Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

GIÁO ÁN MẦM NON – MẪU GIÁO: THỂ DỤC BUỔI SÁNG TUẦN 18 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.8 KB, 14 trang )


GIÁO ÁN MẦM NON – MẪU GIÁO:
THỂ DỤC BUỔI SÁNG TUẦN 18
(Từ ngày 3/01 đến 7/01/2011)

THỂ DỤC SÁNG
Hô hấp: Gà gáy ; Tay vai: đt 4; Chân: đt 4; Bụng: đt 4; Bật: đt 4

2/ Hoạt động 2: Nhận thức
Cô treo tranh vẽ “chuôn chuôn, ong, bướm, ruồi muỗi….” Hỏi
trẻ những con vật này thuộc nhóm nào?
Cho cháu phân loại côn trùng có lợi và côn trùng có hại?

Có ích
Ong, bướm, chuồn chuồn…
Có hại
Ruồi muỗi, sâu…



* Cô cho cháu quan sát tranh: Voi, hươu, nai, cọp, gấu… hỏi trẻ
những con vật này sống ở đâu?
- Đây là những con vật sống trong rừng có 4 chân đẻ con….
* Cô cùng cháu hát bài “Cá vàng bơi”
Cho cháu kể tên những động vật sống dưới nước.
* Cho cháu hát bài “Gà trống mèo con và cún con”
Cho cháu kể tên những con vật nuôi trong gia đình

Chân vịt có mang da nên bơi được Chân gà có móng sắc nhọn để bới
dưới nước. tìm thức ăn.
Vịt kêu cạc cạc. Gà gáy ò ó o, gà mái đẻ trứng kêu


cục ta cục tác.
Gà vịt giống nhau đều có 2 chánh 2 chân, đẻ trứng rồi ấp thành con
đều là vật nuôi trong gia đình thuộc nhóm gia cầm.
Cho cháu phân nhóm gia súc gia cầm: gia súc có 4 chân đẻ con,
gia cầm có 2 cánh 2 chân đẻ trứng rồi ấp thành con?
* So sánh nhóm gia súc và gia cầm
Gia súc có 4 chân đẻ con.
Cho biết giữ nhà, mèo bắt
chuột; trâu bò giúp người cày
Gia cầm có 2 cánh 2 chân đẻ
trứng rồi ấp thành con
Gà vịt cho người trứng thịt.
ruộng
Gia súc gia cầm giống nhau đều là con vật nuôi trong gia đình đều
có ít, có thể lấy thịt nếu nhà các con có mua thịt gia súc gia cầm về phải
nấu chín mới được ăn rất tốt cho sức khỏe có nhiều chất đạm và các
chất dinh dưỡng khác.
Nhà bạn nào có nuôi những con vật này nhớ chăm sóc, không đánh
đập chúng không được vuốt lông cho lông mèo, vệ sinh chuồng trại.
3/ Hoạt động 3: Củng cố luyện tập
Cho cháu về chỗ tô tranh lô tô nhóm gia súc gia cầm.
Tổ chức cho cháu chơi Ai sống trong ngôi nhà này
Cô hướng dẫn cách chơi trẻ tô tranh con vật nào thì chạy về ngôi
nhà tranh lớn có con vật đó, cô đi gõ cửa hỏi „Ai sống trong ngôi nhà
này“ chàu phải trả lời được.
Cô cùng cháu chơi vài lần.
Kết thúc: Nhận xét – tuyên dương

Tiết 2:
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC

BÀI: CON GÀ TRỐNG
Tác giả: Tân Huyền
Trọng tâm: Rèn kỹ năng vận động (múa)
NDKH: Dạy hát; TCÂN: Sol mi (Hai chú mèo)
I/ YÊU CẦU:
- Cháu thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát và biết vận động theo
bài hát.
- Hát đúng nhịp điệu, vận động và hát nhịp nhàng.
- Góp phần giáo dục trẻ yêu quý một số động vật gần gũi.
Yêu thích giờ học
II/ CHUẨN BỊ
- Phách tre, so dừa, lắc nhạc mỗi thứ 10 bộ
- Nón chóp.
III/ HƯỚNG DẪN
1/ Hoạt động 1: Đọc thơ, đàm thoại:
- Cô cùng trẻ đọc thơ “Mèo đi câu cá”
- Đàm thoại về nội dung bài thơ
Cho cháu kể về một số con vật nuôi trong gia đình.
- Giáo dục trẻ biết bảo yêu quý bảo vệ một số động vật gần gũi.
Có một bài hát rất hay nói về những con vật nuôi trong gia đình,
các con nghe cô xướng âm và đoán xem đó là bài gì nhé?
2/Hoạt động 2: Nhận thức
Các con ơi đã về lớp rồi cô cháu mình cùng mở hết cửa sổ để tận
dụng gió mát tự nhiên nhé.
Cô hỏi trẻ vừa đi đâu về? các con nhìn thấy con vật gì trong vườn
cây?
Cô nói có một bài hát nói về con gà trống rất hay các con có biết đó
là bài hát nào không, các con nghe cô xướng âm la nhé: “là là lá, lá lá
là lạ”
Cô giới thiệu tên bài hát tác giả.

a) Ca hát:
Cô bắt nhịp cho cả lớp hát lần 1 cùng cô.
Cô bắt nhịp cho cả lớp hát lại lần 2
Cô nhóm hát.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Các con hát rất hay, để bài hát được hay hơn nữa, các con có biết cách
nào làm cho bài hát hay không? Có rất nhiều cách làm cho bài hát hay
và sinh động, cô thấy bài hát “Con gà trống” rất dễ thương” cô sẽ
hướng dẫn các con vận động múa theo bài hát, và để đẹp hơn nữa ở góc
nghệ thuật có chuẩn bị rất nhiều khăn tay, các con đến đó lấy và đeo
vào tay xếp 3 hàng dãn đều nhé. Cháu đọc thơ “Mèo đi câu cá” lấy
khăn đeo tay xếp 3 hàng ngang

b)Vận động múa:
Cô múa mẫu lần 1: Trọn vẹn
Cô múa lần 2: Cho cháu xem lại
Câu 1: “Con gà trống” vẫy tay chếch sang hai bên nhẹ nhàng, kết
hợp bước chân sang hai bên và nhún chân.
Câu 2: “Có cái mào đỏ” hai tay vòng chụm trên đầu, kết hợp nhún
chân.
Câu 3: “Chân có cựa” tay chống hông chỉ vào chân hai bên.
Câu 4: “Gà trống gáy ò ó o, ”, tay phải chống hông, tay phải đưa
ngang trước mặt, đưa hai tay chụm trước miệng giả làm gà gáy sang 2
bên, kết hợp bước nhún chân.(thực hiện hai lần đổi bên)
Cho cháu thực hiện múa: Cả lớp múa cùng cô 2 lần.
Tổ múa.
Nhóm, cá nhân múa biểu diễn.

c) Nghe hát: Gà gáy le te (Dân ca C ống Khao)
Hôm nay lớp mình hát rất hay múa rất đẹp! các con có muốn có

thưởng cho các con không nào? Để cô suy nghĩ xem nên thưởng cho lớp
mình gì nhé! À một chuyến du lịch được không? Cô cháu mình cùng lên
tàu xuôi về miền bắc, nơi đây có nhiều làn điệu dân ca rất hay, nhất là
dân ca dân tộc C ống Khao sẽ miêu tả một con vật gọi người thực dậy đi
lên nương làm.
Cô hát lần 1:
Cô hát lần 2: múa minh họa cùng trẻ.
3/ Hoạt động 3: Trò chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Hai chú mèo”
- Cô nói luật chơi: Mèo trắng gọi mèo vàng phải trả lời như mèo
trắng
- Cách chơi: cô làm mèo trắng kêu “Meo meo meo”trẻ làm mèo
vàng trả lời “Mèo mèo mèo” dần dần khó lên.
- Cô cùng trẻ chơi vài lần.

*Nhận xét _ Tuyên dương.

Thứ năm, ngày 6 tháng 01 năm 2011

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI: THÊM BỚT CHIA NHÓM ĐỐI TƯỢNG CÓ SỐ LƯỢNG 8
THÀNH 2 PHẦN
I/ YÊU CẦU:
- Cháu biết các cách chia số lượng 8 thành 2 phần, luyện thêm bớt
trong phạm vi 8.
- Đếm, chia nhóm, thêm bớt, gắn số tương ứng.
- Yêu thích giờ học.
II/ CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: - Mô hình
- Nhóm thỏ và củ cải đỏ

- Nhóm mèo và cá
- Gà vịt, trâu bò có số lượng 8
- Thẻ số từ 1 đến 7
Đồ dùng của cháu: 8 con trâu bằng tranh lô tô, thẻ số từ 1 đến 7.
III/ HƯỚNG DẪN
1/ Hoạt động 1: Trò chuyện
Cô cùng cháu đọc thơ “Đàn gà con”
Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ, về lợi ích của con vật nuôi.
Cho cháu đếm số lượng gà con?số sánh số lượng gà mẹ và gà con.
2/ Hoạt động 2: Nhận thức
* Phần 1: Thêm bớt trong phạm vi 8.
Hôm nay trời trong xanh mát mẻ, nên có rất nhiều chú thỏ đi
kiếm ăn để dành ăn vào mùa đông. Cô xếp 8 chú thỏ từ trái sang phải
cho cháu đếm.
Mỗi chú thỏ đã tìm được 1 củ cải đỏ, cô xếp 7 củ dưới 8 con thỏ xếp
tương ứng 1 -1, cho cháu so sánh số lượng 2 nhóm
Số lượng thỏ và số lượng củ cải đỏ như thế nào? Làm sao cho hai
nhóm bằng nhau.
Cô nhờ 1 trẻ lên tìm giúp thỏ bên phải 1 củ cải, cho trẻ đếm lại
nhóm của cải. (8 củ)
Vậy 7củ cải thêm 1 củ cải là mấy củ cải? (7 thêm 1 là 8)
Cho cháu lên gắn số tương ứng.
* Các chú mèo cũng rủ nhau đi câu cá, cô xếp 8 chú mèo từ trái
sang phải cho cháu đếm (Tất cả có 8chú mèo)
Mỗi chú mèo câu được 1 con cá, cô gắn 8 con cá nhóm dưới, cho
cháu đếm và gắn số tương ứng.
Có 1 chú mèo đau bụng phải về nhà, cô bớt đi 1 con mèo bên phải,
cho cháu đếm lại số mèo. (7con)
Vậy 8 bớt đi 1 còn mấy? (8 bớt 1 con 7)
Cho cháu lên gắn số cho nhóm mèo.


* Phần 2: Chia nhóm số lượng 8 thành 2 phần.
Sáng sớm 8 cô gà mái cũng ra đồng tìm thức ăn cho gà con, nhóm
gà nhờ cô chia thành 2 nhóm = nhau để dễ kiếm mồi; cô chia 4 và 4
cho cháu đếm số lượng 2 nhóm, gắn số tương ứng.
Cô gắn nhóm 8 vịt thành 1 hàng, cô chia nhóm vịt thành 2 nhóm 1
nhóm ít và 1 nhóm nhiều hơn: 3 và 5.
Cô chia nhóm 8 con trâu thành 2 nhóm nhiều và ít 7 và 1 và gắn số
tương ứng.
* Cháu thực hiện cùng cô:
Tìm đồ chơi (Trẻ lấy rổ ra)

Cho cháu lấy rổ và thực hiện các các chia, bằng nhau, nhiều ít và
ít nhiều.gắn số tương ứng cho các nhóm vừa chia.
Cô quan sát giúp đỡ trẻ, cô hỏi cháu chia theo cách nào?
3/ Hoạt động 3: Củng cố
Cho cháu chia số lượng 8 hột hạt thành 2 phần, theo yêu cầu của
cô.
* Nhận xét – Tuyên dương

Thứ sáu, ngày 7 tháng 01 năm 2011

HOẠT ĐỘNG LQ VỚI CHỮ CÁI
ĐỀ TÀI: ÔN b, d, đ.


I/ YÊU CẦU:
- Cháu phân biết, nhận ra chữ b,d,đ và phát âm đúng chữ cái
b,d,đ .
- Rèn phát âm đúng chữ cái b,d,đ phân biết hình dạng, nhận ra

chữ b,d,đ trong câu trong từ.
Góp phần giáo dục: yêu quý một số động vật sống trong rừng.
Cháu yêu thích giờ học.
II/ CHUẨN BỊ:
Tranh vẽ: Con bò, con dê, đà điểu,
Tranh vẽ một số con vật có chứa chữ cái b,d,đ .
III/ TIẾN HÀNH:
1/ Hoạt động 1: “Hát, trò chuyện”
Cô cho các cháu đọc hát bài “Đố bạn”.
Đàm thoại về nội dung bài hát, giáo dục cháu ăn biết yêu quý động
vật.
2/ Hoạt động 2: “Nhận thức”
a. Ôn chữ cái b,d,đ .
Cô nói: Nhìn xem, nhìn xem
Cô đưa tranh “Con bò” cho các cháu quan sát và đọc từ “Con
bò” ”.
- Cô gắn thẻ chữ rời từ “Con bò” cho các cháu nhận xét và đọc
lại.
- Cô gọi cháu tìm chữ b
- Cô cháu đọc lại chữ b
- Cô cho đọc theo cô, cho cả lớp đọc, tổ, cá nhân đọc.
- Cô chú ý sửa phát âm cho các cháu.
- Cô hỏi cháu chữ b có mấy nét? Nét gì?
- Cô cho các cháu nhắc lại chữ b có nét: 1 xổ thẳng bê trái , 1
cong tròn bên phải.
Cô cho cháu chơi trò chơi “Một tay che mắt”.
*Cô cho tìm chữ b trong tranh “con bướm”, “con bê” gạch chân
chữ b
Cô đưa tranh vẽ “Con dê” cho các cháu quan sát và đọc từ “Con
dê”

- Cô gắn thẻ chữ rời cho các cháu so sánh và đọc từ “ Con dê”
- Cô cho cháu lên tìm chữ d và đọc.
- Cô cho các cháu đọc d, cả lớp đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc.
- Cô chú ý sửa sai cho cháu.
Cô cho cháu nhắc lại các nét chữ d: chữ d có 1 nét cong trái và 1
nét xổ thẳng bên phải.
Cô đưa tranh vẽ “Cá diếc” cho các cháu quan sát và đọc từ “con
dế”, tìm chữ d, gạch chân chữ d.
Cô gắn thẻ chữ rời cho các cháu so sánh và đọc từ “ Đà điểu”.
- Cô cho cháu lên tìm chữ c và đọc.
- Cô cho các cháu đọc đ, cả lớp đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc.
- Cô chú ý sửa sai cho cháu.
- Cô gọi nhắc lại chữ đ có nét gì? chữ đ có nét cong trái, nét xổ
thẳng bên phải, có nét ngang nhỏ trên nét thẳng.
Cô khái quát lại chữ đờ cho trẻ nhắc lại.
Cho cháu tìm chữ đ trong tranh có từ “Cá đuối”, gạch chân chữ đ.
b. So sánh:
3/ Hoạt đông 3: “ Cũng cố”
Cô cùng cháu hát bài “Chú voi con ở bản Đôn”
Tạo chữ b,d,đ bằng nhóm trẻ.
Cô cho cháu chơi ghép chữ cái b,d,đ .
Cô nhận xét và tuyên dương nhóm nào hoàn thành tốt phần ghép
của mình.
Tìm chữ b,d,đ trong rổ; trong tranh chủ điểm trong lớp.
Xếp chữ b,d,đ bằng hột hạt
Nhận xét- tuyên dương.

(Hết tuần 18)


×