Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu Tổng Cty nhà nước để thấy vai trò của Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế - 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.65 KB, 7 trang )


8

sản xuất và thị trường đối với các ngành kinh atế. Đối với một số ngành kinh
tế lớn, vai trò tác dụng của Tổng công ty ở chỗ tạo lập được trật tự trong sản
xuất và thị trường tiêu thụ thông qua cơ chế thống nhất quản lý và điều hành
toàn Tổng công ty và trực tiếp ký hợp đồng vơí các hộ tiêu thụ lớn, ổn định,
lâu dài. Điểm hình nhất là Tổng công ty Than, Tổng công ty Điện lực trong
quản lý thống nhất các đầu mối tiêu thụ. Còn hầu hết các Tổng công ty đều
quản lý thống nhất được các đầu mối thị trường xuất nhập khẩu.
* Đa ngành, đa lĩnh vực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có
ngành chủ đạo mang tên của Tổng công ty.
Thực tế hoạt động đã khẳng định được hướng hoạt động kinh doanh đa ngành,
đa lĩnh vực của các Tổng công ty là đúng đắn, nâng cao được hiệu quả và vị
trí của mỗi Tổng công ty trong cơ chế kinh tế thị trường đa thành phần với mở
cửa với thị trường bên ngoài, thích ứng được với các tình huống chuyển đổi
của nền kinh tế. Kinh nghiệm và thực tế hiện nay cho thấy đa dạng hoá hoạt
động theo đa ngành, đa lĩnh vực có ngành kinh tế chủ lực là thiết thực, đem
lại hiệu quả cao đối với các Tổng công ty.
3. Những vấn đề đặt ra trong hoạt động sản xuất của Tổng công ty.
Qua gần 6 năm hoạt động, bên cạnh những thành tích đạt được, mô hình Tổng
công ty Nhà nước cũng đã Bộc lộ một số mặt còn yếu kém.
3.1. Về tổ chức và các mối quan hệ, chức năng phân cấp hoạt động.
3.1.1. Vai trò của Hội đồng quản trị

9

Theo điều lệ mẫu Tổng công ty, cơ cấu và Bộ máy của mô hình Tổng công ty
mới gồm có: HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và Bộ máy giúp việc.
Tổng công ty được quản lý bởi HĐQT và được điều hành bởi Tổng giám
đốc. Nhưng trong thực tế thời gian qua, vai trò của HĐQT trong các Tổng


công ty hầu như rất mờ nhạt. Có một số Tổng công ty đ• hoạt động vài năm
rồi mà vẫn chưa đủ số lượng thành viên HĐQT. Cá biệt, có Tổng công ty cho
tới tận đầu năm 1999 mới có chủ tịch HĐQT. Theo báo cáo của ban đổi mới
quản lý doanh nghiệp trung ương thì “Qua thực tế hoạt động cho thấy một số
thành viên HĐQT không đủ năng lực dù thiếu am hiểu chuyên môn quản lý,
chưa gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty”. Và chức
danh Chủ tịch HĐQT cũng gây nhiều tranh c•i trong giới doanh nghiệp.
Nhiều người cho rằng, Chủ tịch HĐQT là một chức danh “hữu danh vô thực,
là nơi để giải quyết chính sách” cho các cán Bộ đ• quá tuổi nhưng chưa về
hưu Phát biểu tại hội nghị tổng kết mô hình Tổng công ty, hầu hết ý kiến
của các đại biểu đều cho rằng, thời gian qua HĐQT đ• không khẳng định
được vị trí của mình trong Tổng công ty. Điều đó một phần do cơ chế, chính
sách chưa rõ ràng, nhưng phần chủ yếu vẫn là cán Bộ thành viên của HĐQT
không đủ năng lực để đảm nhận nhiệm vụ mới mẻ này, đặc biệt là chức danh
HĐQT.
3.1.2. Mối quan hệ giữa HĐQT và ban Tổng giám đốc.
Cho đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc trong các quyết định về quyền đại
diện chủ sở hữu tài sản Nhà nước trong DNNN, vai trò và trách nhiệm của

10

Chủ tịch HĐQT chưa được xác định rõ nên đôi khi vẫn chưa có sự phối hợp
nhịp nhàng giữa HĐQT và ban TGĐ. Cùng một số vốn được giao nhưng cả
Chủ tịch HĐQT và TGĐ đều phải ký nhận. Như vậy, trách nhiệm thì tập thể
nhưng người điều hành chỉ là Tổng giám đốc. HĐQT tuy có trách nhiệm giám
sát nhưng vốn của các DNNN lại không thuộc quyền sở hữu của mình. Do đó,
trách nhiệm và quyền hạn của HĐQT cũng bị giới hạn. Hiện nay, giám đốc
của các doanh nghiệp thành viên chủ lực hầu hết chưa tham gia HĐQT của
Tổng công ty vì muốn tách chức năng quản lý và chức năng điều hành, nhưng
thực tế hai chức năng này gắn bó tới hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.

Có nơi HĐQT trong khi chưa thực hiện tốt chức năng. Chủ yếu như xây dựng
chiến lược, quyết định dự án đầu tư, lựa chọn cán bộ nhưng lại sa vào lĩnh
vực điều hành của Tổng giám đốc. Có nơi Tổng giám đốc quyết định các vấn
đề thuộc quyền hạn của chủ tịch HĐQT. Lại có nơi chủ tịch HĐQT lại bao
biện công việc điều hành của giám đốc. Thực tế hiện nay cho thấy, nơi nào uy
tín và trình độ của chủ tịch HĐQT cao hơn thì thường can thiệp vào hoạt động
kinh doanh, lấn quyền của giám đốc, biến HĐQT thành cơ quan chủ quản của
doanh nghiệp. Ngược lại, nơi nào trình độ và uy tín của Tổng giám đốc cao
hơn thì vai trò của HĐQT trở lên mờ nhạt. Sở dĩ có tình trạng trên là vì quyền
hạn và trách nhiệm ở đây được phân công không xuất phát từ lợi ích kinh tế
mà hoàn toàn xuất phát từ năng lực quản lý hành chính.
3.2. Mối quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên và giữa các đơn
vị thành viên với nhau.

11

* Sự dính kết “hữu cơ” giữa các doanh nghiệp thành viên với Tổng công ty
chưa thực sự tồn tại; động lực xây dựng Tổng công ty đối với các đơn vị
thành viên bị thả nổi, không phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Tổng
công ty.
Sau khi tham gia vào Tổng công ty, các DNNN thành viên hầu như hạch toán
độc lập. Họ phải tự “xoay sở”, tự lo công ăn việc làm, tự lo lỗ, l•i, các Tổng
công ty gần như không có vai trò gì. Đặc biệt sau khi Chính phủ ban hành
nghị định số 44/1998/NĐ - CP (ngày 29/6/98) và việc chuyển DNNN thành
Công ty cổ phần, một số doanh nghiệp trong các Tổng công ty Nhà nước đ•
được thí điểm tiến hành cổ phần hoá. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp
này đ• tách hoàn toàn khỏi sự kiểm soát của Tổng công ty và hoạt động theo
một luật mới: luật công ty.
Theo số liệu điều tra ở TPHCM và Hà Nội thì chỉ có khoảng 13% các doanh
nghiệp (mà đa phần là nhỏ hay hoạt động chưa có hiệu quả) là cần có Tổng

công ty. Điều này cho thấy mô hình Tổng công ty chỉ có một phần tác dụng
với một số doanh nghiệp chưa khẳng định được trên thị trường và một số các
doanh nghiệp đặc thù. Còn phần lớn các doanh nghiệp khác thì mô hình Tổng
công ty là không cần thiết và không ít doanh nghiệp đang mong muốn “độc
lập” với cả Tổng công ty.
Điều này cho thấy, sự điều hành của Tổng công ty với các công ty thành viên
chưa đem lại hiệu quả cao, chưa hội tụ được các anh tài từ các công ty về với

12

Tổng công ty. Hiện tại có không ít ý kiến đề nghị trực tiếp hoặc gián tiếp xem
xét lại mô hình tổ chức Tổng công ty và điều lệ hoạt động của nó.
Ngoài ra, chính tư tưởng độc lập theo nghị định 388/HĐBT đ• làm một số đơn
vị thành viên của các Tổng công ty không liên kết được với nhau, hoạt động
rời rạc, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Tổng công ty. Thậm
chí các doanh nghiệp thành viên còn cạnh tranh lẫn nhau, gây thiệt hại đến lợi
ích của Nhà nước.
* Khác với các tập đoàn kinh tế của nước ngoài, mối quan hệ giữa “công ty
mẹ” và “công ty con” là mối quan hệ mang tính hữu cơ chặt chẽ, “công ty
mẹ” chi phối hoạt động của công ty con bằng các quan hệ tài chính, thị
trường, ở các Tổng công ty của Việt Nam, mối quan hệ này chỉ mang tính
“hành chính”, “cơ học”. Tổng công ty điều hành hoạt động của các doanh
nghiệp thành viên bằng các quyết định, bằng các ràng buộc về quyền lợi và
nghĩa vụ của doanh nghiệp với Tổng công ty. Điều này phản ánh một thực
trạng là, nếu Tổng công ty thực hiện vai trò của mình thì vô hình chung nó đ•
biến mình thành cấp chủ quản cản trở hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp thành viên.
Sở dĩ có mâu thuẫn trên là vì các Tổng công ty Nhà nước được thành lập chủ
yếu bằng con đường hành chính tổ chức chứ không áp dụng những yếu tố của
kinh tế thị trường. Theo cách thức này, các DNNN trong cùng một ngành

được gom góp lại và được tham gia vào một tổ chức gọi là Tổng công ty Nhà
nước. Có những DNNN tham gia vào Tổng công ty không phải là tự nguyện

13

mà bị gò ép, họ thậm chí không có quyền quyết định vận mệnh của chính
mình. Tất cả những điều này đ• không tạo ra được sự gắn kết cần thiết giữa
các đơn vị thành viên với Tổng công ty và do đó không phát huy được sức
mạnh tổng hợp của Tổng công ty.
3.3. Thiếu sự phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng về quản lý Nhà nước và
thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN giữa chính phủ với Bộ
quản lý ngành, Bộ chức năng và UBND cấp tỉnh, cấp huyện nên mối quan hệ
giữa Tổng công ty với các cơ quan quản lý Nhà nước rất phức tạp, có quá
nhiều đầu mối, trách nhiệm giải quyết công việc không rõ ràng và khó xác
định trách nhiệm khi xảy ra hậu quả.
Hiện tại đại diện quyền sở hữu Nhà nước được dàn trải ở nhiều cơ quan đại
diện làm nảy sinh nhiều vấn đề phiền hà cho doanh nghiệp, tạo ra nhiều sơ hở
trong cơ chế quản lý vốn và tài chính của doanh nghiệp mà hậu quả khó lường
hết cho cả các cơ quan quản lý Nhà nước lẫn doanh nghiệp.
3.4. Qua thực tế hoạt động có một số Tổng công ty đang đòi hỏi phải có giải
pháp tổ chức sắp xếp lại như: Tổng công ty đá quý và vàng (Tổng công ty
91), Tổng công ty cơ khí năng lượng và mỏ (Tổng công ty 90).
3.5. Tình trạng thiếu vốn của các DNNN là phổ biến và nghiêm trọng. Tổng
công ty Nhà nước tuy được ưu tiên các điều kiện vật chất, nguồn lực để phát
triển nhưng tình hình cũng không sáng sủa hơn. Năm 1998, vốn Nhà nước
bình quân của Tổng công ty 91 là 3661 tỉ đồng (260 triệu USD). Nhưng trong
số 17 Tổng công ty 91 có tới 14 Tổng công ty (82%) có mức vốn Nhà nước

14


dưới mức vốn bình quân, trong đó 6 Tổng công ty (35%) có mức vốn Nhà
nước dưới 1000 tỉ đồng. Điều đó có nghĩa là chỉ có 3 Tổng công ty 91 có vốn
Nhà nước là lớn.
Đối với Tổng công ty 90, tình hìnhh vốn còn đáng buồn hơn. Hơn 20% số
Tổng công ty 90 vốn Nhà nước chỉ có dưới 100 tỉ đồng, trong đó ở 13 Tổng
công ty vốn từ ngân sách cấp cho mỗi Tổng công ty chỉ được dưới 40 tỉ đồng.
Với quy mô vốn nhỏ hẹp như vậy, e rằng các Tổng công ty khó mà thực hiện
được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của mình.
III. Phương hướng và giải pháp cần làm để củng cố và phát triển các Tổng
công ty.
1. Chấn chỉnh Bộ máy tổ chức của HĐQT và xử lý lại mối quan hệ giữa chủ
tịch HĐQT và Tổng giám đốc.
* Hội đồng quản trị cần được chấn chỉnh cả về cơ cấu tổ chức và chất lượng
hoạt động. Bài kết luận hội nghị sơ kết mô hình Tổng công ty của Phó Thủ
tướng Ngô Xuân Lộc nêu rõ “chuẩn bị tốt về mặt nhân lực. Nâng cao chất
lượng hoạt động của HĐQT để đủ sức gánh vác nhiệm vụ. Chủ tịch HĐQT và
các thành viên của HĐQT phải là những người thuộc lĩnh vực hoạt động của
Tổng công ty, có kiến thức chuyên môn sâu rộng, am hiểu nội tình của doanh
nghiệp mà mình đang quản lý. Tham gia vào HĐQT có một số các giám đốc
của các công ty đầu đàn của Tổng công ty. Tổng giám đốc Tổng công ty Dệt -
May Việt Nam Bùi Xuân Khu nói: “Mô hình HĐQT cần hết sức gọn nhẹ.
Thành viên HĐQT phải là những người giỏi chuyên môn, am hiểu ngành

×