Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đọc hiểu bài thơ Lai Tân - Hồ Chí Minh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.89 KB, 14 trang )

Đọc hiểu bài thơ Lai Tân - Hồ Chí Minh
1. Cảnh tượng nhơ nhớp, bẩn thỉu ở chốn tù ngục(3 câu
đầu)
Ba câu đầu, tác giả lần lượt kể về “công việc” của các nhà
chức trách. Mỗi người một việc và họ đều rất say mê với
công việc của mình :


Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc
Chuyện đánh bạc của đám quan lính cai ngục đã được
Bác nói đến trong nhiều bài thơ thuộc tập Nhật kí trong tù.
Đánh bạc là việc chính của bọn cai ngục. Một điều rất phi
lí là chính quyền bắt những người đánh bạc ở ngoài cho
vào tù. Còn những kẻ cai tù, đại diện cho cái chính quyền
coi đánh bạc là phạm pháp ấy lại ngang nhiên đánh bạc
và hành động ấy là “chuyên”. Còn bọn quan lính giải
người thì ăn đút lót, hành hạ người tù để họ phải nộp tiền
cho chúng. Câu 1, giọng điệu khách quan thản nhiên. Đến
câu 2, thái độ của người kể đã bắt đầu bộc lộ, dù rất kín
đáo, với việc sử dụng cụm từ kiếm ăn quanh. “Kiếm ăn”
chỉ hành động kiếm tiền một cách bẩn thỉu của những kẻ
được coi là đại diện cho luật pháp.

Câu thứ ba, tác giả lại dùng lối nói châm biếm rất sâu cay,
thâm thuý về việc làm của “huyện trưởng”. Có vẻ như
huyện trưởng rất lo lắng cho việc công. Nhưng đặt câu
thơ trong toàn bài, trong mối quan hệ với ba câu còn lại có
thể hiểu ngay “làm công việc” của huyện trưởng là gì.
Chắc chắn không phải là hết lòng với việc riêng. Nếu vị


huyện trưởng say sưa với công việc như vậy thì không thể
có chuyện “chuyên đánh bạc” và “kiếm ăn quanh” ở trên.
Và tác giả cũng không thể dùng cụm từ vẫn thái bình ở
câu bốn. Vậy, “chong đèn làm công việc” ở đây là say sưa
bên bàn đèn thuốc phiện, bên chiếu bạc hay những công
việc không mấy sạch sẽ trong đêm.
2. Trời đất Lai Tân vẫn thái bình
Câu thơ cuối tạo nên kết cấu bất ngờ cho toàn bài thơ.
Mâu thuẫn trào phúng, tính chất châm biếm của bài thơ
được tạo nên bởi mâu thuẫn này.


Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
Đây là kiểu thái bình giả tạo. Bộ máy chính quyền thối nát
đến như thế thì làm sao có được thái bình cho dân chúng.
Những kẻ đại diện cho chính quyền, có trách nhiệm đảm
bảo sự ổn định, thái bình cho xã hội lại là những kẻ nhũng
nhiễu nhiều nhất.

Hồ Chí Minh đã dùng văn thơ như một thứ vũ khí chiến
đấu vô cùng sắc bén và có hiệu quả trong sự nghiệp cách
mạng của mình. Và bút pháp trào phúng là bút pháp chủ
lực tạo nên sức mạnh chiến đấu trong sáng tác của
Người. Lai Tân là một trong những bài thơ sử dụng thành
công bút pháp này. Bằng việc chọn phác hoạ hành động
của mấy tên cầm quyền trong chính quyền Tưởng, Người
đã khái quát hoá bộ mặt thối nát của xã hội Trung Quốc
thời kì những năm bốn mươi của thế kỉ XX.

Bằng những thủ pháp nghệ thuật châm biếm, tài tình, bài

thơ hướng tới mục đích đả kích mạnh mẽ sự thối nát vô
nhân đạo của chế độ nhà tù nói riêng và chế độ XH Trung
Quốc nói chung- thời Tưởng Giới Thạch
Bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh



1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, luận đề

Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
Việt Nam, đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân
tộc. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người cũng để
lại một sự nghiệp văn học đa dạng, phong phú.

Nhật ký trong tù là tập thơ viết bằng chữ Hán của Hồ Chí
Minh trong thời kỳ Người bị giam giữ ở nhà lao của bọn
Tưởng Giới Thạch từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943.
Tập thơ chẳng những cung cấp cho ta những hiểu biết về
chế độ lao tù khắc nghiệt của chính quyền Tưởng Giới
Thạch, mà quan trọng hơn còn giúp ta hiểu rõ vẻ đẹp tâm
hồn của chính bản thân người đã sáng tạo ra nó, nhà
cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh.

Có thể thấy rõ điều đó qua hai bài Chiều tố (Mộ) và Giải đi
sớm (Tảo giải) trong tập thơ. Cả hai bài thơ Bác đều viết
trong gông cùm xiềng xích, trên đường chuyển lao đầy
cực nhọc, khổ ải.

Ý 2: Những biểu hiện cụ thể: Là nhật ký, tác phẩm còn là
tập thơ trữ tình nên thiên về việc bộc lộ thế giới bên trong,

thế giới tâm hồn của người sáng tạo. Đó là lòng nhân ái
bao la, là tình yêu cuộc sống sâu nặng, là tâm hồn của
con người có sự tự do tinh thần tuyệt đối, là cốt cách
vững vàng

a. Lòng nhân ái bao la, tình yêu cuộc sống sâu nặng

- Yêu thiên nhiên, tạo vật. Qua hai bài thơ, hình ảnh thiên
nhiên luôn chiếm vị trí nổi bật. Bác nâng niu từng biểu
hiện của sự sống: “cánh chim”, “đám mây” Có ai ngờ,
thiên nhiên lại hiện lên đẹp và sáng đến thế trong bài thơ
Bác bị giải đi vào lúc nửa đêm.

- Quan tâm tới con người. Dù trong hoàn cảnh nào, Bác
cũng không quên nghĩ tới con người. Hình ảnh thiếu nữ
xay ngô tối với Bác là vẻ đẹp của cuộc sống bình dị. Ngọn
lửa hồng reo vui trong bếp lửa gia đình, lòng Bác như
cũng reo vui với nó (dẫn chứng).

b. Một tâm hồn tự do, không tù ngục, xích xiềng nào giam
giữ nổi. Gặp cảnh bình minh trên đường đi chuyển lao,
lòng Bác tràn ngập niềm hân hoan (dẫn chứng).

c. Một tâm hồn có tinh thần “thép” vượt qua những đọa
đày về thể xác, mọi thử thách khốc liệt về tinh thần.

- Qua hình ảnh “quyện điểu” và “cô vân”, ta bắt gặp
thoáng buồn, thoáng cô đơn rất người của Bác. Nhưng
trước ngọn lửa hồng Bác quên đi việc mình chưa được
dừng chân trên con đường đày ải mà để lòng mình reo vui

cùng ngọn lửa, để hình ảnh tỏa ấm trên trang thơ, xua tan
cái lạnh lẽo, cô đơn của lòng người và cảnh vật. Ngọn lửa
hồng trở thành vẻ đẹp tinh thần của nhà cách mạng.

- Giá rét căm căm từng đợt, quất ngược sự giá buốt vào
mặt nhưng Bác không để cái khắc nghiệt của thiên nhiên
chế ngự mình. Câu thơ đọc lên nghe rắn rỏi lạ thường:
“Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng - Nghênh diện thu
phong trận trận hàn”.

d. Một tâm hồn lạc quan, tin tưởng

- Cả hai bài thơ kết thúc bằng hình ảnh ngọn lửa hồng và
cảnh bình minh mang lại cảm giác phấn chấn, lạc quan.
Lời thơ ám dụ vời vợi lòng tin.

e. Một hồn thơ phong phú

- Thi hứng đã đến với Người trong những giờ phút nặng
nề, cực nhọc nhất của cuộc đời, ngay cả trong lúc đối với
người bình thường, cảm xúc thơ dễ bị triệt tiêu nhất hoặc
không cất lên nổi: “Người đi thi hứng bỗng thêm nồng”.

Cốt cách thi nhân ở Bác thể hiện ở niềm rung động trước
cái đẹp, dù trong cảnh huống nào.

- Niềm rung động ấy được thể hiện bằng những vần thơ
vừa cổ kính, vừa hiện đại của một tâm hồn nghệ sĩ mang
cốt cách phương Đông. Hồn thơ Hồ Chí Minh bắt rễ rất
sâu vào truyền thống dân tộc, truyền thống phương Đông.


×