Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
A – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI -------------------------------------------------------------------- 4
B – NỘI DUNG CHÍNH ----------------------------------------------------------------------- 6
I. Cơ sở của việc nghiên cứu --------------------------------------------------------- 6
1. Cơ sở lý luận ------------------------------------------------------------------ 6
1.1. Bản chất con người ------------------------------------------------ 6
1.2. Nguồn lực con người ---------------------------------------------- 11
2. Cơ sở thực tế ------------------------------------------------------------------ 14
II. Thực trạng các vấn đề nghiên cứu ---------------------------------------------- 14
1. Truyền thống con người Việt Nam --------------------------------------- 14
1.1. Tích cực ------------------------------------------------------------- 15
1.2. Hạn chế -------------------------------------------------------------- 16
1.3. Nguyên nhân của thực trạng ------------------------------------- 17
2. Nhân cách con người Việt Nam ------------------------------------------- 18
2.1. Tích cực ------------------------------------------------------------- 18
2.2. Hạn chế -------------------------------------------------------------- 19
2.3. Nguyên nhân của thực trạng ------------------------------------- 20
3. Nguồn lực con người -------------------------------------------------------- 20
3.1. Tích cực ------------------------------------------------------------- 21
3.2. Hạn chế -------------------------------------------------------------- 22
3.3. Nguyên nhân của thực trạng ------------------------------------- 23
III. Những giải pháp để phát huy nguồn lực con người ------------------------ 24
1. Trên lĩnh vực kinh tế -------------------------------------------------------- 24
2. Trên lĩnh vực chính trị ------------------------------------------------------ 25
3. Trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng ------------------------------------------- 25
C – KẾT LUẬN --------------------------------------------------------------------------------- 27
D – TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------------- 28
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
A – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Xuất phát từ thế giới quan duy vật về lịch sử, C. Mác và Ph. Ăngghen cho
rằng: mọi sự biến đổi của các chế độ xã hội trong lịch sử đều là quá trình phát triển
của lịch sử tự nhiên. Đó là sự chi phối của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp
với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vận dụng lí luận của C.
Mác và Ph. Ăngghen vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga trước
đây, V.I. Lênin đã phát triển lí luận về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa là tất yếu khách quan đối với tất cả các nước muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội, ngay cả đối với các nước có nền kinh tế phát triển cao nhưng cần
phải cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn hóa mới. Đối với
nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa thì lại càng phải trải qua một thời kì quá độ lâu dài.
Nước ta bắt đầu thời kì quá độ từ năm 1954 ở miền Bắc và từ 1975 trên
phạm vi cả nước sau khi đất nước độc lập. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, “Nhiệm vụ
quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kĩ thuật của chủ
nghĩa xã hội,… tiếp dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện
đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa,
chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là
nhiệm vụ chủ chốt lâu dài”. Do đó toàn đảng, toàn dân ta trong những năm qua đã
đẩy nhanh quá trình công nghiêp hóa - hiện đại hóa, từ sự sụp đổ của Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, ta đã kịp thời có những sự chuyển đổi từ Đại
hội VI của Đảng (1986), sau đó đến Đại hội VII, VIII, IX ta đã tiếp tục xây dựng
nền kinh tế mới – nền kinh tế thị trường có sự quản lí điều tiết của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình đổi mới đất nước nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần
của người dân, con người chính là mục tiêu của sự đổi mới và là động lực cho sự
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
phát triển của nền kinh tế đất nước. Cùng với thời gian, con người ngày càng phát
huy được vai trò của mình với tư cách là người chủ xã hội. Việt Nam là một nước
kém phát triển, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần phát huy có hiệu
quả nguồn lực con người của đất nước. Nghiên cứu về vấn đề con người có rất
nhiều mặt, trong giới hạn bài viết này xin được nghiên cứu con người và nguồn lực
con người trên các phương diện:
- Truyền thống con người Việt Nam hiện nay
- Nhân cách con người Việt Nam hiện nay
- Nguồn lực con người
Trên cơ sở nghiên cứu ba vấn đề trên ta thấy được vai trò của con người và
nguồn lực con người trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
B – NỘI DUNG CHÍNH
I. Cơ sở của việc nghiên cứu
1. Cơ sở lí luận
1.1. Bản chất con người
Những vấn đề triết học về con người là một nôi dung lớn trong lịch sử triết
học nhân loại. Tùy theo điều kiện lịch sử của mỗi thời đại mà nổi trội lên vấn đề
này hay vấn đề kia. Đồng thời, tùy theo giác ngộ tiếp cận khác nhau mà các trường
phái triết học, các nhà triết học trong lịch sử có những phát hiện, đóng góp khác
nhau trong việc lí giải về con người. Mặt khác, trong khi giải quyết những vấn đề
trên, mỗi nhà triết học, trường phái triết học có thể lại đứng trên lập trường thế giới
quan, phương pháp luận khác nhau: duy vật hoặc duy tâm, biện chứng hoặc siêu
hình, …
- Triết học phương Đông tiêu biểu là nền triết học Trung Hoa cổ đại, vấn
đề bản tính con người là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Giải quyết vấn đề này,
các nhà tư tưởng của Nho gia và Pháp gia đã tiếp cận từ giác độ hoạt động thực tiễn
chính trị, đạo đức của xã hội và đi đến kết luận bản tính con người là thiện (Nho
gia) và bản tính con người là bất thiện (Pháp gia). Các nhà tư tưởng Đạo gia, ngay
từ Lão tử thời Xuân Thu, lại tiếp cận giải quyết vấn đề con người từ giác độ khác
và đi đến kết luận bản tính Tự Nhiên của con người. Còn các trường phái triết học
Ấn Độ mà tiêu biểu là trường phái Đạo Phật đã kết luận về bản tính vô ngã, vô
thường và tính hướng thiện của con người trên con đường truy tìm sự giác ngộ.
- Quan niệm về con người của triết học Phương Tây có nhiều điểm khác
với nền triết học phương Đông. Nhìn chung, các nhà triết học đứng trên lập trường
duy tâm chú trọng giác độ hoạt động lí tính của con người. Tiêu biểu cho giác độ
tiếp cận này là quan điểm của Platon ở thời cổ đại Hy Lạp (ông coi bản chất con
người là bản chất bất tử của linh hồn thuộc thế giới ý niệm tuyệt đối), Đêcáctơ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trong nền triết học Pháp thời cận đại (ông cho bản chất của con người là bản chất
phi kinh nghiệm của lí tính) và Hêghen trong nền triết học cổ điển Đức (ông cho
rằng bản chất con người đó là lí tính tuyệt đối) … Đối lập với các nhà triết học duy
tâm, thì các nhà triết học duy vật đã lựa chọn giác độ khoa học tự nhiên để lí giải
bản chất con người và các vấn đề có liên quan. Ngay từ thời cổ đại, các nhà triết
học duy vật đã từng đưa ra quan niệm về bản chất vật chất tự nhiên của con người,
coi con người cũng như vạn vật tự nhiên không có gì thần bí, đều được cấu tạo nên
từ vật chất. Tiêu biểu là quan niệm của Đêmôcrít về bản tính vật chất nguyên tử cấu
tạo nên thể xác và linh hồn con người. Những quan niệm duy vật như vậy đã tiếp
tục phát triển trong nền triết học Phục Hưng và Cận Đại mà tiêu biểu là các nhà duy
vật nước Anh và Pháp thế kỉ XVIII, nó cũng là những tiền đề lí luận của chủ nghĩa
duy vật nhân bản của Phoiơbắc. Ông đã tiến một bước đáng kể về nhận thức của
con người. Ông khẳng định rằng: ý thức cũng như tư duy của con người chỉ là sản
phẩm của tinh thần, mà chính tinh thần là sản phẩm tối cao của vật chất. Song khi
xem xét con người, ông lại tách con người ra khỏi mối quan hệ nhất định của họ,
không đặt họ trong những điều kiện sinh hoạt nhất định. Ông chỉ coi con người là
“đối tượng cảm tính” mà không coi con người là hoạt động cảm tính.
- Nhìn chung các quan điểm triết học trước Mác và ngoài Mác-xít còn có
một hạn chế cơ bản là phiến diện trong phương pháp tiếp cận lí giải các vấn đề triết
học về con người. Do vậy trong thực tế lịch sử đã tồn tại lâu dài quan niệm trừu
tượng về bản chất con người và những quan niệm phi thực tiễn trong lí giải nhân
sinh, xã hội cũng như những phương pháp hiện thực nhằm giải phóng con người.
Kế thừa những quan điểm trước đó và khi phê phán quan điểm của Phoiơbắc, Mác
đã khái quát bản chất con người qua câu nói : “Phoiơbắc hòa tan bản chất tôn giáo
vào bản chất con người. Nhưng bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố
hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hòa các quan hệ xã hội ”. Mác đã đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh về khái niệm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
con người, bản chất con người, ông chỉ rõ hai mặt của con người là mặt sinh học và
mặt xã hội đặt trong mối quan hệ giữa chúng.
a) Bản chất sinh học của con người
Mác xem xét con người với tư cách là cá nhân sống, Mác viết: “vì vậy điều
cụ thể đầu tiên phải xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan
hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ và phần còn lại của giới tự nhiên”. Trước
hết, Mác thừa nhận con người là một động vật cao cấp nhất. Cũng như mọi động
vật khác, con người là bộ phận của tự nhiên hay nói cách khác, giới tự nhiên là
thân thể vô cơ của con người nên con người chịu sự chi phối của các quy luật khách
quan. Trong đó có những quy luật sinh học (đồng hóa – dị hóa, biến dị - di truyền,
tương quan giữa cơ thể và môi trường…). Và cùng điều kiện khách quan đã tạo nên
những nhu cầu sinh học của con người như ăn, ngủ, giao tiếp, nhận thức, duy trì nòi
giống … Để thích nghi và tồn tại được, cũng như bao loài vật khác con người cũng
phải đấu tranh sinh tồn. Từ đó đã định ra phương hướng và mục đích hoạt động của
con người nhằm phục vụ lợi ích cho mình. Tuy nhiên, Mác không thừa nhận quan
điểm cho rằng: cái duy nhất tạo nên bản chất con người là đặc tính sinh học và bản
năng sinh vật của con người. Con người có đầy đủ các đặc trưng của sinh vật tuy
nhiên cũng lại có nhiều điểm phân biết với các sinh vật khác. Trước Mác cũng đã
có nhiều nhà tư tưởng lớn đã có những tiêu chí khác nhau phân biệt giữa con người
với các động vật khác như: con người khác con vật ở chỗ con người biết sử dụng
công cụ lao động (Phrankim) Arixtốt đã gọi con người là “một động vật có tính xã
hội”, Pascal thì nhấn mạnh đặc điểm của con người và sức mạnh của con người là ở
chỗ con người biết suy nghĩ. Các nhận định đó đều đúng khi nêu lên một khía cạnh
nào đó của con người tuy nhiên lại phiến diện vì không nói lên được nguồn gốc của
những đặc điểm ấy và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Với phép biện chứng duy
vật, Mác đã chỉ ra được vai trò của lao động tạo ra của cải vật chất “có thể phân
biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi
con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình – đó là một bước
tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt
của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của
mình”. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến
tự nhiên (con người chỉ sản xuất ra bản thân nó còn con người tái sản xuất ra toàn
bộ giới tự nhiên).
Kết luận: Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự
tồn tại của con người và là tiền đề cho việc thể hiện bản chất xã hội của con người.
b) Bản chất xã hội của con người
Con người là tổng hòa những quan hệ xã hội
- Con người là chủ thể của các mối quan hệ xã hội.
Con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan
hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người.
Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng đều mang tính xã hôi. Trong đó quan hệ
xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ
khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người, mà quan hệ đầu
tiên là quan hệ sản xuất. Vậy con người có tính xã hội, được biểu hiện trước hết
trong hoạt động sản xuất vật chất. Trong hoạt động sản xuất vật chất con người
không thể tách khỏi xã hội. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản
xuất ra của cải vật chất và tinh thần để phục vụ cho đời sống của mình, đồng thời
hình thành và phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là cái vỏ vật chất của tư duy và
tư duy cũng chính là điểm phân biệt con người và các loài động vật khác. Tư duy
của con người phát triển trong hoạt động và giao tiếp xã hội mà trước hết là hoạt
động sản xuất. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
của con người, đồng thời hình thành nên nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã
hội.
- Con người là sản phẩm của các mối quan hệ xã hội
C. Mác đã nêu luận đề của mình trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc:
“Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân
riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa những
quan hệ xã hội ”.
Luận đề trên đã khẳng định: không có con người trừu tượng thoát li mọi điều
kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong
một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch
sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người đã tạo ra những giá trị vật chất
và tinh thần để tồn tại và phát triển cả về thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong mối
quan hệ đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại, quan hệ chính trị, kinh tế, quan
hệ cá nhân, gia đình, xã hội…) con người mới bộc lộ bản chất xã hội của mình. Từ
đó, con người có các nhu cầu xã hội được đáp ứng trên nền tảng đáp ứng nhu cầu
sinh học của con người.
Kết luận: Mặt thứ hai của bản chất con người đó là tổng hòa của những quan
hệ xã hội, giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu sai lệch về
mặt tự nhiên - cái sinh vật ở con người.
c) Con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể khẳng định rằng giữa bản chất
sinh học và bản chất xã hội của con người là một sự thống nhất không tách rời. Mặt
sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng, bản
chất để phân biệt con người với loài vật. Nhu cầu sinh học phải được “nhân hóa” để
mang giá trị văn minh của con người và đến lượt nó, nhu cầu xã hội không thể
thoát li khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học.
Kết luận: Hai mặt trên thống nhất với nhau, hòa quyện vào nhau để tạo
thành CON NGƯỜI, con người tự nhiên – xã hội.
1.2. Nguồn lực con người
Con người sáng tạo ra lịch sử của mình và cũng là sản phẩm của lịch sử.
C. Mác khẳng định: “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là
sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục… Cái học thuyết ấy quên rằng
chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nàh giáo dục cũng cần
phải được giáo dục ”. Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên Ph. Ăngghen viết:
“Con người càng xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bào nhiêu thì con người
lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu”. Như vậy,
với tư cách là một thực thể của xã hội, con người tác động vào tự nhiên, cải biến
giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội. Không có con
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Mặt xã hội
Mặt sinh học
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định
của xã hội. Mặc dù, con người sáng tạo ra lich sử của mình, song vài trò quyết định
sự phát triển xã hội là thuộc về quần chúng nhân dân hay các cá nhân có phần đặc
biệt.
- Tư tưởng tôn giáo cho rằng mọi sự biến đổi trong xã hội là do ý chí của
đấng tối cao, là do “mệnh trời”, ý chí đó là do cá nhân thực hiện.
- Chủ nghĩa duy tâm cho rằng lịch sử nhân loại là lịch sử của các bậc vua
chúa, anh hùng hào kiệt, thiên tài lỗi lạc. Còn quần chúng nhân dân chỉ là lực lượng
tiêu cực, là “phương tiện” mà các vĩ nhân cần đến để đạt mục đích của mình.
- Những nhà tư tưởng đề cao vai trò của quần chúng nhân dân nhưng
không nhận thức được một cách khoa học vai trò đó. Có người đề cao vai trò của
quần chúng nhân dân nhưng lại phủ nhận hoàn toàn vai trò của cá nhân đặc biệt.
- Chủ nghĩa duy vật trước Mác tuy không tin vào Thượng Đế, thần linh
nhưng lại cho rằng: nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội là tư tưởng, đạo
đức, là các vĩ nhân sớm nhận thức được chân lý vĩnh cửu.
- Còn chủ nghĩa Mác – Lênin đã chứng minh một cách khoa học vai trò của
quần chúng nhân dân trong lịch sử và xác định đúng đắn mối quan hệ giữa vai trò
cá nhân điển hình là lãnh tụ với quần chúng nhân dân trong lịch sử phát triển cảu xã
hội.
Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, được thể hiện
ở các mặt:
- Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp
sản xuất ra của của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và sự phát triển của của xã
hội.
Con người muốn tồn tại thì phải có những điều kiện vật chất hết sức cần thiết
đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở… mà những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng thông qua
sản xuất. Lực lượng sản xuất cơ bản là đông đảo quần chúng nhân dân lao động
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
12