Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

quản lý chuỗi cung ứng (scm) và một số mô hình quản lý chuỗi cung ứng thành công trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 109 trang )

T
rờn
g
đại
học
ngoại
t
h
ơng
khoa

kinh
t
ế

kinh doanh
quốc
t
ế
CHUYÊN NGàNH
kinh
t
ế
đ
ối

ngoại
***
K

A



L
U
ậN

tốt
n
gh
i

p
Đề

t

ài
:
QUN Lí CHUI CUNG NG (SCM) V MT S Mễ
HèNH QUN Lí CHUI CUNG NG THNH CễNG
TRấN TH GII
Sinh viờn thc hin : Trn Th Phng
Lp : Anh 15
Khúa : 45
Giỏo viờn hng dn : TS. Trnh Th Thu Hng
H
à
Nội, tháng 5
n
ă
m

2010
1
Lời mở đầu
Thuật ngữ “Quản lý chuỗi cung ứng” (Supply chain management-SCM) xuất
hiện vào cuối những năm 80 và trở nên phổ biến trong những năm 90. Cho đến nay,
SCM đã được nhiều người biết đến hơn, tuy nhiên nó vẫn còn là một khái niệm khá
mới mẻ đối với các doanh nghiệp trên thế giới, và đặc biệt là tại Việt Nam. Người ta
thường bàn về việc thiết lập các giải pháp SCM, mạng lưới SCM, các bộ phần mềm
SCM nhưng vẫn băn khoăn tự hỏi: Thực chất SCM là gì? Ứng dụng SCM ra sao?
Vai trò của SCM đối với doanh nghiệp như thế nào?
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, SCM ngày càng có vai trò
quan trọng hơn đối với doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí và tăng cường khả
năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhất là trong thời đại của khoa học kĩ thuật và sự
cạnh tranh gay gắt hiện nay. Do đó, việc tăng cường ứng dụng và phát triển hệ
thống quản lý chuỗi cung ứng ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư
và phát triển hơn. Các mô hình quản lý chuỗi cung ứng tiên tiến trên thế giới như
Dell, Walmart hay Toyota chính là những minh chứng rõ ràng nhất cho thấy hệ
thống SCM hiệu quả sẽ góp phần đáng kể vào sự thành công của doanh nghiệp, và
việc đầu tư, phát triển chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp là cần thiết hơn bao giờ
hết.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về đề tài còn khá mới mẻ này, em đã quyết
định chọn đề tài khoá luận cho mình là “Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và một
số mô hình quản lý chuỗi cung ứng thành công trên thế giới” để nghiên cứu,
nhằm có được cái nhìn tổng quan nhất về SCM, nghiên cứu một số mô hình ứng
dụng SCM thành công trên thế giới, để rồi từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm
cho các doanh nghiệpViệt Nam.
Kết cấu bài khóa luận của em gồm có 3 phần:
Chương I: Tổng quan về chuỗi cung ứng
Chương II: Một số mô hình quản lý chuỗi cung ứng thành công trên thế giới
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển SCM ở Việt Nam từ bài học kinh

nghiệm của các mô hình SCM thành công trên thế giới
Trong quá trình thu thập tài liệu và viết bài, chắc chắn bài viết của em không
tránh khỏi những thiếu sót và sơ suất nhất định. Do đó, em rất mong nhận được sự
đóng góp tận tình từ phía các thầy cô giáo, cũng như các bạn quan tâm đến đề tài
này để em có thể hoàn thành bài khóa luận tốt hơn.
2
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn TS. Trịnh Thị Thu Hương và các anh
chị phòng SMEs của VCCI, những người đã hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện tốt
nhất cho em trong quá trình hoàn thành bài khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn.
3
CHƢƠNG
I: KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
I. Khái niệm và phân loại
1. Định nghĩa
Hiện nay, trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chuỗi cung
ứng (SCM). Dưới đây là một số định nghĩa được trích ra trong một số cuốn sách nổi
tiếng về SCM, và một vài nghiên cứu về đề tài này trên thế giới:
“Chuỗi cung ứng là sự liên kết của các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch
vụ vào thị trường”.
“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián
tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà
sản xuất, nhà cung cấp mà còn bao gồm nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và cả
bản thân khách hàng”.
(Lambert, Stock and Ellram (1998), Fundaments of Logistics Management, Boston
MA: Irwin/McGraw-Hill, c14).
“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm
thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán
thành phẩm và thành phẩm, rồi phân phối chúng cho khách hàng”
(Chopra Sunil và Peter Meindl (2001), Supplychain management: strategy, planing

and operation, Upper Saddle Riverm NI/ Prentice Hall c.1)
Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất về
quản lý chuỗi cung ứng như sau:
Quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, vị trí và vận
chuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và
hiệu quả các nhu cầu của thị trường.
Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào
của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn
kho an toàn của công ty. Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp
những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong
môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và
phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở
rộng và phát triển một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty
giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán
và chia sẻ thông tin.
4
2. Các dạng SCM
Các mô hình dây chuyền cung ứng được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp.
Một công ty sản xuất sẽ nằm trong “mô hình đơn giản”, khi họ chỉ mua nguyên vật
liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm của mình rồi bán hàng trực tiếp
cho người sử dụng. Ở đây, công ty chỉ phải xử lý việc mua nguyên vật liệu rồi sản
xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và tại một địa điểm duy nhất (single-site).
Nhà cung cấp Công ty Khách hàng
Hình 1: Chuỗi cung ứng đơn giản
Trong “mô hình phức tạp” (mô hình mở rộng), doanh nghiệp sẽ mua nguyên
vật liệu từ các nhà cung cấp , từ các nhà phân phối và từ các nhà máy “chị em” (có
điểm tương đồng với nhà sản xuất). Ngoài việc tự sản xuất ra sản phẩm, doanh
nghiệp còn đón nhận nhiều nguồn cung cấp bổ trợ cho quá trình sản xuất từ các nhà
thầu phụ và đối tác sản xuất theo hợp đồng. Trong mô hình phức tạp này, hệ thống
SCM phải xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp hoặc mua qua trung gian, làm ra sản

phẩm và đưa sản phẩm đến các nhà máy “chị em” để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm
hoàn thiện. Các công ty sản xuất phức tạp sẽ bán và vận chuyển sản phẩm trực tiếp
đến khách hàng hoặc thông qua nhiều kênh bán hàng khác, chẳng hạn như các nhà
bán lẻ, các nhà phân phối và các nhà sản xuất thiết bị gốc. Hoạt động này bao quát
nhiều địa điểm (multiple-site) với sản phẩm, hàng hóa tại các trung tâm phân phối
được bổ sung từ các nhà máy sản xuất. Đơn đặt hàng có thể được chuyển từ các địa
điểm xác định, đòi hỏi công ty phải có tầm nhìn về danh mục sản phẩm/dịch vụ
đang có trong toàn bộ hệ thống phân phối. Các sản phẩm có thể tiếp tục được phân
bổ ra thị trường từ địa điểm nhà cung cấp và nhà thầu phụ. Sơ đồ dưới đây thể hiện
rõ hơn hoạt động của các thành viên như nhà cung cấp, khách hàng, công ty, nhà
cung cấp dịch vụ…trong chuỗi cung ứng mở rộng.
5
Nhà
cung
cấp
cuối
cùng
Nhà
cung
cấp
Công
ty
Khách
hàng
Khách
hàng
cuối
cùng
Nhà cung
cấp dịch vụ

Hình 2: Mô hình cung ứng mở rộng
Nhà cung cấp dịch vụ như:
• Logistics
• Tài chính
• Nghiên cứu thị trường
• Thiết kế sản phẩm
• Công nghệ thông tin.
3. Phân biệt SCM và
Logistics
Trên thực tế, có nhiều quan điểm trái ngược nhau về SCM và logistics. Có
nhiều người cho rằng, logistics hay quản trị logistics là một khái niệm rộng hơn
SCM, bao hàm các hoạt động của SCM. Cũng có những người cho rằng quản trị
logistics và quản trị chuỗi cung ứng thực ra là một. Tuy nhiên, đa số mọi người đều
cho rằng, logistics và SCM là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, và SCM được
xem là khái niệm rộng hơn so với logistics.
Theo điều 233, Luật thương mại Việt Nam năm 2005: Dịch vụ Logistics là
hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều
công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã
hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thỏa thuận
của khách hàng để hưởng thù lao.
Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà
quản trị chuỗi cung ứng:
“Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt
động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động
quản trị logistics. Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối
hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung
gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ
tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị
chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức

năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các
công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị
chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như
những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các
bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.”
(“Logistics and Supply chain management Basics”/, http://www .

scm v ietn a

m .

c o

m)
Từ hai khái niệm trên ta thấy có hai sự khác biệt cơ bản giữa khái niệm quản
lý chuỗi cung ứng và logistics:
+ Logistics là những hoạt động xảy ra trong ranh giới một công ty nhỏ, còn SCM là
sự tích hợp các hoạt động và quá trình sản xuất, phân phối trong một doanh nghiệp
và giữa các doanh nghiệp với nhau.
+ Logistics chỉ tập trung chú ý vào các hoạt động như thu mua, phân phối, bảo trì và
quản lý tồn kho, còn quản lý chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm các hoạt động
trong logistics, mà còn bao gồm các hoạt động khác như tiếp thị, phát triển sản
phẩm mới, tài chính và dịch vụ khách hàng. Do đó, SCM là khái niệm rộng hơn,
bao quát hơn, và là giai đoạn phát triển cao hơn so với Logistics.
4. Một số thuật ngữ trong SCM
4.1 Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management-CRM)
- Khái niệm:
CRM là một phương pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với
khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng
như thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc… nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.

(CRM Việt Nam, “CRM là gì”: http://www .

c r

m v ietn a

m .

c o

m).
- Vai trò:
Thông qua hệ thống quan hệ khách hàng, các thông tin của khách hàng sẽ
được cập nhật và được lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Nhờ một công
cụ dò tìm dữ liệu đặc biệt, doanh nghiệp có thể phân tích, hình thành danh sách
khách hàng tiềm năng và lâu năm để đề ra những chiến lược chăm sóc khách hàng
hợp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xử lý các vấn đề vướng mắc của khách
hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
4.2 Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resources Planning-
ERP)
- Khái niệm:
ERP được định nghĩa là một “hệ thống ứng dụng đa phân hệ” (Multi
Module Software Application) giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý các nguồn lực và
điều hành tác nghiệp. Bản chất ERP là một hệ thống tích hợp các phần mềm ứng
dụng đa phân hệ nhằm giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý các nguồn lực và tác
nghiệp. Giải pháp ERP cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp khả năng quản
lý và điều hành tài chính – kế toán, quản lý vật tư, quản lý sản xuất, quản lý kinh
doanh và phân phối sản phẩm, quản lý dự án, quản lý dịch vụ, quản lý khách hàng,
quản lý nhân sự, các công cụ dự báo và lập kế hoạch, báo cáo Thêm vào đó, như
một đặc điểm rất quan trọng mà các giải pháp ERP cung cấp cho các doanh nghiệp,

là một hệ thống quản lý với quy trình hiện đại theo chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao
khả năng quản lý điều hành doanh nghiệp cho lãnh đạo cũng như tác nghiệp của các
nhân viên.
Hình 3: Vai trò của ERP trong dây chuyền cung ứng của doanh
nghiệp
(ERP Việt Nam, “ERP là gì?”: http://er p

v ietn a

m .

wordpress .

c o

m)
-Vai trò:
Dựa vào hình vẽ trên, ta có thể thấy rằng, ERP có vai trò quan trọng đối với
hầu hết các bộ phận trong dây chuyền cung ứng của doanh nghiệp. Trước hết, ERP
tính toán và dự báo các khả năng có thể phát sinh trong quá trình điều hành sản
xuất/kinh doanh của công ty. Chẳng hạn, ERP giúp nhà máy tính toán chính xác kế
hoạch cung ứng nguyên vật liệu cho mỗi đơn hàng dựa trên tổng nhu cầu nguyên
vật liệu, tiến độ, năng suất, khả năng cung ứng Cách làm này cho phép công ty
luôn có đủ vật tư sản xuất, mà vẫn không để lượng tồn kho quá lớn gây đọng vốn.
ERP còn là công cụ hỗ trợ trong việc lên kế hoạch cho các nội dung công việc,
nghiệp vụ cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như hoạch định
chính sách giá, chiết khấu, các hình thức mua hàng, hỗ trợ tính toán ra phương án
mua nguyên liệu, tính được mô hình sản xuất tối ưu Hơn nữa, ERP tạo ra mối liên
kết giữa văn phòng công ty-đơn vị thành viên, phòng ban -phòng ban và trong nội
bộ các phòng ban, hình thành nên các quy trình xử lý nghiệp vụ mà mọi nhân viên

trong công ty phải tuân theo.
4.3 Kỹ thuật nhận dạng tần số sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification-
RFID)
- Khái niệm:
RFID (Radio Frequency Identification) là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô
tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp (thẻ, tem có kích thước nhỏ) được
đọc một cách “không tiếp xúc” qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50
cm tới 10 mét, tùy theo kiểu của thẻ nhãn RFID.
(“RFID là gì?” http://www .

tapchico n

g n

g hie p

.

v n

).
Hệ thống RFID gồm hai thành phần: thứ nhất là những chiếc thẻ nhãn nhỏ
(cỡ vài cm) có gắn chip silicon cùng ăng ten radio và thành phần thứ hai là bộ
đọ
c
cho phép giao tiếp với thẻ nhãn và truyền dữ liệu tới hệ thống máy tính trung tâm.
- Vai trò:
Bằng việc gắn thẻ RFID lên các vật dụng và mở bộ đầu đọc trên máy tính,
các công ty có thể tự động biết được rất nhiều thông tin. Với công nghệ RFID, các
sản phẩm ngay lập tức sẽ được nhận dạng tự động. Chip trên thẻ nhãn RFID được

gắn kèm với một ăngten chuyển tín hiệu đến một máy cầm tay hoặc máy đọc cố
định. Các máy này sẽ chuyển đổi sóng radio từ thẻ RFID sang một mã liên quan đến
việc xác định các thông tin trong một cơ sở dữ liệu máy tính do cơ quan quản lý
kiểm soát.
Thẻ RFID, có thể đính lên bất cứ sản phẩm nào, từ vỏ hộp đồ uống, đế giày,
quần bò cho đến trục ôtô Các công ty chỉ việc sử dụng máy tính để quản lý các
sản phẩm từ xa. RFID có thể thay thế kỹ thuật mã vạch hiện nay do RFID không chỉ
có khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm mà còn cho phép nhà cung cấp và đại lý
bán lẻ biết chính xác hơn thông tin những mặt hàng trên quầy và trong kho của họ.
Các công ty bán lẻ sẽ không còn phải lo kiểm kho, không sợ giao nhầm hàng và
thống kê số lượng, mặt hàng sản phẩm đang kinh doanh của các cửa hàng. Hơn nữa
họ còn có thể biết chính xác bên trong túi khách hàng vào, ra có những gì.
Khi một RFID được gắn vào một sản phẩm, ngay tức khắc nó sẽ phát ra các
tín hiệu vô tuyến cho biết sản phẩm ấy đang nằm ở chỗ nào, trên xe đẩy vào kho,
trong kho lạnh hay trên xe đẩy của khách hàng. Do thiết bị này được nối kết trong
mạng vi tính của cửa hàng nên nhờ vậy các nhân viên bán hàng có thể biết rõ sản
phẩm ấy được sản xuất khi nào, tại nhà máy nào, màu sắc và kích cỡ của sản phẩm;
để bảo quản sản phẩm tốt hơn thì phải lưu trữ nó ở nhiệt độ nào. Chính vì vậy,
RFID góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu thời gian và tiết kiệm chi phí quản lý,
trưng bày, bán hàng
4.4 Trao đổi dữ liệu điện tử lẫn nhau (EDI-Electronic Data Interchange).
- Khái niệm:
Trao đổi dữ liệu điện tử là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng có cấu trúc
(structured form - có cấu trúc nghĩa là các thông tin trao đổi được với các đối tác
thỏa thuận với nhau tuân thủ theo một khuôn dạng nào đó) từ máy tính điện tử này
sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán
với nhau, tự động hóa hoàn toàn không cần có sự can thiệp của con người.
(“Trao đổi dữ liệu điện tử EDI”, www .

edi v n .


or g .

v n

).
Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), việc
trao đổi dữ liệu điện tử được định nghĩa như sau:
"Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử
này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu
chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin".
- Vai trò:
EDI có thể rút ngắn đáng kể khoảng thời gian từ lúc bắt đầu giao dịch cho
đến khi thanh toán kết thúc, bằng cách gửi đi những thông tin cần thiết và tránh
được sự trùng lặp trong cả quá trình giao dịch
II. Vai trò của SCM đối với hoạt động kinh doanh
Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu ra
lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn
nguyên vật liệu đầu vào và tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng
hoá, dịch vụ mà SCM có thể giúp công ty tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh
tranh cho doanh nghiệp. Có không ít công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết
soạn thảo chiến lược và giải pháp SCM thích hợp, ngược lại, có nhiều công ty gặp
khó khăn, thất bại do đưa ra các quyết định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp
nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp,
tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo
Ví dụ:
Hãng Procter& Gamble ước tính công ty sẽ tiết kiệm được 65 triệu USD
thông qua hoạt động SCM hiệu quả trong 18 tháng. Công ty chỉ ra rằng, điểm mấu
chốt trong cách tiếp cận của công ty là các nhà sản xuất và các nhà cung cấp phải
cùng làm việc với nhau, cùng lập kế hoạch kinh doanh để loại bỏ các yếu tố không

cần thiết trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Công ty máy tính Compaq ước tính công ty đã mất 500 triệu USD tới 1 tỉ
USD doanh thu bán hàng trong năm 1995 do laptop và máy tính để bàn không có
sẵn trong kho khi khách hàng sẵn sàng mua.
(“Introduction to supply chain management”, (Oct/Nov.1997), Journal of business
strategy)
Ngoài ra, SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị
hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place). Do SCM hoạch định được số lượng
hàng cần sản xuất, số lượng hàng tồn trong kho, việc vận chuyển, phân phối đến các
đại lý, nhà phân phối, khách hàng nên SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa
sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Ngoài ra, SCM
góp phần giúp công ty đưa ra được mức giá phù hợp với nhu cầu khách hàng trên cơ
sở tính toán lượng hàng sản xuất, tồn kho
Đặc biệt, các chuyên gia kinh tế còn nhìn nhận rằng, hệ thống SCM hứa hẹn
sẽ từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho
chiến lược thương mại điện tử phát triển. Như đã nói, trong hoạt động quản trị
nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và
công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. Bên
cạnh đó, việc tăng cường ứng dụng các bộ phần mềm công nghệ thông tin như EDI,
ERP…sẽ góp phần hình thành nên quá trình trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử hay
mua bán điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây chính là chìa khoá thành
công cho mô hình thương mại điện tử B2B (Business to Business).
Một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính trong dây chuyền cung ứng:
thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những
thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân chức năng
sản xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và
chính quá trình sản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và
một lần nữa hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.
Trong dây chuyên cung ứng ba nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất

có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất - những công việc đòi hỏi tính
dữ liệu chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất
đạt hiệu quả cao nhất. Khu vực nhà máy sản xuất trong công ty là một môi trường
năng động, trong đó sự vật được chuyển hoá liên tục, đồng thời thông tin cần được
cập nhật và phổ biến tới tất cả các cấp quản lý công ty để cùng đưa ra quyết định
nhanh chóng và chính xác. SCM cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ
liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc
tối ưu hoá sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó cũng
mang lại hiệu quả tối đa cho việc dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài
nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty. Do đó, có
thể nói SCM chính là nền tảng của một chương trình cải tiến và quản lý chất lượng.
III. Các thành phần cơ bản của SCM
Dây chuyền cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản: sản xuất, tồn
kho, vị trí, vận chuyển và thông tin. Các thành phần này là các nhóm chức năng
khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung ứng:
1. Sản xuất Sản
xuất gì, bằng cách
nào, khi nào?
2. Hàng tồn kho
Sản xuất ra bao
nhiêu, trữ kho bao
nhiêu?
5. Thông tin
Nền tảng để
đưa ra các
quyết định
4. Vận chuyển
Chuyên chở sản
phẩm bằng cách
nào, khi nào?

3. Định vị
Nơi nào tốt nhất
cho hoạt động nào?
Hình 4: Năm yếu tố chủ yếu của chuỗi cung ứng
1. Sản xuất: (Làm gì,
nhƣ
thế nào, khi nào)
Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng để tạo ra và lưu trữ sản phẩm.
Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này.
Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng
giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh
nghiệp. Nếu các nhà máy và kho được xây dựng dư thừa công suất, chúng sẽ rất
linh hoạt và đáp ứng mau chóng nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, nếu công suất
dư thừa không được sử dụng sẽ gây ra sự lãng phí tiền của, công suất thừa lúc này
sẽ trở thành công suất vô ích, không phát sinh lợi nhuận. Vì thế nó sẽ gây ra tình
trạng kém hiệu quả trong sản xuất cho doanh nghiệp.
Các nhà máy có thể được xây dựng nhằm thích hợp với một trong hai
phương pháp sản xuất sau:
• Tâm điểm sản phẩm: Một nhà máy theo phương pháp tâm điểm sản xuất
thực hiện một loạt các hoạt động sản xuất khác nhau để tạo ra dòng sản phẩm
định sẵn từ việc chế tạo các bộ phận sản phẩm khác nhau cho đến việc lắp
ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh.
• Tâm điểm chức năng: Phương pháp chức năng tập trung vào việc thực hiện
chỉ một vài hoạt động sản xuất như chỉ chế tạo một số bộ phận hay chỉ làm
công đoạn lắp ráp. Các chức năng này có thể được áp dụng để sản xuất nhiều
loại sản phẩm khác nhau.
Cũng như các nhà máy, kho hàng cũng có thể được thiết kế để thích ứng với
các phương pháp khác nhau. Có ba phương pháp chính được sử dụng cho kho hàng:
• Lưu kho theo đơn vị: Tất cả các sản phẩm cùng loại được lưu giữ chung. Đây
là cách lưu giữ sản phẩm hiệu quả và dễ hiểu.

• Lưu kho theo công năng: Tất cả các sản phẩm khác nhau có liên quan đến
nhu cầu của loại khách hàng nào đó, hoặc liên quan đến nhu cầu một công
việc cụ thể nào đó được lưu giữ chung với nhau.
• Lưu kho chéo: Đây là phương pháp đã cho phép Walmart đi tiên phong trong
việc nâng cao hiệu suất của chuỗi cung ứng. Theo phương pháp này, sản
phẩm thực sự không được tồn trữ trong kho hàng. Thay vào đó, kho hàng
được dùng để chứa quy trình mà trong đó các xe tải đến từ nhà cung cấp và
tải xuống một lượng lớn sản phẩm khác nhau. Những lô hàng lớn này sau đó
sẽ được chia thành các lô hàng nhỏ hơn. Những lô hàng nhỏ của các sản
phẩm khác nhau lại được sắp xếp lại theo nhu cầu hàng ngày và mau chóng
được chất xếp lên xe tải theo nhu cầu hàng ngày và mau chóng được chất xếp
lên xe tải chở hàng để phân phối sản phẩm đến điểm giao hàng cuối cùng.
2. Tồn kho: (Chi phí sản xuất và
lƣu
trữ)
Tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm mọi thứ từ nguyên
liệu đến bán thành phẩm, đến thành phẩm mà các nhà sản xuất, nhà phân phối và
nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ. Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh
thu và lợi nhuận của công ty. Nếu tồn kho ít tức là sản phẩm của công ty được sản
xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của
công ty ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa. Ngược lại, tồn trữ một lượng lớn
hàng cho phép công ty đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu của khách
hàng, nhưng việc sản xuất, lưu trữ hàng tồn kho lại đòi hỏi chi phí cao. Và do đó,
các nhà quản trị một lần nữa phải cân nhắc giữa tính sẵn sàng đáp ứng với tính hiệu
quả trong sản xuất.
Có 3 loại tồn kho cơ bản:
• Hàng tồn kho chu kỳ: Đây là lượng hàng tồn cần có để thoả mãn nhu cầu sản
phẩm trong một kỳ, giữa các lần thu mua sản phẩm.
• Hàng tồn kho an toàn: Hàng tồn kho được coi như là bộ phận giảm xóc
chống lại bất ổn. Nếu có thể dự đoán chính xác nhu cầu thì chỉ cần có hàng

tồn kho theo chu kỳ là đủ. Tuy nhiên, trên thực tế, dự đoán luôn có một mức
bất ổn nhất định nên chúng ta luôn phải tồn kho thêm để dự phòng trường
hợp nhu cầu đột ngột tăng cao hơn dự đoán nhằm đảm bảo có thể kịp thời
đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.
• Hàng tồn kho thời vụ: Đây là hàng tồn kho được dự trữ để tiên liệu sự gia
tăng nhu cầu tại những thời điểm nhất định trong năm.
3. Định vị: (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì)
Định vị là việc lựa chọn địa điểm về mặt địa lý của các phương tiện trong
chuỗi cung ứng. Nó bao gồm các quyết định liên quan đến những hoạt động cần
thực hiện bởi từng phương tiện. Ở đây sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh với tính
hiệu quả là việc quyết định xem có cần tập trung các hoạt động ở một vài vị trí
nhằm giảm được chi phí nhờ quy mô và hiệu quả, hay giãn hoạt động ra nhiều vị trí
gần với khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng nhanh hơn.
Khi đưa ra quyết định về vị trí, các nhà quản lý phải xem xét một loạt nhân
tố liên quan đến vị trí nào đó, bao gồm chi phí phương tiện, chi phí nhân công, kĩ
năng sẵn có của lực lượng lao động, các điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và thuế quan,
sự gần gũi với các nhà cung cấp và khách hàng. Các quyết định về vị trí có xu
hướng là những quyết định mang tính chiến lược vì chúng gắn chặt một lượng tiền
lớn với các quyết định dài hạn. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành
một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
4.Vận chuyển: (Khi nào, vận chuyển
nhƣ
thế nào)
Vận chuyển là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên liệu cho đến thành phẩm
giữa các điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng. Đây là bộ phận đảm nhiệm
công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây
chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả
công việc được biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển. Thông thường
có 6 phương thức vận chuyển cơ bản:
- Đường biển: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài và bị giới hạn về địa

điểm giao nhận. Cách vận chuyển này chỉ có thể sử dụng cho các vị trí đóng gần
đường thuỷ như cảng và kênh.
- Đường sắt: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn sử dụng vì phụ
thuộc vào đường ray.
- Đường bộ: nhanh, thuận tiện, có thể đi ở hầu hết các nơi. Chi phí cho hình
thức này rất dao động vì sự thay đổi giá xăng dầu và điều kiện đường sá.
- Đường hàng không: là cách vận chuyển rất nhanh và đáp ứng rất nhanh.
Đây cũng là cách thức rất tốn kémv à có phần bị giới hạn bởi tính sẵn có của các phi
trường thích hợp.
- Vận chuyển điện tử: Là cách thức vận chuyển nhanh nhất và linh hoạt với
giá thành rẻ. Tuy nhiên, nó chỉ được dùng để vậc chuyển một số loại sản phẩm nhất
định như năng lượng điện tử, dữ liệu và các sản phẩm dữ liệu như âm nhạc, hình
ảnh và văn bản.
- Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng
hóa là chất lỏng, chất khí…)
5.Thông tin: (Cơ sở để ra quyết định)
Thông tin là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố dẫn dắt
chuỗi cung ứng. Nó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động và hoạt động sản xuất
trong chuỗi cung ứng. Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết
quả chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể
phát huy tác dụng.
Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, thông tin được sử dụng vì hai mục đích
chủ yếu sau:
• Phối hợp các hoạt động hàng ngày với chức năng của bốn yếu tố dẫn dắt
chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, định vị và vận chuyển. Trong chuỗi cung
ứng, các công ty sử dụng các dữ liệu sẵn có về cung và cầu sản phẩm đề
hàng tuần quyết định kế hoạch sản xuất, mức tồn kho, lộ trình vận chuyển và
vị trí lưu trữ.
• Tiên đoán và lập kế hoạch: thông tin sẵn có được dùng để tiên báo chiến
thuật nhằm hướng dẫn quá trình lập kế hoạch sản xuất tháng và quý. Thông

tin cũng được dùng để tiên báo chiến lược để định hướng các quyết định về
xây dựng các nhà máy mới, thâm nhập thị trường mới hay rút lui khỏi thị
trường cũ.
IV. Đối
tƣợng
tham gia trong SCM
Trong hình thức đơn giản nhất, chuỗi cung ứng bao gồm một công ty, các
nhà cung cấp và khách hàng của công ty. Đây là nhóm thành viên cơ bản tạo nên
một chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng mở rộng bao gồm thêm 3 thành viên khác
nữa: trước hết là nhà cung ứng của nhà cung ứng (còn gọi là nhà cung ứng cuối
cùng tại điểm đầu của chuỗi cung ứng mở rộng), khách hàng của khách hàng (còn
gọi là khách hàng cuối cùng tại điểm cuối của chuỗi cung ứng mở rộng), và cuối
cùng là toàn bộ các công ty cung cấp dịch vụ cho các công ty khác trong chuỗi cung
ứng. Đây là những công ty cung cấp dịch vụ hậu cần, tài chính, tiếp thị và công
nghệ thông tin.
Tuy nhiên, trong bất kì chuỗi cung ứng nào luôn luôn có sự kết hợp của các
thành viên khác nhau để thực hiện các chức năng khác nhau. Họ là các nhà cung cấp
dịch vụ, bản thân đơn vị sản xuất, khách hàng, nhà bán lẻ và nhà phân phối.
1. Nhà sản xuất
Nhà sản xuất hay nhà chế biến là các công ty làm ra sản phẩm, gồm các nhà
sản xuất nguyên liệu và các công ty sản xuất thành phẩm. Các nhà sản xuất nguyên
liệu là các công ty trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt hải sản. Các nhà sản xuất
thành phẩm sử dụng nguyên liệu và các sản phẩm gia công của các nhà sản xuất
khác để có thể làm nên sản phẩm.
Nhìn chung, các nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp
dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý
sản xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng.
2. Nhà phân phối
Nhà phân phối là các công ty mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất

rồi phân phối sỉ các dòng sản phẩm cho khách hàng. Các nhà phân phối cũng được
coi là các nhà bán sỉ. Họ thông thường bán cho các công ty khác với số lượng lớn
hơn so với số lượng người tiêu dùng thường mua. Các nhà phân phối điều phối các
dao động về các nhu cầu sản phẩm cho các nhà sản xuất bằng cách trữ hàng tồn và
thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh để tìm kiếm và phục vụ khách hàng. Đối với
khách hàng, các nhà phân phối thực hiện chức năng “Thời gian và nơi chốn”, nghĩa
là họ phân phối sản phẩm đến tay người khách hàng khi khách hàng muốn, và đến
nơi khách hàng cần.
Một nhà phân phối đúng nghĩa là một công ty sở hữu các sản phẩm quan
trọng mà họ mua từ nhà sản xuất và họ bán cho khách hàng. Cùng với việc hạ giá và
khuyến mãi sản phẩm, các chức năng khác mà nhà phân phối thực hiện là quản lý
hàng tồn, vận hành kho, và vận chuyển sản phẩm cũng như hỗ trợ khách hàng và
dịch vụ hậu mãi. Một nhà phân phối cũng có thể là một công ty chỉ làm nhiệm vụ
môi giới sản phẩm giữa nhà sản xuất với khách hàng, mà không trực tiếp bán sản
phẩm. Nhà phân phối kiểu này chủ yếu thực hiện chức năng khuyến mãi và hạ giá
sản phẩm.
3. Nhà bán lẻ
Các nhà bán lẻ trữ hàng với số lượng nhỏ hơn nơi công cộng. Công ty cũng
theo dõi thị hiếu và nhu cầu của khách hàng mà nó bán. Công ty quảng cáo tới
khách hàng và thường kết hợp giá, chọn lựa sản phẩm, dịch vụ và tiện ích như là
yếu tố thu hút đối với sản phẩm mà công ty bán. Các cửa hàng giảm giá thu hút
khách hàng sử dụng giá và dòng sản phẩm. Các cửa hàng chuyên biệt cao cấp đưa
ra dòng sản phẩm độc đáo và mức độ dịch vụ cao. Các nhà hàng thức ăn nhanh
thường dùng sự tiện ích và giá thấp làm sức hút.
4. Khách hàng
Các khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ công ty nào mua và sử dụng
sản phẩm. Một khách hàng có thể mua sản phẩm để kết hợp nó với sản phẩm khác
mà họ sẽ bán lại cho khách hàng khác. Hay một khách hàng cũng có thể là người
tiêu dùng cuối cùng sản phẩm, mua sản phẩm để sử dụng.
5. Nhà cung cấp dịch vụ

Đây là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết
cho quá trình sản xuất, kinh doanh, đồng thời là những công ty cung cấp dịch vụ
cho các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Các nhà cung cấp
dịch vụ thường phát triển chuyên môn và các kĩ năng đặc biệt nhằm tập trung vào
một hoạt động đặc thù mà chuỗi cung ứng cần. Nhờ điều này, họ có thể thực hiện
được các dịch vụ hiệu quả hơn ở một vài mức giá tốt hơn so với khi các nhà sản
xuất, nhà bán lẻ, nhà phân phối hay khách hàng tự làm.
Một vài nhà cung cấp dịch vụ trong chuỗi cung ứng là các nhà cung cấp dịch
vụ vận chuyển và dịch vụ kho bãi. Đây là các công ty vận tải, kho bãi mà chúng ta
được biết đến với tên gọi công ty logistics. Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính là
các tổ chức chuyên cho vay, phân tích tín dụng, thu nợ quá hạn…Thông thường,
đây là những ngân hàng, công ty ty tư vấn tài chính, các đại lý thu nợ…Bên cạnh
đó, các nhà cung cấp dịch vụ còn bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị
trường, quảng cáo, thiết kế, dịch vụ công trình, dịch vụ pháp luật, cố vấn quản lý…
Tất cả những nhà cung cấp dịch vụ này có thể đạt được mức độ cao hay thấp hơn
là tuỳ theo các hoạt động của các nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách
hàng trong chuỗi cung ứng.
Như đã phân tích ở trên, một vài chuỗi cung ứng có rất ít các nhà cung cấp
dịch vụ tham gia vì các thành viên trong chuỗi cung ứng tự thực hiện các công việc
của mình (chuỗi cung ứng đơn giản). Tuy nhiên trên thực tế, nhờ sự phát triển của
các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và hiệu quả, các thành viên trong chuỗi
cung ứng thường tìm kiếm dịch vụ bên ngoài ở các nhà cung cấp dịch vụ thay vì tự
mình làm (thuê ngoài trong hoạt động cung ứng). Mặc dù điều này làm tăng chi phí
trong hoạt động thuê ngoài cho công ty nhưng lại đem lại hiệu quả công việc rõ rệt
do tính chuyên nghiệp trong hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ. Một ví dụ minh
họa cho điều này là việc ngày nay rất nhiều các công ty xuất nhập khẩu thường thuê
các công ty giao nhận, vận chuyển (forwarder) tiến hành làm thủ tục hải quan, vận
chuyển cho mình, thay vì tự mình làm. Do tính chuyên môn trong công việc, mạng
lươi đại lý rộng khắp cùng mối quan hệ của các forwarder nên việc tiến hành làm
thủ tục hải quan và vận chuyển sẽ diễn ra thuận lợi, nhanh hơn rất nhiều so với khi

doanh nghiệp tự tiến hành làm.
Nhà thiết kế
sản phẩm
Nghiên cứu
thị trường
Nhà
SX
nguyên
liệu
Nhà
sản
xuất
Nhà
phân
phối
Nhà
bán lẻ
Khách
hàng
mua lẻ
Nhà cung
cấp hậu
cần
Nhà cung
cấp tài
chính
DN khách
hàng
Hình 5: Ví dụ về chuỗi cung ứng mở rộng
V. Bốn hoạt động cơ bản khi triển khai SCM

Các hoạt động trong một chuỗi cung cấp được chia ra thành một loạt các quá
trình, mỗi quá trình thực hiện tại giao diện giữa hai giai đoạn liên tiếp của một chuỗi
cung cấp. Tuy nhiên, bất cứ một mô hình cung ứng nào cũng đều bao gồm 4 hoạt
động cơ bản: Lập kế hoạch, tìm nguồn, thực hiện và phân phối.
Lập kế hoạch
- Dự đoán nhu cầu
- Định giá sản phẩm
- Quản lý hàng tồn kho
Phân phối
-Quản lý đơn đặt hàng
- Lên lịch phân phối
Tìm nguồn
- Thu mua
- Tín dụng & Thu
Thực hiện
- Thiết kế sản phẩm
- Lên lịch sản xuất
- Quản lý phương tiện
Hình 6: Bốn loại hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng
1. Lập kế hoạch
Đây là bộ phận chiến lược của SCM. Doanh nghiệp cần đến một chiến lược
chung để quản lý tất cả các nguồn lực nhằm giúp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tối đa
nhu cầu của khách hàng. Phần quan trọng của việc lập kế hoạch là xây dựng một bộ
các phương pháp, cách thức giám sát dây chuyền cung ứng để đảm bảo cho dây
chuyền hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao
để đưa tới khách hàng.
1.1 Dự báo nhu cầu trong lập kế hoạch
Việc dự đoán nhu cầu là cơ sở để công ty lên kế hoạch về những hoạt động
nội bộ và cộng tác với nhau để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tất cả các dự đoán đều nhằm đối phó với bốn biến số chủ yếu mà chúng kết

hợp với nhau, công ty có thể xác định được tình hình thị trường như thế nào. Những
biến số này bao gồm: Nhu cầu, nguồn cung, những đặc điểm của sản phẩm và môi
trường cạnh tranh.
- Có bốn phương pháp dự đoán cơ bản:
• Định tính: là phương pháp dự đoán dựa trên trực giác hoặc những ý kiến chủ
quan của một người về một thị trường. Các phương pháp này phù hợp nhất
khi có ít dữ liệu lịch sử để tiến hành cùng nó.
• Nhân quả: Phương pháp này giả định rằng nhu cầu có quan hệ mạnh mẽ với
các nhân tố thuộc môi trường đặc trưng hoặc thị trường. Chẳng hạn, giá cả
có mối quan hệ chặt chẽ với nhu cầu. Nếu giá thấp thì người ta có thể mong
đợi nhu cầu gia tăng, và nếu giá tăng thì nhu cầu sẽ giảm.
• Chuỗi thời gian: Đây là hình thức dự đoán phổ biến nhất. Chúng dựa trên
việc thừa nhận rằng những kiểu mẫu nhu cầu mang tính cách lịch sử đều là
biểu thị tốt đối với nhu cầu tương lai. Các phương pháp này được sử dụng tốt
nhất khi có nhiều dữ liệu lịch sử đáng tin tưởng, các thị trường được dự đoán
ổn định và có những kiểu mẫu nhu cầu không thay đổi từ năm này qua năm
khác.
• Mô phỏng: Phương pháp này sử dụng tổng hợp phưong pháp chuỗi thời gian
và nhân quả, để bắt chước thái độ của người tiêu dùng trong những hoàn cảnh
khác nhau.
Bảng 1: Phương pháp dự đoán
1 Định tính Tin tưởng vào trực giác hoặc những ý kiến của người khác
2 Nhân quả
Thừa nhận nhu cầu có liên quan rõ ràng đến một số
nhân tố nhất định
3 Chuỗi thời gian Dựa trên những mô hình nhu cầu lịch sử
4 Mô phỏng Kết hợp các phương pháp nhân quả và chuỗi thời gian
- Lên kế hoạch tổng hợp:
Sau khi đã sự đoán nhu cầu, bước tiếp theo là lên kế hoạch tổng hợp với mục
đích thoả mãn nhu cầu bằng cách gia tăng tối đa lợi nhuận cho công ty. Kế hoạch

tổng hợp trở thành khuôn khổ mà trong đó thực hiện các quyết định ngắn hạn về sản
xuất, tồn kho, và phân phối. Những quyết định về sản xuất liên quan đến việc lập ra
những thông số như mức sản xuất và công suất sử dụng, quy mô của lực lượng lao
động, cần sử dụng bao nhiêề thời gian ngoài giờ và hợp đồng phụ. Những quyết
định về hàng tồn kho bao gồm việc xác định có bao nhiêu nhu cầu sẽ được đáp ứng
ngay bằng hàng tồn kho hiện có, và có bao nhiêu sẽ được thoả mãn và trở thành
đơn đặt hàng tồn đọng. Những quyết định phân phối xác định làm thế nào và khi
nào sẽ chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi mà sẽ được khách hàng sử dụng
hoặc mua.
- Có ba phương pháp lập tổng hợp, liên quan đến ba biến số kế hoạch sau:
• Sử dụng công suất sản xuất để phù hợp với nhu cầu: Trong phương pháp
này, tổng công suất sản xuất phù hợp với mức độ nhu cầu. Ở đây, mục tiêu
luôn luôn sử dụng 100% công suất. Phương pháp này đạt hiệu quả tốt nhất
khi chi phí lưu trữ hàng tồn kho cao, và chi phí để thay đổi công suất, máy
móc và lực lượng lao động thì lại thấp.
• Sử dụng những mức độ khác nhau của tổng công suất để phù hợp với nhu
cầu: Có thể sử dụng phương pháp này nếu công suất sản xuất sẵn có dư thừa.
Kết quả của phương pháp này là mức độ hàng tồn kho thấp và mức độ sử
dụng công suất trung bình cũng thấp hơn. Phương pháp này có ý nghĩa khi
chi phí lưu trữ hàng tồn kho cao, và chi phí của công suất sản xuất dư thừa
tương đối thấp.
• Sử dụng hàng tồn kho và đơn đặt hàng tồn kho đọng để phù hợp với nhu cầu:
Việc sử dụng phương pháp này cung cấp khả năng ổn định trong công suất
của máy móc và lực lượng lao động, và có thể có một mức sản lượng nhất
quán. Sản xuất không phù hợp với nhuc cầu. Phương pháp này mang lại kết
quả là mức sử dụng công suất thấp hơn, nhưng nó lại phát sinh nhiều hàng
tồn kho và đơn đặt hàng tồn đọng theo thời gian, khi nhu cầu dao động. Nên
sử dụng phương pháp này khi chi phí công suất và thay đổi công suất đều
cao, và chi phí cùa việc lưu trữ hàng tồn kho và đơn đặt hàng tồn đọng tương
đối thấp.

1.2 Định giá sản phẩm
Theo thời gian, các công ty và toàn bộ dây chuyền sản xuất có thể ảnh hưởng
đến nhu cầu bằng cách sử dụng giá cả. Dù giá cả được sử dụng như thế nào, giá cả
đều nhằm mục đích gia tăng tối đa doanh thu hoặc lãi gộp.
Mối quan hệ giữa chi phí và định giá: Một câu hỏi mà mỗi công ty đều đặt ra
là : “Khuyến mãi về giá cả trong các thời kỳ cao điểm có tốt hơn để gia tăng thu
nhập, hay trong thời kỳ thấp điểm để bù đắp chi phí”. Câu trả lời là tuỳ thuộc vào cơ
cấu chi phí của công ty. Bảng sau đây chỉ ra mối liên hệ giữa việc khuyến mãi sản
phẩm với cơ cấu chi phí trong công ty.
Bảng 2: Khuyến mãi sản phẩm và cơ cấu chi phí trong công ty
TRONG THỜI KỲ
CAO ĐIỂM
Nếu công ty uyển
chuyển để thay đổi quy
mô của lực lượng lao
động và năng suất sản
xuất
TRONG THỜI KỲ
THẤP ĐIỂM
Nếu công ty không thể
nhanh chóng thay đổi
quy mô của lực lượng
lao động và năng suất
sản xuất.
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM GIÁ
- Phát triển quy mô thị trường: Gia tăng sản phẩm bằng cách giữ
chân khách hàng hiện hữu, thu hút các khách hàng mới.
- Phát triển thị phần: Khách hàng mua sản phẩm này, thay vì mua
sản phẩm của đối thủ cạnh tranhh, quy mô thị trường vẫn không thay
đổi

-Thúc đẩy sức mua: Khách hàng mua sản phẩm này bây giờ, thay vì
mua sau này, thị phần và quy mô thị trường vẫn không thay đổi đáng kể
1.3 Quản lý hàng tồn kho
Quản lý hàng tồn kho là lập ra các phương pháp được sử dụng để quản lý
những mức độ hàng tồn kho đối với các công ty khác nhau trong mỗi chuỗi cung
ứng. Mục đích của công việc này là để giảm bớt chi phí hàng tồn kho càng nhiều
càng tốt, trong khi vẫn duy trì những mức độ dịch vụ mà các khách hàng đòi hỏi.
Quản lý hàng tồn kho lấy đầu vào chủ yếu từ những dự đoán nhu cầu đối với sản
phẩm và giá cả sản phẩm. Với những đầu vào này, cách quản lý hàng tồn kho là một
phương pháp đang được tiến hành để trung bình hóa những mức độ sản phẩm tồn
kho, để đáp ứng và khai thác các nền kinh tế có quy mô nhằm đạt được giá cả tốt
nhất cho sản phẩm.
2. Tìm nguồn cung ứng
2.1 Thu mua
Đây là công việc mà công ty phải lựa chọn những nhà cung cấp thích hợp để
đáp ứng các chủng loại hàng hoá, dịch vụ đầu vào cần để làm ra sản phẩm, dịch vụ.
Đồng thời, công ty cũng phải xây dựng một bộ các quy trình định giá, giao nhận và
thanh toán với nhà phân phối, cũng như thiết lập các phương pháp giám sát và cải
thiện mối quan hệ giữa công ty với họ. Sau đó, công ty tiến hành song song các quy
trình này nhằm quản lý nguồn hàng hoá, dịch vụ mà bạn nhận được từ các nhà cung
cấp, từ việc nhận hàng, kiểm tra hàng, chuyển chúng tới các cơ sở sản xuất đến việc
thanh toán tiền hàng.
Có thể phân chia chức năng thu mua ra thành 5 loại hoạt động chính: Mua,
quản lý tiêu thụ, chọn người bán hàng, đàm phán hợp đồng, quản lý hợp đồng.
2.1.1 Mua hàng
Đây là những hoạt động hàng ngày liên quan đến việc phát hành các đơn mua
hàng đối với những sản phẩm cần thiết. Có hai loại sản phẩm mà một công ty mua:
(1) nguyên liệu chiến lược hoặc trực tiếp, cần thiết để tạo ra sản phẩm của công ty;
(2) sản phẩm gián tiếp hoặc các sản phẩm MRO (bảo trì, sửa chữa) và những hoạt
động mà một công ty tiêu thụ như một phần của các hoạt động hàng ngày.

Cơ chế của việc mua cả hai loại sản phẩm đó nói chung là giống nhau. Khi
thực hiện quyết định mua hàng, phát hành các đơn đặt hàng, ký hợp đồng với người
bán hàng thì các đơn đặt hàng đều được thực hiện. Trong quá trình này, những dữ
liệu liên quan đến người mua hàng và người cung ứng cần phải được xem xét cẩn
thận để việc truyền đạt dữ liệu xảy ra đúng hạn và không sai sót.
2.1.2 Quản lý mức tiêu dùng
Để việc thu mua hiệu quả, công ty phải có biết có bao nhiêu loại sản phẩm
đang được mua trên toàn công ty cũng như từng đơn vị hoạt động. Phải biết có bao
nhiêu loại sản phẩm đang được người nào mua và với giá bao nhiêu. Công ty nên
lập ra các mức tiêu thụ mong đợi đối với các sản phẩm khác nhau tại những vị trí
khác nhau của công ty, rổi so sánh với mức tiêu thụ bình thường. Khi mức tiêu thụ
cao hơn, hoặc thấp hơn đáng kể so với mong đợi, thì công ty cần phải chú ý tới
những phần cần thiết, từ đó điều tra nguyên nhân để có các hành động khắc phục kịp
thời.
2.1.3 Lựa chọn nhà cung cấp
Công ty phải tiến hành phương pháp xác định những khả năng thu mua cần
thiết để hỗ trợ kế hoạch kinh doanh của công ty và những mô hình hoạt động của
nó. Ngoài việc xem xét giá cả sản phẩm của người bán hàng, công ty cũng phải xem
xét giá trị của những khả năng này như phẩm chất của sản phẩm, mức độ dịch vụ,
phân phối đúng giờ, hỗ trợ kĩ thuật.
Sau khi công ty đã có được hiểu biết về tình hình mua hàng hiện tại và đánh
giá được những điều mà công ty cần có để hỗ trợ kế hoạch kinh doanh và mô hình
hoạt động của họ, thì có thể thực hiện tìm kiếm nhà cung ứng nào có những khả
năng cần thiết cả về sản phẩm lẫn dịch vụ.
2.1.4 Thương lượng hợp đồng
Khi xuất hiện những nhu cầu kinh doanh đặc trưng thì cần phải tiến hành

×