Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

phân tích cơ hội kinh doanh của tập đoàn fpt tại thị trường nước cộng hòa nam phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.44 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
1
A. GIỚI THIỆU FPT (Clip)
FPT ra đời với chỉ 13 thành viên ban đầu vào năm 1988.
Phát triển trên 4 lĩnh vực chính:
- Công nghệ thông tin viễn thông
- Bất động sản
- Giáo dục đào tạo
- Tài chính ngân hàng
FPT đã thâm nhập vào thị trường quốc tế từ rất sớm, với những thành công và
thất bại tại các quốc gia: Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Pháp, Úc, Singapore, Lào,
Campuchia và đang trong quá trình thâm nhập Nigieria.
- Kết quả kinh doanh trong năm 2011:
 Doanh thu: 26.000 tỉ đồng (tăng 27%)
 Lợi nhuận trươc thuế: 2.515 tỉ đồng (tăng 24,3%)
 Lợi nhuận sau thuế: 1.691 tỉ đồng (tăng 33,75%)
 Lãi cơ bản/ cổ phiếu: tăng 20%
- Kế hoạch kinh doanh năm 2012:
 Doanh thu: 31.300 tỉ đồng (tăng trưởng 21%)
 Lợi nhuận trước thuế: 3.000 tỉ đồng (tăng trưởng 22%)
B. PHÂN TÍCH CƠ HỘI TẠI THỊ TRƯỜNG CỘNG HOÀ NAM PHI
I/ Phân tích cung cầu tại thị trường Nam Phi
1. Thực trạng:
a. Công nghệ thông tin
 Chỉ có 10% dân số được tiếp cận hệ thống internet
 Người dân Nam phi chuộng sử dụng điện thoại để truy cập internet vì không có
máy tính cá nhân hay các điểm truy cập internet công cộng
 Máy tính ở thị trường châu phi còn thiếu rất nhiều do người dân nghèo không
có điều kiện sở hữu máy tính
b. Giáo dục:
 Thiếu trường đào tạo nghề, những trường hiện tại thì chất lượng chưa đáp ứng


được yêu cầu của nhà tuyển dụng
 Có đến 80% các trường học "loạn chức năng". Khoảng một nửa học sinh bỏ học
trước khi kết thúc kỳ thi cuối cấp. Chỉ có khoảng 15% học sinh đủ điểm để học
đại học. Tuy nhiên, chỉ có khoảng một nửa sinh viên hoàn thành chương trình
học đại học
 Phân biệt giữa hs da đen và học sinh da trắng: các trường học nơi có phần lớn
các trẻ em da đen theo học đều được trang bị cơ sở hạ tầng kém hơn và lớp học
đông hơn, trình độ giáo dục thấp, không sử dụng thành thạo tiếng Anh
 Vừa là cơ hội, vừa là khó khăn cho FPT khi tham gia thị trường công
nghệ thông tin và giáo dục đào tạo tại đây:
2
2. Thuận lợi:
- Nhu cầu lớn: về sử dụng mạng internet nhanh, giá rẻ, mật độ phủ sóng cao; nhu
cầu giáo dục trực tuyến, đào tạo nghề chất lượng cao
- Chương trình nâng cao chất lượng hệ thống internet và hệ thống giáo dục đào
taọ được chính phủ khuyến khích và hỗ trợ đầu tư.
3. Thách thức:
- Đối mặt với những đối thủ là các nhà cung cấp hiện có:
 Hệ thống cáp quang dưới biển Eassy của công ty Seacom
 Dự án cung cấp kết nối Internet tốc độ cao và giá rẻ dành cho 3 tỷ người
sống tại châu Phi và các quốc gia đang phát triển khác do liên doanh giữa
Google, ngân hàng lớn nhất châu Âu HSBC và nhà khai thác mạng cáp
Liberty Global thực hiện. Cả ba đại gia này hậu thuẫn cho một tổ chức có
tên O3b Networks để cung cấp kết nối Internet qua vệ tinh.
 Nhà mạng lớn nhất Nam Phi Vodacom
 Nhà cung cấp điện thoại di động chiếm ưu thế: Nokia
 Năm 2010, tập đoàn Huawei, nhà sản xuất và cung cấp giải pháp truyền
thông hàng đầu của Trung Quốc và thế giới đã kết hợp với tập đoàn khổng
lồ Google (Mỹ) đã sản xuất dòng smartphone Ideos tung ra thị trường Nam
Phi và 1 số nước châu phi khác

 Có mặt tại châu Phi từ năm 2007, tập đoàn ZTE, nhà sản xuất thiết bị viễn
thông lớn nhất Trung Quốc đã đầu tư lớn vào dòng smartphone bình dân
- Giáo dục: bất đồng ngôn ngữ, trình độ dân trí chưa đồng đều nên khó khăn trong
việc tìm ra giải pháp đào tạo nghề nâng cao
- Khả năng chi cho giáo dục và sử dụng Internet của người dân còn hạn chế
 Fpt nên đưa ra các chiến lược hướng tới đối tượng khách hàng là những
người dân nghèo da đen (thị trường khá lớn mà chưa được thỏa mãn nhu
cầu về CNTT và giáo dục). Mặc dù có nhiều trở ngại nhưng cũng có rất
nhiều yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện dự án này.
II/ Phân tích cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực tại Cộng Hoà Nam Phi
1. Nhân lực
- Nguồn nhân lực dồi dào, giá cả không đắt đỏ
Nam Phi ko đắt đỏ như Ấn Độ (một chiếc ghế ngồi tại tổng đài phuc vụ khách
hàng ở Cape Town chỉ có giá bằng 1/3 ở Anh).
3
- Những nhân viên người Nam Phi vẫn rất được ưa dùng trong các doanh nghiệp
tổ chức tổng đài phục vụ khách hàng. Đây chính là lực thu hút đáng kể khoản
đầu tư của các công ty lớn.
Ví dụ, vào năm 2005, Amazon.com đã mở một trung tâm phát triển phần mềm ở
Cape town và IBM đang có kế hoạch lập một trung tâm dịch vụ khách hàng
thay thế ở trung tâm Johannesburg (Đức).
- Tuy nhiên, do thiếu trường đào tạo nghề, những trường hiện tại thì chưa đáp
ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, nhìn chung trình độ giáo dục còn thấp
nên số lượng nhân lực có tay nghề cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông
tin còn ít.
2. Vật lực
- Cơ sở hạ tầng về kinh tế và công nghiệp đã được thiết lập
- Công nghệ thông tin và nền tảng cơ sở hạ tầng IT phát triển nhanh. Tuy nhiên,
mạng Internet chủ yếu được kết nối qua vệ tinh, một lựa chọn khá đắt đỏ và ko
ổn định. (Nếu muốn đầu tư vào đây FPT sẽ phải bỏ ra một nguồn vốn ban đầu

khá lớn để xây dựng một mạng Internet bao phủ trên diện rộng)
- Dịch vụ kinh doanh tốt
- Giá điện rẻ
- Chi phí công nghệ thông tin cao hơn rất nhiều Ấn Độ
III/ Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Cộng Hoà Nam Phi
Nam Phi là nước có nền kinh tế lớn nhất và hiện đại nhất châu Phi, là đầu tầu
thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của 14 nước trong Cộng đồng Phát triển miền Nam
châu Phi (SADC). Là một quốc gia rất giàu về tài nguyên thiên nhiên, với cơ sở hạ
tầng phát triển tốt và tiềm năng tài chính dồi dào, Nam Phi đã trở thành “cửa ngõ”
được ưa chuộng cho việc đầu tư vào khu vực Miền Nam Châu Phi.
1. GDP theo PPP năm 2011:
$554.6 tỷ; xếp thứ 26 trên thế giới
2. GDP/ đầu người năm 2011:
$11,000; xếp thứ 104 trên thế giới
 Tổng lượng kinh tế xếp ở vị trị tương đối cao nhưng GDP bình quân đầu
người của CH Nam Phi vẫn xếp ở vị trí trên 100 trên thế giới, mức sống của người
dân châu Phi vẫn kém xa so với các nước phát triển. Tuy nhiên, do có sự phân hóa
giàu nghèo rõ rệt nên ở Nam Phi hình thành 2 thị trường với yêu cầu khác nhau về
4
chất lượng và giá cả nên khi FPT đầu tư vào thì phải đưa ra các sản phẩm và dịch vụ
phù hợp với nhu cầu thị trường đó.
3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế :
Năm 2009: -1.7%
Năm 2010: 2.8%
Năm 2011: 3.4%
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm gần 2% năm 2009 do khủng khoảng kinh tế
thế giới nhưng đã phục hồi trong khoảng thời gian năm 2010 – 2011. Vậy đây là thời
điểm thích hợp để FPT đầu tư vào thị trường Nam Phi.
4. Tỷ lệ lạm phát năm 2011:
5%; xếp thứ 118 trên thế giới

 Tỷ lệ lạm phát ở mức thấp so với các nước trên thế giới. Điều đó cho thấy thị
trường tiền tệ tại cộng hòa Nam Phi khá là ổn định và cũng tương đối thuận lợi với
viếc đầu tư cho các công ty đa quốc gia như FPT.
Theo đánh giá của World Bank, Nam Phi đứng ở vị trí 28/155 nước và vùng
lãnh thổ trên thế giới có môi trường kinh doanh tốt và cho rằng Nam Phi đạt được tiến
bộ đáng kể trong việc tạo ra môi trường kinh doanh thân thiện cho đầu tư. Nam Phi
xếp thứ 4/59 quốc gia về tính minh bạch trong hoạt động ngân sách của chính phủ do
đó Nam Phi trở thành nền kinh tế có tính cạnh tranh nhất tại Châu Phi, đứng thứ
42/104 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đối với Nam Phi, theo đánh giá của báo điện tử "Đơn vị Tình báo Kinh tế” với
một chính sách kinh tế vĩ mô được đánh giá cao, đặc biệt.trên lĩnh vực quản lý tài
chính tiền tệ, với môi trường chính trị tương đối ổn định, trong thời gian tới, kinh tế
Nam Phi. sẽ phát triển một cách ổn định với tốc độ từ 3,5 - 4,8%/năm. Sự phát triển ổn
định của nền kinh tế cộng với việc đồng Rand (đơn vị tiền bản xứ) lên giá so với đồng
đô la Mỹ đã tạo nên sức mua của thị trường này vốn mạnh nhất châu lục nay càng trở
nên mạnh hơn nhiều. Do đó, có thể nói thị trường Nam Phi vẫn là một thị trường chủ
lực của Châu Phi đối với đầu tư của Viêt Nam trong thời gian tới. Không những thế,
với vị trí chiến lược, vai trò cửa ngõ châu lục Nam Phi, Việt Nam hoàn toàn có thể tận
dụng thị trường này làm cầu nối thâm nhập vào thị trường các nước khu vực châu lục,
kể cả thị trường Nam Mỹ. Mặt khác còn một thị trường rất tiềm năng nữa của Nam Phi
chưa được khai thác là thị trường thế giới thứ 3, một thị trường đang lên, rất hứa hẹn
5
và hấp dẫn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Với chính sách trợ quyền cho người da
đen của chính phủ (Black Empowerment), tầng lớp trung lưu mà đại đa số là người da
đen này sẽ phát triển nhanh chóng, tạo nên một thị trường ngày càng lớn trong nền
kinh tế Nam Phi.
IV/ Phân tích môi trường chính trị - pháp luật tại Cộng Hoà Nam Phi
1. Môi trường chính trị, pháp luật của Nam Phi
Chính trị
 Tên quốc gia: Nước Cộng hoà Nam Phi

 Thể chế chính trị : Cộng hoà
 Đảng: theo chế độ đa đảng, trong đó Đảng Đại Hội dân tộc Phi đang nắm
quyền với số ghế ngồi trong quốc hội là 264 ghế.
Luật Pháp
 Hệ thống pháp luật: Luật La Mã, theo Luật của Anh và Hiến pháp.
Chính sách đối ngoại
Cùng hòa mình vào xu thế phát triển chung của thế giới- toàn cầu hóa, đặc biệt
là toàn cầu hóa kinh tế, trong những năm vừa qua, Cộng Hòa Nam Phi đã không
ngừng mở rộng quan hệ, hợp tác kinh tế và hội nhập khu vực, tham gia vào các tổ
chức quốc tế: AfDB, BIS, ECA, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF,
IMO, Interpol, ICO, ISO, ITU, OAU, UN, UNCTAD, UNESCO, UPU, WFTU,
WHO, WMO, WTrO, v.v
Bộ máy hành chính.
Từ năm 1944 trở lại đây- khi Đảng Dân tộc nắm quyền, cơ cấu tổ chức chính
quyền địa phương của đất nước này ổn định, với những đặc điểm sau:
 Cách tổ chức quản lý đơn vị lãnh thổ linh hoạt; tổ chức bộ máy quản lý tại
từng đơn vị lãnh thổ có sự phân biệt theo đặc thù ( đô thị, nông thôn).
 Đất rộng, không đông so với Việt Nam, nhưng chia thành cấp tỉnh rất hạn
chế. Và điều đó tạo điều kiện để tạo cho tỉnh nhiều quyền, bao gồm cả
quyền lập pháp, hành pháp.
Sự ổn định chính trị
 Từ năm 1948, Đảng Quốc gia lên nắm chính quyền ở Nam Phi, thi hành
chính sách phân biệt chủng tộc, đàn áp người bản xứ.
 Từ cuối những năm 80, trước sức ép của cộng đồng quốc tế và sức mạnh
của đấu tranh nhân dân, Chính quyền Nam Phi đã buộc phải tiến hành cải
cách, đối thoại với các đảng phái đối lập, trả tự do cho các nhà hoạt động
6
chính trị trong đó có Nelsson Maldela là lãnh tụ đảng Đại hội Dâ tộc Phi
(ANC). Năm 1994, Nam Phi tiến hành cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc đàu
tiên, ANC giành thắng lợi lớn, ông N.Mandela được cử làm Tổng Thống.

ANC thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc bao gồm các đảng phải đối
lập.
 Cho đến nay, tuy tình trạng an ninh, chính trị bất ổn vẫn xẩy ra nhưng với
sự nổ lực của các vị tổng thống là đại diện của ANC, Chính phủ Nam Phi
đã có những cố gắng trong việc ổn định chính trị, xã hội, giải quyết các
nạn tham nhũng, hối lộ…. phân hóa lực lượng cực hữu, tranh thủ được
cộng đồng da trắng tham gia điều hành kinh tế, quản lý đất nước.
2. Quan hệ ngoại giao Việt Nam- Cộng Hòa Nam Phi và thuận lợi- khó
khăn đối với FPT trong môi trường chính trị, luật pháp này.
 Việt Nam và Nam Phi có quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời và thiết
lập mối quan hệ ngoại giao từ 1993.
 Các hiệp định thương mại điển hình đã kí giữa hai nước: Hiệp định
Thương mại (25/4/2000), 22-25/11/2004: Tuyên bố chung về Đối tác vì
hợp tác và phát triển; Hiệp định thành lập Diễn đàn Đối tác Liên Chính
phủ hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, KHKT; Thoả thuận thành lập
UB thương mại hỗn hợp và Thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương
mại và Công nghiệp.
3. Thuận lợi- khó khăn đối với FPT.
a. Thuận lợi.
- Thể chế chính trị: Cộng hòa - điểm tương đồng với thể chế chính trị của
Việt Nam, tạo điều kiện thâm nhập và thích ngi dễ dàng cho FPT.
- Bộ máy hành chính - thủ tục hành chính: bộ máy hành chính ổn định , có
những cải tiến trong thủ tục cấp giấy phép và thị thực. Theo baomoi.com
ngày 20.2.2011, Nam Phi đang cải tiến các thủ tục hành chính đối người
nước ngoài đến làm việc, học tập và du lịch tại Nam Phi, trong đó nhấn
mạnh việc áp dụng đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm tạo điều
kiện thuận lợi và rút ngắn thời gian cấp phép các giấy tờ cần thiết cho
các nhà doanh nghiệp, đội ngũ trí thức có tay nghề cao và học sinh, sinh
viên nước ngoài đến Nam Phi kinh doanh, làm việc và học tập. Ví dụ
trước đây, một giám đốc điều hành (CEO) của một công ty hoặc người

7
lao động nước ngoài có tay nghề cao đến Nam Phi làm việc phải có
chứng nhận lý lịch tư pháp đủ điều kiện của cảnh sát nước sở tại, nhưng
nay họ chỉ cần được cơ quan quản lý đứng ra bảo lãnh là được cấp giấy
phép làm việc hay học tập tại Nam Phi. Theo quy định mới, Nam Phi sẽ
cấp giấy phép, thị thực làm việc, lao động và học tập đối với các lao
động, học sinh nước ngoài dài hơn và như vậy các đối tượng này không
phải xin gia hạn nhiều lần như trước đây.
- Chính sách đối ngoại: mở rộng quan hệ ngoại giao, văn hóa, kinh tế với
cộng đồng quốc tế; tăng cường thu hút thương mại,đầu tư quốc tế; tích
cực hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Chính sách này chứng tỏ
con đường phát triển hòa theo xu hướng chung của thế giới, với FPT
chắc chắn đây là một cơ hội rất lớn.
- Quan hệ Việt Nam - Nam Phi: ngoài quan hệ ngoại giao - chính trị lâu
đời, thì Việt Nam và Nam Phi đang ngày càng thúc đẩy quan hệ thương
mại giữa hai nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm
nhập vào thị trường này, trong đó có FPT.
- Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài: công nghệ thông tin – điện tử
và viễn thông là lĩnh vực mà Nam Phi đang có nhu cầu thu hút vốn đầu
tư nước ngoài (theo Cổng thương mại điện tử quốc gia)
b. Khó khăn
- Hệ thống luật pháp toàn diện và chặt chẽ nên việc tiếp cận thị trường
Nam phi không phải dễ dàng, đòi hỏi phải kiên trì và hoạch toán dài hơi.
- Chế độ đa đảng ở Nam phi với các quyền lực phe phái từ các đảng có thể
dẫn tới sự không ổn định chính trị, biến đổi các chính sách vĩ mô theo
quan điểm của từng đảng.
- Tình hình an ninh, bất ổn chính trị vẫn hiện diện, cùng với đó là nạn
tham nhũng, quan liêu vẫn chưa được giải quyết triệt để, theo ông Cross
Robani, Giám đốc Ủy ban Phát triển Kinh tế Johannesburg – Nam Phi thì
đây đang là vấn đề khó khăn “khi làm ăn” ở đây, tuy nhiên, cũng theo

ông thì nước họ đang cố gắng tăng cường lực lượng cảnh sát để đảm bảo
an ninh tốt hơn. Ông cũng nhấn mạnh, rủi ro trong kinh doanh luôn tỉ lệ
thuận với tỉ suất lợi nhuận.
c. Kết luận
8
Như vậy, môi trường chính trị, luật pháp ở Nam Phi, giống như các nước khác
trên thế giới đều có những điểm làm thuận lợi và có những điểm chưa hoàn thiện gây
khó khăn cho một doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường nước này. Tuy nhiên,
như ông Cross Robani đã nói, rủi ro luôn đi đôi với lợi nhuận. Hơn nữa, cùng với sự
hội nhập kinh tế thế giới, điều dĩ nhiên là Nam Phi sẽ tích cực cải tiến chính sách,
đường lối của mình phù hợp quá trình hội nhập đó.
Vì thế, ta có thể khẳng đinh, với môi trường chính trị, luật pháp của Nam Phi
hiện nay, FPT có cơ hội để thâm nhập vào thị trường này với một kết quả kinh doanh
kì vọng, và một lần nữa như ông Cross Robani đã nói : “ Muốn làm ăn ở Châu Phi,
hãy chọn Nam Phi”.
V/ Phân tích môi trường văn hoá tại Cộng hoà Nam Phi
1. Đặc điểm chung về văn hóa Cộng hòa Nam Phi
- Là một quốc gia đa sắc tộc với cộng đồng người ra đen Châu Phi 79,5% người
ra trắng 9,2% Da màu 8,9 và người Ấn Độ hay Châu Á chiếm 2,5% trong lịch
sử và chính trị đất nước Nam Phi
- Gồm 11 ngôn ngữ chính thức: Tiếng Afrikaans, tiếng Anh, Ndebele, Bắc Sotho,
Nam Sotho, Swati, Tsonga, Tswana, Venda, Xhosa và Zulu.
- Tôn giáo: Chủ yếu là Thiên chúa giáo chiếm 79,7% dân số, Đạo hồi chiếm
1,5%, 15,1% không theo tôn giáo nào 2,3% khác và 1,4% không được xếp hạng
2. Những thuận lợi và khó khăn về văn hóa khi ra nhập thị trường Nam
Phi
a. Những thuận lợi
- Văn hóa kinh doanh của người dân Cộng hòa Nam Phi có nhiều nét tương đồng
với người Việt Nam như: thói quen chào hỏi, mời mọc, tặng quà biếu, tránh phê
phán, đến đúng giờ, ăn măc trang trọng …. Vì vậy chỉ cần cư xử đúng chuẩn

mực như người Việt Nam
- Tuy đa ngôn ngữ nhưng người dân Cộng hòa Nam Phi sử thường sử dụng nhiều
tiếng Anh trong việc đàm phán, kí kết hợp đồng. Hầu hết mọi thư từ giao dịch,
biên bản, tài liệu đều sử dụng bằng tiếng Anh. Tuy nhiên nếu bạn phải dùng đến
phiên dịch thì người Nam Phi sẽ không coi trọng bạn.
b. Những khó khăn
- Cộng hòa Nam Phi là một nước đa dang về sắc tộc nhưng chủ yếu là người
Nam Phi gốc Âu và người Nam Phi gốc Anh, giữa họ hoàn toàn có sự khác
9
nhau về văn hóa kinh doanh. Ví dụ: Với người Nam Phi gốc Âu cách đàm phán
tốt nhất là sử dụng phương pháp thương thảo giá phân phối còn với người
Nam Phi gốc Anh chủ yếu dựa vào những mối quan hệ để giải quyết những bất
đồng. Vì vậy với mỗi một đối tác khác nhau ta cần có chiến lược kinh doanh
khác nhau.
- Từ sự khác biệt về vị trí dẫn đế sự khác biệt về văn hóa, ứng xử trong kinh
doanh giữa người Cộng hòa Nam Phi và người Việt Nam. Ví dụ như:
 Trong việc chào hỏi: Nam giới thường bắt tay nhau ngắn nhưng chặt,
người da đen thường chào nhau bằng cái bắt tay và hai lần ngửa bàn tay
đập vào nhau. Hay bữa ăn làm việc với đối tác của người Nam Phi thường
diễn ra vào buổi trưa vì người Nam Phi thường có thói quen ngủ sớm…
 Việc hối lộ là phổ biến ở Nam Phi nên họ luôn coi món quà trong kinh
doanh là một món quà nhỏ chứ không phải là việc hối lộ
 Những công ty truyền thông Nam Phi thường rất chậm chạp trong việc đàm
phán vì họ còn giành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu thông tin
 Người Cộng hòa Nam Phi da trắng thường sử dụng tiếng Anh và tiếng
Afrikaans còn người da đen thì sử dụng nhiều tiếng bản địa, chỉ biết một
chút về hai thứ tiếng trên nên ta không chỉ biết tiêng Anh mà phải biết
những ngôn ngữ khác
3. Văn hóa FPT:
Những điểm tích cực tạo nên nét đặc biệt trong văn hoá FPT:

- Văn hóa tầm nhìn: FPT luôn thể hiện là một doanh nghiệp có tầm nhìn chiến
lược qua khẩu hiệu “Giải pháp tổng thể, dịch vụ hoàn hảo”, “Cùng đi tới thành
công”, “Vì công dân điện tử”, “Nơi bạn đặt niềm tin”….Chiến lược từ đây đến
năm 2015 là Vì công dân điện tử( E- citizen), công nghệ thông tin và viễn
thông tiếp tục là ngành nền tảng của công ty
- Văn hóa nhất quán: thể hiện trong sự tương đồng nhất quán trong tổ chức các
phòng ban, bộ phận của FPT
- Văn hóa trong con người: sáng tạo, lạc quan, vui vẻ và tri ân.
- Văn hóa khách hàng: FPT luôn thỏa mãn sự hài lòng của họ, tận tình với họ
với khẩu hiệu “Cùng nhau đi tới thành công “. Ví dụ như: Ngày 16/03/2009 tại
khách sạn Daewoo( Hà Nội) FPT vừa tổ chức lễ tri ân khách hàng
• Hạn chế trong văn hóa FPT:
Tự do sáng tạo quá đà đã dẫn đến những tiêu cực trong FPT như: “khoe hàng”,
múa sex show trong lễ kỉ niệm 20 năm thành lập FPT, văn hóa STCo, sách đỏ
10
FPT tuyển tạp nhưng ca khúc xuyên tạc cách mạng… từ đó dẫn đên ý thức
chính trị kém trong 1 bộ phận cán bộ công ty.
 Là một thị trường tương tự như thị trường Việt Nam, tuy không có nhiều lễ
giáo cầu kì, khắt khe nhưng FPT cần kiểm soát văn hoá doanh nghiệp mình
để thích ững và tạo dựng một chỗ đứng vững chắc trên thị trường mới.
VI/ Đánh giá chung về cơ hội - rủi ro trong việc thâm nhập thị trường Nam
Phi. Đề xuất phương án thâm nhập thị trường
1. Cơ hội
•Nam Phi là một thị trường tiềm năng với nhu cầu sử dụng internet lớn; nhu cầu
đào tạo nguồn lao động chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
•Chi phí nhân công, hạ tầng kỹ thuật, nhà đất thấp, tiềm năng lợi nhuận cao.
•Chỉ số kinh tế (GDP, thu nhập bình quân…) ổn định, tăng trưởng đều.
• Chính phủ Việt Nam và Nam Phi có quan hệ hữu nghị hợp tác lâu dài, chính
sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài.
• Cơ hội mở rộng sang các nước Châu Phi khác - thị trường lý tưởng cho công

nghệ thông tin.
2. Rủi ro
• Nguồn lao động giá rẻ nhưng chưa có tay nghề, có thể không đáp ứng được
yêu cầu làm việc tại FPT.
• Máy tính, thiết bị mạng chưa phổ biến, trình độ dân trí chưa cao, thu nhập
chênh lệch, để tiếp xúc với những dịch vụ hiện đại cần thời gian khá dài.
• Chế độ đa đảng => Nguy cơ rủi ro chính trị.
• Rủi ro cạnh tranh: Nhiều nhà cung cấp dịch vụ giáo dục, viễn thông đang có ý
định thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này.
3. Đề xuất phương án thâm nhập thị trường
• Hai ngành chính: Công nghệ thông tin, viễn thông và Giáo dục đào tạo
 Có thể lựa chọn phương thức thâm nhập liên doanh.
 Theo đó FPT sẽ góp vốn chung với đối tác, những công ty, tập đoàn
đã, đang và sẽ phát triển trên cùng lĩnh vực tại Nam phi, chia quyền sở
hữu và lợi nhuận Theo phương thức này, FPT sẽ lợi dụng được trực
tiếp những am hiểu cũng như ưu thế mà công ty liên kết đã, đang đạt
được trên thị trường.
 Những đối tác mà FPT có thể liên doanh:
- Trong công nghệ thông tin viễn thông, có thể kể đến những
công ty: Telkom, Cell C, MTN and Vodacom,…
- Trong lĩnh vực đào tạo, có thể kể đến những trường đại học
hiện đang đào tạo hoặc cung cấp ngành đào tạo về công nghệ
tại Nam Phi: Tshwane, Cape Peninsula, Vaal…
• Tuy nhiên, FPT cũng có thể trực tiếp xây dựng một chi nhánh đào tạo công
nghệ thông tin tại Nam Phi do chi phí xây dựng, mặt bằng ở đây là khá rẻ,
điều này có thể giúp FPT thu được lợi nhuận cao khi nhu cầu đào tạo lao
11
động chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang rất lớn tại quốc
gia này.
• 2 ngành Tài chính ngân hàng và Bất động sản, do bản thân FPT chưa thật sự

lớn mạnh và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, vì vậy chưa thích hợp cho
việc thâm nhập vào thị trường Nam Phi.
12
DANH MỤC TÀI LIỆU, TRANG WEB THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh doanh quốc tế (ĐH Kinh tế quốc dân)
2. Trang web:
• />lon/303616.antd
• />canh-tranh-gay-gat.htm
• />option=com_content&view=article&id=49:ti-sao-cac-cong-ty-li-chn-cach-
thanh-lp-offshore&catid=15:offshore&Itemid=11
• />ongQuanKTTM.html
• />tbs/73716_Dien-thoai-3G-giai-phap-cho-Internet-tai-chau-Phi.aspx
• />chau-phi.htm
• />dong.html
• />ky-chau-phi.htm
• />khau-sang-chau-phi
• />o-chau-Phi/20114/85139.vnplus
• />chat-luong-cao-3950.dh5c
• />mau/59/3916540.epi
• />trong-giao-duc-o-chau-phi.html
• />• />• />• />• />13

×