Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng chi trả BHXH phần 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.38 KB, 8 trang )

LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ

9

Công tác BHXH đã hình thành và phát triển ở từng nước khác nhau,
không phải nước nào cũng thực hiện đủ 9 chế độ trên và không phải nước
nào cũng có đủ đối tượng, phạm vi áp dụng, nguồn hình thành quỹ giống
nhau mà tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội của từng nước
để áp dụng cho phù hợp.
Nội dung chi trả quỹ BHXH ở nước ta hiện nay, theo điều 2 chương 1
- nguyên tắc chung của điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định 12/CP
ngày 26/1/1995 của Chính phủ quy định các chế độ sau:
1. Chế độ trợ cấp ốm đau
2. Chế độ trợ cấp thai sản
3. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
4. Chế độ hưu trí
5. Chế độ tử tuất.
2.4 Quản lý chi Bảo hiểm xã hội
Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành Quy định chung về
Quản lý chi trả các chế độ BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam kèm
theo Quyết định số 2903/1999/QĐ-BHXH ngày 24/12/1999 như sau :
(1) BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là
BHXH tỉnh), BHXH các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung là BHXH huyện) là cơ quan tổ chức chi trả BHXH theo đúng chế độ,
chính sách của Nhà nước, đảm bảo chi trả kịp thời, đầy đủ cho các đối
tượng hưởng BHXH.
(2) Việc chi trả các chế độ BHXH do BHXH tỉnh, huyện chi trả trực
tiếp hoặc uỷ quyền cho đại diện chi trả ở xã, phường và đơn vị sử dụng lao
động phải đảm bảo đúng nguyên tắc quản lý tài chính. Cơ quan BHXH có
trách nhiệm quản lý chặt chẽ các đối tượng hưởng BHXH, tình hình biến
động tăng, giảm đối tượng, số tiền chi trả theo từng tháng và đảm bảo an


toàn nguồn tiền mặt trong quá trình chi trả. BHXH tỉnh huyện phía chấp
hành chế độ kế toán, thống kê theo quy định của Nhà nước, quy định của
tổng giám đốc BHXH Việt Nam.
(3) BHXH các cấp có quyền ngừng hoặc từ chối chi trả cho đối
tượng hưởng BHXH khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
về hành vi sai phạm để hưởng BHXH.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ

10
(4) Đơn vị sử dụng lao động, đại diện chi trả ở xã, phường được cơ
quan BHXH uỷ quyền chi trả các chế độ BHXH cho người lao động đảm
bảo chi trả kịp thời, đầy đủ. Thực hiện thanh quyết toán với cơ quan
BHXH, quản lý lưu giữ chứng từ kế toán theo các quy định hiện hành của
Nhà nước và của BHXH Việt Nam, có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ,
chứng từ chi trả BHXH khi có yêu cầu kiểm tra, phúc tra, thanh tra chi trả
BHXH của các cơ quan thuộc hệ thống BHXH Việt Nam và các cơ quan có
thẩm quyền của Nhà nước.
• Quy trình chi BHXH
Đảm bảo những quy định chung về quản lý chi, phòng Kế hoạch Tài
chính đã thực hiện chi BHXH như sau :
* Phân cấp chi trả :
- Chi lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng
+ BHXH tỉnh không trực tiếp chi trả.
+ BHXH huyện thực hiện theo 2 mô hình :
• Ký hợp đồng với phường, xã để chi trả lương hưu, mất sức lao
động (MSLĐ), tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), tử tuất,
người phục vụ TNLĐ-BNN, cán bộ xã phường (CBXP).
• BHXH huyện phải thực hiện tổng hợp những đối tượng chết, hết
thời hạn hưởng (chế độ tử tuất, MSLĐ), vi phạm pháp luật, vắng mặt quá
thời gian quy định không rõ lý do, gửi BHXH tỉnh lập danh sách cho tháng

sau.
- Chi chế độ BHXH một lần
+ BHXH huyện trực tiếp chi trả trợ cấp một lần cho : Người đang
làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động BHXH huyện quản lý và thân
nhân của những đối tượng là hưu công nhân viên chức, hưu quân đội đã
qua đời.
+ BHXH tỉnh uỷ quyền cho BHXH huyện chi trả toàn bộ chế độ trợ
cấp một lần, cho các đối tượng đang làm việc trong các đơn vị sử dụng lao
động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý.
- Chi trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức
+ BHXH tỉnh, huyện không trực tiếp chi cho đối tượng được hưởng
trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức mà uỷ quyền thông qua đơn vị sử
LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ

11
dụng lao động tổ chức chi trả. Đơn vị sử dụng lao động có quyền quản lý
chứng từ gốc.
+ Hàng quý, sau khi đã cấp tiền thanh toán cho đơn vị sử dụng lao
động, BHXH huyện lập báo cáo tổng hợp chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức
kèm theo danh sách lao động nghỉ hưởng lương trợ cấp ốm đau, thai sản đã
được thẩm định. Trên cơ sở báo cáo của BHXH các huyện, thị và biểu tổng
hợp chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức đối với những đơn vị sử dụng lao động
tỉnh trực tiếp quản lý, BHXH tỉnh lập báo cáo tổng hợp ốm đau, thai sản,
dưỡng sức trên địa bàn toàn tỉnh để gửi về BHXH Việt Nam.
+ BHXH tỉnh chịu trách nhiệm chi đóng Bảo hiểm y tế vào tháng 1
hàng năm cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng, hàng quý
căn cứ vào danh sách đối tượng tăng, giảm đóng bổ sung hoặc giảm số thẻ
Bảo hiểm y tế cho quý sau. Cuối năm, căn cứ vào sổ đối tượng hàng tháng
được cấp thẻ Bảo hiểm y tế của các quý trong năm đối chiếu thanh lý hợp
đồng. BHXH huyện thực hiện tiếp nhận và cấp thẻ Bảo hiểm y tế theo

danh sách của BHXH tỉnh:
+ Đối tượng là những người đã nghỉ việc hưởng hưu trí, MSLĐ,
TNLĐ - BNN, trước 01/01/1995 hay được giải quyết hưu và trợ cấp
BHXH từ 01/01/1995 trở đi nhưng do nguồn ngân sách cấp theo quy định,
được tính bằng 3% tổng số tiền lương hưu, trợ cấp (không tính phụ cấp
khu vực).
+ Đối tượng là những người đã nghỉ việc hưởng hưu trí, TNLĐ -
BNN từ 01/01/1995 trở đi do nguồn quỹ BHXH chi, được tính bằng 3%
tổng số tiền lương hưu, trợ cấp (không tính phụ cấp khu vực).
* Lập, xét duyệt dự toán chi BHXH:
Dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng BHXH được lập hàng năm phản
ánh đầy đủ nội dung từng khoản chi:
- Chi các chế độ BHXH từ nguồn ngân sách Nhà nước
+ Chi hàng tháng (thường xuyên): Lương hưu cho đối tượng là hưu
quân đội và hưu công nhân viên chức, trợ cấp BHXH cho đối tượng hưởng
chế độ MSLĐ, trợ cấp theo Quyết định số 91 TNLĐ - BNN, người phục
vụ TNLĐ - BNN, người hưởng tuất (tuất cơ bản và tuất nuôi dưỡng)
+ Trợ cấp một lần: Trợ cấp tuất đối với người hưởng chế độ hưu
(quân đội, công nhân viên chức), MSLĐ, TNLĐ - BNN, mai táng phí đối
LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ

12
với người hưởng chế độ hưu (quân đội, công nhân viên chức), MSLĐ,
TNLĐ - BNN.
+ Chi đóng Bảo hiểm y tế cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH
hàng tháng (hưu trí, MSLĐ, TNLĐ -BNN).
+ Trang cấp dụng cụ phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động
+ Lệ phí chi trả.
+ Chi khác (nếu có).
- Chi các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH

+ Chi hàng tháng: lương hưu (quân đội, công nhân viên chức), trợ
cấp BHXH cho đối tượng hưởng chế độ TNLĐ - BNN, người phục vụ
TNLĐ - BNN, cán bộ xã phường (CBXP), người hưởng tuất (tuất cơ bản
và tuất nuôi dưỡng).
+ Trợ cấp một lần: Trợ cấp cho người lao động nghỉ việc nhưng
chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hàng tháng (theo Điều 28 Điều lệ BHXH ban
hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ), trợ
cấp cho người lao động có thời gian đóng BHXH trên 30 năm, trợ cấp một
lần cho cán bộ xã phường, trợ cấp TNLĐ - BNN, trợ cấp tử tuất một lần
đối với người đang lao động, người hưởng chế độ hưu (quân đội, công
nhân viên chức).
+ Mai táng phí đối với: người lao động, người hưởng chế độ hưu
(quân đội, công nhân viên chức), TNLĐ - BNN, cán bộ xã phường
(CBXP) theo NĐ 09.
+ Chi trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức cho người lao động
đang làm việc.
+ Chi đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng hưởng chế độ BHXH bằng
tháng (hưu trí,TNLĐ - BNN).
+ Trang cấp dụng cụ phục hồi chức năng cho người bị TNLĐ.
+ Lệ phí chi trả.
+ Chi khác (nếu có).
Dự toán phải kèm theo thuyết minh vế số lượng đối tượng đang
hưởng dự kiến đối tượng tăng, giảm và nhu cầu chi khác trong năm. Hàng
năm, BHXH tỉnh lập dự toán chi các chế độ BHXH trên địa bàn toàn tỉnh
theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Dự toán chi hàng năm của BHXH
tỉnh được lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chi BHXH được duyệt của
LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ

13
BHXH huyện và số chi trực tiếp tại BHXH tỉnh, lập thành 4 bản : 1 bản

lưu tại tỉnh, 1 bản gửi kho bạc nhà nước tỉnh, 1 bản gửi Bộ Tài chính, 1
bản gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15/9 năm trước. Dự toán chi hàng
năm của BHXH tỉnh là chính thức khi được BHXH Việt Nam và Hội đồng
quản lý BHXH Việt nam duyệt.
* Tổ chức chi trả BHXH:
Chi trả BHXH cũng được thực hiện bằng chuyển khoản. Hàng
tháng, căn cứ vào bản sao quyết định hưởng chế độ BHXH và danh sách
của đối tượng tăng, giảm do phòng Quản lý chế độ Chính sách chuyển
sang và danh sách báo giảm do BHXH huyện gửi đến, phòng Kế hoạch Tài
chính kiểm tra lại số liệu (đối tượng, số tiền) để lập danh sách chi trả lương
hưu và trợ cấp BHXH, tổng hợp danh sách chi trả, danh sách đối tượng
hưởng trợ cấp một lần và truy lĩnh, lập chi tiết cho từng đối tượng và tách
riêng thành 2 nguồn (ngân sách Nhà nước, Quỹ BHXH).
(1) BHXH huyện chi trả cho các đối tượng là người lao động đang
làm việc gồm: đối tượng hưởng trợ cấp một lần theo Điều 28 Điều lệ
BHXH, người bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp hưởng chế độ 1 lần,
mai táng phí, tuất một lần và trợ cấp một lần đối với người nghỉ hưu có
trên 30 năm đóng BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động thuộc BHXH tỉnh
tổ chức quản lý thu và ghi sổ BHXH. Đồng thời BHXH huyện thực hiện
uỷ nhiệm chi cho kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng NN &PTNT huyện
Cẩm Xuyên theo yêu cầu.
(2) Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng NN & PTNT huyện Cẩm
Xuyên thực hiện lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của BHXH tỉnh về kho bạc
Nhà nước hoặc Ngân hàng NN&PTNT của huyện.
(3) BHXH huyện có thể trực tiếp hoặc thông qua đại lý chi trả cho
người lao động đang làm việc được BHXH tỉnh uỷ quyền và các đối tượng
hưởng trợ cấp BHXH một lần thuộc các đơn vị BHXH huyện trực tiếp
quản lý.
(4) Hoặc có thể uỷ nhiệm chi cho Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân
hàng NN&PTNT các huyện chuyển tiền về tài khoản của đơn vị sử dụng

lao động.
(5) Các đơn vị sử dụng lao động trực tiếp chi trả cho các đối tượng.
* Lập báo cáo thanh quyết toán chi :
LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ

14
- BHXH tỉnh chỉ đạo BHXH huyện thực hiện .
+ Hàng tháng lập 2 bộ gồm : báo cáo chi lương hưu và trợ cấp
BHXH, danh sách thu hồi kinh phí chi quản BHXH, danh sách đối tượng
chưa nhận hưu và trợ cấp BHXH, danh sách không phải trả lương hưu và
trợ cấp BHXH, danh sách báo giảm hưởng BHXH. Trong đó một 1 gửi
BHXH tỉnh trước ngày 30 hàng tháng, một bộ lưu lại huyện.
+ Hàng quý căn cứ để chi trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức ; lập 2
bản báo cáo chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức kèm theo danh sách đối tượng
nghỉ hưởng chế độ tính đến tháng cuối quý trên địa bàn huyện quản lý.
Một bản lưu lại huyện, bản còn lại gửi BHXH tỉnh trước ngày 5 đầu tháng
sau.
BHXH tỉnh lập báo cáo quyết toán trên cơ sở tổng hợp quyết toán
của BHXH các huyện, thị và việc chi thực tế của BHXH tỉnh :
+ Lập 2 bộ báo cáo chi lương hưu và trợ cấp BHXH tách nguồn đảm
bảo, kèm theo biểu thuyết minh đối tượng tăng (giảm) hưởng BHXH do 2
nguồn đảm bảo. Một bộ gửi ban quản lý chi BHXH Việt Nam, một bộ lưu
lại tỉnh.
+ Hàng tháng, căn cứ vào danh sách không phải trả lương hưu và trợ
cấp BHXH của BHXH các huyện, thị lập biểu tổng hợp không phải trả
lương hưu và trợ cấp BHXH toàn tỉnh và lưu lại tỉnh.
+ Hàng quý, tổ chức xét duyệt báo cáo chi ốm đau, thai sản, dưỡng
sức do BHXH huyện duyệt chi báo cáo chi trả trực tiếp cho các đối tượng
BHXH tỉnh quản lý để lập : 2 bản báo cáo tổng hợp chi ốm đau, thai sản,
dưỡng sức ; 2 bản báo cáo thu hồi kinh phí (nếu có) và biểu thống kê số

chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, một bản lưu lại BHXH tỉnh,
một bản gửi ban quản lý chi BHXH Việt Nam trước ngày 15 tháng đầu của
quý sau.
+ Hàng quý BHXH tỉnh lập báo cáo tổng hợp đóng Bảo hiểm y tế
cho đối tượng hưởng BHXH theo quy định, để làm căn cứ thanh toán và
cuối năm thanh lý hợp đồng Bảo hiểm y tế.
* Thẩm định, xét duyệt chi các chế độ BHXH :
Hàng tháng hoặc quý, BHXH tỉnh xét duyệt, quyết toán chi các chế
độ BHXH cho BHXH huyện theo các chế độ kế toán quy định. Đồng thời
căn cứ vào kết quả thẩm định của các đối tượng hưởng chế độ, chính sách
LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ

15
BHXH do phòng chế độ chính sách chuyển đến, Phòng Kế hoạch Tài
chính có trách nhiệm kiểm tra trước khi chuyển tiền cho BHXH huyện
hoặc chủ sử dụng lao động chi trực tiếp cho đối tượng hưởng BHXH.


LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ

16

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ BHXH
Ở HUYỆN CẨM XUYÊN TỪ NĂM 2000 - 2002

I. Vài nét khái quát về BHXH ở Huyện Cẩm xuyên
1. Quá trình hình thành và phát triển BHXH huyện Cẩm xuyên
Chính sách BHXH đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và tổ
chức thực hiện ngay từ khi thành lập nước, trên cơ sở Hiến pháp năm 1946

của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh
29/SL ngày 12/3/1947 quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn lao
động, hưu trí cho công nhân viên chức Nhà nước. Giai đoạn này (1945),
đất nước trong hoàn cảnh kháng chiến, kinh tế - xã hội còn nhiều khó
khăn, thiếu thốn nên BHXH mới thực hiện được một số chế độ cơ bản với
mức trợ cấp thấp, mức hưởng còn mang tính bình quân, chưa có tính chất
lâu dài. Chính sách BHXH chưa có quỹ riêng để thực hiện, 100% nguồn
quỹ lấy từ ngân sách. Tuy vậy, trong suốt những năm kháng chiến chống
xâm lược, chính sách BHXH nước ta cũng đã góp phần ổn định về mặt thu
nhập ổn định cuộc sống cho công nhân viên chức, quân nhân và gia đình
họ, góp phần rất lớn trong việc động viên sức người sức của cho thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống xâm lược thống nhất đất nước. Và khi Bộ luật
lao động được quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua ngày 15/7/1995 cho các đối tượng hưởng BHXH là công nhân viên
chức và lực lượng vũ trang. Nhưng kể từ ngày 1/1/1995 các chế độ BHXH
được thực hiện theo quy định của Bộ lao động và được cụ thể hoá bằng
Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của
Chính phủ. Nhưng nghị định này được bổ sung bằng NĐ số 01/2003/NĐ -
CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Điều lệ Bảo Hiểm Xã Hội ban hành.
Hệ thống BHXH Việt Nam ra đời có 61 cơ quan tại 61 tỉnh, thành
trong cả nước.
Ngày 11/7/1995, BHXH huyện Cẩm Xuyên chính thức được thành
lập theo quyết định của BHXH tỉnh Hà Tĩnh và BHXH Việt Nam, cơ sở
biên chế từ công đoàn Lao động và Phòng thương binh xã hội chuyển
sang, chịu sự quản lý theo ngành dọc:

×