Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích đây thôn Vĩ Dạ bài số 21. pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.99 KB, 7 trang )

Phân tích đây thôn Vĩ Dạ bài số 2

1. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Vĩ Giạ một làng cổ đẹp nổi tiếng bên bờ Hương giang,
ngoại ô cố đô Huế. Phong cảnh êm đềm thơ mộng. Với
Hàn Mặc Tử chắc là có nhiều kỷ niệm đẹp? Câu mở bài
như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách
móc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Cảnh Vĩ Giạ
được nói đến là hàng cau với nắng mới lên, một bình
minh rạng ngời. Là màu xanh của cây trái của “vườn ai”,
ngỡ ngàng bâng khuâng, rồi thốt lên “mướt quá xanh như
ngọc”. Sắc xanh mượt mà, láng bóng ngời lên. Một so
sánh rất đắt gợi tả sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”? Câu
thứ 4 có bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc:
“gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một
nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người
con gái thôn Vĩ. Và cho biết “vườn ai”, ấy là vừn xuân
thiếu nữ. Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá
trúc và gương mặt chữ điền - 5 nét vẽ, nét nào cũng tinh
tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.
2. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó…
Một miền quê thoáng đãng, thơ mộng. Có gió, mây, cỏ
hoa, có dòng nước. Cảnh đẹp đầy thi vị, cổ điển. Gió mây
đôi ngả phân li. Dòng nước buồn thiu, buồn xa vắng mơ
hồ. Hoa bắp nhè nhẹ “lay” cũng gợi buồn.
“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Khổ một nói đến “nắng mới lên”, nắng bình minh. Khổ
2, nói đến “bến sông trăng”, bến đò trong hoài niệm. Vầng
trăng của thương nhớ đợi chờ. “Thuyền ai” có lẽ là con
thuyền thiếu nữ? Vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn


Mặc Tử. Có bến sông trăng, có con thuyền trăng. Thật thơ
mộng, tình tứ:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền
ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến… bến đợi
thuyền. Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi
chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.
3. Ai biết tình ai có đậm đà?
Một chữ “mơ” đầy tình tứ trong câu thơ có nhạc điệu
chơi vơi: “Mơ khách đường xa, khách đường xa”. Du
khách hay thôn nữ Vĩ Giạ? Chắc lại là giai nhân mà thi
nhân từng mơ ước: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Vừa
thực vừa mông. Con người của thực tại hay con người
trong hoài niệm? Sương khói của bến sông trăng hay miệt
vườn Vĩ Giạ đã làm mờ nhân ảnh của giai nhân? Trong
cảnh có tình. Trong tình có màn sương khói, một thứ tình
yêu kín đáo, e dè, thiết tha:
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Toàn bài thơ có 4 từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất
hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên
âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc
nhớ về một miền dân ca Huế man mác sâu lắng, bồi hồi,
thiết tha:
“Núi Truối ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm ao cá nương dâu
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò…”
KÕt :’

“Đây thôn Vĩ Giạ” ngỡ là một bài thơ tả cảnh, nhưng
đích thực là một bài thơ tình - tình trong mộng tưởng.
Cảnh rất đẹp, rất hữu tình, âm điệu thiết tha, tình tứ. Tình
cũng rất đẹp nhưng chỉ là mộng ảo. Bến sông trăng còn
đó, nhưng con thuyền tình có kịp chở trăng về tối nay? Xa
với, mênh mông. Áo trắng giai nhân, màu trắng trong trinh
nữ ấy đã trở thành hoài niệm trong miền thương nhớ của
thi sĩ đa tình mà nhiều bất hạnh. “Đây thôn Vĩ Giạ” là bài
thơ để ta nhớ và ta thương

×