Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tiểu luận marketing căn bản (sữa đậu nành )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.62 KB, 24 trang )


TIỂU LUẬN MÔN: MARKETING CĂN BẢN
ĐỀ TÀI:
LẬP CƠ SỞ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH
SỮA ĐẬU NÀNH NGUYÊN CHẤT
TỪ THIÊN NHIÊN
Giảng viên hướng dẫn :
Nhóm thực hiện :
Lớp :
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10/2012
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Nhận xét của giáo viên










MỤC LỤC
1
Trên thị trường hiện nay nhu cầu về các loại thức uống dinh dưỡng, nguyên
chất tự nhiên như sữa đậu nành, sữa đậu phộng… là rất lớn.
Loại thức uống này cung cấp nhiều dưỡng chất và rất tốt cho sức khỏe, mức độ
được đánh giá ngang bằng với sữa tươi.


Tuy nhiên, các nhà cung cấp các sản phẩm này ở TP HCM hiện nay chỉ ở quy
mô rất nhỏ lẻ, nhưng nguồn gốc, chất lượng sản phẩm không đảm bảo cũng như hệ
thống phân phối chưa thuận lợi.
Qua kết quả khảo sát thị trường hiện nay vẫn chưa có cơ sở hay doanh nghiệp
nào trực tiếp sản xuất các sản phẩm nước uống truyền thống đảm bảo hương vị tự
nhiên, không dùng chất bảo quản, không dùng hóa chất đồng thời phân phối sản phẩm
đến tận nơi sống hoặc làm việc của người tiêu dùng không qua bất cứ khâu trung gian
nào.Và đây là điểm xuất phát cho ý tưởng kinh doanh “Thức uống dinh dưỡng tiện
lợi” .
Sản phẩm là thức uống truyền thống làm chủ đạo, sản phẩm được chọn để xâm
nhập thị trường đó là sữa đậu nành nguyên chất và còn giữ độ ấm được giao hàng đến
từng hộ gia đình, văn phòng, công sở… bởi các đội ngũ bán hàng di động. Mô hình
phân phối sẽ kết hợp giữa bán lẻ và giao hàng tận nơi.
Thật tuyệt vời với mỗi sáng thức dậy các hộ gia đình, các nhân viên văn phòng
có ngay một sản phẩm đảm bảo chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để
thưởng thức và nạp năng lượng cho một ngày mới.
Với thông điệp “Sữa đậu nành – Hành trình cho sức khỏe” ý tưởng kinh
doanh sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả công việc cho khách hàng đồng thời
góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. Nhóm chúng em chọn đề tài “ Lập cơ sở sản
xuất và kinh doanh sữa đậu nành nguyên chất từ thiên nhiên” làm đề tài cho bài
tiểu luận.
Thay mặt nhóm em xin chân thành cám ơn Thầy đã tận tình hướng dẫn để
nhóm hoàn thành bài tiểu luận này. Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm đã có nhiều
cố gắng, xong do chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót, mong Thầy và các bạn góp ý kiến để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn !
GVHD:
CHƯƠNG 1
HÌNH THÀNH LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
1.1 Loại hình kinh doanh

Sau một thời gian tìm hiểu nhu cầu về các loại thức uống dinh dưỡng, nguyên
chất tự nhiên như sữa đậu nành, sữa đậu phộng…một loại thức uống cung cấp nhiều
dưỡng chất và rất tốt cho sức khỏe, mức độ được đánh giá ngang bằng với sữa tươi.
Nhận thấy tiềm năng phát triển rất lớn trong khi đó tình hình hiện nay cung
không đáp ứng đủ cầu, các nhà cung cấp các sản phẩm này ở TP HCM chỉ ở quy mô
rất nhỏ lẻ, nhưng nguồn gốc, chất lượng sản phẩm không đảm bảo cũng như hệ thống
phân phối chưa thuận lợi. Cho nên để phù hợp với tình hình thực tế và để phát triển thị
trường của mình, công ty quyết định thành lập một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
với tên gọi “CÔNG TY TNHH SỮA VIỆT”.
1.2 Tên giao dịch :
 Tên tiếng việt: Công ty TNHH Sữa Việt
 Tên viết tắt : SUA VIET CO.,LTD
 Trụ sở chính : 383/3 Quang Trung, Phường 10, Q. Gò Vấp, Tp.HCM
 Điện thoại : (84 8) 39893064
 Fax : (84 8) 39893065
 E - mail :
 Slogan : “Sữa đậu nành - Hành trình cho sức khỏe”
1.3 Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm thành lập được xác định là 500,000,000
đồng (Năm trăm triệu đồng). Cơ cấu góp vốn gồm 10 thành viên:
1.4 Bộ máy tổ chức:
Tùy vào tỷ lệ vốn góp, khả năng của từng thành viên mà cơ cấu tổ chức của
công ty được thể hiện qua sơ đồ sau.
Nhóm 1
GVHD:
Sơ đồ bộ máy tổ chức
 Giám đốc :
Giám đốc là người có quyền quyết định điều hành mọi hoạt động của công ty
theo chính sách pháp luật hiện hành, là người ra chính sách đối nội, đối ngoại trong
công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể về hoạt động kinh doanh của đơn

vị.
Giám đốc trực tiếp quản lý chung các phòng ban chức năng trong công ty .
 Bộ phận sản xuất chế biến:
Chịu trách nhiệm quản lý, tiến hành thực hiện các khâu thu mua NVL, nguồn
đầu vào cho sản phẩm; đảm bảo vận hành máy móc thiết bị phục vụ việc sản xuất sản
phẩm; sản xuất, chế biến, đóng gói sản phẩm; chịu trách nhiệm về chất lượng, số
lượng của sản phẩm…
 Bộ phận marketing:
Chịu trách nhiệm các vấn đề về Marketing: xây dựng và thực hiện các chiến
lược Marketing, quảng bá và đưa sản sản phẩm tiếp cận khách hàng.
 Bộ phận kinh doanh:
Tổ chức các hoạt động kinh doanh mua bán tiêu thụ sản phẩm, tìm thị trường
tiêu thụ để mở rộng và tìm phương hướng phát triển, có những biện pháp đẩy mạnh
những mặt hàng đang kinh doanh và đã ổn định.
Tìm kiếm hợp đồng mới, đẩy mạnh các phương án kinh doanh mở rộng thị
trường ra các tỉnh.
Nhóm 1
GVHD:
 Bộ phận tài chính:
Giúp đỡ tham mưu cùng Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động chung của
công ty. Phản ánh tình hình thu chi của doanh nghiệp.
Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
chuyên sâu về công tác tài chính như tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kế toán thống
kê, có nhiệm vụ xử lý và quản lý có hiệu quả nguồn tài sản của công ty. Đồng thời
chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện hạch toán thống kê, lập các báo cáo quyết toán,
báo cáo kết quả hoặt động kinh doanh, đóng thuế và các khoản nộp vào ngân sách nhà
nước.
1.5 Chức năng, nhiệm vụ:
Giai đoạn 1: (dự kiến 6 tháng) xây dựng thương hiệu và phát triển dòng sản
phẩm chính là sữa đậu nành nguyên chất.

Xâm nhập thành công thị trường.
Mục tiêu 6 tháng đầu, 25% đối tượng khách hàng mục tiêu tại quận Gò Vấp
biết đến thương hiệu, 7% khách hàng mục tiêu sử dụng sản phẩm.
Giai đoạn 2: (dự kiến 12 tháng) Tái đầu tư và và phát triển hệ thống chuỗi cung
ứng rộng khắp tất cả các quận của TP HCM, đồng thời củng cố và mở rộng thị phần.
Mục tiêu sau 12 tháng, phát triển hệ thống giao hàng tận nơi cho toàn bộ các
quận nội thành của thành phố. Sau 12 tháng, 20% khách hàng mục tiêu của toàn thành
phố biết đến thương hiệu. 5% khách hàng mục tiêu sử dụng sản phẩm.
Giai đoạn 3: Đầu tư mới công nghệ, phát triển dòng sản phẩm phong phú đáp
ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng như: sữa đậu phộng, nước rau má, nước
nha đam Mục tiêu 70% khách hàng sử dụng sản phẩm là khách hàng trung thành với
thương hiệu.
Nhóm 1
GVHD:
CHƯƠNG 2
CHIẾN LƯỢC MARKETING
2.1. Phân tích môi trường kinh doanh
2.1.1. Môi trường vĩ mô
 Bối cảnh thị trường và cơ hội kinh doanh
Trên thị trường hiện nay nhu cầu về các loại tức uống dinh dưỡng, nguyên chất
tự nhiên như sữa đậu nành, sữa đậu phộng… là rất lớn. Loại thức uống này cung cấp
nhiều dưỡng chất và rất tốt cho sức khỏe, mức độ được đánh giá ngang bằng với sữa
tươi. Tuy nhiên, các nhà cung cấp các sản phẩm này ở TP HCM hiện nay chỉ ở quy mô
rất nhỏ lẻ, hình thức kinh doanh chủ yếu là bán lẻ tại các địa điểm cố định sẵn, nhưng
nguồn gốc, chất lượng sản phẩm không đảm bảo cũng như hệ thống phân phối chưa
thuận lợi khiến nhiều người dân có nhu cầu vẫn e ngại sử dụng sản phẩm. Đây là cơ
hội kinh doanh tốt để tham gia vào thị trường này.
Qua kết quả khảo sát thị trường hiện nay vẫn chưa có cơ sở hay doanh nghiệp
nào trực tiếp sản xuất các sản phẩm nước uống truyền thống đảm bảo hương vị tự
nhiên, không dùng chất bảo quản, không dùng hóa chất đồng thời phân phối sản phẩm

đến tận nơi sống hoặc làm việc của người tiêu dùng không qua bất cứ khâu trung gian
nào. Và đây là điểm phát xuất cho ý tưởng kinh doanh “Thức uống dinh dưỡng tiện
lợi”
 Giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ
Sản phẩm là thức uống truyền thống làm chủ đạo, hai sản phẩm được chọn để
xâm nhập thị trường đó là sữa đậu nành nguyên chất và còn giữ độ ấm được giao hàng
đến từng hộ gia đình, văn phòng, công sở… bởi các đội ngũ bán hàng di động. Mô
hình phân phối sẽ kết hợp giữa bán lẻ và giao hàng tận nơi.
Thật tuyệt vời với mỗi sáng thức dậy các hộ gia đình, các nhân viên văn phòng
có ngay một sản phẩm đảm bảo chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để
thưởng thức và nạp năng lượng cho một ngày mới.
2.1.2. Môi trường vi mô
 Đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ cạnh tranh chính: Các cơ sở sản xuất nhỏ và các xe bán dạo sữa đậu
nành tại các điểm định sẵn trên địa bàn TP.HCM.
+ Điểm mạnh: ra đời sớm và đã tranh thủ được một phần thị phần.
Nhóm 1
GVHD:
+ Điểm yếu: Qua kiểm tra của sở y tế Thành Phố có đến 95% các mẫu sữa bán
dạo bị nhiễm vi khuẩn đường ruột.
- Đối thủ cạnh tranh khác: Gồm các nhãn hiệu sữa đậu nành đóng chai, đóng
gói trên thị trường.
+ Điểm mạnh: sản phẩm được bày bán nhiều nơi
+ Điểm yếu: sản phẩm sử dụng các chất bảo quản và hóa học, giá thành cao so
với đối tượng thu nhập trung bình và các cơ sở sản xuất nhỏ.
Và các loại nước giải khát trên thị trường.
 Nhu cầu của thị trường
Hiện nay nhu cầu về sản phẩm nước uống dinh dưỡng là rất lớn, người tiêu
dùng hướng đến sản phẩm đảm bảo chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Các xe
bán dạo chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu sử dụng sản phẩm sữa đậu nành của người

tiêu dùng. Thực tế nhiều hộ gia đình thu nhập ổn định vẫn tự chế biến sữa đậu nành tại
nhà (mặc dù mất thời gian và chi phí cao hơn) do không tin tưởng vào chất lượng sản
phẩm của các xe bán dạo. Đây là cơ hội rất tốt để tham gia vào thị trường
 Khảo sát thị trường
- Tài liệu sơ cấp:
Khảo sát 50 bảng câu hỏi.
- Mục tiêu cuộc khảo sát:
o Hiểu được các yếu tố tác động đến hành vi mua nước giải khát của
khách hàng.
o Thói quen, hành vi của người tiêu dùng để từ đó đưa ra những chiến lược
kinh doanh hiệu quả và phù hợp với tình hình của công ty nhất.
Đối tượng khảo sát: những người ở độ tuổi 20 – 45, khu vực TP.HCM. Kết quả
sơ bộ của cuộc khảo sát:
Nhóm 1
GVHD:
Thức uống được người tiêu dùng yêu thích:
Hiện nay, trà xanh là thức uống được nhiều người yêu thích với 70%
khách hàng yêu thích sản phẩm này. Theo sau đó là sản phẩm sữa đậu nành, nước
ngọt chiếm 50%. Điều này cho thấy còn là một thị trường khá tiềm năng. Sữa tươi và
nước tăng lực cũng là nước uống được khá nhiều người ưa chuộng.
Nước uống được khách hàng thường xuyên uống nhất:
Đứng đầu về mức độ thường xuyên được khách hàng sử dụng vẫn là tra
xanh (chiếm 50%), tiếp sau là nước ngọt. Sữa đậu nành, sữa tươi và nước tăng lực
cũng được khá nhiều người uống thường xuyên.
Nhóm 1
GVHD:
Nước uống được khách hàng đánh giá bổ dưỡng nhất
Thức uống được nhiều khách hàng đánh giá bổ dưỡng chính là sữa đậu nành.
Sữa tươi cũng được đánh giá cao về sự bổ dưỡng. Trà xanh, nước ngọt và nước tăng
lực không được nhiều người cho là thức uống bổ dưỡng. Có thể nói, sữa đậu nành là

thức uống giàu chất dinh dưỡng và được khách hàng khá quan tâm.
Mức độ quan tâm của khách hàng đến các tiêu chí khi lựa chọn nước giải khát
Yếu tố tác động nhiều nhất đến hành vi mua nước uống của khách hàng chính
là hương vị của sản phẩm. Không kém phần quan trọng đó chính là sự phân phối rộng
Nhóm 1
GVHD:
khắp của sản phẩm, giúp người mua hàng dễ dàng mua sản phẩm. Sự bổ dưỡng của
sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là nhân tố quan trọng tác động đến sự lựa
chọn của khách hàng tiếp sau đó là sự tác động của giá cả, các hình thức chiêu thị.
Loại sữa đậu nành khách hàng sử dụng:
Sữa đậu nành bán dạo được khách hàng sử dụng nhiều nhất với 65%, chiếm
13% là loại sữa được đóng chai, hộp; 12% đó là số phần trăm khách hàng tự nấu sữa
tại nhà vì họ còn e nagji các sản phẩm bán ngoài thị trường không đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm.
Đánh giá giá cả của các loại sữa đạu nành bán trên thị trường hiện nay:
Hầu hết khách hàng cho rằng giá của các loại sữa đậu nành hiện nay tương đối
hợp lí, 48% khách hàng cho rằng giá rẻ và 30% đánh giá giá này chấp nhận được.
Địa điểm người tiêu dùng thích mua sản phẩm sữa đậu nành:
Nhóm 1
GVHD:
Hiện nay, khách hàng thường đến các xe bán dạo, siêu thị, chợ… Tuy nhiên
hình thức bán hàng tận nơi vẫn được khách hàng thích nhất. Thế nhưng nhu cầu này
vẫn chưa được đáp ứng trên thị trường nhiều. Đây là một thị trường khá tiềm năng và
còn bỏ ngỏ.
Mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm sữa đậu nành của khách hàng:
Sữa đậu nành dường như trở thành nước uống khá quen thuộc, khách hàng sử
dụng sản phẩm này khá nhiều. Hầu hết họ uống 2-3 lần/tuần.
Nhận xét chung:
Cuộc khảo sát cho ta thấy được sơ bộ thị trường sữa đậu nành hiện nay:
• Yếu tố quyết định hành vi mua nước giải khát của người tiêu dùng

– Hương vị của sản phẩm
Nhóm 1
GVHD:
– Sự phân phối rộng khắp của sản phẩm (dễ mua)
– An toàn vệ sinh thực phẩm
– Sự bổ dưỡng
• Sữa đậu nành hiện nay được khá nhiều người tiêu dùng yêu thích và có
thói quen sử dụng.
• Hiện nay, hầu hết khách hàng sử dụng sản phẩm sữa đạu nành bán tại
các xe bán dạo. Thế như, khách hàng thích mua những sản phẩm chất lượng cao và
phân phối đến tận nơi sống hoặc làm việc của họ.
• Sữa đậu nành được nhiều người đánh giá là bổ dưỡng.
 Phân khúc thị trường
Thị trường mục tiêu gồm 2 nhóm khách hàng mục tiêu quan trọng:
 Thứ 1: Các hộ gia đình có mức thu nhập trung bình trở lên, ổn định, quan tâm
đến sức khỏe gia đình, đến chất lượng sản phẩm và sự tiện lợi.
 Thứ 2: Các nhân viên văn phòng tại các quận nội thành.
Ngoài ra các nhà hàng, khách sạn, quán ăn lớn…vẫn rất tiềm năng.
2.2. Phân tích ma trận SWOT và các chiến lược đề ra
2.2.1. Ma trận SWOT
Nhóm 1
GVHD:
O
- Sản phẩm sữa đậu nành phân phối
tại nhà với quy mô lớn đầu tiên
xuất hiện tại TP.HCM.
- Sữa đậu nành ngày nay đang được
nhiều người yêu thích và sử dụng.
- Phân phối tận nơi cho các nhà
hàng, khách sạn. Đây là một kênh

phân phối mà hiện nay các sản
phẩm sữa đậu nành chưa xuất hiện.
T
- Nền kinh tế đang suy thoái,
khách hàng có xu hướng tiết
kiệm chi tiêu.
- Là một thương hiệu mới
nên khó tiếp cận với khách
hàng.
- Đây là mô hình mới chính
vì thế trong tương lai sẽ xuất
hiện các đối thủ cạnh tranh.
S
- Sản phẩm có chất lượng tốt, được
chứng nhận an toàn thực phẩm và rất
quen thuộc với người tiêu dùng.
- Dịch vụ cung cấp sản phẩm tiện ích
- nguồn nguyên liệu dồi dào, nguồn
công nghệ tốt dễ vận hành và bảo trì
- Chi phí đầu tư ban đầu không quá
lớn.
SO
- Xây dựng chất lượng sản phẩm uy
tín tạo lòng tin khách hàng.
- Xây dựng kênh phân phối rộng
khắp và hợp lý.
- Mở rộng dòng sản phẩm, ổn định
thị phần.
ST
- Xây dựng hệ thống nhận

diện thương hiệu tốt.
- Chiến lược chiêu thị trực
tiếp đưa sản phẩm tiếp cận
khách hàng.
- Tạo dựng hệ thống khách
hàng thân thiết để ổn định thị
phần, tránh nguy cơ từ các
đối thủ cạnh tranh.
W
- Chưa có lượng khách hàng trung
thành vì là sản phẩm mới.
- Công ty chưa có danh tiếng
- Chưa tiếp cận được đối tác cung
ứng tốt
- Nguồn vốn hạn chế
WO
- Tăng cường chiến lược
Marketing, tiếp cận nhanh chóng
khách hàng.
- Tìm kiếm, tạo mối quan hệ tốt với
nhiều đối tác cung ứng.
- Xây dựng tốt dự án kinh doanh,
kêu gọi đầu tư.
WT
- Thực hiện chiến lược giá
xâm nhập thị trường, để tạo
lợi thế cạnh tranh.
- Xây dựng các chiến lược
quản trị rủi ro.


Sau khi phân tích ma trận SWOT, thấy được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức, từ đó đưa ra một số chiến lược chính như: chiến lược Marketing, chến
lược phân phối, chiến lược cung ứng,… nhằm phát triển tốt ý tưởng kinh doanh.
2.2.2. Chiến lược kinh doanh
2.2.2.1. Dự án kinh doanh:
Dự án kinh doanh sẽ được triển khai qua ba giai đoạn chính:
Nhóm 1
GVHD:
 Giai đoạn đầu: (dự kiến 6 tháng) xây dựng thương hiệu và phát triển dòng sản
phẩm chính là sữa đậu nành nguyên chất. Xâm nhập thành công thị trường. Mục tiêu 6
tháng đầu, 25% đối tượng khách hàng mục tiêu tại 2 quận (quận 3, quận Gò Vấp) biết
đến thương hiệu, 7% khách hàng mục tiêu sử dụng sản phẩm.
 Giai đoạn 2: (dự kiến 12 tháng) Tái đầu tư và và phát triển hệ thống chuỗi
cung ứng rộng khắp tất cả các quận của TP HCM, đồng thời củng cố và mở rộng thị
phần. Mục tiêu sau 12 tháng, phát triển hệ thống giao hàng tận nơi cho toàn bộ các
quận nội thành của thành phố. Sau 12 tháng, 20% khách hàng mục tiêu của toàn thành
phố biết đến thương hiệu. 5% khách hàng mục tiêu sử dụng sản phẩm.
 Giai đoạn 3: Đầu tư mới công nghệ, phát triển dòng sản phẩm phong phú đáp
ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng như: sữa đậu phộng, nước rau má, nước
nha đam Mục tiêu 70% khách hàng sử dụng sản phẩm là khách hàng trung thành với
thương hiệu.
Nếu 3 giai đoạn triển khai thành công dự án sẽ phát triển ra các thành phố lớn
trong cả nước.
Chiến lược kinh doanh cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh và kết quả
kinh doanh thực tế.
2.2.2.2. Kế hoạch sản xuất
 Nguồn nguyên liệu: Ban đầu sử dụng nguồn nguyên liệu từ chợ đầu mối nông
sản với mức giá dao động từ 10.000đ/kg - 14.000đ/kg. Về sau sẽ thu mua từ các hộ
nông dân với giá từ 6000đ/kg - 9000đ/kg
 Nguồn nhân công: Đây là lĩnh vực sản xuất không đòi hỏi kỹ thuật cao nên

nguồn nhân lực dễ tìm kiếm tại TP.HCM, riêng đội ngũ giao hàng sử dụng đa phần đối
tượng sinh viên nên rất dễ tìm kiếm.
 Nguồn công nghệ: Công thức pha chế sản phẩm khá đơn giản nên nguồn
công nghệ sử dụng khép kín và được các nhà cung ứng dây chuyền công nghiệp tại
Việt Nam cung cấp, do đó chế độ bào trì và khắc phục sự cố rất thuận tiện. Dây
chuyền sản xuất bao gồm: 1 Máy xay công nghiệp + 2 nồi hơi điện trở + 1 băng
chuyền. Toàn bộ công suất 400L sữa/60phút. Khấu hao trong vòng 5 năm theo phương
pháp đường thẳng.
2.2.2.3. Tổ chức hoạt động
 Quy trình hoạt động
Nhóm 1
GVHD:
Sản phẩm được sản xuất đóng gói thành phẩm theo một quy trình công nghiệp.
Sau đó giao cho các đội bán hàng và đội giao hàng. Bộ phận quản lý khách hàng ghi
nhận danh sách khách hàng đặt hàng định kỳ (tháng, quý, năm), sắp xếp thời gian và
lên kế hoạch lộ trình đường đi giao hàng cho bộ phận giao hàng. Đội giao hàng khi
nhận sản phẩm tại bộ phận sản xuất đều có kí nhận về số lượng để dễ dàng quản lý.
Đội bán hàng cũng vậy, nhận số lượng sản phẩm đều có kí nhận vào mỗi lần nhận
hoặc trả sản phẩm (nếu bán không hết).
 Bảng thời gian làm việc
- 1h sáng: bắt đầu công việc sản xuất sữa (nấu, đóng chai,…)
- 4h30 sáng: sản phẩm sữa được hoàn thành (đã được đóng chai, chai sữa được
đóng vào các thùng chuyên dụng để chở đi giao)
- 5h: các thùng được chất lên xe, sẵn sàng cho việc giao hàng. Các nhân viên
làm thủ tục và bắt đầu khởi hành đến các địa điểm được phân công.
 Các mốc thời gian phân phát sữa trong ngày
- Từ 5h30 sáng đến7h
- Từ 7h đến 9h
- Từ 18h đến 20h
 Cách tổ chức quản lý

- Giao hàng:
+ Chủ yếu là thuê đối tượng sinh viên làm công việc này, hoặc các đối tượng
khác có nhu cầu làm việc bán thời gian. (điều kiện là phải có xe máy và điện thoại để
liên lạc).
+ Hưởng lương trên đầu mỗi sản phẩm giao hàng.
+ Trợ cấp tiền xăng trong một khoảng nhất định.
+ Mặt đồng phục và đeo thẻ nhân viên công ty.
+ Tham gia khóa huấn luyện về các nghiệp vụ giao hàng phù hợp với chiến
lược, văn hóa và triết lý kinh doanh của công ty (nhằm đảm bảo về mặt hình ảnh cho
công ty đối với khách hàng).
+ Chia thành các đội giao hàng, đảm trách một khu vực nhất định. Mỗi đội
khoảng 4 - 8 người. Trong đội sẽ chia nhỏ số người theo từng khu vực nhỏ khác, đảm
bảo sản phẩm giao đúng thời gian đồng thời sắp xếp hợp lý công tác giao hàng hướng
tới sự thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.
Nhóm 1
GVHD:
+ Lịch trình giao hàng sẽ do bộ phận quản lý khách hàng hoạch định trước, nếu
có bất kỳ sự thay đổi nào sẽ được bộ phận này thông báo và làm việc với đội giao hàng
đó.
+ Theo khu vực được chia nhân viêc giao hàng sẽ chở các thùng chuyên dụng
đến từng nhà trong danh sách nhận được để giao. Số lượng trung bình dành cho mỗi
người là khoảng 1 thùng chứa 24 chai nửa lít và 1 thùng chứa 24 chai 1 lít (tuy nhiên
tùy theo lượng đặt hàng của khách hàng mà thay đổi linh hoạt).
- Bán hàng:
+ Địa điểm: tại các khu dân cư hoặc trước các khu chung cư (chọn địa điểm
tương đối đẹp, có thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng).
+ Thời gian: vào các buổi sáng, các buổi tối trong các ngày trong tuần.
+ Đội ngũ nhân viên này được hưởng lương theo doanh số bán hàng.
+ Được công ty hỗ trợ các công cụ cần thiết cho việc bán hàng (như banner,
quảng cáo…)

+ Mặc đồng phục và đeo thẻ nhân viên công ty.
+ Huấn luyện nhân viên, trang bị kiến thức dinh dưỡng nhằm có thể giúp tư vấn
cho khách hàng (điều này làm khách hàng cảm thấy yên tâm và thu hút được sự chú ý
vì liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe).
+ Đây cũng là một hình thức tiếp thị hình ảnh của công ty đến khách hàng, giới
thiệu sản phẩm.
+ Đồng thời, khách hàng có thể đến tại các quầy hàng này để đặt hàng giao
hàng tận nhà. Đưa cho khách các khung thời gian giao sữa để khách chọn lựa thời gian
phù hợp. Toàn bộ dữ liệu khách hàng đặt hàng sẽ được chuyển về cho bộ phận quản lý
khách hàng.
+ Khách hàng sẽ được ký hợp đồng tại đây. Trên hợp đồng sẽ có phần ghi nhận
mã số nhân viên. Nhân viên mỗi lần có được 1 hợp đồng nhận đặt hàng sữa cũng sẽ
được hưởng 1 khoảng hoa hồng nhất định tùy theo số lượng và thời gian đặt hàng.
Hợp đồng sẽ được chuyển về công ty lưu giữ 1 bản và khách hàng giữ 1 bản nhằm có
thể đây là căn cứ giải quyết một số vấn đề pháp lý về sau này.
- Dựa trên các bản hợp đồng được ký kết, khách hàng có thể thanh toán vào
cuối mỗi tháng (có nhân viên đến tận nhà để thu tiền nhằm tránh làm phiền hà đến sự
đi lại cho khách hàng)
Nhóm 1
GVHD:
2.2.2.4. Kế hoạch tài chính
 Kinh phí đầu tư ban đầu
STT Hạng mục Thành tiền (VNĐ)
1 Dây chuyền sản xuất 50,000,000
2 Dự trù đặt cọc thuê mặt bằng trong 6 tháng 30,000,000
3 Hạ tầng điện, nước, vệ sinh 10,000,000
4 Công cụ dụng cụ 15,000,000
5 Đăng ký pháp lý 500,000
6 Đăng ký chứng nhận VSATTP 100,000
7 Marketing ban đầu 25,000,000

8 Chi phí dự phòng phát sinh 10,000,000
Tổng cộng 140.600.000
 Thời gian hoàn vốn
- 1 kg đậu giá 11.000đ sản xuất được:
+ 10 lít sữa loại thường giá bán 7,000đ/l
+ Hoặc 5lít loại đậm đặc sữa giá 14,000đ/l.
 Doanh thu trên 1kg đậu là 70,000đ.
- Nếu mỗi ngày sản xuất 100kg đậu: doanh thu mỗi ngày là 7,000,000đ và 1
tháng sẽ là 210,000,000đ. Với chi phí là 130,000,000đ bao gồm:
STT Chi phí Thành tiền( đồng)
1 Nguyên vật liệu 35,000,000
2 Bán hàng 30,000,000
3 Nhân công 20,000,000
4 Điện, nước 10,000,000
5 Marketing 10,000,000
6 Khác 20,000,000
7 Chi phí dự phòng phát sinh 5,000,000
Tổng cộng 130,000,000
 LỢI NHUẬN = 210,000,000 – 130,000,000 = 80,000,000 (đồng)
Với tốc độ này trong 3 tháng sẽ hoàn vốn và có thể tái đầu tư.
Với cách tính tương tự, ta có bảng dự báo doanh thu:
Số lượng đậu (kg) Chi phí (đồng) Doanh thu (đồng) Lợi nhuận (đồng)
100 120,000,000 210,000,000 80,000,000
500 550,000,000 1,050,000,000 500,000,000
1000 1,100,000,000 2,100,000,000 1,000,000,000
Nhóm 1
GVHD:
2.2.3. Chiến lược marketing
2.2.3.1. Sản phẩm
- Bao bì: Chai thủy tinh, được thiết kế nhìn hấp dẫn, tươi mát,… trên mỗi chai

có nhãn treo, hình mặt cười hoặc hạt đậu nành có khuôn mặt cười -> tạo ra cảm giác
thân thiện đối với khách hàng. Mỗi một sản phẩm như một nụ cười, một niềm vui đón
chào buổi sáng dành cho khách hàng.
- Tên gọi: Smiley
- Kích thước: có 2 loại

+ Loại 1 người uống: 500ml
+ Loại 3 người uống: 1l
- Chất lượng: được chứng nhận về an toàn thực phẩm.
2.2.3.2. Chiến lược giá
- Giá bán cho 2 loại sản phẩm:
+ Loại 1 người uống: 500ml giá bán 4.000 VNĐ
+ Loại 3 người uống: 1l giá bán 7.000 VNĐ
Chọn chiến lược giá xâm nhập thị trường. Sản phẩm có chất lượng cao, đảm
bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, giao hàng tận nơi song giá cả không quá cao. Với chiến
lược này, mong muốn có được một lượng khách hàng lớn và thương hiệu sẽ trở nên
quen thuộc gần gũi với khách hàng.
2.2.3.3. Chiến lược phân phối
- Các kênh phân phối:
+ Phân phối tại các căn hộ chung cư vào buổi sáng.
+ Phân phối tại các căn hộ gia đình.
+ Phân phối tại các khách sạn.
Nhóm 1
GVHD:
+ Phân phối tại các nhà hàng.
+ Phân phối tại các tòa building; nơi làm việc của nhân viên văn phòng.
+ Phân phối cho các tour du lịch của thành phố, đặc biết là tour du lịch của
người nước ngoài. Đây không chỉ là một loại nước giải khát mà còn là sản phẩm mang
tính văn hóa của Việt Nam. Vì sản phẩm sữa đậu nành – sản phẩm mang nét truyền
thống và văn hóa Việt.

- Hình thức phân phối: Nhân viên được huấn luyện giao hàng một cách chuyên
nghiệp với sự nhiệt tình và luôn rạng rỡ nụ cười.
2.2.3.4. Chiến lược chiêu thị
Có hệ thống nhận diện thương hiệu tốt và nhân viên giao hàng mặc đồng phục
có logo: áo, mũ bảo hiểm…

 Đối với khách hàng tại các căn hộ chung cư, khu dân cư
- Phát tờ rơi:
+ Tờ rơi được thiết kế ấn tượng.
+ Thời gian: phát trước 2 tuần.
+ Địa điểm: tại các chung cư và khu dân cư (hộ gia đình), tại các công viên, nhà
văn hóa phụ nữ, siêu thị.
+ Nhân viên phát tờ rơi: 1 nhân viên mang đồng phục công ty phát tờ rơi.
- Tổ chức phát mẫu thử:
+ Địa điểm: tại chung cư, khu dân cư, và nhà văn hóa phụ nữ.
+ Hình thức: 1 nhân viên mặc đồ nộm hình hạt đậu nành nhún nhảy, 2 nhân
viên phát mẫu thử (mặc đồng phục). Mỗi người đều được phát một mẫu thử (ly nhựa,
có nắp), nhận được leaflet của công ty và được bốc thăm trúng thưởng. Phần thưởng:
10 ngày/ 1 tuần được uống miễn phí sữa đậu nành (giao hàng tận nhà).
+ Bên cạnh đó, phát bong bóng hình hạt đậu nành cho các em bé tại khu chung
cư, khu dân cư. Đuôi dây cầm bong bóng có thông điệp của Smiley (1 mặt: uống sữa
đậu nành tốt cho sức khỏe, 1 mặt: thông tin về sản phẩm, đc liên lạc)
Nhóm 1
GVHD:
 Đối với các tòa building; nơi làm việc của nhân viên văn phòng
Tiếp cận các nhân viên văn phòng và giới thiệu sản phẩm, kết hợp tận dụng mối
quan hệ với bạn bè người thân giới thiệu miễn phí dùng thử sản phẩm

Đối với các công ty tourism, nhà hàng, khách sạn
Nhân viên Sales của công ty liên hệ với các nhà hàng, khách sạn và các công ty

du lịch để tạo mối quan hệ (có presskit để giới thiệu về công ty đến các công ty này).
Trong thời gian 1 tháng đầu, sẽ để hàng tại đây để khảo sát sự tiêu dùng của khách
hàng. Sau đó, nếu hàng bán chạy, sẽ bán luôn cho họ. Có chiết khấu hàng tháng cho
các đơn vị mua sản phẩm. Liên lạc với họ thường xuyên, có những món quà hàng quí
dành cho họ nếu doanh số cao.
 Emarketing: PR trên các diễn đàn dành cho đối tượng khách hàng mục tiêu.
Tạo các account trên các diễn đàn và đăng các đoạn mang tính thân thiện, gần gũi
(không mang tính quảng cáo)
Đây là những mục tiêu dài hạn có thể đạt được trong tương lai khi qui mô sản
xuất và thị trường được mở rộng.
Với thông điệp “Sữa đậu nành - Hành trình cho sức khoẻ” ý tưởng kinh
doanh sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả công việc cho khách hàng đồng thời
góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. Đây là hai mục tiêu quan trọng giúp ý tưởng
có thể đi vào cuộc sống.
Nhóm 1
 www.kynang.edu.vn
 tintuc.vipecom.vn
 cackynangmem.wordpress.com
 kynangsong.xitrum.net
 tailieu.vn
 kenhsinhvien.net

×