Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giáo trình : PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI part 8 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.04 KB, 12 trang )


Sơ đồ 4.1. Sơ đồ VENN về quản lý bảo vệ rừng xã Văn Lăng
Trong sơ đồ. mức độ ảnh hưởng thường xuyên hay không thường xuyên tới bảo vệ
rừng được thể hiện bằng khoảng cách giữa các vòng tròn tổ chức với vòng tròn trung tâm
(Bảo vệ rừng).
Qua sơ đồ này ta thấy các cơ quan tổ chức như: UBND xã, ban xóm và các tổ chức
chuyên trách (kiểm lâm, tổ bảo vệ thôn) là những tổ chức thường xuyên quan tâm tới công
tác quản lý bảo vệ rừng nên có ảnh hưở
ng lớn. Còn những tổ chức không chuyên trách
nhưđoàn thanh niên, phụ nữ, hội nông dân, là những tổ chức không thường xuyên quan
tâm thì có ảnh hưởng không đáng kể, ta có thể thấy rõ hơn vấn đề này ở cấp thôn bản.
• Vai trò, sự quan tâm của các tổ chức, cơ quan tới bảo vệ rừng Để thấy được vai trò
và mối quan tâm của các tổ chức trong công tác quản lý bảo
vệ rừng chúng tôi tiến hành thảo lu
ận nhóm. Kết quả thảo luận được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.12. Vai trò và mối quan tâm của các tổ chức đến công tác QLBVR


4.4.2.4. Đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ rừng
Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lý bảo vệ rừng, cũng như những khó
khăn người dân gặp phải trong công tác quản lý bảo vệ rừng, thì các giải pháp cần phải
phù hợp với điều kiện địa phương như:
• Giải pháp kinh tế
Cần tiếp tục cấp kinh phí cho công tác bảo v
ệ rừng phòng hộ đầu nguồn cho các hộ
nhận khoản, nhằm tạo cơ sở cho việc gắn trách nhiệm và nâng cao ý thức của người dân
trong việc bảo vệđối tượng rừng này;
-Mở xưởng chế biến lâm sản phụ (mây tre đan, hàng thủ công, ) nhằm khai thác hết
tiềm năng về nguồn nguyên liệu, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho các hộ gia
đình;
Triển khai các hoạt động sản xu


ất như nuôi ong, trồng nấm, nhằm tận dụng những
vật liệu sẵn có trong rừng, tăng thêm thu nhập với phương châm lấy ngắn nuôi dài; cho
phép khai thác những cây gỗ kém giá trịđem bán, sau đó đầu tư lại cho bảo vệ phát triển
rừng.
• Giải pháp kỹ thuật cho bảo vệ rừng
Tập huấn kiến thức tổ chức, triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng cho cán bộ
thôn
bản để nâng cao năng lực về quản lý bảo vệ rừng;
Tập huấn và tuyên truyền về phòng chống cháy rừng, nhằm nâng cao kiến thức tà ý
thức của người dân trong công tác phòng cháy rừng;
Tập huấn kỹ thuật cải tạo vườn rừng để trồng cây ăn quả. phát triển mô hình kinh tế
hộ gia đình theo hướng nông lâm kết hợp và tạo lập trang trại nông lâm nghiệp.
-Phát dải, băng hoặc trồng cây thành hàng làm ranh giới phân chia các khoảnh rừng,
tránh được hiện tượng xâm lấn, tranh chấp rừng của nhau.
• Giải pháp về tổ chức
-Tiếp tục giao rừng còn lại cho tậ
p thể và từng hộ gia đình có nhu cầu, xoá bỏ tình
trạng rừng không có chủ;
Nâng cao vai trò, năng lực lãnh đạo của chính quyền xã, thôn thông qua phân cấp
trách nhiệm rõ ràng;
Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa các bên có liên quan để quản lý rừng có hiệu
quả; - Xây dựng các nhóm sở thích, thu hút sức lao động, tiền vốn để hỗ trợ nhau cùng
phát triển bảo vệ rừng;
Xây dựng các chương trình lồng ghép, các dự án phát triể
n nông lâm nghiệp. để
phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc ít người ổn định cuộc sống;

Tổ chức khai thác. lợi dụng rừng sao cho phù hợp với vốn rừng sẵn có: theo kế
hoạch và hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền;
Tổ chức tuyên truyền, tìm hiểu và chia sẻ kinh nghiệm thông qua các hội thi về

quản lý bảo vệ rừng, tìm hiểu tẩm quan trọng của rừ
ng, xây dựng các mô hình kinh tế
trang trại giỏi, để củng cố, phổ biến nhân rộng những kinh nghiệm tốt, nâng cao nhận
thức của người dân về tầm quan trọng của công tác quản lý bảo vệ rừng

Tóm lại, để bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên rừng ở Văn Lăng cần phải có
nhiều giải pháp; các giải pháp đó có mối quan hệ và tác động qua lại khăng khít nhau. Vì
v
ậy các giải pháp phải được thực hiện đồng thời và linh hoạt. Mối quan hệ giữa các hệ
thống giải pháp cụ thể được mô tả bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.2. Mối quan hệ giữa các hệ thống giải pháp trong quản lý bảo vệ rừng đã giao
Qua sơ đồ này ta thấy rằng, việc áp dụng các giải pháp một cách đồng thời sẽ củng
cố được mối quan hệ hỗ trợ giữa các hệ thống giải pháp với nhau.
Đối với mỗi giải pháp về kinh tế, kỹ thuật được áp dụng chúng sẽ quyết định việc áp
dụng những giải pháp về tổ chức ở những hình thức khác nhau. ngược lại việc áp dụng các
giải pháp về tổ chức phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả của các giải pháp về kinh tế kỹ thuật.
Các giải pháp về kinh tế, kỹ thuật và tổ chức trong quản lý b
ảo vệ rừng sẽ có tác
động tới một đối tượng nào đó là rừng đã giao cho hộ gia đình, với mục tiêu phát triển và
nâng cao chất lượng của tài nguyên rừng. Dưới những tác động của hệ thống các giải pháp
rừng sẽ được quản lý tốt hơn, phát triển tốt hơn, đồng thời nó có những kết quả phản hồi
trở lại để ta có thểđiều ch
ỉnh, bổ sung, lựa chọn việc áp dụng.
• Giải pháp phôi kết hợp giữa các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng
Hiện tại mối quan hệ phối kết hợp giữa các tổ chức còn lỏng lẻo và không thường
xuyên. Để củng cố mối quan hệ giữa các thành phần liên quan hiệu quả của công tác quản
lý rừng, thì cần phải xây dựng được những mối quan hệ khăng khít, chặ
t chẽ giữa các
thành phần. Trên cơ sở kết hợp kết quảđiều tra chúng tôi đã xây dựng được sơ đồ mô tả sự

phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan tới quản lý bảo vệ rừng. Những mối
quan hệ trên đây là những mối quan hệ cơ bản cần có giữa các thành phần. Nó không phải
là mối quan hệ cứng nhắc, không thể thay đổi, mà có th
ể được điều chỉnh, bổ sung và áp
dụng một cách linh hoạt theo chiều hướng khác nhau, sao cho có hiệu quả và đạt được cái
đích cuối cùng là phát triển tài nguyên rừng.

Sơ đồ 4.3. Phối kết hợp giữa các thành phần liên quan tới công tác QLBVR
• Giải pháp xây dựng quy ước bảo vệ rừng
Dưới sự giúp đỡ của kiểm lâm địa bàn, công an xã, tất cả các xóm đã xây dựng quy
ước quản lý bảo vệ rừng cho thôn đó là cơ sở pháp lý cộng đồng để người dân gắn trách
nhiệm cùng nhau. Dưới đây là một số ví dụ về quy ước quản lí bảo vệ rừng:
BẢN QUY ƯỚC QUẢN LÝ BẢO VỆ RÙNG - XÓM TÂN THÀNH
1 . Ban xóm, tổ quản lý bảo vệ rừng có trách nhiệm, nghĩa vụ
tuyên truyền, phổ biến
và hướng dẫn nhân dân trong việc bảo vệ rừng.
2. Không khai thác rừng bừa bãi.
-Nếu lấy một vài cây củi, măng trên diện tích rừng của người khác mà không xin phép dẫn
đến xích mích thì tổ quản lý và bảo vệ rừng và ban xóm có trách nhiệm hoà giải, nếu tái
phạm nhiều lần thì đưa ra cảnh cáo và buộc phải đền bù cho người bị hại.
-Nếu chặt phá rừng với diện tích lớn, chặ
t những cây có giá trịđáng kểđã có thoả thuận với
chủ rừng thì xóm sẽ đưa lên xã giải quyết.
3. Cấm không được đất lửa trong rừng, không được đốt bãi.
-Nếu để xảy ra cháy rừng thì người gây ra phải bồi thường cho chủ rừng bị cháy và chịu
trách nhiệm trước pháp luật.

-Nếu xảy ra cháy rừng thì mọi người phải cùng nhau đến dập.
4. Khen thưởng người phát hiện và báo cho tổ quản lý bảo vệ rừng những vụ vi
phạm. Đưa lên xã xử lý những người bao che cho tội phạm.

- Toàn xóm đã thông qua và thống nhất thực hiện, nếu ai vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp
luật


4.5. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CÓ SỰ THAM GIA
4.5.1. Khái niệm, nguyên tắc và phạm vi áp dụng PTD
• Khái niệm
Phát triển công nghệ có sự tham gia hay còn gọi là phát triển công nghệ cùng với
người nông dân (Participatory Technology Development - PTD) chính là sự kết hợp kiến
thức và năng lực nghiên cứu của những cộng đồng địa phương và các tổ chức phát triển
trong quá trình học hỏi lẫn nhau. Mục đích cuối cùng là tăng cường kinh nghiệm và khả
năng qu
ản lý kỹ thuật của cộng đồng và người dân địa phương bằng chính nội lực của họ.
trong đó hoạt động của người dân giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ tiến trình. Tuy nhiên,
tiếp cận PTD đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn sự nhiệt thành từ phía những người bên ngoài,
nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông khuyến lâm. Phát triển công nghệ có sự tham gia là
cách tiếp cận lôi cuốn nông dân vào việc phát triển các kỹ
thuật NLN phù hợp với điều
kiện cụ thể của họ.
• Nguyên tắc
-PTD phải là một chuỗi hoạt động liên tục;
- Nông dân (nam và nữ) phải là những người đưa ra ý tưởng thử nghiệm và đóng vai
trò quan trọng trong việc xác định những việc cần làm trong thử nghiệm;
-Các hoạt động thử nghiệm phải được người dân thực hiện trên đất, rừng của h
ọ (sở
hữu cá nhân hoặc cộng đồng) và chịu sự giám sát theo dõi của họ, họ đảm nhận chức năng
đó một cách tự nguyện và không bị áp đặt bởi người ngoài;
-Cán bộ khuyến nông khuyến lâm phải hiểu rõ nhu cầu, hoàn cánh của người dân địa
phương và tham gia tích cực, có trách nhiệm vào tiến trình thử nghiệm, phải đóng vai trò
là người hỗ trợ, thúc đẩy nông dân và các tổ chức của họ trong việ

c nâng cao nhận thức và
kỹ năng trong PTD, khuyến khích họ tiếp lục tiến trình thử nghiệm. mở rộng và phổ biến
kết quả thử nghiệm cho những người khác;
-Thiết kế và thực thi thử nghiệm phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ gia đình và
cộng đồng, tạo điều kiện cần thiết để áp dụng, cần bảo
đảm cơ hội tham gia cho mọi người
dân;
-Cung cấp thông tin kịp thời nhằm giúp người dân nắm bắt những thông tin mới về
vấn đề họ quan tâm;
-Hướng dẫn, tổ chức nông dân đánh giá và mở rộng kết quả thử nghiệm đến những
nông dân khác.
• Phạt vi tác động của PTD
Có thể sử dụng hình tượng "quả trứng" để làm hình ảnh ẩn dụ giải thích giới hạn của
hoạt động PTD ở s
ơ đồ sau:

Sơ đồ 4.4. Sơ đồ về phạm vi tác động của PTD
Bên ngoài vỏ trứng là những vấn đề cần có các quyết định hành chính từ cấp huyện
trở lên. Lòng đỏ quả trứng (vòng tròn nhỏ) là những vấn đề mà bản thân hộ gia đình có thể
quyết định được mà không cần phải hỏi ý kiến ai khác. PTD sẽ tập trung vào những vấn đề
trong khuôn khổ này. Lòng trắng trứng thể hiện cho những vấn đề mà cá nhân và hộ gia
đình phải thảo luận vớ
i những hộ khác trong khu vực, để cùng có quyết định khi làm một
việc gì đó. Nói cách khác, lòng trắng trứng là phạm vi mà cộng đồng thôn có thể bàn bạc
vấn đề với các thôn bên, các xã bên để thống nhất về vấn đề gì đó. Nếu họ tự mình thực
hiện được những ý tưởng của mình thì những ý tưởng đó vẫn có thể coi là nằm trong phạm
vi quả trứng, PTD cũng thực hiện được trong ph
ạm vi này.
Vỏ trứng là một cấu trúc rất cứng nó bao bọc, bảo vệ lòng trắng và lòng đỏ. Vỏ trứng
là biểu hiện của khung luật pháp hay hành chính cho phép người dân quyết định và thực

hiện những điều trong phạm vi nào đó. PTD không bàn lới những vấn đề vượt khỏi phạm
vi quyết định của thôn.
4.5.2. Tiến trình phát triển công nghệ có sự tham gia
Sau hơn 2 năm tiến hành thử nghiệm phát tri
ển công nghệ có sự tham gia lại khu vực
nghiên cứu với 6 thử nghiệm triển khai: Trồng tre Bát Độ lấy măng; Làm giầu rừng băng
một số loại cây địa phương; Nuôi trồng nấm; Thử nghiệm các giống ngô; Thử nghiệm
trồng một số giống đậu tương; Thử nghiệm trồng dứa. Trên cơ sở kết quả thử nghiệm
chúng tôi đề xuất một số
kinh nghiệm về phát triển công nghệ có sự tham gia trong phát
triển NLN như sau:
4.5.2.1. Giai đoạn chuẩn bị
Mục tiêu của giai đoạn này là các bên có sự hiểu biết chung về tình hình thôn bản,
xác định được các cơ hội và vấn đề trong thôn bản. Thống nhất với địa phương về việc tiến
hành PTD, làm rõ các lợi ích và nghĩa vụ của người dân tham gia, chọn được địa phương
tham gia PTD.
Trong giai đoạn này cần tiến hành một số hoạt động theo trình tự sau:
• Tổ chức đánh giá nông thôn (Phân tích tình hình)
Thu th
ập số liệu sơ cấp bằng các cuộc viếng thăm sơ bộ thảo luận với lãnh đạo xã,
thôn để có thông tin chung;
Thu thập số liệu thứ cấp. phân tích thông tin phát hiện các vấn đề, cơ hội cũng như
tiềm năng trong thôn, bản liên quan đến quản lý và đổi mới sản xuất, các công cụ phân tích
được nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông lâm áp dụng để phân tích vấn đề với thôn bản
nh
ư: SWOT, cây vấn đề. Kết quả là tìm ra nguyên nhân của các vấn đề và đưa ra định
hướng các giải pháp ưu tiên;

-Chọn lựa địa phương tham gia PTD và tạo lập mối quan hệ: Hoạt động này cần xác
định được thôn bản tham gia PTD, trong đó nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông lâm

cần thống nhất với địa phương về trách nhiệm, quyền lợi khi họ tham gia, làm rõ những gì
có thể hỗ trợ và không hỗ trợ
từ bên ngoài, tạo quan hệ tin cậy với thôn bản, tránh tạo ra
kỳ vọng của nông dân về các tài trợ "không hoàn lại" từ bên ngoài, việc dung hoà các mối
quan tâm là quan trọng trong tiến trình tiếp cận và tạo ra không khí hợp tác từ ban đầu.
Phương pháp tiến hành các hoạt động trong giai đoạn này là:
-Họp với chính quyền địa phương và nông dân dại diện để làm rõ mục tiêu PTD
-Thảo luận với địa phương để khẳng định sự
tham gia của họ và quyết định lựa chọn
địa phương tham gia theo các tiêu chí:
+ Người dân và chính quyền địa phương mong muốn và sẵn sàng tham gia vào tiến trình
PTD theo các điều kiện đã được giải thích (quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, người
dân; cái gì người bên ngoài hỗ trợ và không hỗ trợ).
+ Người dân ởđó có quyền sử dụng đất rõ ràng.
+ Thôn bản đó cần đại diện vềđiều ki
ện sinh thái nông lâm nghiệp, dân tộc, kinh tế, văn
hoá, xã hội trong khu vực để kết quả thử nghiệm sau này có thể lan rộng một cách dễ dàng.

• Lựa chọn chủ đề PTD và tổ chức khởi xướng PTD
Mục tiêu của giai đoạn này là: Các khái niệm, nguyên tắc PTD và những giới hạn phạm vi
của PTD được trình bày, thảo luận trước toàn thôn bản. Thôn bản có sự hiểu biết rõ ràng
về một tiến trình mà mình sắp hợp tác khởi xướng, bao gồm lợi ích và nghĩa vụ của họ khi
tham gia.
Thống nhất chủ đề PTD trên cơ sở dung hoà được mối quan tâm của các bên liên
quan.
Thống nhất được một chương trình làm việc trong thôn bản ở giai đoạn khởi xướng.

-Nông dân nòng cốt tham gia vào tiến trình khởi xướng được bình chọn bởi thôn bản.
Trình tự thực hiện và phương pháp tiến hành như sau:
Cuộc họp thôn lần 1 được cán bộ khuyến nông lâm và nhà nghiên cứu cùng hợp tác

tổ chức, thành phần tham gia gồm đại diện các hộ gia đình trong thôn, bản. Nên khuyến
khích phụ nữ tham gia ngay trong cuộc họp thôn đầu tiên; lãnh đạo xã, thôn, trưởng bản,
đại diện các ban chuyên môn về nông lâm, địa chính trong xã, các cơ quan nông lâm
nghiệp ở đị
a phương. Trong cuộc họp này các công việc sau được tiến hành:
-Giới thiệu về PTD, cán bộ khuyến nông và nhà nghiên cứu giới thiệu các khái niệm,
nguyên tắc chung của PTD, làm rõ vai trò trách nhiệm, lợi ích của nhà nghiên cứu, khuyến
nông lâm, thôn bản và hộ gia đình khi tham gia vào tiến trình PTD;
-Thống nhất chủ đề PTD: Các bên thảo luận với nhau để đi đến thống nhất kết quả
công việc này là một chủ đề PTD rõ ràng được thôn bản, người dân, nhà nghiên cứ
u và
khuyến nông lâm nhất trí.
-Lập kế hoạch làm việc cho những ngày tiếp theo của đợt khởi xướng: Nhóm thúc
đẩy (cán bộ khuyến nông và nhà nghiên cứu) sử dụng một bảng ma trận trên giấy Ao để
thảo luận và lập kế hoạch với thôn bản, trong đó các nội dung như: tiến trình, các hoạt
động, kết quả dự kiến, thời gian, người chịu trách nhiệm được nhóm thúc đẩy đưa ra trước,
sau
đó toàn thôn sẽ đề xuất việc phân công số hộ tham gia, địa điểm làm việc
- Bình chọn nông dân nòng cốt tham gia vào giai đoạn khởi xướng: Đưa ra các tiêu
chí để thôn bản tiến hành thảo luận và bình chọn, các tiêu chí gợi ý để lựa chọn như: Đây
là các nông dân quan tâm đến đổi mới sản xuất, năng động; Đại diện cho nhóm dân tộc
chính trong thôn, bản; Cân đối tỷ lệ tham gia theo giới, tuổi, thành phần kinh tế, kế
t quả sẽ
chọn được các hộ đại diện từ 3 - 5 người một nhóm làm việc ở ngoài hiện trường.
4.5.2.2. Giai đoạn khởi xướng PTD
• Phát hiện ý tưởng:
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất của giai đoạn khởi xướng PTD, thục tiêu của
nó là khám phá ra các ý tưởng mới của dân và các bên liên quan: các ý tưởng mới này phải
đạt các tiêu chí:
-Đổi mới về kỹ thuật hoặc quản lý và

được phát hiện ngay trên hiện trường; Xuất
phát từ nhu cầu của nông dân;
-Phù hợp với chủ đề của PTD.
Để phát hiện ý tưởng mới cần thành lập các nhóm PTD và phân công nhiệm vụ cho
từng nhóm. Trong hoạt động này các ý tưởng mới sẽ được phát hiện, ý tưởng có thể lừ
nông dân hoặc nhà nghiên cứu hoặc khuyến nông lâm. Nhưng lưu ý rằng nhà nghiên cứu
khuyến nông lâm cần quan tâm thảo luận, lắng nghe, thúc đẩy nông dân, chỉ đưa ra ý
tưởng khi thấy cần thiết và ý tưởng đó sau này sẽ được nông dân thẩm định. lựa chọn theo
nhu cầu của họ.
Phương pháp tiến hành: Có rất nhiều công cụ khác nhau hỗ trợ cho việc thảo luận và
phát hiện ý tưởng:
-Đi lát cắt: Các vấn đề, cơ hội, trở ngại của nông dân sẽ được phát hiện, thông qua đó
có thể phát hiện ra các ý tưởng mới cho việc cải tiến sản xuất, canh tác.
Công cụ vẽ biểu đồ thay đổi sử dụng đất theo thời gian, ma trận chọn loại cây trồng,
s
ơ đồ VENN, Sử dụng các công cụ trực quan của PRA sẽ rất hữu ích cho việc thảo luận
với nông dân, từ các công cụ này các bên sẽ nhận diện rõ ràng các vấn đề và nguyên nhân,
từđây sẽ xuất phát các ý tưởng đổi mới.
Công cụđu quay rất hữu ích cho việc phát hiện ý tưởng mới, được nhiều bên quan
tâm.

• Xây dung phiên ý tưởng
Làm rõ các ý tưởng:
Các nhóm PTD tiếp tục làm rõ các ý tưởng, bao gồm chủ đề của ý tưở
ng phải rõ
ràng, cụ thể, ý tưởng phải mới và liên quan đến chủ đề.
Phương pháp tiến hành: Thảo luận nhóm PTD, nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến
nông lâm cung cấp thêm các thông tin liên quan đến ý tưởng. Từng ý tưởng được xem xét
đầy đủ các khía cạnh: Có thực sự mới theo các tiêu chí đã đề cập? Các lợi ích mang lại ?
Những thử thách và các rủi ro có thể xảy ra ? Cuối cùng chủ đề của ý tưởng được viết

đầy đủ, c
ụ thể, rõ ràng và dễ hiểu với tất cả các bên liên quan.
-Xây dựng phiếu ý tưởng: Phiếu ý tưởng là một công cụ làm rõ ý tưởng đã được đề xuất,
có hai câu hỏi chính trong phiếu ý tưởng cần làm rõ là: l) Mục đích của việc làm thử,
chúng ta muốn tìm ra điều gì mới? 2) Lý do, vấn đề mong muốn được làm thử nghiệm?
Phương pháp tiến hành: Sử dụng công cụ phiếu ý tưởng, nhà nghiên cứu và khuyến nông
thúc đẩy nông dân xây d
ựng phiếu ý tưởng, các câu hỏi trong phiếu ý tưởng được đặt ra
cho nông dân, có thể giải thích các câu hỏi này một cách khác nhau để người dân có thể
hiểu chính xác và đưa ra các câu trả lời đầy đủ. Nông dân động
não và thảo luận với nhau để đưa ra các câu trả lời, các bên chọn lựa các câu trả lời đầy đủ,
rõ ràng, chính xác để ghi vào phiếu ý tưởng.
• Lửa chọn thử nghiệm
-Mục tiêu: Tất cả các phiếu ý tưở
ng được trình bày rõ ràng cho toàn thôn, các ý
tưởng quan trọng được thôn bản quyết định lựa chọn đưa vào thử nghiệm. Trình tự và các
bước tiến hành:
+ Trước khi tổ chức cuộc họp thôn để trình bày các phiếu ý tưởng và tổ chức
bình chọn, nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông lâm thảo luận lần cuối với những nông
dân nòng cốt để sàng lọc các phiếu ý tưởng, tập hợp tất cả các phiếu ý tưởng và xem xét,
loại bỏ ý tưởng trùng lặp, gom các ý tưởng gần giống nhau thành một ý tưởng; + Bình
chọn ý tưởng để thử nghiệm: Các tiêu chí cơ bản sau đây để quyết định lựa chọn các phiếu
ý tưởng tốt: Ý tưởng ph
ải liên quan đến chủ đề PTD đã thống nhất; Ý tưởng phải có tiềm
năng lan rộng sau này; Ý tưởng sẽ có lợi cho nhiều nông dân thay vì một vài người.
-Phương pháp tiến hành: Trình bày các phiếu ý tưởng trong cuộc họp thôn, nông dân nòng
cốt mỗi nhóm trình bày tất cả những phiếu ý tưởng của nhóm mình đã phát triển được. Cán
bộ khuyến nông thúc đẩy người dân thảo luận, làm rõ các phiếu ý tưởng và bầu chọn theo
phương pháp bỏ phiếu, sau
đó sắp xếp theo thứ tựưu tiên. Cũng trong việc bình chọn, nếu

số hộ tham gia họp không đông, thì nông dân bình chọn có thể viết tên mình lên thẻ và dán
lên các tờ ý tưởng mà họ quan tâm. Bằng cách này không những xác định được ưu tiên mà
còn xác định được các nhóm nông
dân quan tâm, có sở thích về loại ý tưởng đó. Đây là cơ sở để lựa chọn hộ tham gia thử
nghiệm theo từng nhóm sở thích.
• Lựa chọn hộ tham gia:
Trong cu
ộc họp thôn lần 2, sau khi bình chọn ý tưởng, cán bộ khuyến nông lâm cần
tiếp tục thúc đẩy công việc lựa chọn hộ tham gia theo trình tự sau:.
-Thống nhất các tiêu chí lựa chọn hộ: Sau khi đã xác định các ý tưởng đưa ra thử
nghiệm, cần tiến hành việc xem xét đề cử hộ tham gia cho từng thử nghiệm; để làm được
điều này tốt, trước hết cần thống nhất các tiêu chí lựa chọn với thôn b
ản.
-Phương pháp tiến hành: Cán bộ khuyến nông thúc đẩy cuộc họp chung, phương
pháp động não có thểđược sử dụng để đưa ra các tiêu chí lựa chọn hộ tham gia.
Tiêu chí chọn hộ tham gia do chính thôn bản thảo luận xây dựng nên, các tiêu chí gợi
ý có thể là:
-Hộ tham gia một cách tự nguyện, nhiệt tình cao đối với thử nghiệm. Đây là các hộ
năng động, muốn phát hiện cái mới trong sản xuất.
-Nhất trí và thực hiện
đúng như những điều đã cam kết.
Các tiêu chí khác có thể được phát triển tại cuộc họp thôn, có thểứng với mỗi thử
nghiệm nhất định sẽ có các tiêu chí cụ thể hơn.
-Bình chọn hộ tham gia thử nghiệm: Cán bộ khuyến nông thúc đẩy tiếp tục cuộc họp
thôn lần 2 để lựa chọn hộ theo trình tự sau:
+ Tổ chức cho các hộ đăng ký tham gia theo từng thử nghiệ
m, công việc này có thể
tiến hành bằng cách đề nghị các hộ ghi tên mình lên thẻ và dán vào phiếu ý tưởng mà hộđó
muốn tham gia làm thử nghiệm;
+ Sau đó là cân đối số lượng hộ tham gia trong một thử nghiệm số này không nên

quá lớn để bảo đảm khả năng tổ chức thực hiện và giám sát tiếp theo, cũng không nên quá
ít để có kết quả thống kê chính xác.
• Thiết kế thử nghiệm
Các phiếu thử nghiệm được làm rõ các tiêu chí và yêu cầu kỹ thuật công nghệ mới và
được thiết kế rõ ràng, nông dân có thể sử dụng được. Thử nghiệm được thiết kế với sự
tham gia của nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông lâm và nhóm nông dân được lựa chọn
tham gia. Nhà nghiên cứu thúc đẩy để thực hiện bước này.
Phương pháp tiến hành: Vi
ệc thiết kế các thử nghiệm cần tiến hành ngay tại vị trí dự
kiến sẽ bố trí thử nghiệm của nông dân. Trước hết sử dụng công cụ phiếu thử nghiệm để
thúc đẩy nông dân tham gia thiết kế thử nghiệm lên giấy Ao, phiếu thử nghiệm phải bảo
đảm các yêu cầu:
-Mục đích, mục tiêu, lý do của từng thử nghiệm được xác định rõ ràng; Thử nghiệm
được thiết kế chi tiết, xác định các công thức thử nghiệm, tuỳ theo loại thử nghiệm mà xác
định quy mô thử nghiệm (diện tích bao nhiêu, bao nhiêu cây, có hay không có đối chứng,
lặp lại bao nhiêu lần? ) phù hợp để có thểđánh giá và kết luận sau này;
-Các tiêu chí giám sát, đánh giá về số lượng và chất lượng, định lượng và định tính
cần được thiết kế, xác định với nông dân và các bên tham gia;
-Xác định nơi thu thập thêm thông tin và làm cách nào để có thông tin đó hỗ trợ cho
tiến trình thử nghiệm.
Đến đây chúng ta kết thúc giai đoạn khởi xướng, các thông tin và kết quả khởi xướng
cần được cung cấp cho cấp lãnh đạo địa phương và các ban ngành liên quan và tạo ra các
cam kết giữa các bên tham gia.
4.5.2.3. Giai đoạn thực thi thử nghiệm
• Xây dựng kế hoạch hành động
Lập kế hoạch hoạt động là một khâu hết sức quan trọng, nó giúp cho nông dân, cán
bộ nghiên cứu và cán bộ khuyế
n nông lâm dự định được khối lượng công việc mà họ phải
thực hiện, từđó sắp xếp công việc theo thứ tựưu tiên và trật tự thời gian hợp lý, đồng thời
phân công trách nhiệm cụ thể phù hợp với trách nhiệm của từng bên. Do đó việc lập kế

hoạch quyết định tới tính khả thi, chất lượng và tiến độ của các hoạt động tiếp theo trong
thử nghi
ệm. Các bên thống nhất đưa ra được một kế hoạch hoạt động chi tiết (nội dung,
thời gian, trách nhiệm, các đầu vào cần thiết) để giúp người dân, nhà nghiên cứu và cán bộ
khuyến nông lâm bố trí được lao động, thời gian và nguồn lực phù hợp để tiến hành thử
nghiệm.
Trong bước này sử dụng công cụ là bảng kế hoạch, đây là một ma trận đơn giản, giúp
cho nông dân có thể dễ dàng tham gia đưa ra k
ế hoạch thích hợp với thời vụ, lao động của
họ.
Kế hoạch này nên được lập hàng năm đối với thử nghiệm dài ngày, đối với các thử
nghiệm có thời gian ngắn hơn một năm, thì kế hoạch được lập trọn vẹn cho cả tiến trình
thử nghiệm.

×