Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

thực tập tại công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.12 KB, 31 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
MỤC LỤC
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
Sau gần hai năm học tập tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội chuyên ngành Quản trị
doanh nghiệp em đã được trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về công tác quản trị. Tuy
nhiên những vấn đề đó mới chỉ mang tính lý thuyết, cần phải có thời gian tìm hiểu, tiếp cận với
thực tế để vận dụng các kiến thức đã học. Do vậy, đợt thực tập tốt nghiệp này đã giúp em tìm
hiểu, làm quen với các vấn đề thực tế của doanh nghiệp, vận dụng những kiến thức đã học để
phân tích, đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp, từ đó đưa ra
những nhận xét chung về doanh nghiệp và đề xuất hướng đề tài tốt nghiệp.
Với chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước của Đảng và Nhà nước thì việc
xây dựng cơ sở hạ tầng là một điều tất yếu,và một trong những lĩnh vực tiên phong là ngành cơ
khí và xây dựng.Nhận thức được tầm quan trọng của ngành này nên em đã lựa chọn Công ty Cơ
khí 4 và xây dựng Thăng Long làm cơ sở thực tập. Đây là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất và thi công các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH của đất
nước ta.
Bản báo cáo này gồm 3 nội dung chính:
Phần I: Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Phần II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phần III: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Ths Nguyễn Quang
Chương – Viện Kinh Tế và Quản Lý cùng các cô chú, anh chị trong Công ty Cơ khí 4 và xây
dựng Thăng Long cũng như gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành
bản báo cáo này. Do thời gian có hạn cũng như kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên bản
báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến góp ý của
các thầy cô, bạn bè…để bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên
Trần Hồng Tân


SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
1.1.1. Tên và địa chỉ doanh nghiệp
Tên doannh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 4 & XÂY DỰNG THĂNG LONG.
Tên giao dịch quốc tế : THANG LONG MECHANICAL 4 AND CONTRUCTION
JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: THANGLONG MECO.
Trụ sở chính: thôn Cổ Điển - xã Hải Bối – huyện Đông Anh- Thành phố Hà Nội.
Vốn điều lệ: 25.456.850.000 (Hai mươi lăm tỷ bốn trăm năm sáu triệu tám trăm năm
mươi ngàn đồng chẵn).
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0103017795 Do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hà Nội
cấp ngày 06/06/2007.
Số lao động tính đến 31/12/2011: 339 người
Điện thoại : (84-4) 66735069
Fax : (84-4) 39516680
Với số vốn điều lệ và quy mô lao động có thể thấy đây là một doanh nghiệp có quy mô
lớn.
1.1.2. Quá trình hình thành phát triển doanh nghiệp
Công ty cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long được thành lập ngày 26/08/1974 với tên gọi là
Công ty cơ giới 4 trực thuộc xí nghiệp liên hiệp cầu Thăng Long với nhiệm vụ cung cấp kết cấu
thép,bản mặt cầu và quản lý,vận hành,sửa chữa các thiết bị thi công cầu Thăng Long.
Ngày 27/03/1993 Bộ Giao thông vận tải đã quyết định thành lập lại doanh nghiệp nhà
nước với tên gọi là Nhà máy cơ khí Thăng Long trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Thăng Long.
Qua một thời kì phát triển,nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được bổ sung cũng như quy mô
sản xuất được mở rộng,Bộ giao thông vận tải đã ra quyết định số 2886/2000/QĐ/TCCB-LĐ ngày
29/09/2000 đổi tên và bổ sung ngành nghề kinh doanh cho công ty thành Công ty cơ khí 4 và xây
dựng Thăng Long.
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ,ngày

16/11/2004 công ty được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần cơ khí 4 và xây dựng
Thăng Long trực thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long.
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.
1.2.1. Các chức năng nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh
• Cơ khí
- Chế tạo kết cấu thép dầm thép và cấu kiện thép phục vụ ngành Giao thông vận tải.
- Chế tạo và lắp đặt kết cấu thép phục vụ các ngành công nghiệp dân dụng,bưu điện,truyền
hình.
- Sản xuất ,lắp đặt các thiết bị nâng hạ,các loại cầu trục chạy trên ray,cá loại thiết bị thi
công công trình.
- Sản xuất cột thép cao đến 150m như cột điện đường dây 500KV,cột angten bưu
điện,truyền hình…
- Lắp đặt và quản lý vận hành các hệ thống điện cao thế,hạ thế.trạm biến áp đến 35KV.
- Sản xuất các sản phẩm công nghệ khác.
- Kinh doanh,xuất nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc,phụ tùng ,phương tiện phục vụ giao
thông vận tải.
- Kiểm tra chất lượng kết cấu hàn bằng phương pháp không phá hủy:thẩm thấu,bột từ,siêu
âm,chụp X quang.
- Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật,chuyển giao công nghệ vận hành, sử dụng các thiết bị
chuyên dùng trong xây dựng các công trình giao thông.
• Xây dựng
- Xây dựng các công trình giao thông,dân dụng,công nghiệp,thủy lợi,điện.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị,khu công nghiệp,cụm dân cư.
1.2.2. Các hàng hóa và dịch vụ cung cấp
- Dầm dàn thép không có bản nút ,dầm thép liên hiệp tiết diện chữ I khẩu độ 40-80m,chiều
cao mặt cắt ngang đến 2.5m,tải trọng H30-XB80.
- Chế tạo kết cấu thép,thiết bị cho các nhà máy Xi măng,các công trình thủy điện.
- Chế tạo khung nhà thép,dàn thép cho các công trình dân dụng như nhà thi đấu,nhà

máy,nhà xưởng.
- Các loại cột thép dùng cho thông tin viễn thông,phát thanh truyền hình và điện lực có
chiều cao tới 140m.
- Xây dựng các cầu bê tông cốt thép kết cấu nhịp,cầu vượt nhẹ.
- Chế tạo các thiết bị ,máy xây dựng như xe đúc,các thiết bị lắp hẫng,trạm trộn bê tông,gối
cầu thép,các loại bulong chuyên dụng.
- Cung cấp các dịch vụ kiểm tra chất lượng kết cấu hàn bằng phương pháp không phá hủy:
thẩm thấu, bột từ, siêu âm, X quang
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
1.3.Công nghệ sản xuất cầu dầm cầu
Hình1.1 Quy trình công nghệ sản xuất dầm cầu bê tông dự ứng lực
Nguồn: Phòng kĩ thuật- công nghệ
Nội dung cơ bản của quy trình công nghệ.
+Bước 1: Thép cường độ cao được nhập về để làm cốt thép cũng như chế tạo ống cốt thép
và vòng neo (vòng neo cũng có thể đặt mua trực tiếp).
+Bước 2: Sau khi cốt thép được chế tạo được căng kéo cho chắc chắn bởi các vòng neo để
chuẩn bị cho quá trình đổ bê tông.
+Bước 3: Hỗn hợp xi măng ,cát ,đá và phụ gia được sử dụng để đổ bê tông dầm kết hợp
với cốt thép đã căng kéo.
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 5
Xi măng,cát,đá,
epoxy phụ gia
Thép cường độ
cao
Cốt thép,ống cốt
thép,vòng neo
Hỗn hợp vữa bê
tông
Căng kéo cốt

thép
Đổ bê tông
dầm
Bảo dưỡng bê
tông
KCS
Nghiệm thu
thành phẩm
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
+Bước 4: Sau khi đổ bê tông cần tưới nước để bảo dưỡng đồng thời bơm vữa bịt kín lỗ
luồn dây thép và đổ bê tông bịt đầu dầm.
+Bước 5: Sau quá trình đông kết bê tông bộ phần kiểm tra chất lượng sẽ đánh giá lại lần
cuối về các chỉ số tiêu chuẩn của bê tông và nghiệm thu nếu đạt yêu cầu.
1.4.Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
1.4.1.Hình thức tổ chức
Doanh nghiệp tổ chức theo hình thức chuyên môn hóa kết hợp. Các bộ phận thực hiện các
công nghệ chế tạo đặc trưng đồng thời theo các thiết kế có sẵn của từng sản phẩm.
1.4.2.Sơ đồ kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
Hình 1.2 Sơ đồ kết cấu sản xuất
Nguồn:Phòng Tổ chức - hành chính
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 6
Kho nguyên vật liệu
Bộ phận KCS
Bộ phận điện nước
Bộ phần hậu cần
Bộ phận chế tạo cốt thép
Bộ phận tạo hỗn hợp vữa
Bộ phận đổ bê tông dầm
Bộ phận bảo dưỡng bê
tông

Nghiệm thu và nhập kho
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
Ghi chú:
- Khối sản xuất chính
- Khối sản xuất phụ trợ
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.5.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Nguồn:Phòng Tổ chức – Hành chính
Có thể thấy đây là sơ đồ kiểu trực tuyến-chức năng : đây là sự kết hợp giữa kiểu sơ đồ
trực tuyến và chức năng.Các bộ phận chức năng được tổ chức nhưng những bộ phận chức năng
này không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu làm nhiệm vụ tham
mưu cho người quản lý cấp cao hơn trong quá trình chuẩn bị ban hành và thực hiện các quyết
định thuộc phạm vi chuyên môn của mình Kiểu tổ chức này đạt được tính thống nhất trong mệnh
lệnh,nâng cao chất lượng quyết định quản lý,giảm bớt gánh nặng cho người quản lý cấp cao cũng
như quy trách nhiệm cụ thể nếu có sai lầm.
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 7
Ban Tổng giám
đốc
Phòng Kỹ thuật-
Công nghệ
Phòng Tổ chức-
Hành chính
Phòng Tài chính-
Kế toán
Phòng Kinh tế-
Kế hoạch
Phòng Quản lý -
Chất lượng
Phòng Vật tư –

Thiết bị
Phân xưởng
Xây dựng 2
Phân xưởng
Xây dựng 1
Phân xưởng
Cơ khí 2
Phân xưởng
Cơ khí 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
Số cấp quản lý: 2 cấp gồm cấp quản lý công ty và cấp phân xưởng.
1.5.2.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
• Chức năng nhiệm vụ của ban Tổng giám đốc
- Tổng giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
- Các phó tổng giám đốc: là người tham mưu giúp Tổng giám đốc, đôn đốc kiểm tra kế
hoạch sản xuất, tiến độ sản xuất, chất lượng công trình và các công việc khác từ các phòng ban.
• Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
- Phòng Tổ chức - Hành chính: là phòng tổng hợp có chức năng tham mưu giúp việc
trong các lĩnh vực: tổ chức bộ máy quản lý nhân lực và lập kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân,
thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo xuất hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện
các chế độ, chính sách có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động, quản lý điều
hành công tác văn thư, đánh máy, lưu trữ tài liệu hành chính quản trị và giải quyết các việc liên
quan khác với chính quyền sở tại khi được yêu cầu.
- Phòng Kinh tế - Kế hoạch: là phòng có nhiệm vụ kinh tế quan trọng trong việc quan hệ
với khách hàng, xây dựng kế hoạch sản xuất, lập hồ sơ dự thầu các dự án thi công công trình,
tham gia đấu thầu, giám sát việc thực hiện tiến độ sản xuất ở các phân xưởng, lập quyết toán tiến
độ với các đơn vị khác trong và ngoài công ty, theo dõi tình hình công nợ để có kế hoạch thu hồi
nợ.
- Phòng Kỹ thuật - Công nghệ: là phòng có nhiệm vụ bóc tách các bản vẽ để triển khai

sản xuất, lập những phương án thi công công trình, quản lý máy móc thiết bị, xây dựng định mức
vật tư và tiêu hao vật tư đối với từng công trình, từng sản phẩm, thiết kế chỉ đạo thi công các
công trình trong phạm vi cho phép.
- Phòng Vật tư- Thiết bị: có nhiệm vụ mua bán các loại vật tư, máy móc thiết bị kịp thời,
đầy đủ và đúng phẩm chất, chất lượng để phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, cung ứng, quản lý vật tư, quản lý kho cũng như đảm bảo cho toàn bộ các thiết bị máy
móc trong toàn công ty hoạt động một cách bình thường.
- Phòng Tài chính - Kế toán : có nhiệm vụ cập nhật, xử lý và tổng hợp các thông tin tài
chính từ đó ghi chép kịp thời mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lập báo cáo
tài chính trình lên cấp trên, quản lý chung về mức tiêu hao vật liệu, hạch toán các khoản chi phí
theo sản phẩm, quản lý vốn và thu hồi công nợ, tính trả lương cho cán bộ công nhân viên, mở sổ
sách theo dõi sản phẩm vật tư trong kho và theo dõi công tác kiểm kê hàng năm.
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
- Phòng Quản lý chất lượng: là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng trong các lĩnh vực
công tác nghiệm thu công trình, sản phẩm; kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định, quy trình
kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng, quy cách, quy định đối với mọi sản phẩm.
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
PHẦN II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm và marketing
2.1.1. Tính hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Bảng 2.1 Doanh thu bán hàng theo nhóm sản phẩm
ĐVT: Đồng
STT Nhóm sản phẩm Năm 2011 Năm 2010
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
1 Chế tạo và lắp kết cấu
thép,dầm cầu thép
37.583.762.845 29.15% 25.908.736.325 26.27%

2 Chế tạo và lắp dựng
khung nhà thép
13.758.697.962 10.67% 9.384.564.636 9.52%
3 Chế tạo và lắp dựng cột
angten,viba
8.856.748.560 6.87% 7.261.897.593 7.36%
4 Chế tạo kết cấu thép
thiết bị của nhà máy
8.949.392.799 6.94% 8.362.518.294 8.48%
5 Chế tạo các thiết bị kết
cấu thép phục vụ thi
công
8.902.645.409 6.90% 9.371.621.900 9.50%
6 Sản xuất lắp dựng khe
co giãn thép
45.924.753.720 35.62% 29.457.627.285 29.87%
7 Chế tạo các sản phẩm
kết cấu thép khác
4.963.648.124 3.85% 8.877.384.090 9.00%
Tổng
128.939.649.41
9 100.00%
98.624.350.12
3 100.00%
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán.
Dựa vào bảng 2.1 trên có thể thấy thế mạnh của công ty là chế tạo và lắp ghép kết cấu
thép,dầm cầu thép cũng như cung cấp các khe co dãn cho các đơn vị khác thi công.Hai nhóm sản
phẩm này đều chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu hàng năm(chiếm trên 50% tổng doanh
thu).
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 10

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
Bảng 2.2 Doanh thu theo nhóm khách hàng
ĐVT: Đồng
STT Nhóm khách hàng Năm 2011 Năm 2010
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
1
Khách hàng trong
nước
108.376.125.18
0 84.05% 86.826.151.800 88.04%
2
Khách hàng nước
ngoài 20.563.524.239 15.95% 11.798.198.323 11.96%
Tổng 128.939.649.419 100.00% 98.624.350.123 100.00%
Nguồn : Phòng Tài chính – kế toán
Ta nhận thấy doanh thu của công ty chủ yếu là các khách hàng trong nước chiếm tỷ trọng
cao (84,05% năm 2011 và 88,04% năm 2010).Tuy nhiên tỷ trọng của khách hàng nước ngoài có
xu hướng tăng lên cho thấy sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong khu vực được tăng lên,các
khách hàng nước ngoài tin tưởng để hợp tác làm việc trong các công trình xây dựng.
2.1.2. Chính sách sản phẩm - thị trường
Do đặc thù sản phẩm của công ty là các kết cấu cơ khí sử dụng cho ngành xây dựng các
công trình cầu đường,công trình viễn thông,công trình nhà xưởng nên thị trường mục tiêu của
công ty nhắm vào là các công trình lớn do nhà nước hoặc tổ chức đầu tư phục vụ lợi ích cộng
đồng hoặc tập thể.Các công trình này thường có vốn đầu tư lớn và thời gian thực hiện khá dài.
Để đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư,mọi sản phẩm của công ty đều đáp ứng được
các tiêu chí của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 do tổ chức BVQI cấp chứng nhận và
3 tổ chức UKAS nước Anh, COFRAC cộng hòa Pháp và ANSI-RAB Hoa Kì công nhận.
Hiện nay để nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty đã đầu tư nâng cấp dây chuyền thiết
bị tự động như thiết bị cắt hàn tự động , thiết bị gia công cắt gọt, hệ thống mạ kẽm nhúng
nóng,đặc biệt công ty là doanh nghiệp duy nhất được đầu tư một dây chuyền sản xuất dầm thép

nhập từ cộng hòa Pháp có trị giá hơn 70 tỷ đồng.
Nhờ những thiết bị tiên tiến cũng như đội ngũ cán bộ có chuyên môn,tay nghề cao nên
những sản phẩm của công ty được sử dụng rất nhiều trong các công trình lớn của đất nước,tiêu
biểu như các công trình: dự án cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh,dự án đường cao tốc Hồ Chí Minh –
Trung Lương,các cầu vượt nhẹ ở Hà Nội,cột phát sóng các Đài PTTH Tuyên Quang,Lâm
Đồng,Quảng Ninh,Thanh Hóa
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
2.1.3.Chính sách giá
Trong cạnh tranh trên thị trường, chính sách giá là một công cụ hữu hiệu của doanh
nghiệp. Cùng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ và uy tín của thương hiệu giá cả luôn đóng vai trò
quan trọng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa
quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng tới doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Công ty áp dụng các chính sách giá mềm dẻo linh hoạt để có thể cạnh tranh với các đối
thủ trong các dự án đấu thầu cũng như có các chính sách chiết khấu cho chủ đầu tư khi nguồn
vốn đầu tư được thanh toán đúng tiến độ.
Các công trình được định giá theo phương pháp chi phí và dựa vào giá thị trường. Phương
pháp chi phí là phương pháp định giá công trình xây dựng trên cơ sở chi phí tạo ra một công trình
xây dựng tương tự công trình xây dựng cần định giá để ước tính giá trị thị trường công trình xây
dựng cần định giá.Các dữ liệu, thông tin sử dụng để định giá công trình xây dựng đều có thể lấy
được dễ dàng thông qua bản vẽ thiết kế và báo cáo quyết toán xây dựng/hoặc các ghi chép về chi
phí xây dựng, chi phí giải phóng mặt bằng, thuê đất…
Sau khi đã dự toán được chi phí sản xuất và dựa vào giá trị thị trường của các sản phẩm
tương tự công ty đưa ra chính sách giá hợp lí, đảm bảo lợi nhuận cho công ty cũng như lợi ích
cho người sử dụng.Giá của sản phẩm sẽ được ước tính giao động trong khoảng:Tổng chi phí sản
xuất < Giá sản phẩm < Giá thị trường.
2.1.4.Chính sách phân phối
Do đặc thù sản xuất nên công ty thành lập Văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh để điều
hành các hoạt động của công ty tại miền nam đồng thời tại mỗi công trình công ty đều thành lập
các ban chỉ huy công trình để chịu trách nhiệm trực tiếp tại công trường.

Các sản phẩm của công ty được phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng.
Hình 2.1 Kênh phân phối sản phẩm
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 12
Sản phẩm của
công ty
Người tiêu dùng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
Nguồn:Phòng Kinh tế - kế hoạch
2.1.5.Chính sách xúc tiến bán hàng
Quảng cáo
Công ty thường xuyên đăng quảng cáo trên báo,internet để quảng bá thương hiệu của
mình đồng thời tham gia các hội trợ triển lãm của ngành xây dựng,cơ khí.Bên cạnh đó tại các
công trình mà công ty tham gia,logo của công ty cũng được giữ lại để người sử dụng có thể trực
tiếp đánh giá chất lượng công trình để đánh giá năng lực của công ty.
Bán hàng và marketing trực tiếp
Tại các dự án mà công ty tham gia đấu thầu,đội ngũ cán bộ của công ty thường xuyên có
những cuộc gặp trực tiếp với chủ đầu tư để giới thiệu năng lực của công ty cũng như thuyết minh
các phương án để thực hiện dự án.
2.1.6.Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh trong nghành có quy mô và uy tín đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp
chủ yếu là các tổng công ty của nhà nước,của một số tập đoàn lớn.Có thể kể ra như : Vinaconex,
Lilama,Cienco
Đây đều là các tổng công ty hoạt động rất mạnh trong ngành xây dựng công trình cầu
đường.Họ đều có các chính sách bán hàng và marketing tạo được uy tín trên thị trường vì vậy để
có thể cạnh tranh với các đối thủ công ty luôn đề ra các chính sách và kế hoạch đúng đắn để giữ
vững vị thế trước các đối thủ đồng thời cũng thường xuyên hợp tác với các đối thủ để nâng cao
chất lượng của các công trình.
2.1.7.Nhận xét về tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing
Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Mặc dù đang trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng việc tiêu thụ sản

phẩm của công ty luôn được đảm bảo ổn định và đẩy mạnh.Các dự án xây dựng vẫn được tiến
hành đúng tiến độ và kí được thêm nhiều hợp đồng mới đảm bảo công việc đều đặn cho cán bộ
công nhân viên.
Tình hình công tác marketing
Do đặc điểm là công ty hoạt động trong ngành xâu dựng cầu đường,thi công các công
trình lớn do nhà nước ,tổ chức đầu tư nên công tác marketing chưa được sâu rộng.Các hình thức
marketing còn hạn chế,chủ yếu tiếp cận khách hàng bằng phương pháp trực tiếp.Để đẩy mạnh
công tác này tốt hơn nữa,cần thành lập bộ phận marketing chuyên biệt để có những hoạt
động,quan hệ khách hàng tốt hơn nữa tạo thế cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
2.2.Phân tích lao động tiền lương
2.2.1 .Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Tổng số lao động của công ty tính đến thời điểm tháng 5/2012 là 339 người.
Cơ cấu lao động của công ty theo các tiêu thức phân loại lao động
Bảng 2.3 Bảng cơ cấu lao động của công ty theo các tiêu thức phân loại
STT Tiêu thức phân loại Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Tổng số lao động 339 100
1 Phân loại theo trình độ
Trên đại học 5 1.5
Đại học 60 17.7
Cao đẳng 10 3.0
Trung cấp 13 3.8
Lao động khác 251 74.0
2 Phân loại theo giới tính
Lao động nam 266 78.5
Lao động nữ 73 21.5
3 Phân loại theo độ tuổi
Từ 18 – 30 tuổi 198 58.4
Từ 31 – 40 tuổi 105 31.0

Trên 40 tuổi 36 10.6
4 Phân loại theo kinh nghiệm làm việc
Dưới 5 năm 115 33.9
Từ 5-10 năm 177 52.2
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
Trên 10 năm 47 13.9
Nguồn: Phòng Tổ chưc – hành chính
Cơ cấu lao động hiện tại của công ty tương đối hợp lý. Số lượng lao động trẻ chiếm phần
lớn, số lượng lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ hợp lý(chủ yếu là các cấp quản
lý). Do là công ty về thi công cơ khí và xây dựng nên lực lượng lao động nghề chiếm chủ yếu.
Số lượng lao động nam nhiều hơn lao động nữ đáng kể. Lao động nữ chủ yếu tập trung ở
bộ phận kế toán, hành chính. Lao động nam chủ yếu tập trung ở các bộ phận thi công kỹ thuật.
Lực lượng lao động có tuổi đời còn trẻ, dưới 40 tuổi chiếm gần 90% trong tổng số lao
động toàn công ty.
2.2.2.Tình hình sử dụng thời gian lao động
Thời gian làm việc: Mỗi tuần làm việc 5 ngày (riêng khối sản xuất thì làm việc 6 ngày),
mỗi ngày làm việc 8 giờ.
Khối văn phòng: Sáng: 7g30 -:- 11g30; Nghỉ trưa; Chiều: 13g30 -:- 17g30.
Khối sản xuất: theo ca (Ca 1: 6g - 14g; ca 2: 14g - 22g; ca 3: 22g – sáng hôm sau).
Thời giờ được tính vào thời gian làm việc
- Công nhân làm việc 8 giờ liên tục thì được nghĩ giữa ca ít nhất là 30 phút, nếu làm ca
đêm thì là 45 phút.
- Thời giờ nghỉ giải lao được xác định theo tính chất từng công việc, từng giai đoạn.
- Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đợc tính trong định mức lao động cho
nhu cầu sinh lý tự nhiên của con ngời.
Thời giờ làm thêm: Không quá 4 giờ trong 1 ngày, 200 giờ trong 01 năm, trường hợp đặc
biệt không quá 300 giờ trong 01 năm.
Nghỉ hàng năm: 12 ngày phép/năm
Nghỉ lễ, Tết: Được nghỉ 9 ngày theo qui định Bộ luật lao động (Tết dương lịch 01

ngày,Tết nguyên đán: 04 ngày,ngày chiến thắng: 01 ngày,ngày Quốc tế lao động: 01 ngày, ngày
Quốc khánh: 01 ngày,ngày giỗ Tổ: 01 ngày).
2.2.3.Năng suất lao động
Cách tính năng suất lao động
Năng suất lao động bình quân =
Bảng 2.4 Bảng tính năng suất lao động
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010
Chênh lệch
2011/2010 %
Doanh thu(đồng)
128.939.649.41
9 98.624.350.123
30.315.299.29
6 30.74%
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
Số lao động bình
quân(người) 325 304 21 6.91%
Năng suất lao động bình
quân(đồng/người) 396.737.383 324.422.204 72.315.178 22.29%
Nguồn : Phòng Tài chính – kế toán
Năng suất lao động năm 2011 tăng lên 72.315.178 đồng/người so với năm 2010 tương
ứng là 22,29% cho thấy việc công ty đã hoạt động ngày càng hiệu quả với công nghệ hiện đại và
đội ngũ cán bộ,công nhân viên có trình độ ngày càng cao cùng với việc mở rộng thị thường tiêu
thụ sản phẩm.
2.2.4.Chính sách tuyển dụng, đào tạo
• Công tác tuyển dụng
Khi có nhu cầu lao động, việc tuyển dụng được thông báo rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng, thông qua các Trung tâm môi giới việc làm hoặc nội bộ doanh nghiệp, sau

đó tổ chức kiểm tra tay nghề và thử việc. Thời gian thử việc vẫn được hưởng lương tuỳ theo công
việc, khi đạt yêu cầu thì được tuyển dụng chính thức, được ký kết hợp đồng lao động,đồng thời
được hưởng các chế độ về BHXH, BHYT. Trong thời gian thử việc nếu trùng vào Lễ, Tết doanh
nghiệp cũng trích thưởng khuyến khích cho những đối tượng này nếu làm việc tích cực và chăm
chỉ.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng ưu tiên tuyển dụng con em một số CB-CNV công tác lâu
năm.Tất cả các hình thức tuyển dụng nêu trên, doanh nghiệp hoàn toàn không thu phí.
• Qui định chung về tuyển dụng
- Nam, nữ từ 18 tuổi trở lên
- Trình độ văn hoá tối thiểu hết THCS.
• Thời gian thử việc
- 60 ngày đối với bằng Đại học, Cao đẳng hoặc chức vụ quan trọng, mức lương thử việc
sẽ theo thoả thuận.
- 30 ngày đối với bằng THCN, công nhân kỹ thuật, mức lương thử việc ít nhất bằng
70% lương cấp bậc.
Tất cả nhân viên sau thời gian thử việc đạt yêu cầu của công ty đều được ký kết hợp đồng
lao động chính thức và được hưởng quyền lợi theo qui định của nhà nước.
• Công tác đào tạo nhân viên
Đặc thù của doanh nghiệp là sản xuất các sản phẩm phục vụ cho việc xây dựng các công
trình giao thông,các công trình hạ tầng viễn thông đòi hỏi có hiểu biết về cơ khí cũng như về xây
dựng.Việc này đòi hỏi công ty phải thường xuyên đào tạo các nhân viên mới cũng như các nhân
viên đã làm việc nâng cao tay nghề cũng như học hỏi những công nghệ mới trong sản xuất.Mọi
chi phí về đào tạo đều được công ty hỗ trợ 100% về chi phí và công nhân viên được hưởng
nguyên lương.
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
2.2.5.Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương
Tổng quỹ lương kế hoạch theo năm của công ty được xác định theo công thức sau:
TQLkh=Lmin*Hcbbp*N*12
Trong đó

-TQLkh: tổng quỹ lương kế hoạch năm
-Lmin:lương tối thiểu của công ty
Lmin=Lmincb*Hdc
Lmincb = 830.000 đ
Hdc = 1.8
-N: số lao động
-Hcbbq: hệ số cấp bậc bình quân = 2.4
Từ đó tính được đơn giá kế hoạch
ĐGLkh = với DTkh là Doanh thu kế hoạch.
Tổng quỹ lương thực tế :
TQLtt = ĐGLkh* DTtt
Trong đó:
TQLtt : Tổng quỹ lương thực tế
DTtt : Doanh thu thực tế
Bảng 2.5 Bảng tính thu nhập bình quân
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010
Chênh lệch
2011/2010 %
Doanh thu(đ)
128.939.649.41
9
98.624.350.12
3
30.315.299.29
6 30.74%
Số lao động bình
quân(người) 325 304 21 6.91%
Tổng quỹ lương kế
hoạch(đ) 13.983.840.000
13.080.268.80

0 903.571.200 6.91%
Đơn giá lương kế
hoạch 0.112 0.131 (0.019) -14.47%
Tổng quỹ lương
thực tế(đ) 14.424.571.417
12.900.330.09
8 1.524.241.319 11.82%
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
Thu nhập bình
quân(đ/người/tháng
) 3.698.608 3.536.275 162.333 4.59%
Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán
Ta nhận thấy thu nhập bình quân đầu người có tăng lên nhưng với lượng còn rất ít cho
thấy mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn đến thu nhập của người lao động.
2.2.6.Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp
Chất lượng lao động: Đối với khối sản xuất trực tiếp công ty luôn tuyển dụng những nhân
viên phù hợp với yêu cầu của công việc do vậy tránh được những lãng phí. Đội ngũ nhân viên kỹ
thuật và nghiên cứu là các cán bộ trẻ, được đào tạo chính quy, gắn bó với đơn vị Tổ chức không
chịu nhiều tổn thất về chi phí đào tạo do tình trạng “nhảy việc” của nhân viên trẻ như các doanh
nghiệp khác Đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn cao, nhưng trình độ quản lý còn nhiều hạn
chế, thiếu kinh nghiệm về quản lý kinh doanh, marketing và phân tích tài chính, nên việc quản lý
điều hành chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân, không được đào tạo bài bản.
Công tác tiền lương: Công tác tiền lương của công ty nói chung vẫn dựa trên các quy
định của Nhà nước trong công tác tiền lương đối với cán bộ công nhân viên chức. Ngoài ra lương
cũng được tính dựa trên vị trí quản lý cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.Các đơn
vị đều phấn đấu để đạt và vượt chỉ tiêu được giao đồng.
2.3 Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định
2.3.1.Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu như sau:

- Nguyên vật liệu chính: sắt thép,xi măng và các vật liệu xây dựng khác như cát,sỏi,nhựa
đường
-Nguyên vật liệu phụ: bao gồm các loại dầu mỡ và hóa chất khác.
2.3.2.Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu
Qua quá trình xây dựng và phát triển,bằng kinh nghiệm xây dựng và sản xuất mấy chục
năm công ty sử dụng mức nguyên vật liệu thực tế tùy thuộc vào từng dự án,từng công trình.
Thông qua bản vẽ công trình công ty lập dự toán để đưa ra định mức các nguyên vật liệu
cần sử dụng.Qua đó việc công trình sẽ được thực hiện theo đúng như bản vẽ và dự toán.Sau khi
công trình hoàn thành,tiến hành thanh quyết toán để đưa ra mức tiêu hao nguyên vật liệu thực tế
từ đó có sự điều chỉnh cho hợp lý các định mức.
2.3.3.Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Đánh giá hàng tồn kho theo giá thực tế.
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:ưu tiên giải phóng hàng tồn kho
trước.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
2.3.4.Tình hình dự trữ bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu
Sau khi lập dự toán các công trình sẽ thực hiện.Các bộ phận có liên quan sẽ lập kế hoạch
mua bán và cấp phát nguyên vật liệu cho các đơn vị.Để đảm bảo nguyên vật liệu luôn đáp ứng đủ
cho sản xuất kinh doanh,công ty đã xây dựng nhà kho để bảo quản,dự trữ cũng như kí hợp đồng
với các nhà cung ứng để có thể cung cấp chủ động và linh hoạt nguyên vật liệu trực tiếp tại các
công trình cụ thể.Việc này đảm bảo cho việc cấp phát nguyên vật liệu cũng như giảm chi phí
đáng kể cho việc dự trữ nguyên vật liệu.
2.3.5.Cơ cấu và tình hình hao mòn tài sản cố định
Tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
- Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên

- Có giá trị từ 10.000.000đ (mời triệu đồng) trở lên
TSCĐ trong công ty phần lớn là các loại sau:
- Nhà xưởng,vật kiến trúc
- Máy móc thiết bị
- Phương tiện vận tải
- Thiết bị, công cụ quản lý
Phương pháp kế toán TSCĐ
- Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ, thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao
TSCĐ: theo chuẩn mực kế toán vμ quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài
chính.
- TSCĐ được xác định theo nguyên giá trừ (-) giá trị hao mòn luỹ kế
- Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và những chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa
tài sản vào hoạt động. Những chi phí mua sắm, cải tiến và chế tạo được tính vào giá trị TSCĐ.
Riêng những chi phí bảo trì sửa chữa được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao luỹ kế được xoá sổ và bất kỳ
các khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào Báo cáo kết quả kinh doanh
- Cơ cấu: TSCĐ hữu hình gồm nguyên giá và giá trị hao mòn (khấu hao TSCĐ)
2.3.6.Tình hình sử dụng tài sản cố định
Thời gian sử dụng theo quy định:
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
- Nhà xưởng, vật kiến trúc: 5-50 năm
- Máy móc, thiết bị: 5-25 năm
- Phương tiện vận tải: 6-10 năm
- Thiết bị văn phòng: 3-7 năm
Thời gian sử dụng thực tế:
-Công ty sử dụng và khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian
hữu dụng ước phù hợp với tỷ lệ khấu hao theo quy định tại thông tư 203/2009/TT-BTC ngày
20/10/2009 của Bộ tài chính.
- Thực tế, hiện nay công ty có một số TSCĐ đã khấu hao hết nhng vẫn còn khả năng sử

dụng nên số TSCĐ này xí nghiệp sẽ thanh lý và tiếp tục đầu tư mua TSCĐ để phục vụ sản xuất.
2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư tài sản
+ Nguyên vật liệu: xí nghiệp định kỳ tiến hành kiểm kê xác định tỉ lệ hao hụt, đánh giá
phẩm chất, đề xuất, đề xuất dự phòng giảm giá hàng tồn kho (nếu có) vào thời điểm cuối năm,
luôn đảm bảo nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp.
+ Tài sản cố định: làm nhãn mác gắn trực tiếp các máy móc thiết bị, lập hồ sơ tài sản cố
định, bàn giao cho các đơn vị sử dụng (có phiếu giao nhận TSCĐ). Nhờ đó, các đơn vị có thể tự
quản lý được TSCĐ tại đơn vị mình, thuận tiện trong việc kiểm kê và đánh gia TSCĐ hàng năm.
2.4. Phân tích chi phí và giá thành
2.4.1. Các loại chi phí của doanh nghiệp
Các loại chi phí trong quá trình hoạt động được công ty tập hợp theo khoản mục.
Theo tài liệu của công ty, chi phí bao gồm 5 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.4.2. Hệ thống sổ sách kế toán
Do khối lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều và để thuận lợi cho việc ghi chép và phản ánhsố
liệu vào hệ thống tài khoản và sổ sách thì kế toán đã chọn hình thức sổ kế toán sử dụng là Nhật
ký chung kết hợp với Nhật ký đặc biệt.
Nhật ký đặc biệt: gồm 3 loại sổ nhật ký
- Nhật ký thu, chi: số thu, chi tiền mặt gửi ngân hàng: theo dõi tình hình thu,chi phát sinh
trong kỳ, quản lý lượng tiền tồn quỹ.
- Nhật ký bán hàng: theo dõi doanh thu, công nợ khách hàng để báo cáo kịp thời cho Tổng
giám đốc biết được doanh thu theo tuần, tháng và số luỹ kế nhằm kịp thời có các biện pháp điều
chỉnh, có chiến lược kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế trên thị trường.
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
- Nhật ký mua hàng: theo dõi việc mua nguyên vật liệu như xi măng,sắt thép, hoá chất,

công cụ, dụng cụ Số liệu nhập vào sổ này căn cứ từ các chứng từ gốc do phòng vật tư chuyển
đến.
Nhật ký chung
- Dùng để tổng hợp các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong tháng theo thứ tự thời gian và
ghi chép số liệu từ các sổ nhật ký trên trừ nhật ký thu chi. Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên sổ
nhật ký chung tiến hành chuyển vào sổ cái các tài khoản.
Trong quá trình ghi chép vào các sổ nhật ký thì kế toán cũng tiến hành theo dõi các đối tượng kế
toán riêng biệt trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết như tài sản cố định, nguyên vật liệu cuối tháng,
tổng hợp số liệu và khoá các sổ, thẻ kế toán chi tiết này. Sau đó, căn cứ vào số liệu của sổ, thẻ chi
tiết để lập Bảng cân đối số phát sinh và kiểm tra, chỉnh sửa vì đây là căn cứ để lập báo cáo tài
chính.
Trình tự ghi sổ
- Hàng ngày, phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, kế toán căn cứ vào chứng từ ngày đến làm
gốc. Chứng từ ngày đến được dùng làm căn cứ ghi sổ vào sổ Nhật ký chung và sổ Nhật ký đặc
biệt có liên quan: nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, nhật ký bán hàng, nhật ký mua hàng. Đồng
thời mở các sổ kế toán chi tiết liên quan theo từng đối tượng.
- Cuối tháng, nửa năm, kế toán cộng số liệu trên Sổ cái lập bảng cân đối phát sinh, bảng
cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng với số liệu ghi trên sổ cái và lập bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 21
Chứng từ kế toán
Sổ, thẻ kế toán chi ết
Sổ nhật ký đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp chi ết
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long

Bảng 2.6 Hệ thống sổ sách kế toán
Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Phương tiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621): nguyên vật liệu được xác định theo nhu cầu sử
dụng thực tế trong tháng ở từng bộ phận.
Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622): các phân xưởng sản xuất
Chi phí sản xuất chung (TK 627): xưởng cơ khí, cấp dưỡng, tổng kho
Chi phí bán hàng (TK 641): Chi phí cửa hàng, đại lý
Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642): văn phòng, chi phí văn phòng phẩm
2.4.3. Công tác xây dựng giá thành kế hoạch
Công ty xây dựng giá thành kế hoạch bằng cách lấy giá thành thực tế từng loại sản phẩm
năm trước, dự trù chi phí tăng thêm theo khoản mụ có tính tới các yếu tố biến động sau:
- Giá nguyên vật liệu chính ( sắt thép,xi măng,cát sỏi )
- Giá nguyên vật liệu phụ ( dầu mỡ, hóa chất )
- Chi phí nhân công.
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
- Chi phí sản xuất chung.
- Chi phí quản lý và bán hàng.
2.5.Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
2.5.1.Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.7 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu

số Năm 2011 Năm 2010
Chênh lệch
2011/2010 %

Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ 1 128.939.649.419 98.624.350.123 30.315.299.296 30.74%
Các khoản giảm trừ
doanh thu 2
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ 10 128.939.649.419 98.624.350.123 30.315.299.296 30.74%
Giá vốn hàng bán 11 111.423.235.903 82.845.329.231 28.577.906.672 34.50%
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ 20 17.516.413.516 15.779.020.892 1.737.392.624 11.01%
Doanh thu hoạt
động tài chính 21 47.745.905 2.505.877.147 (2.458.131.242) -98.09%
Chi phí tài chính 22 6.964.530.387 7.669.525.652 (704.995.265) -9.19%
Chi phí bán hàng 24
Chi phí quản lý
doanh nghiệp 25 5.936.308.811 5.205.215.469 731.093.342 14.05%
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
doanh 30 4.663.320.223 5.410.156.918 (746.836.695) -13.80%
Thu nhập khác 31 320.163.636 3.080.400 317.083.236 10293.57%
Chi phí khác 32 2.154.480.717 2.064.007.772 90.472.945 4.38%
Lợi nhuận khác 40 (1.834.317.081) (2.060.927.372) 226.610.291 -11.00%
Tổng lợi nhuận
trước thuế 50 2.829.003.142 3.349.229.546 (520.226.404) -15.53%
Chi phí thuế TNDN 51 707.250.786 837.307.387 (130.056.601) -15.53%
Lợi nhuận sau thuế
TNDN 60 2.121.752.357 2.511.922.160 (390.169.803) -15.53%
Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 23

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
Qua bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010/2011 ta có thể thấy công ty hoạt
động chưa thật sự được hiệu quả.Cụ thể là: mặc dù doanh thu 2011 tăng hơn 30 tỷ đồng so với
năm 2010 ( tăng 30.74%),đồng thời giá vốn hàng bán cũng tăng hơn 28 tỷ đồng( tương đương
34.5%) và lợi nhuận gộp tăng gần 2 tỷ đồng(khoảng 11%),tuy nhiên lợi nhuận sau thuế TNDN
của công ty lại giảm hơn 390 triệu đồng( tương ứng 15.53%) do doanh thu hoạt động tài chính
giảm mạnh (giảm gần 2.5 tỷ đồng tương ứng hơn 98%) và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn
730 triệu đồng( tương ứng 14.05%).Đây cũng là tình trạng khó khăn chung của các doanh nghiệp
gặp phải trong những năm gần đây do sự suy thoái nền kinh tế của nước ta cũng như toàn thế
giới.
2.5.2 Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng 2.8 Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu Số cuối kỳ Tỷ trọng Số đầu kỳ Tỷ trọng Chênh lệch %
TÀI SẢN
A. Tài sản
ngắn hạn 182.097.699.770 84.53% 160.630.945.327 79.63% 21.466.754.443 13.36%
1. Tiền và
các khoản
tương
đương tiền 3.203.650.690 1.49% 2.284.512.286 1.13% 919.138.404 40.23%
2. Các
khoản phải
thu 64.682.553.865 30.03% 58.744.592.414 29.12% 5.937.961.451 10.11%
3. Hàng tồn
kho 87.994.532.829 40.85% 72.388.247.371 35.88% 15.606.285.458 21.56%
4. Tài sản
ngắn hạn
khác 26.216.962.386 12.17% 27.213.593.256 13.49% (996.630.870) (3.66)%
B. Tài sản
dài hạn 33.331.124.809 15.47% 41.092.507.752 20.37% (7.761.382.943) (18.89)%

1. Các
khoản phải
thu dài hạn
2. Tài sản
cố định 25.170.813.399 11.68% 30.537.387.861 15.14% (5.366.574.462) (17.57)%
3.Bất động
sản đầu tư
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long
4.Các
khoản đầu
tư tài chính
dài hạn 3.130.064.000 1.45% 3.130.064.000 1.55% 0 0.00%
5.Tài sản
dài hạn
khác 5.030.247.410 2.33% 7.425.055.891 3.68% (2.394.808.481) (32.25)%
Tổng cộng 215.428.824.579 100.0% 201.723.453.079 100.00% 13.705.371.500 6.79%
NGUỒN
VỐN
A. Nợ phải
trả 189.042.506.751 87.75% 175.211.829.089 86.86% 13.830.677.662 7.89%
1. Nơ ngắn
hạn 168.098.452.547 78.03% 152.391.941.868 75.54% 15.706.510.679 10.31%
2. Nợ dài
hạn 20.944.054.204 9.72% 22.819.887.221 11.31% (1.875.833.017) (8.22)%
B. Nguồn
vốn chủ sở
hữu 26.386.317.828 12.25% 26.511.623.990 13.14% (125.306.162) (0.47)%
1.Vốn chủ
sở hữu 26.386.317.828 12.25% 26.511.623.990 13.14% (125.306.162) (0.47)%

2.Nguồn
kinh phí và
quỹ khác
Tổng cộng
nguồn vốn 215.428.824.579 100.00% 201.723.453.079 100.00% 13.705.371.500 6.79%
Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán
Dựa vào bảng cân đối trên ta có nhận xét về cơ cấu tài sản và nguồn vốn cũng như tỷ
trọng của các loại tài sản và nguồn vốn chính trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Về tài sản: các loại tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu tuy nhiên lại tập
trung chủ yếu vào hàng tồn kho và nợ phải thu,lượng tiền mặt chiếm rất ít (chỉ chiếm 1.13%).
Điều này gây khó khăn trong việc thanh toán cho công ty nếu như không tiêu thụ được hàng tồn
kho cũng như thu hồi nợ.
Về nguồn vốn: tập trung chủ yếu ở khoản phải trả chiếm gần 90% tổng nguồn vốn,đặc
biệt khoản phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao cộng với cơ cấu tài sản như trên làm cho cán
cân thanh toán của công ty không an toàn.Tuy nhiên việc tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn
vốn nợ ngắn hạn khá đầy đủ giúp tình hình tài chính của công ty vẫn tương đối vững chắc.
SV: Trần Hồng Tân – Lớp QTDN_K34A 25

×