hố sau (Towns), Blondeau và Hirtz





4. Sơ đồ các động mạch và tĩnh mạch não trên hình chụp mạch não




5. Sơ đồ các thuỳ não và giải phẫu trên Cắt lớp vi tính và Cộng hưởng từ



III. Hình ảnh bệnh lý thần kinh sọ não
Mục tiêu học tập
1. Phân tích được các dấu hiệu bất thường của hình ảnh X quang sọ não,
2. Phát hiện được một số dấu hiệu bệnh lý cơ bản trên hình ảnh chụp mạch não và
CLVT.

1.Các dấu hiệu bất thường của hình ảnh X quang sọ não
1.1. Các vôi hoá bình thường trong hộp sọ
Bình thường ta có thể thấy được các vôi hoá của:
• Tuyến tùng,
• Đám rối mạch mạc,
• Màng cứng,
• Mạch máu,

1.2. Các vôi hoá bất thường trong hộp sọ
- U sọ hầu,
- U màng não,
- U thần kinh đệm (glioma),
- Dị dạng mạch máu,

- Phình mạch,
- U xương,
1.3. Hình ảnh giảm độ cản quang bình thường hộp sọ
- Phần vảy (squamous) xương thái dương,
- Các hạt Pacchioni
1.4. Hình ảnh giảm độ cản quang bất thường hộp sọ
- Phẫu thuật,
- Khí : Phần mềm, trong sọ do chấn thương sọ não hở,
- Bản sọ: Bào mòn bản sọ ngoài, trong do u, viêm,
- Bệnh lý lan toả: Di căn, multiple myeloma, Paget, cường tuyến cận giáp

1.5. Hình ảnh tăng độ cản quang bất thường
- Toàn thể: Loạn sản xơ, To đầu chi (Acromegaly), Do thuốc, Thiếu máu,
- Khu trú: Dị vật, Osteoma, Meningioma, búi tóc,
- Nhiều vùng: Di căn đặc xương, Paget
1.6. Hội chứng tăng áp lực nội sọ
- Giãn khớp sọ,
- Dấu ấn ngón tay,
- Mất vôi bản dốc


2.Hình ảnh chấn thương sọ não
2.1 Các loại đường gãy xương
- Đường nứt sọ,
- Lún sọ,
- Vỡ nhiều mảnh.
2.2 Các đặc điểm của đường nứt sọ
- Đường sáng,
- Xuyên qua hai bản xương,
- Thường thẳng, có thể đổi hướng đột ngột,

- Bờ rõ nét,
- Có thể chạy ngang qua các dấu ấn mạch máu hay các khớp sọ
Phân biệt với khớp sọ:
• Các đường không đều, zic zac,
• Bờ đặc xương,
• Nằm ở các vị trí giải phẫu
• Đối xứng
Phân biệt với các mạch máu:
• Nhỏ dần khi chạy ra phía ngoại biên: động mạch
• Chia nhánh và đối xứng,
• Các tĩnh mạch trong tuỷ xương sọ giãn.

3.Các dấu hiệu bất thường trên phim chụp mạch máu
3.1. Tắc mạch nội sọ
Do huyết khối hoặc cục tắc nghẽn, gây ra nhũn não, trên hình ảnh chụp mạch đó
là dấu hiệu gián đoạn, cắt cụt mạch

3.2. Hẹp động mạch




×