Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam đã là
thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade
Organization), điều này đã mở ra nhiều cơ hội và cũng đem lại không ít khó khăn
thách thức với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân
Mai nói riêng. Vì thế để tồn tại và phát triển trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hiện
nay, các doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình. Hiện nay,
các doanh nghiệp đang xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phù hợp để giành
được các lợi thế cạnh tranh và vững bước đi lên. Tạo ra môi trường kinh doanh thuận
lợi nhằm thúc đẩy lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Qua thời gian tiếp xúc với thực tiễn hoạt động của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân
Mai và với những kiến thức được học tại trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ
TPHCM. Em nhận thấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trong giai
đoạn hiện nay là rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên và được sự cho phép của
Ban Lãnh Đạo công ty, em quyết định chọn đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ
TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hoá theo cơ
chế thị trường.
- Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng cạnh tranh mặt hàng giấy tại Công ty Cổ Phần
Tập Đoàn Tân Mai trên thị trường nội địa.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng giấy tại
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai trên thị trường Việt Nam.
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 1 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
3. Phương pháp nghiên cứu.
Đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
• Phương pháp quan sát
• Phương pháp thống kê
• Phương pháp so sánh
• Phương pháp phân tích
• Phương pháp suy luận
4. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Giấy của
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai và những nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh
sản phẩm giấy của công ty.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Qua thời gian được tiếp xúc và làm việc tại bộ phận kinh doanh của Công ty Cổ Phần
Tập Đoàn Tân Mai đã cho tôi một cái nhìn mới về tác phong kinh doanh chuyên
nghiệp trong nền kinh tế thị trường, vai trò của từng thành viên, từng mắc xích tạo
nên sự thành công của Công ty từ đó giúp tôi trong việc định hướng đề tài cho phù
hợp với tình hình Công ty và năng lực của bản thân.
6. Kết cấu đề tài
Đề tài nghiên cứu được kết cấu gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh
Chương 2: Thực trang cạnh tranh mặt hàng giấy của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn
Tân mai trên thị trường nội địa
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng giấy trên
thị trường nội đại tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai.
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 2 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH
1.1 Khái niệm cạnh tranh.
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (6/1986), nền kinh tế Việt Nam chuyển từ cơ chế kế
hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà
nước, thì vấn đề cạnh tranh đã bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt hơn khi nước ta chính thức
là thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO (từ ngày 07/11/2006)
vai trò cạnh tranh càng rõ nét hơn và thể hiện trên mọi lĩnh vực.
- Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những
chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong
sản xuất, tiêu thụ, hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích cho mình.
Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng với nhau
(người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng
với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có điều kiện tốt
trong sản xuất và tiêu thụ
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (tập1) Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động
tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành các
điều kiện sản xuất, tiêu thụ hàng hóa thị trường có lợi nhất.(1)
Các tác giả trong cuốn Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh
kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc sự án VIE97/016 thì cho rằng “Cạnh tranh có
thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một nhân tố sản
xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường để đạt được một
mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như: lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần”
Theo Ủy ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ thì “Cạnh tranh đối với
một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng,
có thể sản xuất các mặt hàng và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường
quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân nước đó”
(1) Từ Điển Bách Khoa ,NXB: Từ Tiển Bách Khoa – tập 1, năm 1995
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 3 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh toàn cầu năm 2003 thì định nghĩa:
Cạnh tranh với một quốc gia là “Là khả năng của nước đó đạt được những thành quả
nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao
được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu
người theo thời gian .
Như vậy, có thể nói cạnh tranh đã hình thành và bao trùm lên mọi lĩnh vực của xã
hội từ tầm vi mô cho đến vĩ mô, điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu đạt được đặt
ra ở chỗ quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia mà thôi. Do đó, cạnh tranh là một hiện
tượng phổ biến trên thị trường, nó tồn tại khách quan cùng vớ sự tồn tại và phát triển
của nền kinh tề hàng hóa theo cơ chế thị trường. Trong khi đối với một doanh nghiệp
mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay
quốc tế, còn đối với một quốc gia là mục tiêu nâng cao mức sống là phúc lợi cho
nhân dân vv..
1.2. Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường luôn diễn ra những cơ hội kinh doanh chung nhưng
đồng thời phải đương đầu với các thách thức cạnh tranh. Trong môi trường ấy không
chỉ riêng mình doanh nghiệp kinh doanh mà còn rất nhiều các đối thủ và các thế lực
khác cũng tìm mọi cánh để kịp thời khai thác cơ hội, giành giật lấy những điều kiện
sản xuất, kinh doanh thuận lợi về phía mình khi cơ hội đó đến. Điều này luôn xảy ra
và cộng với áp lực phải đạt được những mục tiêu đề ra đã làm cho doanh nghiệp tự
dấn thân vào cạnh tranh. Từ đó doanh nghiệp mới có sức mạnh để tăng cường vị thế ,
nâng cao khả năng cạnh tranh, làm chủ được thị trường để khẳng định mình trong
cơn lốc của sự cạnh tranh, sự loại bỏ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp
Cho nên, cạnh tranh là một quy luật tất yếu trong 03 quy luật (quy luật giá trị, quy
luật cung cầu, quy luật cạnh tranh) chi phối, điều tiết nền kinh tế thị trường. Vì thế,
các doanh nghiệp, các quốc gia muốn tồn tại và phát triển ở hiện tại cũng như trong
tương lai thì phải tiến hành cạnh tranh, cạnh tranh đã trở thành xu thế, nếu đi ngược
lại xu thế đó doanh nghiệp sẽ mất lợi thế trong hoạt động kinh doanh của
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 4 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
mình, dễ đưa đến hậu quả thua cuộc, kể cả sự bỏ mất các thị trường chiến lược đưa
đến nguy cơ phá sản.
1.3. Phân loại các loại hình cạnh tranh.
Tùy theo căn cứ mà ta có một số phân loại về cạnh tranh như sau:
Căn cứ vào phạm vi cạnh tranh
- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
- Cạnh tranh giữa các ngành
- Cạnh tranh giữa các quốc gia
Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh
- Cạnh tranh hoàn hảo
- Cạnh tranh không hoàn hảo
- Cạnh tranh độc quyền
Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh
- Cạnh tranh lành mạnh
- Cạnh tranh không lành mạnh
Căn cứ cào công cụ sử dụng trong cạnh tranh
- Cạnh tranh về sản phẩm
- Cạnh tranh về giá
- Cạnh tranh về công nghệ
- Cạnh tranh về dịch vụ hỗ trợ (phân phối, chiêu thị, cổ động)
1.4. Năng lực cạnh tranh giữa hàng hóa trong cơ chế thị trường.
1.4.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh.
Đối với một doanh nghiệp bất kỳ khi kinh doanh trên thị trường đều phải trả lời
các câu hỏi: Ai là người tạo ra thị trường ? và thị trường cần ai ? Khi doanh nghiệp
huy động được tất cả các nguồn lực của mình để đáp ứng được cái mà thị trường cần
nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh nghĩa là doanh nghiệp đã có khả năng cạnh tranh
trên thị trường. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thì năng lực cạnh
tranh là một khái niệm quan trọng để chỉ khả năng tăng trưởng và phát triển của nền
kinh tế hay doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 5 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
nay có rất nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh nhưng dưới đây là một khái niệm
cơ bản: “Năng lực cạnh tranh có thể hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ
các sản phẩm cùng loại hay sản phẩm thay thế” Theo quan điểm quản trị chiến lược
của Michael Porter.(2)
Khái niệm về năng lực cạnh tranh của hàng hóa được xem xét thông qua lợi thế
so sánh về chi phí sản xuất và năng suất của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp
khác, của quốc gia này so với quốc gia khác. Với tư cách tiếp cận của mỗi quốc gia
dù lớn hay nhỏ khả năng cạnh tranh của hàng hóa được quyết định bởi yếu tố sau:
- Yếu tố liên quan đến nguyên, nhiên liệu.
- Yếu tố khoa học kỹ thuật.
- Giá thành sản phẩm.
- Chất lượng sản phẩm.
- Năng suất lao động.
Tóm lại, Khả năng cạnh tranh của sản phẩm là khả năng tạo nên sản phẩm đó để
khi đưa ra thị trường nó có thể chiếm ưu thế hơn so với các sản phẩm khác (có khả
năng cạnh tranh) hoặc bị các sản phẩm cùng loại khác đánh gục từ đó hàng hóa
không tiêu thụ được (sản phẩm không có khả năng cạnh tranh hay khả năng cạnh
tranh kém), một sản phẩm được tạo ra khi đưa ra thị trường mà nó đáp ứng được đủ
các đặc tính, công dụng,… sẵn có và được nhiều người tiêu dùng có nhu cầu.
1.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa.
Có thể thấy hàng hóa gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp và uy tín của
mỗi quốc gia, như khi mà hàng hóa được thị trường chấp nhận tức là hàng hóa đó tồn
tại trên thị trường từ đó nó sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, nếu hàng
hóa không được thị trường chấp nhận tức là hàng hóa đó đã bị bão hòa trên thị trường
hay thị trường đã phế thải vì thế mà hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn.
Đối với các quốc gia, hàng hóa sẽ tạo uy tín cho quốc gia đó trên thị trường, cụ thể
khi nói đến xuất khẩu gạo thì người ta nghĩ ngay đến Thái Lan, Việt Nam,… còn nói
đến cà phê là Braxin, dầu mỏ là Irắc,… Vì vậy, muốn tạo được khả năng cạnh
(2).Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael Porter – Dương Ngọc Dũng, NXB Tổng hợp TPHCM.
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 6 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường thì buộc chúng ta phải nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhằm:
+ Giúp doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trường.
+ Giúp cho doanh nghiệp thực hiện mục tiêu phát triển.
+ Giúp quốc gia tạo dựng môi trường kinh tế chung ổn định và công bằng.
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa:
1.4.3.1. Các nhân tố bên ngoài:
a. Môi trường vĩ mô: Là những yếu tố bên ngoài tổ chức, các nhân tố tác
động một cách gián tiếp vào hoạt động của tổ chức. Hoạt động kinh doanh chịu sự
chi phối của yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
b. Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà Nước:
Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước bao gồm: chính sách thương mại, chính
sách đầu tư phát triển, chính sách tài chính, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách
sách thuế..ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn chiến lược kinh doanh do đó ảnh
hưởng đến chiến lược sản phẩm, đến việc đầu tư của doanh nghiệp và quá trình kinh
doanh phát triển sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm
c. Các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước theo đúng tập quán thương mại thế
giới (Trong khuôn khổ cho phép của WTO mà Việt Nam là thành viên chính
thức)
Là bao gồm tất cả các chính sách, pháp luật,… mà Nhà nước sử sụng để giúp cho
doanh nghiệp phát triển, tồn tại, đặc biệt giúp các doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị
trường nước ngoài. Cụ thể như Nhà nước trợ cấp cho doanh về vốn và định hướng
cho doanh nghiệp trong xúc tiến xuất khẩu sản phẩm. Có thể nói biện pháp hỗ trợ của
Nhà nước tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay ở thế giới vì thế buộc
các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm để từng bước tham gia
hội nhập
b. Các đối thủ cạnh tranh:
Các đối thủ cạnh tranh là yếu tố tác động trực tiếp khả năng cạnh tranh của sản
phẩm doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh, kể cả các đối thủ tiềm ẩn luôn tìm mọi
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 7 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
cách, đề ra mọi phương pháp đối phó và cạnh tranh với nhau làm cho lợi nhuận của
doanh nghiệp giảm sút. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương quan giữa các
yếu tố như: số lượng chủ thể tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ
cấu chi phí cố định, mức độ đa dạng hóa sản phẩm. Hơn nữa, phân tích đối thủ cạnh
tranh sẽ giúp cho các doanh nghiệp đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ và
tăng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
* Khách hàng
Khách hàng là đối tượng được phục vụ và là nhân tố tạo nên thị trường. Một khi nhu
cầu của khách hàng về loại sản phẩm thay đổi, hay hành vi mua sắm thay đổi mà
doanh nghiệp vẫn không thay đổi theo thì khả năng mất đi khách hàng là rất lớn. Do
đó doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ khách hàng của mình nhằm đáp ứng tốt nhu
cầu của họ, tạo dựng uy tín trên thị trường.
* Nhà cung ứng.
Là những cá nhân hoặc tổ chức cung cấp các nguồn lực (có thể là sản phẩm, dịch vụ,
nguyên, nhiên, vật liệu và nguồn nhân lực) cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp,
sự tăng giá hay khan hiếm các nguồn lực này trên thị trường có thể ảnh hưởng rất
nhiều tới hoạt động củng cố và mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
Các nhà cung ứng đảm bảo nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp trong việc
sản xuất kinh doanh sản phẩm. Các nhà quản trị cần phải nắm bắt được khả năng của
nhà cung ứng cả về chất lẫn về lượng. sự thiếu hụt hay chậm trễ về lượng cung ứng,
sự không bảo đảm về chất lượng đầu vào hoặc sự tăng giá từ phía nhà cung ứng cũng
gây khó khăn cho các hoạt động tiếp thị bởi vì điều đó có thể gây tác hại đến khả
năng thỏa mãn khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và chắc chắn sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến doanh thu từ thị trường vì khách hàng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm
của đối thủ cạnh tranh.
1.4.3.2. Các nhân tố bên trong:
a. Nguồn lực con người:
Nguồn lực con người (hay lực lượng lao động) được hiểu như là tất cả những
người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà bất kể họ
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 8 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
làm việc gì, giữ vị trí hay cương vị nào trong doanh nghiệp. Nguồn lực con người
được chia thành các cấp: các quản trị viên cấp cao, quản trị viên cấp trung và đội
ngũ công nhân. Các quản trị viên là người đứng đầu doanh nghiệp nếu có tầm nhìn
xa, xác định đúng hướng đi cho doanh nghiệp về sản phẩm khi đưa ra thị trường, lựa
chọn các công cụ cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh phù hợp với doanh nghiệp thì
chắc chắn doanh nghiệp sẽ thắng được đối thủ.
b. Nguồn lực vật chất: Cơ sở vật chất của doanh nghiệp được thể hiện ở:
- Trình độ kỹ thuật – công nghệ hiện đại tiên tiến của doanh nghiệp: Có khả
năng tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng.
- Quy mô và năng lực sản xuất: Nếu một doanh nghiệp có quy mô và năng lực sản
xuất lớn sẽ có lợi thế nhiều so với các doanh nghiệp có quy mô năng lực sản xuất nhỏ
vì quy mô năng lực sản xuất lớn sẽ tạo ra sản phẩm với khối lượng lớn, nhờ đó mà
nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Khi sản phẩm đã phù hợp với
đông đảo người tiêu dùng thì khối lượng sản phẩm lớn sẽ cho phép doanh nghiệp
chiếm lĩnh hoặc giữ vững thị trường trên nhiều khu vực khác nhau, tránh sự xâm
nhập của các đối thủ cạnh tranh. Do doanh nghiệp có quy mô năng lực sản xuất lớn
sẽ có nhiều cơ hội để tiếp xúc khách hàng.
- Nguồn cung cấp vật tư nguyên liệu: Nếu là một doanh nghiệp có nguồn cung cấp
vật tư nguyên liệu đáng tin cậy thì doanh nghiệp sẽ kiểm soát được chất lượng và chi
phí tốt do đó sẽ tạo tiền đề trong cạnh tranh.
- Vị trí địa lý: Việc lựa chọn mặt bằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất
quan trọng, vị trí của doanh nghiệp phải đảm bảo được nguồn điện, nước đầy đủ cho
sản xuất. Vị trí này còn có thể tác động đến yếu tố chi phí đất đai, nhà cửa, lao động,
chi phí vận chuyển. Các bộ phận chi phí này đều tham gia cấu thành sản phẩm. Mặt
khác, vị trí địa lý cũng ảnh hưởng tới các giao dịch của đối tác.
c. Nguồn lực tài chính:
Khả năng tài chính khẳng định sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường. Khả
năng tài chính được hiểu là quy mô tài chính của doanh nghiệp, tình hình hoạt động,
chỉ tiêu tài chính hàng năm như hệ số thu hồi vốn, khả năng thanh toán,… Nếu như
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 9 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, khả năng huy động vốn lớn, sẽ cho phép
doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và thiết bị máy
móc, đầu tư vào việc bồi dưỡng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đồng thời khả
năng hợp tác đầu tư về liên doanh liên kết. Tình hình sử dụng vốn cũng sẽ quyết định
chi phí về vốn của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Như vậy, các nhân tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của
sản phẩm.
1.5. Các công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
1.5.1. Nâng cao khả năng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường. Người tiêu dùng chủ yếu quan tâm đến chất lượng khi
lựa chọn một sản phẩm nào đó, họ sẵn sàng trả giá cao hơn để mua những sản phẩm
có chất lượng tốt hơn. Chất lượng sản phẩm càng cao thì mức độ thoả mãn nhu cầu
càng tăng và sản lượng tiêu thụ tăng. Do đó, khả năng cạnh tranh sản phẩm của
doanh nghiệp càng tăng lên, đồng thời chất lượng sản phẩm sẽ nâng cao uy tín cho
doanh nghiệp trên thị trường. Để sản phẩm của công ty luôn là sự lựa chọn cho khách
hàng ở hiện tại và trong tương lai thì nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cần thiết.
Vì thế, doanh nghiệp chỉ lo nâng cao chất lượng sản phẩm mà không tính đến nhu
cầu mới của khách hàng thì chẳng bao giờ vượt qua được những mục tiêu mà doanh
nghiệp đề ra cho hoạt động kinh doanh. Do đó, cần tạo ra năng lực cạnh tranh bằng
cách cải tiến tính năng hình dáng sản phẩm yếu tố đầu tiên tác động đến tâm lý người
tiêu dùng
1.5.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm
Giá cả là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm. Giá cả sản phẩm
là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự lựa chọn của người mua. Từ lâu, nó
đã trở thành một biến số mà các doanh nghiệp cũng như các quốc gia làm chiến thuật
phục vụ cho mục đích kinh doanh (tăng doanh số, thị phần, tối đa hóa lợi nhuận và
đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp). Nhiều doanh nghiệp thành công trong việc
chiếm lĩnh thị trường nhờ sử dụng khéo léo, tài tình chiến thuật giá cả. Việc định giá
cho sản phẩm phụ thuộc vào lượng cầu đối với sản phẩm và chi phí
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 10 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
để sản xuất ra sản phẩm đó. Nếu giá cả vượt quá lượng giá trị thì người tiêu dùng sẽ
không mua sản phẩm và ngược lại.
1.5.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh trên cơ sở chiến lược, chiến thuật và các
chiêu thức khác để tiêu thụ sản phẩm:
Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuất tốt chỉ mới là
điều kiện cần chứ chưa đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình, mà
còn phải biết tổ chức các kênh phân phối, đó là những hoạt động khác nhau của
doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà Doanh nghiệp đang
muốn hướng đến .. Mỗi Doanh Nghiệp đều phải xác định những phương án phân
phối để hướng tới thị trường .Trong phân phối hàng hóa vấn đề vận tải, kho bãi, lưu
kho, nhập và xuất hàng cũng cần được chú ý. Và có thể nói rằng nhiệm vụ chung của
phân phối là cung cấp đúng mặt hàng, đúng nơi, đúng lúc và chi phí thấp nhất. Thông
thường sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ thông qua các các phương thức
phân phối như sau:
- Phân phối sản phẩm rộng khắp
- Phân phối sản phẩm chọn lọc
- Phân phối sản phẩm tập trung vào thị trường mục tiêu và truyền thống
1.5.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng dịch vụ bán hàng (chiêu thị, cổ động)
Là các hoạt động bao gồm quảng cáo, khuyến mãi, chào hàng và tuyên truyền
nhằm cung cấp những thông tin có sức thuyết phục và mục đích kích thích các khách
hàng mục tiêu mua sản phẩm của doanh nghiệp. Hoạt động chiêu thị, cổ động phải
làm cho khách hàng “Biết, Hiểu, Thích, Chuộng, Tin, Mua” Trong thực tế hoạt động
kinh doanh, dịch vụ hỗ trợ sản phẩm đang trở thành chiến trường chính giành giật ưu
thế cạnh tranh.
1.5.5.Các công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh khác:
* Hình ảnh Doanh nghiệp:
Hình ảnh doanh nghiệp là cách nhận thức tổng quát về doanh nghiệp của công
chúng. Tạo một hình ảnh tốt đẹp và sâu sắc trong nhận thức giúp họ đánh giá
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 11 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
cao về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp hơn các đối thủ cạnh tranh. Một hình ảnh
có tính đặc trưng nhất định, phải truyền đạt những thông tin độc đáo, nêu lên
những nét chính của sản phẩm, phải có sức truyền cảm đi sâu vào tâm trí của người
mua.
* Nâng cao khả năng cạnh tranh theo phương thức bán sĩ, số lượng lớn
thông qua hợp đồng kinh tế (HĐKT):
Đây là công cụ đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp vận dụng
phương thức bán hàng theo đơn đặt hàng, phương thức này đòi hỏi phải có hợp đồng
kinh tế mà nó quy định các điều khoản về tính kinh tế kỹ thuật, buộc bên mua và bên
bán tuân thủ. Bên mua có trách nhiệm hoàn trả số tiền theo đúng hợp đồng kinh tế.
Bên bán có trách nhiệm giao hàng đúng số lượng, chất lượng mà đặc biệt đúng theo
tiêu chuẩn kỹ thuật bên mua yêu cầu, với nhiệm vụ là người bán, doanh nghiệp cần
đáp ứng đủ yêu cầu trên. Do đó, tuân thủ tiêu chí của hợp đồng kinh tế là công cụ đắc
lực cho doanh nghiệp cũng như cho mỗi quốc gia.
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 12 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH MẶT HÀNG
GIẤY CỦA CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN TÂN MAI TRÊN THỊ
TRƯỜNG NỘI ĐỊA.
2.1. Thực trạng thị trường ngành giấy Việt Nam trong những năm qua.
Hiện nay với hơn 89 triệu dân, thì tiềm năng thị trường giấy Việt Nam rất cao.
Nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển với tốc độ hơn 8% /năm, thu nhập của
người dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về giấy cũng tăng mạnh, tiêu dùng
giấy trên đầu người của Việt Nam mới chỉ 22.8 kg/người, thấp hơn rất nhiều so với
bình quân thế giới. Đây là điểm thuận lợi để các doanh nghiệp ngành giấy nâng cao
năng lực sản xuất, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Bảng 2.1 : Bảng nhu cầu tiêu thụ giấy của Việt Nam so với khu vực Châu Á
Tổng Dân số Việt Nam Thái Lan Indonesia Singapore
89.571.130 66.404.688 242.968.342 4.701.069.
Tiêu thụ giấy
Kg/người
22,8 61,2 24,1 178,0
Nguồn: RISI (tạp chí công nghiệp giấy)
Tuy nhiên những tháng đầu năm 2008, ngành giấy đã gặp không ít khó khăn: giá
nguyên nhiên liệu đầu vào (than, điện, bột giấy, hóa chất) tăng cao, giá giấy nhập
khẩu tăng kỷ luật… Nhưng các doanh nghiệp giấy trong nước, đi đầu là Tổng công ty
Giấy Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai đã phải thực hiện việc kềm chế
giá bán trong suốt nửa đầu năm dù giá bán giấy sản xuất trong nước thấp hơn giấy
nhập khẩu 2-3 triệu đồng/tấn.
Mặt khác, cũng ở thời điểm đó, ngành giấy đã chủ động đề nghị giảm thuế nhập
khẩu giấy in viết và giấy in báo có xuất xứ từ các nước ASEAN xuống 5% để hỗ trợ
người tiêu dùng.
Trong khi lượng giấy sản xuất trong nước không ngừng sụt giảm thì giấy nhập khẩu
lại tăng mạnh, nhất là giấy in báo. Tỷ lệ giấy in báo nhập khẩu so với giấy sản xuất
trong nước từ tháng 7 đến tháng 12/2008
Bảng 2.2: Tỷ lệ giấy in báo nhập năm 2008
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 13 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
Nhu cầu năm
2008
07/08 08/08 09/08 10/08 11/08 12/08
Tỷ lệ %
Giấy nhập
25% 42% 47% 56% 75% 86%
(Nguồn: Phòng Thị Trường)
Trước tình hình này hầu hết các dự án đầu tư sản xuất bột giấy và giấy đã tuyên bố
dừng, mà không cho biết thời gian khởi động lại, Sản xuất kinh doanh đã khó khăn,
áp lực xã hội về vấn đề môi trường càng khiến các doanh nghiệp sản xuất giấy lao
đao. Nhiều nhà máy bị xử lý vì vấn đề xả thải không đạt tiêu chuẩn và phải tạm dừng
đóng cửa. Khó khăn chung mà các doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay là tồn đọng
nguyên liệu nhập giá cao, vay vốn ở thời điểm lãi suất cao.
Nhập khẩu giấy in báo tháng 1/2009 là 6.650 tấn. Sản xuất giấy in viết tháng 1/2009
là 14.000 tấn. Nhập khẩu loại này lên tới 10.321 tấn.
Bảng 2.3: So sánh giá giấy nội và giấy nhập
ĐVT: 1000 VNĐ
Giấy Nội
Tại Cty Tân Mai
Giấy nhập
Từ Inonesia
Giấy in báo 14.200.000 (chưa VAT) 14.068.000 (giá CIF+ 5% chi phí)
Giấy in việt định
lượng 58kg/m2
15.600.000 (chưa VAT) 13.577.000 (giá CIF + 5% chi phí)
(Nguồn : Phòng Thị Trường)
Giá bán các loại giấy in viết hiện nay của Tổng Công ty Giấy Việt Nam đã thấp hơn
giá thành sản phẩm mà vẫn khó tiêu thụ. Với tình hình như hiện nay, dự kiến năm
2009 sản xuất giấy trong nước vẫn tiếp tục gặp khó khăn, giấy nhập khẩu sẽ lấn át
giấy sản xuất trong nước.
2.1.1. Tổng quan về Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Tập Đoàn Tân Mai
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 14 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
Tên tiếng Anh: Tan Mai Group Joint Stock Company (TM.G)
Địa chỉ: Khu phố1, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 061.3822257- 061.3827856
Fax: 061.3824915
E_mail:
Website: www.tanmaipaper.com
Tổng tài sản: 1.252 tỷ đồng
Vốn điều lệ: 357 tỷ đồng
Tổng số CBCNV :1.377 người
Hình 2: Logo của Công ty CP tập đoàn Tân Mai
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.
- Công ty Giấy Tân Mai ban đầu là một công ty do chính phủ Việt Nam cộng hòa
và Parson & Whitemore cùng góp vốn đầu tư, được thành lập vào ngày 14/10/1958
với tên gọi là “Công ty kỹ nghệ giấy Việt Nam” (COGIVINA)
- Ngày 15/12/2005 thành lập công ty Cổ Phần Giấy Tân Mai .
Ngày 1/1/2006 Công ty Giấy Tân Mai chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ
phần. Với tên gọi là Công ty CP Giấy Tân Mai
- Ngày 10/ 10/ 2008: Tại văn phòng Công ty CP Giấy Tân Mai đã tiến hành Đại Hội
đồng cổ đông hợp nhất Công ty CP Giấy Tân Mai và Công ty CP Giấy Đồng Nai, với
tên gọi mới là Công ty CP Tập Đoàn Tân Mai.
- Ngày 01/01/2009: Chính thức mang tên Công ty Cổ phần Tập Đoàn Tân Mai
Ngoài ra Công ty có Các chi nhánh, đơn vị trực thuộc, văn phòng đại diện
có mặt rộng khắp trên các tĩnh thành
+ Hoat động kinh doanh chính ở một số lĩnh vực:
- Sản xuất và kinh doanh các loại giấy
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 15 SVTH Lê Thị Bích Loan
Hình1: Công ty CP Tập Đoàn Tân Mai
Phó.TGĐ
Lâm
Sinh
NM Giấy
Tân Mai
NM Giấy
Bình An
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
- Trồng rừng nguyên liệu, sản xuất cây giống, khảo sát và thiết kế lâm sinh
- Dịch vụ tư vấn kỹ thuật về giấy và lâm sinh.
- Kinh doanh địa ốc và dịch vụ du lịch sinh thái
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với qui định của pháp luật
+ Nhiệm vụ:
- Sản xuất các loại giấy tiêu dùng cho nội địa, góp phần phát triển ngành giấy trong
nước.
- Tạo công ăn việc làm ổn định cho các bộ công nhân viên, không ngừng tăng thu
nhập bình quân, nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
+ Cơ cấu tổ chức.
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 16 SVTH Lê Thị Bích Loan
Phó.TGĐ
Lâm
Sinh
NM Giấy
Tân Mai
NM Giấy
Bình An
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 17 SVTH Lê Thị Bích Loan
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó.TGĐ
Kinh Tế
Phó.TGĐ
Lâm
Sinh
Phó.TGĐ
Sản Xuất
Phó.TGĐ
Đầu Tư
Phó.TGĐ
Kỹ Thuật
Phó.TGĐ
PT-LN
HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
Kế Toán
Trưởng
P. Kế Toán
P. Lâm
Sinh
NM Giấy
Tân Mai
NM Giấy
Bình An
P.QLKT
P. Kinh Doanh
Kho TP
Kho Vật Tư
P. Kế Hoạch
Văn Phòng Giao Dich
TP.HCM
P. Vật Tư
Chi Nhánh Hà Nội
P. Quản Lý Thông Tin
P.Nhân Sự
P. Hành Chính
P. XD Cơ Bản
P. Quy hoạch đất và và
PTLS
P.Bảo Vệ
XN.Nguyên Liệu Giấy
ĐNB
XN.Ng liệu Giấy Lâm
Đồng
XN Nguyên Liệu Giấy
ĐăkLắk
NM. Giấy Đồng Nai
Hình 3 : Bộ máy tổ chức Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
P.AT MT
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
Nhận xét: Mô hình tổ chức áp dụng theo mô hình kiểu Trực tuyến – Chức năng với
2 cấp quản lý là cấp công ty và cấp phân xưởng .
Công ty gồm một Tổng Giám Đốc và sáu Phó Tổng Giám Đốc có quyền hạn và trách
nhiệm với các lĩnh vực và phòng ban trực thuộc. Các phòng ban chức năng bao gồm:
một Trưởng phòng, một Phó phòng và một số nhân viên dưới quyền
2.1.3 Sản phẩm và năng lực sản xuất của công ty.
2.1.3.1 Sản phẩm chính của công ty.
Sản phẩm chính của công ty: giấy in báo, giấy in thông dụng, giấy in cao cấp, giấy
in màu, giấy photocopy, giấy bao gói xi măng, giấy bao bì carton và giấy lót kính.
Trong đó giấy in báo là mặt hàng chiến lược chiếm ưu thế trên thị trường trong nước,
tỉ lệ 50 – 60% tổng sản lượng của công ty.
Sản phẩm được sản xuất dưới hai dạng: cuộn và ram
Dạng cuộn có khổ cuộn: 420mm, 650mm, 700mm, 790mm, 840mm, 860mm,
1060mm, 1300mm; Đường kính cuộn: 100 ± 1 cm; Đóng gói theo tiêu chuẩn
của Tân Mai, lõi cuộn được sản xuất bằng nguyên liệu ngoại nhập đạt tiêu
chuẩn Châu Âu.
Dạng ram có kích thước: A0, A1, A2, A3, A4 hay theo yêu cầu của khách
hàng.
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 18 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
Ngoài ra Tân Mai còn mở rộng loại giấy phục vụ cho văn phòng như: giấy in,
photocopy: 80ISO, 82ISO, 90ISO, 95ISO với các định lượng 58g/m
2
, 60g/m
2
,
70g/m
2
, 80g/m
2
.
2.1.3.2 Năng lực sản xuất. Hiện nay, năng lực sản xuất chung toàn công ty đạt
khoảng 120.000 tấn/năm.
Các thiết bị chính.
* Máy Giấy Số 1 (sản xuất giấy in,
Photocopy, giấy viết cao cấp)
Tốc độ: 250 m /phút
Công suất thiết kế: 30 tấn/ ngày
* Máy Giấy Số 2
• Tốc độ: 250m/phút
• Công suất thiết kế 30 tấn/ngày
• 1998: Nâng sản lượng lên 10.000
tấn/năm
* Máy Giấy Số 3 (sản xuất giấy in
báo)
• Tốc độ: 600m/phút
• Công suất thiết kế: 120 tấn/ngày
• 1999:Nâng sản lượng lên 45.000
tấn/năm
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 19 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
* Máy Giấy Số 4 (sản xuất giấy in và
giấy báo)
• Tốc độ tối đa: 500m/phút
• Tốc độ trung bình: 400m/phút
• Công suất thiết kế: 45.000
tấn/năm
* Phân Xưởng CTMP
• Dây chuyền dăm mảnh: Black
Clawson
• Công suất thiết kế: 360 tấn/ngày
• Công suất thiết kế: 130 tấn/ngày
• 1995:Nâng cấp từ TMP lên
CTMP
* Phân Xưởng DIP (sản xuất giấy
tái chế)
• Công suất thiết kế: 70 tấn/ngày
• 2002: Đưa vào hoạt động
* Phân Xưởng OCC (sản xuất bột
từ giấy Carton cũ)
• Công suất thiết kế: 100 tấn/ngày
• 2003: Đưa vào hoạt động
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 20 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
2.1.3.3. Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng và danh hiệu
+ Hàng Việt Nam chất lượng cao 1997-2010.
+ Sao Vàng đất Việt năm 2003-2004-2006-2008-2009.
+ Cúp vàng thương hiệu Viêt 2006-2007.
+ Doanh nghiệp Uy tín - Chất lượng năm 2005-2006-2007-2008.
+ Sản phẩm hội nhập - Dịch vụ hội nhậpWTO năm 2007, 2008.
+ Giải thưởng “Thương hiệu hàng đầu Việt Nam top 100 và Giải thưởng doanh
nhân tiêu biêu năm 2008”.
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất và tiêu thụ giấy tại Công ty Cổ Phần Tập
Đoàn Tân Mai
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
(2007- 2008 )
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
± %
1. Tổngdoanh thu 1.153.753.000.000 1.434.131.793.555 280.378.793.000 124,37
2. Doanh thu thuần 1.102.558.307.184 1.335.896.041.589 233.337.734.000 121,16
3. Giá vốn hàng bán 982.249.691.083 1.150.105.167.940 167.855.476.000 117,08
4. Tổng LN trước thuế 11.724.000.000 66.050.877.117 54.326.877.117 563,38
5. Thuế
6. LN sau thuế 11.724.000.000 66.050.877.117 54.326.877.117 563,38
7. Thu nhập bình quân
của CNV
2.392.444 3.829.515 1.437.071 160,06
8. Lãi cơ bản trên cổ
phiếu
337 1.849 548,6
(Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính)
Nhận xét: Mặc dù ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng tổng
doanh thu của công ty tăng lên hơn 280 tỷ đồng, lợi nhuận tăng hơn 53 tỷ đồng so
với năm 2007. Lãi trên cổ phiếu đạt 1.849 đồng, tăng 1.515 đồng so vơi năm 2007.
Đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện, thu nhập bình quân/người đạt
hơn 3,8 triệu đồng, tăng hơn 1,4 triệu, tương ứng tăng 60,1%.
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 21 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
Nhìn vào bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Tập Đoàn Tân
Mai qua hai năm ta thấy:
- Tổng doanh thu năm 2008 đạt 1434 tỷ đồng, tăng 24,37% so với năm 2007, tương
ứng tăng hơn 280 tỷ đồng.
- Doanh thu thuần đạt 1335 tỷ đồng, tăng 21,16% so với năm 2007
- Giá vốn hàng bán năm 2008 là 1150 tỷ đồng, tăng hơn 167 tỷ so với 2007, tương
ứng tăng 17,08%
Doanh thu thuần tăng, giá vốn hàng bán cũng tăng nhưng tốc độ tăng giá vốn hàng
bán nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, nên làm cho lợi nhuận gộp năm 2008 đạt
hơn 185,8 tỷ đồng, tăng 54,43% so với 2007.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 đạt hơn 64,5 tỷ đồng, tăng
575,24% tương ứng tăng hơn 53,3 tỷ đồng so với năm 2007.
- Năm 2008, lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 1.849 đồng tăng 448,6% so với năm
2007.
2.2.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu hoạt động của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn
Tân Mai (2007 – 2008)
Sản lượng sản xuất biểu hiện qui mô sản xuất và khả năng đáp ứng nhu cầu thị
trường của công ty.
Tận dụng thuận lợi khách quan và phát huy nội lực, Công ty Cổ Phần tập đoàn Tân
Mai đã thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh với kết quả đạt được như sau:
Bảng 2.5: Kết quả sản xuất – tiêu thụ Giấy tại công ty (2007-2008)
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 22 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Trong năm 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng giá trị tổng sản lượng toàn công
ty vẫn đạt hơn 884 tỷ đồng, tăng hơn 137 tỷ, tương ứng tăng 18,37% so với năm
2007 và vượt kế hoạch đề ra là 9,67%. Điều này chứng tỏ công ty có chỗ đứng vững
chắc trên thị trường.
- Tổng sản lượng sản xuất giấy các loại của Tân Mai năm 2008 đạt 102,31% so với
kế hoạch đề ra và tăng 8,22% so với cùng kỳ
- Tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ giấy các loại đạt 101,09% so với kế hoạch và
tăng 4,96% so với cùng kỳ
Riêng giấy in báo, năm 2008, tổng tiêu thụ đã đạt 115.178 tấn tăng 107,44% so với
năm 2007 (đã đạt 107.200 tấn). Trong đó công ty sản xuất được 55.226 tấn tăng
109,86% so với năm 2007.
Từ Quý I/2008 đến Quý III/2008, thị trường giấy in báo liên tục tăng trưởng cao và
đỉnh điểm là từ tháng 04 – 07/2008, nguyên nhân là do giá giấy in báo ở khu vực
ASEAN và thế giới liên lục tăng cao đã làm cho nhiều nhà in, nhà xuất bản đều than
“khan hiếm giấy in báo”.
Bảng 2.6: Tổng hợp tăng trưởng tiêu thụ giấy in báo năm 2008
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 23 SVTH Lê Thị Bích Loan
Chỉ tiêu ĐVT 2007 KH 2008 TH 2008
%
TH/200
7
±
(TH 2008-
2007)
%
TH/KH
1. Giá trị
tổng sản
lượng
Tr đ
747.184 806.450 884.416 118,37 137.231 109,67
2. Giấy sản
xuất các loại
Tấn
98.316,239 104.000,000 106.399,096 108,22 2.399,096 102,31
3. Sản lượng
giấy tiêu thụ
Tấn
99.200,368 103.000,000 104.125,556 104,96 1.125,5565 101,09
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm
Sản xuất tại Tân Mai 112.92% 109.49% 115.30% 100.19% 108.43%
Nhập khẩu 188.20% 115.47% 74.32% 87.42% 109.86%
(Nguồn: Vietpaper.com.vn)
Sản xuất giấy in báo đã tăng trưởng liên tục trong 03 quý đầu năm 2008 và đã đạt
cao nhất trong Quý III/2008 (Kể từ 01/07/2008, Tân Mai đã tăng cường sản xuất từ
2,2 – 2,7 ngàn tấn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng). Tuy nhiên, trong Quý IV/2008
tình hình đã thay đổi nhanh và mạnh nên đã làm cho tiêu thụ giấy in báo sản xuất
trong nước hầu như không thay đổi so với Quý IV/2007.
Việc hợp tác sản xuất kinh doanh với công ty Cổ Phần giấy Đồng Nai tham gia vào
thị trường của công ty làm tăng gần 1.000 tấn giấy in báo. Góp phần giảm áp lực cầu
và chuyên môn hóa các nhà máy giấy, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Biểu đồ : Kết cấu tiêu thụ theo khách hàng tại Công ty Cổ Phần tập đoàn Tân
Mai (2008)
Kết cấu sản lượng tiêu thụ theo đối tượng khách hàng
2008
3,08%
0,0154%
0,19%
24,84%
12,73%
59,15%
Cơ quan báo chí Ngành in
Ngành dệt may Công ty + Doanh nghiệp + Cơ sở
Khách hàng nhỏ lẻ Nội bộ
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)
Khách hàng của Tân Mai có thể chia thành 3 nhóm chính như sau:
Nhóm 1: Có khoảng hơn 100 khách hàng chủ yếu là các đơn vị báo chí, nhà
in, nhà xuất bản và các công ty may mặc (chiếm khoảng 60% - 65% sản
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 24 SVTH Lê Thị Bích Loan
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
lượng tiêu thụ của công ty). Sản phẩm tiêu thụ chính là sản phẩm giấy in báo
IB 58 -67.
Nhóm 2: Các đơn vị thương mại hoặc gia công lại (chiếm khoảng 25%- 30%
sản lượng tiêu thụ). Sản phẩm tiêu thụ chính ở thị trường này là giấy ISO 82-
86 và giấy ISO 90-95.
Nhóm 3: là các khách hàng nhỏ lẻ, khách hàng tiêu dùng mua hàng hóa của
công ty tại các siêu thị như: Metro, Big C và các đơn vị nhỏ lẻ khác (chiếm
khoảng 3% - 5%. Sản lượng tiêu thụ). Sản phẩm tiêu thụ chính ở đây chủ yếu
là giấy ram văn phòng, tập vở và các sản phẩm khác.
2.2.2 Thực trạng về khả năng cạnh tranh mặt hàng giấy trên thị trường nội
địa tại Công ty Cổ Phần tập Đoàn Tân Mai
a. Về sản phẩm.
Công ty đã tiến hành khảo sát đối với những khách hàng lớn khắp khu vực cả nước
với nhóm giấy in báo. Các chỉ tiêu chất lượng về độ dày, định lượng, tỉ lệ sót lõi, hư
hỏng khách hàng nhận xét như sau: 11,13% ý kiến nhận định giấy bị đứt khi in (năm
2007: 25,7%); 11,54% chưa chấp nhận độ chồng màu của giấy (năm 2007: 15,8%).
Tuy nhiên có đến 12,9% ý kiến đánh giá độ trắng không ổn định (năm 2007: 5%);
đặc biệt là độ láng và bị bụi có đến 35,48% không hài lòng (năm 2007: 9,53%).
Không có ý kiến đánh giá về độ dày và độ trắng của giấy in, viết, photocopy (so với
năm 2007 lần lượt là 14,3%; 7,1%; 11,12%). Có tới 33,32% không hài lòng về sản
phẩm giấy bị thủng lỗ và có đốm bóng.
+ Tân Mai là doanh nghiệp đã kinh doanh và phát triển khá lâu đời trong ngành
công nghiệp giấy đặc biệt là lĩnh vực giấy in báo. Một thực tế rõ ràng là đối với sản
phẩm giấy in báo, Tân Mai không có đối thủ cạnh tranh trong nước. Hiện nay sản
phẩm giấy in báo của Tân Mai đã được nhiều khách hàng sử dụng rộng rãi. Với tính
năng, chất lượng tốt, hậu mãi và thực hiện dịch vụ sau bán hàng chu đáo, nhanh
chóng. Đây cũng là lý do khiến ngày càng nhiều khách hàng chọn giấy in báo Tân
Mai thay thế giấy in báo nhập khẩu. Lợi thế cạnh tranh từ dòng sản phẩm này là do
Tân Mai chủ động được nguồn nguyên liệu nên lượng cung ứng giấy ổn định và kịp
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 25 SVTH Lê Thị Bích Loan