BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
- CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG - TP. ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng, năm 2013
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1..................................................................................................................6
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHCN CỦA
EXIMBANK HÙNG VƯƠNG...................................................................................13
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHCN VÀ NÂNG CAO HOẠT
ĐỘNG CHO VAY TẠI EXIMBANK HÙNG VƯƠNG............................................19
KẾT LUẬN.................................................................................................................22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................23
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và trong hoạt động cho vay
nói riêng được biết đến như một đăc thù, là yếu tố tất yếu khách quan của
kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Rủi ro thường gây ra những tổn thất thiệt
hại cho ngân hàng, tuỳ theo cấp độ rủi ro mà hoạt động kinh doanh phải chịu
tổn thất lớn hay nhỏ. Vì thế trong nền kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp
đều phải hết sức thận trọng trong kinh doanh để tồn tại và phát triển, đôi khi
phải chấp nhận mạo hiểm. Các ngân hàng thương mại cũng khơng nằm ngồi
quy luật đó. Hơn nữa hiệu quả của hoạt động cho vay là thước đo hiệu quả
trong ngân hàng thương mại. Do đó việc phịng ngừa và hạn chế rủi ro trong
hoạt động cho vay là rất quan trọng không chỉ đối với các ngân hàng thương
mại mà còn đối với các thành phần kinh tế.
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – chi nhánh Hùng
Vương là ngân hàng TMCP tại Đà Nẵng, với bề dày hoạt động, là một đơn vị
hạch toán độc lập trực thuộc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, những
năm qua ngân hàng đóng góp khơng nhỏ cho sự phát triển của lĩnh vực tài
chính - ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên trong cơ chế
thị trường, ngân hàng cũng gặp phải khơng ít khó khăn, đặc biệt là trong vấn
đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.
Tình hình kinh tế hiện nay đang bị khủng hoảng trầm trọng, lạm phát
kéo dài, đây là nguyên nhân làm cho nền kinh tế bị trì trệ, điều này liên quan
rất lớn đến việc gia tăng nợ quá hạn hiện nay tại các ngân hàng. Trên thực tế,
rủi ro cho vay của chi nhánh Eximbank Hùng Vương chưa được kiểm sốt
một cách có hiệu quả và nợ quá hạn đang có xu hướng gia tăng. Chính vì vậy,
u cầu đặt ra là rủi ro tín dụng phải được kiểm sốt một cách có hiệu quả,
2
đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng, góp phần nâng cao uy tín, tạo ra lợi thế
cạnh tranh cho chi nhánh. Trong hoạt động cho vay, khách hàng cá nhân của
chi nhánh Hùng Vương chiếm tỷ trọng lớn và mang lại nhiều lợi nhuận cho
chi nhánh. Bên cạnh đó, hiện nay, cho vay khách hàng cá nhân được chi
nhánh xem là mục tiêu cần chú trọng và phát triển. Đó là lý do mà tôi chọn đề
tài “ Quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam – chi nhánh Hùng Vương” làm đề tài nghiên
cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại, cơ sở lý luận về rủi ro cho vay khách hàng cá nhân, quản trị
rủi ro cho vay khách hàng cá nhân.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị rủi ro
cho vay khách hàng cá nhân tại Eximbank Hùng Vương từ đó đưa ra
những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế của công tác quản trị này.
Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại
Eximbank Hùng Vương trên nền tảng cơ sở lý luận và tình hình thực tế tại
ngân hàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro
trong hoạt động cho vay KHCN tại Eximbank Hùng Vương từ đó đưa ra
những giải pháp quản trị rủi ro cho vay KHCN
Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Đi sâu vào nghiên cứu giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt
động cho vay KHCN của Eximbank Hùng Vương.
+ Về thời gian: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và rủi ro cho
vay căn cứ vào dữ liệu từ năm 2010 đến 2012;
3
4. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp
nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn
nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở lý luận về rủi ro cho vay KHCN của NHTM, thực trạng công
tác quản trị rủi ro cho vay KHCN tại Eximbank Hùng Vương từ đó đưa ra giải
pháp, kiến nghị, nâng cao chất lượng QTRR KHCN tại Eximbank Hùng
Vương, góp phần hồn thiện cơng tác phịng ngừa rủi ro xảy ra tại đơn vị.
6. Kết cấu luận văn
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro cho vay KHCN của NHTM
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro cho vay KHCN tại
Eximbank Hùng Vương.
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị, nâng cao chất lượng QTRR KHCN tại
Eximbank Hùng Vương.
7. Tổng quan tài liệu
Qua quá trình tìm hiểu thơng qua các bài luận văn đã thực hiện tại các
khóa trước cũng như những tài liệu download từ trang web: tailieu.vn,
luanvan.net, tôi đã tham khảo một số bài luận văn như:
Đề tài 1: “Giải pháp hạn chế trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng
TMCP Sài Gịn – Hà Nội (SHB)- Chi nhánh Đà Nẵng” Người hướng dẫn
khoa học là Tiến sĩ Đồn Gia Dũng, Thơng qua đề tài, nội dung chính mà đề
tài đề cập đến là: Khái quát các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng, đề cập đến
các nguyên nhân cũng như mơ hình, biện pháp giảm thiểu rủi ro, kinh nghiệm
quản lý rủi ro của các nước. Từ thực tiễn ngân hàng SHB, luận văn đã tập
trung phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng trong 3 năm 2008 -2010 để minh
4
chứng cho những đánh giá, nhận định của luận văn. Qua đó, luận văn nêu lên
những mặt hạn chế và nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng trong thời
gian qua. Đó là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro tín
dụng tại SHB Đà Nẵng. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng là tiền đề cơ sở cho
hoạt động tín dụng ngân hàng được thuận lợi hơn, nhằm giảm thiểu rủi ro,
hồn thiện cơng tác hạn chế rủi ro tín dụng tại SHB Đà Nẵng. Đây là toàn bộ
nội dung mà đề tài 1 đã nghiên cứu và thực hiện.
Đề tài 2: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
TMCP Á Châu, TP Hồ Chí Minh của Huỳnh Thị Hồng Vân, người hướng dẫn
khoa học là: TS Nguyễn Thị Loan.
Đề tài 3: Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II Ngân hàng Công
thương Việt Nam của Nguyễn Thị Thu Trâm, người hướng dẫn khoa học là
TS. Lê Thị Thanh Hà
Đề tài 4: Nghiên cứu mơ hình quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng
TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) do Nguyễn Đình Thiện thực hiện, Người
hướng dẫn khoa học PGS. TS Trần Huy Hồng. Nội dung: Hệ thống hóa
mang tính lý luận về cho vay, rủi ro cho vay và mô hình quản trị rủi ro cho
vay tại các ngân hàng thương mại, giới thiệu về mơ hình quản trị rủi ro cho
vay tại ngân hàng quốc tế Việt Nam, qua đó đưa ra những đánh giá, ảnh
hưởng của mơ hình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng VIB, luận văn này
nhằm đóng góp vào việc tổ chức mơ hình quản trị rủi ro chặt chẽ hơn, kiểm
sốt được và giảm thiểu các khoản nợ xấu, có khoản nợ có vấn đề, sớm nhận
diện những rủi ro từ đó có những biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất
lượng tín dụng.
Đề tài 5: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương– chi
nhánh Vũng Tàu của Nguyễn Hải Đăng, người hướng dẫn khoa học là
PGS.TS Nguyễn Văn Sĩ.
5
Các đề tài trên thiết thực đối với đề tài tôi đang thực hiện, nội dung và
các phương pháp nghiên cứu phù hợp với thực tiễn tại ngân hàng NHTM
Bên cạnh đó, tơi đã tham khảo giáo trình về quản trị rủi ro và rủi ro
tín dụng ngân hàng: TS. Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, 2002.
TS. Nguyễn Minh Kiều, Quản trị rủi ro trong ngân hàng, NXB Thống
Kê, 2009.
TS. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB
Thống Kê, 2009.
PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng, NXB Thống Kê, 2010.
PGS.TS. Phan Thu Hà, PGS.TS. Đàm Văn Huệ, Quản trị ngân hàng
thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010.
Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an tồn, hiệu quả và bền
vững, góp phần phát triển kinh tế phù hợp với thơng lệ quốc tế đáp ứng các
yêu cầu của Ủy ban Basel (Basel I, II, III) về quản trị rủi ro trong hoạt động
ngân hàng, Ngân hàng nhà nước đã ban hành một số văn bản liên quan đến
công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, trong
đó, cho vay là thành phần chủ yếu của tín dụng.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY
ĐỐI VỚI KHCN CỦA NHTM
1.1.
HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA NHTM
1.1.1
Khái niệm hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng thương mại
Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở
hữu (NHTM) sang người sử dụng (người vay), sau một thời gian nhất định lại
quay về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
Cho vay cá nhân là một hình thức cấp Tín dụng, theo đó Ngân hàng giao
cho đối tượng khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và
thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
1.1.2
Các yếu tố cấu thành của hoạt động cho vay KHCN
- Về chủ thể
- Về chi phí cho vay
1.1.3
Vai trị, vị thế của hoạt động cho vay KHCN
- Đối với nền kinh tế
- Đối với người đi vay
- Đối với NHTM
1.1.4
Đặc điểm cho vay KHCN
- Về khoản vay
- Về chất lượng khoản vay
- Về thời hạn khoản vay
1.1.5
Hình thức cho vay KHCN
- Vay tiêu dùng
- Vay sản xuất kinh doanh
7
1.2.
RỦI RO CHO VAY KHCN CỦA NHTM
1.2.1.
Khái niệm rủi ro cho vay
Rủi ro cho vay là rủi ro về sự tổn thất tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp
xuất phát từ người cho vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo
cam kết hoặc mất khả năng thanh toán.
1.3.1. Các loại rủi ro thường gặp trong cho vay KHCN
- Rủi ro về mặt tài chính
- Rủi ro lãi suất
- Rủi ro về tính thanh khoản của tài sản đảm bảo
1.3.2 Các dấu hiệu nhận biết các khoản rủi ro:
- Trì hỗn hoặc gây khó khăn trở ngại đối với Ngân hàng.
- Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do
- Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gởi mở tại Ngân hàng,
- Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn .
- Thanh tốn những khoản nợ gốc khơng đầy đủ và đúng hạn
- Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu của các khoản vay vượt
quá yêu cầu dự kiến.
- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn.
- Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trơng chờ các nguồn thu nhập bất
thường khác không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Có dấu hiệu cho thấy khách hàng tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu
động từ nhiều nguồn khác, đặc biệt từ đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng .
- Có dấu hiệu sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt
động phát triển dài hạn
- Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ với lãi suất cao với mọi điều kiện
1.3.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro cho vay
- Tỷ lệ nợ quá hạn
8
- Tỷ lệ nợ xấu
- Tỷ lệ các nhóm nợ trên tổng dư nợ cho vay
- Tỷ lệ xoá nợ rịng/Tổng dư nợ
- Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng/ Tổng dư nợ
- Hệ số thu nợ
- Vòng quay vốn tín dụng
- Tỷ lệ phân bổ dự phịng/ Tổng dư nợ
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay:
- Nguyên nhân bất khả kháng
- Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Nguyên nhân khác
1.3.5 Tác động của rủi ro tín dụng KHCN của NHTM
- Đối với ngân hàng
- Đối với khách hàng
- Đối với nền kinh tế
1.4 QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHCN CỦA NHTM
1.4.1 Khái niệm quản trị rủi ro cho vay:
Quản trị rủi ro cho vay là việc đưa ra các phương pháp, các giải pháp
nhằm ngăn chặn, hạn chế các nhân tố có thể dẫn đến rủi ro trong quá trình cho
vay của NHTM.
1.4.2 Nội dung của quản trị rủi ro cho vay KHCN:
Nội dung của công tác quản trị rủi ro cho vay bao gồm các việc sau:
Nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro.
a. Nhận diện rủi ro cho vay
a1.Khái niệm: Nhận diện rủi ro cho vay là quá trình xác định liên tục
và có hệ thống trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận diện rủi ro
9
cho vay bao gồm các công việc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu mơi trường
hoạt động cho vay và tồn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng, nhằm
thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy
ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với
ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đo lường, kiểm soát và tài
trợ rủi ro cho vay phù hợp.
a2.Các phương pháp nhận diện rủi ro cho vay
- Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra.
- Phân tích tình hình tài chính của khách hàng
- Thanh tra hiện trường
- Phân tích hợp đồng.
- Phân tích lưu đồ.
- Thu thập thơng tin.
b. Đo lường rủi ro cho vay
b1. Khái niệm
Đo lường rủi ro cho vay là việc ngân hàng xây dựng mơ hình thích
hợp để lượng hóa mức độ rủi ro cho vay. Từ đó xác định phần bù rủi ro và
giới hạn cho vay an toàn tối đa đối với một khách hàng, cũng như trích lập
quỹ dự phịng để tài trợ cho rủi ro cho vay. Để đo lường rủi ro, ngân hàng
cần thu thập số liệu, thông tin và phân tích, đánh giá rủi ro. Trên cơ sở kết
quả thu thập được, lập ma trận đo lường rủi ro.
b2. Phương pháp để phân tích, đo lường rủi ro cho vay
Có 2 phương pháp cơ bản là phương pháp định tính (Mơ hình định
tính 6C) và phương pháp định lượng (Hệ thống chấm điểm khách hàng đối
với cho vay KHCN- bảng 4 phụ lục). Hai phương pháp này không loại trừ
lẫn nhau mà hỗ trợ lẫn nhau để phân tích, đo lường rủi ro cho vay. Do vậy,
tùy tình hình thực tế mà ngân hàng có thể sử dụng một trong hai phương
pháp hoặc sử dụng cả hai phương pháp để đánh giá, đo lường rủi ro cho vay.
10
b3. Xác định giới hạn rủi ro cho vay
Các chỉ tiêu dùng để quản lý chất lượng hoạt động cho vay tại các
ngân hàng
- Tỷ lệ nợ quá hạn
- Tỷ lệ nợ q hạn khó địi
- Tỷ lệ nợ xấu
b4. Đánh giá rủi ro: Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối
với toàn bộ hoạt động kinh doanh cho vay của ngân hàng thông thường sẽ
được thực hiện trên cơ sở lập và phân tích các chỉ tiêu: (1) Tỷ lệ mất vốn;
(2) Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay; (3) Khả năng bù đắp các khoản cho vay
bị mất vốn; (4) Khả năng bù đắp rủi ro cho vay của tổ chức cho vay.
c.Kiểm soát rủi ro cho vay
c1. Khái niệm
Kiểm soát rủi ro cho vay là việc sử dụng những biện pháp, những kỷ
thuật, những cơng cụ, những chiến lược và những q trình nhằm biến đổi rủi
ro của một ngân hàng thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng
cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và tổn thất.
c2. Các kỷ thuật kiểm soát rủi ro cho vay được sử dụng gồm:
- Giai đoạn trước và trong khi cho vay:
+ Thực hiện tốt phân tán rủi ro
+ Sử dụng có hiệu quả các cơng cụ đảm bảo
- Giai đoạn sau khi cho vay:
+ Ngân hàng xác định phương án cơ cấu nợ. Có hai cách cơ cấu nợ, bao gồm:
* Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
* Gia hạn nợ vay
+ Bán nợ, chuyển giao rủi ro
+ Sử dụng các công cụ phái sinh
11
d. Tài trợ rủi ro cho vay
d1. Khái niệm
Tài trợ rủi ro cho vay là việc ngân hàng dùng các nguồn tài chính trong
và ngồi ngân hàng bù đắp tổn thất các khoản cho vay khi rủi ro xảy ra. Các
khoản nợ rủi ro sau khi được xử lý sẽ được thu hồi hoặc chuyển qua theo dõi
ngoại bảng.
d2. Các phương pháp tài trợ rủi ro cho vay
+ Trích lập quỹ dự phịng rủi ro:
Việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro là nhằm giúp ngân hàng chủ động
đối phó với những tổn thất cho vay dự kiến. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự
phòng rủi ro chung và dự phòng rủi ro cụ thể.
+ Thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro:
Những khoản vay đã xử lý rủi ro khó thu hồi được theo dõi riêng và
từng trường hợp có biện pháp và xử lý cụ thể
1.4.3
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro cho vay KHCN
của NHTM
a. Các yếu tố khách quan
- Do môi trường pháp lý chưa đầy đủ chặt chẽ, các quy định còn thiếu
và chưa đồng bộ.
- Các thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ,
trong tiến trình hội nhập quốc tế…
- Do các biến động bất thường về tỷ giá hối đối, lãi suất…
ngồi tầm kiểm sốt của ngân hàng.
- Hệ thống thơng tin về các doanh nghiệp do các cơ quan khác cung
cấp không chính xác, trung thực.
12
b. Các yếu tố chủ quan
- Trình độ và nhận thức của các cán bộ quản trị RRTD.
- Hệ thống thông tin đánh giá khách hàng và quản trị rủi ro cho vay
của ngân hàng chưa đạt được yêu cầu về sự tổng hợp và thống nhất.
- Chiến lược khách hàng của ngân hàng.
- Mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng
1.5 KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY CỦA CÁC TỔ
CHỨC TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI.
- Nguyên tắc của Basel trong quản trị rủi ro cho vay
- Kinh nghiệm của Trung Quốc
- Kinh nghiệm của Thái Lan
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
13
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO
VAY KHCN CỦA EXIMBANK HÙNG VƯƠNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ EXIMBANK HÙNG VƯƠNG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động (bảng phụ lục 01)
a. Cơ cấu tổ chức
b. Mạng lưới hoạt động
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động kinh doanh
2.1.4 Tổ chức, nhiệm vụ, quy trình cho vay KHCN tại chi nhánh
a. Tổ chức, nhiệm vụ của bộ phận cho vay ( Bảng phụ lục 02)
b. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân ( Bảng phụ lục 03)
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
(Bảng phụ lục 04)
a. Tình hình huy động vốn
Tình hình huy động vốn tại chi nhánh (bảng phụ lục 05)
b. Tình hình sử dụng vốn
b1. Tình hình cho vay tại chi nhánh năm 2010 - 2012 (bảng phụ lục 06)
b2. Tình hình cho vay KHCN tại chi nhánh năm 2010 - 2012 (bảng phụ
lục 07)
b3. Tình hình kinh doanh đối với KHCN năm 2010 - 2012 (bảng phụ lục
08)
b4. Tình hình cho vay KHCN phân theo thời hạn tín dụng năm 2010 –
2012 ( bảng phụ lục 09)
b5. Tình hình cho vay KHCN phân theo mục đích sử dụng vốn ( bảng
phụ lục 10)
14
b6. Tình hình cho vay KHCN phân theo kỳ hạn vay ( bảng phụ lục 11)
b7. Tình hình cho vay KHCN phân theo sản phẩm ( bảng phụ lục 12)
c. Đánh giá quản trị rủi ro cho vay KHCN tại Eximbank Hùng Vương
Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay KHCN tại Eximbank Hùng
Vương ( Bảng Phụ lục 13)
Hiện nay, chi nhánh chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
vấn đề đặt ra phải hoạt động kinh doanh có lợi nhuận trên cơ sở an tồn và uy
tín. Cho vay KHCN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ cho vay cũng
như mọi hoạt động tại ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận đi kèm với rủi ro, tình
hình nợ xấu, nợ khơng đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong hoạt
động kinh doanh tại chi nhánh và điều này không ngừng gia tăng, quản trị rủi
ro cho vay KHCN trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Việc quản trị rủi ro cho
vay tại chi nhánh đang gặp phải nhiều vấn đề nan giải cần giải quyết.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI EXIMBANKCHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG
2.2.1 Thực trạng hoạt động nhận diện rủi ro cho vay
Nhìn chung cơng tác nhận dạng rủi ro cho vay KHCN trong thời gian
qua tại Eximbank Hùng Vương đã hỗ trợ đáng kể cho việc hạn chế các rủi ro
xảy ra. Đặc biệt khâu thẩm định cho vay đã được ngân hàng thực hiện khá
nghiêm túc giúp NH sớm phát hiện được các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đưa ra các
yêu cầu đối với khách hàng cũng như về phía ngân hàng chủ động tìm cách
để kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn. Tuy nhiên, CBTD thường chỉ quan tâm đến
thẩm định thu nhập và tài sản đảm bảo, cịn yếu tố về uy tín của KH thường bị
lơ là trong khi đây là một yếu tố rất quan trọng thể hiện thiện chí trả nợ của
người vay. Công tác theo dõi sau khi cho vay cũng đã được quan tâm nhiều
hơn tuy nhiên do số lượng món vay quá lớn và giá trị nhỏ nên nhiều CBTD
thường sơ suất trong vấn đề này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Nói chung,
15
bên cạnh những nguyên nhân chủ quan như tính đầy đủ và trung thực từ
nguồn thông tin của khách hàng thì nguyên nhân chủ yếu hạn chế khả năng
nhận dạng rủi ro tại ngân hàng vẫn là nguyên nhân chủ quan từ phía NH. Có
thể kể đến một số ngun nhân: Áp lực thời gian công việc, nguồn cung cấp
thông tin, năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, quá trình kiểm
tra, giám sát sau khi cho vay. Do sự kiểm sốt khơng chặt nên một số khoản
vay mặc dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả
nhưng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào
những mục đích khác khơng hiệu quả và bị tổn thất.
2.2.2. Thực trạng công tác đo lường rủi ro cho vay
Công tác đo lường rủi ro cho vay KHCN của Eximbank Hùng Vương
trong thời gian qua đã góp phần hiệu quả vào việc đánh giá chất lượng khoản
vay và từ đó giúp CBTD quyết định có nên cho vay hay khơng hay có các
biện pháp kiểm sốt, tài trợ thích hợp. Mơ hình điểm số cho vay áp dụng cho
khách hàng cá nhân đã bao gồm khá đầy đủ các yếu tố có thể gây nên rủi ro
cho khoản vay. Khâu phân loại nợ sau khi cho vay được NH thực hiện
nghiêm túc đúng thời gian. Tuy nhiên, vẫn còn một vài hạn chế cần khắc phục
như sau:
- Nhiều khoản vay được lượng hóa với kết quả tốt nhưng cuối cùng lại
mang lại rủi ro cho NH, cho nên nếu chỉ dựa vào mơ hình định lượng thì có
thể khơng đủ, do đó trong thời gian tới NH cần phải chú trọng hơn nữa trong
việc xem xét các yếu tố định tính. CBTD thường chỉ xem xét TSĐB và khả
năng tạo ra thu nhập ổn định của khách hàng mà ít quan tâm đến tư cách KH.
CBTD thường chỉ đánh giá tư cách qua lịch sử cho vay mà ít khi tiếp xúc với
khách hàng trong khi điều này lại có thể cho những đánh giá thực hơn nhiều.
- Giá trị TSĐB được định theo giá thị trường trong khi việc xem xét
các yếu tố làm sụt giảm giá không được CBTD coi trọng. Hay công tác tái
16
thẩm định TSĐB sau khi cho vay thường không được thực hiện nên việc đánh
giá mức độ rủi ro của các khoản cho vay KHCN khơng chính xác.
- Cơng tác phân loại nợ sau khi cho vay chỉ được NH thực hiện theo
quyết định 493/NHNN. Thực ra các văn bản này giúp tạo nên tính chất tiêu
chuẩn trong phân loại nợ giữa các ngân hàng. Và cũng chỉ cho được số liệu
nợ xấu tại thời điểm hiện tại, Eximbank Hùng Vương là 1 NH lớn cũng có thể
sử dụng các mơ hình hiện đại hơn chẳng hạn phương pháp ước tính tổn thất
dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ IRB trong đo lường rủi ro để
có thể đánh giá chính xác hơn cũng như có thể dự báo về tình hình nợ xấu
trong tương lai cho phép NH đưa ra các biện pháp kịp thời hơn nữa.
2.2.3 Thực trạng cơng tác kiểm sốt rủi ro cho vay
- Trong thời gian qua, cơng tác kiểm sốt rủi ro cho vay KHCN tại
Eximbank Hùng Vương đã được thực hiện hiệu quả giúp ngân hàng hạn chế
được nhiều tổn thất. Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn là những biện pháp
áp dụng cho kiểm soát rủi ro cho vay chung cả ngân hàng chứ NH vẫn chưa
có qui trình kiểm sốt rủi ro riêng cho KHCN. Do đó trong thời gian tới, NH
cần phải cụ thể hóa những biện pháp kiểm sốt đối với hình thức KHCN.
- Ngun nhân chủ quan gây ra nợ xấu cho NH trong thời gian qua chủ
yếu là do ngân hàng còn sơ suất trong quá trình thẩm định người vay do cán
bộ cho vay chưa có nhiều kinh nghiệm, do sự mở rộng ồ ạt và sự cạnh tranh
giữa các ngân hàng cũng làm cho ngân hàng dễ dàng hơn về điều kiện cho
vay. Bên cạnh đó, ngân hàng chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn
vị người vay vốn công tác để quản lý, theo dõi người vay nên có trường hợp
cán bộ, nhân viên chuyển nơi cơng tác, làm việc ở cơ quan khác không thông
báo cho ngân hàng; xin xác nhận bảng lương để đi vay ở nhiều nơi hoặc khi
cho vay có tài sản đảm bảo ngân hàng chú trọng vào giá trị của tài sản đảm
bảo mà chưa xem xét kĩ năng lực trả nợ của người vay.
17
- Kiểm soát được thực hiện ngay từ trước khi cho vay giúp phát hiện
được rủi ro một cách đáng kể. Căn cứ vào kết quả phân loại nợ CBTD cũng
đã có những biện pháp phù hợp đối với từng nhóm nợ. Tuy nhiên những biện
pháp này phụ thuộc lớn vào trách nhiệm của CBTD trong khi những phương
pháp tạo nên sự chủ động cho NH trong phòng ngừa rủi ro như cơng cụ phái
sinh, hợp đồng bán nợ…. thì chưa được sử dụng. Điều này là do:
+ Thị trường các cơng cụ phái sinh chưa hình thành chính thức cũng
như các qui định của chính phủ cho hoạt động lành mạnh của thị trường chưa
được ban hành cụ thể.
+ Trình độ chun mơn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm của CBTD
còn hạn chế để tiếp cận những kĩ thuật mới phòng ngừa rủi ro.
+ Bán nợ còn là một khái niệm khá mới mẽ. Những công ty mua bán nợ ở
Việt Nam hoạt động với qui mô nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường
2.2.4. Thực trạng công tác tài trợ rủi ro cho vay
Công tác tài trợ rủi ro của NH trong thời gian qua đã hạn chế được một
phần tổn thất xảy đến với NH và đạt được những kết quả khả quan.
+ Việc xử lý tài sản đảm bảo được thực hiện đúng lúc và hồ sơ, thủ tục
pháp lý cũng được CBTD chuẩn bị đầy đủ để tạo điều kiện tốt nhất cho công
tác phát mãi tài sản tuy nhiên luật pháp và các công cụ thực thi pháp luật chưa
thực sự nghiêm minh, chưa hỗ trợ đầy đủ cho ngân hàng chủ động xử lý tài
sản đảm bảo mà khơng có sự can thiệp của Tồ án. Do đó, dù có phán quyết
của Tồ, ngân hàng vẫn cịn gặp trở ngại vì khâu thi hành án còn chậm. Tiếp
đến là sự phối hợp không đồng bộ giữa cơ quan thẩm định, cơ quan bán đấu
giá... Từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế, thi hành một vụ mất ít nhất 2 năm,
trong trường hợp khách hàng khơng hợp tác thì rất khó khăn trong việc bán
tài sản để thu hồi nợ.
18
+ Trong thời gian chờ xử lý thì TSĐB chưa được sử dụng hiệu quả để
giúp hạn chế tổn thất xảy ra cho NH.
+ Tình hình sử dụng dự phịng rủi ro cho vay: Ngân hàng đã thực hiện
trích lập và sử dụng dự phòng theo đúng qui định của NHNN. Như đã nói ở
trên thì đây là phương án cuối cùng sau khi NH đã sử dụng tất cả các phương
án khác mà không thể thu hồi nợ nên NH ln cố gắng tối thiểu hóa sử dụng
quỹ dự phòng rủi ro trong tài trợ cho vay.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
CHO VAY KHCN TẠI EXIMBANK HÙNG VƯƠNG
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thời gian qua, công tác quản trị rủi ro cho vay KHCN tại Eximbank
Hùng Vương được chú ý hơn trước, thực hiện có tổ chức hơn và có những
tiến bộ nhất định. Chi nhánh đã và đang kiên quyết thực hiện các biện pháp
nhằm kiểm soát và giảm nợ xấu.
2.3.2.Những mặt hạn chế về công tác quản trị rủi ro cho vay
KHCN
Hoạt động quản trị rủi ro cho vay tại Eximbank Hùng Vương giai
đoạn qua có những hạn chế, những điểm yếu cơ bản – những vấn đề làm
cho quá trình quản trị rủi ro cho vay tại đây chưa đạt được kết quả tốt,
chưa hoàn thành sứ mệnh đảm bảo độ an toàn và hiệu quả kinh doanh cho
vay của Chi nhánh.
2.3.3. Nguyên nhân các hạn chế trong quản trị rủi ro cho vay
Những hạn chế trên đây của Eximbank Hùng Vương về quản trị rủi ro
cho vay tại Chi nhánh là do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên
nhân từ nội tại đơn vị, nguyên nhân từ những quy định của cấp trên,
nguyên nhân từ tình hình chung trong lĩnh vực ngân hàng và hệ thống pháp
luật ngân hàng Việt Nam. Tùy mỗi trường hợp mà chi nhánh phải xác định rõ
để có hướng giải quyết kịp thời.
19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHCN VÀ
NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI EXIMBANK
HÙNG VƯƠNG
3.1. CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ
RỦI RO CHO VAY KHCN CỦA EXIMBANK HÙNG VƯƠNG
3.1.1. Cơ sở hoạch định giải pháp
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay KHCN tại Eximbank Hùng
Vương: Bán lẻ và phân tán rủi ro cho vay
3.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY KHCN TẠI
EXIMBANK HÙNG VƯƠNG
3.2.1. Nhóm giải pháp về quản trị rủi ro cho vay KHCN
a. Hoàn thiện cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng
Phải xây dựng được rủi ro định kỳ trên cơ sở đánh giá tình hình kinh
doanh của Chi nhánh, tình hình kinh tế thị trường, những dự báo về tình
hình kinh tế xã hội, để từ đó định hình trước chính sách ứng phó cho từng
trường hợp.
Xây dựng bảng thống kê các dấu hiệu nhận diện rủi ro cho vay
Thực hiện đúng quy trình cho vay
Nâng cao hiệu quả cơng tác thẩm định nhận biết rủi ro cho vay.
Kiểm tra, theo dõi thường xuyên quá trình sử dụng vốn của khách hàng
chẳng hạn: món vay về tiêu dùng đề xuất 1 tháng kiểm tra sử dụng vốn vay 1
20
lần, kiểm tra thường xuyên hơn đối với khoản vay cá nhân SXKD: 15 ngày
kiểm tra cơ sở sản xuất và dòng tiền của khách hàng.
Thường xuyên cập nhật những vấn đề mới, diễn biến mới của tình
hình rủi ro cho vay, các khuyến nghị từ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ
quan quản lý cấp trên vào quá trình nhận diện rủi ro cho vay và thực hiện các
quyết định cho vay.
Chi nhánh cần thiết phải xây dựng các bảng câu hỏi liệt kê các yếu tố
nghi vấn về điều kiện rủi ro để qua đó nhận diện nguy cơ rủi ro. Từ đó, giúp
Chi nhánh nhận biết được các điều kiện gây ra rủi ro, nguy cơ rủi ro để có
biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Ngồi ra, trong q trình phân tích, nhận diện các nguồn rủi ro đối với
tồn bộ hoạt động tín dụng, cần phải quan tâm đến vấn đề các rủi ro phát
sinh từ q trình quyết định tín dụng.
b. Hồn thiện cơng tác đo lường rủi ro tín dụng
Hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hồn thiện các phương pháp, các q trình, cách kiểm sốt, thu thập
dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ việc đánh giá rủi ro cho
vay
Khách quan, bất kiêm nhiệm trong việc chấm điểm tín dụng và quyết
định cấp tín dụng.
c. Hồn thiện cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng
c1. Giải pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng bằng biện pháp né tránh rủi ro
- Xây dựng bảng câu hỏi loại ngay để sàn lọc khách hàng.
- Đề ra khẩu vị rủi ro cho vay
c2. Thiết lập định hướng và quy trình kiểm sốt, xây dựng các phương án
kiểm sốt rủi ro với nhiều kỷ thuật kiểm sốt
- Hồn thiện khâu kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.
21
- Có định hướng kiểm sốt theo từng giai đoạn và phải có sách lược
phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng
- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ.
- Đào tạo các chuyên gia phê duyệt tín dụng.
c3. Giải pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng bằng biện pháp giảm thiếu rủi ro
- Giới hạn tỷ lệ cấp tín dụng trên tài sản đảm bảo
- Giới hạn tỷ lệ cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng
c4. Giải pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng bằng biện pháp chuyển giao rủi ro
- Thực hiện yêu cầu mua bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm tài sản cho
những sản phẩm hay khoản vay có mức độ rủi ro cao.
- Phải xây dựng được các phương án kiểm soát đa dạng theo các kịch
bản nhận diện rủi ro, phù hợp với tình hình kinh doanh và mục tiêu lớn
của mỗi thời kỳ.
d. Hồn thiện cơng tác tài trợ rủi ro tín dụng
- Nghiên cứu, vận dụng các biện pháp, công cụ xử lý rủi ro và thực
tiễn một cách đa dạng và thích hợp hơn
Các biện pháp tài trợ bằng nguồn bên ngồi mà Chi nhánh có thể áp dụng:
+ Chuyển giao tài trợ bằng hợp đồng bảo hiểm.
+ Chuyển giao bằng cách bán nợ.
- Tăng cường năng lực tự bù đắp rủi ro.
- Tập trung các biện pháp đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ ngoại
bảng một cách hiệu quả
3.2.2. Nhóm các giải pháp khác
+ Sắp xếp bố trí lại nhân lực, thực hiện các chương trình đào
tạo chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
+ Đổi mới công nghệ
+ Đẩy mạnh liên kết với các Ngân hàng và các TCTD khác trên địa bàn
22
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.4.2. Đối với ngân hàng nhà nước
3.4.3. Đối với Hội sở chính
3.4.4 Đối với chi nhánh Eximbank Hùng Vương
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của thành phố Đà Nẵng thì nhu cầu vốn cho nền
kinh tế ngày càng tăng, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên
tương ứng. Sự tăng trưởng tín dụng của các NHTM nói chung hay quản trị rủi
ro cho vay nói riêng phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế cả nước nói
chung và của nền kinh tế thành phố nói riêng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng hoạt
động cho vay cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro, điều này làm ảnh hưởng rất
nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn và làm hạn hoạt động cho vay phải đi đôi với
chất lượng, vậy nên các giải pháp tốt trong quản lý rủi ro cho vay là vấn đề
quan tâm hàng đầu của các ngân hàng nhằm tạo ra sự tăng trưởng tín dụng
một cách ổn định, bền vững. Để có thể phịng ngừa và giảm thiểu nguy cơ xảy
ra rủi ro cho vay cho ngân hàng thì mỗi cán bộ tín dụng cần qn triệt và thực
hiện đúng quy trình nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên nâng cao trình độ,
nghiệp vụ.
Trong luận văn này, thơng qua việc trình bày phân tích rủi ro cho vay,
tôi đã cố gắng đưa ra một số tồn tại và những biện pháp, kiến nghị để chi
nhánh nghiên cứu, tham khảo giúp cho việc quản lý rủi ro cho vay trong thời
gian tới đạt kết quả, cải thiện tình hình kinh doanh và phát triển thương hiệu
đồng thời có thể đứng vững trên thị trường.
23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
[1] PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại hiện
đại, NXB Phương Đơng.
[2] PGS.TS. Lâm Chí Dũng (2009), Slide bài giảng quản trị ngân hàng
thương mại, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
[3] PGS.TS. Phan Thu Hà, PGS.TS. Đàm Văn Huệ, (2010), Quản trị ngân
hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
[4] TS. Nguyễn Ninh Kiều (TB 2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,
NXB Thống kê, Hà Nội.
[5] TS. Nguyễn Minh Kiều, (2009), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, NXB Thống
Kê, Hà Nội.
[6] TS. Nguyễn Minh Kiều, (2009), Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống Kê,
Hà Nội.
[7] TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,
NXB Thống Kê, Hà Nội.
[8] Ngân hàng nhà nước Việt Nam, (2011), “Quy chế cho vay của các tổ chức
tín dụng đối với khách hàng”, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 31 tháng 12 năm 2001
có hiệu lực thì hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2002).