kiến thức về kỹ thuật chăm sóc cây vải.
-Đối tượng đào tạo: Nông dân có nhu cầu học, tuổi từ 30 - 40, số lượng 10 người,
trong đó nam 5, nữ 5, tất cả là dân tộc Dao, nhu cầu của người học là được nâng cao kiến
thức về kỹ thuật trồng chăm sóc loài cây vải.
-Yêu cầu:
Nội dung học tập đáp ứng yêu cầu người học.
Phương pháp gi
ảng dạy ngắn gọn, dễ hiểu, thực tế.
-Mục tiêu khoá đào tạo: Khi học xong người học có khả năng:
Trình bày được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải.
Làm được các công việc trồng, chăm sóc cây vải đúng yêu cầu kỹ thuật.
Tuyên truyền vận động người dân cùng thực hiện mô hình canh lác trên đất
dốc để sử dụng bền vững. -Chương trình đ
ào tạo: Chương trình khoá tập huấn được thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 4.5. Chương trình đào tạo
-Dự trù kinh phí: Dự trù kinh phí khoá tập huấn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.6. Dự trù kinh phí tập huấn
4.2.3. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
Sau 5 năm tổ chức thực hiện nâng cao năng lực cho cộng đồng, chúng tôi đã tổ chức
thực hiện được các hoạt động sau:
Tổ chức 02 đợt thăm quan các mô hình canh tác đất dốc và các mô hình chăn nuôi
gia cầm, chăn nuôi lợn với sự tham gia của 40 người.
Tổ chức 12 lớp tập huấn về kỹ thuật nông lâm nghiệp, t
ạo giống, trồng cây ăn quả
và lâm nghiệp, phòng trừ sâu bệnh hại, kỹ năng giao tiếp và thúc đẩy, tín dụng, kỹ thuật
chế biến chè, chăn nuôi thú y với sự tham gia của 240 lượt người.
Tổ chức 01 hội thảo tại hiện trường đánh giá kết quả trồng tre lấy măng với sự tham
gia của 35 người.
Với những hoạt động đó người dân
đã có cơ hội học hỏi chia sẻ kinh nghiệm, áp
dụng vào sản xuất góp phần thay đổi quan niệm sản xuất và cuộc sống từng bước được cải
thiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, chúng tôi đã rút ra được các bài học sau:
-Xác định rõ nhu cầu người học, người được đào tạo phải là người có nhu cầu thực
sự,
-Nội dung hoạt động phải cụ thể
, thực tế người dân dễ hiểu có thể áp dụng được;
-Người hướng dẫn phải chuẩn bị nội dung và kế hoạch thực hiện thật chi tiết đầy đủ
phân rõ trách nhiệm và có đủ nguồn lực để thực hiện;
-Phương pháp dạy học theo trải nghiệm và thực hành là chính.
4.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỌP CÓ SỰ THAM GIA
4.3.1. Lý do
Đầu năm 1999 Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đ
ã triển
khai đợt đánh giá nông thôn có sự tham gia tại xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên. Đợt điều tra đã xác định được nhu cầu nguyện vọng của người dân là phát triển
kinh tế hộ gia đình theo nhóm sở thích. Trước đây việc trồng cây nông lâm nghiệp theo
hình thức mạnh ai người ấy làm, thực hiện theo sự hướng dẫn của người ngoài cộng đồng,
cây trồng đôi khi không đúng mong muốn của người dân và thiếu tính quy hoạch vì vậy
năng suất cây trồng thấp, manh mún, hiệu qu
ả kinh tế không cao.
Xuất phát từ những tồn tại hạn chếđó, xây dựng mô hình nông lâm kết hợp có sự
tham gia được thực hiện với kỳ vọng là lợi dụng có hiệu quả trí thức địa phương để kết
hợp với khoa học kỹ thuật tiến bộ phù hợp với sinh thái nhân văn của từng vùng.
4.3.2. Các bước tiến hành
Bước 1. Điều tra chọn hộ
H
ọp nhóm đánh giá tiềm năng đất, nhân lực, tiền vốn và nguyện vọng của người dân,
gợi mở cho nhóm hộ tham gia. Trên cơ sởđó chọn ra hộđiển hình tiến hành điều tra cụ thể
để thu thập các thông tin sau:
-Số khẩu, lao động chính;
-Tổng diện tích đất, đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chưa sử dụng;
Tìm hiểu kế hoạch sử dụng đất của gia đình trong tươ
ng lai, xác định khu vực thực
hiện nông lâm kết hợp;
-Cùng với hộđo đếm diện tích, mô tả đất, phác hoạ sơ đồ bằng các công cụ thước
dây, la bàn, cuốc, giấy bút
Bước 2. Lập kế hoạch có sự tham gia
Dựa trên các thông tin cơ bản cùng người dân lập kế hoạch có sự tham gia, trên
nguyên tắc người dân tự làm, người ngoài cộng đồng chỉ có vai trò thúc đẩy bằng những
gợi ý cụ th
ể để người dân nói được ý nguyện của mình như: Trồng cây gì? Tại sao? Đã có
hiểu biết gì về việc làm đó? Thời vụ trồng? Tiêu chuẩn cây trồng? Cách bố trí cơ cấu cây
trồng ra sao? Người dân đóng góp gì? Bao nhiêu?
Bước 3. Báo cáo kết quả lập kê hoạch trước nhóm để mọi người góp ý
Lưu ý mọi ý kiến của người dân và kinh nghiệm sản xuất của họ đều được tôn trọng,
bàn bạc chia sẻ và đi đến thống nhất.
Bước 4. Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp
Trên cơ sở kế hoạch được thống nhất, người dân tiến hành tổ chức thực hiện theo trật
tự thời gian dưới sự giám sát của nhóm, mọi sự thay đổi phải có ý kiến của nhóm hoặc nhà
tài trợ nếu có.
Bước 5. Nghiệm thu đánh giá kết quả
Nghiệm thu đánh giá được ti
ến hành theo phương pháp có sự tham gia đó là trong
quá trình đánh giá có sự tham gia của chủ mô hình, lãnh đạo nhóm, các thành viên khác
trong nhóm, người hô trợ bên ngoài (nếu có). Nội dung đánh giá dựa vào mục tiêu, nội
dung và tiêu chí cần đạt của các hoạt động. Chẳng hạn. nếu đánh giá kết quả hoạt động
trồng rừng thì phải trả lời các câu hỏi: Trồng được bao nhiêu? Cây gì? Tỉ lệ sống? Sinh
trưởng? Đạt được bao nhiêu phần trăm kế hoạch đặt ra; nếu đánh giá năng suất cây trồng
thì phải làm rõ các vấn đề, thời gian thu hoạch bao lâu, năng suất thế nào trên một đơn vị
diện tích, có nhận xét gì về kết quả này. Nếu đánh giá về môi trường? Thì phải theo dõi:
Đất như thế nào? Nướ
c ra sao? Sinh trưởng của cây lâu năm theo thời gian?
4.3.3. Kết quả xây dựng mô hình nông lâm kết hợp có sự tham gia
• Điều tra chọn hộ
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của sản xuất và nguyện vọng của các thành viên trong
nhóm sở thích nông lâm kết họp là muốn xây dựng mô hình nông lâm kết hợp điển hình để
các thành viên trong nhóm học hỏi, chia sẻ. Chúng tôi tiến hành họp nhóm tìm hiểu hoạt
động của nhóm từ khi thành lập cho đế
n nay. Căn cứ vào tiềm năng đất đai, nhân lực
nguồn vốn người thúc đẩy gợi mở cho nhóm tự chọn hộ tham gia xây dựng mô hình điểm.
Quá trình tổ chức họp nhóm và kết quả chọn hộ được nghi thành biên bản cụ thể. Chúng
tôi đã cùng nhóm sở thích xác định mục tiêu, yêu cầu của việc chọn hộ xây dựng mô hình
nông lâm kết hợp như sau:
-Mục tiêu: Xây dựng được mô hình nông lâm kết hợ
p điển hình nhằm tăng thu nhập
cho gia đình, tiến tới nhân rộng trên địa bàn thôn, xã.
-Yêu cầu: Có tiềm năng đất đai, nhân lực, có nguyện vọng. Dựa trên mục tiêu và yêu câu
đó các thành viên trong nhóm thảo luận một cách sôi nổi, thẳng thắn và 100% thành viên
trong nhóm thống nhất, đồng ý chọn hộ Lăng
Văn Dim để xây dựng mô hình nông lâm kết hợp. Lý do hộ này được chọn là vì có những
điều kiện thuận lợi sau:
-Diệ
n tích thử nghiệm gần nhà;
-Đất đai màu mỡ, nhiều mùn;
-Đủ nhân lực ;
-Giao thông thuận tiện;
-Có nguyện vọng muốn làm từ lâu. Bên cạnh những thuận lợi đó hộ còn có những
khó khăn khi bước vào xây dựng
mô hình như: Thiếu vốn đầu tư;
-Thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật (kỹ thuật xây dựng mô hình. kỹ thuật trồng cây
chăm sóc, thu hái, bảo quản );
-Không có nguồn giống, dịch vụ phân bón tại chỗ. Qua việc chọn hộ các thành viên
đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, thân ái, hoà
đồng, hăng hái phát biểu ý kiến trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau cùng tham gia xây dựng
nhóm ngày càng phát triển.
• Lập kế hoạch thử nghiệm mô hình nông lâm kết hợp
a) Những thông tin cơ bản về hộ
Trên cơ sở nhóm đã chọn ra hộ Lăng Văn Dim làm mô hình, để giúp cho việc lập kế
hoạch dễ dàng chúng tôi đã đến tham quan tình hình thực tế diện tích thử nghiệm, tiến
hành đo đạc, phỏng vấn và thu thập một số thông tin cơ bản, kết quả như sau: -Tên chủ hộ:
Lăng Văn Dim
-Dân tộc: Núng Số nhân khẩu: 7 khẩu
-Số lao
động chính: 4 người
-Diện tích xây dựng mô hình: 0,5 ha
-Độ dốc: < 30o Hiện trạng thực bì: rừng tự nhiên tái sinh (chủ yếu là tre, giang, nứa)
b) Lựa chọn cây trồng
-Đưa cây trám, mỡ có giá trị kinh tế cao vào trồng mô hình
Trồng băng cốt khí để giữ nước, cải tạo đất, làm băng phân xanh
Trồng cây ăn quả (vải, xoài) và một số cây lương thực (khoai lang, sắn) vào mô hình.
c) Lập kế hoạch
-Mục tiêu: Có đượ
c mô hình nông lâm kết hợp điển hình ở khu vực, cho thu
nhập cao và ổn định từ mô hình. Chỉ tiêu: Tỷ lệ sống, tình hình sinh trưởng của cây (chiều
cao, sâu bệnh).
• Cơ sở thiết kế mô hình
Sau khi bàn bạc chủ hộđã nhất trí cơ cấu cây trồng cho mô hình như sau: - Phần trên
đỉnh là rừng tự nhiên giữ nguyên hiện trạng nhằm giữ nước, chống xói mòn đất.
-Băng 1 và băng 2: Diện tích 0,25 ha, ở khu vự
c sườn đồi, độ dốc tương đối lớn
(300) ở khu vực này thường bị xói mòn rửa trôi nhanh, độ dày tầng đất canh tác mỏng bố
trí trồng cây lâm nghiệp như trám và mỡ, mật độ trồng 1600 câyfha, khoảng cách trồng là
2,5 x 2,5 m, kích thước hố là 30 x 30 x 30 em, hình thức trồng theo băng song song với
đường đồng mức.
-Băng 3 và băng 4: Diện tích 0,25 ha, khu vực gần chân đồi độ dốc 250, tầng đất
canh tác còn tốt, nhiều mùn đượ
c bố trí cây ăn quả là vải và xoài, mật độ trồng khoảng 400
cây!ha, khoảng cách trồng là 5 x 5 m, kích thước hố là 50 >< 50 x 50 em
Trên toàn bộ diện tích thử nghiệm gieo 3 hàng cất khí song song theo đường đồng
mức, băng cất khí được thiết kế rộng 0,5 m, mỗi băng gieo 2 hàng cách nhau 0,3 m, gieo
dày để có tác dụng chống xói mòn cải tạo đất
Trên băng chính kết hợp trồng cây nông nghiệp ngắn ngày như sắn, ngô, khoai tầu
xen cây lâm nghiệp và cây ăn quả.
• Lập kê hoạch có sự tham gia
Dựa trên những thông tin cơ bản đã điều tra tiến hành lập kế hoạch chi tiết cho hoạt
động của mô hình. Sau khi cán bộ kỹ thuật giải thích, hướng dẫn cách làm chủ hộ đã tự lập
được kế hoạch xây dựng mô hình được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.7. Kế hoạch xây dựng mô hình NLKH của hộ Lăng Văn Dim
• Dự trù kinh phí cho hoạt động của mô hình
Qua điều tra tình hình giá cả, công lao động, cây giống, phân bón, thuốc sâu trên địa
bàn thôn, xã cũng như trên thị trường chúng tôi và chủ hộđã tính toán và dự trù kinh phí
cho từng hoạt động nhưở bảng sau:
Bảng 4. 7. Dự trù kinh phí thực hiện mô hình
-Vốn đầu tư cho mô hình là 2.485.000, đây là một số tiền đáng kể đối với người dân
nông thôn miền núi. Do vậy phần lớn vốn đầu tư cho mô hình là do Khoa Lâm nghiệp hỗ
trợ. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng phát triển mô hình.
d) Báo cáo kết quả lập kế hoạch Trong buổi họp nhóm chủ hộ Lăng Văn Dim đã trình
bày trước nhóm bản kế hoạch mà mình đã l
ập ra và mong các thành viên trong nhóm
góp ý kiến cụ thể cho từng hoạt động, để giúp cho việc xây dựng mô hình được hoàn
chỉnh và hợp lý hơn. Kết quả buổi họp báo cáo kế hoạch xây dựng mô hình được góp ý
hoàn thiện. Qua buổi họp đã giúp các thành viên trong nhóm hiểu và nắm bắt được
phương pháp lập kế hoạch khi tiến hành xây dựng mô hình nông lâm kết hợp. Đó là một
trong những yêu cầu mà chúng tôi mong muốn mang đến cho người dân. e) Tổ chức
thự
c hiện và nghiệm thu kết quả
-Trên cơ sở kế hoạch đã lập ra tiến hành tổ chức thực hiện xây dựng mô hình theo
trình tự thời gian sau:
+ Tháng 3 hộđã nhanh chóng phát dọn thực bì và đốt sạch sẽ toàn bộ diện tích thử nghiệm.
+ Đầu tháng 4 dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật tiến hành làm băng gieo cất khí trên
toàn bộ diện tích thử nghiệm, bố trí dọc theo đường
đồng mức với chiều rộng 0 5 m, mỗi
băng cách nhau 7 m, một băng gieo thành 2 hàng cách nhau 0,3 m.
+ Từ 6 - 15/4 cuốc hố trồng cây lâm nghiệp, theo đúng cự ly kích thước.
+ Từ 20 - 25/4 mang cây giống đến giao tận nơi cho chủ hộ với số lượng cây là: 450 cây
mỡ và 130 cây trám con mang đến đảm bảo về chất lượng và số lượng. Trước khi trồng
tiến hành kiểm tra thực tế việc đào hố, tiến hành trồng khi
điều kiện thời tiết thuận lợi
Trong khoảng thời gian này hộđã kết hợp trồng khoai tầu và sắn vào mô hình.
+ Tháng 6 tiến hành chăm sóc phát sạch mầm tre, giang, nứa, xới đất xung quanh và vun
gốc kiểm tra, đánh giá tỉ lệ cây sống, cây chết, tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại của cây
lâm nghiệp và băng cất khí.
Kết quả nghiệm thu, đánh giá xây dựng mô hình nông lâm kết hợp được trình bày ở
bảng sau:
Bảng 4.9. Kết quả nghiệm thu, đánh giá xây dựng mô hình nông lâm kết hợp
Từ kết quả được trình bày ở bảng trên, dùng sai số tương đối để đánh giá tỷ lệ % của
cây sống và chất lượng cây theo công thức sau:
Trong đó, m, là tỉ lệ cây sống; m2 là tổng số cây trồng. Kết quả tính toán chỉ ra
rằng, tỷ lệ cây sống đối với trám là S% : 87%; đối với mỡ là S% = 76%. Qua kiểm tra
đánh giá thực tế phần lớn cây mỡ và trám sinh trưởng tết, tỷ lệ sống khá cao chiếm 86%
trám và 87% mỡ.
Một số cây trám và mỡ bị chết do sâu bệnh tuy không đáng kể nhưng ngay sau đó
chúng tôi đã có giải pháp khắc phục bằng cách ti
ến hành trồng dặm ngay để đảm bảo chất
lượng cho mô hình.
Đối với cây cất khí sinh trưởng khá nhanh, qua kiểm tra sau 2,5 tháng kể từ khi gieo
cây đã đạt chiều cao từ 40 - 50 cái.
4.4. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG CÓ SỰ THAM GIA
4.4.1. Lý do và tiến trình thực hiện
Mặt trái của phương thức quản lý tài nguyên rừng theo kiểu lâm nghiệp truyền thống
là đơn thuần chỉ dựa vào lực lượng nhà nước. Hình thức quản lý như vậ
y thực ra đã tách
rời sự tham gia của người dân, thậm trí đã có lúc có nơi đối lập với lợi ích của dân, đặc
biệt là những người sống lân cận hoặc sống dựa vào rừng.
Các lâm trường quốc doanh thường quản lý phần lớn đất rừng và rừng, lực lượng lao
động dồi dào ở nông thôn miền núi chưa được huy động vào các hoạt động nghề rừng nên
thiếu việc làm,
đời sống khó khăn. Do vậy họ không có sự lựa chọn nào khác là phá rừng
làm nương rẫy, canh tác theo hình thức quảng canh hoặc du canh du cư nên diện tích rừng
ngày một suy giảm cả về số lượng và chất lượng.
Từ khi có Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ, quy định giao đất
giao rừng cho các thành phần kinh tế khác nhau để quản lý sử dụng lâu dài vào mục đích
phát triển lâm nghiệp. Từđó hình thức quản lý lâm nghiệp truy
ền thống đang chuyển sang
hình thức lâm nghiệp xã hội, người dân tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng, trồng
rừng, chăm sóc và khai thác lợi dụng rừng, rừng đang từng bước hồi sinh. Tuy nhiên diện
tích rừng thì rộng, phân bốở những nơi cơ sở hạ tầng giao thông kém đi lại khó khăn. Đất
rừng giao cho từng hộ gia đình manh mún, nhiều hoạt động cần sự hỗ trợ của cộng đồng
khó tổ chức thực hiện như cháy rừng, vì vậy đòi hỏi bảo vệ tài nguyên rừng phải có sự
tham gia. Tiến trình tổ chức quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia được tiến hành theo các
bước sau:
Bước 1. Thu thập thông tin có sẵn từ các cơ quan quản lý địa phương
Đ
ây là các bước khởi đầu rất quan trọng nó giúp ta có cái nhìn tổng quan và đánh giá
được điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, nắm bắt được một số thông tin chính về tình hình
quản lý phát triển nông lâm nghiệp.
Bước 2. Khảo sát, phân tích đánh giá hiện trạng rừng, tình hình bảo vệ rừng
Trong bước này có hai khoát động chính sau:
-Thống kê diện tích rừng theo trạng thái giao cho các chủ hộ;
-Xác định phân tích thuận lợi, khó khăn trong bảo vệ tài nguyên rừng.
Bước 3. Phân
tích vai trò của các bên liên quan trong bảo vệ tài nguyên rừng Bước 4. Đề xuất các
giải pháp bảo vệ Bước 5. Tổ chức bảo vệ rừng Sau đây chúng tôi ví dụ một kết quả
nghiên cứu điển hình bảo vệ rừng có sự
tham gia tại xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
4.4.2. Kết quả tổ chức bảo vệ rừng tại xã Văn Lă
ng
4.4.2.1. Thực trạng quản lý bảo vệ rừng tự nhiên đã giao
Để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, giao đất giao rừng cho từng hộ gia đình để chăm sóc, quản lý. Trong các
năm 1992, 1993, 1997 và 1998 xã Văn Lăng đã triển khai thực hiện khá tốt công tác giao
rừng tới hộ gia đình. Kết quả về
công tác giao đất giao rừng từ năm 1992 đến năm 1998
được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.10. Kết quả giao đất giao rừng xã Văn Lăng từ năm 1992 đến 1998
(Nguồn: Số liệu thống kê của xã Văn Lăng năm 1999).
Ta thấy rằng sau 4 năm thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng tính đến năm 1998
trên toàn địa bàn xã đã có 542 hộ nhận đất nhận rừng (chiếm 85,48% số hộ trên địa bàn
toàn xã) và một tập thể đứng ra nhận đất nhận rừng. Tổng diện tích rừng và đất rừng được
giao là 2.992,2 ha, chiếm 76,88% diện tích đất lâm nghiệp có rừng của xã. Điều đó cho
thấy nhận thức c
ủa người dân ngày càng cao, họ tin tưởng vào chính sách giao đất giao
rừng. Sở dĩ có được điều đó là vì người dân hiểu rằng: Họ là người chủ thực sự của mảnh
đất được giao, họ có quyền hưởng mọi thành quả từ chính sự cần cù, hăng say lao động và
các khoản đầu tư của họ trên những khu rừng họ nhận.
Rừng không chỉ giao cho hộ gia đình, mà rừng còn giao cho tập thể quản lý (Chi hội
nông dân thôn Văn Lăng). Cách thức quản lý tập thể này khác hẳn so với cách quản lý
rừng tập thể trong những năm đổi mới. Trước kia rừng chủ yếu được quản lý bởi các lâm
trường quốc doanh, quản lý theo kế hoạch của Nhà nước, do v
ậy mà còn có nhiều hạn chế.
Hiện nay rừng tập thể được quản lý trên cơ sở cộng đồng, tất cả vì lợi ích của cộng đồng
dân cư, những người sống gần rừng và sống dựa vào rừng. Trên cơ sở những đổi mới đó,
rừng sẽ được bảo vệ, quản lý tết hơn và Chính sách Giao đất giao rừng, cùng với Luật Bảo
vệ
và phát triển rừng sẽ phát huy được hiệu quả, hiệu lực và tính tích cực của chúng.
Rừng được giao cho hộ gia đình trên địa bàn xã chủ yếu là rừng tự nhiên phục hồi
sau nương rẫy và rừng tự nhiên bị khai thác kiệt với nhiều trạng thái khác nhau. Sau đây là
đặc điểm và hướng sử dụng của từng trạng thái rừng:
Trạng thái Ia, Ib: Đất bị thoái hoá do canh tác nương rẫy, hàm lượng mùn trong đất
thấp, đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh, thành phần thực vật chủ yếu là trảng cỏ và cây bụi
thấp. Hướng dẫn sử dụng là trồng rừng.
Trạng thái Ic: Đây là trạng thái đất rừng sau nương rẫy đã tự phục hồi thành rừng,
nhưng chủ yếu là cây bụi và cây gỗ tái sinh mọc rải được giao, hướng sử dụng là khoanh
nuôi, tái sinh.
Trạng thái IIa, IIb: Đây là trạng thái rừ
ng non mới phục hồi, có tổ thành cây ưa sáng
mọc nhanh là chủ yếu. Hướng sử dụng là khoanh nuôi và làm giàu rừng.
Trạng thái IIIa,,IIIa2: Đây là trạng thái rừng đã qua khai thác, trữ lượng gỗ thấp.
Hướng sử dụng là điều chế rừng (xúc tiến tái sinh tự nhiên).
Trạng thái rừng nứa, nứa + gỗ: Đây là trạng thái rừng nứa mọc thuần loài hoặc rừng
nứa có cây gỗ mọ
c xen lẫn rải rác, thường gặp ở dọc sông suối. Diện tích loại rừng này tuy
không lớn (81,52 ha) nhưng có thể coi đây là loại rừng cho thu nhập trước mắt đối với
người dân. Vì họ được phép khai thác bán nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho sản xuất, xây
dựng. Mặt khác do ở gần sông suối, nên khi khai khác sẽ dễ vận chuyển và tiêu thụ dễ
dàng, một phần thu nhập đó người dân có thể dùng cho sinh ho
ạt gia đình và một phần họ
có thể đầu tư trở lại để trồng những loài cây có giá trị hơn, từng bước nâng cao giá trị của
rừng. Hướng sử dụng là khai thác kết hợp với tái sinh.
Mặc dù diện tích các loại rừng Ia, Ib, Ic khi giao cho hộ gia đình khổ lớn (960,97 ha),
từ khi giao cho đến nay người dân chưa tiến hành trồng mới do thiếu vốn đầu tư.
Nhưng hiện nay phầ
n lớn diện tích này đã được che phủ bởi những cánh rừng tái sinh
tự nhiên, có tổ thành cây ưa sáng mọc nhanh (chủ yếu là bồ đề, ba soi, ba bét. hu đay, thầu
tấu, thành ngạnh, nứa tép). Rừng có chủ được quản lý bảo vệ chặt chẽ hơn, không chặt phá
bừa bãi, không đất nương làm rẫy.
4.4.2.2. Những tác động tích cực và những hạn chênh công tác quản lý rừng
• Những thuận lợi
-Rừng giao cho hộ gia đình quản lý, quyền lợi của chủ rừng được luật pháp quy định
và bảo hộ như: chủ rừng được hưởng thành quả lao động, thừa kế, chuyển nhượng bán
thành quả lao động, kết quả đầu tư cho người khác theo quy định của pháp luật, chủ rừng
được quyền khai thác các loại lâm sản phụ nhu củi, măng, rau ăn, cây thuốc, phục vụ cho
nhu cầu của người dân trên diện tích rừng được giao
Chính quyền các cấp đã có chủ trương chỉ đạo sát sao, có biện pháp ngăn chặn
những hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng như: Hướng dẫn, ch
ỉ đạo các thôn
thành lập tổ quản lý bảo vệ rừng, xử lý nghiêm đối với người có hành vi vi phạm, -Lực
lượng kiểm lâm, các cơ quan đoàn thểđã có sự phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát
tổ chức thực hiện và tuyên truyền về công tác quản lý rừng;
Chính quyền địa phương (xã, huyện) đã có quan tâm tới việc hỗ trợ cho dân quản lý
rừng tốt hơn thông qua các chương trình định canh định cư
, tổ chức cho vay vốn, - Các
nhóm đã có tổ quản lý bảo vệ rừng, có thể coi đây là lực lượng kiểm lâm cơ sở cấp thôn
xóm;
-Rừng phát triển tốt và có nhiều cây gỗ có giá trị cao còn tương đối nhiều, đây là
nguồn lợi lâu dài của chủ rừng, vì thế họ sẽ quan tâm và có biện pháp quản lý tốt; Có diện
tích đất lâm nghiệp rộng lớn, chưa khai thác hết tiềm năng, đ
ây là diện tích có khả năng
xây dựng và tạo lập các mô hình trang trại nông lâm nghiệp; - Người dân có ý thức và
trách nhiệm cao trong việc bảo vệ rừng, phát hiện, tố cáo những người có hành vi vi phạm;
-Lực lượng lao động dồi dào, nhân dân vốn rất chịu khó và quan tâm, phát triển kinh
tế nghề rừng;
Đồng bào dân tộc H'mông, Dao đã ổn định cuộc sống, từ bỏ cuộc sống du canh du
cư, vì thế việc phá rừng làm nương rẫ
y đã được hạn chế.
• Những khó khăn
-Rừng được giao cho từng hộ gia đình quản lý, nên họ chỉ tập trưng vào quản lý rừng
nhà mình, tinh thần tự quản của cộng đồng chưa được phát huy, mối liên kết giữa các hộ
trong quản lý rừng chưa chặt chẽ;
-Chưa có cơ chế khuyến khích người giữ rừng, kinh phí hỗ trợ quản lý bảo vệ
rừng
phòng hộ không được cấp tiếp, việc xin phép khai thác lợi dụng rừng còn khó khăn, rườm
rà, hầu như nông dân chưa nắm được thủ tục này;
-Sự phối kết hợp giữa chính quyền, các tổ chức, cơ quan đoàn thể trong công tác
quản lý rừng chưa chặt chẽ, còn thiếu đồng bộ, dẫn đến việc triển khai các chủ trương,
chính sách có liên quan đến quản lý rừng còn chậm trễ
, chưa kịp thời;
-Lực lượng bảo vệ rừng còn mong, không đủ khả năng bao quát toàn xã, nên còn
nhiều vi phạm chưa được xử lý;
-Diện tích rừng chưa giao, địa bàn rừng núi phức tạp nên khó bảo vệ;
-Người dân chưa tập trung, chú trọng vào đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp vì
còn thiếu giống, vốn, kỹ thuật;
-Việc đốt bãi làm nương rẫy của đồng bào Dao, H'mông là nguy cơ d
ễ phát sinh ra
cháy rừng;
-Chưa có mô hình kiểu mẫu về trang trại lâm nghiệp trên toàn địa bàn xã, để người
dân có thể tham quan học tập.
4.4.2.3. Các tổ chức xã hội có liên quan tới quản lý bảo vệ rừng
Qua tìm hiểu chúng tôi thống kê được các tổ chức, đoàn thể, cơ quan có liên quan tới
quản lý bảo vệ rừng tại xã Văn Lăng như trong bảng sau:
Bảng 4.11. Các tổ chức, đoàn thể có liên quan tới quản lý bảo vệ rừng tại xã Văn Lăng
Ta thấy rằng có nhiều cơ quan, tổ chức đã quan tâm tới công tác quản lý bảo vệ
rừng, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tuyên tuyền về quản lý bao vệ rừng. Tuy
nhiên ta cũng nhận thấy phần lớn các tổ chức này là tổ chức tại địa phương, còn tổ chức từ
bên ngoài quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng của xã còn ít.
• Mức độ
ảnh hưởng của các tổ chức đến quản lý bảo vệ rừng
Mặc dù các tổ chức trên đều có ảnh hưởng đến quản lý bảo vệ rừng, nhưng mỗi tổ
chức lại có ảnh hưởng nhiều hoặc ít, thường xuyên hoặc không thường xuyên và mức độ
ảnh hưởng của chúng có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau: