Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

lập dự án quán café ngủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.42 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
PHẦN I: TỔNG QUAN 3
I.Sơ lược về “Quán café NGỦ” 3
II.Sản phẩm 4
PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 6
I.Môi trường bên ngoài 6
II.Môi trường bên trong 8
III.Ma trận SWOT 9
PHẦN III: LẬP KẾ HOẠCH CHI TIẾT 13
I.Kế hoạch tổ chức – nhân sự 13
II.Kế hoạch tài chính 13
III.Kế hoạch marketing 16
PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 19
I.Những rủi ro có thể gặp 19
II.Những biện pháp khắc phục 20
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, có lẽ không quá khó để bạn có thể tìm được 1 quán café ở bất kì nơi
nào trong Thành phố Hà Nội. Từ những quán café sang trọng ngự ở ngay mặt đường các
con phố lớn, đến những quán nhỏ hơn nằm len lỏi trong những ngõ ngách chật hẹp của
thủ đô. Có thể nói, café và uống café đã trở thành một điều gì đó không thể thiếu trong
đời sống người Hà Nội.
Tuy nhiên, số lượng các quán café vừa phục vụ đồ uống chất lượng, vừa đồng thời
cung cấp một chốn nghỉ ngơi thư giãn một cách thoải mái theo đúng nghĩa của từ này có
lẽ không nhiều. Suy nghĩ về điểm thiếu hụt này, với ý tưởng về một quán café “kiểu
mới”- nơi khách hàng không chỉ đến để thưởng thức hương vị café thơm ngon mà còn có
thể tìm được giấc ngủ để lấy lại năng lượng sau 1 giờ làm việc mệt mỏi, sẵn sàng cho


công việc tiếp theo, nhóm sinh viên chúng tôi quyết định lập dự án “Quán café NGỦ”
nhằm mang tới 1 không gian hoàn toàn mới cho đối tượng cán bộ văn phòng, học sinh,
sinh viên cũng như bất kì ai có nhu cầu - nơi khách hàng có thể ăn, uống và ngủ thoải
mái, dễ chịu như chính tại ngôi nhà của mình.
Dự án của chúng tôi được xây dựng với nguồn thông tin từ Internet, báo chí, xin
số liệu trực tiếp ở các cửa hàng đồ trang trí nội thất, các siêu thị, các quán café, trà sữa ở
địa phương, cũng như tham khảo sách báo, tạp chí và xin ý kiến từ các chuyên gia,
những người hoạt động cùng lĩnh vực. Với việc sử dụng phương pháp phân tích SWOT,
các phương pháp phân tích định lượng thông qua các chỉ số tài chính và đánh giá định
tính theo ý kiến chuyên gia, theo quan sát thực tế và các thông tin thu thập được đã giúp
chúng tôi hoàn thành bản dự án.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu cũng như thời lượng bài tiểu luận có hạn nên
dự án của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp
từ thầy cô và quý độc giả.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
2
NỘI DUNG
PHẦN I: TỔNG QUAN
I. Sơ lược về “Quán café NGỦ”
1. Tên quán: Café NGỦ
2. Địa điểm: Số 106, khu tập thể 6A, Trần Huy Liệu, gồm 2 nhà diện tích khoảng 100 m
2
Trần Huy Liệu
Quán nằm ở một vị trí lý tưởng. Không gian vừa sôi động, gần với nhịp sống hiện
đại lại vừa yên tĩnh, thanh bình.
 Sôi động :
o Quán chỉ cách con đường náo nhiệt Kim
Mã khoảng 20m và nằm ngay cạnh tòa nhà lớn Torseco trụ sở của rất nhiều
các công ty, doanh nghiệp.
o Đây cũng là nơi gần rất nhiều trường học: nhiều trường THPT (trường

Ams cũ), THCS, Trường tiểu học, Trường Mầm Non…
o Nằm trong khu vực « Phố ẩm thực » của quận Ba Đình.
 Thanh bình :
o Con đường ngập tràn bóng râm và luôn thoáng mát bởi các đó không xa
là hồ Giảng Võ rất đẹp và yên ả.
o Nằm cạnh nhiều dãy nhà tập thể  gần gũi với cuộc sống êm ả thường
nhật của rất nhiều hộ gia đình.
3. Thời điểm mở quán: Tháng 6/2012: Đây là thời điểm mùa hè, khi nhu cầu về thức
uống giải khát nói chung, café nói riêng là cao nhất trong năm. Bởi vậy mở quán vào thời
điểm này sẽ dễ dàng thu hút được một lượng khách hàng nhất định ngay từ thời điểm ban
đầu, giúp quán dễ dàng ổn định và đi vào hoạt động.
4. Kiến trúc quán: gồm 2 gian cách nhau bằng cửa và tường cách âm.
3
Toserco
Café NGỦ
Kim Mã
Kim Mã
 Gian ngoài (30 m
2
) bàn ghế ngồi, quầy bar  phục vụ khách đến quán chỉ có
nhu cầu uống nước, nói chuyện.
 Gian trong (70m
2
): ghế đệm gấp đi kèm bàn thấp và đèn đọc sách  phục vụ
cho khách cho nhu cầu ngủ trưa. Ở gian trong còn có thể bố trí những chiếc ghế
như ghế sofa dài, bố trí thêm những ghế có vách ngăn (hoặc những phòng nhỏ) 
phục vụ khách muốn có không gian riêng. Tủ sách treo trên tường gồm tiểu thuyết,
truyện tranh, tác phẩm kinh điển, báo, tạp chí…
5. Đối tượng phục vụ:
 Dân văn phòng: Đây là đối tượng tập trung đông đảo trong khu vực hoạt động

của quán. Những đối tượng này thường xuyên phải làm việc nhiều, giờ nghỉ trưa
chỉ khoảng 1 tiếng 30 phút. Tuy nhiên, phần lớn các công ty không có chỗ nghỉ
trưa cho nhân viên. “Café NGỦ” ra đời và lấy đây làm đối tượng phục vụ chính.
 Học sinh, sinh viên: Học sinh nhà xa, buổi trưa không tiện về nhà có thể đến
quán nghỉ trưa. Sinh viên cũng có thể đến đây để gặp gỡ, trò chuyện, khám phá
một không gian mới.
6. Mục tiêu của quán:
 Tạo không gian lý tưởng để nghỉ trưa, là nơi giao lưu của sinh viên, cán bộ
công nhân viên, và các đối tượng khác.
 Đạt lợi nhuận cao ngay từ năm đầu tiên.
II. Sản phẩm
1. Thực đơn
a. Đồ uống
CAFE
TRÀ-YAOURT-
SIRÔ
NƯỚC DINH
DƯỠNG
SINH TỐ- NƯỚC ÉP
Cafe Trà lipton Chanh Sinh tố dâu
Cafe đá Trà lipton sữa Chanh dây bơ
Cafe sữa nóng Trà lài Chanh muối dừa
Cafe sữa đá Trà đào Cam vắt mãng cầu
Cafe rum Trà dâu Cam vắt mật ong cà chua
Cafe sữa rum Trà cam Tắc ép cà rốt
4
Cafe capuchino Trà chanh dây Dừa Nước ép thơm
Cafe capuchino đá Trà gừng La hán quả dâu
Bạc xỉu Trà bí đao Sâm dứa táo
Bạc xỉu đá Yaourt đá Sâm dứa sữa cam

Cacao nóng Yaourt chanh Coktail nho
Cacao đá Yaourt cam Xí muội cà chua
Sữa tươi Yaourt dâu Sting dâu cà rốt
Chocolate Yaourt bạc hà Number one
Chocolate đá Sirô sữa Twister
Sirô sữa dâu Pepsi
Sirô sữa chanh Coca cola
Sirô sữa cam 7 up
b. Đồ ăn nhẹ
 Bánh kem các hương vị dâu, cam, khoai môn, sữa, dừa.
 Bánh bông lan.
 Bánh gato nướng.
2. Dịch vụ khác
a. Đọc sách tại quán : Cung cấp các đầu sách: tiểu thuyết, sách văn hóa xã hội, tạp chí…
b. Đồng hồ báo thức : Cung cấp dịch vụ “thức khách hàng dậy” nếu có yêu cầu (nhân
viên của quán trực tiếp làm việc này chứ không dùng đồng hồ để không gây ồn ào cho
những khách hàng khác).
3. Dịch vụ trong tương lai
 Có nghệ sỹ chơi đàn piano vào các buổi tối hoặc 1 số buổi tối cố định trong
tuần.
 Nhận tổ chức tiệc.
 Nhận giao hàng (cafe, bánh…) trong phạm vi gần.
5
PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
Nhằm xác định được tầm ảnh hưởng của môi trường tới dự án kinh doanh quán
café ngủ, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích môi trường để thấy được những thuận
lợi có được và những khó khăn phải đối mặt khi tiến hành kinh doanh.
I. Môi trường bên ngoài
1. Môi trường vĩ mô
 Chính sách xã hội: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc mở ra các loại

hình kinh doanh không còn khó khăn và luôn được nhà nước khuyến khích cho
nên với việc kinh doanh quán Café thì việc đăng ký kinh doanh khá dễ dàng.
 Yếu tố kinh tế: Tình hình kinh tế hiện nay tăng trưởng tương đối ổn định tạo
điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của quán. Tuy nhiên nhà nước đang hạn
chế tín dụng khiến việc mở quán có thể gặp khó khăn do thiếu vốn.
 Yếu tố văn hóa xã hội và nhân khẩu học: Trong tương lai thu nhập của người
dân Việt Nam tăng lên cùng với xu hướng thư giãn giải trí ngày càng cao vì vậy
việc kinh doanh quán Café ngủ rất có triển vọng.
 Yếu tố công nghệ và toàn cầu hóa: Xem xét trên góc độ của việc kinh doanh
quán Café là loại hình kinh doanh nhỏ và 2 yếu tố kể trên không có tầm ảnh hưởng
lớn tới công việc kinh doanh.
2. Môi trường vi mô
6
Cạnh tranh giữa các hãng
trong ngành
Đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn
Sức ép từ
nhà cung cấp
Đe dọa của hàng hóa thay
thế
Sức ép từ khách hàng
a. Cạnh tranh giữa các hãng trong ngành
Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đồ uống nói chung và kinh doanh quán café nói riêng
là lĩnh vực có tương đối nhiều đối thủ cạnh tranh. Ta có thể bắt gặp nhiều quán kinh
doanh đồ uống tại khắp các đường phố Hà Nội. Để kinh doanh được tốt chúng ta phải xác
định rõ đối thủ cạnh tranh:
 New café 101 – B3 – Hà Nội
 Café Mộc cuối phố Trần Huy Liệu
 Café Avatar P1B2 Trần Huy Liệu

Đây là các quán có đồ uống thơm, ngon và phong cách phục vụ tốt, họ chiếm thị
phần tương đối lớn trên thị trường. Vì vậy tạo ra sự bất lợi trong việc ra nhập ngành của
“Quán café NGỦ”. Tuy nhiên, đứng trước khó khăn và thách thức đó chúng em đã tìm
ra khả năng thành công tại nhánh thị trường tương đối mới đó là “Café NGỦ”.
b. Khách hàng
Như phần đầu chúng ta đã xác định, khách hàng tiềm năng của “Quán café NGỦ”
là nhân viên văn phòng và học sinh, sinh viên. Tuy nhiên nhóm khách hàng chủ yếu của
quán chính là nhân viên văn phòng. Nhóm khách hàng này thường là những người có đòi
hỏi cao về chất lượng sản phẩm café, các đồ uống khác cũng như chất lượng phục vụ.
Café phải thơm, ngon có mùi vị riêng biệt. Các đồ uống khác tại quán phải đảm bảo vệ
sinh và ngon miệng. Không những thế không gian cửa hàng phải sạch sẽ, thoáng mát, có
tính thẩm mỹ và đặc biệt so với các quán khác. Chính vì vậy Quán Café luôn phải chú ý
trong việc trang trí không gian vừa lãng mạn với âm thanh nhạc du dương vừa có màu
sắc hài hòa nhằm tạo được cảm giác thư giãn đặc biệt cho khách hàng khi tới quán. Thêm
vào đó cần phải cải tiến cách thức pha café sao cho trong thời gian ngắn hơn ta có thể pha
được cốc café ngày càng thơm ngon. Khu vực để cho khách hàng nghỉ trưa phải rộng rãi,
yên tĩnh và tiện nghi.
c. Sức ép từ nhà cung cấp
7
Trong lĩnh vực kinh doanh Quán Café, chúng ta cần phải lựa chọn nhà cung cấp có
uy tín bởi lẽ chất lượng cốc Café chúng ta bán ra phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của
nguyên liệu Café. Những nhà cung cấp lớn và có uy tín hiện nay là Trung Nguyên,
Vinamilk Vì đây là những hãng lớn và có chất lượng tốt trên thi trường nên sức ép của
họ dành cho ta tương đối lớn. Việc có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp rất quan trọng,
họ có thể cung cấp cho ta Café chất lượng tốt với giá cả hợp lý. Nhà cung cấp cho những
nước uống khác có thể là các công ty giải khát như Cocacola, Tân Nhật Phát…không tạo
sức ép lớn do sản phẩm của họ chỉ là mặt hàng kinh doanh phụ của quán.
d. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Do việc kinh doanh đồ uống có được nhu cầu rất lớn từ khách hàng và không tốn
quá nhiều vốn đầu tư nên nhiều người khi khởi sự chọn lĩnh vực này. Nếu càng nhiều đối

thủ cạnh tranh mới ra nhập thị trường thì khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn và thị
phần của quán sẽ bị thu hẹp. Hơn nữa, sau một thời gian xuất hiện trên thị trường quán có
thể bị bắt chước cách bài trí, phục vụ và không gian phòng ngủ cho khách.
e. Sự đe dọa của các hàng hóa thay thế
Những quán sinh tố, quán kem và các quán đồ uống nhẹ khác gần đó có thể cung
cấp hàng hóa thay thế. Chúng có ưu điểm là phục vụ nhanh, tiết kiệm thời gian và thu hút
được nhóm khách hàng trẻ tuổi. Song chúng cũng có nhược điểm là không gian không
yên tĩnh, phong cách phục vụ không chuyên nghiệp, chưa phù hợp với nhóm khách hàng
văn phòng trung niên.
II. Môi trường bên trong
 Vốn: Lượng vốn hạn chế gây khó khăn cho việc mở rộng cũng như đầu tư
tăng chất lượng không gian uống café, không gian ngủ cho khách hàng.
 Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực chủ yếu trong quán là các thành viên trong
nhóm và các bạn sinh viên. Lý do chúng tôi chọn nguồn nhân lực này:
o Thứ nhất, có thể tận dụng được sức lao động của thành viên trong nhóm.
8
o Thứ hai, sinh viên thường là người trẻ trung năng động và có vốn hiểu
biết tương đối đầy đủ phù hợp với việc phục vụ khách hàng là người lao
động tri thức làm việc văn phòng.
III. Ma trận SWOT
9
S (Strengths)
- Sản phẩm đa dạng, chất
lượng pha chế cao.
- Không gian phục vụ
thoáng mát, ngăn nắp,…
- Địa điểm thuận lợi.
- Giá hợp lý.
- Người quản lý có năng lực,
có quyết tâm.

- Nhân viên nhiệt tình vui
vẻ, hoạt bát.
- Sự khác lạ của một kiểu
uống cà phê mới: Café NGỦ
W (Weaknesses)
- Thiếu vốn.
- Chưa có nhiều kinh nghiệm .
- Chất lượng sản phẩm chưa
được khách hàng kiểm
chứng và tin tưởng.
10
O (Opportunities)
- Có khách hàng tiềm
năng ( nhân viên văn
phòng, sinh viên, ).
- Tìm được nguồn cung
cấp nguyên liệu tốt.
- Mật độ dân cư cao, số
dân đông.
- Số lượng quán có chất
lượng phục vụ tốt còn
thấp.
- Cửa hàng sẽ phát huy
những điểm mạnh để thu hút
khách hàng tiềm năng là học
sinh, sinh viên, công nhân
viên từ các trường học, công
ty xung quanh với nhu cầu
có một giấc ngủ ngắn mỗi
buổi trưa mà không về được

nhà.
- Khả năng giao tiếp và
người quản lý có năng lực sẽ
có cơ hội tìm thêm các nhà
cung cấp tốt.
- Nguồn nguyên liệu ổn định
giúp quán ổn định kinh
doanh.
- Sự hứng thú với cái mới của
khách hàng, đặc biệt là học
sinh, sinh viên sẽ tạo cho cửa
hàng cơ hội quảng cáo sản
phẩm mới: cà phê ngủ, tạo lòng
tin với khách hàng.
- Các doanh nghiệp mới mở
thường thiếu vốn và cửa hàng
của chúng tôi cũng không
ngoại lệ. Do đó chúng tôi sẽ
tranh thủ sự ủng hộ của nhà
nước và các cơ hội lạc quan
của cửa hàng về khách hàng,
nhà cung cấp,… làm tăng tính
khả thi của dự án để có thể huy
động nguồn vốn từ ngân hàng,
tìm các đối tác kinh doanh.
T (Threats)
- Cạnh tranh với các
quán cũ.
- Nguy cơ thị phần thu
hẹp do các đối thủ cạnh

tranh tiềm ẩn.
- Quán mới thành lập,
chưa có nhiều
khách hàng
quen thuộc.
- Theo dõi tình hình hoạt
động của các quán cũ để kịp
thời đưa ra những chiến lược
mới cạnh tranh.
- Giành thắng lợi trong cạnh
tranh bằng cách dựa vào vào
những lợi thế so với đối thủ
về khả năng tiếp thị, nhân
viên vui vẻ nhiệt tình và có
trình độ chuyên môn cao, từ
đó thu hút khách hàng.
- Trong thời buổi kinh tế thị
trường hiện nay môi trường
kinh doanh luôn sôi động, việc
cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác là cơ hội cho
người kinh doanh trưởng thành
trong làm ăn và củng cố thêm
kinh nghiệm.
- Mất một khoảng thời gian ban
đầu để khách hàng làm quen và
tin tưởng chất lượng cà phê
ngủ.
11
 Dựa vào ma trận SWOT đã phân tích ỏ trên cửa hàng chúng tôi quyết định chọn

chiến lược tập trung dựa trên sự khác biệt hóa để tiến hành kinh doanh.
12
PHẦN III: LẬP KẾ HOẠCH CHI TIẾT
I. Kế hoạch tổ chức – nhân sự
Phân công, bố trí nhân sự
STT Bộ phận
Nhân sự
Nhiệm vụ
Chức vụ Số người
1 Quản lý Quản lý 01
- Lập kế hoạch, định hướng, xây dựng chiến
lược phát triển của cửa hàng.
- Quản lý, điều phối, giải quyết công việc
hàng ngày.
2 Kế toán Kế toán 01
- Theo dõi thu chi hàng ngày.
- Ghi chép và tổng kết lợi nhuận cho cửa
hàng sau mỗi tháng.
3
Sản
xuất
Nhân viên
pha chế
03
Quản lý nguyên vật liệu, chế biến đồ uống.
Nhân viên
phụ pha chế
01
Thực hiện các công đoạn chuẩn bị, vệ sinh
phòng bếp, các dụng cụ pha chế.

4 Phục vụ Bồi bàn 05
- Phục vụ khách hàng, bưng bê đồ uống, đồ
ăn.
- Gọi khách hàng dậy đúng giờ (nếu có yêu
cầu).
- Chuẩn bị ghế ngủ và dọn dẹp bàn ghế,
phòng ốc.
5 Bảo vệ Bảo vệ 01 Trông xe, đảm bảo an ninh của cửa hàng.
II. Kế hoạch tài chính
1. Kế hoạch vốn
KHOẢN MỤC GIÁ TRỊ (VND)
13
Vốn đầu tư ban đầu 164.400.000
Vốn hoạt động kinh doanh 191.400.000
Vốn dự phòng 30.000.000
Tổng cộng 385.800.000
2. Kế hoạch chi phí
a. Chi phí ban đầu
STT KHOẢN MỤC GIÁ TRỊ
1 Giấy phép đăng ký kinh doanh 2.000.000
2 Nội thất (bàn ghế, quầy bar, đèn, giá sách…) 102.000.000
3 Dụng cụ pha chế, cốc, ly uống 9.000.000
4 Thiết bị giải trí (tivi, loa, DVD, wifi… ) 21.000.000
5 Trang trí (tranh, bình hoa….) 3.000.000
6 Đồng phục nhân viên 2.400.000
7 Chi phí quảng cáo 20.000.000
8 Chí phí thuê thợ sửa điện nước, trang trí …. 2.000.000
9 Chi phí khác 3.000.000
Tổng cộng 164.400.000
b. Chi phí thường xuyên hàng tháng

STT KHOẢN MỤC GIÁ TRỊ (VND)
1 Tiền thuê mặt bằng 20.000.000
2 Tiền lương nhân viên 36.840.000
3 Chi phí quảng cáo thường xuyên 2.000.000
4 Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới 1.000.000
5 Điện, nước, chi phí thuê bao (truyền hình cáp, wifi …) 2.200.000
6 Chi phí khác 3.000.000
Tổng cộng 65.040.000
c. Chi phí nguyên vật liệu hàng tháng (trong 1 năm đầu tiên)
Tháng Chi phí nguyên vật liệu
6/2012 126.360.000
7/2012 131.256.000
8/2012 146.085.000
9/2012 143.584.000
10/2012 145.012.000
11/2012 154.622.000
12/2012 151.190.000
1/2013 150.766.000
14
2/2013 153.406.000
3/2013 154.064.000
4/2013 154.900.000
5/2013 155.260.000
3. Kế hoạch doanh thu
Dự tính doanh thu 1 tháng
- Thời gian hoạt động : 17 giờ
- Số lượt ly/1 ngày/1 bàn: 35 ly
- Doanh thu 1 ly trung bình: 18000 VNĐ
- Số lượng bàn : 14 bàn
- Số ngày : 30 ngày

 Doanh thu 1 tháng : 35*18000*14*30 = 264.600.000 VNĐ
Ước tính doanh thu hàng tháng
Tháng Doanh thu
6/2012 223.200.000
7/2012 242.700.000
8/2012 266.100.000
9/2012 261.760.000
10/2012 264.172.000
11/2012 268.880.000
12/2012 272.099.000
1/2013 271.422.000
2/2013 269.890.000
3/2013 271.220.000
4/2013 270.722.000
5/2013 275.480.000
4. Kế hoạch lợi nhuận
Ước tính lợi nhuận hàng tháng
Chỉ tiêu Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
Thường xuyên
hàng tháng
Nguyên vật
liệu
15
6/2012 223.200.000 65.040.000 126.360.000 32.800.000
7/2012 242.700.000 65.040.000 131.256.000 46.404.000
8/2012 266.100.000 65.040.000 146.085.000 55.075.000
9/2012 261.760.000 65.040.000 143.584.000 53.136.000
10/2012 264.172.000 65.040.000 145.012.000 54.320.000

11/2012 268.880.000 65.040.000 154.622.000 49.218.000
12/2012 272.099.000 65.040.000 151.190.000 52.139.000
1/2013 271.422.000 65.040.000 150.766.000 55.616.000
2/2013 269.890.000 65.040.000 153.406.000 51.444.000
3/2013 271.220.000 65.040.000 154.064.000 52.206.000
4/2013 270.722.000 65.040.000 154.900.000 50.782.000
5/2013 275.480.000 65.040.000 155.260.000 53.180.000
Doanh thu và chi phí nguyên vật liệu được ước tính dựa trên cơ sở:
 Giá của các loại quả nguyên liệu sinh tố thay đổi theo mùa.
 Trong những tháng đầu mới thành lập cửa hàng, khách hàng chưa biết nhiều,
và còn có sự nghi ngại về hình thức café ngủ.
 Quý 2 và 3 doanh thu tăng mạnh vì đây là giai đoạn mùa hè, có rất nhiều thời
gian rảnh và khách hàng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn.
 Quý 1 và 4 khách hàng có xu hướng tiêu dùng ít hơn vì giai đoạn này có nhiều
dịp lễ tết, người tiêu dùng có xu hướng đi du lịch.
 Ngoài ra còn một số lý do khách như thời tiết, sự cạnh tranh,…
III. Kế hoạch marketing
16
Marketing – MIX
1. Product - Sản phẩm
 Café: bao gồm nhiều loại café với hương vị, tên gọi và cách thưởng thức khác
nhau tạo ra sự tò mò,mới lạ và thú vị cho khách hàng. Đồng thời thay đổi hương vị
cho khách, giảm bớt sự nhàm chán thường thấy với chỉ duy nhất một loại café.
 Trà – Yaourt – Siro: Sản phẩm dành cho những khách hàng muốn thưởng thức,
tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm của cửa hàng, đáp ứng nhu cầu của khách.
 Nước dinh dưỡng – Nước ép – Sinh tố: phục vụ 1 bộ phận lớn sinh viên, học
sinh và khách hàng trẻ không có thói quen uống café nhưng cần địa điểm để nghỉ
ngơi giữa ngày. Đây cũng là sản phẩm phục vụ chủ yếu vào buổi tối khi nhu cầu
về café không còn lớn nữa (chủ yếu là các cuộc hò hẹn, tụ họp bạn bè,…)
2. Price - Giá

Nhằm vào phần thị trường với những khách hàng có thu nhập khá ổn định và
những thanh niên có mức sống tương đối, chúng tôi đưa ra các mức giá tham khảo sau
khi tiến hành điều tra thị trường như sau:
Café
Trà – Yaourt – Siro
Nước dinh dưỡng – Nước ép – Sinh tố
17
Từ những nghiên cứu khách hàng và dựa trên việc tính toán giá thành thực tế, mức
giá dự kiến:
 Café: 10-15k/ly
 Trà – Yaourt – Siro: 10-15k/sp
 Nước dinh dưỡng – Nước ép – Sinh tố: 30-35k/ly
 Dịch vụ đi kèm (gọi khách hàng dậy): khuyến mãi
3. Place – Phân phối
 Giai đoạn đầu: Tập trung vào khách hàng khu vực quận Cầu Giấy.
 Giao hàng đến tận nơi trong phạm vi bán kính 5km.
 Sau khi chiếm lĩnh được thị trường, sẽ mở rộng sang các quận xung quanh.
4. Promotion - Xúc tiến bán hàng
 Ngày đầu khai trương: (03 ngày)
o Giảm giá: 10% tất cả các đồ uống, đồ ăn nhẹ.
o Khuyến mại: khuyến mại mỗi khách hàng 01 ly cà phê.
 Quảng cáo:
o Quảng cáo trên Blog, phát tờ rơi các cơ quan, trường đại học, THPT
xung quanh.
o Đăng quảng cáo trên các báo gia đình (như Cẩm nang gia đình), chương
trình truyền hình (như Sức sống mới),báo của học sinh, sinh viên (Sinh
viên, Hoa học trò…)
 Gửi thiệp và các phiếu khuyến mại, giảm giá tới các công ty.
 Tổ chức câu lạc bộ café.
18

PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
I. Những rủi ro có thể gặp
 Trước tiên, khi nhắc đến cafe, người ta luôn nghĩ đó là thức uống giúp tỉnh táo,
phấn chấn => khái niệm “café NGỦ” sẽ gây cho mọi người cảm giác trái ngược,
khó tin. Thay đổi quan niệm, lối suy nghĩ của con người là vấn đề khó khăn.
 Chi phí ban đầu là quá lớn, thời gian hoàn vốn dài, còn chưa kể đến các khoản
chi phí ẩn. Vì vậy, nếu không tính toàn chặt chẽ, nghiên cứu kỹ càng, và có nguồn
vốn dự trữ thì khả năng thất bại rất cao.
o Trước tiên, đối tượng khách hàng chủ yếu mà chúng ta hướng tới là
nhân viên công ty, doanh nhân, quan chức hay nói cách khác đó là những
người có thu nhập và trình độ văn hoá cao. Bởi vậy, yêu cầu của họ khá
khắt khe. Họ đặc biệt chú tâm đến phong cách phục vụ của nhân viên. Họ
thích những nơi nhân viên ăn mặc lịch sự, đồng phục, đặc biệt là lễ phép,
chuyên nghiệp với khách hàng => phải dành một phần kinh phí lớn để thuê
nhân viên, đào tạo nhân viên có trình độ cao.
o Vì không gian quán yên tĩnh, lắng đọng (để ngủ) và chỉ phù hợp với
những người có thu nhập cao mà sinh viên thường thích những nơi sôi
động, giá cả phải chăng nên đối tượng khách hàng bị bó hẹp => thời gian
hoàn vốn dài.
o Quán đặt ở nơi có nhiều toà nhà lớn, trụ sở của nhiều công ty, nhiều
doanh nghiệp => chi phí thuê mặt bằng + khoản tiền để đầu tư cho trang
thiết bị, thiết kế, trang trí quán rất cao.
 Khoảng thời gian nghỉ trưa khá eo hẹp. Vì vậy, nhiều người sẽ chọn giải pháp
nghỉ ngơi tại công ty.
 Quán cafe bây giờ mọc lên như nấm. Hơn nữa, nói đến café, dân sành café đều
thuộc nằm lòng những địa chỉ hot, để đáp ứng tiêu chí như địa điểm đẹp, có phong
cách đặc biệt và sự am hiểu khách hàng, nhà đầu tư phải nắm trong tay nguồn vốn
19
lớn => phải mất một khoảng thời gian dài để có một lượng khách hàng ổn định,
mất nhiều chi phí để giới thiệu quán.

 Xu hướng thị trường thay đổi rất nhanh, ta khó có thể lường trước được những
rủi ro tiềm ẩn (ví dụ như giái phóng mặt bằng, quy hoạch…)
II. Những biện pháp khắc phục.
 Nghiên cứu kỹ càng thị trường, tìm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
 Tính toán chặt chẽ, định phí, biến phí hàng tháng.
 Áp dụng các biện pháp quảng cáo đa dạng, tác động mạnh mẽ đến quan niêm
của các đối tượng khách hàng.
 Giảm giá khi khai trương quán để thu hút khách hàng, thực hiện chương trình
tặng vé vip cho những khách hàng thường xuyên.
 Nâng cao chất lượng phục vụ bằng cách đào tạo đội ngũ nhân viên nghiêm
túc.
20
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá, chúng tôi nhận thấy dự án “Quán
café NGỦ” có tính khả thi cao. Với một ý tưởng không phải hoàn toàn mới nhưng đủ độc
đáo để tạo ra sự khác biệt, các kế hoạch chi tiết và phân tích thị trường tương đối cụ thể,
dự án “Quán café NGỦ” của chúng tôi hy vọng sẽ được hiện thực hóa trong tương lai
không xa. Hơn thế nữa, với phương châm phục vụ mang đến cho khách hàng không chỉ
đơn thuần một nơi để thưởng thức café mà còn cả một không gian để bạn nghỉ ngơi và
hoàn toàn thư giãn, chúng tôi tin rằng loại hình nhà hàng này sẽ ngày càng được ưa
chuộng và được phổ biến rộng rãi hơn nữa.
KIẾN NGHỊ :
 Khi cửa hàng đã đi vào hoạt động cần thường xuyên theo dõi phản hồi từ phía
khách hàng cũng như lợi nhuận của quán.
 Cập nhật thường xuyên các thông tin về giá cả và xu hướng giải trí của khách
hàng.
 Nâng cao tinh thần đoàn kết và thái độ phục vụ của nhân viên, phát huy tinh
làm việc nhiệt tình của họ.
Chúng tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Vũ Thị Hương

Giang, bộ môn Quản trị nhân sự - người đã hướng dẫn chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Tuy đã có nhiều cố gắng, song do là lần đầu tiên tiến hành lập một dự án kinh doanh, dự
án “Quán café NGỦ” của chúng tôi không tránh khỏi còn một số thiếu sót. Rất mong
nhận được ý kiến đóng góp từ cô giáo và quý độc giả.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Quản trị học” – Stephen P. Robbins; Mary Coulter; Rolf Bergman;
Lan Stagg.
2. Giáo trình “Tài chính tiền tệ” – GS. TS Nguyễn Văn Tiến
3. Dự án “Kinh doanh quán café Gò Vấp, TPHCM”
22

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×