LỜI MỞ ĐẦU
Đứng trước sự đòi hỏi về công nhiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, các chính
sách phát triển một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ
nghĩa cũng dần được hình thành. Việc gia nhập khu vực thương mại mậu dịch tự do
với các nước ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1997), bình thường hóa quan
hệ với Hoa Kỳ và gia nhập WTO (2006), đã mở ra một thời kỳ mới cho đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam, tạo nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế nước ta, trong đó có
dịch vụ Logistics.
Logistics là nghệ thuật, khoa học của quản lý và điều chỉnh luồng di chuyển
của hàng hóa, năng lượng, thông tin và những nguồn lực khác như sản phẩm, dịch
vụ và con người, từ nguồn lực của sản xuất cho đến thị trường. Thật là khó khi phải
hoàn thành công việc tiếp thị hay sản xuất mà không có sự hỗ trợ của Logistics.
Logistics có rất nhiều các phương thức vận chuyển trong đó hàng không là phương
thức ưu việt và nhanh nhất mà con người hiện có để vận chuyển hàng hóa từ nơi
này đến nới khác mà các phương thức khác không thực hiện được hoặc thực hiện
không hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc vận chuyển hàng hóa bằng đường
không trong ngoại thương, Republic Cargo Service (sau đây được gọi là RCS) đã
xây dựng cho mình một hệ thống văn phòng và công ty trên toàn cầu, với mục đích
đơn giản hóa và thuận lợi hơn cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
không giữa các quốc gia của các công ty có hoạt động liên quan đến xuất nhập
khẩu. Công ty được thành lập tại NewYork – Hoa Kỳ vào đầu những năm 80, với sự
phát triển khá lâu dài và hiện nay đã thành lập một công ty con ở Việt Nam vào năm
2009. Thị trường logistics của Việt Nam vẫn đang là một đại dương xanh cho các
công ty logistics, nhưng RCS Việt Nam do mới thành lập còn khá non trẻ, vì thế bên
cạnh những thuận lợi cơ bản, công ty còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nhận
biết được thực trạng và những khó khăn còn vướng mắc trong hoạt động của công
ty và tính cấp thiết của vấn đề đó nên em đã chọn đề tài cho báo cáo thực tập cuối
khóa của mình là: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty TNHH Logictics RCS
Việt Nam”
Báo cáo thực tập cuối khóa bao gồm 3 chương:
- Chương I: Khái quát chung về hoạt động Logistics và công ty TNHH
RCS Việt Nam
- Chương II: Thực trạng hoạt động của công ty Logistics RCS Việt Nam
- Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh dịch vụ Logistics tại công ty
Để hoàn thành báo cáo thực tế này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến
trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện cho em có được kì thực tế bổ ích.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Nguyễn Quang Huy người đã
tận tình chỉ bảo hướng dẫn động viên em trong suốt thời gian thực tế.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, cán bộ nhân viên trong công ty
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành bài báo cáo này.
Vìhiểu biết còn hạn chế, bài viết còn nhiều thiếu xót. Kínhmong thầy giáo xem
xét và chỉnh sửa để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Hồng Quang
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI
HÀNG KHÔNG VÀ CÔNG TY TNHH LOGISTICS RCS VIỆT NAM
1.1 Khái quát chung về hoạt động vận tải hàng không
1.1.1 Khái niệm về vận tải hàng không
Theo nghĩa rộng: vận tải hàng không là tập hợp các yếu tố kinh tế - kỹ thuật,
nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả.
Theo nghĩa hẹp: vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không
trung, hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu
kiện từ 1 địa điểm này đến 1 địa điểm khác bằng máy bay.
1.1.2 Vai trò của vận tải hàng không
Vận tải đường hàng không có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói
chung và buôn bán quốc tế nói riêng.
Vận tải hàng không chiếm 20 - 30% tổng kim ngạch của buôn bán quốc tế,
nhưng chỉ chiếm khoảng 1 - 2 % tổng khối lượng hàng hóa trong chuyên chở quốc
tế.
Là phương thức vận tải quan trọng trong thương mại quốc tế và đặc biệt phát
triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nó có vị trí số một trong việc vận chuyển
hàng hóa giao khẩn cấp, giao ngay như: hàng mau hỏng, dễ thối, hàng cứu trợ khẩn
cấp, súc vật sống, những mặt hàng đáp ứng thời cơ thị trường, hàng nhạy cảm về
thời gian, hàng có giá trị cao.
Nó còn có vị trí quan trọng trong việc giao lưu kinh tế giữa các nước, là cầu
nối giữa các nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia trên thế giới. Là phương tiện
chính trong du lịch quốc tế, là mắt xích quan trọng trong quy trình tổ chức vận tải
đa phương thức quốc tế.
1.2 Giới thiệu về công ty RCS Viêt Nam
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
RCS Logistics có tên đầy đủ là Republic Cargo Service Logistics (sau đây
được gọi tắt là RCS) được thành lập vào năm 1985 bởi Patrick Heaney với tên gọi
là H & M hàng không quốc tế. Có trụ sở đặt tại New York, H & M hoạt động như
một công ty giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế và nội địa
Trong năm 1994, H & M hợp nhất với một công ty giao nhận vận tải hàng
không rất thành công tại Hồng Kông thuộc sở hữu của Philip Liu, người sau này đã
trở thành giám đốc điều hành tại khu vực Châu Á, để tạo ra RCS Logistics. Patrick
Heaney đã trở thành giám đốc điều hành của công ty mới sáp nhập. Năm 2004,
Brian Heaney được thăng chức tổng giảm đốc của RCS.
RCS Logistics đã mở rộng sự hiện diện toàn cầu của mình đáng kể thông qua
hoạt động mua lại,cac kế hoạch phát triển chiến lược và bây giờ công ty đã có hàng
trăm các văn phòng thuộc sở hữu của công ty tại Hoa Kỳ, Singapore, Philippines,
Trung Quốc, Indonesia, Campuchia, Việt Nam, Hồng Kông, Ấn Độ, Sri Lanka,
Bangladesh, liên hiệp Anh và Hà Lan cũng như các địa điểm liên kết trong hơn 80
quốc gia trên toàn thế giới.
Ngày nay, RCS Logistics là một công ty tư nhân có số vôn điều lệ lên đến 250
triệu đô, có trụ sở đặt tại Springfield Gardens, New York (JFK) và Hồng Kông
(HKG).
Tháng 06/2009, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong việc thành lập RCS
Việt Nam, Tập đoàn RCS quyết định thành lập công ty mẹ tại thành phố Hồ Chí
Minh. Sau đó, đến năm 2010, đặt văn phòng đại diện tại Hà Nội
Trụ sở chính: Lô 2, tầng 11, tòa nhà HMC
Số 193 đường Đinh Tiên Hoàng, Quận 01
Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: +84 8 3820 6655
Fax: +84 8 3820 1085
Chí nhánh:
Tầng 16, tòa nhà Mipec
Số 229, đường Tây Sơn, Quận Đống Đa
Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tel: +84 4 3773 8009
Fax: +84 4 3773 8010
1.2.2 Sản phẩm và dịch vụ
Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)
Theo chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ làm những công việc sau
đây:
- Chọn tuyến đường, điều kiện vận tải và người chuyên chở thích hợp sao cho
hàng được di chuyển nhanh chóng, an toàn, chính xác,tiết kiệm.
- Lưu cước với người chuyên chở đã chọn
- Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư
Đóng gói hàng hoá (trừ việc đóng gói hàng hoá thuộc trách nhiệm của người
gửi hàng trước khi giao cho công ty) có tính đến tuyến đường, điều kiện vận tải, bản
chất của hàng hoá, và những quy chế áp dụng nếu có, ở nước xuất khẩu, nước quá
cảnh và nước nhập khẩu.
- Lo liệu việc lưu kho, cân đo, mua bảo hiểm cho hàng hoá khi khách hàng
yêu cầu.
- Vận tải hàng hoá đến sân bay, thực hiện việc khai báo hải quan, các thủ tục
chứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở.
- Thực hiện việc giao dịch ngoại hối nếu có
- Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước.
- Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở giao cho người gửi hàng.
- Thu xếp việc chuyển tải trên đường nếu có yêu cầu.
- Giám sát việc vận tải hàng hoá trên đường gửi tới người nhận hàng thông
qua những mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của công ty ở nước ngoài.
- Ghi nhận những tổn thất của hàng hoá, nếu có.
- Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất
hàng hoá, nếu có.
Dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)
Theo những chỉ dẫn của khách hàng, người giao nhận sẽ:
- Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận tải hàng hoá khi trách nhiệm
vận tải hàng hoá thuộc về người nhận hàng.
- Nhận và kiểm tra tất cả những chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng
hoá, quan trọng nhất là vận đơn.
- Nhận hàng của người chuyên chở và nếu cần thì thanh toán cước.
- Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những phí khác cho hải
quan và những cơ quan liên quan.
- Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần.
- Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng.
- Giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở về
tổn thất hàng hoá nếu có.
- Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng hoá nếu 2 bên
có hợp đồng.
Dịch vụ giao nhận hàng hoá đặc biệt:
Giao nhận hàng hoá đặc biệt khác giao nhận hàng hoá thông thường ở chỗ
công việc này đòi hỏi người giao nhận phải có them các thiết bị chuyên dụng, đồng
thời cũng yêu cầu người giao nhận phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững
chắc. Đó là do hàng hoá đặc biệt không đồng nhất mà có thể là hàng bách hoá, bao
gồm nhiều loại thành phẩm, bán thành phẩm, hay hàng sơ chế hoặc những hàng hoá
khác giao lưu trong buôn bán quốc tế
1.2.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý của chi nhánh Hà Nội
Ban lãnh đạo công ty
Tên Chức vụ Văn phòng
Y.C.Chou Giám đốc Thành Phố Hồ Chí Minh
Bùi Thị Huệ (Hana) Trưởng chi nhánh Chi nhánh Hà Nội
Phạm Thùy Diu (Jinny) Trưởng phòng kinh doanh Chi nhánh Hà Nội
Lê Thị Dung (Jenny) Kế toán trưởng Chi nhánh Hà Nội
Phạm Anh Tuấn Trưởng phòng nhân sự Chi nhánh Hà Nội
Các phòng ban trong công ty, chức năng bộ phận
Phòng kinh doanh : Marketing, lên kế hoạch và lên phương án triển khai việc
tiếp cận, tìm kiếm khách hàng và tư vấn về việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến
việc vận chuyển để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khách hàng.
Phòng tài chính - Kế toán: Thực hiện chức năng tài chính của công ty, đảm
bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, cũng như khả năng quay vòng vốn trong
nội bộ công ty.
Phòng làm hàng trên sân bay: có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động vận tải và
phi vận tải trong lãnh thổ Việt Nam: thông quan hàng hóa, kẻ ký mã hiệu, đóng gói
vận chuyển, vận tải nội địa bằng đường hàng không….
Phòng nhân sự: tuyển dụng, đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực cho công ty.
1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng kết qua hoạt động kinh doanh
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1 Tổng doanh thu 20,9 29,05 33,4
2 Lợi nhuận sau thuế 6,395 7,163 7,817
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: phòng kế toán công ty RCS Việt Nam chi nhánh miền Bắc
1.2.5 Sơ đồ tổ chức
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
GIÁM ĐỐC
VĂN PHÒNG MIỀN NAM
VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
NHÂN VIÊN LÀM HÀNG
PHÒNG NHÂN SỰ
PHÒNG KINH DOANH
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY LOGISTICS RCS VIỆT NAM
2.1 Thực trạng cung cấp dịch vụ của công ty Logistics RCS Việt Nam
2.1.1 Tìm kiếm đàm phán với khách hàng
Đội ngũ nhân viên phòng kinh doanh sẽ đảm nhiệm việc tìm kiếm và nghiên
cứu khách hàng mới, duy trì và củng cố quan hệ bạn hàng với các khách hàng chiến
lược và quen thuộc của công ty. Đối với những khách hàng mới, nhân viên phòng
kinh doanh thường phải kiểm tra tính hợp pháp của khách hàng, nghiên cứu rõ nhu
cầu của khách hàng, sau đó họ sẽ tiến hành đàm phán với khách hàng. Việc đàm
phán được tiến hành thông qua gặp mặt trực tiếp, qua điện thoại, liên lạc qua email
và fax. Để nâng cao tính cạnh tranh,công ty thường khuyến khíchsử dụng phương
thức đàm phán trực tiếp với các khách hàng trong nội địa, qua đó trực tiếp tư vấn
cho khách hàng về các dịch vụ mà công ty cung cấp. Mặt khác, quan hệ đối tác dựa
trên uy tín và tin tưởng lẫn nhau nên việc đàm phán cũng dễ dàng hơn. Những nội
dung chính thường được công ty và khách hàng trao đổi cặn kẽ là:
Điều khoản về giá cả: quy định về đồng tiền tính giá (có thể bằng USD,
EURO hoặc VND) tổng giá trị hợp đồng, phương thức tính giá, các chi phí phụ
thêm, thời gian hiệu lực của giá cước. Trong điều khoản này,khi kí hợp đồng thanh
toán cước phí bằng USD, EURO công ty có thể sẽ dự tính mức tăng giảm của tỉ giá
đồng ngoại tệ so với tiền VND do vậy cước phí có thể sẽ được cộng thêm phần dự
trù tăng tỷ giá.
Điều khoản về thanh toán: quy định rõ phương thức thanh toán (có thể bằng
chuyển khoản hoặc tiền mặt).
Điều khoản về tuyến đường vận chuyển: có thể là tuyến đường bay thẳng hoặc
phải thông qua nhiều chặng bay.
Điều khoản giao hàng: nêu rõ thời hạn mà công ty phải giao hàng cho khách
hàng, địa điểm giao hàng.
Điều khoản quyền lợi và nghĩa vụ của các bên: nêu rõ quyền lợi của khách
hàng và công ty cũng như nghĩa vụ mà đôi bên phải thực hiện.
Điều khoản miễn trách: quy định rõ tình huống hay trường hợp nào được coi
là miễn trách.
Điều khoản chung khác: hợp đồng được lập thành bao nhiêu bản có giá trị
pháp lý tương đương nhau hay không, nơi giải quyết tranh chấp nếu phát sinh.
Sau khi đã thỏa thuận, nếu khách hàng đồng ý với các điểu khoản đã được
thỏa thuận, công ty sẽ yêu cầu khách hàng gửi bản đề nghị cung cấp dịch vụ cho
phòng kinh doanh để xác nhận lại toàn bộ những gì đã thỏa thuận.
2.1.2 Xin chấp thuận từ phía giám đốc
Sau khi phòng kinh doanh nhận được bản đề nghị cung cấp dịch vụ logistics
của khách hàng, phòng kinh doanh sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng và lập bản kế
hoạch, tường trình rõ chi phí và doanh thu dự tính của công ty rồi gửi bản đó sang
cho phòng kế toán,cùng với hợp đồng để tính toán lỗ hay lãi, lên kế hoạch lưu
chuyển vốn thực hiện hợp đồng
Cuối cùng phòng kế toán sẽ chuyển bản kế hoạch và hợp đồng lên cho trưởng
chi nhánh xem xét, và trưởng chi nhánh sẽ tiến hành chuyển hợp đồng đó cho giám
đốc điều hành để xin ý kiến chấp thuận thực hiện hợp đồng này.
Sau khi có được sự chấp thuận của giám đốc điều hành, trưởng chi nhánh hoặc
nhân viên phòng kinh doanh được ủy quyền sẽ tiến hành kí kết hợp đồng chính thức
với khách hàng và thực hiện dịch vụ logistics.
2.1.3 Nhận hàng để thực hiện dịch vụ Logistics
Vào ngày hàng hóa đã sẵn sàng để được giao cho công ty vận tải, công ty sẽ
nhận hàng kèm theo đầy đủ bộ chứng từ liên quan đến việc chuyên chở hàng hóa từ
người gửi hàng như: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, bản kê chi tiết và những
chứng từ cần thiết khác tùy thuộc vào yêu cầu của nước nhập khẩu và yêu cầu đối
với từng mặt hàng khác nhau. Hàng hóa phải được đảm bảo đang trong điều kiện
chấp nhận được: không có thiếu hụt, thùng hàng không hư hại, bao bì đủ khỏe…
Hãng vận tải sẽ tiến hành giao hàng hóa đến hãng hàng không.
Khi nhận hành hóa từ người gửi hàng, cả 2 bên sẽ phải kí vào Giấy/phiếu
chứng nhận giao hàng, trên đó chỉ rõ kích thước mỗi thùng hàng, thời gian giao
hàng, tổng trọng lượng, trọng lượng tính cước và tính trạng hàng hóa khi giao
nhận. Căn cứ vào giấy chứng nhận giao hàng, công ty sẽ phát hành vận đơn cuối
cùng và gửi e-mail thông báo trước bao gồm các chứng từ kèm hàng và lịch bay, dự
kiến ngày tới người nhận hàng và người môi giới (là bên được thông báo, thông
thường là bên làm thủ tục hải quan nhập khẩu). Người môi giới dùng các tài liệu đó
để làm trước thủ tục hải quan và sắp xếp nhận hàng.
2.1.4 Lên chí phí lô hàng
Chi phí thực hiện lô hàngđượcáp dụng theo bảng giá của công ty đãđược giám
đốc công ty (ở thành phố Hồ Chí Minh) thông qua. Nhân viên làm hàng trên sân
baysẽ sử dụng tối đa kinh nghiệm nghiệp vụ của mình khi làm việc với hãng hàng
không và hạn chế chi phí trong phạm vi bảng giá nói trên. Những chi phí nào có hoá
đơn, nhân viên giao nhận sẽ phải xuất trìnhđầy đủ, hợp lệ hoặc giải trình một cách
hợp lý. Nếu không có, khoản chi phíđó sẽ không được duyệt.
Trước mỗi lô hàng, nhân viên làm hàng phải làm bản dự chi để trình phòng kế
toán. Phòng kế toán được phép ký duyệt tạmứng cho nhân viên giao nhận với số dư
nợ tối đa của mỗi lô hàng không vượt quámười triệu đồng, nếu vượt quá mười
triệuđồng sẽ chuyển cho trưởng chi nhánh ký duyệt và phải có chữ ký của phòng kế
toán.
2.1.4 Hoàn tất dịch vụ
Tại sân bay đến, đại lý RCS sẽ cập nhật tình trạng lô hàng và gửi giấy báo
hàng đến,giao hàng cho người môi giới. Tiếp đó người môi giới sẽ giao hàng cho
người nhận hàng.
Phòng kế toán sẽ chịu trách nhiệm lo việc thanh toán cho hãng hàng không
cũng như việc thu tiền cước từ khách hàng. Trong trường hợp có sự chậm trễ về
việc thanh toán từ phía khách hàng, phòng kế toán sẽ thông báo lại việc này cho
phòng kinh doanh để giục trả tiền.
2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty Logistics RCS Việt Nam
2.2.1 Mặt hàng giao nhận
Bảng mặt hàng giao nhận
Mặt hàng Năm 2010 2011 2012
May mặc, giày dép 9,254 13,470 15,623
Linh kiện điện tử 8,013 11,434 15,940
Máy xúc đã qua sử dụng 3,632 4,145 1,837
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: phòng kế toán công ty RCS Việt Nam chi nhánh miền Bắc
May mặc và giày dép luôn là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam nói chung và
của công ty nói riêng, nhìn vào bảng trên ta có thể thấy mặt hàng này luôn chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu vận chuyển của công ty. Để có được mức tăng trưởng trung
bình trên 30% trong danh sách cung ứng dịch vụ, công ty trong các năm qua luôn
ký được những hợp đồng lớn về vận chuyển hàng may mặc, giày dép xuất khẩu với
các công ty hàng đầu trong lĩnh vực này như CP dệt may đầu tư thương mại, TNHH
dệt may Bến Nghé sang thị trường các nước Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc… Một vài
hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu của nước ngoài phục vụ quá trình gia công
hàng trong nước.
Năm 2012 là một năm đầy khó khăn với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may
Việt Nam.Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Mỹ, Châu Âu, Nhật
Bản và Hàn Quốc đều co hẹp do nhu cầu tiêu dùng giảm đáng kể. Ví dụ thị trường
Mỹ nhập khẩu giảm khoảng 3 tỷ USD, 27 nước châu Âu giảm 24 tỷ USD so với
năm 2011.Một điều đáng ngạc nhiên là sức mua thế giới giảm, nhưng xuất khẩu dệt
may của Việt Nam vẫn tăng, đặc biệt tăng mạnh tại thị trường Hàn Quốc. Điều này
đã giúp cho các công ty chuyên chở hàng hóa của Việt Nam trong đó có RSC không
những giữ được mức doanh thu hàng năm mà còn gia tăng nó đáng kể
Mặt hàng linh kiện điện tử cũng là một trong những đối tượng vận chuyển chủ
lực của công ty, nhờ giữ được mối quan hệ bạn hàng quen thuộc với hãng điện tử
Samsung và các hãng gia công hàng điện tử xuất khẩu, công ty đang ngày càng
khẳng định được tầm quan trọng của mình với lĩnh vực vận chuyển hàng linh kiện
thiết yếu bằng đường hàng không
Ngành xây dựng Việt Nam trong năm 2012 đã chững lại do bất động sản đóng
băng, điều này đã anh hưởng nghiêm trọng tới tình hình vận chuyển máy xúc đã qua
sử dụng của công ty. Nhận định tình hình còn khó khăn kéo dài sang năm 2013,
công ty đang có ý định chuyển trọng tâm của mình sang phía hàng nông sản nhằm
đảm bảo sự tăng trưởng của công ty trong tương lai.
2.2.2 Doanh thu và lợi nhuận
Bảng doanh thu và lợi nhuận
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1 Tổng doanh thu 20,9 29,05 33,4
2 Lợi nhuận sau thuế 6,395 7,163 7,817
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: phòng kế toán công ty RCS Việt Nam chi nhánh miền Bắc
Năm 2011 là một năm rất khó khăn với ngành vận tải hàng không Việt Nam,
do chịu tác động tiêu cực từ các biến động trên thế giới như động đất, sóng thần ở
Nhật Bản, biến động chính trị ở Bắc Phi, cướp biển lan rộng ở Đông Phi, khủng
hoảng nợ công ở Châu Âu, lũ lụt tại Thái Lan làm cho thị trường vận chuyển bị thu
hẹp, hàng hóa ít được xuất khẩu hơn do kinh tế trì trệ, giá cước vận chuyển tăng do
giá dầu tăng cao. Hơn nữa, số lượng các công ty tham gia lĩnh vực vận tải hàng
không tại Việt Nam và trên thế giới tiếp tục tham gia vào thị trường trong năm 2011
làm gia tăng sự cạnh tranh vốn đã rất khắc nghiệt trên thị trường vận tải trong các
năm qua và tạo tác động kép làm giảm giá thực hiện dịch vụ của công ty, ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Ngoài ra, công ty còn phải đối mặt
với áp lực lớn do lãi suất Ngân hàng cao và chênh lệch tỷ giá lớn. Đứng trước
những thách thức không ngừng đấy, ban lãnh đạo công ty đã giám sát, chỉ đạo sát
sao hoạt động của công ty để tăng doanh thu, kiểm soát chi phí ở mức hợp lý nên
năm 2011 công ty đã đạt được doanh thu cao hơn năm 2010 (tăng 8,15 tỷ đồng).
Mặc dù, chi phí tăng cao vì chính sách tăng tiền lương cho cán bộ nhân viên trong
công ty và đặc biệt là chi phí cho hãng hàng không do cước phí vận chuyển tăng
nhưng lợi nhuận của công ty vẫn tăng trưởng ở mức trên 10%
Năm 2012 nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng ở mức thấp, khó khăn trong
việc xây lắp hạ tầng đã khiến cho doanh thu vận chuyển máy xúc đã qua sử dụng
của công ty có phần giảm sút đáng kể. Nhưng bên cạnh những khó khăn đó, công ty
đã tận dụng được sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình về lĩnh vực linh kiện điện
tử nên đã thu được nhiều hợp đồng có giá trị cao, điều này đã khiến cho doanh thu
và lợi nhuận của công ty tăng nhẹ trong năm.
2.2.3Phướng hướng và kế hoạch kinh doanh năm 2013
Theo nhận định của các tổ chức nghiên cứu kinh tế, năm 2013 nền kinh tế thế
giới tiếp tục gặp khó khăn và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chính như việc giải
quyết nợ công ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu, sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ
và xung đột chính trị và tranh chấp chủ quyền ở một số khu vực trên thế giới.
Trong nước, tình hình kinh tế Việt Nam có thể tiếp tục biến động khó lường,
tình trạng nợ xấu và hàng tồn kho vẫn còn tiếp diễn trong những tháng đầu năm
2013. Tuy nhiên với những quyết tâm của chính phủ, thể hiện qua các chính sách và
biện pháp mạnh mẽ về tài chính tiền tệ, giảm lãi suất ngân hàng, giữ lạm phát ở
mức thấp, thực hiện quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó đặc biệt là tái cơ cấu
đầu tư công sẽ được tiến hành mạnh mẽ và hiệu quả hơn trước. Bên cạnh đó, các
chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp và người tiêu dùng đang được bàn
thảo cũng hứa hẹn sẽ được áp dụng trong năm 2013 nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sản
xuất và tiêu dùng nội địa, khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất của các doanh
nghiệp.
Trên cơ sở đó, chính phủ dự kiến mức tăng trưởng GDP trong năm 2013 sẽ
vào khoảng 5,5%, cao hơn tăng trưởng GDP năm 2012 là 5%. Đối với công ty, bên
cạnh điều kiện khách quan chung của nền kinh tế như đã nêu trên, về phía chủ quan,
với chủ trưởng tập trung phát triển dịch vụ giao nhận bằng đường hàng không, quan
tâm chăm sóc và phát triển mạng lưới khách hàng lớn đã được thực hiện trong thời
gian gần đây, công ty tin tưởng sẽ phấn đấu duy trì sự phát triển đã đạt được trong
năm 2012, đặt mục tiêu tăng trưởng tất cả các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận so
với năm trước.
Một số công tác cụ thể sẽ được công ty triển khai và thực hiện trong năm
2013:
- Thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ giao nhận cho các dự án lớn đang thực
hiện, tiếp tục tìm kiếm và đấu thầu các dự án lớn khác.
- Duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng lớn và truyền thống của công ty, luôn
quan tâm chăm sóc và đảm bảo cung cấp dịch vụ giao nhận với chất lượng
và giá cả phù hợp nhất cho các khách hàng lớn này.
- Tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đại lý của công ty trên thế giới và các hãng
hàng không trong nước cũng như quốc tế.
- Tiếp tục hợp tác với các đơn vị trong hệ thống giao nhận của Việt Nam để
giới thiệu dịch vụ và các giải pháp giao nhận vận chuyển tối ưu với mục đích
tối đa hóa lợi ích của các bên trong hệ thống trên cơ sở các bên cũng có lợi.
- Tăng cường nhân lực cho chi nhánh Hà Nội để có thể đảm bảo chất lượng
dịch vụ của bộ phận hiện trường, đẩy mạnh công tác chào bán dịch vụ tại thị
trường miền Bắc và miền Trung.
- Tiếp tục công tác hoàn thiện thủ tục pháp lý liên quan đến các cơ sở đất đai
công ty đang quản lý và sử dụng để sớm đưa chi nhánh miền Trung vào hoạt
động.
Kế hoạch tài chính năm 2013
Trên cơ sở kết quả kinh doanh đã đạt được trong năm 2012 và các phương
hướng kinh doanh dự kiến đã nêu trên, công ty phấn đấu thực hiện kế hoạch tài
chính năm 2013 như sau:
Tổng doanh thu: 40 tỷ đồng, bằng 120 % năm 2012
Tổng lợi nhuận sau thuế: 09 tỷ đồng, bằng 115 % năm 2012
2.3 Đánh giá ưu – nhược điểm của công ty
2.3.1 Ưu điểm
Tiềm lực lớn về tài chính.
RCS Việt Nam bắt nguồn từ một công ty đa quốc gia nên có lợi thế rất lớn về
vốn và công nghệ so với các công ty khác trong nội địa Việt Nam. Với nguồn tài
chính dồi dào, RCS Việt Nam luôn đảm bảo cho các đối tác về khả năng thực hiện
dịch vụ giao nhận với chất lượng tốt nhất và chi phí hợp lý nhất
Công nghệ hiện đại
Ứng dụng tin học trong quản trị Logistics: công nghệ thông tin đã được công
ty sử dụng và khai thác tốt trong quá trình hoạt động. Các doanh nghiệp bạn hàng
của công ty cũng đã khá quen thuộc với việc sử dụng các công nghệ hiện đại này để
kiểm tra hàng hóa và thực hiện dịch vụ. Công ty luôn sử dụng những phần mềm hỗ
trợ trong việc phát hành chứng từ vận chuyển hàng hóa, theo dõi quá trình vận
chuyển hàng hóa, quản lý container….đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
Sử dụng hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS giúp công ty nắm được thời
gian, địa điểm và tình trạng hàng hóa, qua đó nâng cao hiệu quả của việc gửi hàng
và tính chính xác trong việc kiểm kê hànghóa. Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử làm
tăng độ chính xác của thông tin, dòng thông tin đượctruyền nhanh hơn, suôn sẻ hơn
nhưng lại không tốn giấy tờ. Hệ thống giao thông liên kết điện tử sẽhợp nhất các
yếu tố vận tải, cơ sở hạ tầng, người sử dụng và kết hợp các yếu tố này thông
quaviệc sử dụng công nghệ điện toán đám mây trong hệ thống.
Mạng lưới công ty trên toàn thế giới
RCS là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực vận tải hàng không trên
thế giới, với mạng lưới rộng khắp trên gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với kinh
nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giao nhận hàng không trên thị trường nước ngoài,
RCS dễ nắm bắt hơn các công ty vận tải hàng không khác của Việt Nam về tình
hình hàng hóa hay nhu cầu của các khách hàng ở nước ngoài, giúp cho các khách
hàng của công ty chủ độnghơn trong các tình huống sự cố xảy ra tại nước ngoài như
tranh chấp, kiện tụng, cũng như dễnắm bắt, hiểu được rõ hơn về các tập tục thương
mại của các nước sở tại.
Nguồn nhân lực mạnh
Đội ngũ nhân viên của công ty đều có kinh nghiệm lâu năm và hầu hết đều
được tuyển chọn từ những trường đại học hàng đầu chuyên về đào tạo các nghiệp
vụ ngoại thương. Đó là những nhân viên có thể xử lý các tình huống thị trường một
cách linh hoạt, sáng tạo, có khả năng chuyển hướng và thích ứng rất nhanh nếu ở
công ty xuất hiện những nhiệm vụ mới. Họ tập trung thực hiện và hoàn thành kế
hoạch một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tất cả đều tin tưởng vào tương lai
của công ty, có thể làm việc theo giờ giấc thất thường của một công ty non trẻ và
biết cách đối xử với những khách hàng khó tính.
Công ty cũng luôn chú trọng đến vấn đề phát triển con người, do vậy công ty
thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn và trung hạn nhằm nâng cao nghiệp vụ
trong hoạt động giao nhậncho nhân viên để tạo ra hệ thống nguồn nhân lực có kinh
nghiệm cao và được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, am hiểu luật
pháp trong nước và quốc tế. Không những thế, công ty còn tạo điều kiện cho các
nhân viên đi học thêm về Logistics ở nước ngoài, mời các chuyên gia quốc tế đầu
ngành về để giảng dạy trong việc tổ chức chuỗi hoạt động Logistics.
Phương thức quản lý hiện đại
Công ty không thực hiện công việc theo chức năng mà là thực hiện công việc
theo đa chức năng. Đó là lý do vì sao hệ thống đào tạo của công ty không đào tạo
chuyên môn hóa sâu mà là đào tạo đa kỹ năng diện rộng. Công việc từ nhiệm vụ
đơn giản nhờ chuyên môn hóa hẹp sang công việc đa năng. Nhân viên trong môi
trường hiện đại, năng động của công ty không những giỏi chuyên môn của mình mà
còn am hiểu các chuyên môn khác có liên quan.
Công ty được xây dựng một cách gọn nhẹ ít tầng nấc, có thể chuyển tải thông
tin một cách nhanh chóng và dễ dàng phản ứng với sự thay đổi của môi trường.
Việc tinh giảm gọn nhẹ bộ máy còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí
tăng khả năng cạnh tranh. Các giá trị văn hóa của tổ chức cũng được thay đổi từ bị
động sang thế chủ động. Mối liên hệ giữa các bộ phận ngày càng phụ thuộc vào
nhau một cách chặt chẽ hơn .Vì thế mà sự liên kết giữa các cá nhân để hoàn thành
công việc cũng được tăng lên. Tuy nhiên nó được thực hiện trong một môi trường
đa văn hóa đã làm cho tiến trình quản trị nguồn nhân lực trở nên hơi phức tạp và
khó khăn.
Cơ sở của việc đánh giá và trả lương không chỉ dựa vào hoạt động mà chủ yếu
dựa vào kết quả. Rõ ràng tính thiết thực và hiệu quả rất được chú trọng. Việc trả
lương dựa theo kết quả công việc đã khiến cho các nhân viên quan tâm nhiều hơn
nữa đến kết quả của những hoạt động của chính bản thân họ .
Tiêu chuẩn để đề bạt thăng chức không những chỉ dựa vào kết quả công việc
mà dựa chủ yếu vào khả năng. Chính điều này đã mở ra và thúc đẩy công tác đào
tạo hướng đến việc cung cấp những người có năng lực cao cho công ty. Những
người trẻ tuổi được đào tạo bài bản có nhiều cơ hội hơn trong thăng tiến nghề
nghiệp.
Quản lý chiến lược về nhân lực được tiến hành trong công ty nhằm tối đa hóa
lợi nhuận thu được từ tài sản là chính các nhân viên tài năng của công ty. Mục đích
của quản lý chiến lược về nhân lực là nâng cao hiệu quả chung của công ty bằng
cách nâng cao hiệu quả của từng cá nhân làm việc trong công ty.
Chính sách hợp lý cho người lao động
Công ty thực hiện nguyên tắc trả lương theo lao động kết hợp với việc trả
lương theo kết quả công việc. Công ty cũng xác định tiền lương là đòn bẩy để tăng
năng suất lao động và tăng cường hiệu quả công tác. Chính sách tiền lương được
xây dựng trên cơ sở đảm bảo hài hòa các lợi ích của nhà nước, của người lao động
và của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, hàng năm công ty đều có chế độ tham quan, nghỉ
mát cho nhân viên và có chế độ thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ.
2.3.2 Nhược điểm
Xung đột văn hóa trong công ty
Các tập đoàn đa quốc gia có nhiều chi nhánh hoạt động ở nhiều nước trên thế
giới, thường phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa quốc tịch và đa
văn hóa. Để tăng cường sức mạnh và sự liên kết giữa các chi nhánh của các công ty
đa quốc gia ở các nước khác nhau, các tập đoàn phải có một nền văn hóa đủ mạnh.
Tập đoàn RCS cũng đã xây dụng cho mình một bản sắc văn hóa riêng và đây được
coi là một trong những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh lợi hại.
Văn hóa ngoại quốc luôn cho rằng, ai cũng có quyền lợi hưởng cuộc sống
hạnh phúc tự do bằng sức lao động chính đáng của họ. Bản sắc văn hóa của tập
đoàn làm cho người ta học được chữ tín trong khế ước và tất cả mọi người đều bình
đẳng về cơ hội phát triển: ai nhanh hơn, thức thời hơn, giỏi cạnh tranh hơn thì người
đó giành thắng lợi. Có thể nói, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiệu quả thực tế,
phóng khoáng, khuyến khích phấn đấu cá nhân đã trở thành nhịp điệu chung của
văn hóa trong các công ty của RCS.
Đặc điểm nổi bật của văn hóa dân tộc Việt Nam là coi trọng tư tưởng nhân
bản, chuộng sự hài hoà, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu tự lực, tự cường… Tuy
nhiên, văn hóa Việt Nam cũng có những điểm hạn chế: người Việt Nam phấn đấu
cốt để “vinh thân phì gia”, yêu thích trung dung, yên vui với cảnh nghèo, dễ dàng
thoả mãn với những lợi ích trước mắt, ngại cạnh tranh; tư tưởng “trọng nông khinh
thương” ăn sâu vào tâm lý người Việt đã cản trở không nhỏ đến việc mở rộng kinh
doanh, làm ăn; thói quen thủ cựu và tôn sùng kinh nghiệm, không dám đổi mới, đột
phá gây trở ngại cho sự phát triển củacông ty.
Mới thành lập
Tập đoàn RCS đã có kinh nghiệm lâu năm trên trường quốc tế nhưng chỉ mới
được thành lập ở Việt Nam. Bước đầu khởi nghiệp, công ty chỉ tập trung nguồn lực
cho việc phát triển dịch vụ, ít đầu tư quảng bá thương hiệu vì nghĩ rằng việc làm
trên là không cần thiết và tốn kém. 5 năm không phải là một chẳng đường ngắn
nhưng cũng chưa đủ dài để RCS Việt Nam được nhiều bạn hàng biết đến. Công ty
có thể sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội, thậm chí đi tiên phong nhờ tính sáng tạo cao,
nhưng nếu không tạo được một nền tảng vững chắc để truyền bá giá trị này đến với
thị trường thì khó có thể tiến xa được.
Thiếu đa dạng trong cung ứng dịch vụ
Tại Việt Nam hiện nay có khoảng gần 1000 nhà cung ứng dịch vụ vận tải giao
nhận, trong số đó có trên 80% các công ty đều có khả năng cung cấp dịch vụ giao
nhận đa phương thức, các công ty con của tập đoàn RCS ở nước ngoài hầu hết đều
có khả năng này nhưng RCS Việt Nam thì chưa. Công ty chỉ tập trung vào mảng
dịch vụ vận tải hàng không nên rất khó để cạnh tranh với các công ty giao nhận đa
phương thức nhà nước, liên doanh hay 100% vốn nước ngoài khác tại Việt Nam.
Phân khúc thị trường chưa đa dạng
80% doanh thu chính của công ty là từ các mặt hàng xuất khẩu mà chưa lấn
sang mảng hàng nhập khẩu. Hàng năm Việt Nam nhập khẩu rất nhiều linh kiên điện
tử từ phía Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…Đây là mảng thị trường kiếm được
nhiều lợi nhuận và rất tiềm năng để công ty hướng đến trong tương lai.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH DỊCH GIAO NHẬN TẠI CÔNG TY
3.1. Định hướng phát triển của công ty Logistics RCS Việt Nam
3.1.1 Chiến lược phát triển trong giai đoạn 2012 - 2017, xét đến năm 2020
Năm 2012, tình hình kinh tế trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động
trực tiếp không thuận lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hàng trăm ngàn
doanh nghiệp đang hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam. Chính sách thắt chặt tiền tệ,
tiếp cận vốn vay khó khăn, lãi suất còn cao, hàng tồn kho nhiều, sức mua thị trường
giảm…làm cho các doanh nghiệp (trong đó có RCS Việt Nam) tiếp tục đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức. Mặc dù, chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-
CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị
trường. Các bộ, ban ngành trung ương, nhất là ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã
có một số chính sách tín dụng, về cơ chế cơ cấu nợ lãi, nợ gốc, giãn nợ và các chính
sách ưu đãi tín dụng khác nhằm giúp doanh nghiệp từng bước tháo gỡ vượt qua khó
khăn nhưng hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu tốt để phục hồi kinh tế. Trong bối cảnh
đó, ban lãnh đạo RCSViệt Nam luôn theo sát diễn biến của nền kinh tế và các chính
sách tài chính, tiền tệ của chính phủ Việt Nam, chủ động dự báo, nhận định tình
hình để đề ra những biện pháp ứng phó kịp thời, liên tục điều chỉnh với mọi biến
động của thị trường,cố gắng phát huy hết năng lực, sở trường của công ty, tiếp tục
đổi mới và kiện toàn nhân sự, điều chỉnh kế hoạch theo hướng ưu tiên hàng đầu là
chú trọng đầu tư chiều sâu đến lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, truyền thống mà Tập
đoàn RCS cũng như công ty đã gây dựng từ thời kỳ đầu thành lập; mặt khác, công
ty sẽ gia tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng mới thuộc các dự án chiến lược mà công ty
đang có ý định tham gia như là vận tải biển, đường sắt, đa phương thức nhằm phát
sinh thêm doanh thu từ đó gia tăng lợi nhuận cho công ty, cụ thể như sau:
Về lĩnh vực kinh doanh cốt lõi:
- Lĩnh vực vận chuyển hàng không: đa dạng hoá chủng loại hàng hóa có thể
vận chuyển và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để nhằm đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt là những mặt hàng linh kiện điện tử nhạy
cảm cao.
- Lĩnh vực vận chuyển bằng đường biển, đường bộ: đầu tư xây dựng kho bãi
chứa hàng gần cảng Hải Phòng và cảng Hiệp Phước (Nhà Bè), đầu tư mua xe đầu
kéo và rơ móc, hệ thống cần cẩu,…
Về chiến lược nguồn vốn:
Để đảm bảo chủ động về nguồn vốn cho việc thực hiện chiến lược đầu tư của
mình trong thời gian tới, RCS Việt Nam sẽ lựa chọn việc kết hợp giữa vốn tự có,
vốn vay từ các tổ chức tín dụng và vốn huy động từ công ty mẹ ở nước ngoài nhằm
bảo đảm cơ cấu vốn hợp lý và chi phí tài chính tối ưu tạo nền tảng bền vững cho
tăng trưởng dài hạn của RCS Việt Nam.
Về nhân sự
Xác định nguồn nhân lực vẫn là yếu tố trung tâm cho sự phát triển. Tăng
cường công tác tuyển dụng, đào tạo, tái đào tạo nhân lực có kinh nghiêm trong
mảng vận tải đường biển và đa phương thức, tạo môi trường làm việc cũng như chế
độ ‘'chiêu hiền đãi sỹ'' tốt nhằm giữ chân và thu hút người tài phục vụ cho sự phát
triển của RCS Việt Nam trong dài hạn.
3.1.2Các giải pháp tổ chức thực hiện
Giải pháp về cơ chế, tổ chức:
- Tiếp tục điều chỉnh cơ chế hoạt động, tái cấu trúc sắp xếp lại bộ máy để tiết
kiệm chi phí, tăng hiệu quả họat động, hệ thống kế toán của các đơn vị tập trung
hoạch toán tại công ty mẹ ở thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu tăng cường sự
quản lý kiểm soát tài chính và tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị.
- Tiếp tục củng cố kiện toàn tổ chức, bổ xung nhân lực, sắp xếp lại nhân sự
cũng như bộ máy lãnh đạo tại các chi nhánh. Tăng cường nhân sự có năng lực
chuyên môn về vận tải đường biển và đa phương thức cho các ban (phòng) chức
năng. Tiếp tục tuyển dụng nhân lực chuyên môn nghiệp vụ cao để đáp ứng yêu cầu
công việc của công ty.
- Điều chỉnh tiền lương, tăng thu nhập cho nhân viên để ổn định đời sống,
thực hiện và giải quyết đầy đủ kịp thời các chế độ chính sách, tiền lương và thu
nhập cho nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên an tâm và góp phần ổn định sản
xuất kinh doanh của công ty.
Giải pháp về công tác quản lý điều hành vốn và các hoạt động tài
chính:
- Điều chỉnh lại một số chỉ tiêu kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.
Tăng cường hoạt động kinh doanh, bán hàng và thu tiền.
- Thúc đầy nhanh tiến trình pháp lý để sớm đưa chi nhánh miền Trung vào
hoạt động.
- Quyết liệt thu hồi công nợ bên trong và ngoài công ty. Kiểm soát chặt chẽ và
có biện pháp triệt để thu hồi dòng tiền giao khoán cho các chi nhánh. Đối với các
chi nhánh đăng ký dòng tiền nộp về từng tháng và cam kết nộp theo kế hoạch nếu
không đúng thì dùng biện pháp chế tài yêu cầu ngân hàng can thiệp phong tỏa tài
khoản khi có đề nghị của giám đốc quản lý công ty.
- Tập trung quản lý theo dõi, quyết toán vốn cho các dự án kịp thời và chính
xác. Công khai và minh bạch công tác kế toán, từng tháng, từng quí quyết toán.
- Cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết, tăng cường tiết kiệm triệt để các
khoản chi văn phòng phẩm, xăng xe, điện, nước
3.2 Kiến nghị với công ty.
3.2.1 Giải quyết xung đột về văn hóa
Công ty cần đầu tư mạnh cho vấn đề truyền đạt văn hóa tập đoàn cho toàn
nhân viên trong công ty, song song với hoạt động đào tạo nghiệp vụ, công ty cần kết
hợp đào tạo văn hóa của tập đoàn, các tư tưởng đổi mới, hiên đại của nước ngoài sẽ
làm thay đổi cách thức tư duy của người Việt, từ đó xóa nhòa khoảng cách giữa các
nhân viên với nhau, và giữa nhân viên với giám đốc.