NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
i
LỜI CẢM ƠN
Nhìn lại quá trình học tập vừa qua, em đã nhận được sự giúp đỡ hết sức quý
báu từ gia đình, bạn bè và các thầy cô tại trường Đại học Nha Trang, gần gũi hơn là
các thầy cô của bộ môn Kinh tế thương mại. Đặc biệt, trong thời gian thực tập, sự
động viên khuyến khích và giúp đỡ của cô Nguyễn Thị Trâm Anh là điều em rất trân
trọng. Cô đã nhiệt tình chỉ bảo và tạo cơ hội cho em được tiếp cận với đề tài mới cùng
những kiến thức thật sự hữu ích.
Thông qua khóa luận này, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô
Nguyễn Thị Trâm Anh. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị
tại công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17 đã tạo điều kiện cho em có cơ hội thực
tập và hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt, em muốn gửi lời cám ơn đến anh Hùng,
giám đốc phụ trách nguyên liệu và đã nhiệt tình và giành nhiều thời gian quý báu giúp
em giải đáp những thắc mắc và tìm hiểu rõ hơn về tình hình thực tế tại công ty.
Cuối cùng, gia đình là những người luôn bên cạnh, động viên và ủng hộ về mọi
mặt để em hoàn thành khóa luận này. Do vậy, nhân đây em cũng xin gởi lời cám ơn
đến gia đình đã giúp đỡ em trong thời gian qua.
Do điều kiện thời gian và nguồn tài liệu có hạn cũng như kiến thức của bản thân
còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Vì
vậy, em mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô để bài khóa luận này được
hoàn thiện và thiết thực hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn!
Nha Trang, tháng 07 năm 2010
Sinh viên thực hiện
HUỲNH PHAN THUÝ VI
ii
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY
QUYẾT ĐỊNH GIAO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI CUNG
ỨNG 4
1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh 4
1.1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael E. Porter 4
1.1.2. Chuỗi giá trị 5
1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng 7
1.2.1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng 7
1.2.2. Cấu trúc của chuỗi cung ứng 7
1.2.3. Lợi ích của chuỗi cung ứng 9
1.2.4. Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng 10
1.3. Ngành thủy sản Việt Nam với vấn đề chuỗi cung ứng toàn cầu 11
1.3.1. Khái quát ngành thủy sản Việt Nam 11
1.3.2. Kim ngạch xuất khẩu 16
1.3.3. Đặc điểm chuỗi cung ứng toàn cầu của sản phẩm thủy sản Việt Nam 18
1.4. Bài học kinh nghiệm 19
Thứ nhất: Gia tăng sự hợp tác dọc trong chuỗi cung ứng thủy sản 19
Thứ hai: Xây dựng thương hiệu 21
Thứ ba: Ứng dụng công nghệ vào hoạt động truy xuất nguồn gốc xuất xứ 21
Thứ tư: Thực hiện nuôi trồng theo tiêu chuẩn quốc tế 22
iii
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ
ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS F17 24
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 28
2.1.2.1. Chức năng 28
2.1.2.2. Nhiệm vụ 28
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 29
2.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất 35
2.1.5. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian
tới 37
2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 39
2.2. Tổng quan nuôi tôm thẻ 42
2.2.1. Nguồn gốc và đặc điểm tôm thẻ 42
2.2.2. Sản xuất và xuất khẩu 43
2.2.3. Quy trình nuôi tôm thẻ 44
2.3. Tình hình xuất khẩu mặt hàng tôm thẻ tại công ty Cổ phần Nha Trang
Seafoods F17 47
2.3.1. Cơ cấu mặt hàng tôm thẻ 47
2.3.2. Cơ cấu thị trường 50
2.4. Phân tích chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty
cổ phần Nha Trang Seafoods F17 53
2.4.1. Nguồn cung ứng dịch vụ đầu vào 53
2.4.1.1. Con giống 54
2.4.1.2. Thức ăn và thuốc 55
2.4.2. Các hộ nuôi 57
2.4.2.1. Đặc điểm chung 57
2.4.2.2. Vấn đề tiêu thụ 59
2.4.3. Các trung gian 61
2.4.4. Nhà chế biến sản xuất 64
2.4.5. Nhà nhập khẩu 74
iv
2.4.6. Bảo quản, lưu kho thành phẩm 75
2.4.7. Vận chuyển 75
2.4.7.1. Vận chuyển từ nhà cung cấp đến công ty 75
2.4.7.2. Vận chuyển từ công ty đến cảng 76
2.4.8. Giao hàng 76
2.4.9. Hệ thống thông tin 77
2.5. Phân tích chi phí – lợi ích của các thành viên trong chuỗi cung ứng mặt hàng
tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 78
2.6. Đánh giá tình hình quản lý của các cơ quan hữu quan trong việc thúc đẩy sự
phát triển chuỗi cung ứng thủy sản nuôi trồng 86
2.6.1. Chức năng của các cơ quan hữu quan có liên quan trong ngành thủy sản 86
2.6.2. Tình hình quản lý của các cơ quan hữu quan và tổ chức đối với việc phát
triển chuỗi cung ứng thủy sản nuôi trồng nói chung và tôm thẻ nói riêng 87
2.6.2.1. Những mặt đạt được 87
2.6.2.2. Những mặt tồn tại 90
2.7. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của chuỗi cung ứng tôm
thẻ tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 93
2.7.1. Điểm mạnh, điểm yếu 93
2.7.2. Cơ hội, thách thức 93
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ
HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ ĐÔNG LẠNH
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS F17 99
3.1. Biện pháp 1: Thiết lập sự hợp tác dọc trong chuỗi cung ứng tôm thẻ của công
ty 99
Cơ sở lý luận 99
Cơ sở thực tiễn 100
Phương thức tiến hành 101
3.2. Biện pháp 2: Liên kết các hộ nuôi nhỏ lẻ để tạo nên sức mạnh của tập thể và
thực hành nuôi trồng theo tiêu chuẩn quốc tế 102
Cơ sở lý luận 102
Cơ sở thực tiễn 104
Phương thức tiến hành 105
v
3.3. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng các yếu tố đầu vào cho nuôi tôm thẻ 106
Cơ sở lý luận 106
Cơ sở thực tiễn 107
Phương thức tiến hành 108
3.4. Biện pháp 4: Mở rộng hình thức xuất khẩu 109
Cơ sở lý luận 109
Cơ sở thực tiễn 111
Phương thức tiến hành 112
3.5. Biện pháp 5: Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động truy xuất nguồn
gốc 112
Cơ sở lý luận 112
Cơ sở thực tiễn 113
Phương thức tiến hành 115
3.6. Biện pháp khác 116
KẾT LUẬN 118
KIẾN NGHỊ 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
PHỤ LỤC 125
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 12
Bảng 1.2: Tổng sản lượng thủy sản tính theo năm 13
Bảng 1.3: Tổng giá tri sản xuất thủy sản theo năm 14
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2006 - 2008 40
Bảng 2.2: Tỷ trọng mặt hàng tôm thẻ theo giá trị từ năm 2006-2008 47
Bảng 2.3: Cơ cấu sản phẩm tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty F17 năm 2008 50
Bảng 2.4: Cơ cấu xuất khẩu tôm thẻ theo gí trị và sản lượng tại công ty từ năm 2006
đến năm 2008 51
Bảng 2.5: Thông tin về các hộ nuôi tôm thẻ của công ty qua thực hiện điều tra 58
Bảng 2.6: Sản lượng và giá trị nguyên liệu tôm thẻ thu mua từ năm 2006 - 2008 66
Bảng 2.7: Tỷ trọng nguyên liệu tôm thẻ thu mua năm 2008 67
Bảng 2.8: Danh mục các lô hàng bị trả lại do không đạt yêu cầu chất lượng tại công ty
F17. 72
Bảng 2.9: Chi phí bình quân trên 1 ha diện tích nuôi tôm thẻ 79
Bảng 2.10: Lợi nhuận của người nuôi tôm thẻ 80
Bảng 2.11: Giá thành của sản phẩm PTO luộc (size 81-90 bán cho thị trường Hàn
Quốc năm 2009) tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17. 82
Bảng 2.12: Phân tích chi phí – lơi ích của từng thành viên trong chuỗi cung ứng mặt
hàng tôm thẻ PTO luộc tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 83
Bảng 2.13: Sự phân phối lợi ích và chi phí trong chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ tại
công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 84
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Chuỗi giá trị chung – The generic value chain 6
Hình 1.2: Chuỗi cung ứng điển hình 8
Hình 1.3: Cấu trúc của chuỗi cung ứng 8
Hình 1.4: Quá trình và các luồng vận chu 9
Hình 1.5: Chuỗi giá trị mở rộng 11
Hình 1.7: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản theo giá trị của Việt Nam từ
năm 2005 – 2009 17
Hình 1.9: Thị trường xuất khẩu tôm theo giá trị năm 2009 18
Hình 2.1: Quang cảnh công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17 25
Hình 2.3: Một số hình ảnh sản phẩm trong Catologue của công ty 28
Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17
30
Hình 2.5: Cơ cấu tổ chức của phòng lao động tiền lương 32
Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất của Công ty Seafoods F17 35
Hình 2.9: Biểu đồ cơ cấu thị trường tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu của công ty theo giá
trị từ 2006 – 2008 52
Hình 2.10: Chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần
Nha Trang Seafoods F17 53
Hình 2.11: Quy trình thu mua nguyên liệu tại công ty CP Nha Trang Seafoods F17 66
Hình 2.12: Sơ đồ quy trình sơ chế tôm thẻ thịt đông lạnh BLOCK/IQF 68
Hình 2.13: Sơ đồ quy trình tinh chế tôm thẻ thịt đông lạnh IQF 69
Hình 2.14: Sơ đồ kênh phân phối mặt hàng tôm thẻ của công ty 74
Hình 3.1: Mô hình hợp tác dọc trong chuỗi cung ứng tôm thẻ của công ty Cổ phần Nha
Trang Seafoods F17 102
Hình 3.2: Mô hình chung của hệ thống RFID 113
Hình 3.3: Sự ứng dụng công nghệ RFID vào hệ thống truy xuất 115
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, khi kinh tế thế giới không ngừng phát triển, chất lượng cuộc sống
ngày càng được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng những thực phẩm đảm bảo chất lượng
cả về dinh dưỡng lẫn an toàn vệ sinh đang trở nên vô cùng phổ biến. Trong đó, nhu
cầu tiêu dùng thủy sản là rất lớn, đang tạo ra không ít cơ hội cho tất cả các doanh
nghiệp thủy sản trên thế giới. Riêng đối với Việt Nam, ngành thủy sản trong những
năm gần đây đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Theo bộ công thương, ngành
thủy sản đã đóng góp 4% cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 8% cho giá trị hàng hoá
xuất khẩu và 10% việc làm trên cả nước. Ước tính, nước ta có khoảng 4 triệu người
làm việc thường xuyên trong ngành thủy sản và khoảng 8,5 triệu người (tương đương
10% dân số) có nguồn thu nhập chính trực tiếp hoặc gián tiếp từ lĩnh vực thuỷ sản [8].
Năm 2009 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt gần 4,3 tỷ USD, với ưu
thế lớn nhất thuộc về mặt hàng tôm, đạt sản lượng hơn 210 nghìn tấn và giá trị trên
1,67 tỉ USD [11]. Trong đó, tôm sú đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực và tôm thẻ có
xu hướng ngày càng gia tăng. Những điều này đã góp phần khẳng định tầm quan trọng
của sản phẩm thủy sản xuất khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như vị thế của sản
phẩm tôm xuất khẩu trong ngành thủy sản cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những bước tiến đã đạt được, một vấn đề ngày càng được
quan tâm nhiều hơn đối với các sản phẩm thủy sản hiện nay chính là việc đảm bảo chất
lượng an toàn vệ sinh, truy xuất nguồn gốc và sản xuất thân thiện với môi trường. Việc
cần phải nhận biết chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, đặc biệt là
thực phẩm, đang và sẽ là xu hướng mới trong yêu cầu của người tiêu dùng trên thế
giới. Đây là thách thức chung cho các doanh nghiệp Việt Nam, phải làm thế nào tìm ra
phương pháp quản lý hiệu quả hơn chất lượng sản phẩm thủy sản, vượt qua những rào
cản khắt khe từ nhiều thị trường xuất khẩu và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình
trong vai trò là một nhân tố của chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu.
Chuỗi cung ứng là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng thực sự
nó đã phát triển mạnh mẽ và rất phổ biến trên thế giới hơn 10 năm nay. Là ngành kinh
tế có thị trường tiêu thụ sản phẩm đa dạng, sôi động, qua nhiều “mắt xích” và mang
2
thuộc tính của thị trường hoàn hảo tương đối cao nhưng thị trường thủy sản đến nay
hoạt động vẫn chưa theo một hệ thống thống nhất, giá cả không ổn định, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của các đơn vị sản xuất cũng như sự thừa thiếu
nguyên liệu cho chế biến. Bên cạnh đó, trong chuỗi cung ứng ngành hàng thủy sản
Việt Nam nói chung và mặt hàng tôm thẻ nói riêng vẫn còn thiếu sự hợp tác gắn kết
mật thiết giữa các bên liên quan. Điều này đã dẫn đến nhiều bất lợi cho các doanh
nghiệp xuất khẩu như chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng về
chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, thiếu công bằng
trong phân phối lợi ích giữa các bên liên quan trong chuỗi… Mặt khác, vai trò của các
cơ quan quản lý trong việc kiểm tra, định hướng cho sự phát triển bền vững của chuỗi
cung ứng các ngành hàng thủy sản vẫn còn khá mờ nhạt.
Những thay đổi trong nông nghiệp vài thập niên vừa qua đã cho thấy hợp tác
dọc là rất cần thiết cho sự thành công về mặt kinh tế của các sản phẩm nông nghiệp và
xây dựng chuỗi cung ứng gắn kết chặt chẽ các bên liên quan là phương thức tối ưu để
đạt được sự hợp tác dọc vì mục tiêu chung là tối đa hóa giá trị và giá cả cho tất cả các
bên liên quan trong chuỗi cung ứng.
Từ nhiều năm nay, Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 luôn là một trong
những công ty hàng đầu ở lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Các sản
phẩm của công ty cũng đã có mặt ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới. Trong số
các mặt hàng xuất khẩu, tôm thẻ đang là mặt hàng chủ lực và chiếm ưu thế cao nhất
(chiếm 58,37% tổng giá trị xuất khẩu của công ty). Không nằm ngoài những điều kiện
hoạt động chung của ngành, công ty cũng cần phải tìm ra cách thức để tiếp tục duy trì
và nâng cao lợi thế cạnh tranh, khẳng định vị thế vượt trội của mình trong kinh doanh.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên, cùng với mong muốn giúp công ty có
được cái nhìn toàn diện và cải thiện các hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình, cụ
thể là đối với mặt hàng tôm thẻ, em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao lợi thế cạnh tranh
theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng cho mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại
công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17”. Hoàn thiện chuỗi cung ứng và tìm ra
biện pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh thật sự không chỉ là vấn đề riêng của Công ty Cổ
phần Nha Trang Seafoods F17 mà còn là vấn đề chung của rất nhiều doanh nghiệp
trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài
này trong bối cảnh môi trường kinh doanh và hiện trạng của các doanh nghiệp Việt
3
Nam hiện nay hy vọng sẽ góp một phần nào đó vào việc thay đổi nhận thức quản lý và
nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Phân tích đặc điểm của các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng về các vấn
đề: quyết định giá cả, tính hợp tác dọc và ngang, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất
nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
- Phân tích sự phân phối lợi ích giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng.
- Đánh giá tình hình quản lý của các cơ quan hữu quan trong việc thúc đẩy thực
hiện chuỗi cung ứng.
- Phân tích những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức, trên cơ sở đó đề xuất
các giải pháp cải tiến hệ thống chuỗi cung ứng tôm thẻ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này tập trung nghiên cứu đặc điểm của chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ
tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17.
Phạm vi nghiên cứu: chỉ phân tích đánh giá chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ
của công ty đến nhà chế biến, trọng tâm thực hiện phân tích đặc điểm của các bên về
tính hợp tác và khả năng truy xuất nguồn gốc.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp mô tả: mô tả hoạt động hiện tại của Công ty cổ phần Nha
Trang Seafoods F17.
- Phương pháp thống kê, phân tích: phân tích chuỗi cung ứng hiện tại của công
ty, từ đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu của vấn đề cung ứng đối với mặt hàng tôm thẻ
đông lạnh xuất khẩu tại công ty.
- Phương pháp điều tra (phỏng vấn hộ nuôi, đại lý).
5. Kết cấu của đề tài :
Nội dung chính của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và chuỗi
cung ứng.
Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu
tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17.
Chương 3: Một số giải pháp cải tiến hệ thống chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ
tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17.
4
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ
CHUỖI CUNG ỨNG
1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
1.1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael E. Porter
Theo Michael Porter trong cuốn sách Lợi thế cạnh tranh (1990), “sự thịnh
vượng của một quốc gia được tạo ra chứ không phải kế thừa. Nó không phát triển từ sự
sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất hay giá trị tiền tệ của một quốc
gia giống như điều mà kinh tế học cổ điển khăng khăng khẳng định. Sự thịnh vượng
phụ thuộc vào việc tạo dựng một môi trường kinh doanh cùng với những thiết chế hỗ
trợ cho phép một quốc gia sử dụng hiệu quả và nâng cấp nguồn lực đầu vào của nó”.
Đưa ra lý thuyết về lợi thế cạnh tranh như nguồn gốc của sự giàu có, Porter
ngầm bác bỏ vai trò của lợi thế so sánh (dựa vào tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao
động hay vốn tài chính) vốn đã phổ biến trong tư duy về cạnh tranh quốc tế. Ông cho
rằng những yếu tố đầu vào này ngày càng trở nên ít có giá trị trong nền kinh tế ngày
càng toàn cầu hóa, nơi mà tất cả đều có thể chuyển dịch. Theo ông, khả năng cạnh
tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động
của ngành của quốc gia đó. Các quốc gia thành công ở một số ngành trên thị trường
toàn cầu vì môi trường trong nước của họ năng động, đi tiên phong và nhiều sức ép
nhất. “Lợi thế cạnh tranh về cơ bản chỉ có thể hình thành và duy trì thông qua cải tiến,
đổi mới và thay đổi không ngừng”.
Lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “quyền lực thị trường”
để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh phải là khả
năng cung cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan như: khách hàng, nhà
đầu tư hoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp.
Theo Porter (1985), “trong môi trường cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cơ bản
không chỉ là giá trị mà một công ty tạo ra cho khách hàng của nó mà chính là tổng số
tiền người mua sẵn lòng chi cho cái mà công ty cung cấp cho họ”. Một cách cụ thể,
Porter cho rằng lợi thế cạnh tranh được tạo ra bằng việc sử dụng các nguồn lực và
năng lực để đạt được một cấu trúc chi phí thấp hoặc phải tạo ra sản phẩm có sự khác
biệt hóa. “Để đạt được lợi thế cạnh tranh, công ty phải thực hiện một hoặc nhiều hoạt
5
động tạo ra giá trị mà theo cách đó nó tạo ra tổng giá trị nhiều hơn đối thủ cạnh tranh.
Giá trị vượt trội được tạo ra thông qua việc đạt được chi phí thấp hơn hoặc lợi ích cao
hơn cho người tiêu dùng”.
Đặc biệt, Michael Porter chỉ rõ “lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm ở bản thân
mỗi hoạt động, mà còn ở cả mối liên kết giữa các hoạt động với nhau, với các hoạt
động của nhà cung cấp và cả các hoạt động của khách hàng nữa”. Điều này tạo thêm
cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng cách làm nổi bật vai trò
của những mối liên kết dọc, đồng thời cho phép công ty xác định rõ hơn lợi ích tiềm
ẩn của sự liên kết khi tiếp cận với chuỗi giá trị.
1.1.2. Chuỗi giá trị
Theo Michael Porter, chuỗi giá trị là tổng hợp các hoạt động có liên quan đến
công ty có thể tạo ra giá trị hoặc làm tăng giá trị. Hay nói cách khác, chuỗi giá trị của
một doanh nghiệp bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế
cạnh tranh khi được cấu hình một cách thích hợp.
- Các hoạt động chính là những hoạt động hướng đến việc chuyển đổi về mặt
vật lý và quản lý sản phẩm hoàn thành để cung cấp cho khách hàng. Hậu cần đến và
hậu cần ra ngoài là các thành tố quan trọng và then chốt của chuỗi giá trị, đây chính là
yếu tố tạo ra giá trị cho khách hàng của doanh nghiệp và mang lại lợi ích tài chính cho
công ty. Việc tích hợp sâu rộng các chức năng sản xuất, bán hàng, marketing với hậu
cần cũng là một tiêu thức quan trọng của chuỗi giá trị.
- Các hoạt động bổ trợ cho phép hoặc hỗ trợ các hoạt động chính cũng như các
tiến trình chính.
Porter phân biệt và nhóm gộp thành năm hoạt động chính:
● Hậu cần đến (inbound logistics): những hoạt động này liên quan đến việc
nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên
vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà
cung cấp.
● Sản xuất: các hoạt động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành sản
phẩm hoàn thành như vận hành máy móc thiết bị, bao gói, lắp ráp, bảo dưỡng và kiểm
tra thiết bị.
● Hậu cần ra ngoài (outbound logistics): là những hoạt động kết hợp với việc
thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất, sản phẩm đến người mua chẳng hạn
6
như tồn trữ, quản lý hàng hóa, phân phối và xử lý các đơn hàng.
● Marketing và bán hàng: Những hoạt động này liên quan đến việc quảng
cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên
trong kênh và định giá.
● Dịch vụ khách hàng: Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ
nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và
bảo trì, đào tạo, cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm.
(Nguồn: Porter,1985) [2]
Hình 1.1: Chuỗi giá trị chung – The generic value chain
Các hoạt động bổ trợ được nhóm thành bốn loại:
● Thu mua: Thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào
được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty bao gồm nguyên vật liệu, nhà cung cấp và
các thiết bị khác cũng như tài sản chẳng hạn như máy móc, thiết bị thí nghiệm, các
dụng cụ văn phòng và nhà xưởng. Những ví dụ này minh họa rằng các đầu vào được
mua có thể liên hệ với các họat động chính cũng như các hoạt động bổ trợ.
● Phát triển công nghệ: có ý nghĩa rất rộng trong bối cảnh này, vì theo quan
điểm của Porter thì mọi họat động đều gắn liền với công nghệ, có thể là bí quyết, các
quy trình thủ tục hoặc công nghệ được sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm.
● Quản trị nguồn nhân lực: Đây chính là những hoạt động liên quan đến việc
chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân viên
trong tổ chức, có hiệu lực cho cả các họat động chính và hoạt động bổ trợ.
● Cơ sở hạ tầng công ty: Chúng không hổ trợ chỉ cho một hoặc nhiều các hoạt
động chính mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho cả tổ chức. Các ví dụ của những hoạt
Hậu cần
đ
ến
Sản
xu
ất
Hậu cần
ra ngoài
Marketing
và bán
hàng
Dịch vụ
khách
hàng
Các
hoạt
động
bổ
trợ
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Quản trị nguồn nhân lực
Thu mua
Các hoạt động chính
Phát triển công nghệ
7
động này chính là việc quản trị, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, tuân thủ quy định của
luật pháp, quản trị chất lượng và quản trị cơ sở vật chất.
1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng
1.2.1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về chuỗi cung ứng:
Theo Ganeshan & Harrison (1995), “chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa
chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các
nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này
tới tay người tiêu dùng”.
Theo Lee & Billington (1995), “chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để
chuyển hoá nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu
dùng thông qua hệ thống phân phối”.
Theo Lambert, Stock và Ellram (1998), “chuỗi cung ứng là sự kiên kết các công
ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường”.
Từ các định nghĩa trên, có thể rút ra một định nghĩa về chuỗi cung ứng: “Chuỗi
cung ứng là một chuỗi liên kết hay một tiến trình nhằm tối ưu hóa tất cả các hoạt động
từ khâu đầu tiên là nguyên liệu thô đến khi sản phẩm hay dịch vụ được làm ra và phân
phối tới tay người tiêu dùng cuối cùng” [1].
1.2.2. Cấu trúc của chuỗi cung ứng
* Thành phần của chuỗi cung ứng:
Là tất cả các giai đoạn liên quan, kể cả trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp
ứng nhu cầu khách hàng, bao gồm các nhà sản xuất, nhà cung ứng, hãng vận tải, kho
bãi, nhà phân phối, người bán lẻ và khách hàng. Tuy nhiên không nhất thiết tất cả các
chuỗi cung ứng phải bao gồm đầy đủ các giai đoạn này.
Chuỗi cung ứng bao gồm 3 chủ thể, 3 thành phần chính là: nhà cung cấp, nhà
sản xuất và khách hàng. Các chủ thể này phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng với nhau để
sản xuất và phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng.
Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh
doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi sẽ dẫn đến giá bán cho
khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp và điều này làm
cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp.
8
Hình 1.2: Chuỗi cung ứng điển hình
* Cấu trúc: Chuỗi cung ứng của một sản phẩm gồm có nhiều cấp bậc cho nhà
cung cấp, từ việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình đầu vào đến việc sản xuất, rồi sau
đó đến hệ thống cấp bậc người tiêu dùng và trở lại cung cấp nguyên liệu đến khách
hàng cuối cùng. Để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ, các chiến lược chuỗi
cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi
cung ứng.
(Nguồn: saga.vn)
Hình 1.3: Cấu trúc của chuỗi cung ứng
Nhà cung cấp
nguyên vật liệu
Chi phí nguyên
vật liệu
Nhà sản xuất linh
kiện trung gian
Chi phí vận
chuyển
Chi phí sản
xuất
Nhà kho và trung
tâm phân phối
Chi phí tồn
kho
Khách hàng
Nhà sản xuất sản
phẩm cuối cùng
Dòng sản phẩm và dịch vụ
Thu hồi và tái chế
9
* Các luồng vận chuyển: chuỗi cung ứng bao gồm luồng sản phẩm dịch vụ từ nhà
cung cấp tới nhà sản xuất rồi tới nhà phân phối, nhưng cũng bao gồm luồng thông tin,
tài chính, và sản phẩm theo cả hai hướng thuận và nghịch.
(Nguồn: saga.vn)
Hình 1.4: Quá trình và các luồng vận chuyển
Nguồn tạo ra doanh thu chuỗi cung ứng: khách hàng.
Nguồn tạo ra chi phí chuỗi cung ứng: luồng thông tin, sản phẩm hoặc tiền giữa
các giai đoạn của chuỗi cung ứng.
1.2.3. Lợi ích của chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng tối ưu, có sự gắn kết chặt chẽ giữa các bên liên quan sẽ
giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích như sau:
Nâng cao chất lượng nguồn cung cấp đầu vào và sản phẩm hoàn thành.
10
Thực hiện kế hoạch mua hàng và giao hàng tốt hơn, tăng nhanh thời gian đáp
ứng đơn hàng.
Cho phép tạo ra những sản phẩm khác biệt và cơ hội tiếp thị duy nhất.
Tiết kiệm chi phí: giảm chi phí điều hành chung, giảm lưu kho… Từ đó, làm
tăng khả năng xây dựng được ưu thế cạnh tranh với chi phí thấp.
Thu hút thêm nhiều khách hàng, gia tăng thị phần, từ đó gia tăng doanh thu và
lợi nhuận.
Tăng khả năng quản lý rủi ro.
Chống lại cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu.
Tạo rào cản đối với các đối thủ mới gia nhập ngành
1.2.4. Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
Mọi người sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động và tổ
chức. Khi con người nhấn mạnh đến họat động sản xuất, họ xem chúng như là các quy
trình sản xuất; khi họ nhấn mạnh đến khía cạnh marketing, họ gọi chúng là kênh phân
phối; khi họ nhìn ở góc độ tạo ra giá trị, họ gọi chúng là chuỗi giá trị, khi họ nhìn nhận
về cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, họ gọi nó là chuỗi nhu cầu. Ở đây khi
tập trung vào sự dịch chuyển nguyên vật liệu ta có thuật ngữ chuỗi cung ứng.
Sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng là gì? Sự nhầm lẫn xoay
quanh thuật ngữ này không gây ngạc nhiên khi một số nguồn đã sử dụng hai thuật ngữ
này tương đương nhau. Theo Michael Porter, người đầu tiên phát triển khái niệm này
vào thập niên 80, chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động chủ chốt và hỗ trợ như đã thể
hiện trong hình 1.1. Trong khi đó, theo định nghĩa của chúng ta thì chuỗi cung ứng chỉ
bao gồm các hoạt động chủ chốt hoặc những mảng vận hành của chuỗi giá trị. Do đó,
chuỗi cung ứng có thể được hiểu như là một tập hợp con của chuỗi giá trị.
Không như thuật ngữ chuỗi cung ứng theo định nghĩa liên quan tới cả bên trong
và bên ngoài tổ chức, mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter lại tập trung chủ yếu
vào các đối tượng bên trong tổ chức. Nói cách khác, trong khi mọi thành viên trong
cùng một tổ chức làm việc trên nền tảng chuỗi giá trị, thì những người ngoài tổ chức
lại làm việc trong chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, các quan niệm hiện nay đã mở rộng mô hình gốc của Michael Porter
bao gồm cả các nhà cung cấp và khách hàng, mở rộng phạm vi hoạt động của tổ chức.
Với quan điếm ấy, các công ty rõ ràng nhận ra rằng cạnh tranh không còn giữa các
11
công ty nữa mà là giữa chuỗi cung ứng hay mạng lưới của họ. Các công ty muốn phát
triển đều hiểu rằng quản lý chi phí, chất lượng và phân phối yêu cầu phải quan tâm đến
nhà cung cấp ở cấp độ khá xa so với doanh nghiệp (nhà cung cấp hai, ba ).
Hình 1.5: Chuỗi giá trị mở rộng [3]
1.3. Ngành thủy sản Việt Nam với vấn đề chuỗi cung ứng toàn cầu
1.3.1. Khái quát ngành thủy sản Việt Nam
a. Tiềm năng:
Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, dọc theo đó là 15 ngư trường (kể cả 2
ngư trường ở vịnh Thái Lan), phần lớn có khả năng khai thác quanh năm, Việt Nam có
vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km
2
. Việt Nam cũng có vùng mặt
nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc.
Nguồn cung thủy hải sản nhờ đó khá dồi dào và ổn định. Vị trí địa lý và điều kiện tự
nhiên thuận lợi đã giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công
nghiệp thủy sản. Từ lâu, Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy
sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản hiện đang
là một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.
Nguyên liệu/Dịch vụ Thông tin/Tài chính/Kiến thức
Các hoạt động chính
Quản trị vật liệu/cung ứng Quản trị kênh/phân phối vật chất
Quản trị hậu cần/chuỗi cung ứng
S3
S3
S3
S3
S3
S3
S2
S2
S2
Khách
hàng
C3
C3
C3
C3
C3
C3
C2
C2
C2
Nhà
cung
cấp
Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp
Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ
Các hoạt động bổ
trợ
Thu mua
Hậu
cần
đến
Sản xuất
Hậu cần ra
ngoài
Marketing và bán
hàng
Dịch vụ
khách
hàng
12
(Nguồn: vasep.com.vn)
Diện tích nuôi trồng thủy sản: Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2008, tổng
diện tích mặt nước được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản đã tăng 7,8%, từ 976.500 lên
1.052.600 ha. Bảng dưới cho thấy năm 2008, nuôi thủy sản nước mặn và nước lợ
chiếm diện tích 713.800 ha (68%) còn nuôi nước ngọt chiếm diện tích 338.800 ha
(32%). Trong tổng số 713.800 ha nuôi mặn lợ, có 629.300 (88%) ha dành cho nuôi
tôm. Trong khi đó, trong tổng số 338.800 ha nuôi nước ngọt trong năm 2008, diện tích
dành cho nuôi tôm (nước ngọt) chỉ là 6.900 ha, tương đương với 2,0%. Và ở thời điểm
hiện tại, năm 2010 diện tích nuôi trồng đang duy trì ở mức tương đương 1,1 triệu ha.
BẢNG 1.1: DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
(Đơn vị: ha)
2006 2007 2008
Tổng số 976.500
1.018.800
1.052.600
Diện tích nước mặn, lợ 683.000
711.400
713.800
- Nuôi cá 17.200
24.400
21.500
- Nuôi tôm 612.100
633.400
629.300
- Nuôi kết hợp các loại thủy sản khác 53.400
53.300
62.700
- Nuôi sinh sản 300
300
300
Diện tích nước ngọt 293.500
307.400
338.800
- Nuôi cá 283.800
294.600
326.000
- Nuôi tôm 4.600
5.400
6.900
- Nuôi kết hợp các loại thủy sản khác 1.700
2.800
2.200
- Nuôi sinh sản 3.400
4.600
3.700
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2009)
Tàu đánh bắt: Theo Tổng cục thống kê, số lượng tàu đánh bắt hải sản xa bờ của
Việt Nam năm 2008 đã đạt tới 22.529 chiếc với tổng công suất 3.326,1 CV; tăng 1992
13
chiếc (tỷ lệ 9,7%) và 525 CV so với năm 2005. Theo đó, số lượng tàu đánh bắt xa bờ
trong giai đoạn 2005-2008 gia tăng đều qua mỗi năm với mức trung bình hơn 600
chiếc/năm.
Lao động: Theo ước tính, nước ta có khoảng 4 triệu người làm việc thường
xuyên trong ngành thủy sản, và khoảng 8,5 triệu người (tương đương 10% dân số) có
nguồn thu nhập chính trực tiếp hoặc gián tiếp từ lĩnh vực thuỷ sản. Ngoài ra, ít nhất 10
triệu người tham gia đánh bắt thuỷ sản trên biển, trong nội địa và từ cả đồng lúa [6].
Đây chính là lực lượng lao động đáng kể góp phần vào sự phát triển ngành thủy sản
Việt Nam.
Với những thuận lợi đang có, ngành thủy sản Việt Nam hứa hẹn nhiều tiềm
năng phát triển vượt bậc trong tương lai.
b. Sản xuất và tiêu thụ
* Sản xuất: Từ năm 2005 đến năm 2008, sản lượng thủy sản của Việt Nam đã
tăng từ 3.456.900 lên 4.602.000 tấn. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã
đóng góp 50% tổng sản lượng thủy sản. Năm 2007, lần đầu tiên sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản đạt 2.123.300 tấn, vượt lên sản lượng khai thác thác thủy sản đang ở mức
2.074.500 tấn.
BẢNG 1.2: TỔNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN TÍNH THEO NĂM
(Đơn vị: tấn)
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2009)
Từ năm 2005 đến 2008, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đã tăng 67%, từ
1.478.000 lên 2.465.600 tấn, trong đó 388.400 tấn (15,7%) là tôm nuôi. Tôm nuôi
trong giai đoạn 2005-2008 đã gia tăng 61.200 tấn, với tỷ lệ 18,7%. Hiện nay, các tỉnh
vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang sản xuất ra 74% tổng sản lượng thủy sản nuôi
trồng của Việt Nam.
Chia ra
Năm Tổng số
Khai thác Nuôi trồng
Tôm nuôi
2005
3.465.900
1.987.900
1.478.000 327.200
2006
3.720.500
2.026.600 1.693.900 354.500
2007
4.197.800 2.074.500
2.123.300 384.500
2008 4.602.000 2.136.400 2.465.600 388.400
14
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT năm 2009, tổng sản lượng khai thác thủy sản
của cả nước ước đạt 2.277 nghìn tấn, tăng 3,5% so với kế hoạch, tăng 6,8% so với năm
2008; trong đó sản lượng khai thác biển đạt 2.068 nghìn tấn, sản lượng khai thác nội
địa cả năm đạt 209 ngàn tấn. Cả năm 2009, sản lượng nuôi trồng thủy sản cũng tăng
7,0% so với kế hoạch và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2008 với 2.569 nghìn tấn [19].
* Tiêu thụ: Ứng với sự tăng trưởng về sản lượng, giá trị sản xuất thủy sản cũng
gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2005-2008 từ 63.549,2 tỷ lên 115.527 tỷ đồng, tương
ứng với tỷ lệ 82%.
BẢNG 1.3: TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN THEO NĂM
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chia ra
Năm Tổng số
Khai thác Nuôi trồng
2005
63.549,2
22.770,9
40.778,3
2006
74.338,9
25.144,0 49.194,9
2007
89.509,7 29.411,1
60.098,6
2008 115.527,0 38.631,9 76.895,1
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2009)
c. Thành tựu và hạn chế của ngành thủy sản:
Trong những năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh
chóng và chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường thế giới, trở thành một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước với nhiều đóng góp đáng kể.
Trước hết, ngành thuỷ sản đóng góp một phần quan trọng cho việc đảm bảo an
ninh lương thực, nguồn chất dinh dưỡng cho người dân nói chung.
Ngành thủy sản Việt Nam thu hút, giải quyết việc làm hơn 4 triệu lao động,
chưa kể số lao động gián tiếp qua các khâu trung gian như công nghiệp chế biến, các
dịch vụ xuất khẩu, hệ thống thương mại, nhà hàng, khách sạn, nghề đóng tàu thuyền
đánh cá
Theo Bộ công thương, năm 2008 ngành thủy sản đã đóng góp hơn 4% tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), 8% cho giá trị hàng hoá xuất khẩu và 10% việc làm trên cả
nước. Đây cũng là một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất
khẩu đứng thứ 4 cả nước (chỉ sau xuất khẩu dầu thô, may mặc và giầy da) [8].
15
Ngành thủy sản hiện nay là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng khá
nhanh so với các ngành kinh tế khác. Giá trị sản lượng thủy sản hằng năm đạt khoảng
120.000 tỉ đồng, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và đạt 4,25 tỉ USD năm 2009 và
dự kiến năm 2010 đạt khoảng 4,5 tỉ USD.
Theo báo cáo tại Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp
với tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) tổ chức, hiện Việt Nam được coi là
một trong những nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản nhanh nhất thế giới
với tốc độ tăng giá trị trung bình giai đoạn 1998-2008 đạt 18%/năm. Đại diện của FAO
cũng cho biết, Việt Nam đang đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thủy sản, thứ 5 về sản
lượng nuôi trồng và thứ 12 về sản lượng khai thác [18].
Bên cạnh những thành công đã đạt được rất đang tự hào thì ngành thủy sản của
Việt Nam để có những bước tiến xa và vững chắc hơn nữa cũng còn cần phải nỗ lực
rất nhiều và tiếp tục đề ra phương hướng để giải quyết một số hạn chế sau:
- Khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng đủ nhu cầu của chế biến xuất khẩu cả
về số lượng và chất lượng. Trình độ công nghệ trong khai thác và nuôi trồng thủy sản
nhìn chung chưa cao, công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu, công tác quản lý
an toàn thực phẩm chưa được thực hiện tốt ở nhiều khâu. Ngoài ra việc sử dụng các
tạp chất và các kháng sinh cấm trong nuôi và bảo quản nguyên liệu vẫn còn tồn tại.
- Mối liên kết giữa các doanh nghiệp và người đánh bắt, nuôi trồng, người sản xuất
nguyên liệu còn lõng lẻo và chưa ăn khớp với yêu cầu của thị trường. Điều này gây ra
những khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất, khả năng
thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu về quản lý chất lượng
của khách hàng, cũng như nâng cao giá trị xuất khẩu.
- Sự phân phối lợi ích không đồng đều giữa các doanh nghiệp thủy sản, các chủ nậu
và người nông dân, ngư dân vẫn còn là vấn đề bất cập chưa được giải quyết. Hoạt
động thu mua thiếu tính minh bạch về giá cả và chất lượng sản phẩm, dẫn đến người
sản xuất bị ép giá, bị đẩy vào thế không được nhận đầy đủ giá trị mà họ tạo ra cùng với
tình trạng “cá ăn kiến, kiến ăn cá” giữa nhà sản xuất và các hộ nuôi.
- Chưa có chiến lược phát triển thị trường dài hạn, chưa xây dựng được thương hiệu
quốc gia và doanh nghiệp, công tác dự báo xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức.
- Thiếu chủ động nắm bắt thông tin thị trường và các luật lệ, quy định mới trong
xuất khẩu thủy sản. Năng lực giải quyết tranh chấp thương mại còn yếu.
16
1.3.2. Kim ngạch xuất khẩu
Nếu như năm 2005 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là 2,73 tỷ USD
thì ước tính đến hết năm 2008 con số này lên tới hơn 4,5 tỷ USD. Mức tăng trưởng
trong những năm sau tuy giảm dần nhưng số lượng và giá trị vẫn tăng. Đây có thể coi
là những nỗ lực vượt bậc của toàn ngành thủy sản cả nước.
Năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu 1.236.289 tấn sản phẩm thuỷ sản với kim
ngạch là 4,509 tỉ USD. Con số này tăng 51% về khối lượng và 61% về giá trị so với
năm 2005, khi tổng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đạt 626.991 tấn đạt giá trị xuất khẩu
2,739 tỉ USD [8]. Và mới đây theo thống kê của tổng cục Hải quan, năm 2009 xuất
khẩu thuỷ sản của cả nước đạt 1.216 nghìn tấn, trị giá khoảng 4,25 tỷ USD, giảm 1,6%
về lượng và 5,7% về giá trị so với năm 2008, lần đầu tiên giảm sau 13 năm [10]. Tuy
nhiên, đây vẫn được coi là kết quả khả quan đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trước
những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, những rào cản về kỹ thuật
và thuế quan… của các nước nhập khẩu.
2.73
3.36
3.76
4.51
4.25
0
1
2
3
4
5
Tỷ USD
2005 2006 2007 2008 2009
Năm
Giá trị
XK
* Cơ cấu thị trường xuất khẩu: Trong năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu 85 loại
sản phẩm thuỷ sản sang 163 thị trường [10]. Số lượng sản phẩm và thị trường xuất
khẩu đều tăng lên nhờ sự linh hoạt đa dạng hoá sản phẩm và thị trường của các doanh
nghiệp xuất khẩu. Mức độ gia tăng thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng cho thấy
mức độ hấp dẫn của mặt hàng thủy sản Việt Nam ngày càng mạnh hơn và chiếm ưu
thế ngày càng cao trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung giá trị xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam những năm gần đây vẫn chủ yếu nhấn mạnh vào ba thị trường
chính là EU, Nhật, Mỹ. Trong đó, thị trường EU - nhà nhập khẩu lớn nhất thuỷ sản
Việt Nam, chiếm 25,8% kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 1,096 tỷ USD, thị trường
(Nguồn: số liệu đã công bố của Tổng cục hải quan VN)
Hình 1.6: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2005 - 2009
17
Nhật Bản vẫn đứng vị trí thứ 2 trong top các thị trường nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam
với 758 triệu USD (chiếm 17,9%), tiếp đến là Mỹ với 713,3 triệu USD (chiếm
16,7%)[10].
(Nguồn: tổng hợp và tính toán từ Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Hình 1.7: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản theo giá trị của Việt Nam
từ năm 2005 – 2009
* Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: trong nhiều năm qua dù chính sách đa dạng hóa sản
phẩm thủy sản thường xuyên được các doanh nghiệp áp dụng nhưng nhìn chung tỷ
trọng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tập trung vào một số mặt hàng chủ lực như: tôm
đông lạnh, cá tra cá basa, mực và bạch tuộc đông lạnh. Dẫn chứng là năm 2009 vừa
qua, tôm đông lạnh vẫn là mặt hàng chiếm tỉ trọng giá trị cao nhất 39,4%, cá tra
31,6%, mực, bạch tuộc 6,45%, cá ngừ 4,26%, hàng khô 3,77%, cá biển và các loại hải
sản khác chiếm 14,5% [10].
1500
974
1286
1630
1460
1419
1692
1357
1203
0
500
1000
1500
2000
Triệu USD
2007 2008 2009
Năm
Tôm
Cá tra, cá basa
Thủy sản khác
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2005
2006
2007
2008
2009
KNXK (%)
Các nước khác
Mỹ
Nhật
EU
(Nguồn: số liệu của Tổng cục Hải quan)
Hình 1.8: Biểu đồ cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu theo giá trị của Việt Năm
2007
–
2009