Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa các đặc điểm thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường. liên hệ thực tế những vấn đề trên ở một số doanh nghiệp nh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.11 KB, 19 trang )

Học phần: Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa
Lớp: 1301CEMG0921
Nhóm: 3
* * *
Đề tài thảo luận:(1)
• Các đặc điểm thuận lợi và khó khăn của DNNVV trong nền kinh tế thị
trường.
• Liên hệ thực tế những vấn đề trên ở một số DNNVV điển hình ở nước ta
hiện nay.
* *
Lời mở đầu:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 30/11/2012, cả nước có
48.473 doanh nghiệp (DN) giải thể, tạm dừng hoạt động, trong đó 39.936 DN dừng
hoạt động và 8.537 DN đã giải thể. Dự báo đến hết ngày 31/12/2012, con số DN giải
thể, tạm ngừng hoạt động trên cả nước trong năm 2012 khoảng 55.000 DN. Trong khi
đó, số lượng DN đăng ký thành lập mới của cả nước vẫn tiếp tục xu hướng giảm từ
đầu năm, đến tháng 11/2012 là 62.794 DN, giảm 10% về số DN và giảm 8,4% về vốn
đăng ký. Đây là năm thứ hai liên tiếp kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 có hiệu
lực, số lượng DN thành lập mới có sự giảm sút so với cùng kỳ năm trước.
Trong cộng đồng DN Việt Nam thì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là loại
hình DN chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình DN này đóng
vai trò quan trọng nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy
động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, về lao
động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; Sử dụng tới 51% lao động xã
hội và đóng góp hơn 40% GDP…
Kể từ sau khi tăng đột biến cả về số lượng lẫn ngành nghề hoạt đông từ giai
đoạn mở cửa đến khi Việt Nam gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam nói chung và khối
DNNVV nói riêng mới chịu một cuộc khủng hoảng sâu sắc và toàn diện như giai đoạn
hiện nay. Vậy đâu là những cơ hội, thách thức chủ yếu mà khối DNVVN gặp phải
trong nền kinh tế thị trường hiện nay; nguyên nhân, giải pháp nào để tháo gỡ khó khăn
và tăng cường khả năng cạnh tranh? Đấy là chủ đề chính mà Nhóm 3 nghiên cứu và


thực hiện.
 Tổng quan về DNVVN. Những thuận lợi và khó khăn của DNVVN trong nền
kinh tế thị trường
 Khái niệm, vai trò của DNVVN
 Khái niệm
Theo giáo trình DNNVV của trường Đại học Kinh tế Quốc dân : Doanh nghiệp
nhỏ và vừa là đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân nhằm thực hiện các hoạt
động sản xuất cung ứng, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên thị trường để tối đa hóa lợi
ích của người tiêu dùng, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu tài sản
của doanh nghiệp.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cho rằng : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu .
Theo điều 3 chương 1 nghị định 90/2001/NĐ –CP về trợ giúp phát triển
DNNVV :”Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập đã đăng ký
kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ
đồng hoặc có số lao động trung bình năm không quá 300 người”.
Đây là khái niệm theo điều 3 chương 1 đối với Việt nam, còn trên thế giới có
rất nhiều khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa tùy theo quy định của mỗi quốc gia .
Khái niệm DNNVV mang tính tương đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát
triển kinh tế - xã hội nhất định .
 Phân loại
 Theo hình thức sở hữu: Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
 Theo địa vị pháp lý: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty
TNHH…
 Theo quy mô: Doanh nghiệp siêu nhỏ, Doanh nghiệp nhỏ, Doanh nghiệp
vừa
 Theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh: Doanh nghiệp sản xuất, doanh
nghiệp thương mại, doanh nghiệp dịch vụ
 Vai trò

DNNVV có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam do những
đặc điểm, tình hình và bối cảnh phát triển nước ta quy định. Là một nước có trình độ
thấp hơn so với 1 số nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta đang ở thời kì hội
nhập với nền kinh tế thế giới với cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, trình độ sản xuất, tổ
chức quản lý còn nhiều hạn chế. Trước bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt như hiện
nay, Việt Nam đã chú ý hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm phát huy tối đa
nguồn lực và hỗ trợ cho công nghiệp lớn, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Như
vậy, vài trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được khẳng định thể hiện qua các
điểm sau :
 Tạo công ăn việc làm: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thương chiếm tỷ trọng lớn
( khoảng 95% vì vậy nó đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội
như tạo việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp, nâng cao đời sống cho người
lao động
 Đóng góp vào GDP: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ phát
triển các ngành và cả nền kinh tế, tạo thêm nhiều hàng hóa dịch vụ và đáp ứng nhu cầu
ngay càng cao của thị trường , giá trị gia tăng hoặc GDP do các doanh nghiệp tạo ra
hàng năm chiếm tỷ trọng khá lớn, đảm bảo thực hiện những chỉ tiêu tăng trưởng của
nền kinh tế.
 Giúp tăng ngân sách cho nhà nước: Thông qua các khoản thuế, tạo nguồn thu quan
trọng cho ngân sách nhà nước, thu hút nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, khai
thác các tiềm lực sẵn có
 Tạo ngoại tệ thông qua xuất khẩu: Hơn 80% các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu
là các doanh nghiệp nhỏ và vừa
 Giúp tạo lập các mối liên kết với các công ty nhà nước, các tập đoàn xuyên quốc gia ,
doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vài trò là vệ tinh, hỗ trợ, góp phần tạo lập các mối quan
hệ với các loại hình doanh nghiệp.
 Giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống: Cụ thể với những doanh nghiệp
được thành lập để cung cấp những đặc sản cho vùng miền giúp duy trì và phát triển
như: doanh nghiệp khảm trai, đồ thủ công mỹ nghệ …
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa là môi trường đào tạo các doanh nhân trẻ: Doanh nghiệp

nhỏ và vừa giúp hình thành, phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động. Cùng
với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là sự xuất hiện ngay càng nhiều hơn các nhà
kinh doanh sáng lập. Đây là lực lượng rất cần thiết để góp phần thúc đẩy sản xuất kinh
doanh ở Việt nam phát triển.
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh tế ban đầu cho các doanh nghiệp lớn: Doanh
nghiệp còn là nơi đào luyện các doanh nghiệp, là cơ sở kinh tế ban đầu để phát triển
thanh các doanh nghiệp lớn. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đứng đầu ngành của
quốc gia hay liên quốc gia đều khởi đầu từ những doanh nghiệp nhỏ và vừa thậm chí là
những doanh nghiệp rất nhỏ
 Các đặc điểm thuận lợi và khó khăn của DNNVV trong nền kinh tế thị
trường
 Các đặc điểm của DNNVV:
 Ưu điểm:
• Các DNVVN năng động ,linh hoạt trước những thay đổi của thị trường.đặc biệt là nhu
cầu nhỏ,lẻ ,có tính địa phương do DNVVN có khả năng chuyển hướng kinh doanh và
chuyển hướng mặt hàng nhanh,tăng giảm lao động dễ dàng, nơi làm việc của người lao
động có tính ổn định và ít bị đe doạ mất nơi làm việc. Thực tế không những đúng với
nước ta mà còn đúng với các nước khác ở trên thế giới.
• Người lao động ở các doanh nghiệp lớn dễ bị mất việc làm hơn ,đặc biệt có suy thoái
kinh tế.
• Tổ chức sản xuất ,tổ chức quản lý linh hoạt ,gọn nhẹ ,các quyết định quản lý thực hiện
nhanh,công tác kiểm tra ,điều hành trực tiếp.Qua đó góp phần tiết kiệm chi phí quản lý
doanh nghiệp.
• Vốn đầu tư ban đầu ít ,hiệu quả cao,thu hồi nhanh ,điều đó tạo sức hấp dẫn trong đầu
tư sản xuất kinh doanh ,mọi thành phần kinh tế vào khu vực này.
 Hạn chế
• Nguồn vốn tài chính hạn chế ,đặc biệt nguồn vốn tự có cũng như bổ xung dể thực hiện
quá trình tích tụ,tập trung nhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh
• Cơ sở vật chất kỹ thuật ,trình dộ công nghệ kỹ thuật thường yếu kém lạc hậu.nhà
xưởng,nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch ,quản lý của đa phần các doanh nghiệp

nhỏ rất chật hẹp.
• Trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng còn hạn chế .Đa số
các chủ doanh nghiệp nhỏ chưa được đào tạo cơ bản,đặc biệt những kiến thức về kinh
tế thị trường,về quản trị kinh doanh ,họ quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn là chủ
yếu.
Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có trên 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV), chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỉ
đồng (tương đương 121 tỉ USD,đóng góp hơn 40% GDP cả nước. Năm 2005, Hiệp hội Doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam mới có 300 hội viên, đến nay, Hiệp hội đã tập hợp được tới
20.000 hội viên và là một trong những hiệp hội có số lượng hội viên đông đảo nhất, có mạng
lưới ở nhiều tỉnh, thành nhất (41 tỉnh, thành), và có nhiều chi nhánh ở nước ngoài nhất. Ngoài
ra, cũng là một trong số ít hiệp hội có một viện nghiên cứu. Dự kiến, trong 5 năm tới, Hiệp
hội phấn đấu đưa số hội viên lên tới 100.000. Ngoài 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, cả
nước còn có khoảng 3 triệuhộ kinh doanh thương mại. Với đặc thù vừa và nhỏ, thành viên
Hiệp hội có đơn vị chỉ có số vốn từ 20 tỉ đồng, khá là 100 tỉ đồng (tương đương 1 - 5 triệu
USD) và sử dụng cao nhất cũng chỉ là 300 lao động… Dù vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
đặc biệt ở khu vực tư nhân có hiệu quả đầu tư khá cao so với các khu vực khác. Thống kê cho
thấy: các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp tới hơn 40% GDP cả nước. Nếu tính cả 133.000
hợp tác xã, trang trại và các hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng
tới 60% GDP. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển
kinh tế của đất nước mà còn giúp tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm, trong đó, chủ
yếu giải quyết số lao động chưa qua đào tạo; góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an
sinh xã hội… Tính chung, hiện các doanh nghiệp này sử dụng trên 50% lao động xã hội. Tuy
nhiên, khối doanh nghiệp này thời gian qua đã lớn nhưng chưa thực sự tạo được thế mạnh.
Điểm tích cực là các doanh nghiệp phát triển rất nhanh, nhất là sau khi Luật Doanh nghiệp ra
đời. Nhưng do hạn chế là số vốn ít, hầu hết là huy động vốn tự có doanh nghiệp, rất ít doanh
nghiệp huy động được nguồn vốn bên ngoài. Vốn ít nên điều kiện tiếp cận thị trường hạn chế.
Bên cạnh đó, trình độ công nghệ, khả năng tiếp cận khoa học, công nghệ nước ngoài, khả
năng quản lý, nhận biết về kinh doanh, văn hóa kinh doanh, trình độ xúc tiến và quảng bá
thương mại cũng như lao động hoạt động trong khu vực này cũng rất hạn chế, ảnh hưởng

đến năng suất, hiệu quả hoạt động.
 Những thuận lợi và khó khăn của DNVVN
 Tình hình kinh tế trong nước
Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, từ những khó khăn kinh tế
vĩ mô đến khó khăn của DN và các hộ gia đình.Tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn
5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây), chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng
4,77% năm 1999 nhưng lại thấp hơn cả tốc độ tăng 5,32% năm 2009. Rõ ràng những bất
ổn kinh tế vĩ mô tích tụ trong mấy năm gần đây đã buộc Việt Nam phải chuyển trọng tâm
chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế
lạm phát.
Năm 2012 tổng cầu tiêu dùng tuy có cải thiện hơn so với năm 2011 nhưng vẫn tăng
thấp hơn so với những năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng
16% so với năm 2011 (loại trừ yếu tố giá tăng 6,2%) chỉ bằng một nửa so với giai đoạn
2007-2010. Hệ quả là mặc dù sản xuất công nghiệp chững lại với chỉ số sản xuất công
nghiệp chỉ tăng 5,9%, song do sức mua tăng chậm với chỉ số tiêu thụ hàng công nghiệp
chế biến chế tạo chỉ tăng khoảng 3,6% nên chỉ số hàng tồn kho của nhóm hàng này tăng
tới hơn 20,1% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2012 là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 10 năm liên tiếp.
Nhưng nếu nhìn riêng từng quý trong năm 2012 thì thấy quý sau tăng trưởng hơn quý
trước. Điều này cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu tự chuyển biến, cộng thêm sự tác động
của điều hành chính sách kinh tế vĩ mô đã có tác động tốt đến nền kinh tế.
 Tình hình kinh tế thế giới:
Năm 2012 nói chung là một năm khó khăn và bất trắc kéo dài. Các nền kinh tế công
nghiệp hóa chưa ra khỏi chu kỳ suy sụp vì đã vay mượn quá nhiều quá lâu và lại bị nạn
lão hóa dân số nên đạt tốc độ tăng trưởng thấp, thường xuyên bị rủi ro suy trầm là khi
mức tăng trưởng sút giảm trong nhiều quý liên tục và thậm chí còn bị nguy cơ suy thoái
kinh tế và khủng hoảng xã hội. Trong khi ấy, các nền kinh tế đang lên đều có mức tăng
trưởng cao hơn nhưng cũng bị hậu quả sa sút từ các thị trường Âu-Mỹ-Nhật, nên chưa thể
kéo kinh tế toàn cầu ra khỏi trì trệ và có khi lại bị suy trầm vào năm tới.
Kinh tế thế giới năm 2012 trải qua rất nhiều “nốt trầm” và bị hạ mức dự báo tăng

trưởng nhiều lần trong năm. Trong báo cáo tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm
2013 công bố ngày 18/12/2012, Liên hợp quốc (LHQ) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng
trưởng 2,2% trong năm 2012, thấp hơn so với mức dự báo 2,5% hồi tháng 6/2012, và tiếp
tục tăng trưởng "dưới tiềm năng" với mức tăng 2,4% năm 2013 và 3,2% năm 2014.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế công bố trước đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD) cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012 từ 3,4% xuống 2,9% và
năm 2013 từ 4,2% xuống 3,4%.
 Thuận lợi:
Nền kinh tế Việt Nam đã bước vào một quĩ đạo ổn định hơn. Các yếu tố gây mất
cân bằng đã được xác định và khắc phục bằng các tổ hợp chính sách.Việt Nam đã đạt
được những kết quả ấn tượng về ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2012. Đây là năm thứ
hai liên tiếp Việt Nam có được tình hình kinh tế vĩ mô tương đối ổn định. Tình hình được
cải thiện là nhờ các chính sách thắt chặt trong nước và môi trường quốc tế khá thuận lợi.
Một quyết sách đúng đắn khác đang nhận được sự đồng thuận cao đó là : cần tìm
mọi giải pháp hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân hết số vốn đã bố
trí.
Lãi suất trần cho vay vốn ngân hàng hiện tại đã giảm, Từ 26-3, lãi suất cho vay đối
với các lĩnh vực ưu tiên sẽ là 11%/năm thay vì 12%/năm. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn
hạn bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công
nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ
12%/năm xuống còn 11%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của Quỹ tín dụng
nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này sẽ là 12%/năm thay vì
13%/năm như trước.
Nguồn nhân lực hiện tại đang được nâng cao hơn cả về chất và lượng.
 Khó khăn:
Sự giúp đỡ của các ngân hàng là hạn chế: Trong khi dòng vốn tín dụng cho doanh
nghiệp vẫn còn đang là vấn đề nóng bỏng, các doanh nghiệp đã được hỏi về ý kiến của họ
về hoạt động của các ngân hàng đối với cộng đồng doanh nghiệp. Quan điểm của phần
lớn doanh nghiệp là các ngân hàng chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp lớn và có lãi (38%), hoặc
các doanh nghiệp thân thiết (31%). Do đó việc tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất

kinh doanh của các DNNVV là rất khó.
Hiện nay chưa có dòng tiền mới đổ vào Việt Nam vì nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra
cực kỳ thận trọng. Nhiều nhà đầu tư đang có ý định thoái vốn khỏi Việt Nam, một số
khác lại đang tỏ ra do dự chưa đầu tư. Theo tình hình này thì việc tiếp cận nguồn vốn đầu
tư của DNNVV lại càng khó khăn, các doanh nghiệp lớn sẽ có lợi thế hơn để thu hút vốn
đầu tư.
Năm 2013, theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế thì tình hình kinh tế Việt
Nam khó có thể phục hồi nhanh chóng, “bóng đen” của cuộc suy thoái kinh tế còn tiếp
tục kéo dài đến hết 2013. Rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô còn lớn. Tâm lý hoài nghi về khả
năng ổn định kinh tế vĩ mô bền vững vẫn dai dẳng. Lòng tin lạm phát sẽ ở mức thấp cũng
chưa cao. Thị trường nội địa, thị trường chính của DNNVV bị co hẹp do lạm phát. Điều
này tạo ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV vì người dân
sẽ tiếp tục duy trì chính sách “thắt lưng buộc bụng”, mức cầu không cao gây ra tình trạng
ứ đọng hàng và khó quay vòng vốn để sản xuất kinh doanh.
Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị DNNVV thường là cũ, lạc hậu nên tiêu tốn
nhiều nguyên, nhiên liệu và chất lượng sản phẩm không có tính cạnh tranh cao.Về môi
trường kinh doanh, DNNVV luôn hứng chịu một sự phân biệt đối xử không thành văn so
với các DN lớn. Ở nước ta, ưu tiên số một là dành cho các DNNN, với nhiều ưu đãi như
độc quyền, đặc quyền trong kinh doanh về tiếp cận nguồn lực, đầu tư nước ngoài. Đông
đảo DNNVV càng khó khăn khi bị phân biệt đối xử trong môi trường kinh doanh.
 Giải pháp chung về phía doanh nghiệp và nhà nước:
Chính phủ cần thi hành những chính sách giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN như:
tập trung giải quyết vấn đề tồn kho, nợ xấu, bất động sản, cũng như xây dựng mục tiêu
dài hạn, giải quyết đổi mới cơ cấu kinh tế gắn với tăng trưởng, sắp xếp phân bổ vốn đặc
biệt đầu tư công; sắp xếp lại DNNN; sắp xếp lại hệ thống tài chính (trọng tâm là các ngân
hàng thương mại và các tổ chức tín dụng). Cùng với đó, tiếp tục đổi mới hệ thống thể chế
và tập trung hướng tới nguồn nhân lực chất lượng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho
DN trong đó có DNNVV. Một trong những nội dung quan trọng trong các giải pháp hỗ
trợ DN nhỏ và vừa được Bộ Tài chính đề xuất với Thủ tướng Chính phủ là đẩy mạnh việc
gia hạn và giảm thuế.

, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/09/2012 về việc
Phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2012 - 2015. Theo đó, Quyết định số 1231/
QĐ-TTg đã đưa ra 8 nhóm giải pháp phát triển DNNVV. Cụ thể, hoàn thiện khung pháp lý về
gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN; Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho DNNVV; Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ
mới trong các DNNVV; Phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV, tập trung vào nâng cao
năng lực quản trị cho các DNNVV; Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công
nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai cho các DNNVV; Cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV và xúc
tiến mở rộng thị trường cho DNNVV; Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển DNNVV;
Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV. Trong đó, tập trung ưu tiên vào những giải
pháp cụ thể sau: Thành lập Quỹ hỗ trợ DNNVV; Đẩy mạnh các chương trình đổi mới ứng dụng
công nghệ, chú trọng phát triển công nghệ cao nhằm tạo ra các sản phẩm mới, trang thiết bị,
máy móc hiện đại…; Thí điểm xây dựng vườn ươm DN; Thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ toàn
diện cho DNNVV trong một số lĩnh vực; Thúc đẩy các liên kết kinh tế, cụm liên kết ngành.
Các DNNVV cần cải thiện uy tín và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp đáng tin cậy để
thu hút nguồn nhân lực có tài cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản
phẩm để thu hút và có được lượng khách hàng trung thành. Thực tế có nhiều chính sách
hỗ trợ DN như tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng cho khu
vực DNNVV song nhiều DN vẫn chưa tận dụng được hết thời cơ của chính sách vĩ mô
tạo ra như giảm, giãn, miễn thuế; hạ lãi suất; bảo lãnh tín dụng cho DN Bên cạnh đó,
DNNVV phải biết liên kết trong việc tìm các nguồn hỗ trợ, chẳng hạn đầu vào, cung ứng
vật tư trung gian, thiết bị hoặc tư vấn về kỹ thuật, tư vấn về thị trường… Rõ ràng, liên kết
sẽ có lợi cho từng DN, tuy nhiên cần phải tôn trọng qui luật hoặc những đòi hỏi chính
đáng của liên kết đó và phải nghiêm túc thực hiện
 Ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc điểm thuận lợi và khó khăn đối với công
tác quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghiên cứu những đặc điểm thuận lợi, khó khăn của các doanh nghiệp nói chung
và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là điều không thể thiếu. Việc nghiên cứu này có ý
nghĩa đặc biệt quan trong với công tác quản trị trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với

những đặc điểm thuận lợi khó khăn trong công tác quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa đã
nêu ta thấy được vai trò của việc nghiên cứu này :
Việc nghiên cứu này giúp các nhà quản trị rõ hơn về bản chất doanh nghiệp của
mình: lợi thế của doanh nghiệp mình là gì? Lĩnh vực, hoạt động nào doanh nghiệp hoạt
động tốt, hiệu quả nhất? Nguồn lực nàodoanh nghiệp cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà
người khác thấy được ở doanh nghiệp là gì? Đồng thời nhận biết cơ hội của doanh nghiệp
đang ở đâu?cơ hội đó có phù hợp với doanh nghiệp hay không? từ đó đưa ra được những
chiến lược thích hợp để phát huy điểm mạnh, tận dụng được các cơ hội tốt cho doanh
nghiệp, giúp các nhà quản trị nhận thức rõ được những đặc điểm bất lợi nào còn tồn tại
trong doanh nghiệp của mình để đưa ra được những biện pháp khắc phục, tránh khỏi
những điểm yếu
Nghiên cứu những khó khăn giúp doanh nghiệp nhận dạng những thách thức, trở
ngại doanh nghiệp đang gặp phải? những điểm yếu của doanh nghiệp có bị người khác,
đối thủ cạnh tranh biết được hay không . Những khó khăn về công việc, về sản phẩm hay
dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không?
Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Các phân tích này giúp tìm ra những việc cần
phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng
Nghiên cứu đặc điểm khó khăn thuận lợi nguồn vốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa
có kế hoạch sử dụng nguồn vốn hợp lí hơn và thận trọng hơn trong việc quyết định đầu tư
nguồn vốn của mình để giảm thiểu được rủi ro. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa nguồn vốn thường bị hạn chế nên việc nghiên cứu này càng quan trọng đối với mỗi
quyết định đầu tư của doanh nghiệp.
Nghiên cứu những khó khăn thuận lợi trong nguồn nhân lực của doanh nghiệp
giúp doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng, bố trí sử dụng và đãi ngộ nhân lực, đào tạo
và phát triển nhân lực hợp lí; có kế hoạch thu hút và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp
Khi đã nghiên cứu, phân tích được những thuận lợi khó khăn thì chủ doanh
nghiệp nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải để
đưa ra được các chiến lược kinh doanh khả thi và hợp lí, cũng như sửa đổi, khắc phục các
chiến lược chưa hợp lý hay thực hiện không hiệu quả. Môi trường bên ngoài doanh
nghiệp phức tạp và luôn luôn biến đổi; việc nghiên cứu các đặc điểm này giúp doanh

nghiệp chủ động hơn trong việc có những biện pháp hợp lý thích hợp với những biến
động của thị trường, môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động.
 Liên hệ thực tế
 Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Đỗ Quyên
Địa chỉ: Huyền Kỳ, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội
Chủ cơ sở sản xuất: Đỗ Thị Hoàn
Mặt hàng kinh doanh: Mây tre đan xuất khẩu
 Quá trình phát triển:
Được thành lập từ năm 2001 do chị Đỗ Thị Hoàn và người em trai thành lập Cơ sở
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Nguyễn Văn Bên. Sản phẩm chính của cơ sở là hàng
mây tre đan. Cơ sở chỉ sản xuất hàng theo đơn đặt hàng trực tiếp của đối tác nước ngoài
như Đài Loan và thông qua các công ty khác để xuất khẩu sang các nước như Đài Loan,
Nga, Nhật.
Hiện nay cơ sở đã phát triển hơn nhiều so với khi mới thành lập. Lượng hàg xuất đi
ngày một tăng; mặt hàng ngày càng đa dạng phong phú; màng lưới đối tác ngày càng
phát triển từ ban đầu chỉ có 2 đối tác nước ngoài, đến nay cơ sở đã có 6 đối tác; thị trường
quốc tế tiêu thụ hàng hoá mở rộng. Sự trưởng thành và phát triển của cơ sở sản xuất đã
tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người dân ở các làng nghề Ninh Sở, Chương Mỹ,
Đồng Văn, Ước Lễ, Chi Lễ.
Năm 2008 cơ sở sản xuất đổi tên thành Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Đỗ
Quyên.Cũng trong năm 2008 cơ sở sản xuất phát triển thêm một mặt hàng mới là chổi
siêu bền với nhãn hiệu Hưng Vượng. Chổi siêu bền Hưng Vượng được làm từ vật liệu sợi
móc cọ và có đặc tính mềm, dai, bền, không bụi bẩn, không gẫy rụng, thích ứng cho mọi
điều kiện thời tiết. Hiện tại cơ sở sản xuất có khoảng 10 công nhân chủ chốt sản xuất
Chổi siêu bền và sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu sang Đài Loan. Với tính ưu việt và chất
lượng của sản phẩm này, nhiều đối tác đã tìm đến và nhận làm đại lý cho Chổi siêu bền.
Chổi siêu đã xuất hiện ở một số hội chợ ở Hải Phòng và Hà Nội và nó đã thu hút được sự
quan tâm của nhiều khách hàng.
 Đặc điểm của doanh nghiệp
• Vốn nhỏ: Cơ sở sản xuất Đỗ Quyên được thành lập với số vốn đăng ký kinh doanh là 200

triệu đồng. Hiện nay số vốn của công ty mới chỉ là 3 tỷ đồng. Vốn của doanh nghiệp rất ít
gây khó khăn trong việc quay vòng sản xuất và kinh doanh. Với nguồn vốn ít doanh
nghiệp khó để tìm kiếm nguồn hàng và thúc đẩy hoạt động sản xuất, đổi mới dây chuyền
và thúc đẩy hoạt động marketing. Hiện nay các đơn hàng của doanh nghiệp rất hạn chế.
• Người lao động hạn chế về chất lượng và số lượng: Hiện nay do kinh tế suy thoái số
lượng đặt hàng cho doanh nghiệp bị giảm sút do đó người lao động không có hàng sản
xuất và rời bỏ doanh nghiệp rất nhiều. Tại Phú Lãm những năm trước có 80 – 90% người
tại làng làm việc trong các cơ sở sản xuất mây tre đan nhưng hiện nay con số này chỉ là
10 – 20%. Người lao động đều tự bỏ và đi tìm kiếm công việc khác.
• Chất lượng của người lao động chưa cao họ mới chỉ học tốt nghiệp cấp 2 và cấp 3. Người
lao động chỉ có kỹ năng là sản xuất thủ công bằng tay các sản phẩm thô. Chưa biết thiết
kế mẫu mã làm cho sản phẩm bắt mắt thu hút khách hàng. Người lao động còn rất hạn
chế trong sử dụng máy móc và dây chuyền.
• Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu: Cơ sở sản xuất còn nhỏ quy mô bé do đó trang thiết bị
máy móc hầu như còn rất ít và thô sơ. Cơ sở mới chỉ có máy phun sơn, máy kéo mây
Phần lớn các công việc đều do người lao động làm bằng tay như đan, tết chổi, làm giỏ
hàng Máy móc sản xuất lạc hậu làm giảm năng suất công việc, giảm chất lượng sản
phẩm do độ chính xác không cao, lượng hàng sản xuất ra còn rất hạn chế.
• Cơ cấu tổ chức gọn nhe: Hiện nay cơ sở sản xuất có tổ chức gồm 2 bậc. Đứng đầu là chủ
cơ sở Đỗ Thị Hoàn là người trực tiếp thành lập và quản lý cơ sở sản xuất. Chị Hoàn tự
tìm kiếm nguồn hàng, nơi tiêu thụ, chiêu thức quảng bá và quyết định tất cả các hoạt
động của cơ sở sản xuất. Phía dưới là trực tiếp những người lao động làm việc trong cơ
sở sản xuất. Với bộ máy tổ chức đơn giản thì giúp cho việc quản lý tập trung và dễ dàng
hơn. Chủ cơ sở nắm rõ tình hình hoạt động sản xuất của cơ sở, có những điều chỉnh và ra
quyết định một cách nhanh chóng. Tuy nhiên do chỉ một mình chị Hoàn xử lý các công
việc do đó tính chuyên môn hóa chưa có, thời gian nhiều, và nhiều lúc quyết định mang
tính cá nhân không chính xác.
 Thuận lợi
• Dễ dàng khởi sự :Cơ sở sản xuất Đỗ Quyên được khởi sự bởi chị Hoàn và em trai với số
vốn ban đầu nhỏ. Cơ sở sản xuất nhỏ do đó việc thành lập đơn giản chỉ do 2 người thành

lập và lựa chọn luôn nghành nghề truyền thống của gia đình và làng nghề làm sản phẩm
kinh doanh là mây tre đan. Việc sản xuất mây tre đan tại Phú Lãm có thuận lợi là gần
luôn vùng nguyên liệu trong làng và các làng lân cận. Nguồn nguyên liệu sản xuất được
đảm bảo. Thứ hai là người lao động có sẵn tay nghề về làm đồ thủ công mỹ nghệ do đây
là nghề truyền thống do đó không cần mất công đào tạo. Người lao động có sẵn tay nghề
và sự tỉ mỉ làm việc cần thiết. Việc tuyển dụng lao động ban đầu cũng dễ dàng do người
trong làng đều biết làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ do đó thuê nhân công dễ, dồi dào và
giá rẻ.
• Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang rất được ưa chuộng: Sản phẩm hàng thủ công mỹ
nghệ đang rất được ưa chuộng trên thế giới. Mỗi năm thị trường hàng thủ công mỹ nghệ
thế giới tiêu thụ khoảng 100 tỷ USD/năm. Riêng thị trường Mỹ mỗi năm tiêu thụ 44% tỷ
trọng, khoảng 40 tỷ USD, Nhật Bản tiêu thụ 13% tỷ trọng và Đức là thị trường tiêu thụ
hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất khối EU với khoảng 5-9 tỷ USD. Ngoài ra các thị trường
Nga, Brazil cũng đang đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm này. Với thị trường tiêu thụ lớn đây là
cơ hội cho cơ sở sản xuất mở rộng thị trường kinh doanh có nhiều thị trường tiêu thụ
mới. Cơ sở sản xuất đã mở rộng thị trường kinh doanh sản phẩm xuất khẩu từ 2 đối tác
sang 6 thị đối tác tại các thị trường là Đài Loan, Nga, Nhật.Ngoài ra hiện nay sản phẩm
thủ công mỹ nghệ cũng được người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng. Cơ sở sản xuất
đã xuất các sản phẩm của mình ra thị trường Hà Nội, Hải Phòng bày bán trong các siêu
thị và các cửa hàng. Đặc biệt sản phẩm chổi siêu bền của cơ sở sản xuất đang được đẩy
mạnh tiêu thụ tại các tỉnh thành này.
 Khó khăn
• Thiếu vốn và khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng
Cơ sở sản xuất đang gặp khó khăn vì thiếu vốn sản xuất. Đầu năm vay vốn ngân
hàng để sản xuất kinh doanh, cuối năm chưa kịp bán đã đến hạn trả nợ, lãi suất lên cao,
không đủ tiền để trả lương cho công nhân, trong khi vốn bỏ ra ban đầu "chôn" trong hàng
tồn đọng. Do suy thoái kinh tế các đơn hàng từ thị trường Mỹ và Châu Âu sụt giảm về số
đơn hàng và quy mô lô hàng suy giảm, sức mua xuống 50% đến 60%. Các đơn đặt hàng
cũ đều bị hủy bỏ hoặc lấy với số lượng ít hơn nhiều lần. Việc không tìm được thị trường
tiêu thụ làm cho hàng hóa bị ứ đọng, vốn chết nằm trong hàng cơ sở sản xuất không có

vốn quay vòng và duy trì hoạt động của công nhân. Trong khi lãi suất ngân hàng đang rất
cao tầm từ 12 – 15%/ năm làm cơ sở sản xuất không dám vay để kinh doanh. Do tỷ lệ
sinh lãi của ngành hàng không đủ để chi trả lãi và chi phí.
Cơ sở sản xuất không có những tài sản có giá trị lớn để thế chấp nên số tiền được
vay ít, không đủ để sử dụng làm vốn sản xuất, kinh doanh. Mặc dù nếu được vay vốn với
lãi suất thấp nhưng số tiền quá ít, thời gian ngắn nên không ai muốn vay. Do đó việc tiếp
cận với nguồn vốn của cơ sở sản xuất đang gặp rất nhiều khó khăn.
• Thiếu nguyên liệu sản xuất
Trong nhiều thập kỷ qua, do tình hình khai thác và xuất khẩu nguyên liệu thô một
cách ồ ạt, thiếu quy hoạch và quản lý nên nguồn nguyên liệu song mây tự nhiên của Việt
Nam đã cạn kiệt. Tại nhiều vùng nguyên liệu mây truyền thống như: Phú Thọ, Thái
Nguyên, Yên Bái… nhiều loài mây tự nhiên đang đứng trước nguy tuyệt chủng. Vùng
rừng nguyên liệu lớn khu vực Tây Bắc do khai thác tùy tiện nên bị hủy diệt phần lớn,
nhiều diện tích đất được quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí,
còn rừng mới trồng chưa thể đưa vào khai thác. Bên cạnh đó, chính sách có chỗ chưa rõ
ràng như quy định vùng nào trồng cây gì và ai là người chịu trách nhiệm thực hiện Làm
cho nguồn nguyên liệu sản xuất sản phẩm trong nước đang hết và cơ sở sản xuất phải tìm
các nguồn nguyên liệu khác. Hiện cơ sở sản xuất đang phải nhập khẩu nguyên liệu từ
Trung Quốc nhưng do quy mô nhỏ, lượng hàng ít do đó bị chèn giá, giá nguyên liệu đầu
vào bị đẩy lên cao, khó khăn khi mua nguyên liệu. Cơ sở sản xuất thậm chí còn phải một
vài nguyên liệu từ các nhà sản xuất trong nước về làm thủ công và hưởng một ít phần lãi.
Do giá nguyên liệu nước ngoài cao và khó nhập về trong thủ tục và các quy đinh còn
rườm rà.
 Nhận xét chung
Cơ sở sản xuất đã thành lập và phát triển trong thời gian dài đã đạt được một số
thành công nhất định Nhưng hiện nay khó khăn với doanh nghiệp đang còn rất nhiều và
đây là thách thức lớn cơ sở sản xuất phải đương đầu và tìm cách vượt qua để duy trì sản
xuất và phát triển trong tương lai.
 Công ty TNHH Hoa Lợi
 Giới thiệu công ty

Công ty TNHH Hoa Lợi thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, hoạt đông trong
Lĩnh vực nông nghiệp (sản xuất và chế biến), lĩnh vực công nghiệp (cung cấp dịch vụ
máy móc, thiết bị và linh kiện). Do bà Nguyễn Thị Loan thành lập năm 2005. Nhân sự
của công ty hơn 100 người
Hệ thống quản lý: ISO 22000: 2005. Công ty Hoa Lợi đang triển khai hệ thống quản
lý chất lượng Việt Nam và hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001: 2008
Công ty hoạt động theo phương châm “Thành công từ giá trị cuộc sống” . Sau 8 năm
hoạt động công ty đã gặt hái được không ít thành tựu, công ty đã đạt được những phần
thưởng và danh hiệu sau: Giải thưởng “Doanh nhân văn hóa” năm 2008.Giải thưởng
thương mại và dịch vụ Việt Nam năm 2009. Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu năm 2009.
Cúp vàng doanh nghiệp hội nhập và phát triển. Giải thưởng “Lãnh đạo xuất sắc” năm
2009. Bảng vàng doanh nghiệp văn hóa năm 2010. Thương hiệu nổi tiếng quốc gia năm
2010. Giải bạc chất lượng quốc gia năm 2010. Bằng khen của thủ tướng chính phủ 2010
Địa chỉ Lô 34, KCN Bắc Duyên Hải, tỉnh Lào Cai
Điện thoại +84 20 3846869
Địa chỉ email
Trang Web: www.hoaloico.vn
 Đặc điểm cơ bản
• Sản phẩm dịch vụ chính:
- Mua, bán, sản xuất nông sản và vật tư nông nghiệp
- Cung cấp phân bón, hóa chất, than cốc,…
- Trồng và bảo tồn dược liệu
- Sản xuất trà túi lọc, sản phẩm dinh dưỡng và nước uống không cồn
- Mua, bán, xuất nhập khẩu quặng và kim loại
- Chế biến sản phẩm nông sản
- Trồng rừng và rau sạch
- Mua, bán, XNK máy móc thiết bị, vật tư ngành hạt và bảo quản hạt.
• Thị trường/ khách hàng: Việt nam, Đài loan, Campuchia, Lào, Trung quốc và
Nhật bản





!"#$%&'(

")$
*!+(


,!"#$
%&'(

")$*!+(
-& ., /+ ,. +
01231 / +  +
45678!$1#$%&'(
9&:!%( ,  ;
1 .< ;<, .;<;
7=  <. .<;. ,<
#>*?1 <  /<; <,;/
 Thuận lợi
• Thị trường nước ngoài là một thị trường hấp dẫn. Các mặt hàng nông sản việt nam được
khách hàng nước ngoài ưa chuộng
• Nhờ vào một số chính sách, đề án hỗ trợ của nhà nước công ty đã giảm bớt được không ít
khó khăn. Việc đơn giãn hóa các thủ tục hành chính giúp công ty thuận lợi hơn trong thủ
tục xuất nhập khẩu các mặt hàng.
• Việt nam là đất nước có cơ cấu ngành nông nghiệp phát triển vì vậy nguồn nguyên liệu
về nông sản khá dồi dào và đa dạng nhiều chủng loại. Tạo thuận lợi trong thu mua
nguyên liệu.
• Nhà nước đã đưa ra chính sách hỗ trợ về mặt bằng nhờ đó công ty đã cố cơ hội mở rộng

nhà máy sản xuất.Nhà nước đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ như bình ổn giá cả, hỗ trợ lãi
suất, thực hiện các giải pháp hỗ trợ vay vốn tín dụng.
 Khó khăn
• Năm 2011, do tình hình kinh tế khó khăn, giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, sản
phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho nhiều. Đó là tình trạng chung của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa và công ty TNHH Hoa Lợi cũng đã gặp phải không ít khó khăn.Khó khăn lớn nhất
công ty gặp phải đó là nguồn vốn việc huy động được nguồn vốn là rất khó. Kinh tế
khủng hoảng công ty cũng không tránh khỏi sự từ chối của các ngân hàng về vấn đề
nguồn vay. Ngân hàng đòi hỏi nhiều điều kiện hơn khi vay vốn do như lý do không có tài
sản bảo đảm, không có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi, hồ sơ vay vốn
không hợp lệ Công ty không đủ tư cách, điều kiện để vay ngân hàng, hay tiếp cận các
tổ chức tài chính quốc tế, càng khó tham gia vào thị trường vốn (chứng khoán, phát hành
cổ phiếu Ðầu tư 20 tỷ đồng xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải
(Lào Cai), Công ty TNHH Thương mại Hoa Lợi chuyên chế biến nông sản, dược liệu
xuất khẩu mỗi năm hơn 1.000 tấn. Công ty thường xuyên tiêu thụ nhiều nông sản của
nông dân ở các tỉnh phía bắc, vì vậy cần vay nhiều vốn để thanh toán tiền hàng cho bà
con. Giám đốc công ty Nguyễn Thị Thu cho biết: Trước đây, mỗi năm, đơn vị được vay
của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) hàng chục tỷ đồng (70% giá trị tổng
tài sản thế chấp) nhưng bây giờ chỉ được vay 30% nên DN rất khó khăn. Ngân hàng ngày
càng xiết chặt hơn điều kiện cho vay khi yêu cầu, mỗi một lô hàng xuất bán phải có
chứng từ của bên mua. Vay khoản nào phải thanh toán khoản đó mới được vay tiếp.
• Trình độ khoa học và đổi mới còn gặp nhiều khó khăn khi nước ta là một nước đi sau về
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
• Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cũng gặp không ít khó khăn khi các cơ sở cung cấp
nguyên vật liệu cung cấp không kịp thời và đòi giá cao.
• Kiểm soát chất lượng ngặt ngèo, khi sản phẩm nông sản được xuất khẩu cần nhiều bước
kiểm tra.
• Giá thuê mặt bằng, giá điện nước cao, làm tăng thêm gánh nặng cho chi phí sản xuất.
 CÔNG TY CỐ PHẦN THỰC PHẨM HƯƠNG SƠN
 Công ty CP thực phẩm Hương Sơn:

Trụ sở chính: Ước Lễ -Tân Ước - Thanh Oai - Hà Nội Văn phòng: Tứ Hiệp - Thanh Trì
- Hà Nội.
Điện thoại : +84 (042) 218 3000 +84 (043) 861 5490
Fax: +81 (043) 681 2499
Email:
Website:
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thực phẩm Hương Sơn là bà Nguyễn Thị Thu Hương -
Hội viên CLB quận Thanh trì, Hội viên Hội Nữ Doanh Nghiệp nhỏ & vừa thành phố Hà
Nội.
Giò chả Ước lễ, bánh cuốn Thanh trì những cái tên đã đi vào tiềm thức Văn hoá ẩm
thực của người Hà Thành. Và ngày nay không chỉ người Hà Nội biết đến mà các tỉnh
thành phía Bắc đều được thưởng thức các đặc sản nổi tiếng từ đời cha ông, đó là nhờ
công sức đóng góp vào sự phát triển văn hoá ẩm thực Việt của những công ty thực phẩm
như công ty CP Hương Sơn.
Khi mới khởi nghiệp năm 1997, kinh doanh chỉ ở mức hộ kinh tế gia đình tại thôn
Ước lễ, xã Tân ước, huyện Thanh Oai (Hà Tây cũ). Cơ sở sản xuẩt giò chả Hương Sơn
chỉ có 4 người: 2 vợ chồng chị và 2 giúp việc, và chỉ sản xuất các sản phẩm truyền thống
như nem chua, chả quế, chả nạc, giò lụa.Trong thời gian 3 năm vất vả để chiếm lĩnh thị
trường, để gây dựng uy tín sản phẩm, chị Hương đã thể hiện bản lĩnh của một doanh nhân
thực thụ: sẵn sàng lăn lộn với thực tế, kiên trì, chịu khó, nhiệt tình, chu đáo và thành thực.
Sản phẩm giò chả Hương Sơn dần thu hút được nhiều khách hàng bởi những đắc trưng
riêng của nó và bởi chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Năm 2008, cùng với sự phát triển của xã hội, Hương Sơn muốn khẳng định chất
lượng sản phẩm trên thị trường, muốn mở rộng liên kết với các đối tác, liên kết với các
siêu thị, nhà hàng lớn, đặc biệt muốn sản phẩm phải có thương hiệu. Và đó là nhu cầu
chuyển đổi cơ sở sản xuất thành công ty CP. Cũng với 4 lĩnh vực giò, chả, nem và bánh,
nhưng hiện nay Hương Sơn cung cấp ra thị trường 27 mặt hàng sản phẩm, trong đó có
đặc sản nổi tiếng Giò chả Ước Lễ và Bánh cuốn Thanh Trì. Tất cả sản phẩm đều đăng ký
chất lượng tại Sở y tế Hà Nội và được công nhận.
Từ ban đầu chỉ có 4 người làm, sau 3 năm tăng lên 8 nhân viên, nâng dần hàng năm

và đến nay là 100 công nhân. Cty CP Hương Sơn có 01 xưởng sản xuất tại Tứ Hiệp,
Thanh trì. Các thiết bị, hệ thống chế biến, máy móc đều đạt chỉ tiêu sản xuất của nhà
nước, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Toàn bộ khu nhà xưởng được xử lý bằng công
nghệ OZON (công nghệ mới nhất bây giờ), tất cả các chi tiết tạo ra sản phẩm đều được
rửa, xử lý bằng công nghệ ozon để diệt khuẩn, máy đóng gói công nghệ hút chân không.
Trong quy trình chế biến sản phẩm, quan trọng nhất là nguồn gốc thực phẩm. Ở công ty
Hưong Sơn thực phẩm nhập có xuất sứ nguồn gốc và có giấy chứng nhận kiểm dịch các
lô hàng; bao bì đóng gói được nhập từ các công ty được sở y tế công nhận bao bì đạt tiêu
chuẩn ISO an toàn thực phẩm. không gây độc hại phản ứng cho sức khoẻ.
Với những cố gắng và đóng góp cho xã hội, cho văn hoá ẩm thực Việt Nam, công ty
CP Hương Sơn đã vinh dự nhận nhiều phần thưởng, bằng khen, cúp, huy chương của các
cấp, ngành: Huy chương vàng Thực phẩm an toàn 2004, Cúp vàng thương hiệu tiêu
chuẩn an toàn vì sức khoẻ cộng đồng 2004, đoạt giải Quả cầu vàng của Bộ Văn hoá - Thể
thao - Du lịch cho văn hoá ẩm thực 2006, Cúp vàng vì cộng đồng .
 Một số đặc điểm cơ bản
• Vốn nhỏ: Cũng như hầu hết các DNNVV ở nước ta, ra đời thường có vốn điều lệ rất ít,
chủ yếu là vay vốn để sản xuất kinh doanh. Công ty Cổ phần Hương sơn ra đời năm 2008
với số vốn điều lệ 10 tỷ đồng, sau hơn 10 năm hoạt động dưới dạng cơ sở sản xuất.
• Lao động trong doanh nghiệp hạn chế cả về chất lượng và số lượng:
Về số lượng, hiện nay công ty Hương Sơn có 100 công nhân. Về chất lượng lao động
thì đa số chỉ mới tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà tổng giám đốc Nguyễn Thị Thu
Hương cũng chỉ tốt nghiệp phổ thông, tuy rằng tay nghề là yếu tố then chốt đối với ngành
mà công ty theo đuổi, nhưng năng lực quản lý cũng như hiểu biết về công nghệ và thị
trường không kém phần quan trọng. Điều này đòi hỏi nhưng nhà quản trị phải có trình độ
chuyên môn cao, phải được đào tạo cơ bản.
Đội ngũ công nhân của công ty chủ yếu là lao động phổ thông, không có các chuyên
gia đầu ngành nên trình độ văn hóa, kỹ năng chuyên môn không cao. Năng lực quản lý
của các tổ trưởng sản xuất còn yếu kém.
• Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cty CP Hương Sơn có chỉ 01 xưởng sản xuất tại Tứ Hiệp, Thanh
trì. Các thiết bị, hệ thống chế biến, máy móc đều đạt chỉ tiêu sản xuất của nhà nước, đảm

bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Toàn bộ khu nhà xưởng được xử lý bằng công nghệ
OZON, tất cả các chi tiết tạo ra sản phẩm đều được rửa, xử lý bằng công nghệ ozon để
diệt khuẩn, máy đóng gói công nghệ hút chân không. Tuy đã áp dụng công nghệ sản xuất
khá hiện đại, xong vẫn chưa thể so sánh với những công ty lớn về công nghệ cũng như cơ
sở vật chất.
• Cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ: Công ty CP Hương Sơn chỉ có 100 công nhân, do đó cơ cấu
tổ chức khá gọn nhẹ:
• Chu kỳ sản phẩm ngắn: Cũng với 4 lĩnh vực giò, chả, nem và bánh, nhưng hiện nay
Hương Sơn cung cấp ra thị trường 27 mặt hàng sản phẩm, trong đó có đặc sản nổi tiếng
Giò chả Ước Lễ và Bánh cuốn Thanh Trì. Các mặt hàng này đều có chu kỳ sản phẩm
ngắn.
 Thuận lợi
Là một doanh nghiệp nhỏ nên công ty Hương Sơn cũng có những thuận lợi như hầu
hết các DNNVV tại Việt Nam.
• Dễ dàng khởi sự: Từ một cơ sở sản xuất nhỏ với số lượng công nhân và vốn đầu tư khiêm
tốn, năm 2008 cái tên Công ty Cổ phần thực phẩm Hương Sơn đã xuất hiện trong làng
DNNVV Việt Nam. Mới chuyển đổi thành công ty cổ phần, Hương Sơn gặp không ít khó
khăn, tuy nhiên do vốn ít, cũng như lao động không đòi hỏi chuyên môn cao nên Hương
Sơn hoạt động khá linh hoạt sau một thời gian thích nghi.
• Khả năng thích ứng nhanh với biến động thị trường:
• Dễ dàng thu hút lao động với chi phí thấp: Công ty Hương Sơn sản xuất và kinh doanh
các mặt hàng giò chả, bánh do đó yêu cầu về lao động chủ yếu là trình độ phổ thông.
Mà đối tượng lao động này tại Việt Nam rất dồi dào và có chi phí thấp.
• Ít xảy ra xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động: Do quy mô doanh
nghiệp nhỏ nên giữa người quản lý và nhân viên của công ty Hương Sơn có điều kiện
hiểu nhau hơn, ít khoảng cách như các công ty lớn, do đó có xảy ra xung đột cũng dễ giải
quyết.
• Dễ tạo ra sự phát triển cân bằng giữa các vùng: Là một DNNVV nên Hương Sơn dễ
dàng thâm nhập thị trường, lấp khoảng trống của các doanh nghiệp lớn. Hiện tại, Hương
Sơn có hệ thống kênh phân phối tại nhiều nơi (chủ yếu là miền Bắc) và ở các siêu thị lớn

như BigC, Co.op Mart, Fivi Mart,
 Khó khăn
• Thiếu vốn, tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn là khó khăn lớn nhất, điển hình nhất của các
DNNVV nói chung và công ty Hương Sơn nói riêng. Do cần đầu tư trang thiết bị hiện
đại, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng kênh phân phối nên nhu cầu về vốn ban đầu của
công ty Hương sơn khá lớn. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực con người, tài chính và
khả năng lập dự án nên quá trình tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của công ty khá khó
khăn.
• Ngày càng có nhiều DNNVV ra đời, nhu cầu về vốn là rất lớn, các ngân hàng lại thận
trọng trong việc cho các doanh nghiệp này vay vốn do tỷ lệ nợ xấu cao (các DNNVV
thường không có tài sản thể chấp, hoạt động kinh doanh không ổn định, tỷ lệ phá sản
cao ). Điều này vô hình chung ảnh hưởng đến nhu cầu về vốn của công ty Hương Sơn.
Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động, công ty đã hoạt động ổn định và gặt hái được khá
nhiều thành công.
 Nhận xét chung
Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, thị trường được mở rộng do chính sách
mở cửa của nhà nước. Kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt DNNVV hoạt động trong
mọi ngành nghề. Công ty Cổ phần thực phẩm Hương Sơn ra đời năm 2008, trong lúc
bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nan cũng không tránh khỏi sự ảnh
hưởng. Là một DNNVV, Hương Sơn khá dễ dàng khởi sự với số vốn khiêm tốn 10 tỷ
đồng, trong thời buổi thuận lợi thì ít mà khó khăn thì nhiều, công ty Hương Sơn cũng
không tránh khỏi quy luật của nền kinh tế, gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ
lực không ngừng nghỉ, ham học hỏi, dám đổi mới Hương Sơn đã khẳng định được mình
trước người tiêu dùng, chiếm lĩnh thị trường, gây dựng uy tín
# Kết luận
Với vị trí và đóng góp nói trên , doanh nghiệp nhỏ và vừa đang là nhân tố quan
trọng trong việc “ổn định kinh tế vĩ mô - bảo đảm an sinh xã hội” trong chương
trình chống lạm phát của Chính phủ hiện nay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và
vừa Việt Nam hoạt động thực sự chưa hiệu quả bởi tầm nhìn hạn hẹp của doanh
nghiệp cũng như việc nắm bắt cơ hội tốt từ thị trường chưa nhanh nhạy, chưa biết

tận dụng tối đa điểm mạnh của doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp còn bộc lộ
nhiều hạn chế yếu kém để các doanh nghiệp khác biết được lợi dụng điều đó để
đánh bại doanh nghiệp mình. Việc nghiên cứu thuận lợi, khó khăn đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa vô cùng quan trọng đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn
hiện nay, các doanh nghiệp càng ngày cạnh tranh với nhau một cách gay gắt. Tuy
nhiên hiện nay việc nghiên cứu này chưa được thực sự quan tâm đúng mực các
doanh nghiệp nhỏ vừa Việt Nam còn đang làm ăn theo kiểu chộp giật manh mún
nên không nghiên cứu vấn đề này có hệ thống, có phương pháp cụ thể. Bởi vậy rất
cần thiết nghiên cứu sâu rộng hơn vấn đề này để có những chiến lược kinh doanh,
phát triển phù hợp cho doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội tốt.

×