Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

tìm hiểu tình cảm và tâm trạng của xuân quỳnh khi đứng trước sóng biển_1 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.48 KB, 5 trang )

Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
trong bài “ Sóng” của Xuân
Quỳnh
Câu 1:Trình bày cảm nhận về hình tượng sóng trong hai khổ thơ
đầu của bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh :
Mở bài :
- “Sóng” là hình tượng bao trùm bài thơ, ẩn dụ của
tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân
thân của cái tôi trữ tình, trong đó khát vọng tình yêu
đã đuợc thể hiện theo một cách riêng rất chân thực
- Thơ tình của Xuân Quỳnh thường mang đậm nét tự
thuật.
Thân bài :
- Tính cách của sóng cũng giống người con gái đang
yêu :
“ Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẻ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”.
+ Kết cấu đối lập- song hành ở hai câu đầu thể hiện
những trạng thái đối cực, tưởng mâu thuẫn gay gắt.
Nhưng những trạng thái ấy khi ở trong cùng một đối
tượng nó lại nói lên sự đa dạng, phong phú, độc đáo,
mạnh mẽ, cuồng nhiệt, sâu lắng, dịu dàng. Đó là âm
điệu đa dạng của Sóng và đó cũng là những sắc điệu
tâm hồn muôn màu muôn vẻ cuả người phụ nữ khi
yêu.
+ Hành trình của Sóng tìm tới biển khơi như hành
trình của con người hướng về tình yêu lớn lao, tuyệt
đích. Con sóng muốn được ra biển khơi, để hòa trong
sức sống mạnh mẽ của ngàn con sóng giữa đại dương.


Người con gái đang yêu cũng khao khát vượt ra tình
yêu bé nhỏ, quen thuộc của chình mình để hòa vào thế
giới mới lạ, lớn lao và đầy bí hiểm của tình yêu. Em là
một con sóng trân thực, táo bạo và rất chủ động.
+ Sóng vốn là một trạng thái động, nó cũng là một
vật thể thiên nhiên vì vậy sóng luôn chứa đựng những
mâu thuẫn trong cùng một trạng thái chăng? Dữ dội
và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ. Đã có lần nào bạn đứng
trước biển chưa? Biển xanh ! Đấy là khung cảnh vừa
ngỡ rất quen thuộc lại vừa rất xa lạ. Tình yêu cũng thế.
Vậy thì có sự so sánh nào tốt hơn là so sánh sóng
biển với tình yêu:
Nhà thơ viết :
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
- Nói đến sóng ở đây là XuânQuỳnh là nói đến tình
yêu mà sóng chính là biểu tượng của người con gái.
Người con gái khi yêu luôn tự day dứt trăn trở với tình
yêu, tự mâu thuẫn với chính mình.
- Tâm trạng của Xuân Quỳnh là tâm trạng người con
gái say mê, nồng nhiệt đấy nhưng cũng rất đằm thắm,
cởi mở, tìm về cội nguồn nhưng vẫn không thể giấu
được vẻ sôi nổi của tuổi trẻ.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
- Sóng chính là tình yêu đấy, chính là khát vọng tình
yêu đã tạo nên mâu thuẫn làm con sóng không hiểu
nổi mình và nhà thơ cũng không hiểu nổi mình.

- Trong tình yêu người ta vẫn thích đi tìm quy luật,
tìm định nghĩa mới cho tình yêu; hướng tới những cái
gì có sức mạnh trường cửu như sóng như biển. Nói
đến sóng là nhà thơ đã nói đến mình, nói đến tình yêu
của mình.
Kết bài :
- Qua hai khổ thơ đầu của bài thơ Sóng ta càng
ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam,
những con người luôn thủy chung, luôn sống hết
mình vì một tình yêu.
- Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình
yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ
nước nhà.
- Bài thơ ra đời vào năm sáu bảy, vào thời kì mà các
nhà thơ đang tự hoá thân vào trách nhiệm của dân
tộc, Xuân Quỳnh dám bày tỏ nỗi lòng riêng tư của
mình, bày tỏ tình cảm của mình là điều đáng khâm
phục. Nhẹ nhàng như một lời thì thầm, bài thơ Sóng
đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm dịu ngọt
mơn man nhưng đầy thi vị.
Câu 31 : Phong cách 5êu biểu của thơ Thanh Thảo là :
- Thơ Thanh Thảo mang đậm chất suy tư của một trí thức
có trách nhiệm với thời cuộc, với đất nước. Thơ
ông là sự lên tiếng của người trí thức nhiều trăn trở về các
vấn đề của xã hội và thời đại.
- Là nhà thơ có nhiều nỗ lực cách tân, Thanh Thảo muốn
cuộc sống phải được cảm nhận ở chiều sâu nên
luôn khước từ lối diễn đạt dễ dãi, khuôn sáo trong thơ.
- Thơ ông đi vào chiều sâu của bản chất sự vật, hiện
tượng. Thơ ông là một sự nỗ lực tìm tòi đổi mới không

ngừng, giàu chất suy tư nhưng phóng khoáng về cách
biểu đạt.

×