Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giáo trình văn học phương tây III - 10 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.29 KB, 15 trang )

185

3.3 Gabriel Garcia Marquez
và hai tác phẩm văn học hiện thực huyền ảo tiêu biểu
3.3.1 Gabriel José García Márquez
Marquez sinh ngày 6 tháng 3 năm 1928 là một nhà văn người Colombia nổi tiếng. Ông còn
là nhà báo và một người hoạt động chính trị.
Nổi tiếng với các tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả (El amor en los tiempos del cólera), Mùa
thu của vị trưởng lão (El otoño del patriarca), Tướng quân giữa mê hồn trận (El general en
su laberinto) và hơn cả là Trăm năm cô đơn (Cien años de soledad), García Márquez là
một đại diện tiêu biểu của nền văn học Mỹ La tinhh. Tên tuổi của ông gắn liền với chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo. García Márquez được trao Giải Văn học năm 1982.
Gabriel José García Márquez sinh tại Aracataca, một thị trấn bên bờ biển Caribê, thuộc
miền Bắc Colombia, trong một gia đình trung lưu 11 người con mà ông là con cả. Cha của
Marquez là Gabriel Elliegio Garcia, một nhân viên điện tín đào hoa có nhiều con ngoài giá
thú cả trước và sau khi kết hôn. Mẹ của Marquez là bà Luisa Marquez. Gabriel García
Márquez lớn lên, những năm tháng đầu tiên trong một đại gia đình, ông ngoại là Nicolas
Marquez, một cựu đại tá theo phái tự do từng chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Một ngàn
ngày, bà ngoại là Tranquilina, cùng nhiều bác, dì
Sau thời gian tuổi thơ, ông cùng cha mẹ chuyển đến Sucre, nơi cha của ông có một hiệu
thuốc và hành nghề chữa bệnh bằng liệu pháp vi lượng đồng căn. Năm 1936, Marquez
được bố mẹ gửi đến Barranquilla và Zipaquirá học phổ thông. Tới năm 1947, García
Márquez tới Bogota, thủ đô của Colombia theo học tại Đại học Quốc gia Colombia và bắt
đầu tham gia viết báo cho tờ El Espectador và bắt đầu những tác phẩm văn học đầu tiên
gồm 10 truyện ngắn nổi tiếng. Năm 1948, ông tham cùng các sinh viên thủ đô tham gia
biểu tình phản đối vụ ám sát Jorge Ellieecer Gaitan, một chính khách tiến bộ, ứng cử viên
tổng thống Colombia.
Sau khi học được năm học kỳ, García Márquez quyết định bỏ học rồi chuyển về
Barranquilla thực sự bước vào nghề báo và viết tiểu quyết đầu tay La hojarasca (Bão lá).
Ông cũng tham gia vào "Nhóm Barranquilla", một nhóm gồm các nhà báo xuất sắc và,
thông qua họ, García Márquez bắt đầu tiếp xúc với các tác giả về sau có ảnh hưởng mạnh


mẽ tới ông: Franz Kafka, James Joyce, đặc biệt là William Faulkner, Virginia Woolf và
Ernest Hemingway.
Năm 1954, Mutis, một người bạn, thuyết phục García Márquez trở lại Bogota tiếp tục làm
báo và ông đã có một số phóng sự nổi tiếng. Năm 1955, García Márquez đến Thụy Sỹ làm
đặc phái viên của tờ El Espectador. Sau đó ông tới Ý tham gia học tại Trung tâm thực
nghiệm điện ảnh rồi sang Paris, nơi García Márquez nhận được tin tờ El Espectador bị đình
bản và nhận được vé máy bay về nước. Nhưng García Márquez quyết định ở lại Paris và
sống trong điều kiện vật chất rất khó khăn. Trong thời gian này ông viết cuốn tiểu thuyết La
mala hora (Giờ xấu), đồng thời tách từ cuốn này viết nên El coronel no tiene quien le
escriba (Ngài đại tá chờ thư). Cùng với người bạn thân Plinio Apuleyo Mendoza, García
186

Márquez tới một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và viết nhiều thiên phóng sự về
các quốc gia này.
Năm 1958, sau hai tháng ở London, García Márquez quyết định trở về châu Mỹ vì cảm
thấy "những điều huyền thoại đang bị nguội lạnh" trong tâm trí. Ban đầu ông ở tại Caracas,
thủ đô Venezuela, và làm cho báo Momentos cùng Plinio Apuleyo Mendoza. Chứng kiến
vụ đảo chính chống nhà cầm quyền độc tài Perez Jimenez, García Márquez bắt đầu có ý
định viết về các chế độ chuyên chế ở Mỹ La tinhh. Trong một lần về thăm Barranquilla,
García Márquez cưới Mercedes Barcha, người ông đã yêu từ trước khi sang châu Âu, sau
đó họ có hai con trai: Rodrigo sinh năm 1959 và Gonzalo sinh năm 1960. Cũng ở Caracas,
ông viết tập truyện ngắn Los funerales de la Mamá Grande (Đám tang bà mẹ vĩ đại).
Năm 1960, ngay sau khi Cách mạng Cuba thành công, García Márquez tới quốc gia này
làm phóng viên cho hãng thông tấn Prensa La tinha và làm bạn với Fidel Castro. Năm
1961, ông tới New York với tư cách phóng viên thường trú của hãng Prensa La tinha của
Cuba. Sau đó ông quyết định tới cư trú ở Mexico và bắt đầu với điện ảnh bằng việc viết
kịch bản phim. Trong khoảng thời gian từ 1961 tới 1965, với văn học, García Márquez
không sáng tác một dòng nào, hậu quả của "tâm lý thất bại" với các tác phẩm trước đây.
Từ đầu năm 1965, García Márquez bắt đầu viết tác phẩm quan trọng nhất của mình: Cien
años de soledad (Trăm năm cô đơn). Sau 18 tháng đóng cửa miệt mài viết, khi tác phẩm

hoàn thành cũng là lúc tình trạng tài chính gia đình đặc biệt khó khăn. Để có tiền gửi bản
thảo cho nhà xuất bản Nam Mỹ ở Argentina, García Márquez đã phải bán nốt những vật
dụng giá trị trong nhà. Năm 1967, Trăm năm cô đơn được xuất bản và ngay lập tức giành
được thành công lớn, được cả giới phê bình và độc giả mến mộ. Sau đó García Márquez
tách từ Trăm năm cô đơn một sự kiện và viết thành tiểu thuyết ngắn La increíble y triste
historia de la cándida Eréndira y de su abuela desalmada (Truyện buồn không thể tin được
của Erendira và người bà bất lương).
Từ năm 1974, García Márquez sống ở Mexico, Cuba, thành phố Cartagena của Colombia
và Paris, tham gia các hoạt động chính trị với tư cách một nhà văn nổi tiếng. Năm 1975 ông
viết El otoño del patriarca (Mùa thu của vị trưởng lão) và năm 1981 cho ra đời Crónica de
una muerte anunciada (Ký sự về một cái chết được báo trước). Cũng năm 1981, ông bị
chính phủ bảo thủ Colombia vu cáo là đã bí mật cung cấp tài chính cho phong trào du kích
cánh tả M-19, García Márquez phải sang sống lưu vong tại Mexico trong tình trạng thường
xuyên bị đe dọa ám sát.
Năm 1982, Viện hàn lâm Thụy Điển trao Giải Văn học cho García Márquez. Trước đó ông
cũng được chính phủ Pháp tặng huân chương Bắc đẩu bội tinh. Năm 1985, García Márquez
xuất bản cuốn tiểu thuyết lớn tiếp theo của ông, El amor en los tiempos del cólera (Tình
yêu thời thổ tả), lấy cảm hứng chính từ mối tình của cha mẹ ông. Năm 1986, García
Márquez vận động thành lập Quỹ Điện ảnh mới của Mỹ La tinhh và trực tiếp thành lập
Trường điện ảnh San Antonio de los Banos ở Cuba, nơi hàng năm ông tới giảng dạy một
khóa ngắn về viết kịch bản.
Năm 1989, García Márquez viết El general en su laberinto (Tướng quân giữa mê hồn trận),
tiểu thuyết lịch sử về Simon Bolivar, một người đấu tranh giải phóng các nước Mỹ La
187

tinhh. Năm 1992, ông viết Doce cuentos peregrinos (Mười hai truyện phiêu dạt), một tập
truyện ngắn dựa trên các sự kiện báo chí. Năm 1994, ông cho xuất bản tiểu thuyết Del amor
y otros demonios (Tình yêu và những con quỷ khác), lấy bối cảnh là thành phố Cartagena
và tình yêu giữa một thầy tu 30 tuổi và con chiên là một đứa trẻ mới 12 tuổi.
Cuối năm 1995, một nhóm bắt cóc đã thực hiện vụ bắt cóc Juan Carlos Gaviria, em trai cựu

tổng thống với điều kiện là García Márquez phải lên làm tổng thống. Năm 1996, García
Márquez hoàn thành cuốn Noticia de un secuestro (Tin tức một vụ bắt cóc), một thiên
phóng sự được tiểu thuyết hóa về vụ những kẻ buôn lậu ma túy bắt cóc mười người, trong
đó có tám nhà báo.
Năm 2002, mặc dù sức khỏe yếu, García Márquez đã hoàn thành cuốn hồi ký đầu tiên Vivir
para contarla (Sống để kể lại) về 30 năm đầu của đời mình, trước khi tới châu Âu lần thứ
nhất. Tháng 10 năm 2004, García Márquez xuất bản cuốn Memoria de mis putas tristes
(Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi).
3.3.2 Tác phẩm
Năm

Tác phẩm Bản dịch tiếng Việt
1954 La Hojarasca Bão lá
1961 El coronel no tiene quien le escriba Ngài đại tá chờ thư
1962 Los funerales de la Mamá Grande Đám tang bà mẹ vĩ đại
1962 Ojos de perro azul Đôi mắt chó xanh
1962 La mala hora Giờ xấu
1967 Cien años de soledad Trăm năm cô đơn
1970 Relato de un náufrago Nhật ký người chìm tàu
1975 El otoño del patriarca Mùa thu của vị trưởng lão
1978
La increíble y triste historia de la
cándida Eréndira y de su abuela
desalmada
Truyện buồn không thể tin được của
Erendira và người bà bất lương
1981 Crónica de una muerte anunciada Ký sự về một cái chết được báo trước
1985 El amor en los tiempos del cólera Tình yêu thời thổ tả
1989 El general en su laberinto Tướng quân giữa mê hồn trận
1992 Doce cuentos peregrinos Mười hai truyện phiêu dạt

1994 Del amor y otros demonios Tình yêu và những con quỷ khác
1996 Noticia de un secuestro Tin tức về một vụ bắt cóc
188

2002 Vivir para contarla Sống để kể lại
2004 Memoria de mis putas tristes
Hồi ức về những cô gái điếm buồn
của tôi
Tiếp theo giới thiệu hai tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học “hiện thực
huyền ảo” Mĩ La tinh. Tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” và truyện ngắn “Biển
của thời đã mất” của nhà văn Gabriel Gacia Marquez.
Gabriel José García Márquez (6 tháng 3 năm 1928 - ) là một nhà văn
người Colombia nổi tiếng. Ông còn là nhà báo và một người hoạt động chính
trị.
3.3.3 Trăm năm cô đơn (Cien anos de solidad)
Người dịch: Nguyễn Trung Đức, Phạm Đình Lợi, Nguyễn Quốc Dũng.
Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1986.
Cốt truyện và đề tài
Tiểu thuyết kể câu chuyện về dòng họ Buendya tồn tại được bảy thế hệ
(khoảng 100 năm), người đầu tiên bị trói vào gốc cây và người cuôí cùng bị kiến ăn.
Đó là một dòng họ tự lưu đày đến cõi cô đơn để chạy trốn tội loạn luân.
Tội loạn luân phát sinh do việc tên cướp biển Francis Dark tấn công vùng Rioacha
khiến cho các cụ tổ của bà Ucsula Igoaran phải chuyển đi lập nghiệp ở một làng hẻo
lánh. Nơi đây họ gặp gỡ dòng họ Hose Accadio Buendya cũng đến đây sinh sống
bằng nghề trồng thuốc lá. Hai dòng họ này kết thân và hôn nhân chồng chéo suốt ba
thế kỉ. Cuộc hôn nhân cuối cùng là một thảm hoạ: đẻ ra đứa bé có cái đuôi lợn. Tấm
gương khủng khiếp ấy khiến cha mẹ của chàng trai Buendya và cha mẹ của Ucsula
tìm cách ngăn cản con trai con gái hai dòng họ lấy nhau. Không có sức mạnh nào
ngăn cản nổi hai người đến với nhau. Khi làm đám cưới, Mẹ cô dâu Ucsula tìm cách
trì hoãn việc ăn ở của con gái bằng cách may cho cô “chiếc đai trinh tiết” dặn cô sử

dụng để ngăn chặn thảm hoạ. Mới đầu sợ hãi, cô nghe lời mẹ trước khi đi ngủ nhớ
mặc “chiếc quần trinh tiết”. Sự giữ gìn ấy kéo dài một năm, dân làng ngạc nhiên tò
mò và đồn đại anh chồng bị bệnh bất lực. Buendya tyên bố: “dù có đẻ ra con kỳ
nhông anh cũng cóc cần”. Bị một người bạn thua đá gà chế giễu, Buendya nổi nóng
giết chết anh ta, rồi phá đai trinh tiết của vợ. Cuộc hôn nhân của họ không còn được
thanh thản, từ đây càng thêm lo lắng. Họ rủ rê nhiều cặp trai gái khác bỏ làng ra đi,
tìm đến một nơi xa xôi hẻo lánh, lập ra làng Macondo. Họ chấp nhận tự lưu đày ở cái
làng cô đơn tách rời quê hương suốt một trăm năm. Nơi đây, những con trai,con gái
cháu trai, gái lần lượt ra đời với nỗi cô đơn, thấp thỏm phạm tội loạn luân.
Bà cụ tổ Ucsula càng già càng cố sống lâu để nhắc nhở, canh chừng, ngăn cản lũ
con cháu tránh chung đụng xác thịt, tỉnh táo nhận rõ họ hàng dòng họ, tránh loạn
luân để khỏi rơi vào thảm hoạ sinh con có đuôi lợn. (Một gã đàn ông người làng quê
cũ khi bị bà Ucsula từ chối tình yêu đã nguyền rủa độc địa rằng: nếu chúng mày loạn
luân thì rồi sẽ lại đẻ đứa con có đuôi lợn và lúc ấy cả dòng họ mày sẽ tuyệt diệt. Từ
đó bà lo sợ suốt đời). Nhưng bà không thể sống mãi để ngăn cản cô cháu gái đời thứ
5 là Amaranta kết hôn với đứa cháu trai đời thứ 6. Đôi trai gái này là hai dì cháu
189

nhưng họ không được người lớn cho biết (vì người lớn ngoại tình sinh ra họ nên cố
tình giấu giếm). Cụ bà chỉ ra sức ngăn cản nhưng không dám nói sự thật. Hai người
yêu nhau mãnh liệt. Khi chàng tìm ra gốc gác của mình thì đã trễ: nàng sinh đứa con
trai có đuôi lợn. Con vật huyền thoại này đã kết liễu dòng họ Buendya – Ucsula cùng
với cả làng Macondo bị một cơn bão lốc khủng khiếp cuốn đi. Thế là cuộc chạy trốn
tội loạn luân của họ đã không thoát khỏi sự trừng phạt.
Sự loạn luân của hai người, kéo theo lũ con cháu cũng bị loạn luân đã mở đầu và kết
thúc thiên truyện làm nên cốt lõi của câu chuyện dài trăm năm. Tuy vậy thiên truyện
còn miêu tả số phận của cái làng Macondo nữa.
Lúc đầu Macondo là một làng quê hiền hoà toàn những người trẻ tuổi. Làng chưa có
người già chưa có trẻ con, không có nghĩa địa. Trình độ văn hoá của dân làng còn rất
thấp, cuộc sống theo kiểu bộ lạc. Đứng đầu làng là chàng trai Hose Accadio Buendya

được coi là tộc trưởng. Anh đã lãnh đạo dân làng theo kiểu công xã nông thôn. Dân
chúng sinh sôi nảy nở, sống hiền lành, không phạm tội. Họ không cần quan cai trị
hành chính và cũng không cần linh mục để săn sóc phần hồn. Mặc dù sống biệt lập
với thế giới bên ngoài, dân chúng Macondo cũng biết xây dựng làng thành một miền
quê trù phú và yên vui.
Những người di gan cùng với tiếng chim hót và tiếng nhạc đồng hồ đã tìm đến làng
Macondo. Họ mang theo nhiều thứ mới lạ dân làng chưa từng biết. Nghề thủ công và
buôn bán bắt đầu hình thành. Họ lập ra phố xá kiểu Thổ Nhĩ Kì. Macondo trở thành
thị trấn. Chính phủ trung ương phái tới làng một quan thanh tra – ông Don Apoline
Mocote. Sự có mặt của quan thanh tra khiến cho cuộc sống vốn thanh bình của
Macondo trở nên xáo trộn. Những cuộc nội chiến liên miên ở đất nước này giữa phái
Bảo Hoàng và phái Tự Do đã lan tới nhiều phen tàn phá làng Macondo khiến dân
chúng vô cùng điêu đứng. Đây là lúc thế hệ thứ hai của dòng họ Buendya sinh ra và
trưởng thành - nổi bật là ngài đại tá AurEllieano Buendya. Ngài đã từng phát động 32
cuộc chiến tranh và đều thất bại. Ngài buộc phải kí hiệp định đình chiến Neclandia -
thực chất là sự đầu hàng của phái Tự Do trước phái Bảo Hoàng.
Nhờ có đường xe lửa chạy ngang qua, làng Macondo tăng cường giao lưu với thế giới
bên ngoài rộng rãi. Phim ảnh, máy phát điện, máy dĩa hát, khách du lịch và gái điếm
tràn ngập làng Macondo. Công ty Chuối (thực tế là Công ty hoa quả Mĩ) cũng đến
đây lập ra đồn điền chuối. Dân tứ xứ đổ về Macondo. Cuộc sống vùng này sầm uất
hẳn lên. Thế hệ thứ tư của dòng họ Buendya là hai anh em sinh đôi: AurEllieano
Segundo và Hose Accadio. Người anh, AurEllieano, to khoẻ, sống mãnh liệt kiểu
hiện sinh, hết mình với cõi thế tục. Người em mảnh khảnh yếu ớt rất thông minh, đã
tham gia lãnh đạo công đoàn công ty Chuối, phát động đấu tranh chống giới chủ đòi
cải thiện sinh hoạt và tăng lương. Ông chủ công ty – ngài Brown người Mĩ rất xảo
quyệt tráo trở tìm mọi cách từ chối yêu sách của công dân. Khi cuộc đấu tranh lên cao
trào, người Mĩ đã tắm máu công nhân bằng một vụ thảm sát tất cả những người có
mặt ở sân ga và sau đó dùng một đoàn tàu dài hai trăm toa chở xác chết ném xuống
biển như khi chúng đổ chuối thối.
Công ty Chuối đành rút khỏi thị trấn Macondo. Bằng phép thuật, Công ty Chuối

đã làm trận mưa kéo dài “bốn năm mười một tháng hai ngày” dìm ngập làng
Macondo sau đó lại rang khô cái làng đáng thương này trong nắng hạn kéo dài mười
190

một năm. Macondo xơ xác tiêu điều. Cỏ dại, sâu bọ sinh sôi nảy nở nhanh chóng và
hung hãn tấn công con người ngày càng quyết liệt. Và một ngày kia, đứa con thế hệ
thứ 7 vừa sinh ra có đuôi lợn đã bị đàn kiến dữ ăn thịt, một trận cuồng phong nổi lên
xoá sạch làng Macondo khỏi mặt đất này.
Kết cấu và thời gian nghệ thuật
Khi đọc đến đoạn chót: AurEllieano Babilonia giải được mã của tấm văn bản viết trên
tấm da thuộc của ông già Menkyadez để lại, chúng ta nhận thấy tiểu thuyết kể về
dòng họ Buendya theo phương thức thời gian đồng hiện với một kết cấu chặt chẽ
phức tạp. Tiểu thuyết có hai văn bản:
Văn bản một: là văn bản chúng ta đọc từ trang đầu đến trang cuối.
Văn bản hai: là văn bản do ông già di gan làm nghề ảo thuật tên Menkyadez viết trên
tấm da thuộc. Văn bản hai làm nền tảng cho văn bản một.
Tương ứng với hai văn bản trên là hai người kể chuyện. Một là nhà văn. Hai là ông
già Menkyadez. Văn bản hai do ông già kể bằng thứ chữ lạ lùng khiến cho nhân vật
AurEllieano đời thứ sáu tốn nhiều năm học tới năm sáu ngoại ngữ mới mò ra được
vào cuối thiên truyện – nó là chữ Phạn – (Sanskrit - một thứ chữ cổ Ấn Độ). Văn bản
hai chính là gia phả dòng họ Buendya mà khi AurEllieano đọc hiểu được thì đã quá
muộn. Hai văn bản chồng chéo lên nhau theo kết cấu sau: người kể chuyện thứ nhất
sau khi đã thuộc lòng câu chuyện (văn bản hai) trên tấm da thuộc, với tư cách nhà
thông thái hiểu biết tất cả, theo sở thích của mình kể lại cho bạn đọc nghe những
chuyện ấy theo cách tập trung mọi sự kiện, sự việc để làm nổi bật tính cách của nhân
vật.
Có hai thời gian sau đây tương ứng với hai người kể chuyện:
a - Thời gian của người kể chuyện thứ nhất:
Thời gian này tương ứng với văn bản một. Tuỳ ý bắt đầu giới thiệu một nhân vật,
chẳng hạn đại tá AurEllieano thế hệ thứ hai, hồi tưởng về thời gian quá khứ, rồi lại

tiến tới một quá khứ gần hơn : “Rất nhiều năm sau này, đứng trước đội hành hình,
đại tá nhớ lại buổi chiều xa xưa ấy, cái buổi chiều cha chàng dẫn chàng đi xem nước
đá”. Nhưng sự kiện đứng trước đội hành hình thực sự xảy ra ở chương 7, còn sự kiện
cha chàng dẫn chàng đi xem nước đá lại được kể ở chương 1. Chương 1 lại kể các sự
kiện ở giữa và cuối đời nhân vật. Câu văn trên đã chỉ ra ba thời điểm khác nhau cách
xa nhau. Người đọc dễ bị lạc lối trong kết cấu thời gian phức tạp như thế. Đây là một
thi pháp thời gian nghệ thuật. Nhà văn dẫn nhân vật đi ngược chiều thời gian chẳng
phải vô cớ, mà để miêu tả nỗi hoài nhớ quá khứ và quê hương hoặc thể hiện sự “vô ý
thức” về thời gian của nhân vật. Nó thuộc loại thời gian tâm lý.
b- Thời gian của người kể chuyện thứ hai:
Thời gian này gắn với văn bản thứ hai. Đây là thời gian của cuốn gia phả (a family
tree) của dòng họ Buendya từ khi ra đời qua thịnh vượng tới khi tuyệt diệt. Thời gian
này chuyển động vòng tròn – là thời gian cốt truyện - thời gian thực tại, tồn tại độc
lập với thời gian của người kể chuyện thứ nhất.
191

Hai loại thời gian này đan lồng hoà quyện với nhau, trong đó thời gian của người kể
chuyện thứ hai giữ vai trò then chốt phản ánh hiện thực trì trệ chậm phát triển vùng
Mĩ La tinh qua sự vận động lẩn quẩn, dẫm chân tại chỗ.
Thời gian đa chiều này chính là thời gian nghệ thuật của “Trăm Năm Cô Đơn” –
thành tựu đặc sắc của nhà văn Marquez.
Mặc khác, thời gian nghệ thuật chỉ đạt hiệu quả cao khi nó đi với một không gian
tương ứng – cái làng quê Macondo xa xôi.
Không gian nghệ thuật
Làng quê Macondo là sản phẩm tuyệt diệu của hư cấu nghệ thuật. Người đọc có thể
nhận ra làng Acatarata quê quán của nhà văn Marquez được làm nguyên mẫu cho tiểu
thuyết. Người đọc nhận ra nhiều nhân vật có thật của làng Acatarata, trong đó có
nhân vật Gabriel cùng họ tác giả và một số bạn bè của ông. Nhưng Macondo cũng là
bất kì làng quê, thị trấn nào của đất nước Colombia và vùng Mĩ La tinh. Macondo là
một làng quê hư cấu nhưng nhưng đủ sức dung nạp mọi chuyện, từ chuyện có thật

đến chuyện huyễn hoặc, hoang đường được nhà văn tưởng tượng theo gnuyên tắc hư
cấu nghệ thuật truyền thống hoặc theo ngưyên tắc huyền thoại. Nhờ hư cấu, thực tại
cuộc sống ùa vào chen chúc trong tác phẩm, rậm rạp chi tiết, phong phú đa dạng.
Tạm phân loại các chi tiết như sau:
+ Cái có thực vốn là những sự kiện lịch sử xảy ra ở Colombia và Mĩ La tinh được tái
hiện đến từng chi tiết. Đó là những cụôc nội chiến triền miên khốc liệt giữa phái Bảo
Hoàng và phái Tự Do.
+ Cái có thực vốn là sự lạc hậu cổ hủ của Mĩ La tinh được tái hiện theo kiểu phúng
dụ tạo ra giọng điệu hài hước trào phúng. Ví dụ đá nam châm, la bàn, kính lúp, thước
đo góc, nước đá, máy dĩa hát, máy nổ, xe lửa, phim ảnh…là những thứ quen thuộc
với thế giới bên ngoài nhưng lại là tân kì, kì diệu ở vùng Mĩ La tinh.
+ Cái có thực mang tính kì diệu. Đó là khả năng ngoại cảm của đại tá AurEllieano
Buendya. Sự đồng cảm tuyệt vời giữa hai chú bé sinh đôi: khi người này uống nước
chanh thì người kia vẫn nói đúng là nước chanh không pha đường.v.v…
+ Cái có thực được tưởng tượng theo nguyên tắc huyền thoại hoá. Ví dụ nhân vật
Remediot - người đẹp bay lên trời. Cô là hiện thân của cái đẹp không thuộc về trần
gian này. Vụ thảm sát hơn ba ngàn người ở Colombia xảy ra cuối những năm hai
mươi thế kỉ 20 đã được huyền thoại hoá quái dị để tố cáo bản chất xấu xa đê tịên tàn
bạo của tư bản Mĩ.
+ Cái không có thực : nhà văn dựa theo cảm quan trước thực tại xã hội mà tưởng
tượng theo nguyên tắc huyền thoại hoá: cơn mưa hoa vàng trong đám tang của nhân
vật Hose Accadio Buendya bộc lộ lòng xót thương của nhà văn trước một con người
giàu nghị lực, thông minh, đam mê hiểu biết. Trận mưa lụt hơn bốn năm là cảm quan
của nhà văn trước thực tại trì đọng của xã hội Mĩ La tinh sắp đến ngày tận thế. Và
cái đuôi lợn của thằng bé cuối cùng dòng họ Buendya là cảm quan của nhà văn về
một con người chưa thành người, hoặc bị hạ cấp xuống thành con vật – đó là loại
người sống ích kỉ trong cô đơn.
192

Thử so sánh giá trị của cái thực và không thực, chúng ta thấy cái không thực lại có

ấn tượng mạnh mẽ và ý nghĩa sâu sắc hơn hẳn cái có thực. Tuy nhiên không thể thiếu
cái có thực – vì nó đem lại niềm tin hiện thực cho độc giả.
Nhân vật và bản thông điệp thứ nhất
Thành công của nhà văn tạo ra không gian và thời gian nghệ thuật nói trên đã mở ra
khả năng to lớn cho sự xây dựng nhân vật. Đó là nhân vật siêu mẫu (phi thường / dị
thường). Tính siêu mẫu đã gây hứng thú hào hứng theo dõi của người đọc để rồi mãi
mãi đọng lại trong tâm trí họ.
Trăm năm cô đơn có khoảng 60 nhân vật gồm cả chính phụ. Nhân vật nào cũng cá
tính rất sống động trước mắt người đọc. Marquez đã vận dụng và nâng cao thủ pháp
xây dựng nhân vật kể chuyện dân gian: chỉ chấm phá đôi nét, còn lại người đọc tha
hồ tưởng tượng. Miêu tả tiếng khóc của chú bé AurEllieano khi còn trong bụng mẹ để
khắc hoạ tính ích kỉ của anh ta sau này. Remediot người đẹp đến tuổi trưởng thành
vẫn thích sống trần trụi không y phục nhưng cô lại toả ra luồng khí độc làm chết
những kẻ đam mê – đó là thủ pháp đeo mặt nạ phóng đại. Thiếu nữ Rebecca có nỗi
nhớ tuổi thơ ấu – luôn mút ngón tay và bốc đất ăn khi đã 15 tuổi…Với những thủ
pháp miêu tả đặc biệt ấy, Marquez giúp người đọc phân biệt được những nhân vật
cùng tên trong dòng họ theo kiểu lấy tên người thế hệ trước đặt cho người thế hệ sau
khác chi nhánh (tên anh đặt cho con gái của người em và ngược lại).
Tiểu thuyết có tới năm người tên Hose với tính cách khác nhau: Hose người lập làng
Macondo ham mê vùi đầu nghiên cứu khoa học vô bổ, Hose Accadio kẻ đi vòng
quanh thế giới, Accadio Hose một kẻ bạo ngược, Hose Accadio Segundo kẻ trầm tư
lánh đời và Hose Accadio Acadio kẻ đi tu không đắc đạo.
Tiểu thuyết có những AurEllieano rất khác nhau. Ngài đại tá AurEllieano Buendya
phát động 32 cuộc nội chiến. AurEllieano Segundo kẻ trác táng ăn chơi. AurEllieano
Balonia thông minh, học ngoại ngữ liên miên cuối cùng đọc hiểu được văn bản tiếng
Phạn trên tấm da thuộc và AurEllieano cuối cùng - kẻ vừa ra đời thì bị kiến ăn thịt.
Những nhân vật chính của dòng họ này bao gồm hai loại người:
+ Những AurEllieano có trí thông minh tuyệt vời nhưng trầm tư ủ dột lánh đời.
+ Những Hose khỏe mạnh, bạo gan, sống hiện sinh, chan hoà. Gộp lại đó chính là
tính cách của ông tổ Hose Accadio Buendya được di truyền thành hai nhánh. Ông tổ

này tuyền cho con cháu cả nỗi cô đơn, hoài cổ do lương tri bị dằn vặt bởi cái chết của
Prudencio Anghilak bị giết bởi bàn tay Hose thế hệ 1 khi còn ở quê cũ. Tuy khoẻ
mạnh thông minh có ý chí nghị lực nhưng tất cả những Hose và AurEllieano đều phải
thất bại, sống hết đời trong cảnh cô đơn.
Những sự giống nhau truyền đời ấy đã khiến bà lão Ucsula có cảm giác thời gian
quay vòng tròn. Bà cứ nhầm lẫn Hose cháu với Hose con trai bà. Những sự lặp lại,
tạo ra những vòng tròn nhỏ hợp lại thành vòng tròn lớn – dòng họ buendya chạy trốn
tội loạn luân – đi lập làng mới - lại loạn luân – và bị tuyệt diệt. Vòng tròn tắt lịm.

Vì đâu họ cố gắng chạy trốn mà không thoát khỏi?
193

Vì các nhân vật Buendya càng ngày càng tách ra khỏi cộng đồng xã hội, sống trái
tính trái nết, vị kỉ. Thói sống đó khiến họ càng cô đơn và tách xa cộng đồng, nhỏ là
gia đình, rộng hơn là làng xã và cả đất nước Colombia (rộng hơn nữa kể cả cộng
đồng Mĩ La tinh). Người đầu tiên bỏ quê nhà đi lập làng mới, tách mình khỏi lịch sử
và truyền thống văn hoá. Khi lập được làng mới, ông Hose lại khao khát nghiên cứu
máy mò phát minh sáng chế và liên miên thất bại. Ông hoá điên dại đến nỗi gia đình
phải xích ông vào gốc cây trong vườn nhà. Còn Hose Segundo sau khi chứng kiến vụ
thảm sát rùng rợn những người công nhân đồn điền chuối ở sân ga đã quá hoảng sợ
không dám đi tố cáo cho dân chúng biết mà chạy trốn về căn phòng của cụ già
Menkyadez, tự giam mình trong đó, không tiếp xúc với ai ngoại trừ người em sinh
đôi và thằng cháu họ.
Đặc biệt nhân vật Aurelliano Buendya tách ra khỏi cộng đồng sống dị thường trở nên
độc đoán chuyên quyền chẳng còn giống cái thời thơ trẻ đáng yêu. Khi có quyền
hành, Buendya trở thành tên độc tài bạo chúa khát máu nhất là từ sau khi bị kết án tử
hình chạy thoát. Với chức tổng tư lệnh quân đội, anh chỉ huy “trò chơi chiến tranh”.
Anh chiến đấu không có mục đích lí tưởng cao cả nào hết. Anh chỉ chiến đấu cho bản
thân mình, cho niềm kiêu hãnh cá nhân với phương châm xử thế “người bạn tốt nhất
là người bạn vừa chết”. Anh không có bạn nữa, ngày càng cô đơn. Mọi người dần xa

lánh, không cộng tác không bảo vệ anh. Anh ta lập chiến công cuối cùng bằng cách kí
hiệp định đầu hàng chính phủ, được thưởng huân chương. Những người cách mạng,
những người chiến sĩ tự do không tuân lệnh đầu hàng, họ vẫn tiếp tục chiến đấu khiến
anh cảm thấy nhục nhã và từ chối nhận huân chương, trở về đoàn tụ gia đình, sống
trong tình thương của bà mẹ - bà lão Ucsula Igoaran. Và giống như hồi nhỏ, anh nuôi
cá vàng để khuây khoả. Cách sống này vẫn chỉ là ích kỉ cá nhân chẳng vì ai cả. Đó
chính là cuộc đời bi kịch của đại tá AurEllieano.
Chỉ có một người hiểu rõ tư chất ích kỉ của anh là mẹ anh – bà Ucsula. Đầu óc vẫn
minh mẫn của bà già trên trăm tuổi còn nhớ cái tiếng khóc của AurEllieano khi còn
trong bụng mẹ. Tiếng khóc ấy là sự bất lực trước tình yêu, đó là sự cô đơn. Cụ già
điểm lại lũ con cháu và và nhận ra bọn chúng đều trái tính trái nết ích kỉ - cái thói
đáng sợ như hình ảnh cái đuôi lợn ám ảnh cụ suốt đời. Cái đuôi lợn báo hiệu con
người đã mất hết tính người trở thành con thú. Bà nhận ra con cháu bà có đủ mọi
phẩm chất tốt duy chỉ thiếu một thứ: tình yêu – trái tim yêu thương. Chỉ có cô bé
Rebecca người không hề bú dòng sữa của cụ thì lại có trái tim yêu thương mãnh liệt
vô tư. Tình yêu là cái cần thiết nhất cho dòng họ này. Chỉ có tình yêu thực sự và lòng
chân thành mới làm cho cá nhân hoà hợp với cộng đồng và thoát khỏi cảnh cô đơn.
Đó là lớp ý nghĩa triết học – mĩ học bộc lộ ra khi các nhân vật sắp đi vào cõi khác.
Chỉ khi đứng trước mũi súng của bọn hành hình, Accadio Hose mới biết yêu thật sự
nàng Rebecca Remediot. Chỉ đến khi hấp hối, Amaranta cô gái già (ế chồng vì khó
tính) mới thật sự cởi mở lòng mình, sống cho người khác bằng hành động: hứa
chuyển bức thư và lời nhắn của người sống cho vong hồn người thân cõi âm phủ.
Tư tưởng mĩ học về tình yêu được thể hiện ở nhân vật nửa huyền thoại Remediot
“người đẹp”. Nhiều chàng trai say mê nàng và chết oan vì nàng. Kẻ thì rơi từ mái
nhà tắm xuống chết tươi. Kẻ chết gục ngoài song cửa. Kẻ bị ngựa đá dập ngực chết.
Có kẻ si mê quá hoá rồ dại… Phải chăng như lời dân chúng đồn đại nàng là cạm bẫy
của tử thần. Nàng toả ra hơi độc khiến ai gần nàng đều phải tiêu vong ? Thật ra không
194

hẳn như vậy. Những người đàn ông không biết cách mở cửa vào tâm hồn nàng. Họ

chỉ biết tỏ tình theo những kiểu vụng về ngây ngô hoặc thô bạo điểu cáng. Qua những
cách tỏ tình ấy, họ tỏ ra chỉ coi sắc đẹp của nàng là thứ cần hưởng thụ. Còn Remediot
nàng tỏ ra là người biết yêu: “có lẽ chỉ cần một thứ tình cảm nguyên thuỷ và giản dị
như tình yêu là đủ chinh phục nàng và tránh mọi nguy hiểm”. Nhưng nàng thất vọng,
đành bỏ đi khỏi thế giới này.
Tư tưởng mĩ học về tình yêu còn được thể hiện ở hai nhân vật AurEllieano Babilonia
và Amaranta Ucsula. Hai người đã nhận ra những thất bại của dòng họ mình, và họ
yêu nhau cuồng say với nguyện vọng sinh ra một AurEllieano có thể chiến thắng ba
mươi hai cuộc chiến, họ mong muốn tình yêu sẽ cải tạo nòi giống mình tốt hơn giỏi
hơn. Tiếc thay cái tình yêu loạn luân diễn ra trong cảnh cô đơn cùng cực ấy chỉ đẩy
nhanh thêm dòng họ Buendya đến giờ diệt vong kéo theo sự huỷ diệt của cả cộng
đồng Macondo.
Như vậy, thông điệp thứ nhất của “Trăm năm cô đơn” là kêu gọi mọi người hãy sống
đúng bản chất người - tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Hãy vượt qua định kiến,
thành kiến cá nhân và những hố sâu ngăn cách trong cộng đồng để cá nhân hoà hợp
với gia đình. cộng đồng và xã hội. Vì lẽ đó, nhà văn GG. Marquez đã tuyên bố cuốn
sách mà ông để cả đời sáng tác là “cuốn sách về cái cô đơn”. Qua đó, ông kêu gọi
mọi người đoàn kết để đấu tranh, đoàn kết để chiến thắng tình trạng chậm phát triển
của vùng Mĩ La tinh, đoàn kết để sáng tạo ra một “thiên huyền thoại khác, định đoạt
số phận ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có
khả năng thực sự và nơi những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi
mãi sẽ có vận may lần thứ hai được tái sinh trên mặt đất này” [Phát biểu của tác giả
trong buổi nhận giải tổ chức tại Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển ].
Và còn những thông điệp thứ hai, thứ ba…mà nhà văn muốn gửi vào tiểu thuyết
Trăm năm cô đơn? Một bộ tiểu thuyết mênh mông đồ sộ chứa đựng khá nhiều vấn
đề của lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá, lối sống và những nghi vấn kha học, tức là
còn ẩn chứa nhiều bức thông điệp khác nữa mà người đọc tuỳ theo mức quan tâm có
thể nhận ra.

3.3.4 Biển của thời đã mất

Truyện ngắn của GG.Marquez
[Bản dịch Nguyễn Trung Đức – Nxb Ngoại văn, Hà Nội 1987]
Các nhân vật chính:
Tobiats - chồng
Clotindez - vợ
Ông bà Jacob
Cha xứ
Herbert một người Mĩ
Lão Catarino chủ quán
195

Một làng quê nghèo ven bờ biển. Không có ai thức đến sau tám giờ tối. Một đêm
tháng ba, gió biển phả lên bờ một mùi hương hoa hồng. Tobiats thức giấc, ngửi thấy
mùi hoa, thịt da anh cũng thơm phức hấp dẫn loài cua biển bò lên, chui vào giường
của anh. Anh mất ngủ cả đêm để xua lũ cua khỏi giường. Gần sáng mùi hoa hồng
nhạt đi, anh mới ngủ yên được.
Buổi sáng hôm sau, anh thức dậy muộn hơn vợ. Clotindez đang nhóm lửa ngoài sân.
Uống cà phê xong anh hỏi vợ có biết mùi hoa hồng đêm qua. Cô trả lời từ nhỏ đến
giờ “chưa từng biết mùi hoa ấy”. Ở cái làng nghèo này, thỉnh thoảng có người từ xa
tới mang những bó hoa hồng ném xuống biển – nơi đây chính là nghĩa địa của làng.
Mỗi khi có người chết đều phải ném xuống. Anh bảo vợ - đó là mùi người chết. Mỗi
khi thuỷ triều đưa rác rửi vào bờ, khi rút đi để lại những xác cá chết. Làng nghèo lại
càng nghèo nữa.
Cùng buổi sáng đó, nhà vợ chồng ông bà Jacob. Bà lão dậy sớm hơn thường lệ, ngồi
vào bàn ăn sáng, cáu kỉnh nói với chồng “nguyện vọng cuối cùng của tôi là được
chôn sống”. Bà năn nỉ người chồng vốn yêu bà tha thiết, rằng bà cảm thấy mình sắp
chết vì đêm qua ngửi thấy mùi hoa hồng “ông ơi, tôi muốn khi chết được chôn dưới
đất như một người tử tế”. Ông an ủi rằng bà còn khoẻ mạnh…Nhưng ông cũng hứa
với bà làm theo ý nguyện (được chôn sống). Ông xin bà ráng chờ ít bữa để chuẩn bị
các thứ cần thiết. Ông lão rất lo lắng về thái độ của vợ.

9 giờ sáng, lão Jacob đi ra tiệm chơi cờ đam. Hỏi ông bạn có dám chôn sống vợ
không. Ông kia trả lời tỉnh khô rằng có thừa can đảm làm việc đó. Và an ủi Jacob
rằng nửa làng này ngửi thấy mùi hoa hồng. Jacob lang thang trong làng dò hỏi xem
ai nữa ngửi thấy mùi hoa hồng. Gặp anh chàng Tobiats, lão lôi anh tới nhà để làm
chứng cho cho bà lão biết rằng anh cũng ngửi thấy hoa hồng. Bà lão Jacob đang
ngồi may bộ đồ kiểu dành cho người đàn ông goá vợ. Bà nghe Tobiats nói anh cũng
ngửi thấy hoa hồng, bà không tin, cho rằng ông Jacob và Tobiats nói dối bà.
Tobiats thức canh nhiều đêm để chờ đợi theo dõi biển, còn Clotindez vợ anh ngủ say
ngáy vang như sấm…Biển lặng lẽ hoặc sôi sục, ngầu bọt và rác, đổi màu, gầm gừ.
Tháng tám, bà lão Jacob chết ở trên giường. Cả làng đến dự an táng bà theo lệ
thường: ném thi thể bà xuống biển mà không kèm vòng hoa viếng.
Mấy đêm sau, Tobiats lại thức canh chờ mùi hương. Anh bừng tỉnh khi gió biển phả
lên mùi hoa hồng. Anh gọi vợ thức dậy mà thưởng thức, nhưng Clotindez ngái ngủ
không chịu ra. Anh chạy đi gõ cửa khắp làng, chỉ có một cụ già theo anh ra bãi biển
để hít thở thưởng thức mùi hương ấy-cái mùi hương lâu lắm mới lại thấy kể từ sau
cái chết của bà lão Jacob.
Tiệm giải khát và giải trí của lão Catarino đang mở dĩa hát phục vụ khách với những
dĩa hát cũ. Mây đen kéo trùm mặt biển. Khách uống rượu và chơi cờ. Ông Jacob
cũng mò tới, than phiền với bạn bè rằng cái mùi hương hoa hồng đã giết chết bà vợ
yêu của ông. Lần này mùi hoa hồng từ biển thổi lên suốt mấy tuần liền, nhiều người
ngửi thấy. Ông Jacob say mê chơi cờ với hy vọng rằng thì kiếm được 20 đồng pêsô
đủ để bỏ làng ra đi. Ngày chủ nhật có nhiều người đến làng này trong đó có những
phụ nữ vốn gốc dân làng này bỏ đi từ lâu khi làng điêu tàn. Bây giờ họ trở về béo tốt,
giàu có, mang về nhiều dĩa hát mới, xổ số, sòng bạc, thuốc trường sinh bất tử bán
rong…Người đến cuối cùng là một cha xứ. Dần dần cha xứ cấm đánh bạc, cấm nhạc
196

mới và một số điệu nhảy (Mĩ La tinh là nơi sinh ra nhiều điệu nhảy lạ khác hẳn châu
Âu, gần đây như điệu Lambada cuối thế kỉ 20). Ngài giảng giải về mùi hoa hồng:
“các con hãy cảm ơn Đức Chúa Trời, đó là mùi hương của Thượng đế. Trong Kinh

Thánh, cái mùi hương này đã được nói và giải thích rõ. Chúng ta may mắn đang
sống trong một làng được Chúa yêu quý”. Tobiats dẫn vợ - Clotindez đi xem các trò
chơi để cô làm quen với đồng tiền.
Một đêm kia, có người khách lạ xuất hiện ở làng, ngài Herbert- một người Mĩ giàu
có. Ngài mang theo hai thùng tiền lớn. Ngài rung chuông, dân chúng xúm xít lại lắng
nghe:
- Ta là người giàu có nhất trần gian. Ta muốn chia tiền cho mọi người. Chia
tiền mà không có lí do như thế sẽ chẳng có ý nghĩa gì hết.
Một người đàn ông bước ra xin ngài 48 đồng peso, ngài hỏi anh biết làm gì. Anh hót
đủ 48 giọng chim hót khác nhau và ngài trao tiền cho anh. Mỗi ngày, ngài Herbert
tiếp một người và cho họ tiền. Một cô gái xin 500 đồng. Ngài bảo cô phải tiếp khách
đàn ông đủ 100 người ở phòng bên cạnh. Cô đồng ý. Ngài gọi 100 người đàn ông,
cấp cho họ mỗi người 5 đồng lần lượt vào phòng cô gái…
Ông lão Jacob vác bàn cờ xin chơi với ngài Herbert. Lão thua liên miên, hết tiền
phải ghi tiếp vào sổ nợ. Cuối cùng lão gán luôn ngôi nhà – cái tài sản duy nhất của
lão cho ngài Hertbert.
Lần lượt, ngài Herbert chiếm đoạt nhẹ nhàng hầu hết nhà cửa và cái làng ven biển
này. Ngài cho tổ chức một tuần lễ vui chơi có âm nhạc, pháo nổ và hoa. Ngài hứa với
dân làng sẽ cho xây dựng một thành phố tương lai ở đây. Ngài đưa bức vẽ cho dân
chúng xem. Họ mừng rơn với trái tim đau thương, họ cười ra nước mắt. Họ sống
trong đám mây mù bảng lảng của niềm tin…Ngài lắc chuông kết thúc cuộc vui.
Rồi ngài lăn ra ngủ hết ngày này sang ngày khác. Nhiều ngày trôi qua, nhiều người
đến xin ngài giúp đỡ nhưng chờ mãi ngài chưa thức dậy. Họ bỏ đi đào cua biển để
sống. Cha xứ báo cho ông Jacob biết dân chúng đang dần dần bỏ làng đi nơi khác.
Cha đề nghị xây một cái nhà thờ để giữ lòng tin cho dân chúng vùng này và cần phải
nhờ ngài Herbert giúp đỡ. Ông Jacob nói phải chờ ngài. Hai người ngồi chơi cờ đam
liên tục nhiều ngày mà ngài vẫn say ngủ. Cha xứ lú lẫn, đi lang thang khắp làng
quyên tiền xây nhà thờ. Nhưng người ta cho rất ít tiền. Một ngày chủ nhật, cha dắt
hai con la, một chở va li quần áo và một va li tiền, một con cha cưỡi lên và ra đi vĩnh
viễn. Cha còn kịp nói với một số người, : “mùi hoa hồng sẽ không còn trở về nữa.

Cần phải hiểu rằng cái làng này đã phạm tội chết”.
Khi ngài Herbert thức dậy, kêu đói. Ông Jacob bảo ngài đi đào cua nếu không chẳng
có gì ăn. Ngài Herbert đi đào cát, sùi bọt mép mà chỉ được một ít con cua. Chiều
đến, ngài rủ anh Tobiats lặn xuống đáy biển kiếm thức ăn. Ngài bảo ở tầng đáy biển
nơi ném nhiều người chết hẳn có nhiều rùa béo. Hai người nhảy xuống biển, lặn sâu
tới tận nơi ánh sáng trời không thể lọt tới. Họ bơi qua một cái làng dưới đáy biển,
nơi có nhiều đàn ông đàn bà cưỡi ngựa quanh những quán âm nhạc. Ngoài sân, hoa
hồng rực rỡ tươi thắm. Ngài bảo: “cái làng này bị chìm vào một ngày chủ nhật – đó
là một thảm hoạ”. Tobiats nhìn thấy trong làng có nhiều hoa hồng, anh định bơi vào:
“tôi muốn hái một bông đem về cho Clotindez để cô ấy biết thế nào là hoa hồng”.
Ngài Herbert ngăn cản anh lúc khác hãy hái vì giờ này ngài đói gần chết rồi. Hai
197

người bơi tiếp và gặp rất nhiều người chết, nằm ngửa bất động, tầng trên tầng dưới.
Họ là những người bị bỏ quên – ngài nghĩ vậy – có lẽ họ đã chết hàng thế kỉ nên mới
có trình độ nghỉ ngơi như thế…Vừa lúc đó có một người phụ nữ bơi qua trước mắt
họ. Người ấy bơi nghiêng, hai mắt mở to, một dòng hoa trôi theo sau. Ngài Herbert
dừng lại ngắm, bất động cho tới khi bông hoa cuối cùng lướt qua: “Đó là người đàn
bà đẹp nhất trong đời ta được hân hạnh nhìn thấy”. Tobiats nói: “Đó là bà vợ của
ông Jacob đấy. Bà ấy trẻ lại đến năm mươi tuổi”.
Họ bơi tiếp tới đáy biển. Bóng tối phủ đầy. Họ nhìn thấy rất nhiều rùa, hàng ngàn
con nằm úp thìa vào nhau im như hoá đá. Ngài Herbert bảo: “Chúng còn sống cả
đấy, nhưng chúng đã ngủ hàng triệu năm”. Họ bắt về một số rùa. Ngài Herbert dặn
Tobiats: “Muốn tốt thì chớ có kể lại với ai. Anh nghĩ xem, thế gian sẽ loạn lên nếu
mọi người biết rõ những cảnh tượng này”. Gần nửa đêm họ về tới làng. Họ đánh
thức Clotindez đun nước làm thịt rùa. Ngài Herbert cắt tiết làm thịt con rùa. Khi moi
tim con rùa, họ phải cầm dao giết chết trái tim bởi nó cứ giãy đành đạch ở ngoài sân.
Cả ba người xì xụp ăn không kịp thở. Ngài Herbert bảo: “mùi hoa hồng sẽ không
bao giờ trở lại”. Tobiats cãi: “nó sẽ trở lại, thưa ngài”. Clotindez nói chen vào: “Nó
sẽ không bao giờ trở lại., bởi vì nó chưa bao giờ đến đây cả. Chính anh đã khuấy

động cả thiên hạ”. Ngài Herbert khuyên hai anh chị hãy bỏ làng đi kiếm sống nơi
khác rồi sau đó ngài từ biệt họ ra đi.
Clotindez gọi anh vào phòng đi ngủ. Nhưng anh không để ý. “Vào đây anh ngốc ơi,
đã hàng thế kỉ chúng ta không đùa giỡn như những con thỏ”. Tobiats đợi một hồi
nữa. Khi anh vào phòng, Cltindez đã ngủ say. Anh thức cô dậy. Vì mệt mỏi ngái ngủ,
họ nhầm lẫn lung tung. Cuối cùng họ cuốn vào nhau như những con giun. “Anh đang
ngớ ngẩn nghĩ đến việc khác phải không?”- cô vợ cáu kỉnh hỏi. “Ừ, anh đang nghĩ
về những việc khác”. Cô vợ đòi nghe những việc đó. Anh bắt cô hứa phải không được
kể cho ai nghe. Cô hứa sẽ giữ kín.
- Ở dưới đáy biển có một làng gồm những ngôi nhà trắng có trồng hàng triệu
bông hoa.
Clotindez giơ tay ôm lấy đầu: “Ôi anh Tobiats, hãy vì tình thương của Thượng đế
mong từ đây anh đừng làm những chuyện như thế nữa”.
Tobiats thôi nói chuyện, lăn mấy vòng ra tận mép giường nằm chờ giấc ngủ. Anh vẫn
không sao ngủ được cho đến sáng khi gió nhẹ đổi chiều và những con cua biển chịu
để cho anh yên.
“Biển của thời đã mất” là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách “hiện thực
huyền ảo”. Truyện tuy ngắn nhưng rậm rạp chi tiết, tầng tầng lớp lớp nhưng vẫn bảo
đảm cốt cách truyện ngắn cổ điển là khép kín, không tản mạn ra nhiều hướng, không
chệch hướng chính.
Một số nhân vật chính được miêu tả sinh động tự nhiên:
+ Nhân vật cha xứ: một kí hoạ châm biếm.
+ Nhân vật ngài Herbert: rất sinh động, uyên bác, năng động. Nhân vật bí ẩn
như một nỗi e ngại, một lời cảnh báo.
198

+ Cặp vợ chồng già: ông bà lão Jacob và cặp vợ chồng trẻ Tobiats –
Clotindez. Đây là những nhân vật chính của thiên truyện. Đặc biệt Tobiats được tập
trung ánh sáng – anh là nhân vật lý tưởng của nhà văn. Anh luôn luôn băn khoăn
trước cuộc đời có ý hướng thiện. Ông lão Jacob già hơn anh và bất lực hơn anh. Ông

cũng có một chút yêu đời nhưng chỉ biết trông chờ vào trò cờ bạc.
Hai người phụ nữ. Bà Jacob chỉ nghĩ tới cái chết, mong được chôn sống trên
đất liền như những ngày xưa đám tang có hoa hồng – cái thời xa xưa chỉ còn trong kí
ức và nỗi hoài nhớ của người già. Thà rằng chết sớm mà có hoa hồng còn hơn bị ném
xuống biển. Clotindez trẻ tuổi hơn, vô tư thảm hại, chưa từng biết và cũng chẳng
muốn thưởng thức hoa hồng. Cô chỉ biết có ngày hôm nay và ban đêm bên cạnh
người chồng là đủ. Bà Jacob vẫn bị ném xuống biển, nhưng bà không chịu chết. Bà
trẻ lại và bơi cùng dòng hoa hồng. Bà sống ngược chiều thời gian, hướng về “biển
của thời đã mất”. Tựa đề của thiên truyện có ý nghĩa gợi một thời êm đẹp đã qua của
châu Mĩ La tinh – thời có những bông hoa hồng cho cuộc sống và cái chết của con
người. Thiên truyện là nỗi hoài nhớ khôn nguôi của người dân Mĩ La tinh hướng về
cái thời chưa có người thực dân châu Âu tới đây. Thiên truyện nhắc nhở con người
hãy cùng với anh Tobiats thao thức, nghĩ tới một tương lai tích cực hơn.
Yếu tố “huyền ảo” trong văn học Mĩ La tinh khác hẳn yếu tố “thần thoại”
trong văn học dân gian của các dân tộc khác. Trong văn học dân gian, huyền thoại
nhằm giải thích thế giới và ước mơ hạnh phúc, ước mơ công lý…Huyền ảo Mĩ La
tinh vừa là sự phản ánh tận cùng hiện thực, cũng là thủ pháp nghệ thuật gây ấn tượng
mạnh mẽ làm cho tâm trí người đọc bị cuốn hút và không khỏi băn khoăn suy nghĩ
nghiêm túc. Kể những chuyện huyền ảo nhưng văn học Mĩ La tinh kéo người đọc trở
về thực tại.
Tiểu thuyết Mĩ La tinh có tham vọng chuyển tải bao trùm nhiều khoa học khác
như triết học, lịch sử, địa lý, kinh tế, tâm lý học, xã hội học…với cố gắng tái tạo cái
hiện thực rậm rạp bề bộn Mĩ La tinh. Để thực hiện tham vọng ấy, tiểu thuyết Mĩ La
tinh vẫn chấp nhận phương pháp hiện thực truyền thống kiểu Tây Âu thế kỉ 19 như
các tác phẩm đã trình bày trong phần chủ nghĩa hiện thực nghiêm nhặt .
Hướng dẫn học tập
Tác phẩm “Trăm năm cô đơn”.
 Ghi nhớ chủ yếu
Nắm vững nội dug cốt truyện “Trăm năm cô đơn”. Đó là lịch sử một dòng họ xây dựng và
phát triển trên vùng đất mới- làng Macondo…Cả làng Macondo cắt đứt với truyền thống

quá khứ.
Dòng họ càng sinh sôi nãy nở đông đúc thì họ càng xa rời nhau, sống cô đơn, và gây ra bao
cảnh loạn luân.
Mặt khác những biến động chính trị xã hội trong hoàn cảnh đất nước Colombia cũng góp
phần tác động chi phối đến tính cách và số phận con người làng Macondo. Điều này khẳng
định quan điểm cơ bản của chủ nghiã hiện thực là: Hoàn cảnh tác động chi phối quyết liệt
đến tính cách và số phận con người.
 Yêu cầu /Chỉ dẫn khác:
199

Đọc và so sánh “Giọt máu” truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp với Trăm năm cô đơn
Đọc và so sánh “Báu vật của đời” của nhà văn Mạc Ngôn, Trung Quốc

Tác phẩm “Biển của thời đã mất”
 Ghi nhớ chủ yếu
Một cái làng phiếm chỉ (không có địa danh cụ thể) gợi ra tính phổ biến của ngôi làng Mĩ La
tinh. Làng ven biển này có hai không gian
Không gian quá khứ được ước ao như một thời tốt đẹp đã qua… Bạn đọc có thể tửng tượng
qua vài nét đơn giản như: người chết chôn trên đất, đám tang có hoa hồng… đó là những
điều giản dị nhất.
Không gian hiện tại: nhà văn không cần miêu tả sự đói khổ vật chất, chỉ cần tả qua cái cảnh
“không có đất chôn, không có hoa hồng cho đám tang” là đủ hình dung tình trạng thê thảm
của cuộc sống. Nhu cầu tinh thần hóa ra còn thiết tha dai dẳng hơn sự đói khổ nghèo nàn.
Bà lạo Jacob không nghĩ đến cuộc sống, bà chỉ lo được chết thanh thản Trái lại, Clotindez
tuổi trẻ lại sống như “con giun”, chả cần biết gì đến “hoa hồng”. Hoa hồng được miêu tả
tượng trưng cho cái đẹp bình thường giản dị mà thế hệ trẻ ngày nay không thèm biết tới.
Điều này cho thấy đời sống tinh thần dân Mĩ La tinh suy đồi đến mức nào ! (Ta nghĩ đến tư
tưởng Lỗ Tấn khi ông miêu tả sự suy đồi tinh thần của người nông dân Trung Quốc trong
tác phẩm AQ chính truyện, Lễ cầu phúc, Cố hương…).
Nhân vật lí tưởng Tobiats được xây dựng như một niềm tin ở tương lại. Anh sẽ thức nhiều

hơn để suy nghĩ về vận mệnh ngôi làng anh… Đây là hình tượng lạc quan chứa đựng thông
điệp của nhà văn.
 Ôn tập và củng cố kiến thức cơ bản
1. Lịch sử hình thành rất đặc biệt của lục địa Mĩ La tinh.
2. Bối cảnh nước Colombia ở Trung Mỹ quê hương nhà văn GG.Marquez
3.Thông điệp của “Trăm năm cô đơn”
4. Giá trị hiện thực của thiên truyện ngắn “Biển của thời đã mất”?
Câu hỏi: Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mĩ La tinh có gì khác với chủ nghĩa thần linh
(trong thần thoại Hi Lạp, Ấn Độ và thần thoại Trtung Quốc, Việt Nam) ?

×