Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

phân tích lợi nhuận của dự án đầu tư tour du lịch teambuilding tại vịnh cam ranh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 67 trang )



i


MỤC LỤC
MỤC LỤC i
LỜI CẢM ƠN v
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
2.1. Lý thuyết về du lịch Teambuilding 7
2.1.1. Khái niệm du lịch 7
2.1.2. Khái niệm về Teambuilding 7
2.1.3. Vai trò ( Hoa, 2010) 10
2.1.3.1. Đối với tập thể: 10
2.1.3.2. Đối với cá nhân: 11
2.1.4. Đối tượng sử dụng Teambuiling: 11
2.1.5. Phân loại 11
2.1.5.1. Theo điều kiện không gian 11
2.1.5.2. Theo nhu cầu quản lý cụ thể của từng tổ chức 11
2.2. Phương pháp dự án 12
2.2.1. Phương pháp 3 điểm Three Point Method 12
2.2.2. Mô hình đánh giá lợi nhuận (Pall Jensson, 2006) 14
2.2.2.1 Assumptions and Reasults ( Giả định và kết quả) 15
2.2.2.2. Investments and Financing ( Đầu tư và tài chính) 15
2.2.2.3. Operating Statement (Báo cáo hoạt động) 15
2.2.2.4. Balance Sheet ( Bảng cân đối kế toán) 15
2.2.2.5. Cash Flow ( Dòng tiền) 15
2.2.2.6. Profitability ( Lợi nhuận) 16
2.2.2.7. Chart ( biểu đồ) 16
2.3. Phân tích lợi nhuận 16


2.3.1. Giá trị hiện tại thuần (NPV) 16
2.3.2. Suất sinh lời nội bộ ( IRR) 16
2.3.3. Tỷ số tài chính 17


ii


2.3.3.1. Tỷ số lợi nhuận trên tổng nguồn vốn ( ROI ) 17
2.3.3.2. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu ( ROE) 17
2.3.3.3. Tỷ số thanh khoản 17
2.3.3.4. Tỷ số tài trợ (CR) 17
2.3.3.5. Số vòng quay tổng tài sản ( TR) 18
2.3.3.6. Thời gian thu hồi vốn đầu tư 18
2.4. Chọn lọc dữ liệu: 18
2.5. Rủi ro: 18
2.5.1. Phân tích tác động: ( Impact Analylis) 18
2.5.2. Phân tích Scenario 19
2.6. Tóm tắt 19
CHƯƠNG 3 DỰ ÁN ĐẦU TƯ TOUR TEAMBUILDING TẠI CAM RANH 20
3.1. Phân tích hiện trạng du lịch Cam Ranh 21
3.1.1. Tiềm năng du lịch 21
3.1.1.1. Tài nguyên thiên nhiên 21
3.1.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ 21
3.1.1.1.2. Địa hình 21
3.1.1.1.3. Khí hậu 24
3.1.1.1.4. Nước 24
3.1.1.1.5. Sinh vật 25
3.1.1.2. Tài nguyên nhân văn 25
3.1.1.2.1. Hệ thống di tích lịch sử văn hóa 25

3.1.1.2.2. Lễ hội truyền thống 26
3.1.1.2.3. Hệ thống làng nghề và sản phẩm làng nghề 27
3.1.1.3. Các yếu tố phục vụ phát triển du lịch 27
3.1.1.3.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng 27
3.1.1.3.2. Dân số và nguồn lao động 28
3.1.2. Thực trạng phát triển du lịch Cam Ranh 29
3.1.2.1. Về qui mô và cơ cấu khách du lịch 29
3.1.2.2. Doanh thu về du lịch 30


iii


3.1.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch 31
3.1.2.3.1 Hệ thống cơ sở lưu trú 31
3.1.2.3.2. Công ty lữ hành và vận chuyển 31
3.1.2.3.3. Các khu điểm du lịch 32
3.1.2.4. Quy mô và cơ cấu lao động trong ngành du lịch 32
3.2. Phân tích dự án đầu tư tour du lịch teambuilding tại Vịnh Cam Ranh –
Khánh Hòa 33
3.2.1. Phân tích tình huống 33
3.2.2. Kết quả: 36
3.2.2.1. Ước tính chi phí: 36
3.2.2.2. Kế hoạch thị trường 39
3.2.2.3. Phân tích tài chính : 39
3.2.2.3.1. Assumptions ( Giả định ) 39
3.2.2.3.2. Investment and Financing ( Đầu tư và tài chính ) 40
3.2.2.3.3. Operation ( Báo cáo hoạt động) 41
3.2.2.3.4. Cash flow ( Dòng tiền) 41
3.2.2.3.5. Banlance ( Bảng cân đối kế toán) 42

3.2.2.3.6. Phân tích lợi nhuận 42
3.2.2.3.7. Reasults (kết quả) 48
3.2.3. Phân tích rủi ro: 49
3.2.3.1. Phân tích tác động: 49
3.2.3.2. Phân tích Scenario 50
3.2.4. Tóm tắt: 51
CHƯƠNG 4 52
THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
4.1. Thảo luận : 53
4.1.1. Du lịch Teambuilding 53
4.1.2. Tính khả thi của dự án đầu tư tour Teambuilding tại vịnh Cam Ranh 53
4.1.3. Rủi ro của dự án đầu tư tour teambuilding tại vịnh Cam Ranh 54
4.1.4 Lợi ích của dự án đầu tư tour teambuilding tại Cam Ranh 54


iv


4.1.5. Ảnh hưởng của dự án đầu tư tour teambuilding tại Cam Ranh 54
4.2. Kiến nghị: 55
4.3. Hạn chế của đề tài và bước nghiên cứu tiếp theo 56
4.4. Tóm tắt 56
KẾT LUẬN 57


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 : Danh sách di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh trên địa bàn Cam Ranh 26

Bảng 3. 2: Lượt khách đến Cam Ranh trong những năm gần đây 29
Bảng 3.3: Doanh thu du lịch Cam Ranh giai đoạn 2008 – 2010 31
Bảng 3.4: Các khu điểm du lịch danh lam thắng cảnh 32
Bảng 3.5: Lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch của Cam Ranh 33
Bảng 3.6 : Chi phí đầu tư dự kiến và chi phí hoạt động của dự án 38
Bảng 3.7 : Kế hoạch thị trường dự đoán 39
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Hoạt động Teambuilding 9
Hình 2.2: Các thành phần chính của mô hình đánh giá lợi nhuận 14
Hình 3.1: Vịnh Cam Ranh 22
Hình 3.2: Bản đồ chuyến đi 35
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Thị trường khách quốc tế đến Cam Ranh 30
Biểu đồ 3.2 : Dòng tiền của dự án từ năm 2011 đến năm 2021 4
Biểu đồ 3.3: NPV của dự án từ năm 2011 đến năm 2021 44
Biểu đồ 3.4 : IRR của dự án từ năm 2011 đến năm 2021 45
Biểu đồ 3.5: ROI của dự án từ năm 2012 đến năm 2021 46
Biểu đồ 3.6 : ROE của dự án năm 2012 đến năm 2021 47
Biểu đồ 3.7 : số vòng quay tổng tài sản của dự án năm 2012 đến năm 2021 47
Biểu đồ 3.8 : tỷ số tài trợ của dự án năm 2012 đến năm 2021 48
Biểu đồ 3.9: Chi phí của dự án 49
Biểu đồ 3.10: Sự tác động của từng yếu tố đến IRR-equity 49
Biểu đồ 3.11: Sự tác động của các yếu tố đến NPV_equity và IRR_equity 50


1


LỜI CẢM ƠN


Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành bài báo cáo
tốt nghiệp này em đã được sự hướng dẫn và giúp đỡ, chỉ bảo tận tình từ giáo viên
hướng dẫn và tập thể nhân viên phòng Văn hóa – Thông tin Cam Ranh là đơn vị
em thực tập. Đến hôm nay, khi thời gian thực tập khép lại, em xin được gửi lời
cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người đã ở bên, động viên và giúp em hết sức
nhiệt tình.
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giáo viên hướng dẫn
- thầy Đặng Hoàng Xuân Huy, người trực tiếp hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ
em hoàn thành đề tài lần này. Cũng như các thầy cô trong Khoa Kinh tế, khoa Kế
toán – Tài chính trường Đại học Nha Trang đã cung cấp cho em vốn kiến thức
nền tảng, định hướng và giúp đỡ em trong quá trình viết bài khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Trưởng phòng, Phó phòng và các anh chị
nhân viên Phòng Văn Hóa – Thông Tin Cam Ranh đã cung cấp thông tin, giúp
em có những kiến thức thực tế để em hiểu hơn về vốn kiến thức lý thuyết và dễ
dàng tiếp xúc với công việc sau này.
Do thời gian tiếp xúc thực tế còn ít, kiến thức còn hạn chế nên trong quá
trình thực hiện bài báo cáo chắc chắn còn không tránh khỏi thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các cô chú, anh
chị và các bạn để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên Thực Hiện
Nguyễn Minh Thy







2











CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU















3



1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam – một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về tự nhiên và có điều
kiện về kinh tế, chính trị, xã hội để phát triển du lịch. Vì vậy, theo quyết định số
97/2002/QĐ-TTg Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 (vietnamtourism,2002) và Nghị quyết 02/NQ-
CP ngày 9/1/2011(luutruvn,2011) thì du lịch được phát triển thành một ngành
kinh tế mũi nhọn, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Sau khi vượt qua nhiều khó khăn thách thức từ cuộc suy thoái kinh tế
toàn cầu, năm 2010 ngành Du lịch Việt Nam đã lấy lại đà phục hồi với mức tăng
trưởng cao đứng vào hàng thứ sáu trên thế giới. Năm 2010, Việt Nam đã đón
5.049.855 khách quốc tế, hơn 28 triệu khách nội địa, doanh thu đạt khoảng
96.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 5%GDP (vietnamtourism,2010). Đây là cơ hôi
để du lịch Việt Nam tạo dấu ấn và có vị thế tốt trên bản đồ du lịch thế giới
Cùng với sự phát triển của ngành, du lịch Khánh Hòa năm 2010 cũng đạt
được những thành tựu lớn và ngày càng khẳng định Khánh Hòa là một trong
những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Năm qua, Khánh Hòa đã đón 1.840.000
lượt khách, trong đó khách quốc tế 390.000 lượt, doanh thu đạt 1.880 tỷ đồng
(SVHTTDL,2010)
Thị xã Cam Ranh nay là thành phố Cam Ranh (theo Nghị quyết số 65/NQ-
CP ngày 23/12/2010- tsplcamranh.blogspot,2010) thực thuộc tỉnh Khánh Hòa
nhưng du lịch Cam Ranh chưa phát triển so với tiềm năng của địa phương. Sản
phẩm du lịch còn đơn điệu, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu. Người
dân địa phương hầu như tự tổ chức những chuyến du lịch tại các điểm du lịch
trong thành phố. Với việc đưa những tour du lịch mới: du lịch sinh thái, du lịch
nghỉ dưỡng, du lịch teambuilding…. vào hoạt động sẽ tạo cơ hội để người dân
địa phương sử dụng các sản phẩm du lịch được tổ chức chuyên nghiệp, góp phần
đa dạng hóa sản phẩm cho du lịch Cam Ranh nhằm thu hút khách du lịch, thúc
đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, nâng cao mức sống của địa phương.



4


Vịnh Cam Ranh mang vẻ đẹp nguyên sơ với những bãi cát dài trắng mịn
thích hợp cho việc tắm biển nghỉ ngơi và kết hợp với các chương trình
teambuilding (chương trình sinh hoạt tập thể). Mặt khác, theo kế hoạch số
1094/KH-UBND ngày 24/3/2011 về việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện dự án du
lịch của phòng Văn hóa -Thông tin Cam Ranh thì các dự án đang và sẽ triển
khai trên địa bàn Cam Ranh chủ yếu là các dự án về du lịch sinh thái, du thuyền,
trung tâm văn hóa thương mại và hội thảo. Cũng như trên thực tế có một công ty
tổ chức tour tham quan vịnh Cam Ranh. Vì vậy, tác giả chọn dự án đầu tư tour
du lịch Teambuilding tại vịnh Cam Ranh – Khánh Hòa nhằm tạo ra một sản
phẩm du lịch khác biệt, tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm du lịch đang và
sẽ có tại địa phương.
Từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Phân tích lợi nhuận của dự án đầu tư
tour du lịch teambuilding tại vịnh Cam Ranh- Khánh Hòa” cho khóa luận tốt
nghiệp của mình nhằm xem xét lợi nhuận, hiệu quả kinh tế của dự án khi đầu tư
vào vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa
2. Mục tiêu của đề tài:
 Tìm hiểu và đánh giá về tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch của TP
Cam Ranh, du lịch teambuilding. Trong đó tập trung vào các tiềm năng
mang lại lợi thế cho địa phương
 Tìm hiểu thực trạng tình hình phát triển du lịch của thành phố trong những
năm gần đây.
 Tìm hiểu, thiết kế tour teambuilding phù hợp với địa hình vịnh Cam Ranh
 Phân tích, đánh giá lợi nhuận khi đầu tư tour teambuilding tại vịnh Cam
Ranh
3. Đối tượng nghiên cứu: tour teambuilding
4. Phạm vi nghiên cứu: vịnh Cam Ranh – Khánh Hòa
5. Phương pháp nghiên cứu:



5


5.1. Phương pháp tiếp cận: sử dụng phương pháp này để tìm kiếm và nêu bật
được đối tượng nghiên của, thu thập và phân tích các thông tin ban đầu, vạch ra
các hướng nghiên cứu.
5.2. Phương pháp phân tích hệ thống: áp dụng phương pháp này nhằm mục đích
nghiên cứu tác động giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch nói
chung, du lịch teambuilding nói riêng
5.3. Phương pháp khảo sát thực địa: sử dụng phương pháp này để khảo sát thực
địa sự phân bố các dạng tài nguyên du lịch Cam Ranh, sự phân bố và khả năng
vận hành của hệ thống cơ sở hạ tầng chủ yếu là hệ thống giao thông vận tải, khả
năng liên kết của chúng. Từ đó thiết kế tour teambuilding phù hợp với điều kiện
tại địa phương
5.4. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Phương pháp này được áp dụng
trong việc thu tập tài liệu liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu. Sau đó xử lý và phân
tích các tài liệu đó. Trong đề tài này, tác giả sử dụng mô hình phân tích lợi nhuận
của Pall Jensson,2006 để xử lý tài liệu có liên quan
6. Ý nghĩa thực tiễn
 Kết quả nghiên cứu là một trong những cơ sở hữu ích để các nhà đầu tư
xem xét quyết định đầu tư dự án này trong thực tế.
 Tour teambuilding nếu đưa vào thực hiện sẽ góp phần thúc đẩy các ngành
có liên quan phát triển ( nhà hàng, khu vui chơi giải trí…), tạo cơ hội để
người dân địa phương sử dụng sản phẩm du lịch được tổ chức chuyên
nghiệp
7. Bố cục đề tài:
 Chương 1: Tổng quan về đề tài
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết

 Chương 3: Dự án đầu tư tour teambuilding tại vịnh Cam Ranh – Khánh Hòa
 Chương 4: Thảo luận và kiến nghị


6











CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT













7


2.1. Lý thuyết về du lịch Teambuilding
2.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không
thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội và hoạt động du lịch đang được
phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều
nước trên thế giới. Thuật ngữ “ du lịch” trở nên rất thông dụng. Có nhiều định
nghĩa khác nhau về du lịch. Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được hiểu thông
qua tiếng Hán. Du nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải. Du lịch nghĩa là đi
xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình sống. Theo điều 4 của Luật Du Lịch 2005 thì
Du lịch được hiểu là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Ngày nay, người ta đã
thống nhất rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong
hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc và xâm lược, đều mang ý
nghĩa du lịch.
2.1.2. Khái niệm về Teambuilding
Xã hội càng phát triển càng có thêm nhiều loại hình du lịch nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch. Một số loại hình phổ biến như: du lịch thể thao, du
lịch lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch hành hương, du lịch người
già, du lịch shopping, du lịch cộng đồng…………Du lịch teambuilding cũng là
một trong những loại hình du lịch giống trên. Hiện nay, đã có một số các chuyên
gia và công ty nghiên cứu và đưa ra ứng dụng loại hình này. Có nhiều định nghĩa
khác nhau về Teambuilding.
Teambuilding là thuật ngữ chỉ các hoạt động hỗ trợ cho những người lãnh
đạo đẩy nhanh quá trình chuyển biến các thành viên của nhóm thành các thành
viên của đội thông qua việc tổ chức các môi trường cộng tác sáng tạo được mô
phỏng một cách tế nhị những hoạt động đặc thù của môi trường làm việc. Thông

thường, hoạt động ngoài trời sẽ là môi trường thường được chọn vì có khả năng


8


thực hiện được nhiều hoạt động sáng tạo nhất, đồng thời giúp cho từng cá nhân
có thể vượt qua các rào cản tâm lý và qua đó đạt được yêu cầu của hoạt động xây
dựng đội ngũ.(vietnamteambuilding.com )
Team building thực chất là một khóa học (thông thường được tổ chức
ngoài trời) dựa trên các trò chơi khác nhau để cho học viên (những người tham
gia) trải nghiệm các tình huống trước sau dựa trên các câu hỏi của giảng viên
(facilitator) để rút ra các bài học thực tiễn trong công việc, nhằm điều chỉnh thái
độ và hành vi cá nhân trong khi làm việc chung với nhau cùng hướng đến mục
tiêu chung của tổ chức. (superteambuilding.com)
Như vậy, Teambuilding là một loạt các hình thức sinh hoạt tập thể dùng
làm cầu nối mang mọi người đến gần nhau để cùng đạt được mục tiêu chung cao
hơn. Teambuilding tour là chương tình du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng kết hợp
với hoạt động teambuilding.
Cơ sở lý thuyết của quá trình hình thành một đội làm việc hiệu quả là
MỘT NHÓM người (group) chỉ có thể làm việc hiệu quả khi cùng tạo thành
MỘT ĐỘI (team). Một đội sẽ trải qua bốn giai đoạn phát triển từ khi mới hình
thành đến khi có thể thực hiện công việc hiệu quả là:
- Hình thành tổ chức của đội (forming)
- Hình thành trật tự quyền lực trong đội - chính thức và không chính thức,
hình thành quy tắc nội bộ (Norming)
- Trải qua thực tế hoạt động, cọ xát giữa các thành viên về cách thức làm
việc, tính cách, thói quen, tìm ra cách thỏa hiệp lẫn nhau (storming).
- Từng thành viên chấp nhận những nguyên tắc làm việc chung theo quy
tắc riêng của đội mình để đạt được yêu cầu công việc hiệu quả nhất. Khi đó một

đội sẽ phát huy được tối đa hiệu quả công việc với các thành viên cụ thể của
mình (performing).






9
































Hình 2.1: Hoạt động Teambuilding


10


2.1.3. Vai trò ( Hoa, 2010)
2.1.3.1. Đối với tập thể:
Thứ nhất, hoạt động teambuilding giúp xây dựng một môi trường vui vẻ,
thoải mái trong một khoảng thời gian ngắn để có thể kéo mọi người gần nhau
hơn, các cá nhân vừa chơi vừa học để giảm stress trong công việc hàng ngày
Thứ hai, thông qua hoạt động teambuilding Tổ chức sẽ xây dựng được
tinh thần đoàn kết, niềm tin lẫn nhau, tính cạnh tranh lành mạnh giữa các cá
nhân với nhau, tạo cơ hội cho mọi người trong tổ chức chia sẻ quan điểm, kinh
nghiệm, những thăng trầm trong cuộc sống cũng như trong công việc để từ đó
hiểu và dễ thông cảm với nhau nhiều hơn. Từ đó, giúp cho việc giải quyết công
việc hàng ngày sẽ suôn sẻ và đạt kết quả tốt hơn.
Thứ ba, hoạt động teambuilding giúp tăng cường sự hiểu biết, phối hợp
nhịp nhàng, ăn khớp giữa các cá nhân; nâng cao kỹ năng giao tiếp, xử lý các tình
huống và đạt hiệu quả cao trong công việc.

Thứ tư, xây dựng hình ảnh chung về tính cách của một nhóm hay một tổ
chức, truyền một thông điệp không nói bằng lời đến từng thành viên của đơn vị,
qua đó mỗi người có thể tự hiểu được vai trò và nhiệm vụ của mình trong thời
gian trước mắt, qua đó chủ động điều chỉnh hành vi của cá nhân một cách tích
cực
Thứ năm, thông qua hoạt đông này mọi cá nhân trong tập thể sẽ gắn bó
với nhau hơn, hiểu nhau hơn qua nhiều khía cạnh mới và nhìn thấy những ưu
điểm của nhau từ những góc nhìn mà nếu chỉ gói gọn trong 4 bức tường của công
việc thì không bao giờ nhận ra (giữa các thành viên có mâu thuẫn và thiếu đoàn
kết, gắn bó sẽ có dịp thông cảm nhau; nhất là đối với các nhân viên không cùng
chung một bộ phận trong công ty, hoặc những người cùng chung bộ phận nhưng
ít có dịp làm việc chung với nhau). Đồng thời, xây dựng các cá nhân một lối sống
vì tập thể và xây dựng một cách sống biết chấp nhận hy sinh hoặc thỏa hiệp vì
mục tiêu chung




11


2.1.3.2. Đối với cá nhân:
Khi tham gia du lịch Teambuilding, bạn sẽ học được tính kiên trì trong
việc theo đuổi mục đích, nâng cao khả năng tư duy phê phán, tư duy logic thông
qua các game; thể hiện khả năng sáng tạo trong việc tạo ra các ý tưởng mới.
Ngoài ra, bạn có cơ hội hợp tác, chia sẻ với các thành viên, học hỏi lẫn nhau bổ
sung thêm nhiều kiến thức cho mình. Đặc biệt, bạn sẽ dần hình thành những kỹ
năng: kỹ năng phát hiện vấn đề và nắm bắt thông tin, kỹ năng làm việc tập thể,
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng …
2.1.4. Đối tượng sử dụng Teambuiling:

Team building là khóa học cần thiết cho hầu hết các đơn vị, trong đó cần
có sự phối hợp làm việc của các cá nhân và bộ phận khác nhau trong cùng một tổ
chức: hoc sinh, sinh viên, các doanh nghiệp, trường học… Team building lại
càng thực sự cần thiết cho những tổ chức mà ở đó xuất hiện những mâu thuẫn và
thiếu đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên và bộ phận. Ngoài ra, Team building
cũng cần thiết cho các tổ chức có nhiều văn phòng chi nhánh đặt tại các vùng
miền địa lý khác nhau trên cả nước và nước ngoài. Đây còn là dịp để cho các
thành viên hiểu biết và tăng cường quan hệ làm việc với nhau.
Các cá nhân muốn trao dồi kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống, tìm kiếm bạn

2.1.5. Phân loại
2.1.5.1. Theo điều kiện không gian
Thứ nhất, Out Door Activities: các hoạt động teambuilding được tổ chức
không gian rộng và thoáng: bãi biển, công viên, khuân viên khu resort hay khu
du lịch
Thứ hai, InDoor Activities:các hoạt động teambuiliding tổ chức trong
phòng hội thảo, hội nghị của khu resort hay khách sạn
2.1.5.2. Theo nhu cầu quản lý cụ thể của từng tổ chức
Loại 1: Xúc tác để các nhóm hình thành các đội (transform groups into
teams)



12


Loại 2: Thay đổi trạng thái của các đội từ thấp lên cao
Các điểm chuyển đổi trạng thái của một đội là: Bắt đầu từ khi mới hình thành
(forming) rồi phân chia vị trí (norming) và cọ xát nội bộ giữa các thành viên
(storming) cho đến khi cả đội đạt đến trạng thái cân bằng và hiệu quả cao trong

phối hợp nhóm (performing).Tại mỗi điểm chuyển đổi luôn xảy ra sự tích tụ theo
quy luật “lượng đổi thành chất”.
Loại 3: Củng cố hoặc tái khẳng định giá trị của một tập thể, thông thường
là giá trị văn hóa doanh nghiệp, văn hóa tổ chức.
Loại 4: Truyền đạt một thông điệp cụ thể của lãnh đạo, thông thường áp
dụng khi một tổ chức có người lãnh đạo mới.
Loại 5: Thử nghiệm phản ứng của một tổ chức khi có sự thay đổi, thường
áp dụng khi muốn tránh rủi ro trên thực tế bằng cách đưa ra các môi trường giả
định để đánh giá khả năng thành công của ý tưởng mới.
Loại 6: Kích thích tinh thần nhân viên để chuẩn bị cho một giai đoạn phát
triển mới về chất của một tổ chức, thông thường áp dụng cho các doanh nghiệp.
Loại hình này nhất thiết phải tổ chức ngoài trời mới phát huy được hiệu quả.
Loại 7: Xây dựng một văn hóa thông cảm, yêu thiên nhiên và thông qua
thiên nhiên mỗi người tự hiểu sâu hơn về chính mình, về đồng nghiệp, thường
được áp dụng cho các tổ chức xã hội, chính quyền hoặc bệnh viện, trường học
2.2. Phương pháp dự án
2.2.1. Phương pháp 3 điểm Three Point Method
Phương pháp này giả định rằng một tam giác hay phân phối Beeta có thể
được dùng để mô tả mỗi yếu tố. Điều này có nghĩa là người ta dùng một ước tính
lạc quan a, một ước tính có khả năng nhất m, một ước tính bi quan b. Một phân
phố tam giác có thể trông như sau:



13




- Giá trị mong đợi của từng chi phí được tính như sau:


- Độ lệch chuẩn:

- Phương sai:

Trong đó:
a: giá trị lạc quan m: giá trị nhiều khả năng nhất b: giá trị bi quan
- Tổng chi phí mong muốn: T = Z t
n

- Tổng phương sai: V = Z v
n

- Độ lệch chuẩn:
S V


- Giới hạn trên của tổng chi phí = T + z*S
- Giới hạn dưới của tổng chi phí = T – z*S
Trong đó: z được xác định bởi độ tin cậy bằng cách sử dụng phân phối bình
thường chuẩn hóa. Dưới đây là ví dụ:

Độ tin cậy 90 % 95% 98% 99.9%

Giá trị z 1.28 1.65 2.05 3.09
Phân phối tam giác:
Lợi nhuận
giá
a m


b


14



2.2.2. Mô hình đánh giá lợi nhuận (Pall Jensson, 2006)
Đây là mô hình mô phỏng quá trình hoạt động của một dự án đầu tư, gồm
có thời gian xây dựng, đầu tư và vòng đời hoạt động của dự án. Các thành phần
chính của mô hình được thể hiện ở hình 1. Mỗi thành phần được thực hiện trong
một bản Excl riêng biệt trong cùng một bảng tính.






















Hình 2.2: Các thành phần chính của mô hình đánh giá lợi nhuận
(Pall Jensson,2006)




The Excel Model for Profitability Analysis
Model Components
Investment

Revenue and Costs

Depreciation

Interest

Repayment

Interest

Taxes

Net Profit/Loss

Stock

Dividend


Work.Cap.Changes

Cash Movements

Cash Flow

Financial Ratios

NPV

IRR

Assumptions

Summary


Investment

Revenue

Operating Costs



Results and
Sensitivity
Scenario Summary


Sensitivity Chart

Investment and
Financing


Investment

Depreciation

Financing

Operating
Statement


Revenue and Costs

Taxation

Appropriation of profit

Cash Flow


Operating Surplus

Paid Taxes

Repaym. & Interest


Paid Dividend

Balance Sheet


Assets (Current, Fixed)

Debt (Short, Long)

Equity (Shares, Other)

Profitability
Measures
Project, Equity:



Net Present Value

Internal Rate of Return

Graphs and Charts
Profitability (NPV, IRR)



Financial Ratios

Cost Breakdown




15


2.2.2.1 Assumptions and Reasults ( Giả định và kết quả)
Thành phần này gồm thông tin giả định về yếu tố ban đầu của một dự án
như: chi phí đầu tư, tài chính, vốn lưu động dùng để trả các khoản nợ ngắn hạn
và tiếp tục duy trì để dự án hoạt động, tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu, vốn vay,
thuế, khấu hao, doanh số bán hàng, giá cả, doanh thu, biến phí, định phí, vốn
chiếm dụng (creditor), vốn bị chiếm dụng (debtor), các khoản thanh toán cổ tức,
lãi vay… Ngoài ra, thành phần này còn thể hiện kết quả phân tích lợi nhuận
chính: hiện giá ròng (NPV), suất sinh lời nội bộ (IRR), MIRR
2.2.2.2. Investments and Financing ( Đầu tư và tài chính)
Phần đầu tư cho biết các thông tin giả định về chi phí đầu tư cho cơ sở hạ
tầng, máy móc thiết bị và đầu tư khác; tỉ lệ khấu hao của các chi phí đã đầu tư
vào dự án… Tỉ lệ khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng. Phần tài
chính giả định tỉ lệ vốn chủ sở hữu, vốn vay, lãi vay, thời gian trả nợ, lệ phí vay
vốn
2.2.2.3. Operating Statement (Báo cáo hoạt động)
Phần này cho thấy lợi nhuận hay lỗ được tạo ra bởi dự án qua các năm
thông qua việc tính toán doanh thu chi phí, khấu hao tài sản, các khoản thuế và
lãi vay………
2.2.2.4. Balance Sheet ( Bảng cân đối kế toán)
Bảng cân đối phản ánh tổng tài sản, các khoản nợ, vốn của dự án qua các
năm. Nó giúp theo dõi quá trình phát triển của dự án
2.2.2.5. Cash Flow ( Dòng tiền)
Phần này cho biết các dòng tiền mặt đại diện cho dòng tiền thực tế của dự
án. Dòng tiền được bắt đầu với hoạt động thặng dư ( EBITA) từ báo cáo hoạt

động. Các vốn chiếm dụng, vốn bị chiếm dụng thay đổi được tính toán dựa trên
dòng vốn chiếm dụng, vốn bị chiếm dụng ở bảng cân đối kế toán, tạo ra dòng
tiền trước thuế. Sau đó, trừ thuế ra dòng tiền sau thuế. Dòng tiền ròng được tính
bằng cách trừ lãi vay và khoản trả nợ. Cuối cùng, dòng tiền phong trào được tính
bằng cách bổ sung vốn lưu động và dòng tiền trả cổ tức. Ngoài ra, phần này còn
cho biết thông tin về nguồn và phân bổ kinh phí trong quá trình hoạt động của dự


16


án gồm nguồn kinh phí ( lợi nhuận trước thuế, khấu hao, các khoản cho vay và
vốn chủ sở hữu), phân bổ kinh phí ( đầu tư, trả nợ, tiền thuế, cổ tức), sự thay đổi
trong tài sản thuần hiện tại (tiền mặt, khoản phải thu, khoản phải trả, chứng
khoán)
2.2.2.6. Profitability ( Lợi nhuận)
Phần này thể hiện hiệu quả hoạt động của dự án thông qua giá trị hiện tại
thuần (NPV), suất sinh lời nội bộ ( IRR), các tỉ số tài chính, thời gian hoàn vốn
2.2.2.7. Chart ( biểu đồ)
Phần này có các biểu đồ thể hiện giá trị hiện tại thuần NPV, suất sinh lời
nội bộ IRR, ROI, ROE, chi phí của dự án…
2.3. Phân tích lợi nhuận
2.3.1. Giá trị hiện tại thuần (NPV)
Giá trị hiện tại ròng ( NPV ) là tổng hiện giá dòng tiền ròng của dự án với
suất chiết khấu thích hợp

trong đó A
n
: dòng tiền ròng năm thứ n
i: suất chiết khấu của dự án

N: tuổi thọ của dự án
NPV >= 0 : dự án có suất sinh lời cao hơn hoặc bằng chi phí cơ hội của
vốn => chấp nhận dự án
NPV<0: dự án có suất sinh lời thấp hơn hoặc bằng chi phí cơ hôi của vốn
=> bác bỏ dự án
2.3.2. Suất sinh lời nội bộ ( IRR)
Suất sinh lời nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm lãi suất chiết khấu để
tính các khoản thu chi của dự án về cùng một thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ
cân bằng với tổng chi tức là NPV của dự án bằng 0
IRR >= r giới hạn: chấp nhận dự án
IRR< r giới hạn: bác bỏ dự án


17


Trong đó: r giới hạn: lãi suất đi vay nếu dự án vay vốn để đầu tư; tỷ suất
lợi nhuận định mức do Nhà nước quy định nếu dự án sử dụng vốn do ngân sách
nhà nước cấp; chi phí cơ hội nếu dự án sử dụng vốn tự có để đầu tư
2.3.3. Tỷ số tài chính
2.3.3.1. Tỷ số lợi nhuận trên tổng nguồn vốn ( ROI )
Tỷ số ROI đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn đầu tư cho dự án
Lợi nhuận trước thuế
ROI =
Tổng nguồn vốn
2.3.3.2. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu ( ROE)
Tỷ số ROE đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận trước thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu

2.3.3.3. Tỷ số thanh khoản
Tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của dự án
Tài sản lưu động
Tỷ số thanh khoản hiện thời (Net Current Ratio) =
Nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động – hàng tồn kho
Tỷ số thanh khoản nhanh (Liquid Current Ratio) =
Nợ ngắn hạn
2.3.3.4. Tỷ số tài trợ (CR)
Chỉ tiêu này thể hiện sự góp vốn của chủ sở hữu vào quá trình đầu tư dự
án. Tỷ số này phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính, từ đó thấy được khả
năng chủ động của chủ đầu tư dự án.

Vốn chủ sở hữu
Tỷ số tài trợ =
Nguồn vốn


18


2.3.3.5. Số vòng quay tổng tài sản ( TR)
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản nói chung không phân
biệt tài sản lưu động hay tài sản cố định
Doanh thu
Số vòng quay tổng tài sản =
Tổng tài sản
2.3.3.6. Thời gian thu hồi vốn đầu tư
Đây là khoảng thời gian để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản
lợi nhuận thuần hoặc tổng lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hàng năm.

NPV dòng tiền tương lai
T =
Vốn đầu tư chưa thu hồi
2.4. Chọn lọc dữ liệu:
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
Nguồn dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ báo cáo tình hình hoạt động của
công ty, số liệu thống kê của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội,
thông tin từ mạng Internet và luận văn của sv trường đại học Đà Lạt. Nguồn dữ
liệu sơ cấp tác giả thu thập thông qua phỏng vấn từ ngư dân Bình Ba, chiến sỹ
đồn biên phòng 384, nhân viên công ty CP suối khoáng Cam Ranh.
2.5. Rủi ro:
Đầu tư dự án là một hoạt động mang tính chất lâu dài, các kết quả và hiệu
quả của dự án chịu ảnh hưởng rất nhiều vào sự biến đổi các yếu tố khách quan.
Để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án trong điều kiện biến động của các yếu
tố khách quan cần tiến hành phân tích rủi ro. Qua đó đưa ra những biện pháp
quản lý, phòng ngừa rủi ro. Sau đây là 3 phương pháp:
2.5.1. Phân tích tác động: ( Impact Analylis)
Đây là phương pháp phân tích các yếu tố khách quan tác động lên dự án.
Các yếu tố này được mặc định là 100% ở phần giả định. Sau đó dùng phần mềm
Excel để tính toán sự tác động của từng yếu tố lên dự án khi thay đổi giá trị từ


19


50% đến 150 %. Qua đó, tìm ra yếu tố gây nên rủi ro của chỉ tiêu hiệu quả xem
xét.
2.5.2. Phân tích Scenario
Là phương pháp phân tích sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố lên dự
án. Trước hết, đưa ra các tình huống xảy ra liên quan tới các yếu tố. Dùng phần

mềm Excel Scenario để tính sự tác động của chúng lên dự án trong mỗi tình
huống xảy ra.
2.6. Tóm tắt
Ở chương này, tác giả trình bày khái nhiệm có liên quan tới đề tài nghiên
cứu như: du lịch, teambuilding; vai trò, phân loại và đối tượng sử dụng
Teambuilding. Ngoài ra, tác giả còn trình bày mô hình đánh giá lợi nhuận của
Jensson ( mô hình mà tác giả dùng để nghiên cứu đề tài này), phương pháp 3
điểm dùng để giả định chi phí, các tỷ số tài chính, các phương pháp phân tích rủi
ro


















20












CHƯƠNG 3
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TOUR TEAMBUILDING
TẠI VỊNH CAM RANH – KHÁNH HÒA








×