Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

những giải pháp để giảm các áp lực trong cuộc sống hiện nay đối với học viên cao học trường đại học kinh tế tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.15 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, áp lực là một trong những vấn đề luôn tồn tại trong cuộc
sống của mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội. Nhiều sự việc, nhiều thay đổi xảy ra hàng
ngày trong đời sống khiến cho áp lực xuất hiện ở mọi nơi, trong cơ quan, trong trường
học, trong gia đình với nhiều mức độ và tầm ảnh hưởng khác nhau. Việc cảm nhận về
áp lực trong cuộc sống mỗi người không giống nhau, có thể áp lực cũng có một số mặt
tích cực, tuy nhiên điều mà mọi người luôn quan tâm là làm sao giảm thiểu đến mức thấp
nhất tác hại của chúng, làm sao để cuộc sống của chúng ta luôn thanh thản mà vẫn đạt
được những mục tiêu cần phấn đấu.
Đối với học viên cao học nói riêng, áp lực có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt
động học tập, nghiên cứu và sinh hoạt trong cuộc sống, nhất là tại môi trường Thành phố
Hồ Chí Minh, một trong những đô thị năng động và phát triển nhất cả nước. Tiểu luận
“Những giải pháp để giảm các áp lực trong cuộc sống hiện nay đối với học viên cao
học Trường Đại học Kinh tế TP.HCM” dựa vào kết quả khảo sát của 102 học viên cao
học với nhiều lứa tuổi, nhiều ngành nghề nhằm hiểu rõ hơn những áp lực thường gặp
trong cuộc sống của mỗi học viên. Từ đó tổng hợp và phân tích các dạng áp lực trong
cuộc sống mà mỗi người hay gặp phải, tìm ra những giải pháp đối với từng nguyên nhân
gây ra áp lực nhằm ngăn ngừa và giảm bớt những tác hại của áp lực đối với mỗi cá nhân.
Mục tiêu chính của tiểu luận là để giúp mỗi học viên cao học chúng ta thiết lập được sự
cân bằng giữa công việc và những lĩnh vực khác, làm sao có thể vừa đạt hiệu quả cao
nhất trong việc học tập, nghiên cứu vừa tránh được tình trạng căng thẳng quá mức về tâm
lý, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

1
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG HIỆN NAY
1.1. Các khái niệm:
1.1.1. Khái niệm về áp lực:
Theo vật lý học, áp lực là lực tác động trên diện tích bề mặt của một vật hay lực ép
vuông góc với mặt chịu lực.
Theo xã hội học, áp lực được hiểu là tất cả những tác động của công việc, đời sống


gia đình, các mối quan hệ tình cảm…mang đến cho con người. Áp lực là một trong những
động cơ để con người vươn lên, nhưng nếu áp lực quá nhiều sẽ gây ra tình trạng căng
thẳng (stress) và những hậu quả nghiêm trọng khác.
1.1.2. Phân loại áp lực cuộc sống:
Theo nghiên cứu của hai giáo sư Thomas H. Holmes và Richard H. Rahe, đại học
Washington, Mỹ, có sáu áp lực chính tác động lên cuộc sống mỗi người như sau:
1.1.2.1. Áp lực về tài chính:
Áp lực tài chính là áp lực liên quan đến các vấn đề tiền tệ. Tùy từng lứa tuổi mà
con người có những áp lực tài chính khác nhau. Các nghiên cứu đều cho thấy áp lực về tài
chính là áp lực gây ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc sống mỗi người.
1.1.2.2. Áp lực công việc:
Áp lực công việc gắn liền với những nỗi lo về tìm kiếm công việc phù hợp, đảm
đương công việc hiệu quả, nhận nhiệm vụ mới, đấu tranh để leo lên một bậc thang nghề
nghiệp, sức ép cạnh tranh, các mối quan hệ tại nơi làm việc.
1.1.2.3. Áp lực gia đình:
Áp lực gia đình đề cập tới những thăng trầm trong đời sống gia đình. Có thể kể tới
một số nguyên nhân: Cha mẹ ly hôn, bạo hành gia đình, sự kết hôn của các thành viên,
các mối quan hệ gia đình Mỗi biến động dù nhỏ của gia đình cũng hình thành áp lực
cho cuộc sống một con người.
1.1.2.4. Áp lực về các vấn đề sức khỏe và sự an toàn của cá nhân:
Nhiều cá nhân cho rằng vấn đề sức khỏe bản thân mình lại gây áp lực hàng đầu.
Điển hình như các lo lắng phát sinh khi cơ thể bị béo phì, khiến họ luôn có ám ảnh
thường trực phải giảm cân. Đối với những người khác, áp lực lại khởi nguồn từ những
2
thói quen xấu ảnh hưởng tới sức khỏe khiến họ phải nỗ lực thay đổi. Ví dụ: hút thuốc,
nghiện rượu và các chất kích thích khác….
An toàn cá nhân cũng là một loại áp lực. Theo nghiên cứu này, phụ nữ thường có
xu hướng lo lắng và chịu áp lực về sự an toàn của người khác và của chính họ nhiều hơn
nam giới. Tương tự, những người trưởng thành thường chịu nhiều áp lực về sự an toàn
bản thân nhiều hơn người ở tuổi vị thành niên.

1.1.2.5. Áp lực về các mối quan hệ cá nhân:
Vấn đề của các mối quan hệ cá nhân như bạn bè, hẹn hò, ly thân, ly dị, cưới hỏi,
tái kết hôn, thiết lập một mối quan hệ mới đều có thể là nguyên nhân tạo nên áp lực cuộc
sống. Tất cả chúng ta đều muốn yêu và được yêu, điều đó hiện hữu một cách tiềm ẩn
trong các mối quan hệ nói trên. Nhưng nhiều sự việc trên đời xảy ra không như ý muốn,
khiến con người chịu những áp lực tâm lý vô hình.
1.1.2.6. Áp lực về sự sống – cái chết, được – mất, hơn – thua:
Nghiên cứu cho thấy, áp lực đau buồn nhất mà tinh thần con người phải gánh chịu
đó là cái chết của người yêu thương (cha mẹ, con cái, vợ chồng) hoặc bạn thân. Áp lực
này khiến con người đánh mất ý chí, cảm thấy suy sụp trong một thời gian dài vì sự thiếu
vắng của những chỗ dựa tinh thần.
Sống trong một thế giới mà sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, con người
cũng không tránh khỏi chạy theo những hơn thua, được mất. Sự tính toán, so đo
hơn thiệt với những người xung quanh mình là loại áp lực cuối cùng đối với con
người trong xã hội hiện nay.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực cuộc sống hiện nay:
1.2.1. Yếu tố tính cách:
Mỗi người có một tính cách khác nhau, có người vui vẻ hòa đồng, có người điềm
đạm trầm tĩnh, có người lạc quan và cũng có người bi quan… Với mỗi tính cách thì các
mối quan tâm cá nhân cũng như cách mỗi người đương đầu với khó khăn sẽ khác nhau, ví
dụ: khi đã gửi 10 bộ hồ sơ xin việc nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi từ nhà tuyển
dụng, người lạc quan sẽ cho rằng có thể là hiện tại công ty đó đã tuyển một người đề nghị
mức lương thấp hơn hoặc mình chưa được may mắn lắm, người bi quan thì lại nghĩ chắc
tại mình quá tệ nên không tìm được việc và bắt đầu cảm thấy tự ti chán nản, mất phương
hướng.
3
Yếu tố tính cách cũng sẽ quyết định mỗi người phải chịu những dạng áp lực gì,
một người siêng năng, cầu tiến, ham học hỏi sẽ ít chịu áp lực trong công việc. Đối với họ,
việc học hỏi những điều mới phục vụ cho công việc là một việc thú vị không phải áp lực,
những người bi quan sẽ dễ bị áp lực nặng nề khi có sự vấp váp trong công việc, cuộc

sống, hoặc khi có vấn đề về sức khỏe…
1.2.2. Yếu tố lứa tuổi:
Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì cách mỗi người nhìn nhận đánh giá các sự việc trong
cuộc sống sẽ khác nhau, mục tiêu công việc, tài chính và các mối quan hệ xã hội cũng
khác nhau. Khi 20 tuổi, người ta trẻ, nhiệt huyết dám dấn thân vào nhiều công việc mạo
hiểm, vì họ còn cả tuổi trẻ phía trước để sửa chữa những sai lầm nếu có, ở độ tuổi này con
người cũng ít chịu áp lực từ gia đình như yêu cầu phải kết hôn, sinh con nối dõi, gánh vác
tài chính…áp lực chính ở tuổi này là học tập và phấn đấu trong công việc. Khi 30 – 40
tuổi các áp lực từ gia đình và tài chính bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ, các áp
lực này bắt đầu được khắc phục thì một áp lực mới lại xuất hiện đó là vấn đề về sức khỏe
khi bạn bắt đầu bước qua giai đoạn hơn 50 tuổi. Vì vậy, mặc dù là một yếu tố khách quan
nhưng yếu tố lứa tuổi ảnh hưởng rất nhiều đến áp lực trong cuộc sống của mỗi con người.
1.2.3. Yếu tố công việc:
Mỗi ngày mỗi người dành ít nhất một phần ba thời gian của mình dành cho công
việc, vì vậy những áp lực được tạo ra do chính công việc của bạn là không nhỏ. Có nhiều
ngành nghề trong xã hội, mỗi ngành nghề lại những đặc điểm riêng về phương thức và
môi trường làm việc. Ví dụ: bạn là một nhân viên văn phòng thường xuyên sử dụng các
ứng dụng văn phòng như Microsoft Office 2010 nhưng chỉ một thời gian ngắn nữa sẽ có
Microsoft office 2011, 2012…, nên bạn phải thường xuyên học hỏi các ứng dụng mới,
nhưng điều này sẽ là áp lực không nhỏ vì thích nghi với những cái mới và thay đổi thói
quen là điều không đơn giản. Làm việc trong ngành hóa chất sẽ có áp lực lo lắng về sức
khỏe vì thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, làm việc trong ngành cảnh sát sẽ
có áp lực lo lắng nguy hiểm tính mạng khi truy bắt tội phạm. Ở vị trí quản lý thì áp lực
phải hoạch định kế hoạch chiến lược phát triển đảm bảo doanh thu lợi nhuận, nhân viên
thì có áp lực phải đảm bảo chỉ tiêu quy định, áp lực bị sa thải khi không hoàn thành chỉ
4
tiêu. Ngoài ra, mức thu nhập và tính ổn định của công việc cũng góp phần tạo nên áp lực
về tài chính và lo lắng thất nghiệp cho mỗi người.
1.2.4. Yếu tố sức khỏe:
Cuộc sống hiện đại với bộn bề lo toan, mỗi người có hàng trăm công việc phải giải

quyết hàng ngày, sau tám tiếng làm việc tại công ty, thời gian còn lại dành cho các nhu
cầu cá nhân như chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm vui chơi với bạn bè và nghỉ
ngơi. Để có thể làm tốt tất cả các công việc, điều kiện tiên quyết không phải là bạn có
thông minh giỏi giang hay không mà là sức khỏe. Cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái
con người sẽ làm việc hiệu quả hơn, ít bị áp lực trong công việc, học tập và dễ dàng vượt
qua các trở ngại trong cuộc sống. Ngược lại, nếu thể chất yếu ớt, hay đau ốm con người
thường có tâm trạng bi quan mệt mỏi, vì vậy khả năng ứng phó với các biến cố trong cuộc
sống cũng tệ hơn.
1.2.5. Yếu tố gia đình:
Đề cập đến yếu tố gia đình thì điều đầu tiên mà chúng ta đề cập đến là hoàn cảnh
gia đình. Nếu hoàn cảnh gia đình có nhiều điểm đặc biệt như quan hệ gia đình rạn nứt, vợ
hoặc chồng ngoại tình, cha mẹ thường xuyên đánh đập và không quan tâm con cái thì
những cá nhân sống trong gia đình đó sẽ chịu nhiều áp lực về tâm lý, dễ dẫn đến thái độ
bất mãn, hành động chống đối, và những hành vi sai lệch với chuẩn đạo đức chung của xã
hội.
Điều thứ hai là sự kì vọng của cha mẹ dành cho con cái, cha mẹ luôn mong muốn
con mình thành công nên thường bắt con học hành và lựa chọn nghề nghiệp theo định
hướng của mình mà không quan tâm đến năng lực thực sự của họ. Điều này tạo áp lực rất
lớn cho những người năng lực không phù hợp, không yêu thích công việc mà cha mẹ lựa
chọn và áp lực ngược lại đối với cha mẹ khi con cái không thể hoàn thành kì vọng của
mình.
Điều thứ ba đến từ yếu tố gia đình là trách nhiệm, trách nhiệm phải phụng dưỡng
tốt ông bà cha mẹ, chăm lo đời sống vật chất tinh thần đầy đủ cũng như định hướng tương
lai giáo dục nhân cách cho con cái. Khi có thành viên trong gia đình đau ốm thì sẽ có áp
lực thứ nhất về tâm lý lo lắng, đau buồn và áp lực chi phí đề trang trải các khoản thuốc
men nếu gia đình không đủ điều kiện kinh tế.
5
1.2.6. Yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội:
Xã hội ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày càng hiện đại con người
được hưởng thụ cuộc sống nhiều hơn nhưng kéo theo nó là vô vàn các hệ lụy khác như ô

nhiễm môi trường, kẹt xe, tội phạm… Mọi người đều cảm thấy không thoải mái khi ra
đường đi làm, đi học vì thời tiết khói bụi kẹt xe. Việc phải đứng dưới nắng nóng, khói bụi
và không khí bị ô nhiễm vào những giờ cao điểm kẹt xe sẽ gây nên tâm lý mệt mỏi, khó
chịu dễ mắc bệnh và làm việc kém hiệu quả dẫn đến gia tăng áp lực trong công việc và
sức khỏe. Ngoài ra còn có các hiện tương thiên nhiên khó có thể dự báo như động đất,
sóng thần cũng khiến con người lo sợ. Vấn đề tội phạm gia tăng, tình trạng cướp của giết
người đe dọa tạo áp lực về vấn đề an toàn cá nhân. Tình hình chính tri, xã hội an ninh
quốc phòng và các vấn đề về chính sách kinh tế, pháp luật tuy là vấn đề mang tính chất vĩ
mô nhưng cũng là mối quan tâm và đôi khi cũng tạo ra áp lực cho mỗi con người. Ví dụ:
sự thay đổi về chính sách thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp…
Tất cả các yếu tố trên đều quan trọng và có ảnh hưởng lớn đối với việc làm gia
tăng hay giảm nhẹ áp lực trong cuộc sống của mỗi người. Mỗi yếu tố ảnh hưởng đến một
hoặc nhiều dạng áp lực, riêng hai yếu tố lứa tuổi (sức khỏe), tính cách là những yếu tố
ảnh hưởng chung tất cả các dạng áp lực. Vì vậy trong phần thực trạng của đề tài chỉ lựa
chọn phân tích thực trạng về áp lực trong cuộc sống dựa trên 4 yếu tố gia đình, công việc,
sức khỏe (lứa tuổi) và môi trường tự nhiên xã hội.
Chương 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÁC ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG
6
HIỆN NAY ĐỐI VỚI HỌC VIÊN CAO HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ TP.HCM
2.1. Thực trạng về các áp lực trong cuộc sống hiện nay của học viên cao học trường
ĐH Kinh Tế TP.HCM:
Để tìm hiểu về các áp lực trong cuộc sống hiện nay của học viên cao học Trường
Đại học Kinh tế TP HCM, nhóm đã tiến hành khảo sát 102 học viên cao học, thuộc các độ
tuổi, giới tính, ngành nghề, chức vụ khác nhau. Bảng khảo sát gồm 6 câu hỏi; 3 câu hỏi
liên quan đến các thông tin về giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân; 3 câu hỏi về các áp
lực trong cuộc sống và giải pháp để giảm bớt các áp lực trong cuộc sống của học viên cao
học (tham khảo bảng khảo sát ở phần phụ lục).
Kết quả của cuộc khảo sát như sau: khảo sát được 102 học viên cao học. Trong đó,

số lượng nữ là 55 người (chiềm tỷ lệ 46%) và số lượng nam là 47 người (chiếm tỷ lệ
54%); độ tuổi chủ yếu từ 20-30 tuổi với 85 người (chiếm tỷ lệ 83%), độ tuổi từ 31-40 tuổi
với 12 người (chiếm tỷ lệ 12%), còn lại 5 người trên 40 tuổi (chiếm tỷ lệ 5%). Biểu đồ
minh họa như sau:
Giới tính Độ Tuổi
Tình Trạng Hôn Nhân
Với câu hỏi “Bạn cảm thấy áp lực trong cuộc sống của bạn như thế nào?”, có đến 59
người (chiếm tỷ lệ 58%) cảm thấy áp lực ở mức độ vừa; 27 người cảm thấy áp lực ở mức
độ nhiều (chiếm tỷ lệ 26%) và chỉ có 16 người cảm thấy áp lực ở mức độ ít (chiếm tỷ lệ
16%). Biểu đồ minh họa như sau:
7
Với câu hỏi “Những nguyên nhân nào gây ra áp lực trong cuộc sống của bạn?”, kết
quả có 4 nguyên nhân chủ yếu tồn tại các áp lưc đối với học viên cao học là: tài chính, gia
đình, công việc và học tập. Trong các nguyên nhân, vấn đề tài chính là nguyên nhân chủ
yếu (76 người, chiếm tỷ lệ 75%), thứ hai là vấn đề công việc (62 người, chiếm tỷ lệ 61%),
thứ 3 là vấn đề học tập (51 người, chiếm tỷ lệ 50%), thứ 4 là vấn đề gia đình (50 người,
chiếm tỷ lệ 49%); các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn: vấn đề tương lai (35 người,
chiếm tỷ lệ 34%), vấn đề xã hội (28 người, chiếm tỷ lệ 27%), vần đề tâm lý (17 người,
chiếm tỷ lệ 17%). Biểu đồ minh hoa như sau:
Với câu hỏi “Bạn làm thế nào để giảm các áp lực trong cuộc sống?”, các giải pháp
chủ yếu của các học viên cao học là “Sắp xếp công việc khoa học hiệu quả hơn”(68
người, chiếm tỷ lệ 67%), “Trao đổi chia sẻ với bạn bè”(69 người, chiếm tỷ lệ 68%),
“tham gia chơi thể thao”(51 người, chiếm tỷ lệ 50%), còn lại là những giải pháp khác
chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, theo dõi qua biểu đồ sau:
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng các áp lực trong cuộc sống hiện nay của học
viên cao học trường ĐH Kinh Tế TP.HCM:
2.2.1. Áp lực tài chính:
Kết quả khảo sát cho thấy áp lực tài chính chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh mục các
nguyên nhân gây ra các áp lực trong cuộc sống học viên cao học hiện nay, cụ thể hơn là
áp lực từ việc phải cân đối giữa thu nhập và chi phí nhằm đảm bảo cuộc sống tại đô thị có

8
mức giá cả đắt đỏ nhất Việt Nam. Đây không chỉ là vấn đề của riêng giới học viên cao
học, mà còn là vấn đề mà tất cả mọi cư dân tại thành phố này, vì nó có tác động và gây
ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc sống của mọi người.
Giá cả hàng hóa ngày càng tăng với mức độ chóng mặt hiện nay kéo theo sự leo
thang nhanh chóng của chi phí sinh hoạt, ăn ở, học tập, đi lại, khám chữa bệnh, … làm
cho đồng lương ít ỏi của đa số những người làm công ăn lương trở nên khó khăn hơn
trong việc trang trải cuộc sống. Người lao động không chỉ phải đối mặt với việc cắt giảm
chi tiêu sinh hoạt, mà còn phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp do chính sách cắt giảm
nhân sự nhằm giảm thiểu chi phí của đa số các doanh nghiệp trong thời buổi “bão giá”
hiện nay, thậm chí phải đau đầu với các khoản nợ nần phát sinh do thiếu hụt thu nhập,
những chi phí đột xuất không mong muốn như tai nạn, ốm đau …
Như vậy, không nằm ngoài tình trạng chung, những khó khăn về vấn đề tài chính
gây ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của hầu hết các học viên cao học và tất yếu sẽ kéo
theo sự tác động không nhỏ đến kết quả học tập của họ.
2.2.2. Áp lực công việc:
Vấn đề công việc là nội dung kế tiếp được đa số các học viên cao học quan tâm.
Với tình hình cắt giảm nhân sự của đa số các doanh nghiệp hiện nay, tìm được việc làm
đã khó thì việc kiếm được một công việc phù hợp với trình độ, khả năng lại càng khó và
thậm chí giữ được công việc lâu dài, ổn định càng khó hơn nữa. Có công việc đồng nghĩa
với có thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, do đó công việc cũng gây ra áp lực
không nhỏ lên cuộc sống của người trưởng thành nói chung và của học viên cao học nói
riêng. Đối với công việc phù hợp thì yêu cầu đặt ra cho mỗi cá nhân là phải phát huy hết
sở trường của mình để đảm đương công việc sao cho hiệu quả nhất.
Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông
tin, và xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thì chuyên nghiệp và hiệu quả là tiêu chuẩn mà hầu
hết các nhà quản lý đặt ra cho đội ngũ nhân sự của mình. Để tạo được tính chuyên nghiệp,
bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, người lao động còn phải không ngừng trau
dồi các kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học ; thường xuyên cập nhật thông tin, nâng
cao kiến thức kinh tế - xã hội nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ động trong công việc.

Như vậy, việc hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu ngày càng đổi mới do công việc đặt
ra chắc chắn phải chiếm phần lớn thời gian của mỗi người, vì vậy điều này cũng tạo ra áp
9
lực khi cá nhân phải hạn chế thời gian dành cho những nhu cầu khác để dành thời gian
cho công việc.
Sự căng thẳng trong công việc còn liên quan đến khối lượng công việc được giao
quá nhiều, tính chất công việc quá thử thách hay quá nhàm chán, cố gắng hoàn thành
nhiệm vụ ở vị trí, chức vụ được giao đảm nhiệm. Hơn nữa, đa số chúng ta đều mong
muốn được cấp trên trọng dụng tạo điều có cơ hội thăng tiến, lương cao…Thêm vào đó
tính chất phức tạp trong mối quan hệ với đồng nghiệp cũng là yếu tố gây ra áp lực mệt
mỏi cho tinh thần và tâm lý làm việc. Vì vậy, việc phải ổn định tâm lý và cân đối quỹ thời
gian hợp lý cho công việc, gia đình, học tập và các nhu cầu bản thân của các học viên cao
học - nhất là những người đã có gia đình - là áp lực rất lớn.
2.2.3. Áp lực học tập:
Sau áp lực tài chính và công việc, áp lực học tập được các học viên cao học xếp vị
trí quan trọng thứ 3. Như phân tích ở trên, xu hướng thay đổi và phát triển không ngừng
của xã hội bắt buộc con người cũng phải ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Không
nằm ngoài xu hướng chung đó, các học viên cao học cũng xác định việc học tập, trau dồi
kiến thức, nâng cao trình độ là cần thiết và mục tiêu trước mắt trong ngắn hạn là phải
hoàn thành chương trình cao học, đậu tốt nghiệp và được nhận bằng Thạc sỹ kinh tế đúng
thời hạn theo quy định.
Phải đến lớp sau một ngày làm việc mệt mỏi, cố gắng tập trung chú ý để tiếp thu
bài giảng của giảng viên trong 3 giờ thật là không dễ dàng gì. Đặc biệt đối với những
người có áp lực công việc cao, phải xử lý công việc liên tục, căng thẳng thì việc bắt buộc
trí não họ phải hoạt động thêm vài tiếng đồng hồ dần dần gây nên tình trạng tâm lý căng
thẳng, mệt mỏi, khó tập trung, khó tiếp thu.
Hơn thế nữa, chương trình học đòi hỏi học viên phải kết hợp lý thuyết và thực
hành, đầu tư kiến thức và chất xám vào nghiên cứu tài liệu, cập nhật thông tin kinh tế xã
hội để hoàn thành các chuyên đề và làm tốt bài thi hết môn. Việc đáp ứng được những
yêu cầu của chương trình học cũng đặt ra áp lực không nhỏ đối với các học viên về điều

kiện thời gian, sức khỏe, tâm lý…Ngoài ra, việc phải sắp xếp thời gian để đi học cũng là
khó khăn cho học viên khi phải bỏ qua cơ hội dành cho việc làm thêm nhằm tăng thu
nhập, sinh hoạt giải trí, nghỉ ngơi của bản thân, xây dựng các mối quan hệ đồng nghiệp,
bạn bè, đối tác, hoặc chăm lo cho gia đình.
10
2.2.4. Áp lực gia đình:
Thực tế cho thấy có không ít người thành công trong sự nghiệp nhưng lại không
tìm thấy hạnh phúc gia đình. Tuy cuộc sống đầy đủ tiền tài, danh vọng, nhưng họ vẫn
luôn cảm thấy cô đơn, buồn bã, chán nản, thậm chí bị trầm cảm, tâm thần…Có thể nói,
những biến động trong cuộc sống gia đình có ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần của các
thành viên trong gia đình. Theo kết quả khảo sát có hơn 50% học viên cao học cho rằng
vấn đề gia đình cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu tạo nên áp lực đối với họ.
Tác động phổ biến nhất đó là tác động từ hoàn cảnh sống gia đình bao gồm điều
kiện kinh tế và các mối quan hệ gia đình. Cơm áo gạo tiền luôn là mối quan tâm hàng đầu
của mọi gia đình, sự thiếu thốn về vật chất là một trong những nguyên nhân chính gây ra
những mâu thuẫn, rạn nứt trong tình cảm gia đình. Tuy nhiên sự sung túc, đầy đủ về vật
chất không phải hoàn toàn là đem lại hạnh phúc gia đình mà còn là nguyên nhân của rất
nhiều trường hợp gia đình đổ vỡ, vợ chồng ly tán, con cái bất mãn, hư hỏng do thiếu sự
quan tâm của cha mẹ…Có thể nói việc chăm lo cả đời sống vật chất lẫn tinh thần cho gia
đình là thách thức không nhỏ đối với mọi người trong xã hội hiện nay. Các giá trị tinh
thần ở gia đình thể hiện rõ nét qua những bữa cơm gia đình đầm ấm, con cái hiếu thảo với
ông bà, cha mẹ; vợ chồng có thời gian để sẻ chia tâm sự, quan tâm lo lắng cho nhau, giúp
đỡ nhau công việc gia đình; cha mẹ có thời gian tiếp xúc với con cái, bày tỏ tình cảm yêu
thương và giáo dục dạy dỗ. Do vậy, tạo được sự cân bằng, hài hòa giữa đời sống vật chất
và tinh thần, giữa gia đình và sự nghiệp là áp lực lớn đối với mỗi học viên cao học.
2.2.5. Áp lực khác :
Ngoài 4 áp lực chính nêu trên, nguyên nhân gây ra áp lực cuộc sống cho các học
viên cao học còn phải kể đến các áp lực khác như tâm lý, lo lắng về tương lai, vấn đề môi
trường tự nhiên và xã hội.…
Với quỹ thời gian ngắn ngủi trong một ngày mà mỗi người phải đảm đương hàng

loạt công việc trong cuộc sống, trong học tập, trong gia đình, và nguyên nhân gây nên áp
lực là sự thiếu kiểm soát của con người đối với các công việc này. Bên cạnh đó, con
người thường lo lắng về sự an toàn, sự sống cái chết của chính mình trong tương lai;
mong muốn cuộc sống của mình sẽ thay đổi tốt đẹp hơn; hay gặm nhấm một nỗi đau nào
đó trong tâm hồn; bận tâm về con cái, một thay đổi bất ngờ nào đó trong gia đình Đôi
11
khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho
chính mình rất nhiều căng thẳng và tạo nên áp lực tâm lý vô hình.
Yếu tố môi trường bên ngoài như thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và
sự ô nhiễm là nguyên nhân gây nên áp lực mà con người không thể kiểm soát được.
Ngoài ra, yếu tố xã hội như những đòi hỏi khắt khe của giáo viên, sự kiểm soát của cha
mẹ, mối quan hệ với mọi người xung quanh, hay phải làm những công việc không yêu
thích đều là những nguyên nhân gây áp lực cho cuộc sống.

12
Chương 3
NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG HIỆN
NAY ĐỐI VỚI HỌC VIÊN CAO HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TP.HCM
3.1. Mục tiêu của những giải pháp giảm áp lực trong cuộc sống hiện nay đối với học
viên cao học trường ĐH Kinh Tế TP.HCM:
Thứ nhất, giúp cho học viên cao học có được một tinh thần thoải mái và luôn ở tư
thế sẵn sàng để hòan thành tốt các nhiệm vụ trong công việc và đời sống hàng ngày, cũng
như có thể đáp ứng yêu cầu của nhà trường và xã hội đối với một học viên cao học.
Thứ hai, giúp mỗi cá nhân giảm bớt căng thẳng trong đời sống hàng ngày do các
áp lực gây ra. Nhờ đó, trong quá trình làm việc với đồng nghiệp, trao đổi với bạn bè…
mỗi cá nhân có thể kiềm chế đúng mức cảm xúc của mình, giảm bớt xung đột không cần
thiết, góp phần làm các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.
Thứ ba, giúp các học viên tránh được những sai sót trong công việc hàng ngày,
góp phần nâng cao chất lượng công việc, đóng góp vào sự phát triển của chính doanh

nghiệp, cơ quan nói riêng và đất nước nói chung.
Thứ tư, giúp các đối tượng học viên cao học có thể quản lý và kiểm sóat hiệu quả
những áp lực trong cuộc sống, tùy từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể của chính mình. Từ
đó, mỗi cá nhân có thể tự đề xuất và thực hiện những phương án khả thi để giải quyết các
khó khăn và vuợt qua những áp lực trong cuộc sống.
3.2. Những giải pháp để giảm áp lực trong cuộc sống hiện nay đối với học viên cao
học trường ĐH Kinh Tế TP.HCM.
3.2.1. Quản lý tài chính:
Kiểm soát tài chính cá nhân bằng cách ghi lại chi tiêu mỗi ngày, thu nhập hàng
tháng, kiểm tra số dư tài khoản, giữ hoá đơn mua hàng là một thói quen tốt. Thống kê,
kiểm soát những thông tin thu nhập, chi tiêu sẽ giúp chúng ta lên những kế hoạch tài
chính cụ thể. Khi được kiểm soát, chúng ta sẽ tránh được tình trạng chi tiêu không kiểm
13
soát, vuợt quá khả năng chi trả, dẫn đến tình trạng nợ cao, đặc biệt với các đối tượng sử
dụng phương tiện thẻ tín dụng.
Học viên cao học là những đối tượng có điều kiện được tiếp xúc với những nghiên
cứu, thành tựu trong lĩnh vực quản lý tài chính. Vì vậy, chúng ta cũng có thể chủ động thu
thập những kinh nghiệm từ các chuyên gia, cũng như các công cụ, các phần mềm quản lý
tài chính cá nhân đã được công bố và giới thiệu rộng rãi để có thể tìm ra phương thức
quản lý tài chính phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể của chính mình.
3.2.2. Quản lý công việc hiệu quả:
Thứ nhất là, hạn chế làm nhiều việc cùng một lúc. Thay vì vừa đọc tài liệu, vừa nói
chuyện với khách hàng, hãy tập trung hoàn thành từng việc một.
Thứ hai là, lập danh sách những việc cần làm. Ghi chép là biện pháp rất hữu ích
giúp mỗi học viên không bỏ sót những nhiệm vụ quan trọng, lên danh sách những việc
cần làm trong ngắn hạn và dài hạn.
Thứ ba là, thư thái đầu óc, hãy dành vài lần trong ngày làm việc, mỗi lần vài phút
để thư giãn, đi dạo quanh văn phòng hoặc tránh xa màn hình máy tính sẽ giúp lấy lại sự
tập trung và minh mẫn để tiếp tục công việc
3.2.3. Lập kế hoạch và đề ra phương pháp học tập hiệu quả :

Thứ nhất là, học cách quản lý thời gian hiệu quả. Cố gắng sắp xếp thời gian cho
các ngày quan trọng như những ngày thuyết trình trên lớp, những kì thi…, đầu tư thời
gian chuẩn bị trước để giảm bớt áp lực thi cử.
Thứ hai là, tập thói quen lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra công việc theo đúng
kế hoạch đã đề ra. Học viên cao học cần lập kế hoạch học tập và làm việc cho một ngày,
một tuần và một tháng bằng cách ghi lại những việc cần phải làm, ưu tiên theo thứ tự
quan trọng của công việc và phương pháp thực hiện các kế hoạch đó.
Thứ ba là, tăng hiệu quả học tập bằng cách học hiệu quả và hợp lý. Học viên có thể
áp dụng một số cách như: xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học; xem lại các tài
liệu sau giờ học và tổng kết, kiểm tra những gì đã học sau mỗi tuần.
Thứ tư là, tham gia học nhóm để phát huy trí tuệ tập thể, giúp đỡ nhau trong học
tập, đồng thời sẽ giảm bớt những áp lực trong việc học.
14
Cuối cùng là, bên cạnh việc học căng thẳng cũng cần có những hoạt động thư giãn,
vui chơi lành mạnh để lấy lại tinh thần giúp cho việc học thú vị hơn và hiệu quả hơn.
3.2.4. Quản lý gia đình:
Không nên quá mải mê cho sự nghiệp, danh vọng mà bỏ qua yếu tố gia đình. Mọi
việc trong nhà có ổn định thì sự nghiệp mới có thể thăng tiến. Cần phải quan tâm nhiều
tới các thành viên trong gia đình bằng cách:
Thứ nhất, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Thường xuyên thăm hỏi tìm hiểu và chia
sẻ những khó khăn với các thành viên trong gia đình họ hàng. Chính điều này sẽ làm cho
các mẫu thuẫn, áp lực từ gia đình giảm đi đáng kể.
Thứ hai, vợ chồng dành nhiều thời để quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ công việc gia
đình với nhau; thường xuyên tiếp xúc, dạy dỗ, bày tỏ tình yêu thương với con cái. Các
học viên quá bận bịu với công việc và học tập nên tổ chức buổi dã ngoại, đi chơi với gia
đình vào các ngày nghỉ ngày lễ để mọi người có khoảng thời gian tập trung lại quây quần,
vui chơi gắn bó với nhau.
3.2.5 Rèn luyện sức khỏe thể chất và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để giảm các áp
lực liên quan đến vấn đề về tâm lý, vấn đề về tương lai, vấn đề môi trường tự nhiên và
xã hội :

Sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định sự
thành công của mỗi con người. Bên cạnh đó, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan cũng góp
phần không nhỏ giúp con người vượt qua các áp lực trong cuộc sống. Một khi gặp các áp
lực vấn đề về tâm lý, vấn đề tương lai, vấn đề môi trường tự nhiên và xã hội,…ảnh hưởng
mạnh đến cuộc sống của mỗi người, bản thân người đó không đủ sức khỏe cộng thêm tinh
thần bi quan rất dễ bị suy sụp.
Vì vậy, để giữ gìn sức khỏe, các học viên cao học nên có chế độ ăn uống hợp lý,
đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất là rất cần thiết giúp cơ thể nhanh
chóng bình phục, tái tạo năng lượng cho một ngày làm việc mới hiệu quả. Kết hợp với ăn
uống, việc tập thể dục thường xuyên, điều độ và uống nhiều nước giúp cơ thể giảm căng
thẳng, ngủ ngon và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Tập yoga và thiền là biện pháp tốt
giúp tĩnh tâm và tinh thần thoải mái sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng.
15
3.3. Kiến nghị:
Yếu tố môi trường xã hội là yếu tố khách quan gây lo lắng, bất an cho con người
khá lớn như tình hình tội phạm tăng cao, nạn kẹt xe, ngập do triều cường, tai nạn giao
thông, vấn đề ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, lạm phát gia tăng…. tạo thêm áp
lực cho chúng ta trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Để giảm bớt những áp lực do điều
kiện khách quan này, nhóm chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Do tình hình tội phạm ngày càng tăng nhanh, để tạo môi trường sống an toàn và
thoái mái hơn, mỗi cá nhân chúng ta nên tự cảnh giác để bảo vệ sức khoẻ, tài sản của bản
thân, đồng thời quan tâm, giáo dục con em mình để bảo vệ chúng.
Nhà nước cần chú trọng đến các vấn đề môi trường, đưa ra các hình thức xử phạt
cao hơn cho các hành vi gây ô nhiễm môi trường, phát động các phong trào bảo vệ môi
trường, tuyên truyền cho người dân tích cực bảo vệ môi trường, xây dựng thêm các khu
công viên, vui chơi giải trí để tạo điệu kiện cho người dân có thêm nhiều nơi để thư giãn,
giải trí, tập thể dục thể thao, vui chơi….
Nhà nước nên tích cực kiềm chế lạm phát, bình ổn giá thị trường …để đảm bảo
mức sống cho người dân trong cuộc sống hiện tại ngày nay.
KẾT LUẬN

16
Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng đối với từng đối tượng học viên cao học, các
áp lực trong cuộc sống có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức, ở nhiều mức độ và do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Một số học viên cao học chịu áp lực về việc học đồng thời chịu
những áp lực khác trong cuộc sống như áp lực công việc, gia đình, tài chính…
Theo Albert Einstein có 3 nguyên tắc làm việc: “Thoát khỏi những rắc rối để tìm
thấy sự giản đơn; từ hỗn loạn tìm ra sự hài hòa; trong những khó khăn luôn ẩn chứa cơ
hội”. Theo quan điểm này, muốn thành công trong cuộc sống phải luôn lạc quan, tự tin,
có ý chí sẽ tìm ra giải pháp để vượt qua những khó khăn và hướng đến thành công trong
tương lai. Vì vậy, điều trước tiên và quan trọng nhất để vượt qua các áp lực trên là phải
lạc quan và tự tin vào năng lực của chính mình.
Áp lực trong cuộc sống là gia vị để cuộc sống có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, nếu
chúng ta không giảm bớt các áp lực, hiệu quả công việc sẽ không cao đồng thời có khả
năng sẽ dẫn đến căng thẳng trong thời gian dài và có thể gặp phải các bệnh lý tâm thần.
Vì vậy, để cuộc sống nhẹ nhàng, thoải mái hơn, giúp chúng ta làm việc, học tập và chăm
sóc gia đình được tốt hơn, chúng ta nên tạo cho mình thói quen nhìn vào những mặt tích
cực của áp lực, tập thể dục thể thao, thiền, yoga, tham gia các hoạt động vui chơi, xã hội
để giảm áp lực trong cuộc sống. Chúng ta nên sắp xếp công việc hợp lý để có thể làm tốt
được nhiều việc để cuộc sống thêm thú vị và ý nghĩa.
Xin mượn lời của dịch giả Nguyễn Hiến Lê để kết thúc tiểu luận này: “Quẳng gánh
lo đi mà vui sống”.
17

×