Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

quản trị rủi ro cho trồng và sản xuất cà phê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.45 KB, 28 trang )

I.Giới thiệu đề tài
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vì thế
trong những năm gần đây diện tích và sản lượng đã không ngừng tăng lên.
Cà phê đã góp phần lớn trong việc thay đổi diện mạo Tây Nguyên. Nhờ cây cà phê mà
nhiều hộ dân nơi đây đã thoát khỏi đói nghèo và đang vươn lên làm giàu. Đời sống
nhân dân có nhiều sự đổi thay, có nhà cửa khang trang và mua sắm được vật dụng đắt
tiền, con em được đến trường, đến lớp.
Tuy nhiên ở các tỉnh Tây Nguyên, những năm qua do giá cà phê tăng cao người dân
đã ào ào trồng loại cây công nghiệp này bất chấp có phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng
hay không Riêng tỉnh Đăk Lăk, địa phương có diện tích cà phê lớn nhất nước, bỏ qua
những khuyến cáo của ngành chức năng, diện tích cà phê đã tăng đột biến, không theo
quy hoạch, kế hoạch, trồng ồ ạt trên cả những vùng đất không thích hợp, không chủ
động được nguồn nước cũng như không lường trước được những rủi ro có thể gặp tới
khi trồng loại cây này.
Từ đây những rủi ro cũng tăng theo ở nhiều khía cạnh khác nhau và ngày càng trở nên
phức tạp, khó dự báo hơn. Các rủi ro chính mà người nông dân có thể gặp là rủi ro về
giá; rủi ro về thời tiết; rủi ro kĩ thuật; rủi ro sâu bệnh. Đề tài này tập trung nghiên cứu
những rủi ro trong sản xuất cà phê của nông dân Đăk Lăk để họ có một quy trình sản
xuất chuyên nghiệp và chủ động. Nó giúp nhận biết, phòng ngừa và hạn chế rủi ro để
mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt cả về số lượng
và chất lượng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp được dùng để giải quyết các nghiên cứu trong đề tài này là mô tả,
giải thích, điều tra suy đoán nhằm nhận dạng rủi ro trong trồng trọt cà phê từ đó tìm ra
các giải pháp phòng tránh và hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu nhất.
Phạm vi nghiên cứu
Sản xuất cà phê là một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều yếu tố. Đây là một chủ đề rất
rộng và đòi hỏi cần phải có chiều sâu. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu này chỉ dừng lại ở
mức độ cho phép về kiến thức. Ở đây đề tài tập trung nghiên cứu những rủi ro và
những biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế những rủi ro đó trong sản xuất cà phê của


nông dân Đăk Lăk từ năm 2000 đến nay.
II.Cơ sở lý thuyết
Các khái niệm cơ bản về rủi ro và phân loại rủi ro
Khái niệm
Có nhiều định nghĩa về rủi ro được các nhà nghiên cứu đưa ra. Thường thì các
định nghĩa được phát biểu tùy theo quan điểm của từng người và của từng ngành.
Chẳng hạn, theo quan điểm của bảo hiểm, rủi ro được định nghĩa:
- Là sự tổn thất ngẫu nhiên
- Là khả năng có thể gây tổn thất
- Là khả năng có thể xuất hiện một biến cố không mong đợi.
Theo quan điểm của các nhà đầu tư, rủi ro lại được định nghĩa là “không có
được NPV và IRR như dự tính”.
Còn theo xác suất thống kê thì “rủi ro là biến cố ngẫu nhiên có thể đo lường
được bằng xác suất”.
Nhìn chung, rủi ro được hiểu theo nghĩa không những chỉ là khả năng mà còn
là tổn thất của chính bản thân nó, hoặc của một vật thể, hoặc của một chất có sự hiện
diện của mối nguy hiểm.
Phân loại
Có rất nhiều cách phân loại rủi ro nhưng trong bài tiểu luận này sẽ chia rủi ro
thành hai loại chính đó là rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán.
Rủi ro thuần túy: là loại rủi ro chỉ mang lại những hậu quả không có lợi hoặc
những tổn thất (rủi ro chỉ có một chiều). VD: Khi trồng cà phê phải đối mặt với những
rủi ro về thiên tai, sâu bệnh, sai kỹ thuật trồng.
Rủi ro suy đoán: là loại rủi ro vừa có thể mang lại tổn thất, nhưng cũng có thể
mang lại lợi ích (rủi ro có đặc tính hai chiều). VD: Sau khi thu hoạch cà phê, phơi khô,
say thành cà phê nhân và đóng bao, người trồng cà phê không bán mà kì vọng bán với
giá cao hơn. Lúc này người trồng cà phê sẽ phải đối mặt với rủi ro biến động giá.
Quản trị rủi ro
Khái niệm quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ

thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,
những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
Các yếu tố cơ bản của quản trị rủi ro
Xác định mục tiêu, sứ mạng của quản trị rủi ro
+ Giúp tổ chức nhận dạng, phân tích, đo lường và phân loại rủi ro đã và sẽ
xảy ra với tổ chức.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro, với những
điều kiện phù hợp với tổ chức đó.
+ Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình tài trợ rủi ro:
* Thu xếp và thực hiện nhanh các hợp đồng bảo hiểm.
* Xây dựng và quản lý hiệu quả các quỹ dự phòng.
* Vận động sự ủng hộ của các chủ thể có liên quan.
* Phân tích và lựa chọn các hình thức tài trợ thích hợp khác.
Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro đó là các hoạt động cần thiết của nhà quản trị rủi ro nhằm
nhận dạng, ước lượng và đo lường rủi ro, sự bất định và những ảnh hưởng của
chúng đối với tổ chức.
Nhận dạng rủi ro
Đó là quá trình nhận biết các nguy cơ rủi ro tiềm năng đối với tài sản, trách
nhiệm pháp lý và nguồn nhân lực con người mà hiểm họa và mối nguy hiểm đó sẽ dẫn
tới những tổn thất.
Phân tích tổn thất và hiểm họa
Đó là quá trình mà nhà quản trị rủi ro ước lượng các điều kiện tạo nên rủi ro,
mối nguy hiểm cùng với những hiểm họa này và tổn thất xuất hiện là kết quả của mối
nguy hiểm.
Đo lường rủi ro
Là quá trình xác định tổn thất từ nguy cơ và mức độ của nó. Đo lường rủi ro
cần quan tâm đến các yếu tố như: tần suất xuất hiện rủi ro, mức độ nghiêm trọng của
rủi ro.
Kiểm soát rủi ro

Đó là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược, và những quá trình
nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu
bằng cách kiểm soát tần suất và (hoặc) mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích.
Kiểm soát rủi ro có hiệu quả sẽ hạn chế được nguy cơ rủi ro của một tổ chức.
Kiểm soát rủi ro bao gồm các kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những chương trình cố
gắng né tránh, đề phòng và hạn chế hay nói một cách khác là kiểm soát tần suất và độ
lớn của những tổn thất và ảnh hưởng không mong muốn khác của rủi ro. Mặt khác
kiểm soát rủi ro còn bao gồm cả những phương pháp hoàn thiện các kiến thức và hiểu
biết trong hành vi của tổ chức có tác động đến rủi ro.
Tài trợ rủi ro
Là những kỹ thuật và công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi
ro và tổn thất.
Nó được biểu hiện qua các khoản nợ không có khả năng hoàn trả một phần hay
toàn bộ. Có thể bao gồm một trong hai yếu tố sau:
- Các khoản thu bằng tiền không có khả năng đáp ứng các khoản chi bằng
tiền đúng kế hoạch (thiếu tiền mặt để thanh toán).
- Các khoản thu bằng tiền không có khả năng đáp ứng các khoản chi bằng
tiền (mất khả năng thanh toán).
Quản lý rủi ro
Là việc quản lý chương trình để thiết lập nên những thủ tục mà những hoạt
động hàng ngày của chức năng quản trị rủi ro phải tuân theo.
Lịch sử hình thành
Nơi đây, gần 100 năm về trước, đồn điền cà phê CADA được thành lập, là một
trong những đồn điền ra đời sớm trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của
thực dân Pháp ở Đông Dương vào năm 1922. Cùng lúc đó trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
có tổng cộng 26 đồn điền cà phê khác được thành lập.
CADA là từ viết tắt của cụm từ Compagne Argicole D’Asie (Công ty Nông
nghiệp Á Châu), với diện tích ban đầu 2.000 ha, là một đồn điền cà phê lớn nhất ở
Đắk Lắk. Lúc đồn điền cà phê CADA được thành lập, cũng là lúc giai cấp công nhân
đồn điền cà phê CADA ra đời, họ là nạn nhân của nạn cướp đoạt ruộng đất và bần

cùng hóa, trong đó người Êđê, Mnông chiếm tới 70% dân số.
Từ năm 1922 cho đến trước năm 1945, dưới chế độ bóc lột của thực dân Pháp,
người công nhân bị đối xử vô cùng tàn nhẫn, đời sống hết sức cơ cực. Trước tình thế
đó, đội ngũ công nhân ở đồn điền cà phê CADA và các đồn điền khác liên tục đứng
lên đấu tranh để tự giải phóng trong những năm 1927, 1932, 1935, 1940.
Một số Đảng viên ở nhà đày Buôn Ma Thuột đã đứng ra thành lập Hội Việt
minh CADA, đội Tự vệ CADA, Ban lãnh đạo công nhân và đây cũng là nơi ra đời Chi
bộ Đảng cộng sản đầu tiên trong công nhân cà phê, gọi là Chi bộ đồn điền, đánh dấu
sự trưởng thành về chất của đội ngũ công nhân đồn điền cà phê CADA và công nhân ở
Đắk Lắk.
Từ đó, công nhân đồn điền cà phê CADA đã biến nơi này thành nơi hoạt động
cách mạng và là nơi giành được chính quyền cách mạng đầu tiên trong toàn tỉnh Đắk
Lắk vào năm 1945.
Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, công nhân đồn điền cà phê CADA còn
tham gia vào cuộc tổng tiến công, nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 và mùa xuân 1975 giải
phóng Đắk Lắk, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Sau ngày giải phóng, tỉnh Đắk Lắk đã sớm quan tâm đến việc phát triển cà phê.
Ngày 12/11/1975, UBND cách mạng tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định trưng thu tài sản,
đất đai ở các đồn điền, đồng thời vận động 75 hộ cá thể hiến tặng gần 2.000 ha đất cà
phê, trên cơ sở đó thành lập cà phê Thắng Lợi, Ea hồ, 10-3, Đức Lập do Công ty quốc
doanh nông nghiệp tỉnh trực tiếp quản lý. Đồng thời một loạt các công ty quốc doanh
thuộc Trung ương quản lý cũng ra đời.
Từ sau 1986 nhờ chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước, tỉnh Đắk
Lắk đã chủ trương trồng mới, thâm canh rộng rãi trong nhân dân, từ đó bắt đầu hình
thành các vùng tập trung chuyên canh cà phê lớn ở thành phố Buôn Ma Thuột và các
huyện lân cận.
Hiện nay, khoảng 15% diện tích cà phê trên địa bàn Đắk Lắk thuộc các công ty,
doanh nghiệp, hơn 85% diện tích cà phê là của người dân tự trồng và quản lý.
Cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh ĐắkLắk, chiếm hơn 80% kim ngạch xuất
khẩu của tỉnh, với diện tích cà phê lớn nhất của cả nước 190.700 ha, sản lượng trung

bình 400.000 tấn/năm. Ngành sản xuất cà phê tại ĐắkLắk đã tạo công ăn việc làm cho
khoảng 500.000 người.
Nhận dạng rủi ro chung đối với việc trồng cà phê
Thông qua quy trình sản xuất cà phê
Quy trình Các bước cụ thể Yêu cầu cơ bản
Trồng mới Bước 1. Xem xét thời vụ Bắt đầu từ mùa mưa – kết
thúc trước mùa khô 2-3
tháng.
Bước 2. Lựa trọn đất
trồng
Độ dốc 0-15 độ, đất phải
dễ thoát nước, tầng đất
dày trên 70cm, mực nước
ngầm sâu hơn 100cm,
hàm lượng mùn của lớp
đất mặt (0-20 cm) trên
2,5%.
Bước 3. Đo khoảng cách
trồng
cây cà phê được trồng
theo khoảng cách 3x3 m.
Bước 4. Chọn cây giống
Tuổi cây: 6-8 tháng
Chiều cao thân kể từ mặt
bầu: 25-35cm , thân mọc
thẳng
Số cặp lá thật: 5-7
Đường kính gốc: 3-4 mm
Cây không bị sâu bệnh
và được huấn luyện ngoài

ánh sáng hoàn toàn từ 10-
15 ngày trước khi trồng.
Kích thước bầu đất: 14-
15 x 24-25 cm.
Bước 5. Trồng mới
Hố được đào với kích
thước 50-60 x 50 x 50
cm. Trộn đều lớp đất mặt
với 5-10 kg phân chuồng
cùng với 0,5 kg phân lân
và lấp xuống hố, công
việc trộn phân lấp hố
phải được thực hiện trước
khi trồng ít nhất 1 tháng.
Túi bầu được xé cẩn thận
tránh làm vỡ bầu đất và
cắt rễ cọc bị cong ở đáy
bầu, mặt bầu được đặt
thấp hơn mặt đất 10-15
cm. Dùng đất lấp dần và
nén chặt chung quanh
bầu đất, chú ý tránh làm
vỡ bầu đất
Bước 6. Tạo bồn Công việc đào bồn phải
được tiến hành trước mùa
khô từ 1-2 tháng. Trong
năm đầu bồn được đào
theo hình vuông với kích
thước rộng 1 m, sâu từ
0,15 đến 0,20 m, các năm

sau bồn được mở rộng
theo tán cây cho đến khi
bồn đạt được kích thước
ổn định: rộng 2-2,5 m và
sâu từ 0,15 đến 0,20 m.
Bước 7. Trồng cây đai
rừng, cây che bóng, cây
trồng xen
Gồm 2 hàng muồng đen
cách nhau 2 m, khoảng
cách cây 2 m, trồng nanh
sấu.
Bước 8. Trồng cây che
bóng
Cây che bóng thích hợp
đối với cà phê vối là cây
muồng đen với khoảng
cách trồng 24x24 m hay
keo với khoảng cách
12x12 m.
Bước 9. Trồng cây trồng
xen
Các loại cây đậu đỗ ngắn
ngày có thể trồng xen
vào giữa hai hàng cà phê
KTCB để tăng thêm thu
nhập và bảo vệ đất, băng
đậu đỗ cách hàng cà phê
tối thiểu 0,7 m.
Chăm sóc Bước 10. Làm cỏ phải làm sạch cỏ thành

băng dọc theo hàng cà
phê với chiều rộng lớn
hơn tán cây cà phê mỗi
bên 0,5 m. Mỗi năm làm
cỏ 5-6 lần.
Bước 11. Bón phân
Phân hữu cơ được bón
theo rãnh vào đầu hay
giữa mùa mưa, rãnh được
đào dọc theo một bên
thành bồn rộng 20 cm,
sâu 25-30 cm và sau khi
bón phân cần lấp đất lại.
Các năm sau rãnh được
đào theo hướng khác.
Phân lân rải đều trên mặt
cách gốc 30-40 cm.
Không được trộn phân
lân nung chảy với phân
đạm.
Phân kali và đạm có thể
trộn đều và bón ngay.
Đào rãnh chung quanh
tán cây cà phê, rộng 10-
15 cm, sâu 5 cm rải phân
đều và lấp đất.
Bước 12. Tưới nước
Thời điểm tưới được
xác định khi mầm hoa đã
phát triển đầy đủ ở các

đốt ngoài cùng của cành,
thông thường xảy ra sau
khi kết thúc mùa mưa 2-
2,5 tháng.
Bước 13. Tạo hình
Lần đầu, khi cây cao 1,3-
1,4 m hãm ngọn ở độ cao
1,2-1,3 m.
Lần thứ hai, khi có 50-
70% cành cấp 1 phát sinh
cành cấp 2 tiến hành nuôi
chồi vượt lên đỉnh tán cũ.
Mỗi thân nuôi một chồi
cao 0,4 m và duy trì độ
cao của cây từ 1,7-1,8 m.
Các chồi vượt phải được
cắt bỏ thường xuyên.
Bước 14. Phòng trừ sâu
bệnh hại
Cần phòng trừ các loại
sâu cơ bản như rệp vảy
xanh, rệp vảy nâu, rệp
sáp, rệp sáp hại rễ, mọt
đục cành, mọt đục quả.
Cần phòng trừ các loại
bệnh cơ bản như bệnh gỉ
sắt, bệnh thối rễ, bệnh
khô cành, khô quả, bệnh
nấm hồng.
Thu hoạch Bước 15. Hái cà phê Sản phẩm thu hoạch có

tỷ lệ quả chín (có màu
đặc trưng của quả khi
chín chiếm trên 2/3 diện
tích quả) đạt từ 95% trở
lên và tỷ lệ tạp chất
không quá 0,5%.
Bước 16. Phơi khô cà
Quả cà phê phải được đổ
phê
trên nền khô ráo, thoáng
mát và không được đổ
đống dày quá 40 cm.
Bước 17. Bảo quản Say cà phê lấy nhân,
đóng bao bì, phải sạch,
không nhiễm hóa chất,
phân bón … bảo quản
nơi khô ráo thoáng mát.
Thông qua quy trình này ta có thể nhận thấy những rủi ro khi trồng cà phê là:
Thiên tai: việc trồng và thu hoạch cà phê là theo thời vụ và trồng cà phê thì
phải bắt đầu từ mùa mưa và kết thúc trước mùa nắng 2-3 tháng, vì thế nếu đến mùa
mưa mà thời tiết lại đột ngột không mưa xảy ra hạn hán kéo dài hoặc đến mùa nắng lại
xảy ra mưa dầm thì người trồng cà phê sẽ gặp nhiều tổn thất.
Sâu bệnh: Trồng cà phê phải đối mặt với rất nhiều loại sâu bệnh, vì thế nếu
không phát hiện hay phòng chữa được sâu bệnh, người trồng cà phê sẽ phải đối mặt
với nhiều mất mát lớn.
Kỹ thuật, công nghệ: có rất nhiều yêu cầu về kĩ thuật trong từng bước trồng và
thu hoạch cà phê, không đáp ứng sẽ làm ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng cà phê
khi thu hoạch, vì thế khi trồng cà phê, người dân phải lường trước được những rủi ro
này và đưa ra những biện pháp phòng ngừa riêng cho mình.
Thông qua phân tích môi trường tự nhiên

Mặt hàng cà phê có đặc điểm là sản xuất và thu hoạch mang tính thời vụ và
cũng do nó có tính thời vụ nên rất khó khăn trong điều hòa cung cầu. Bên cạnh đó kết
quả thu hoạch đối với mặt hàng này còn phụ thuộc vào đất đai, thổ nhưỡng, sâu bệnh
và thiên nhiên như: thời tiết, khí hậu, mức độ phá hoại của sâu bệnh, độ màu mỡ của
đất… Bởi vậy, mặt hàng cà phê luôn luôn gặp rủi ro cao. Chính vì những điều đó
thường xảy ra tình trạng được mùa thì mất giá và mất mùa thì được giá. Hoặc vào
mùa thu họach thì giá giảm và giáp vụ, khan hiếm hàng thì giá lại tăng. Tuy nhiên,
cũng có những lúc giá diễn biến trái chiều hoặc tăng, giảm thất thường nên dẫn đến
tình trạng khó dự báo giá cả.
Ở Daklak, vụ cà phê được tính bắt đầu từ tháng 10 của năm này đến hết tháng 9
năm sau. Vụ mùa bắt đầu thu hoạch từ đầu tháng 10 và thu hoạch xong khoảng tháng
12 hàng năm. Thường thì tại các vùng trồng cà phê chính của Việt Nam có khí hậu
nhiệt đới gió mùa và thời tiết được chia thành hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa ở
đây bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 11, còn mùa nắng được tiếp nối từ tháng
11 đến tháng 4 hàng năm. Tuy nhiên, có một số năm thì mùa mưa có thể kéo dài hoặc
kết thúc sớm hơn và mùa nắng cũng chịu ảnh hưởng theo đó mà xê dịch. Do vậy, khi
mùa mưa kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến việc thu hoạch cà phê và gây ra việc hư hại dẫn
đến chất lượng cà phê giảm sút do không phơi, sấy kịp thời. Phần lớn những người
trồng cà phê là các hộ cá thể với năng lực sản xuất thấp, ít vốn nên việc đầu tư cho
công nghệ sau thu hoạch gần như chưa có vì thế mà khi thu hoạch tời tiết tốt thì chất
lượng cá phê cũng tốt, còn thời tiết xấu thì chất lượng cà phê cũng bị ảnh hưởng theo.
Bên cạnh đó, cũng có thể khi thu hoạch cà phê vừa xong thì nếu gặp mưa cây cà phê
ra hoa và nếu mưa kéo dài sẽ gây thối hoa, không thụ phấn được và dẫn đến sự mất
mùa cho năm sau. Mặt khác, khi mùa khô đến sớmdễ xảy ra hạn hán tác động đến
việc ra hoa của cà phê kém và nếu không đủ nước tưới sẽ gây chết cây hoặc khô cành
dẫn đến mất mùa ở vụ mùa tiếp theo.
Các bệnh thường gặp đối với cây cà phê như: bệnh gỉ sắt do nấm gây ra chủ
yếu trên lá và làm cho lá rụng; bệnh khô cành khô quả do nấm, vi khuẩn gây ra là khô
cành, khô quả; bệnh hại rễ do các tuyến trùng,mối làm cho rễ cà phê bị thối và hủy
hoại rễ. Ngoài ra, cây cà phê còn bị đe dọa bởi sâu hại cà phê như: các loại rệp gây hại

ở phần thân, lá, quả; còn mọt gây hại như đục quả, đục cành; và sâu đục thân v.v…
Như vậy rủi ro và tổn thất có thể xảy ra. Do vậy, rủi ro từ môi trường tự nhiên
đối với mặt hàng cà phê là rất lớn, khó dự báo và khó có thể đo lường được.
Thông qua phân tích môi trường xã hội
Giá cả cà phê là nhân tố khó dự báo chính xác và luôn đưa đến rủi ro rất cao.
Giá cả do những người tham gia thị trường dựa vào các yếu tố từ môi trường tự nhiên,
xã hội v.v… tạo ra. Giá cà phê được quyết định trực tiếp từ giá thế giới và biến động
từng ngày, từng giờ và thậm chí từng phút, từng giây. Người dân Daklak luôn dự trữ
cà phê sau khi thu hoạch, chứ không đem đi bán ngay vì thế họ phải đối mặt với rủi ro
từ sự biến động giá cà phê trong nước.
Người dân Daklak hầu như chỉ truyền đạt kinh nghiệm trồng cà phê cho nhau
chứ không dựa vào khoa học kỹ thuật, cũng như không được đào tạo chuyên môn một
cách bài bản dẫn đến làm sai kĩ thuật ảnh hưởng đến chất lượng, sản lượng cà phê.
II.Phân tích và đưa ra biện pháp kiểm soát cho từng rủi ro.
Rủi ro biến động giá
Tình hình biến động chí phí đầu vào và giá đầu ra của ngành cà phê trên thị
trường hiện nay:
Biến động giá cả đầu vào
Giống cà phê:
Từ năm 2009, Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên không còn nhận đơn
đặt hàng hoặc hợp đồng bán cà phê giống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh
Đắk Lắk. Điều này khiến cho lượng giống cà phê đạt chất lượng tại Đắk Lắk trở nên
khan hiếm. Cùng với đó, các chủ vườn ươm tư nhân đồng loạt nâng giá giống làm cho
người trồng cà phê gặp khó khăn. (từ 3500đ/cây lên 6500đ/cây)
Phân bón:
Thị trường phân bón nửa đầu tháng 10/2012 vẫn khá trầm lắng, giao dịch cầm
chừng, giá phân bón tại một số địa phương tiếp tục giảm nhẹ, do nhu cầu sử dụng
thấp. Tuy nhiên, trong những năm trước dây, tình trạng giá phân bón leo thang đã từng
xảy ra (11/2011 tăng đến 50% so với 3/2011), nên việc tính đến nó cũng rất cần thiết.
Xăng/dầu:

Dưới đây là 3 bảng giá xăng dầu cuối năm 2011 và trong 2 tháng đầu quý 1 và
quý 3 của năm 2012.
Giá bán lẻ trong nước (VND/lít). Giá bán lẻ xăng dầu đang áp dụng từ 11 h ngày
10/108/2011. Mọi mức giá trước đây đều không có giá trị vào thời điểm này.
Loại Hàng Giá hiện tại Mức tăng/giảm
Xăng RON 95 KC 21.300 0
Xăng RON 92 KC 20.800 -0
Diesel 0,05S 20.400 -400
Diesel 0,25S 20.350 -400
Dầu hỏa 20.200 -300
Giá bán lẻ trong nước (VND/lít). Giá bán lẻ xăng dầu đang áp dụng từ 16 h ngày
07/03/2012. Mọi mức giá trước đây đều không có giá trị vào thời điểm này.
Loại Hàng Giá hiện tại Mức tăng/giảm
Xăng RON 95 KC 23.400 + 2.100
Xăng RON 92 KC 22.900 + 2.100
Diesel 0,05S 21.400 + 1.000
Diesel 0,25S 21.350 + 1.000
Dầu hỏa 20.800 + 800
Giá bán lẻ xăng dầu đang áp dụng từ 18h30 ngày 28/08/2012. Mọi mức giá trước đây
đều không có giá trị vào thời điểm này.
Loại Hàng Giá hiện tại Mức tăng/giảm
Xăng RON 95 KC 24.150 +650
Xăng RON 92 KC 23.650 +750
Diesel 0,05S 21.850 +450
Diesel 0,25S 21.800 +450
Dầu hỏa(KO) 21.900 +1100

Ta có thể thấy, qua gần 1 năm, giá xăng dầu đã tăng từ 10% - 15%. Việc tăng
giá xăng dầu gây ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đầu vào của người trồng cà phê.
Biến động giá cả đầu ra:

Cà phê là một trong những mặt hàng đặc biệt, được niêm yết trên thị trường
trứng khoán và cũng là một trong những mặt hàng được đầu cơ rất mạnh nên giá thị
trường của cà phê tươi cũng biến động rất lớn.
Theo những nhà quan sát, sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2012/2013 sẽ
giảm 15-20% do thời tiết bất lợi sau khi bội thu ở niên vụ trước. Nhưng nông dân ở
Tây nguyên, khu vực trồng cà phê chính của Việt Nam thì cho rằng sản lượng có thể
giảm tới 30% vì quả khá nhỏ. Còn theo hãng tin Bloomberg, dự kiến vụ mới của Việt
Nam có sản lượng giảm nhẹ so với vụ trước nhưng đây vẫn là một vụ thu lớn.
Giá cà phê Arabica tiếp nối đà giảm. Kỳ hạn giao tháng 12 giảm tất cả 8,1 cent
xuống mức 153,45 cent/lb và giao tháng 3/2013 giảm tất cả 7,5 cent còn 158,2 cent/lb.
Đây là mức giá cà phê Arabica xuống thấp nhất tuần, cũng là mức thấp hơn 4 tháng.
Giá cà phê Arabica đã giảm 32% trong năm nay. Trong khi đó giá cà phê Honduras gia
tăng lên đến 231%.
Biểu đồ giá cà phê Robusta kỳ hạn 01/2013 tuần 44
.
Theo các nhà môi giới tại Singapore, những ngày qua lượng hàng giao dịch của
Việt Nam gần như không đáng kể. Nhưng nếu giá London tiếp tục xuống nữa thì mức
trừ lùi sẽ tăng vì có khả năng nông dân sẽ bán hàng ra nhiều hơn
Một số nguyên nhân gây ra biến động giá cà phê:
Nguyên nhân của biến động giá cả đầu vào:
Giống cà phê:
Gióng cà phê tăng giá bất ngờ là do bắt đầu từ năm 2009, Viện KHKT nông
lâm nghiệp Tây Nguyên không còn nhận đơn đặt hàng hoặc hợp đồng bán cà phê
giống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh Đắk Lắk. Từ đó các chủ vườn ươm
nhỏ lợi dụng cơ hội nâng giá. Mặt khác do giống trôi nổi ngoài thị trường không đảm
bảo được chất lượng, nên giống tốt được người ta mua với giá cao hơn bình thường.
Phân bón:
Giá xăng tăng cao là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tăng giá phân bón.
Giá xăng dầu tăng dẫn đến các nhà sản xuất giảm sản lượng, cung không đủ cầu từ đó
mà đẩy giá phân bón tăng cao. Mặt khác, việc giá tăng làm cho một số nhà phân phối

găm hàng, đẩy giá cao hơn nữa để kiếm lời. Đây là cái vòng luẩn quẩn mà ở đó, người
trồng cà phê và các loại cây khác là người phải chịu thiệt hại lớn nhất.
Xăng/dầu:
Tình hình bất ổn chính trị ở các nước xuất khẩu xăng dầu lớn như Irag, Lybia
…. làm cho nguồn cung xăng dầu không ổn định từ đó giá xăng dầu tăng, kéo theo
giá phân bón và hầu hết các chi phí đầu vào khác đều tăng. Đây là yếu tố tác động
mạnh mẽ đến chi phí đầu vào của người trồng cà phê.
Nguyên nhân của biến động giá cả đầu ra:
Yếu tố thời tiết và cán cân cung cầu
Ở Brazin, nước có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới nhưng vùng trồng cà phê
tâp trung vào hướng Đông nên thường chụi ảnh hưởng thời tiết chủ yếu là sương giá
và sương muối làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, nên chi khi hiện tượng này
diễn ra trong thời kỳ ca phê ra hoa thì ngay lập tức các nhà đầu cơ gom hàng vì biết
rằng sản lương sẽ thiếu , cán cân cung cầu sẽ lệch và khi đó giá sẽ tăng. Trong khi đó,
yếu tố thời tiết có ảnh hưởng ít hơn tới vùng trồng cà phê ở Việt Nam, nhưng không
phải là không có.
Yếu tố tài chính và thị trường toàn cầu
Thị trường cà phê thế giới chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các nhà đầu cơ lớn,
những nhà đầu cơ lớn này cung ứng vốn cho những nhà đầu cơ nhỏ, một khi thị
trường thế giới biến động mà chủ yếu là biến động về giá vàng, giá dầu thô, tỷ giá
đồng USD so với đồn Euro, đồng Bảng Anh, dồng Yên…ngay lập tức các nhà đầu cơ
nhanh chóng bán cà phê ra thu tiền làm giá cà phê rớt nhanh.
Chính sách điều hành về vĩ mô
Cụ thể là Chính phủ chưa có một chiến lược cơ bản mang tính bền vững, người
trồng cà phê lâu nay chủ yếu là tự phát, lệ thuộc hoàn toàn vào thị trường, luôn nằm
trong vòng luẫn quẩn được mùa thì mất giá và được giá thì mất mùa. Mặc dù đã có
hiệp hôi cà phê nhưng tổ chức này lại hoạt động không hề hiệu quả
Chất lượng cà phê
Yếu tố ảnh hưởng rực tiếp đến giá bán: Từ khi người Pháp mang giống cà phê
vào trồng tại VN khi nói đến cà phê Buôn Ma Thuột thì thế giới lâu nay với những

người uống cà phê vẫn biết là chất lượng hàng đầu, nhung thực tế khi phát triển mạnh
về số lượng thì chất lượng quá kém, nông dân và DN cần một biện pháp hũu hiệu
đồng nhất trong việc quản lý sản phẩm và quản lý chất lượng, điều này lệ thuộc hoàn
toàn vào Nhà nước và các cấp chính quyền tại địa phương, mỗi hộ nông dân riêng lẽ
sẽ không bao giờ làm được dù rất muốn.
Những tác động của biến động giá:
Tác động của biến động giá cả đầu vào đối với người trồng cà phê:
Thiệt hại về tài chính: Biến động chi phí đầu vào (tăng) như giá xăng, giá phân
bón hay giá cây giống làm tổng chi phí sản xuất tăng theo. Trong khi cà phê được kí
bán ra theo hợp đồng, khi giá đầu ra không tăng mà chi phí tăng quá cao thì người
chịu thiệt sẽ là nông dân trồng cà phê. Ngoài ra, khi chi phí tăng, người nông dân còn
gặp khó khăn về vốn trong quá trình chăm sóc cây trước khi thu hoạch.
Thiệt hại về thương hiệu: Khi giá cả đầu vào tăng cao vì những nguyên do ở
trên, một bộ phận người nông dân trồng cà phê phá vỡ hợp đồng và bán cà phê cho
các thương lái. Mặt khác, chính quyền không có chính sách hỗ trợ, định hướng đúng
đắn cho vùng, dẫn đến chất lượng cà phê mỗi hộ khác nhau, giá cũng khác nhau. Điều
này làm mất đi giá trị của thương hiệu cà phê Tây Nguyên.
Tác động của biến động giá cả đầu ra đối vói người trồng cà phê:
Giá cà phê bán ra giảm tác động trực tiếp tới thu nhập của người trồng cà phê.
Do đó đây là yếu tố mà người trồng cà phê quan tâm nhiều nhất. Việc biến động giá
có thể chia làm 2 loại: Tăng Giá và Giảm Giá. Tùy vào từng trường hợp mà biến động
tác động tốt hay xấu tới người trồng.
Khi nông dân thu hoạch và còn giữ cà phê trong kho hoặc ở nhà máy, việc giá
cà phê tăng giúp cho họ có thể tăng thêm được thu nhập. Nhưng nếu họ đã bán hết cà
phê mới thu hái vì một số lý do bắt buộc, thì việc cà phê tăng giá lại gây ra thiệt hai
cho người trồng bởi họ không có khả năng giữ hàng đến lúc thích hợp.
Với giá cà phê giảm, chỉ làm giảm thu nhập của người trồng cà phê nếu trùng
ngay thời diểm họ xuất hàng. Còn lại, nếu họ đã kí hợp đồng hoặc có khả năng giữ
dược hàng thì giảm giá trong một khoảng thời gian không là vấn đề quá lớn với họ
Một số cách hạn chế rủi ro do biến động giá:

Giải pháp hạn chế thiệt hại do biến động giá nguyên liệu đầu vào
Ngoài những chính sách bình ổn giá các nguyên liệu như xăng dầu, giống cây
trồng, phân bón… của nhà nước, người dân cần tạo cho mình một nguồn dự trữ
nguyên liệu đầu vào đủ hoặc đáp ứng được một phần nhu cầu nếu có đột biến giá xảy
ra.
Kí hợp đồng, cố định giá, số lượng các nguyên liệu đầu vào với nhà cung cấp,
nhằm hạn chế được tác động của biến dộng giá lên việc trồng và chăm sóc cây cà phê.
Giải pháp hạn chế thiệt hại do biến động giá đầu ra
Cần có một chính sách mạnh hơn, rộng hơn từ chính phủ.Cần một chỉ tiêu được
đặt ra, một cơ quan để thu mua và tạo dựng thương hiệu tốt, khi đó VN sẽ có cơ hội
điều tiết được một phần về thị trường, có như vậy người nông dân mới được yên tâm
về yếu tố giá đầu ra của cà phê. Nếu hiện nay chính phủ chưa làm được điều nay,
người dân có thể thành lập các hợp tác xã và thực hiện quản lý chất lượng của một
vùng cà phê theo một tiêu chuẩn nhất định, để có được chất lượng và giá cả đồng đều
hơn, hạn chế được thiệt hại về tài chính và thương hiệu cho người trồng.
thành lập các hiệp hội, hợp tác xã, xây thêm nhà kho… nhằm tăng thêm khả
năng giữ hàng của các hộ trồng đến khi thích hợp để bán ra. Phát triển một thương
hiệu chung cho toàn bộ vùng trồng cà phê Tây Nguyên để có được giá cả ổn định hơn.
Kí các hợp đồng kì hạn để hạn chế được rủi ro của việc biến động giá trên thị
trường trong nước cũng như quốc tế đến giá cà phê. Mặt khác kiểm soát được lượng
cà phê sản xuất.
Rủi ro sâu bệnh
Mô tả rủi ro:
Đối với cây cà phê, sâu bệnh hại vẫn luôn là vấn đề rất đáng quan tâm. Trong những
năm qua, tình hình phát sinh sâu bệnh trên cây cà phê diễn biến hết sức phức tạp, việc
áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều loại bệnh
chưa có thuốc đặc trị, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cà phê cũng có
nhiều vấn đề đáng bàn… trong khi sâu bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh
trưởng, phát triển của cây cà phê, gây tác hại kinh tế nghiêm trọng làm giảm năng
suất, chất lượng quả cà phê, cũng như gây thiệt hại lớn cho người dân và làm cho sự

phát triển của cây cà phê trong thời gian tới chưa được bền vững. Cho nên, để cho cây
cà phê phát triển ổn định và bền vững thì vấn đề bảo vệ thực vật, giảm rủi ro cho việc
trồng cây cà phê là hết sức cần thiết và đáng quan tâm.
Đo lường:
Một số loại bệnh và sâu hại thường gặp ở cây cà phê và như thiệt hại có thể gây ra bởi
chúng:
Bệnh:
1. Bệnh gỉ sắt hay nấm vàng da cam (Hemileia vastatrix Bet. Br).
Bệnh nấm này xuất hiện ở tất cả các nơi có trồng cà phê ở Việt Nam. Triệu chứng điển
hình của bệnh này là trên lá xuất hiện những vết bệnh hình tròn, trên mặt vết bệnh có
một lớp bột phấn vàng màu da cam. Đó là những bào tử của nấm bệnh. Tác hại chủ
yếu của nó là làm rụng lá dẫn tới hậu quả khô cành, giảm hoặc mất sản lượng. Tại
miền Bắc bệnh phát sinh và phát triển vào hai vụ: Thu Đông và Xuân Hè. Bệnh nặng
nhất vào các tháng 10, 11, 12 và 3, 4 trong năm. Ở miền Nam bệnh phát triển mạnh và
nặng ở các tháng 10, 11, 12. Cà phê chè bị bệnh này rất nặng, cà phê vối có một tỷ lệ
đáng kể. Cà phê mít bị bệnh ở mức độ trung bình.
2. Bệnh khô cành, khô quả (Anthracnose, Die Back)
Do nguyên nhân sinh lý hay do nấmColletotrichum coffeanum Noack gây nên. Bệnh
thường phát triển từ đầu mùa mưa nhưng thể hiện rõ rệt khi quả non đã ở được 6 - 7
tháng tuổi. Bệnh gây hiện tượng khô cành, khô quả, khô lá thành từng vết hay thành
từng mảng trên phiến lá. Khi bệnh nặng có thể làm cho cà phê bị chết khô không hồi
phục lại được. Tác hại của bệnh nhiều nơi không kém gì bệnh gỉ sắt.
3. Bệnh nấm hồng (còn gọi là mốc hồng)
Bệnh này do nấm Corticium salmonicolor gây nên.Vị trí tác hại chủ yếu là ở trên
cành, đôi khi bệnh nặng có tất cả các cành trên phía ngọn. Mầu sắc của vết bệnh có
màu hồng, vết cũ có màu trắng xám vỏ cành bị nứt nẻ.
4. Bệnh màng nhện (sợi bạc)
Bệnh này do nấm Corticium kolerega gây nên. Khác với bệnh nấm hồng triệu chứng
bệnh có màu hồng như một lớp nỉ bám trên cành, còn bệnh màng nhện thì có những
sợi rất mảnh bám trên cành rồi lan ra các cuống và phiến lá trông như những sợi bạc.

Các lá bị bệnh khi rụng còn treo lại ở trên cành do hệ sợi nấm này giữ lại. Bệnh
thường phát triển ở trong mùa mưa, những nơi ẩm ướt thiếu ánh sáng và chỉ lẻ tẻ ở
một số cây. Bệnh có thể làm khô hầu hết bộ tán lá đặc biệt là ở cà phê chè.
5. Bệnh lở cổ rễ
Bệnh này do nấm Rhizoctonia solani gây nên. Tác hại chủ yếu của bệnh là đối với cây
con trong thời kỳ vườn ương và thời kỳ kiến thiết cơ bản. Vị trí bệnh xâm nhập gây
tác hại là ở phần cổ rễ (cổ rễ bị teo, khô thắt lại ngăn cản hay làm đình trệ quá trình
vận chuyển chất dinh dưỡng để nuôi cây).
6. Bệnh rễ do tuyến trùng (Nematodes)
Một số loại tuyến trùng gây hại đối với cà phê ở Việt Nam là:
- Tuyến trùng gây vết thương: Pratylenchus coffea.
- Tuyến trùng gây nốt sần: Meloidogyne spp.
- Tuyến trùng nội sinh và nửa nội sinh là: Tylenchus và Pratylenchus v.v
Tuyến trùng có thể gây tác hại trong thời kỳ vườn ương nhưng chủ yếu là ở trên đồng
ruộng. Cây cà phê bị tuyến trùng thường sinh trưởng kém, mùa khô thường bị vàng
héo, cây bị nặng có thể chết khô ngay ở trên lô trồng. Triệu chứng của tuyến trùng gây
vết thương là làm cho rễ bị sưng u, có những đường nứt nẻ. Còn tuyến trùng gây nốt
sần chỉ ở trên các rễ phụ có những u dạng nốt sần.
7. Bệnh thối rễ
Một số loại nấm ở trong đất như Rhizoctonia, Fusarium tấn công gây tác hại vào bộ
rễ của cây cà phê. Triệu chứng: Trên các rễ ngang, chóp rễ, phần rễ đuôi chuột xuất
hiện những vết thối mềm có màu thâm đen. Cây bị bệnh sinh trưởng cằn cỗi, lá vàng,
héo, cây bị nặng sẽ bị chết.
8. Bệnh đốm mắt cua
Bệnh này do nấm Cercospora coffeicola gây nên. Phòng trừ chủ yếu bằng con đường
thâm canh tổng hợp ở giai đoạn cà phê kiến thiết cơ bản. Những cây con còn thừa lại
trong vườn ương từ năm trước do thiếu được chăm sóc, vì vậy bệnh này dễ xuất hiện
và gây tác hại nặng.
9. Nấm muội đen (Fumagine)
Nấm này có màu đen phủ lên bề mặt của lá ngăn cản quá trình quang hợp của cây.

Muốn ngăn ngừa nấm muội đen đầu tiên là phải tiến hành phòng trừ tốt các loại rệp
chích hút các cành lá non. Đặc biệt là rệp vảy xanh (Coccus viridis) đã thải ra một số
chất bài tiết ở trên lá, sau đó nấm muội đen mới phát triển được ở trên các chất này
(đây là môi trường để cho nấm muội đen phát triển). Phòng trừ xem phần rệp vảy
xanh ở phần sau.
Sâu hại:
1. Rệp vảy xanh: (Coccus viridis) và rệp vảy nâu (Saissetialhemisph-aerica).
Rệp thường phá hoại, chích hút nhựa cây làm cây cà phê sinh trưởng kém, có thể gây
giảm năng suất hoặc gây chết cây.
Rệp thường gây hại ở lá, đọt, cành
2. Mọt đục quả: (Stephanoderes hampei)
Nói chung khi quả bước vào giai đoạn chín thì mọt đục lỗ từ núm quả chui vào bên
trong đẻ trứng sau đó phá hại hạt.
Mọt thường ở trong những quả khô, quả rụng hoặc còn sót lại ở trên cây để tiếp tục
chuyển sang phá hại ở những năm sau.
3. Mọt đục cành (Xyleborus mortati)
Loại mọt này phá hại chủ yếu trên cà phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, trước khi
bước vào thời kỳ kinh doanh. Sự tác hại của mọt mạnh nhất ở các tháng khô hạn, tuy
vậy ngay từ cuối mùa mưa đầu mùa khô đã có thể xuất hiện lẻ tẻ các cành bị mọt (tuy
ít nhưng phải phát hiện cắt đốt kịp thời), nếu làm chậm nguồn mọt sẽ bay ra tiếp tục
phá hại những cây hay những lô ở xung quanh.
4. Sâu đỏ hay sâu hồng (Zeuzea coffea)
Sâu này thường đục vào thân hay cành cà phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Mỗi cây
hay cành chỉ có một con sâu non đục vào trong, khi sâu non đầy sức có màu đỏ hay
hồng. Sâu này có thể gây héo cành, giảm năng suất, thậm chí chết cả cây nếu không
phát hiện kịp thời
5. Sâu đục thân mình trắng thường gọi là sâu Bore (Xylotrechus quadripes Chev.):
Sâu này chỉ phá hoại ở cà phê chè. Triệu chứng cây bị hại: Trên thân có những đường
lằn (gờ) nổi lên theo đường vòng, vỏ bị nứt nẻ, có những lỗ đục khi thành trùng đã
chui ra, đọt lá xanh đậm, phiến lá biến dạng. Cây bị nặng lá vàng héo rồi chết.

6. Sâu gặm vỏ: (Dihamus cervinus)
Đây là loại sâu thuộc bộ cánh cứng, họ xén tóc, đẻ trứng ở phần gốc đặc biệt là thời kỳ
cây ở tuổi kiến thiết cơ bản. Triệu chứng: Phần vỏ và phần gỗ ở dưới gốc bị sâu gặm,
thường có đường tròn theo chu vi thân. Cây bị hại lá biến vàng, nếu nặng thì héo chết.
7. Rệp sáp: (Pseudococcus spp.)
Một số loại rệp gây tác hại ở vùng cuống quả và vùng rễ của cà phê. Rệp sáp có hình
dạng bầu dục, trên thân có phủ một lớp sáp trắng xám mịn. Nếu rệp sáp gây tác hại ở
vùng cuống quả sẽ làm cho quả phát triển chậm, quả nhỏ, nếu bị nặng sẽ dẫn tới chùm
quả bị khô hoặc làm chết cả cành. Nếu rệp sáp tấn công vào bộ rễ sẽ làm cho cây sinh
trưởng chậm, yếu, nếu bị nặng có khả năng làm cho cây bị chết.
8. Ve sầu
Là loài côn trùng chích hút, thuộc loại hình biến thái không hoàn toàn với 3 pha phát
dục là trứng, sâu non và trưởng thành. Trứng ve sầu được đẻ trên thân, cành cấp 1, 2
của cây cà phê. Sau khi Ve sầu nở rơi xuống đất, ngay lập tức chúng chui ngay vào
trong đất và tìm đến rễ cây để chích hút nhựa. Nguồn thức ăn chính của Ve sầu là dịch
nhựa được hút từ rễ cây thông qua vòi chích hút. Thông thường Ve sầu sống bám theo
hệ thống của rễ cây, di chuyển sâu xuống đất và tạo thành các lổ xung quanh rễ làm
đứt rễ tơ. Ở nhưng khu vực có mật độ ve sầu cao, chúng không chỉ chích hút dịch
nhựa mà còn làm cho lượng rễ tơ giảm sút đi một cách rõ rệt nên khả năng hút chất
dinh dưỡng của cây là rất yếu. Ve sầu thường sống ở độ sâu từ 10 đến 40cm và ở độ
rộng của tán cây từ 20 đến 70cm, đây là tầng đất mà rễ cây cà phê phát triển tập trung
và nhiều nhất.
Kiểm soát
Tình hình thời tiết ở vùng Tây Nguyên diễn biến rất phức tạp, mưa nắng xen kẽ, lượng
mưa thấp, độ ẩm tăng cao nên xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hại trên cây cà phê như
nấm hồng, tuyến trùng, các loại rệp vẩy xanh, vẩy nâu, rệp sáp hại quả, hại rễ, mọt
đục cành, mọt đục quả. Tại Đắk Lắk, vùng trọng tâm cà phê của cả nước cũng đã xuất
hiện hàng ngàn ha cà phê bị rệp sáp, mọt đục cành, đục quả gây hại Vì vậy rủi ro đe
dọa cây cà phê là rất lớn cần có các biện pháp phòng trừ thích hợp.
Về biện pháp chung:

Cần ứng dụng các biện pháp hoá học, canh tác, vệ sinh đồng ruộng để vừa hạn chế các
loại sâu bệnh hại trên cây cà phê vừa không gây hại cho người sử dụng.
Dựa trên các cơ sở nghiên cứu về đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh phát triển các
loại dịch hại, người trồng cà phê phải sử dụng các loại hoá chất, quy trình phun thuốc
hợp lý cho từng đối tượng gây hại.
Cần nghiêm túc thực hiện các giải pháp phòng ngừa hiệu quả ngay từ đầu mỗi vụ gieo
trồng, chăm sóc. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nhằm đưa
giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, đồng thời tập trung sản xuất
luân canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng quỹ đất kết hợp khâu xử lý đất hiệu quả
Biện pháp cụ thể cho một số loại sâu, bênh thường gặp:
1. Bệnh gỉ sắt hay nấm vàng da cam
Sử dụng giống có khả năng kháng bệnh. Đối với những giống dễ mẫn cảm với bệnh
thì dùng thuốc hóa học để phun phòng trừ. Các thuốc nấm thường được sử dụng là
Boóc-đô 0,5 - 1%, Oxyd chlorid đồng 1% phun vào mặt dưới của lá ở giai đoạn bệnh
mới phát triển và trong mùa bệnh, khoảng cách thời gian phun lần sau so với lần trước
từ 3 - 4 tuần lễ. Trong mùa mưa cần sử dụng chất dính như Hafton để tăng độ bám
dính của thuốc. Hiện nay một số nước đã dùng một số thuốc nội hấp có khả năng
phòng và trừ được bệnh như: Sicarol, Bayleton, Anvil, Sumi-eight, nồng độ phun
thuốc như sau: Bayleton 0,1%, Anvil 5SC dùng 0,2% và Sumi-eight 12,5WP dùng
0,05%. Còn Sicarol dùng từ 3 - 4 lít pha trong 600 lit nước để phun phòng trừ. Chú ý
khi bệnh đã phát triển vào giai đoạn cuối của mùa bệnh thì không nên tiến hành phun
thuốc phòng trừ nữa. Cần làm cỏ sạch, tỉa cành cho cây thông thoáng, vệ sinh đồng
ruộng để hạn chế sự lây lan và phát triển của bệnh.
2. Bệnh khô cành, khô quả
Cần bón phân đầy đủ đặc biệt là phân đạm, kali có tác dụng hạn chế sự tác hại của
bệnh. Nếu hàm lượng đạm ở trong lá có từ 4% trở lên thì cây cà phê không bị loại
bệnh này gây tác hại. Khi thấy xuất hiện bệnh thì dùng các loại thuốc có gốc đồng để
phun phòng trừ. Nồng độ và khoảng cách giữa hai lần phun giống như phòng trừ bệnh
gỉ sắt. Vị trí phun tập trung chủ yếu vào cành và quả, nơi bị bệnh nặng cần phun từ 2 -
3 lần một vụ. Trồng cây che bóng một cách hợp lý cũng hạn chế được sự xuất hiện của

bệnh. Cà phê không có cây che bóng rất dễ dàng xuất hiện bệnh khô cành, khô quả.
Có thể dùng thuốc nội hấp Derosal pha 0,1%, phun 2 lần cách nhau 14 ngày, khi vừa
đậu trái để phòng trừ.
3. Bệnh nấm hồng
Chủ yếu là phát hiện kịp thời để cắt đốt những cành bị bệnh. Cần cắt sâu xuống phía
dưới vết bệnh khoảng 10 cm, để khỏi sót nguồn bệnh còn lại ở trên cây. Có thể dùng
thuốc Boóc-đô đặc 5% để quét lên cành bệnh, hoặc phun thuốc có gốc đồng với nồng
độ 0,5 - 1% vào vùng có cây bị bệnh. Bệnh nấm hồng thường phát triển vào mùa mưa,
nhất là các tháng 7, 8, 9, 10. Cần tỉa cành, tạo hình làm cho bộ tán cây thông thoáng
và tạo cho lô trồng không quá ẩm ướt.
4. Bệnh màng nhện (sợi bạc)
Khi thấy bệnh xuất hiện dùng các loại thuốc có gốc đồng 0,5 - 1% để phun phòng trừ.
Cần chú ý điều chỉnh cây bóng mát, tỉa cành làm cho lô trồng thoáng khí không quá
ẩm ướt.
5. Bệnh lở cổ rễ
Đất trước khi cho vào bầu phải làm kỹ, nhỏ, không có cục to. Không để mặt bầu khô
đóng váng dễ gây những vết thương cơ giới. Vườn cần phải che kín gió. Trước khi
đem cây con ra trồng cần kiểm tra kỹ để loại bỏ những cây đã bị bệnh. Những nơi đã
bị bệnh nặng thì sau đó không được làm lại vườn ương ở vị trí cũ. Những cây đã bị
bệnh nặng cần nhổ đem đốt, cây còn bị nhẹ hoặc ở vùng có cây bị bệnh cần dùng các
loại thuốc dưới đây để tưới hay phun xử lý: TMTD (Thiuram) 0,5%, Maneb, Zineb từ
0,2 - 0,3%.
6. Bệnh rễ do tuyến trùng (Nematodes)
Những cây bị bệnh nặng nhổ đem đi đốt. Những vùng đã bị bệnh nặng cần luân canh
với cây trồng khác, hoặc cải tạo đất bằng cây phân xanh ít nhất từ 2 - 3 năm sau mới
trồng lại cà phê. Con đường chọn lọc giống chống bệnh dùng gốc ghép chống bệnh
cũng thường được chú ý để phòng chống bệnh này. Những cây bị bệnh nhẹ tăng
cường bón phân hữu cơ, có thể dùng một số loại thuốc sau đây để bơm vào đất xử lý:
Nemaphos, Teracur, Nemagon, Methylbromid. Cây cúc vạn thọ cũng là cây có khả
năng diệt tuyến trùng. Trồng cây này trong vùng cây bị bệnh hoặc xung quanh gốc cây

cà phê để chúng tiết ra các chất diệt tuyến trùng trong đất hoặc ở vùng xung quanh bộ
rễ của nó. Có thể đem băm thân và rễ cây cúc vạn thọ sau đem vùi vào gốc cà phê.
7. Bệnh thối rễ
Chú ý tới biện pháp thâm canh, tăng cường bón phân hữu cơ, cải thiện đặc điểm lý và
hóa tính của đất đặc biệt là giảm độ chua của đất. Chưa có những loại thuốc hóa học
để phòng trừ bệnh thối rễ có hiệu quả.
8. Rệp vảy xanh: (Coccus viridis) và rệp vảy nâu (Saissetialhemisph-aerica).
Dùng các loại thuốc có hiệu lực diệt rệp cao là: Methyl Parathion, Roger, BI-58,
Tinox phun trực tiếp vào nơi có rệp chích hút với nồng độ 0,1 - 0,2%. Lần phun thứ
hai cách lần phun thứ nhất từ 7 - 10 NGÀY. Ở những nơi trên cây bị rệp hại có kiến
thì dùng 666 bột thấm nước rắc một lớp mỏng vòng xung quanh gốc cây để diệt kiến
là vật trung gian đem rệp con từ cây này sang cây khác. Cần kiểm tra kỹ trong vườn
ương trước khi đưa cây con đi trồng mới. Nếu có rệp phải phun thuốc phòng trừ ngay
từ trong vườn ương.
9. Mọt đục quả: (Stephanoderes hampei)
Dùng các loại thuốc như: Dieldrin, Eldrin pha nồng độ từ 0,25 - 1% hoặc DDT sữa để
phun phòng trừ vào giai đoạn quả chuyển từ xanh sang chín đối với những vùng có
mọt tác hại. Lần phun thuốc sau cách lần phun trước 3 - 4 tuần. Hiện nay có nhiều
nước đã dùng loại thuốc mới là Thiodan với liều lượng từ 3 - 4 lít thuốc pha trong 600
lít nước để phun phòng trừ mọt đục quả đưa lại hiệu quả rất tốt.
Biện pháp phòng trừ quan trọng có ý nghĩa kinh tế và để làm, cần được làm tốt đó là:
Cà phê chín đến đâu cần thu hoạch kịp thời không để kéo dài. Sau vụ thu hoạch cần
tận thu hết cả những quả khô còn sót lại ở trên cây. Lượm sạch những quả rụng còn
nằm ở dưới đất. Quả khô ở trên cây. Quả khô hoặc quả rụng còn sót lại ở trên cây là
nơi để mọt tiếp tục chuyển sang phá hại ở những năm sau.
10. Mọt đục cành (Xyleborus mortati)
Cần phát hiện kịp thời để cắt đốt những cành đã bị mọt (cành, lá đã có triệu chứng
vàng, héo, khô) chú ý cắt cành sâu xuống phía dưới để tránh trường hợp còn sót ổ mọt
ở phần cành còn lại. Sự tác hại của mọt mạnh nhất ở các tháng khô hạn, tuy vậy ngay
từ cuối mùa mưa đầu mùa khô đã có thể xuất hiện lẻ tẻ các cành bị mọt (tuy ít nhưng

phải phát hiện cắt đốt kịp thời), nếu làm chậm nguồn mọt sẽ bay ra tiếp tục phá hại
những cây hay những lô ở xung quanh. Có thể dùng các loại thuốc và nồng độ như đối
với mọt đục quả để phun phòng trừ mọt đục cành vào những vùng bị nặng.
11. Rệp sáp: (Pseudococcus spp.)
Trong sản xuất cần có định kỳ kiểm tra phần cổ rễ ở dưới mặt đất (đào sâu xung quanh
cổ rễ sâu 10 cm) để phát hiện kịp thời sự xâm nhập gây tác hại của rệp. Khi thấy có
rệp sáp xuất hiện cần dùng các loại thuốc như Methyl parathion, Tinox BI-58 pha với
nồng độ 0,1% - 0,2% để phun phòng trừ hoặc tưới gốc cây bị bệnh. Các loại thuốc
mới có hiệu lực phòng trừ rệp sáp tốt là: Suppracid 40 BC 1,5%, Dimecron 100DD
1,5 - 2%, Carbicron 1% (có thêm 1%o dầu lửa làm chất thấm dẫn).
Thuốc hạt, bột xử lý rắc ở gốc: Basudin 3H, Sevidol 6H, Karphos 2%, Sunithion
5W.P, Oncol 25W.P, lượng dùng từ 10 - 30 g/gốc. Phương pháp xử lý: Đào xung
quanh phần dưới cổ rễ có độ sâu 10 cm, tưới thuốc ngay, sau lấp đất lại. Đối với thuốc
bột cũng xử lý vào vị trí như đối với thuốc nước (nếu làm không đồng thời thì kiến sẽ
tha rệp đi nơi khác nên việc xử lý ít tác dụng).
Các biện pháp tài trợ rủi ro
Mua bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê
Dự trữ cây giống sạch bệnh để thay thế cho những cây bị bệnh hại
Trồng xen canh các loại cây trồng khác phù hợp với cây cà phê
Luôn có một khoản kinh phí dự phòng khi rủi ro xảy ra nhằm bù đắp chi phí mua
thuốc trừ sâu, phân bón, chi phí chăm sóc, thay thế cây giống
Rủi ro kỹ thuật
Rủi ro trong trồng trọt
Mô tả
Muốn cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao thì đòi hỏi
người trồng quan tâm đến vấn đề chọn giống,ươm giống kỹ lưỡng và tỉ mỉ. Vì cà phê
có nhiều loại, mỗi loại phù hợp với những vùng đất,khí hậu đặc trưng.
Bên cạnh đó vấn đề về đất trồng và kĩ thuật trồng cũng là 1 đều mà người trồng
cà phê cần chú ý kĩ, vì nó ảnh hưởng nhiều đến năng xuất và sự phát triển của cây cà
phê. Đặc biệt hơn là qua trình lựa chọn đất trồng và kĩ thuật trồng đòi hỏi người trồng

phải có kinh nghiệm và kĩ thuật cao.
Vì thế để lựa chọn được giống – đất tốt,phù hợp;nắm bắt được kỹ thuật ươm
giống, trồng cây đòi hỏi người trồng cà phê phải có nhiều kinh nghiệm về thời tiết,đất
đai và cách trồng cà phê. Đặc biệt là phải nắm bắt được kĩ thuật tốt.Những lỗi do
không có kinh nghiệm chọn giống, không nắm rõ kĩ thuật ,quy trình ươm giống hay
trồng cây có thể khiến cho cây cà phê phát triển kém, sâu bệnh và quan trọng nhất là
năng suất cà phê giảm mạnh.
Đo lường
Theo yêu cầu về kĩ thuật lựa chọn giống,đất trồng,kĩ thuật trồng là 1 khâu quan
trọng đến việc thành công trong vấn đề trồng cà phê.cụ thể có nhiều loại cà phê và kĩ
thuật trồng cà phê rất khó.
Cà phê chè ưa khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ bình quân năm từ 20-25độ,nhiệt độ
tối thấp tuyệt đối không dưới 0độ,lượng mưa cả năm từ 1000-1500mm,phân bố tương
đối đều giữa các tháng trong năm,độ ẩm trung bình 80-85%,ưa ánh sang nhẹ,môi
trường im gió.
Cà phê vối ưa khí hậu nhiệt đới thuần,ánh sang dồi dào,nóng ẩm quanh
năm,nhiệt độ thích hợp bình quân 24-26độ, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối không dưới
7độ, lượng mưa cả năm từ 1500-2000mm,phân bố tương đối đều giữa các tháng trong
năm,cà phê vối yếu chịu hạn,chịu gió,chịu rét hơn các cà phê khác.
Cà phê mít ưa khí hậu nóng lạnh trong năm,nhiệt độ trung bình từ 23-25 độ,
nhiệt độ tối thấp tuyệt đối không dưới 2độ, lượng mưa cả năm từ 1500-2000mm.
Đất trồng
Đất trồng cà phê có độ dốc từ 0-15 độ,tốt nhất là dưới 8 độ,có cơ cấu tương
đoàn lạp tốt,có độ tươi xốp cao,thoát nước nhanh,tầng đất dày trên 70cm,có mực nước
ngầm ở độ sau dưới 1m. hàm lượng mùn của lớp đất mặt trên 3% hàm lượng NPK
tổng số trên 0,15-0,20-0,25%, độ chua Ph từ 4,5-6. Các loại đất phong hoá từ đá mẹ
bandan ,poocphia ,đá vôi ,sa phiến thạch là tốt cho cây cà phê.
Đất trồng phải được khai hoang sạch sẽ rể,thân, cành…và phải được cỳ bừa
trước ba tháng. Cà phê phải được trồng thành hàng theo nguyên tắc cay dày,hàng thưa.
Trồng cà phê

Trừ cà phê mít không cần che bóng, các loại cà phê đều phải trồng cây che
bóng với khoảng cách và mật độ thích hợp để bảo vệ cà phê.
Đào hố trồng cà phê phải được hoàn thành trước khi trồng cà phê 2 tháng.
Dùng phân hữu cơ hoai trộn với phân lân theo định lượng trên đất đỏ badan có tỷ lệ
mùn hơn 3% bón 5kg phân hữu cơ và 0,5kg phân lân trên 1 hố.
Tuy nhiên trong thời gian qua, vì chạy theo giá cả, nhiều người dân đã không
áp dụng đúng kĩ thuật chọn giống,ươm giống, kĩ thuật trồng cây cà phê dẫn đến giảm
chất lượng, năng xuất và làm tăng, bộc phát các loại dịch bệnh cây cà phê.
Do được trồng bằng hạt lại không qua một quy trình chọn lọc, nhân giống theo
đúng chuẩn mực nên tỷ lệ cây cho năng suất thấp, hạt bé, bị nhiễm bệnh gỉ sắt trong
vườn chiếm một tỷ lệ khá cao. Đặc biệt là các cây trong cùng một vườn chín không
đồng đều nhau làm tăng số lần thu hái, chi phí thu hoạch, chế biến tăng cao và ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Người trồng cà phê đã loại bỏ hoàn toàn cây che bóng, đồng thời tăng cường
bón phân hóa học, tăng lượng nước tưới v.v . . nhằm mục đích đạt được năng suất tối
đa. Những biện pháp thâm canh cao độ này không những đã làm cho cây nhanh chóng
bị kiệt sức, mau già cỗi, kích thích quả chín sớm làm giảm chất lượng mà còn làm cho
môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng, phát sinh nhiều loại sâu, bệnh hại, trong đó
đặc biệt là nấm bệnh và tuyến trùng hại rễ.
Kiểm soát
Thực hiện biện pháp tránh né rủi ro:
Đối với người trồng cà phê
• Nghiên cứu kĩ quy trình và kĩ thuật chọn giống-đất,ươm giống, trồng
cây để không mắc phải sai lầm.
• Thực hiện theo các chỉ dẫn của các kĩ sư nông nghiệp, không quá tự ý
dựa vào bản thân.
Rủi ro trong chăm sóc
Mô tả
Cà phê cũng như bất cứ một loại cây trồng nào khác, nếu muốn cây sinh trưởng và
phát triển tốt, cho năng suất cao thì đòi hỏi người trồng phải chăm sóc cây cà phê kỹ

lưỡng, kể cả trước thu hoạch và sau thu hoạch. Chăm sóc cây cà phê bao gồm các
công việc : Che bóng, làm cỏ, bón phân, tưới nước, tạo hình, phòng trừ sâu bệnh.

×