Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Giáo trình văn học phương tây I - Phần 4 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.71 KB, 26 trang )

VHPT1/P.H.N

129



Phần IV
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY THẾ KỈ 18
(Văn học Ánh sáng)

Trước thế kỉ 18 chưa từng có giai đoạn nào văn học hào hứng sôi động như thời kì
này. Đây là giai đoạn chuyển mình quan trọng của văn học Tây Âu và thế giới.
Hoàn thành cách mạng tư sản ở nước Pháp.

“Ánh sáng”: Có hai luồng ánh sáng
1. Ánh sáng khoa học kĩ thuật
2. Ánh sáng tư tưởng cách mạng tư sản
Khái quát thế kỉ XVIII
1. Voltaire và Diderot- hai triết gia, nhà văn Pháp

Điđơrô (1713- 1784)

Danis Diderot- nhà triết học, nhà văn, nhà bác học, người đã đặt nền móng cho phong
cách hiện thực, mở đầu nền văn học tiến bộ Pháp thế kỉ 18.
Cha của Điđơrô là một người thợ thủ công luôn luôn mong sao cho con mình trở thành một
linh mục để có cuộc sống sung túc và được trọng vọng. Điđơrô không đi theo con đường
mà người cha đã vạch ra, ông đi vào cuộc sống đói nghèo, thiếu thốn của người trí thức
Pari đi tìm tự do.
Trong các tác phẩm của ông như Tư tưởng triết học, các tiểu thuyết Nữ tu sĩ, Giắc tín đồ
định mệnh, Cháu ông Ramô, ông đả phá kịch liệt giáo hội Thiên chúa giáo và bọn quý tộc
phong kiến.


Cuốn sách đã làm cho ông đạt tới tuyệt đỉnh vinh quang là bộ Bách khoa toàn thư hay Từ
điển lý luận về khoa học, nghệ thuật và nghề nghiệp (gồm 35 cuối). Bộ sách này do ông
chủ trì đã tập hợp rất nhiều học giả tiến bộ, các nhà bác học và chuyên gia về tất cả các bộ
môn tham gia vào việc biên soạn. Bộ Bách khoa toàn thư mang khuynh hướng chính trị,
chiến đấu rõ rệt. Nó khai chiến với giáo hội Thiên chúa giáo, kịch liệt công kích những quy
định của chế độ phong kiến và chính quyền chuyên chế. Do đó, việc xuất bản bộ Bách
khoa toàn thư nhiều lần bị đình chỉ và bị cấm. Tuy vậy, toàn bộ bộ sách này cũng đã được
lần lượt xuất bản trong hơn hai mươi năm (1751 - 1772).
F.Enghen đã viết về Điđơrô: "Nếu như có một người nào đó đã cống hiến trọn cuộc đời
mình cho chân lý và lẽ phải, thì người đó chính là Điđơrô". Và Cac Mac coi Điđơrô là nhà
văn mà mình yêu thích.
Cháu ông Rameau: Các danh tác châm biếm tinh tế, sắc sảo và cả tinh quái của những
Molière, La Bruyère, Voltaire… trong đó Cháu ông Rameau, một kiệt tác độc đáo của
VHPT1/P.H.N

130


Denis Diderot
1
. Tác phẩm độc đáo cả về ba phương diện: số phận long đong của nó; các
ngụ ý hàm hồ, đa nghĩa nơi các nhân vật; và ảnh hưởng mạnh mẽ đến bất ngờ của nó đối
với cuộc thảo luận về biện chứng của khai sáng từ đầu thế kỷ XIX cho đến tâm thức hậu-
hiện đại ngày nay. Bài viết sau đây xin góp thêm mấy ý nhỏ về giá trị tư tưởng vẫn còn
tươi mới của tác phẩm, sau khi được may mắn là một trong những người đầu tiên thưởng
thức bản dịch tuyệt vời này.

1. Như ta đã biết, tác phẩm có lẽ được viết trong khoảng thời gian 1761-1772. Nhưng,
Diderot lại không hề nhắc đến nó trong tất cả những thư từ và tác phẩm khác của mình và
cũng không có một tác giả đương thời nào nhắc đến nó cả. Điều ấy thật đáng ngạc nhiên vì

đã thấy lưu hành nhiều bản sao trước khi kết thúc thế kỷ XVIII. Mãi đến mấy mươi năm
sau, bản in đầu tiên mới xuất hiện vào năm 1805, nhưng không phải bằng tiếng Pháp mà
bằng tiếng Đức qua ngòi bút bậc thầy của một nhân vật không phải tầm thường: đại thi hào
Goethe! Bản nền mà Goethe sử dụng sau đó cũng mất, và chính bản tiếng Đức này lại
được hai cây bút đáng ngờ là De Saur và Saint-Geniès dịch lại sang tiếng Pháp, công bố
năm 1821, và cố tình làm cho người ta lầm tưởng đó là nguyên tác của Diderot. Nguyên
bản tiếng Pháp thực sự xuất hiện vào năm 1823 trong ấn bản Brière về các tác phẩm của
Diderot. Tuy bị cắt xén và thiếu chính xác, bản in này dù sao cũng dựa vào một bản thảo
tiếng Pháp, sử dụng một trong nhiều bản sao thuộc về con gái của Diderot hiện đang tàng
trữ tại Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliothèque nationale de Paris). Các bản sao khác - đều
đáng ngờ - cũng lưu hành trong thế kỷ XIX và được các nhà ấn hành sử dụng ít nhiều thiếu
khảo chứng. Một ấn bản nghiêm chỉnh, công bố ở Paris năm 1884, sử dụng bản chép tay
(đáng tin cậy) từ thư viện của chính Diderot do Nữ hoàng Catherine II mua trọn gói và
chuyển về St Petersburg sau khi Diderot qua đời. Nhưng, câu chuyện chưa dừng lại ở đó:
một bản thảo khác xuất hiện năm 1890 trong một tập hợp những vở kịch rất khó phân loại
được bày bán ở quầy bán sách cũ trên bờ sông Seine ở Paris. Một viên thủ thư ở Comédie-
Française là Georges Monval may mắn mua được “của hiếm” này và công bố vào năm
1891. Bản thảo này trở thành bản nền cho tất cả mọi ấn bản hiện đại, và sau đó được Thư
viện Pierpont Morgan Library ở New York mua đứt và hiện đang được tàng trữ ở đó.

Vài nét phác họa về số phận long đong của một tác phẩm từ tay một cây đại bút lừng danh
là Diderot – đồng tác giả và hầu như là người phụ trách chính của bộ Đại Bách khoa thư
khổng lồ đánh dấu cả một thời đại: thời đại Khai sáng - tự nó đã nói lên nhiều điều về nội
tâm của chính tác giả. Rồi khi nhận được một bản sao, Goethe đã hào hứng dịch ngay sang
tiếng Đức; một bản dịch tuyệt vời đến nỗi gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp sáng tác đồ sộ
của bậc thi hào, và cơ hồ như là tác phẩm của chính bản thân Goethe! Và một trong những
người được đọc đầu tiên và tiếp thu nó một cách chủ động và sáng tạo chính là Hegel, vì
chỉ hai năm sau khi bản dịch ra đời (1805), trong tác phẩm lớn đầu tay (Hiện tượng học
Tinh thần, 1807), Hegel đã tìm cách “tát cạn” ý nghĩa của Cháu ông Rameau như một hình
thái ý thức tiêu biểu của thời Khai sáng, đêm trước của Đại Cách mạng Pháp (1789). Hình

tượng Cháu ông Rameau (Hắn) và hình tượng nhà triết gia (Tôi) của Diderot trở thành bất
tử trong tác phẩm vĩ đại ấy của Hegel, dẫn đến sự đánh giá cao của Marx và Engels sau
này về Cháu ông Rameau như một “kiệt tác về phép biện chứng”. Quả có một sự đồng
điệu giữa Diderot thế kỷ XVIII với các tâm hồn Đức thế kỷ XIX, nhưng, giữa họ đã có một

1
Phùng Văn Tửu dịch sang tiếng Việt
VHPT1/P.H.N

131


khoảng cách lịch sử cần thiết: những gì còn là tự-mình, mặc nhiên cần phải giấu kín trong
tâm tư đã có thể trở thành cho-mình, minh nhiên như một tấn trò đời!

2. Trước hết ta tự hỏi: Tại sao Goethe lại hào hứng dịch Cháu ông Rameau sang tiếng Đức,
một tác phẩm hầu như còn vô danh trên nước Pháp láng giềng? Khó mà biết được hết lý
do, nhưng ta không thể không nhận ra những nét tương đồng nào đó về mặt cấu trúc giữa
Cháu ông Rameau với Faust, tác phẩm lớn được Goethe ôm ấp suốt đời. Sự đồng cảm,
đồng điệu giữa hai tác giả phải chăng là ở tính biện chứng nơi cả hai tác phẩm? Biện
chứng - thuật ngữ chưa có nơi các nhà bách khoa Pháp và trở thành tiêu ngữ cho tư tưởng
Đức đầu thế kỷ XIX, nói đơn giản, bao giờ cũng cần đến ba hạn từ: hai hạn từ đối lập và
một hạn từ làm trung giới. Faust và Mephisto là cặp đối lập, nhưng cũng tiềm ẩn trong đó
bản chất nhị nguyên của con người (“Ôi, trong lồng ngực ta có hai linh hồn cùng ở”,
Faust). Trong mỗi con người đều có chất Faust và chất Mephisto như là hai mặt của thực
thể người. Cả hai tính chất luôn là đối trọng và lực tác động ngược lại trong quá trình con
người trưởng thành trong bi kịch. Hạn từ trung giới ở đây là Chúa Trời, cho phép hai cái
đối cực tự do hành động và giữ vai trò của ý thức quan sát, phê phán như là người lược
trận trước sự xung đột giữa chính đề và phản đề trong các nghịch lý (Antinomien) của
Kant! Trong Cháu ông Rameau, Hắn và Tôi (Rameau và ông triết gia) là cặp đối lập, còn

Người dẫn chuyện làm hạn từ trung giới. Ba mà là một, một mà là ba, giống như bản tính
trôi chảy của cuộc sống! Nhưng, Rameau (Hắn) là… Rameau, chứ không (còn) phải là
chàng Werther ẻo lả của Goethe luôn khổ sở với chính mình, cũng không (còn) phải là ông
nghè Faust cao ngạo luôn bận tâm đến việc hiện thực hóa cá nhân mình giữa dòng đời ô
trọc. Rameau bảo: “Tôi chịu đựng dễ dàng hơn tình trạng tầm thường của tôi.” Với nhận
xét ấy, Rameau đã ở vào một tâm thế khác, thậm chí, một thời đại khác. Và có lẽ chính chỗ
khác ấy đã hấp dẫn và kích thích Goethe!

3. Hegel đã sớm nhận ra chỗ khác này và vì thế, ông yêu tác phẩm và tuyên bố rằng Hắn là
một bước tiến lớn trong các hình thái ý thức. Hình thái này không chỉ vượt bỏ cái hình thái
“tự ngã ngay thật” tĩnh tại, giản đơn, cứng nhắc, thiếu sáng tạo của Tôi mà còn bỏ xa các
hình thái “cá nhân thực tồn” trước đó, hiện thân nơi những Werther, Faust, Karl Moor,
Don Quichotte…Bước tiến lớn ở đây được Hegel hiểu theo nghĩa biện chứng, tức đầy
nghịch lý. Nó không phải là sự tiến bộ đơn giản, trái lại, chứa đựng cả hai mô men: một
mặt là sự trưởng thành của tâm thức, của sự mất ảo tưởng và mặt kia là sự tha hóa trầm
trọng. Và với Hegel, việc khắc phục sự tha hóa không phải là quay trở về lại với trạng thái
tự nhiên nguyên thủy mà là đẩy sự tha hóa đến cùng cực để có thể chuyển hóa nó.

Thật thế, môi trường xã hội và điều kiện lịch sử đã đổi khác. Bối cảnh của câu chuyện là
khu vực trung tâm của Paris, trái tim của nền văn minh khai sáng, thị trường kinh tế và
thương mại phồn hoa nhất của nước Pháp. Ta biết rằng ta đang chứng kiến một xã hội đô
thị vào loại tiên tiến nhất thời bấy giờ. Xã hội ấy là con đẻ của chủ nghĩa tự do kinh tế
“laisser-faire” sơ kỳ của Adam Smith và của lòng tin mãnh liệt vào sức mạnh của giáo dục,
khai sáng và khoa học của Diderot, Voltaire… Nhưng, đằng sau mọi sự phồn hoa, tinh tế
và bao dung là sự xu thời, ích kỷ, vô luân trong những cảnh báo của J. J. Rousseau.

Xã hội ấy vừa là miếng đất lý tưởng cho những Rameau và… Xuân Tóc Đỏ tung hoành,
vừa không có chỗ cho anh ta và đồng bọn! Rameau là một kẻ đầy tính cách – yêu vợ con,
VHPT1/P.H.N


132


yêu cái đẹp, nhiều tài nghệ, biết cắn rứt lương tâm, biết khinh bỉ bản thân mình, nhất là khi
phải đóng vai trò đểu cáng, đê tiện, nhưng tính cách cơ bản nhất của anh ta lại là không có
tính cách nào cả. Xã hội hiện đại tôn thờ đồng tiền và chỉ có đồng tiền mới mang lại vị trí
và danh dự xã hội. Xã hội đầy những kẻ mang mặt nạ để đóng vai vì quyền lợi ích kỷ của
mình (xem: Rousseau, Luận văn về các nguồn gốc của sự bất bình đẳng).

Xã hội ấy cũng ngày càng chuyên môn hóa cao độ với đặc điểm nổi bật là sự phân công
lao động, khiến con người khó mà phát triển được toàn diện tính cách. Ngay cả những tài
năng lớn cũng bị chuyên môn hóa. Lý thú là, tuy Adam Smith ca tụng sự tiến bộ nhờ sự
phân công lao động mang lại, nhưng ông đã lo ngại trước tác động tha hóa của nó lên con
người bình thường, và, vì thế, ông – cũng như nhiều nhà Khai sáng khác, trong đó có
Diderot – tin vào sức mạnh của giáo dục để cải tạo con người và xã hội, để phát triển toàn
diện tính cách và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Nhưng, Rameau cười nhạo và cho rằng
giáo dục thực chất chỉ là trò học gạo. Trong xã hội hiện đại, người ta đâu thực sự quan tâm
đến việc học; điều họ muốn học là những kỹ năng, những mánh lới để kiếm tiền và thăng
tiến nghề nghiệp. Giáo dục trở thành dạy nghề để cung ứng nguồn nhân lực hơn là để tạo
ra một thế giới nhân đạo hơn và hợp lý tính hơn. Rameau, trong bối cảnh ấy, sa đọa thành
một tay lưu manh chính hiệu, một “chân tiểu nhân” có cái nhìn khinh bỉ đối với mọi thứ
“ngụy quân tử” chung quanh mình; và chính những hoài bão, lương tri và tài năng không
được thi thố của mình đã làm cho anh ta tha hóa, tức trở thành xa lạ với xã hội anh ta đang
sống. Trong khi đó, Tôi hay nhân vật Triết gia hầu như đứng bên lề, đặt cho Rameau
những câu hỏi ngây thơ từ vị trí cao đạo của một kẻ bề trên hạ cố và thương hại cho sự sa
đọa về luân lý và nhân cách của Rameau. Sự đối lập này làm Hegel thích thú. Ông gọi loại
ý thức của triết gia là “ý thức ngay thật, thẳng đuột” (“Tôi”: Tôi là một người thật thà,
ngay thẳng và những nguyên tắc của anh bạn không phải là những nguyên tắc của tôi”; “tôi
là một người thật thà chất phác, mong anh bạn nói với tôi một cách chân phương hơn và
đừng dùng đến nghệ thuật của anh bạn”). Ngược lại, ý thức của Rameau là ý thức bị giằng

xé, đổ vỡ, một ý thức đã từng trải, “đã nhìn thấu hết” (hindurchgesehen) hiện thực bên
ngoài đúng như chúng trong sự thực. Trong khi sự ngây thơ, tĩnh tại của phong cách trước
chỉ có thể phát ngôn theo kiểu đơn âm thì phong cách sau – đã trải nghiệm sự giằng xé của
thế giới văn hóa bị tha hóa – là đa âm, có thể dệt nên cả một diễn từ đầy màu sắc và cung
bậc. Nó nói lên được sự đảo điên tuyệt đối, phổ biến giữa thực tại và tư tưởng, giữa danh
và thực cũng như sự xa lạ, tha hóa giữa chúng với nhau. Vì thế, ngôn ngữ của sự giằng xé,
đổ vỡ là có tính phá hủy, phân hóa mọi sự, cho thấy mọi giá trị đều bị xáo trộn, biến đổi,
“cá mè một lứa”.

Ngôn ngữ trào phúng sắc bén (geistreich) ấy của phong cách sau (cũng như của bản thân
tác phẩm như một sản phẩm của thời đại) được Hegel gọi là sự “thức nhận” (Einsicht), vừa
là tiền đề vừa là kết quả của phong trào khai sáng. Nói cách khác, bây giờ, con người có
thể hiểu quyền lực nhà nước và quyền lực kinh tế (vốn xa lạ và đầy quyền uy trước đây)
như là những hiện tượng giống như những hiện tượng khác trong thế giới, tức chúng cũng
phải phục tùng các quy luật, cũng là những thực thể có mâu thuẫn nội tại (vừa tốt vừa xấu,
vừa cao cả vừa thấp hèn…), nghĩa là, chúng cũng hữu tận và sẽ phải tiêu vong. Vì thế, như
đã nói, theo Hegel, giải pháp bước đầu để đi tới sự khắc phục tha hóa không phải là đồng
nhất hóa trực tiếp với bản thể xã hội mà là tăng cường sự tha hóa bằng ý thức sắc sảo như
hình tượng của Rameau. Hegel có cái nhìn lạc quan: … “Chỉ với tư cách là Tự-ý thức phẫn
VHPT1/P.H.N

133


nộ, nổi loạn, Tự ngã mới nhận biết về tình trạng tự giằng xé, đổ vỡ của chính mình; và
ngay trong sự thức nhận ấy, thực tế Tự ngã đã tự nâng mình lên khỏi tình trạng ấy” (Sđd,
§526). Vì theo Hegel, “có ý thức tự giác về tình trạng bị giằng xé, đổ vỡ của chính mình và
tự mình phát biểu công khai ra điều ấy chính là tiếng cười chế nhạo dành cho sự hiện hữu,
cho sự hỗn loạn của cái toàn bộ, cũng như cho chính mình”… (§525).


4. Ta có quyền chia sẻ sự lạc quan cùng với Hegel cũng như có quyền nghi ngờ sự lạc
quan ấy. Quả thật, hình tượng của Rameau tập hợp tất cả những gì đã bị khái niệm lý tính
đang vươn lên vị trí thống trị của thời Khai sáng tìm cách đẩy lùi: kinh nghiệm cảm tính,
những đam mê và dục vọng, những kinh nghiệm thẩm mỹ theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Bản thân việc Diderot không công bố tác phẩm của mình trong lúc sinh thời có thể là do
ông không muốn cung cấp thêm đạn dược cho những đối thủ phản-khai sáng, chống lại sự
tiến bộ, lý tính và sự khoan dung. Ông đã bàn đến những vấn đề “nhạy cảm” đi ngược lại
với lý tưởng và tinh thần lạc quan của phong trào khai sáng. Trong chừng mực đó, Cháu
ông Rameau có thể được xem là sự tự-phê phán đầu tiên của khai sáng, nhất là đối với
quan niệm cho rằng một hệ thống xã hội vẫn có thể gặt hái được nhiều thành công và cả sự
lương thiện, liêm khiết cho dù trong lòng nó chứa đầy những bọn đạo đức giả, vô lại. Dựa
theo một cách nói của Hegel, ta có thể thấy rằng sau thời kỳ đầu tiên đầy tính sử thi hào
hùng của phong trào Khai sáng, Diderot (và các “philosophes” – danh xưng tiêu biểu cho
những nhà triết học duy vật cơ giới đương thời) bắt đầu âm thầm nếm trải tính bi kịch của
nó, để, từ thời Hegel – sau kinh nghiệm của Đại cách mạng Pháp – người ta đã có thể
thanh thản hơn khi nhận ra tính hài kịch của nó. Và hài kịch, như Hegel tinh tế nhận xét, là
“một sự xác tín, qua đó, hoàn toàn mất đi nỗi sợ hãi trước bất kỳ cái gì xa lạ cũng như hoàn
toàn làm mất đi tính bản chất của tất cả cái gì xa lạ. Sự xác tín như thế chính là một tình
trạng khỏe khoắn và được khỏe khoắn của Ý thức”… (Sđd, §747).

Không phải ngẫu nhiên khi các tính chất tự tha hóa và bị lệch lạc trong tính cách không có
tính cách của Rameau đã mở đường cho nghị luận tâm lý học và nhân loại học ở thế kỷ
XIX và còn âm vang trong văn học và triết học thế kỷ XX. Lionel Trilling, trong Sincerity
and Authenticity (Sự trung thực và đích thực), xem Hắn (Rameau) là bước đầu tiên dẫn
đến sự phân tích đạo đức học của Nietzsche không phải bằng cách kết án luân lý mà bằng
cách cho rằng luân lý không phải là một sự thể hiện đích thực (authentic performance); nó
có thể không phản ánh đúng những gì có trong lòng người (đó cũng là nhược điểm cơ bản
của đạo đức học thời khai sáng như nhận định của Alasdair MacIntyre trong tác phẩm
After Virtue (Sau đức hạnh) cực hay của ông).


Rameau là hình mẫu kinh điển của các xu hướng hư vô chủ nghĩa; anh ta hầu như tiếp thu
hết mọi luận cứ phản căn (anti-foundational) chống lại các hình thức truyền thống của
quyền uy luân lý, Nhà thờ và Nhà nước, tự nhận mình là hoàn toàn phi-luân và hư vô chủ
nghĩa. Rameau toát lên tinh thần của thời đại (Zeitgeist) như là kẻ tiền phong cho tâm thức
hậu hiện đại đang lan tràn hiện nay, nếu ta hỏi về hậu hiện đại như Lyotard (Hoàn cảnh
hậu-hiện đại/La condition post-moderne) rằng: “Hậu hiện đại là gì?… Rõ ràng nó là một
bộ phận của hiện đại… Một tác phẩm chỉ có thể trở thành hiện đại nếu trước đó nó đã là
hậu-hiện đại. Hiểu như thế, chủ nghĩa hậu-hiện đại không phải là chủ nghĩa hiện đại ở
điểm kết thúc của nó mà là ở trạng thái khai sinh của nó, và trạng thái này là hằng cửu”.
Cách nói nghịch lý này có nghĩa: hậu-hiện đại là tâm thức, là thử nghiệm có tính tiền
VHPT1/P.H.N

134


phong trong lúc mới ra đời khi nó vi phạm những quy ước, vi phạm sự đồng thuận và các
giá trị hiện hành. Trạng thái này là hằng cửu trong mọi lĩnh vực – văn hóa, chính trị, xã
hội , trước khi có nỗ lực thiết lập lại trật tự của hiện đại! Như thế, đạo đức học hậu-hiện
đại có người tiền phong là Diderot, ít ra trong nhận thức rằng ta không cần phải ra sức xóa
bỏ tính hàm hồ, nước đôi của cuộc sống mà phải biết học cách đối diện với nó, sống chung
với nó.

Tuy nhiên, ta không thể quá lạc quan. Thật có ý nghĩa khi ta nghĩ đến tâm thế và cách hành
xử của ông triết gia, nhân vật xưng Tôi trong tác phẩm: “Tôi ngẫm nghĩ, tất cả những điều
anh bạn vừa nói nghe hay ho hơn là xác đáng.” Sau khi âm thầm thừa nhận tính giả đạo
đức của chính hàng ngũ của mình, Tôi vẫn không thực sự đi vào đối thoại mà chỉ bình luận
kiểu dấm dẳn, nhát gừng. Tôi liên tục trách Hắn đã thiếu nhất quán. Hắn vừa ngán ngẩm xã
hội thối nát, muốn học theo Diogène sống trong thùng gỗ để theo đuổi chân lý, vừa thú
nhận rằng không thể từ bỏ được bao cám dỗ của cuộc sống “haute couture”. Tôi vội phê
phán Hắn là đớn hèn (và Hắn vui vẻ đồng ý!) Tôi thừa nhận những điểm do Hắn vạch trần,

nhưng chỉ thừa nhận cho chính mình thôi, chứ không tự lên án chính mình đã sống và làm
việc bên trong lòng xã hội ấy. Trong khi Hắn công khai thú nhận việc thủ lợi trong hệ
thống thối nát là sự phản bội, thì phải chăng lợi ích của Tôi là ở chỗ bảo vệ cho luật chơi
bên trong hệ thống mà Hắn đã lên án.

Tác phẩm đặc biệt sâu sắc ở nhân vật Tôi: vừa biết nghe và hiểu sự phê phán đối với hệ
thống, vừa sẵn sàng lên án kẻ phê phán! Trong thâm tâm, Tôi thừa nhận sự phê phán
nghiêm khắc của Hắn, nhưng, về mặt công khai, vẫn lên án Hắn là không xác đáng. Sự đời
là vậy: sự xác đáng của kẻ phê phán khó mà được công khai thừa nhận khi anh ta dại dột
phê phán trực diện một hệ thống hay một xã hội nhất định. Hắn vốn thừa biết cách nói cho
hay điều dối trá để kiếm miếng ăn hàng ngày, nhưng lại không biết ăn nói (giả đạo đức)
sao cho có thể chấp nhận được, vì thế, đã bị mất uy tín ngay trong hệ thống mà Hắn phê
phán. Luận cứ và tâm thế của Tôi là một phiên bản tinh vi hơn, sành sỏi hơn của lối sống
“makeno” (“mặc kệ nó”): nói gì thì nói, phải giữ đúng luật chơi. Ai không thích thì đi chỗ
khác!

Diderot “trải đời”, và, nơi mọi góc khuất của xã hội hiện đại và… “không có vua” , đâu
đâu cũng thấy những Rameau đang sống giữa chúng ta.


Voltaire
Zadich (hay Số mệnh)
Candide (Ngay thẳng hay chủ nghĩa lạc quan)
Voltaire sinh năm 1694 tại Paris ra trong một gia đình cha là một quan chức thuế và mẹ là
quý tộc dòng dõi. Ông được giáo dục bởi các giáo sĩ dòng Tên, được học tiếng Hy Lạp và
tiếng Latin. Sau này ông còn thành thạo các tiếng Anh, Ý và Tây Ban Nha. Ông ban đầu
làm thư ký rồi sau chuyển hẳn sang nghiệp viết. Ông chủ yếu viết văn thơ chỉ trích xã hội
đương thời và do vậy bị đày sang Anh. Nơi ông chịu nhiều ảnh hưởng và sau ba năm đi
đày ông đã viết Lettres philosophiques (Những lá thư triết học về nước Anh).
VHPT1/P.H.N


135


Về Pháp ông ở tại lâu đài Château de Cirey tại mạn biên giới giữa vùng Champagne và
Lorraine. Chính nơi đây ông bắt đầu quan hệ với Émile của Châtelet, vợ của người chủ lâu
đài. Voltaire cùng bà nữ hầu tước này đã sưu tập nhiều sách vở tài liệu và cùng nhau
nghiên cứu chúng lại cùng nhau làm thí nghiệm "khoa học tự nhiên" ngay tại lâu đài. Bên
cạnh say mê khoa học tự nhiên và là tín đồ của Newton ông cũng nghiên cứu sử học và
viết Essay upon the Civil Wars in France (Luận văn về Nội chiến ở Pháp) bằng tiếng Anh.
Với tiểu sử vua Karl XII của Thụy Điển ông bắt đầu quan điểm phản đối tôn giáo của
mình. Ông cùng bà nữ hầu tước còn cùng nhau nghiên cứu triết học, nhất là siêu hình học.
Ông cùng nghiên cứu Kinh thánh và cho rằng cần phân tách nhà thờ ra khỏi nhà nước.
Sau khi Nữ hầu tước mất, ông sang Phổ phục vụ Friedrich Đại Đế. Mặc dù cuộc sống
vương giả nhưng Voltaire vẫn giữ thói chỉ trích của mình và với tác phẩm Diatribe du
docteur Akakia (Chỉ trích Bác sĩ Akkakia; tên đầy đủ Histoire du Docteur Akakia et du
Natif de St Malo) mà ông phê phán vị chủ tịch Viện Hàn lâm Berlin đã khiến Friedrich nổi
giận. Ông quay về Pháp nhưng vua Louise XV của Pháp cấm ông trở về Paris nên ông
quay sang Genève. Tuy ban đầu được đón chào nhưng ông lại viết luận văn chỉ trích triết
học của Gottfried Leibniz qua tác phẩm Candide, ou l'Optimisme (Ngay thẳng, hay lạc
quan; 1759) và ông lại rời thành phố.
Vắn tắt về tác phẩm…
Voltaire để lại một di sản các tác phẩm đồ sộ bao gồm tiểu thuyết, kịch, thơ, luận văn và
các công trình nghiên cứu khoa học và sử học. Ông còn viết nhiều sách, rất nhiều tờ rơi và
trên 20000 thư từ trao đổi.

Quan điểm về tôn giáo
Qua các tác phẩm Voltaire thể hiện quan điểm rằng không cần đức tin để tin vào Chúa.
Ông tin vào Chúa nhưng là niềm tin lý tính. Ông cũng phản đối đạo Ki-tô quyết liệt nhưng
không nhất quán. Một mặt ông cho rằng Giê-su không tồn tại và các sách Phúc âm là nguỵ

tạo nên chứa đầy mâu thuẫn nhưng mặt khác ông lại cho rằng cũng chính công đồng đó đã
gìn giữ nguyên bản mà không thay đổi gì để giải thích cho những mâu thuẫn trong các sách
Phúc âm. Ông cũng gọi người da đen là động vật (trong Essai sur les mœurs) và thấp kém
so với con người cả về mặt thể chất và tinh thần. Ông cũng viét nhiều về các chủng thổ dân
khác nhau và có quan điểm bài Do thái.

Triết học
Tác phẩm lớn nhất của ông để lại là Dictionnaire philosophique (Từ điển Triết học) tập
hợp nhiều bài viết riêng của ông và các bài ông viết trong Encyclopédie (Bách khoa thư)
của Diderot. Trong đó ông phản bác thể chế chính trị đương thời của Pháp, nhà thờ Công
giáo, Kinh Thánh và thể hiện văn phong, tính cách riêng của mình, Voltaire. Qua đó ông
nhấn mạnh vai trò của tôn giáo lý tưởng là giáo dục đạo đức chứ không phải giáo điều.
Ông cũng phản bác chế độ thuộc địa của Pháp ở Bắc Mỹ. Ảnh hưởng
Voltaire xem giai cấp tư sản Pháp quá nhỏ bế và yếu ớt, giai cấp quý tộc thì tham nhũng và
ăn bám, còn người dân thường thì dốt nát và mê tín, và nhà thờ thì giúp thêm cho các nhà
cách mạng bằng thuế thập phân.

VHPT1/P.H.N

136


Voltaire cũng không tin tưởng ở chế độ dân chủ mà ông xem là chỉ tuyên truyền những tôn
sùng của quần chúng. Theo ông chỉ có các đức quân vương Khai sáng với sự hỗ trợ của
các nhà triết học như ông mới có thể dẫn tới sự thay đổi vì chỉ với những tính toán lợi ích
hợp lý của nhà vua mới mang lại quyền lợi và thịnh vượng cho vương quốc và thần dân.
Trong thư gửi Ekaterina II của Nga và Friedrich II của Phổ ông nhấn mạnh đến vai trò của
quân đội và sử dụng vũ lực để "mang lại trật tự" như ông viết ủng hộ việc chia tách Liên
minh Ba Lan - Litva. Nhưng ông cũng phản đối việc sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn
đề tranh chấp như trong Dictionnaire philosophique ông xem chiến tranh là "cỗ máy địa

ngục" và người sử dụng chúng là "những kẻ giết người ngu ngốc".

Voltaire còn được nhớ đến như một người tranh đấu cho quyền tự do cá nhân, tự do tôn
giáo trong đó có quyền được xét xử công bằng và vạch rõ sự giả dối và không công bằng
của chế độ ba đẳng cấp.

Voltaire sống hai mươi năm cuối đời ở Ferney và mất ở Paris. Nay Ferney được đặt theo
tên ông là Ferney-Voltaire. Lâu đài ông ở giờ là bảo tàng L'Auberge de l'Europe còn toàn
bộ thư viện của ông vẫn được giữ nguyên tại bảo tàng quốc gia Nga tại Sankt-Peterburg.


Daniel Defoe và tiểu thuyết du ký “Robinson Crusoe”

1. Robinson trước khi ra đảo - phác thảo nhân vật của thời đại
Khác với những chuyện phiêu lưu cùng thời, nhân vật Robinson không phải trải
qua nhiều biến cố khác nhau. Chỉ sau một vài sự kiện, tiểu thuyết dừng lại ở đảo hoang và
triển khai phần lớn tác phẩm cho đến kết thúc. Ngày Robinson đặt chân lên đảo có thể xem
là cột mốc ranh giới đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời và cả trong tính cách của anh.
Robinson đã được xây dựng thành một mẫu người tiêu biểu của thời đại. Ðây là
hình tượng tầng lớp trung lưu ở nước Anh thế kỉ 18 trong đó có bản thân nhà văn. Nếu có
bóng dáng nhà văn trong nhân vật Robinson thì chủ yếu là ở nhữngđường nét khái quát ấy.
Tài năng và công phu sáng tạo nghệ thuật của Defoe chính ở chỗ khác nhau giữa người
mẫu Selkirk và Robinson. Robinson không phải là Selkirk- một thuỷ thủ rủi ro lâm nạn-
mà là một sự hoá thân. Nhà văn đã biến anh thuỷ thủ kia thành một hình tượng nghệ thuật,
mang tầm vóc và ý nghĩa thời đại.
Tầng lớp trung lưu ở Anh thế kỉ 18 là một quần thể phức tạp. Những yếu tố tích
cực và tiêu cực, tiến bộ và hạn chế xen kẽ nhau. Một mặt, tầng lớp này có tâm tư, hoài bão
gắn liền với giai cấp tư sản thời ánh sáng với tất cả những ưu nhựơc điểm do lịch sử qui
định. Mặt khác, nó chưa mất liên hệ với quảng đại nhân dân, và về nhiều mặt nó vẫn cất
lên tiếng nói cho quyền lợi và nguyện vọng của những người lao động. Do đó, Robinson là

một hình tượng phong phú không đơn điệu .
Robinson thích đi phiêu lưu đây đó, bất chấp gian ngu chẳng phải chỉ như một
khách du lịch bình thường ham chuộng phong cảnh lạ, hoặc một nhà thám hiểm say mê
phát kiến khoa học. Các chuyến đi của anh về sau ngày càng gắn liền với mục đích
kinhdoanh với những tàu buôn. Robinson đã “trở thành một lái buôn thực thụ” như chính
anh đã thú nhận. Anh được chia lời lãi, anh tính toán, càng nhiều lãi càng ham, có khi đã
VHPT1/P.H.N

137


sướng run lên khi nghĩ đến chuyến hàng có thể sẽ phất to. Thậm chí Robinson còn tham
gia cả vào việc buôn bán nô lệ .
Trong giai đoạn tan rã của chế độ phong kiến, nền kinh tế công thương nghiệp phát
triển mạnh mẽ, thúc đẩy giai cấp tư sản các nứơc đua nhau đi tìm những thị trường mới.
Thế giới bao la đầy sức hấp dẫn, tầm mắt con người được mở rộng ngoài khuôn khổ ranh
giới quốc gia. Kiểu người ham thích đặt chân đến những miền núi non xa lạ như Robinson
trở thành mẫu ngườicủa thời đại Trong lịch sử văn học thời kì đó xuất hiện nhiều chuyện
phiêu lưu đáp ứng nhu cầu tâm lí của độc giả. Nhân vật Robinson thuộc về xu hướng đó
Tuy nhiên, trung tâm của tiểu thuyết là chuyện Robinson từ khi đắm tàu dạt vào đảo hoang
. Trong những năm dài dằng dặc sống nơi đây, hình ảnh Robinson cá nhân tư sản bước đầu
dấn thân vào con đường kinh doanh ở phần đầu đã lu mờ và nhường chỗ cho một Robinson
mới với ý nghĩa, tính cách khác hẳn .

2. Robinson trên đảo hoang- “người lao động chân chính”
Cảnh ngộ vô cùng gian nan ở hòn đảo không khắc phục được Robinson. Vừa đặt
chân lên đảo, anh bắt tay ngay vào cuộc đấu tranh quyết liệt với hoàn cảnh, và không chịu
để một khoảnh khắc cho những ý nghĩ tuyệt vọng đen tối len lỏi vào tâm hồn mình. Ðơn
độc một thân trước thiên nhiên hoang vu, nhiều lần phải đương đầu khó khăn tưởng chừng
không thể nào khắc phục được, nhưng anh đã vượt qua tất cả. Trong tay thiếu thốn dụng cụ

nên mỗi việc làm cần thiết để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cũng đòi hỏi ở Robinson những
nổ lực và ý chí phi thường quá sức tưởng tượng: vào rừng chặt cây về làm cọc rào quanh
nhà để chống thú dữ, mỗi cọc phải làm mất một ngày, hàng rào phải mất gần cả năm mmới
xong. Anh làm một tấm ván mặt bàn mất bốn mươi hai ngày; hai tháng để làm được mấy
cái vại (lu) để đựng lương thực; đóng chiếc thuyền đầu tiên để đựng lương thực; đóng
chiếc thuyền đầu tiên để vựơt biển mất năm tháng. Anh san phẳng mặt đất thoai thoải từ
chỗ đóng xuồng ra mặt nước, nhưng rồi không làm cách nào cho xuồng hạ thuỷ được. Chỉ
còn một cách đào một cái lạch. Anh tính toán rằng muốn đào được cái lạch đó phải mất
trên mười năm. Anh bỏ xuồng, đi tìm một địa điểm gần sát nước biển, đóng một cái xuồng
khác, đào một cái lạch khác, dài nửa dặm sâu bốn bộ, rộng sáu bộ sẽ hoàn thành trong hai
năm. Robinson đẽo một cái cuốc bằng gỗ, vỡ đất gieo hạt lúa mì (số lúa mì dành trên tàu
dành cho chim ăn còn sót lại). Do thiếu thốn kinh nghiệm trồng lúa lại thêm hạn hán và
chim chóc phá hoại, vụ đầu tiên mất mùa. Anh không sờn lòng, kiên trì làm vụ khác. Cứ
như thế từ chỗ may mắn còn sót lại mười ba hạt lúa sau bốn năm ròng rã, trồng và gặt hái
dành dụm từng hạt, anh đã gặt được một số lúa và được “vuốt ve cái bánh mì đầu tiên “do
tự tay mình làm ra”. “Tôi quyết chí không bao giờ chán nản bất cứ công việc gì “ Robinson
kể “Khi đã thấy rằng việc ấy có thể làm được thì tôi làm bằng xong mới thôi”. Ý nghĩ ấy
luôn luôn gắn chặt với Robinson.
Mỗi nỗ lực của Robinson không chỉ để đáp ứng nhu cầu tối thiểu, anh luôn luôn có
ý thức phấn đấu làm cho đời sống trên đảo ngày một tốt đẹp hơn: chỗ ở phải khang trang,
quần áo mũ phải đàng hoàng, đồ ăn uống tử tế. Khác xa với nguyên mẫu là thuỷ thủ
Selkirk sau bốn năm ở đảo hoang khi được cứu thoát đã gần trở thành “người rừng”,
Robinson diễn ra theo chiều hướng ngược lại.
Không thể cho rằng nhà văn đã xây dựng Robinson thành một nhân vật phát huy
mọi nghị lực và khả năng để làm giàu, đúng như yêu cầu của thế giới quan tư sản thời đại.
Robinson chính là sự khẳng định chân lí cao đẹp, niềm tin của nhà văn vào những phẩm
VHPT1/P.H.N

138



chất cao quí của người lao động. Nghị lực và trí tuệ, tinh thần dũng cảm và khả năng lao
động của họ có thể chiến thắng thiên nhiên phục vụ lợi ích con người.
Tầm vóc “Robinson trên đảo hoang” rõ ràng có những phẩm chất cao hơn giai cấp
tư sản ngay cả khi giai cấp này còn có vai trò tiến bộ lịch sử
Anh hưởng thụ thành quả vật chất do chính bàn tay lao động của mình tạo ra , trong
khi giai cấp tư sản thời đó dù có một số đức tính tốt như ý chí khắc phục khó khăn coi
thường nguy hiểm, có công đóng góp vào sư phát triển kinh tế dất nước nhưng vẫn tồn tại
trong quỹ đạo bóc lột sức lao động của người khác, Robinson lại là người có lòng tốt, sẵn
sàng hi sinh thân mình cứu giúp những người hoạn nạn. Anh đã cứu sống hai cha con thứ
Sáu, viên thuyền trưỏng và mấy người da trắng. Nếu trước khi ra đảo anh đã có lần bán
đứa bé da đen Sury cho một thuyền trưởng Bồ Ðào Nha chuyên môn bán nô lệ thì khi ra
đảo anh đã có điều kiện thay đổi quan niệm về người da đen tên là Thứ Sáu. Tuy anh vẫn
coi mình là ông chủ và người da đen là đầy tớ nhưng tình cảm thật sự của hai người là tình
bạn thân thiết. Và nhờ vậy, cuộc sống mấy năm cuối trên đảo xa xôi bớt đi nỗi cô độc
dđ¸ng sợ .
3. Robin son “vừa thống nhất vừa đối lập”
Tính cách phân đôi của Robinson, con người tư sản và con người lao động vừa là
thống nhất vừa là đối lập, xét theo những góc độ, bình diện khác nhau. Trong loại truyện
phiêu lưu , nhân vật thường chỉ đóng vai trò dẫn dắt như sọi chỉ đan kết các sự kiện vốn
được coi là trung tâm hấp dẫn người đọc, nhà văn ít quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách
nhân vật. Còn ở tiểu thuyết này, Robinson đã được nhà văn dụng công xây dựng thành một
hình tượng nghệ thuật độc đáo .
Tính cách phức tạp của Robinson thể hiện trong thế giới quan, đó là sự giằng co
của Thanh giáo (Purism: Sự trong sạch) và ảnh hưởng của tiết học duy vật .Ðó cũng chính
là sự giằng co trong tư tưởng tác giả .Vừa đặt chân lên đảo ít lâu, nhìn thấy những mẫu lúa
mì mọc lên lơ thơ trước của lều anh sung sướng nghĩ có lẽ “trời thương nên sinh ra lúa mì
để nuôi sống mình đây”. Nhưng rồi anh cố gắng nhớ ra có lần đã giũ bao tải đựng lúa vốn
dành cho chim, vịt ăn đã bị chuột nhằn hết chỉ còn toàn trấu .An đã hiểu ra rằng “ chẳng có
phép lạ gì xảy ra trong chuyện này cả”. Ðến năm thứ mười tám, khi phát hiện những dấu

chân lạ trên bãi cát anh kinh hoàng như thấy “ma quỷ hiện hình”. Nhưng chẳng bao lâu
tình trang mê tín ấy tan đi, anh phân tích và khẳng dịnh có người lạ mới xâm nhập hòn
đảo, vội vàng củng cố chỗ ở, phòng ngự và chuẩn bị vũ khí. Tuy vậy đôi khi do cô đơn anh
vẫn sống với một tin tôn giáo mơ hồ, tin vào vai trò của một Ðấng tối cao nào đó đang tồn
tại.
Sự tồn tại một tính cách đối lập trong nhân vật Robinson chỉ rõ sự phân biệt giữa
hai giai đoạn. Trước khi ra đảo hoang, anh mang đậm tính cách tư sản (và sau khi rời đảo
trở về tổ quốc). Khi ở trên hòn đảo vắng vẻ chỉ có Robinson đối diện với thiên nhiên , nơi
đây vắng bóng quan hệ tư bản chủ nghĩa và cả đời sống xã hội anh trở thành Robinson
khác tuy vẫn còn chút Robinson cũ. Như vậy người đọc bắt gặp hai Robinson trong tác
phẩm. Robinson trên đảo mới thực sự chiếm đựoc cảm tình của bạn đọc. Khi nhân vật cởi
bỏ bộ quần áo kì dị và chiếc mũ da dê tự làm để khoác trở lại bộ đồ bình thường đúng mốt
thời trang của người tư sản ở phần cuối của tác phẩm thì cũng là lúc hứng thú của người
đọc tan biến. Trở lại với thời điểm giáp ranh giữa hai Robinson khi sắp lên định cư ở đảo
hoang. Anh do dự nhưng cuối cùng quyết định mang theo lên đảo một số tiền vàng nhiều
loại lục lọi được trong ngăn kéo viên thuyền trưởng trên chiếc tàu đắm. Anh đã giữ cẩn
thận những đồng tiền vàng “vô dụng” ấy suốt muời chín năm trời sức sống dai dẳng của
VHPT1/P.H.N

139


Robinson nhà tư sản tạm ngủ yên, cho đến ngày trở lại với xã hội tư sản Anh nơi chúng
được trong vọng.

Sự đối lập giữa “hai Robinson” khiến người đọc liên tưởng đến quan điểm triết
học của J.J.Rousseau về con người tự nhiên và con người xã hội. Theo Rousseau, con
người tự nhiên tốt đẹp bao nhiêu thì xã hội làm cho nó hư hỏng bấy nhiêu. Lí thuyết của
ông bắt nguồn từ lòng căm ghét những quan hệ phong kiến và tư sản đang chi phối xã hội
Pháp thế kỉ 18. Còn Defoe với tiểu thuyết của mình thì vừa nghiêng hẳn sang phía

Robinson người lao động nhưng vừa giữ lấy chút tình cảm với Robinson- nhà doanh
nghiệp.
4. Robinson - vai trò cá nhân
Cuộc sống của Robinson trên đảo hoang trải qua những chặng đường khác nhau.
Thoạt đầu, anh kiếm ăn bằng cách hái quả, săn bắn chim thú và bắt cá đó là những sản
phẩm của thiên nhiên. Sau đó anh thuần dưỡng dê rừng, tiến hành chăn nuôi trồng trọt. Khi
có thêm Thứ Sáu, mối quan hệ giữa hai người giống như quan hệ thời phong kiến gia
trưởng. Vào những năm cuối cùng, trên đảo đã có đông người hơn. Khi Robinson về nước,
bỏ lại số thuỷ thủ phạm tội nổi loạn cướp tàu. Những người này sẽ phải tổ chức cuộc sống
chung. Có nhà nghiên cứu nhận xét rằng, về mặt nào đó hòn đảo của Robinson gần như
diễn lại toàn bộ quá trình của lịch sử nhân loại từ thượng cổ đến“Khế ước xã hội” hình
thức nhà nước lí tưởng của nhiều triết gia Ánh sáng.
Qua nhân vật Robinson, tác giả chỉ ra rằng: cơ sở của sự phát triển xã hội không
phải là những chiến công hoặc tài năng của bậc vua chúa tướng lĩnh mà chính là hoạt động
sản xuất của những người lao động bình thường .
Ðó là một cái nhìn tiến bộ. Tuy nhiên, ở đây cũng bộc lộ mặt hạn chế rõ rệt khi nhà
văn đánh giá cá nhân như là xuất phát điểm của lịch sử nhân loại. Ðó cũng là quan điểm
của nhiều nhà triết học, kinh tế học, nhà văn trong thế kỉ 18. Thực tế là từ thời kì xa xưa
nhất con người đã sống thành xã hội. Chỉ sau quá trình phát triển lâu dài của lịch sử , cá
nhân riêng tư mới xuất hiện. Nó là sản phẩm sự tan rã của xã hội phong kiến và sự hình
thành những lực lượng sản xuất mới. Cá nhân là kết quả chứ không phải là xuất phát điểm
của lịch sử.
Dù D.Defoe có dụng ý hay không, trong Robinson Cruchot, vai trò cá nhân, xét
theo ý nghĩa khách quan của tác phẩm, cũng đã được thổi phồng, khoa trương quá đáng.
Tác phẩm có thể gây ấn tượng lệch lạc ở độc giả, rằng một cá nhân sống tách rời tập thể,
cộng đồng xã hội vẫn có thể tồn tại, phát triển thậm chí phong lưu nữa. Thời bấy giờ quan
điểm đề cao Cá nhân đã xuất hiện trong các lĩnh vực triết học, chính thị học, kinh tế học
chính là đặc điểm của giai đoạn tư bản chủ nghĩa với cơ sở ý thức tự do cạnh tranh. Tron
tác phẩm góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, Karl Marx đã nghĩ tới hình tượng
Robinson khi phê phán khuynh hướng đề cao vai trò cá nhân của các nhà kinh tế học tư sản

 Người đi săn và người đánh cá đơn độc và riêng lẻ mà Smith và Ricardo lấy làm điểm
xuất phát khi nghiên cứu chỉ là phần nào những điều tưởng tượng vô vị của thế kỉ 18.
Những chuyện như kiểu Robinson quyết chẳng phải như mấy nhà nghiên cú lịch sử văn
hoá nào đó vẫn tưởng, là một sự phản ứng giản đơn chống những lối kiểu thái quá và là
một lối quay về một trạng thái tự nhiên đã bị hiểu sai lệch.
Chính ra, các tiểu thuyết đó là một thứ tiên đoán các xã hội tư sản đã phôi thai từ
thế kỉ 16, và đến thế kỉ 18 thì đã phi nước đại tới giai đoạn chín muồi.
VHPT1/P.H.N

140


Trong cái xã hội thịnh hành chế dộ cạnh tranh tự do thì cá nhân có vẻ như là đã
thoát khỏi các mối liên hệ tự nhiên v.v, là những cái, trong các thời đại lịch sử trước kia
vẫn làm cho cá nhân thành một bộ phận khăng khít của một tập đoàn nhân laọi nhất định,
rõ rệt. Ðối với các nhà tiên tri thế kỉ 18 Smith và Ricardo vẫn còn hoàn toàn đứng trên lập
trường của họ- thì cá nhân đó của thế kỉ 18 vốn là sản phẩm, một mặt thì của sự tan ra õcủa
các hình thái xã hội phong kiến, mặt khác thì của các lực lượng sản xuất vừa mới phát triển
lên từ thế kỉ 16, - hiện ra như một lí tưởng đã qua. Nhưng không phải như là một kết quả
lịch sử. Vì họ coi cá nhân đó như là một cái gì tự nhiên, phù hợp với họ về bản chất con
người, họ coi nó không phải là một sản phẩm lịch sử.
Tuy nhiên bằng hình tượng nghệ thuật, Defoe cũng đã phần nào chỉ ra được rằng
con người không thể tồn tại đơn độc ngoài tập thể xã hội. Bản thân Robinson trên đảo
hoang chắc sẽ không tồn tại được lâu bền nếu không có trong tay các vật dụng cần thiết
như: búa, rìu, đá mài, đinh, thanh sắt, súng dđ¹n, hạt lúa giống và nhiều thứ khác mà
Robinson thu vét từ chiếc tàu đắm vốn là kết quả công sức, trí tuệ của rất nhiều người.
Ngoài ra còn phải kể đếnn những thứ trừu tượng không kém quan trọng đó là vốn liếng
kinh nghiệm, kiến thức mà Robinson đã thừa hưởng của cả nhân loại đúc kết và truyền qua
nhiều thế hệ;Nhờ cái vốn đó mà Robinson biết dựng nhà, chống thú dữ, trồng trọt chăn
nuôi và làm nhiều việc khác.

*
Mặt hạn chế vừa phân tích trên kia thực ra không che lấp đựơc những giá trị lớn
của cuốn tiểu thuyết. Defoe đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật có sức sống lâu
dài, có ý nghĩa tiến bộ. Ðó là một đóng góp đáng kể là phong phú thêm cho loại truyện
phiêu lưu nói riêng và tiểu thuyết nói chung.
Robinson là một tác phẩm có tác dụng tốt đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu niên. Tiểu
thuyết này bồi dưỡng cho các em tinh thần yêu lao động, kính trọng con người, rèn luyện
cho các em ý chí quyết tâm hành động, khắc phục khó khăn, kiên trì bền bỉ, dũng cảm tự
lực và biết phát huy sáng kiến. Tình tiết của truyện với lối văn trong sáng, giản dị cũng phù
hợp với tuổi trẻ. Nhà triết học, nhà văn Pháp J.J.Rousseau đánh giá cao Robinson Cruchot.
Ông viết: “Nhưng vì nhất thiết chúng ta cần đến sách, nên theo ý kiến tôi, có một cuốn
sách cung cấp thiên khái luận hay nhất về giáo dục tự nhiên. Ðó là cuốn sách đầu tiên em Ê
min của tôi sẽ đọc; trong một thời gian dài, tủ sách của em chỉ có một cuốn sách duy nhất
ấy thôi. Quyển sách kì diệu ấy là cuốn gì thế ? Aristote chăng ?- Không phải, đó là cuốn
Robinson Cruchot của Daniel Defoe”.


Kịch “Âm mưu và tình yêu” của Friederich Schiller (1759-1805)

Friederich Schiller là kịch tác gia vĩ đại, “viên công tố của toàn nhân loại đã kêu gọi loài
người cùng hướng về trời sao”. Cùng với Gớt, Sile là một trong hai ngôi sao sáng trên bầu
trời văn học Đức thế kỷ 18.

Tác phẩm kịch gồm có: Những tên cướp (1780), Âm mưu và tình yêu (1784), Người thiếu
nữ ở Orlêăng (1801), Vinhem Ten (1804),… Sile đã xây dựng thành công những vở kịch
có xung đột dữ dội, những nhân vật, tính cách điển hình thể hiện mãnh liệt khát vọng tự do
và tinh thần bất khuất chống cường quyền bạo lực.

VHPT1/P.H.N


141


Tóm tắt vở kịch “Âm mưu và tình yêu”

Vở kịch có 5 hồi bằng văn xuôi.
1
Luizơ là con gái nhạc công Mile yêu thiếu tá Fecđinăng là con trai Tể tướng Fôn Vante.
Phu nhân Minfo là tình nhân của Công tước nay đã bị Công tước chán bỏ. Tể tướng bắt ép
thiếu tá phải kết duyên cùng phu nhân Minfo để lấy lòng Công tước. Fecđinăng gặp Minfo
nói cho phu nhân biết là chàng đã có người yêu là nang Luizơ, cô vô cùng xấu hổ. Tể
tướng làm nhục Luizơ, gọi nàng là con đĩ, mạt sát ông bà Minle. Tể tướng và thiếu tá đấu
khẩu dữ dội. Thiếu tá kiếm tuốt trần, đâm bị thương một số nhân viên pháp đình.

Đổng lí Vuôm hiến kế bắt giam ông bà Mile. Muốn cứu bố mẹ, Luizơ phải viết một bức
thư tình gửi cho Thị vệ trưởng Fôn Canbơ do chúng đọc. Chúng đưa bức thư tình ấy cho
Fecđinăng. Fecđinăng thách Thị vệ trưởng đấu súng làm cho hắn vô cùng sợ hãi. Đau
khổ…Fecđinăng pha thuốc độc bắt người yêu cùng mình uống. Uống xong thuốc độc,
Luizơ mới nói ra sự thật đau lòng! Cùng lúc ấy, Tể tướng phải nộp mình cho nhân viên
pháp đình.

2. Xung đột diễn ra dữ dội tại nhà nhạc công Mile (Hồi hai: Ngang trái)

Luizơ bị Tể tướng sỉ nhục đã ngất đi. Fecđinăng đỡ lấy người yêu rồi kêu lên hoảng hốt:
“Cứu nàng với, nàng sợ hãi ngất đi rồi!”. Trong lúc đó, nhạc công Mile nắm lấy gậy, căm
giận nhìn Tể tướng, bà Mile vô cùng sợ hãi, quỳ sụp xuống chân Tể tướng. Tể tướng ra
lệnh bắt giam Luizơ: “Bắt lấy nó, dù nó ngất hay tỉnh. Khi nào vòng sắt gông vào cổ nó
rồi, người ta sẽ dùng đá ném cho nó tỉnh lại”. Bà Mile cất tiếng kêu van, trái lại, ông nhạc
công Mile thì giận dữ khinh bỉ gọi Tể tướng và các nhân viên pháp đình là “lũ vô lại”.


3. Cuộc đấu khẩu dữ dội giữa hai cha con - Thiếu tá và Tể tướng.

- Tể tướng ra lệnh cho các nhân viên pháp đình bắt Luizơ. Thiếu tá bảo vệ người yêu,
tuốt kiếm. Nhân viên pháp đình sợ hãi lùi ra, lại xông vào. Thiếu tá đâm bị thương vài tên.

Thiếu tá cầu xin Tể tướng “đừng dồn ép con thêm nữa”. Lại cầu xin: “… đừng dồn ép
con đến chỗ cùng đường cha ơi!”. Tể tướng mắng nhiếc bọn nhân viêc pháp đình là “quân
tôi đòi hèn mạt”, tự tay túm lấy Luizơ, giao cho một tên nhân viên pháp đình, đồng thời
thách thức Thiếu tá: “Tao muốn xem liệu chính ta có phải nếm lưỡi kiếm này không?”.

- Vấn đề đạo lý được đặt ra: liệu con có dám đâm cha để bảo vệ người yêu hay không?
Xung đột kịch diễn biến đến cao trào.

- Thiếu tá mạt sát Tể tướng:… “Thượng đế đã lầm, đã lẫn chọn tên đao phủ đê hèn lên
làm Tể tướng mạt hạng”. Không chỉ là con lên án cha mà đó là tiếng nói nhân danh công lý
và nhân dân lên án bạo quyền, lên án một xã hội - phong kiến cát cứ - đã lỗi thời.

VHPT1/P.H.N

142


- Fecđinăng dọa: “Nếu nàng lên giá nhục hình, nhưng là cùng với Thiếu tá con trai Tể
tướng…” - Một sự ngập ngừng đầy tính kịch. Và Tể tướng châm biếm: “Tức thì cuộc trừng
bày sẽ càng thú vị!”. Kiên quyết ra lệnh bắt Luizơ: “Lôi nó đi!”.

- Lại van xin! Tất cả vì tình yêu mà Fecđinăng vẫn chưa tìm được, chưa lựa chọn được
cách ứng xử. Một mặt chàng quyết dùng thanh kiếm sĩ quan (danh dự và quyền lực) mà
“che phủ cho người thiếu nữ này”; mặt khác lại van xin một chút tình cha con nào đó còn
sót lại trong lòng Tể tướng: - “Cha vẫn cương quyết ư?” - Xung đột càng trở nên dữ dội,

khi Tể tướng vừa châm biếm vừa ra lện: “Lên giá nhục hình mà mang kiếm bên mình thì
chẳng hợp chút nào… Lôi nó lôi nó đi, đi, chúng mày rõ ý tao rồi đấy!”.

4. Có thể xem đây là “bước đột biến” của Hồi hai này!

Lưỡi kiếm lại xuất hiện, tiếng nói của Fecđinăng càng quyết liệt hơn. Giằng lấy Luizơ từ
tay nhân viên pháp đình, ôm lấy Luizơ, chĩa lưỡi kiếm vào nàng và nói: “Thà tôi đâm lưỡi
kiếm này qua xác vợ tôi còn hơn nhìn nàng bị cha sỉ nhục!” - Từ người yêu, Luizơ đã trở
thành vợ, Thiếu tá khẳng định quyết tâm bảo vệ người yêu của mình. Tể tướng vẫn thách
thức. Xung đột kịch càng trở nên quyết liệt: “Đâm đi, nếu mũi kiếm của mày còn đủ
nhọn!”. Đó là sự thách thức của cường quyền! Tể tướng muốn ép con trai mình kết duyên
cùng phu nhân Minfo. Trở lực lớn nhất là tình yêu của Luizơ. Phải bắt nàng để triệt phá, để
thực hiện “âm mưu” và để tấn công bề trên, đó là Công tước! Cái ác đi kèm cái hèn hạ, sự
đê tiện và sỉ nhục, đó là nhân cách của Tể tướng, và buồn thay, đó còn là một người cha -
một người cha đã bán mình cho quỷ dữ.

5. “Mở nút” - xung đột được đẩy lên đến đỉnh điểm rồi chùng lại, mâu thuẫn được giải
quyết. Cử chỉ Fecđinăng buông Luizơ, ngước mắt nhìn trời ghê gớm. Thiếu tá độc thoại.
Chàng cầu đến Chúa. Sức chịu đựng của một con người đã vượt quá giới hạn và chỉ một
cách “dùng đến thủ đoạn của loài ma quỷ!”. Sẵn sàng trả giá, và thách thức: “Được các
người cứ đưa nàng lên giá nhục hình đi!”. Như một cú đánh trời giáng khi Fecđinăng thét
vào tai Tể tướng: “Ta sẽ đi kể cho tất cả cung điện này nghe một câu chuyện nhan đề là:
Người ta đã leo lên ghế Tể tướng bằng cách nào!”. Như bị sét đánh, Tể tướng sụp đỏ. Như
loài ma quỷ sợ ánh sáng. Hắn đã kinh hoàng kêu lên: “Thế là thế nào, Fecđinăng! Hắn ra
lệnh: buông con bé ra!” rồi chạy theo Thiếu tá.

Kết luận
Nhạc công Mile xuất thân bình dân và Fecđinăng xuất thân quyền quý đã dũng cảm và
ngoan cường chống bạo quyền vì khát vọng tự do và hạnh phúc. Hồi hai đầy kịch tính. Có
lúc ta xúc động về lưỡi kiếm của Fecđinăng sẽ vang lên, hoặc là đâm chết người yêu và tự

sát, hoặc là đâm vào Tể tướng. Và thật thú vị, bạo quyền đã bị đánh gục chỉ bằnh một câu
nói mạnh như sấm sét. Tình yêu làm nên sức mạnh phi thường.

Xung đột dữ dội. Chỉ một hồi kịch ngắn, ta vần tìm ra năm bước như một vở kịch: giao
đãi, phát triển, cao trào, đột biến và mở nút. Và đó là nét đặc sắc của kịch Sile và kịch cổ
điển Đức trong thế kỷ 18.
VHPT1/P.H.N

143



Johan Wolfgan Goethe (1749 - 1832) và vở kịch thơ "Faust"

Goethe là ngôi sao sáng trong văn học Đức thế kỉ 18, trải qua thời gian cho đến nay tên
tuổi của ông vẫn là niềm tự hào của nhân dân Đức và của nhân loại tiến bộ nói chung. Ông
là nhà thơ, nhà tiểu tuyết, nhà soạn kịch giàu sáng tạo mà chỉ cần một vở kịch Faust đã đủ
khiến ông trở thành bất tử. Ông còn là nhà bác học có nhiều công trình nghiên cứu về khoa
học tự nhiên. Sự nghiệp sáng tác văn nghệ của ông vừa phong phú vừa sâu sắc. Các nhà
nghiên cứu bàn luận nhiều về kịch Faust và các tác phẩm khác của ông đã nhiều song càng
đi sâu càng phát hiện thêm những điều mới mẻ nên đã có người đánh giá ông là một kho
vô tận. Cùng với Eschill và Shakespear, Goethe là một trong ba nhà thơ được Mác yêu
thích nhất.
Trang tiểu sử đơn giản
Ít có nhà văn nào như Goethe sống một cuộc đời dài trên tám mươinăm qua hai thế kỉ với
nhiều sự kiện lớn lao nhưng tiểu sử lại khá đơn giản, chẳng có mấy khúc quanh co hoặc
những bước thăng trầm. J.W.Goethe sinh ngày 28 tháng 8 năm 1749 tại thànhphố Fran
Furk trên sông Main. Xuất thân trong môt gia đình tư sản khá giả, Goethe có người cha là
một nhà luật học, đỗ tiến sĩ luật trở thành nghị viên, mẹ là con một quan chức quyền thế và
giàu có trong thành phố tuy thế ông nôi của Goethe còn là thợ may, sau mở quán trọ và cụ

là con của một người thợ đóng móng ngựa.
Thuở nhỏ, Goethe được hưởng một nền giáo dục nhiều mặt nhưng có tính kinh điển
"thông thái rởm" dưới sự chỉ đạo của bố. Goethe biết nhiều cổ ngữ, sinh ngữ, toán học, sử
và một số môn nghệ thuật như hội hoạ, âm nhạc.Song, có lẽ cái tủ sách phong phú của ông
nội kiếm cho là những yếu tố góp phần nhiều hơn vào sự hình thành tài năng của Goethe
sau này.
Tháng 10/1765, Goethe đi học khoa luật ở trường đại học Laixich, một thành phố
lớn. Ông chán nản đời sinh viên bị nhồi nhét mớ kiến thức lỗi thời với phương pháp giảng
dạy lạc hậu. Không thích nghề luật sư, G thường đọc sách văn chương và đi xem các viện
bảo tàng nghệ thuật. Biết đến tên tuổi của nhà văn Lessingvà xem diễn kịch của nhà văn
Ánh sáng tiền bối. Tháng 7 – 1768, Goethe ốm nặng, bỏ học về an dưỡng ở quê nhà. Sau
hai tháng, khoẻ lại, ông trở về Stratsburg tiếp tục học. Tốt nghiệp tiến sĩ luật khoa, đi làm
bồi thẩm ở Vetsleur, rồi về làm luật sư ở tại thành phố quê nhà. Những năm tháng ở
Stratsburg ghi cái mốc quantrọng trong cuộc đời ông vì đó là nơi đang diễn ra cuộc đấu
tranh gay gắt của khuynh hướng dân tộc chống lại ảnh hưởng Pháp trong lĩnh vực văn học
nghệ thuậtcũng là nơi trung tâm của phong trào Bão táp và Xung kích. Goethe đã gặp và
quen thân với nhà văn Ánh sáng Hecdez – bậc đàn anh, nhà lí luận của phong trào văn học
Ánh sáng. Tham gia phong trào Bão táp và Xung kích chẳng bao lâu Goethe trở thành một
trong những người dẫn đầu phong trào, viết hàng loạt các tác phẩm, chứa chan nhiệt tình
sôi nổi và tinh thần phản kháng. Tiếp xúc với tác phẩm của triết gia Spinoza, chủ nghĩa
phiếm thần luận màu sắc duy vật đã để lại cho Goethe nhiều ấn tượng sâu sắc. Về sau
chính Goethe đã thừa nhận Spinoza là nhà tư tưởng có ảnh hưởng quyết định đối với ông.
Ông tiếp tục phát triển học thuyết của Spinoza trong lĩnh vực sáng tác.Thời gian làm luật ở
Franfurk kéo dài mấy năm, Goethe tham gia cãi gần ba mươi vụ án nhưng vẫn dành phần
lớn thời gian cho sự nghiệp văn chương. Tháng 11/1775, nhận lời mời của công tước
August, Goethe đến triều đình Vaima và ở lại đó. Năm ấy nhà thơ mới hai mươi sáu tuổi.
Vaima là một công quốc nhỏ bé dân số hai mươi vạn dưới quyền caitrị của vị Công tước
VHPT1/P.H.N

144



trẻ 18 tuổi, Goethe được cử làm cố vấn, uỷ viên chính trị rồi giám đốc nghành khai mỏ,
ngành xây dựng cầu đường, làm bộ trưởng chiến tranh rồi bộ trưởng tài chính và phụ trách
nghành thuế, Goethe đi sâu nghiên cứu nhiều ngành khoa học như địa chất, khoáng vật,
thực vật giải phẩu…, thu được một số thành tựu đáng kể, Goethe đã thực sự là một nhà bác
học .
Bỗng nhiên tháng chín 1786, Goethe bí mật từ bỏ triều đình Vaima ra đi. Nhà thơ
sang Italia đi khắp nước để ngiên cứu văn học cổ đại Hy-La, học vẽ và du ngoạn những di
tích thời cổ, thực hiện điều mơ ước mười sáu năm về truớc khi ông còn là một chàng sinh
viên sôi nổi “sang Italia/Paris sẽ là trường đại học của ta, Roma sẽ là trường đại học của ta
; ai thấy Roma là đã thấy tất cả “ (năm 1770 – nhật ký).

Goethe – nhà thơ
Trước hết Goethe là một nhà thơ lớn tuy rằng hễ nói đến Goethe người ta nghĩ ngay
đến tiểu thuyết Vacte hay vở kịch Faust. Thơ của Goethe chiếm một vị trí đặc biệt có một
không hai trong văn học Đức. Riêng về thơ trữ tình Goethe vẫn là một trong những nhà thơ
vĩ đại của nhân loại .
Một bộ phận lớn trong gia tài thơ của ông là thơ về tình yêu chính bản thân nhà thơ
đã nếm trải, với rung động thầm kín say sưa, với trái tim chân thành, bộc lộ qua những
đoạn đời khác nhau. Như ông viết, thơ tình yêu của ông là “một sự thú nhận lớn”. Đây là
một mảng đóng góp rất lớn của Goethe vì nền thơ ca trước ông thường khô khan, thiên về
giáo huấn, đạo đức học. Mối tình của chàng sinh viên Goethe khi đang học Stratsburglà cô
Fidric Brion con gái một vị mục sư. Chúm thơ về mối tình đầu này gồm “Hoa hồng trện
nội cỏ “, “Bài ca tháng năm”, “Với một dải băng vẽ hoa hồng” “Đón chào và vĩnh biệt”…
là những bài thơ giản dị, giàu nhạc điệu, gần gũi dân ca, gần gũi thiên nhiên phơi phới yêu
đời và rộn ràng tuổi trẻ… Tháng giêng 1775, khi đang ở quê nhà , một mối tình khác đến
với Goethe , ông đính hôn với cô Lili Soenneman con gái một gia đình giàu có, và một
chùm thơ khác ra đời, “Tình yêu mới cuộc đời mới”, “Gửi Belider”tức Lili), “Công viên
của Lili”, “Hân hoan vì đau khổ”… trong đó âm điệu hân hoan xen lẫn lo lắng vì ông tiên

cảm thấy sự khác nhau trong mối trường sống của hai ngưòi rồi sẽ tổn hại đến sự tự do
sáng tác của nhà thơ…Một chùm thơ kế tiếp về cô Liza khi ông đến sống ở Vaima, Gửi
Charlot PlionStein”(tên Lida) “Vĩnh viễn”…Ở đây tình yêu bộc lộ ra sâu lắng hơn, chất trí
tuệt rõ nét thay cho cảm xúc tuôn trào trước kia. Mối tình thứ ba này rồi cũng dang dở như
hai kẻ đến trứơc nó.
Thơ tình yêu của Goethe tuy đi sâu vào những nếm trải cá nhân, nhưng đó không
phải cá nhân riêng tư nhỏ bé. “cái tôi trong thơ Goethe đồng thời cũng là cái ta của thế hệ
thanh niên tư sản đầy nhiệt tình” Ý nghĩa xã hôi rộng lớn trong mảng thơ này chính là ở
“cái ta” của Goethe.
Thơ thời trẻ của Goethe còn nổi lên một chủ đề khác – thơ phản ánh tâm hồn bất
khuất, ý chí quật cườngcủa con người tham gia phong trào Bão táp và Xung kích. Bài thơ
“Promethé” là bài tụng ca tiêu biểu, hừng hực khí thế bão táp và Xung kích. Bài thơ gồm
sáu đoạn, là lời của Promethe kiêu hãnh, hiên ngang tuẫn tiết vì con người, vì triết học của
nhân loại, đó là lời đối thoại với Zeus – Thần tối cao, không hề run sợ trước uy lực bạo tàn
“… Hãy để đấy cho ta, trái dất của ta. Và túp lều của ta. Mà mi không dựng. Và bếp lửa
của ta. Mà mi ghen tị. Với lửa hồng của nó…” bài thơ này có tứ thơ độc đáo trái ngược với
thần thoại Hy Lạp. Không phải Promete đánh cắp lửa của thiên đình mà lại là Zeus thèm
VHPT1/P.H.N

145


muốn ngọn lửa hồng của trần gian. Loài người được nâng lên ngang tầm thần thánh ở đoạn
kết thúc bài thơ :
“Ta ngồi đây cấu tạo con người
theo hình ảnh của ta
một loài người cũng như ta
biết khóc than đau khổ
biết vui mừng hưởng thụ
và biết không kính trọng mi như ta vậy “.

Nhà nghiên cứu văn học Bielinski (Nga) đánh giá rất cao bài thơ của Goethe :
“Các Promethe của thời đại chúng ta /biểu dương trước thắng lợi và không còn sợ diều hâu
bạo tàn nữa. Promethe của Goethe là một bài thơ của thời đại chúng ta”. (Thời đại
Bielinski – thời đại chuẩn bị đánh đổ Nga Hoàng, thế kỉ 19 – nước Nga).
Tuy vậy, đến giai đoạn sau (1781) Goethe lại viết bài “Những giới hạn của nhân
loại “ có đoạn :
Với thần thánh không người nào,
Đọ sức được. Nếu ai cố rướn lên
đầu chạm các vì sao. Chân chới với
mất nơi bấu víu.
Thế mà trước đó chưa lâu tác giả đã say mê với Promethe !
Đó là một khối mâu thuẫn lớn trong nhà thơ Goethe.
Về hình thức thơ, Goethe không còn sử dụng đỏan ca hay tụng ca như giai đoạn
đầu, mà chuyển sang viết bi ca (elegic) và sonet. Mỗi bài sonet có 14 câu chia ra 14 khổ
(4-4-4-2), vvần luật nghiêm túc. Tập “ những bài bi ca La Mã ‘’ viết về chủ đề thành La
mã cổ, bên cạnh là chủ đề tình yêu được khơi nguồn từ cuộc tình với Cristian Wunpiut dẫn
đến hôn nhân (1788). Đó là cô gái bình dân làm nghề tết hoa giả sống ở Vaima. Bất chấp
dị nghị của giới thượng lưu Vaima, hai người có con với nhau (1789) đến năm 1806 hai
người đám cưới chính thức. Tình yêu trong tập thơ này không có chất men say tuổi trẻ mà
toát lên cảm giác hạnh phúc vợ chồng, gia đình đầm ấm, trong đó có nhiều bài hay được
Karl Marx và Engels ưa thích.
Đỉnh cao thơ ca cuối cùng của Goethe là “Tập thơ Tây Đông” gồm 335 bài khi nhà
thơ ngoài 65 tuổi. Hình ảnh nhân vật trữ tình đã về già, chín chắn, điềm đạm, sâu lắng, triết
lí mà vẫn uy thế ngời ngời. Một quyển trong tập thơ dành riêng cho mối tình mới đến với
thiếu phụ Suleyka (tên thực có thể là Marian phon Vinlemer, nhưng có nhà nghiên cứu cho
rằng Suleyka “chỉ là một hình ảnh tượng trưng”.
Nhìn chung, cống hiến của Goethe trong lĩnh vực thơ ca là đã khám phá ra thế giới
tâm hồn của chủ thể, đã vượt qua tình trạng làm thơ tả cảnh, giáo huấn đạo đức; cống hiến
của ông đã làm phong phú nghệ thuật thi ca bằng nhưng hình thức mới thay những hình
thức quá cổ xưa mà đương thời ở Đức chưa ai biết.


Goethe – nhà tiểu thuyết.
Tiểu thuyết“Nỗi đau của chàng Vecte”(Wecthers)
Tiểu thuyết viết dưới dạng những bức thư, thể loại quen thuộc của văn học phương
Tây thế kỉ 18. Những bức thư của nhân vật Vecte gửi cho người bạn thân Vinhem kể cho
bạn nghe cuộc sống của mình – đó là kết cấu hình thức của tiểu thuyết
(Sáng tác năm 1774)
Vecte là một thanh niên có học thức, tài hoa thuộc tầng lớp thị dân. Sau mối tình
VHPT1/P.H.N

146


dang dở với leonor, lại chán nản và mòn mỏi tháng ngày trong công việc phục vụ giới quí
tộc, chàng rời thành phố về một thị trấn nhỏ miền quê yên tĩnh, sống giữa khung cảnh
thiên nhiên bao la với những người dân quê thật thà chất phácmong được khâuy khoả tâm
hồn. Đến khi tưởng chừng đã lấy lại được tâm hồn thư thái thì tình cờ đi tham dự một đêm
vũ hội ở địa phương, Vecte quen biết với Lother một thiếu nữ xinh đẹp con một vị pháp
quan. Nhan sắc và tính tình giản dị, chân thật, nhạy cảm của nàng lập tức chinh phục
Vecte. Đồng thời Vecte cũng đau khổ vì biết Lother đã đính hôn với Anbec. Còn cô thiếu
nữ quí tộc địa phưong kia mặc dù quả có cảm tình với Vecte vẫn quyết giữ vững lời hẹn
hôn nhân với Anbec. Tuyệt vọng, Vecte quay trở về thành phố.
Nghe theo lời mẹ, chàng làm thư kí cho một viên sứ thần, mong tìm sự lãng quên
trong công việc. Chưa bao giờ cái hố ngăn cách giữa chàng và xã hội quí tộc lại hiện ra rõ
rệt như trong thời gian ấy. Bọn chúng tỏ thái độ khinh miệt chàng khiến Vecte không sao
chịu nổi, lại bỏ việc và quay về miền quê tìm Lother lúc này đã là vợ của Anbec. Chàng
thừa nhận là không thể nào sống thiếu Lother được. Tình yêu giữa hai người lại bùng dậy
với những buổi trò chuyện, những cuộc dạo chơi, tuy cả hai đều cố nén tình cảm để khỏi
vượt quá giới hạn của tình bạn. Có một lần Vecte không tự chủ được mình đã ôm hôn
Lother say đắm. Sau đó chàng lại càng tuyệt vọngnhiều hơn, lấy cớ đi xa, chàng từ biệt

Lother và Anbec rồi sai đầy tớ đến mượn Anbec súng lục. Chính Lother trao súng, người
run lên vì linh cảm một điều chẳng lành. Vecte tự sát, cuốn tiểu thuyết Emilia Galotti của
Lessing còn để mở trên bàn.
Goethe đã mượn nhữg là thư tâm tình của nhân vật để dễ dàng miêu tả nỗi lòng của
nhân vật, bộc lộ được những uẩn khúc quanh co của trái tim sâu kín. Tất cả số thư đến là
của Vecte gửi đi , do đó cuộc sống của nhân vật này được miêu tả liền mạch. Vinhem là
một nhân vật đặc biệt tuy không được miêu tả trực tiếp nhưng chân dung và tính cách vẫn
hiện ra.
Tiểu thuyết bằng thư rất sinh động, chân thật với những rung động tinh tế của con
tim như tuôn trào khỏi trang giấy trắng.
Không ít người hiểu lầm ý nghiã của tiểu thuyết này khi nhìn nhận nó như một tiểu
thuyết tình. Thậm chí ngay cả Napoleon cũng chê Goethe đã “gắn những xung đột xã hội
vào bi kịch tình yêu làm cho tác phẩm giảm hay một phần”. Lại có cách nhận định khác cố
ý tách nội dung ra hai chủ đề – chủ đề tình yêu và chủ đề xã hội.
Thực ra hai khía cạnh ấy quyện chặt với nhau, hoà nhập để tạo thành tư tưởng-
nghệ thuật độc đáo của cuốn tiểu thuyết.
Tình yêu tuyệt vọng của Vecte và Lother trải qua hai giai đoạn và xen giữa làa nỗi
đau khổ của Vecte khi làm thư kí cho viên sứ thần. Đấy là chưa kể nguyên nhân ban đầu
thúc đẩy vectye tìm về miền quê.
Còn Lother đã thực sự yêu say đắm chàng Vecte nhưng không thể vựơt qua tập tục
xã hội phong kiến quí tộc, dù chỉ đính ước, nàng đã bị coi là vợ của Anbec.
Những nỗi đau khổ của chàng Vecte phản ánh tâm trạng của tầng lớp thanh niên tư
sản mới xuất hiện trong xã hôi phong kiến Đức đầy rẫy những thành kiến bất bình đẳng.
Rõ ràng Vecte đã mang hơi thở và nhịp đập của trái tim phản kháng xã hội. Tiểu thuyết
còn có hạn chế là nghiêng về chủ nghĩa duy cảm (coi nhẹ lí trí).Một năm sau khi cuốn sách
ra đời, Goethe làm thêm bài thơ nhan đề “Nỗi đau của chàng Vecte” có câu “Bạn ơi hãy
làm người dũng cảm chớ theo gương tôi”.

VHPT1/P.H.N


147


Vở kich Faust
1. Faust và kết cấu độc đáo
Faust là kiệt tác lớn nhất của Goethe, vở kịch thơ độc đáo và đồ sộ gồm trên 1200 câu
thơ và chia là hai phần “Faust I” và “Faust II” có cấu tạo khác nhau chưa kể 32 câu thơ “đề
tặng” và hai màn phụ “giáo đầu ở nhà hát” và “giáo đầu trên thiên đường”. Nhà thơ bắt đầu
thai nghén “Faust I” từ 1769 khi còn đang học đại học luật. Khi đến Vaima, ông mang theo
bản thảo. Sau nhiều lần bổ sung, sưả chữa, Faust I ra đời năm 1808, Tiếp tục viết phần hai,
hoàn thành 7-1831 và được in sau khi ông ra đời.
“Đề tặng” mở đầu vở khịch với 32 câu thơ nói với các nhân vật. Ngoài ý nghĩa tặng
cho bạn bè thân quen lúc ấy đã mỗi người mỗi ngã, còn là lời giải thích lí do nhà thơ chọn
đề tài. Hình bóng Faust chập chờn ám ảnh thôi thúc ông. Truyền thuyết về bác sĩ Faust đã
đáp ứng những tâm tư tình cảm của Goethe.
Tiếp theo là màn “giáo đầu ở nhà hát” với ba nhân vật : giám đốc nhà hát, nhà thơ
và diễn viên. Mỗi người trình bày ý kiến củ mình. Giám đốc nhà hát yêu cầu nhà thơ viết
gấp cho những kịch bản đáp ứng “khẩu vị của đám khán giả cứ hàng ngày kéo đến rạp
đông như thác lũ, ông khuyên nhà thơ chẳng cần viết những gì cao siêu. Nhà thơ phản
dđèi quan điểm thực dụng của giám đốc. Anh muốn bảo toàn thiên chức cao cả của thi
nhân, thà lui về một góc trời viết thơ giành cho thế hệ mai sau chứ không thể viết những
tác phẩm nhất thời, hay trở thành bồi bút. Diễn viên vừa tỏ ra đồng tình lại vừa tỏ ra băn
khoăn rằng nếu chỉ nghĩ đến mai sau thì “ ai lo giải trí cho khán giả đương thời “.
Dù ý kiến của ba nhân vật vừa phủ định lại vừa bổ sung cho nhau, từ đó toát lên
quan điểm thẩm mĩ tiến bộ của nhà thơ. Phải hướng tới mục đích cao cả của nghệ thuật,
phải sáng tác để phục vụ công chúng đông đảo chứ kohông phải những kẻ giàu sang với
những đàn bà quí tộc chán chường Phải dùng ngòi bút để ca ngợi cái tốt, phê phán cái xấu,
động viên tình yêu và ý chí vươn lên của con người
Kế tiếp là “màn giáo đầu trên thiên đường”. Các thiên thần đang ca ngợi kì công
của Chuá thì xuất hiện con quỉ Mephisto đến để báo cáo tình hình con người ở chốn trần

gian. Hắn chế giễu con người là “ông thánh con lố bịch”; hắn phàn nàn rằng Chúa ban cho
họ trí khôn để họ đem sử dụng linh tinh bừa bãi nên con người lại còn “súc sinh hơn con
vật”. Hắn khẳng định tiến sĩ Faust chỉ là một người mất trí, ngông cuồng muốn hái những
ngôi sao xa xôi, muốn tận hưởng lạc thú ỏ mặt dất trong khi Chúa đánh giá bản chất của
Faust là tốt. Hắn đánh cuộc với Chúa là sẽ làm cho Faust “ ăn dất bùn mà lấy làm thú vị”,
nghĩa là y sẽ thoả mãn với những dục vọng thấp hèn.
Faust I gồm 25 cảnh liên tiếp, mỗi cảnh chuyển tới một địa điểm khác. Thời gian
trong cốt truyện kéo dài hàng năm. Từ căn phòng làm việc của tiến sĩ Faust đến cổng
thành, từ quán rượu Auebec ở Laixich đến một cánh đồng u ám hoang vu, từ rừng thẳm
hang sâu đến nhà giam… Nhà học giả Faust ngồi trong phòng làm việc suy nghĩ miên
man, cảm thấy đau khổ tột cùng vì biết mình tuy học rộng hiểu nhiều, biết rõ những giá trị
kiến thức của mình còn kém xa bao điều bí ẩn chưa tìm ra được. Faust dùng ma thuật gọi
Thần Đất lên để tìm hiểu về những đieuà huyền bí của vũ trụ, nhưng khi thần xuất hiện
chói lọi quá ông không chịu đựng nổi, lại càng tuyệt vọng khi nghe Thần phán rằng Faust
không thể nào sánh kịp với Thần, Faust định dùng thuốc độc tự sát thì vừa lúc tiếng
chuông nhà thờ ngân vang mở đầu ngày lễ Phục sinh làm ông bừng tỉnh lại. Sáng hôm sau,
Faust và người trợ lí Vacne đi dạo ngoài cổng thành, lúc trở về có con chó mực đi theo vào
phòng. Con chó hiện nguyên hình chính là quỉ Mephisto. Hai bên trao đổi và giao ước.
Mephisto hứa thoả mãn mọi ý muốn của Faust với điều kiện khi Faust đã thoả mãn rồi (tức
VHPT1/P.H.N

148


là khi chết) linh hồn ông sẽ thuộc về quỉ Về phần mình, Faust muốn lợi dụng những phép
thuật của Mephisto để đạt được bao điều ấp ủ bấy lâu.
Quỉ dẫn Faust đến quán Auebach nơi rượu chè bê tha của các sinh viên rồi đưa ông
tới lò luyện đan của mụ phù thuỷ để uống thuốc cải lão hoàn đồng. Trở ra phố, Faust gặp
và si mê cô Macgret (Gretchen). Quỉ giúp Faust quyến rũ và làm hại đời cô. Với lọ thuốc
ngủ Faust đưa cho Macgret định làm cho mẹ ngủ say để hai người tình tự. Nhưng rồi bà

mẹ không bao giờ thức dậy đượcvì liều thuốc quá nặng. Anh trai của Macgret cũng bị
Faust dùng kiếm của Mephisto đâm chết… Macgret sinh con, cô sợ bị xã hội chê cười xỉ
nhục liền đem con quẳng xuống cái ao trong rừng, do đó bị bắt giam chờ ngày hành hình.
Trong khi ấy Mephisto dẫn Faust lên núi dự đêm hội yêu ma để chàng quên lãng Macgret.
Nhưng Faust không thể quên được người yêu đang đau khổ nên đòi quỉ phải đưa chàng vào
nhà giam để cứu cô. Không ngờ Macgret cự và chọn cái chết.
Faust II chia làm 5 hồi, về hình thức là trở lại cấu trúc của bi kịch cổ điển chủ
nghĩa. Vừa ở trại giam đi ra, Faust đau đớn ngã ramê man giữa cánh đồng cỏ dại. Các nàng
tiên nữ bay liệng, múa hát ru cho Faust ngủ yên. Sau khi phục hồi sinh lực và sức lực,
Faust lại cùng Mephisto tiếp tục cuộc hành trình. Hai người xin vào triều đình gặp vua.
Vua tỏ ý muốn xem mặt nàng Helene (Helene – hoàng hậu Hi Lạp, bỏ vua chạy theo chàng
Paris về thành Troice), người mĩ nữ nổi tiếng xinh đẹp nhất thời cổ đại Hi Lạp. Nhờ phép
thuật của Quỉ, Faust đã gọi được nàng về cõi thế. Faust bỗng say đắm nàng, chạy lại ôm
chầm lấy Helene và ngất lịm đi khi nàng biến mất, để lại trong tay chàng chiếc áo mỏng
hơi sương. Quỉ đưa Faust trở lại phòng làm việc của tiến sĩ ngày xưa. Bao nhiêu năm đã
trôi qua, Vacne đã trở thành giáo sư, và chế tạo được hình nhân nhỏ (homonculus) sống
trong ống nghiệm. Một hình nhân tí hon đi cùng Faust và Quỉ xuống âm phủ, tìm kiếm thế
giới Hi Lạp cổ đại. Ở đây, Faust gặp lại nàng Helene mà tưởng như nàng vừa rời bỏ thành
Troie trở về cung điện của vua Menelax. Quỉ Mephisto đe doạ nàng khó tránh khỏi trừng
phạt, rồi khuyên nàng vào lánh nạn trong toà lâu đài của tiến sĩ Faust…Hai người đã ăn ở
với nhau, sinh được một con trai đặt tên là Euphorion. Chú bé thích bay nhảy nên cha cậu
đã gắn cho con đôi cánh sáp ong, cậu bé ngã xuống từ trên cao mà chết. Helene đau buồn
bay đi theo linh hồn con, để lại một chiếc áo dài biến thành đám mây đưa Faust trở về cõi
trần gian… Faust giúp nhà vua đánh giặc phép thuật quỉ ; được nhà vua cấp cho khu đất
hoang ngoài bãi biển. Từ đó Faust tổ chức nhân dân đào kênh dắp đập, biến chốn hoang vu
thành miền trù phú. Lúc này Faust đã được trăm tuổi. Quỉ hà hơi vào mắt khiến cho ông bị
mù .Nghe tiếng cuốc xẻng đào huyệt, Faust tưởng đó là tiếng nông dân làm ruộng; ông
cảm thấy toại nguyện và thốt lên lời “ta đã được thoả mãn”. Mephisto nghĩ đã hoàn thành
bản hợp đồng giao ước nên bước tới bắt linh hồn Faust; nhưng các thiên thần nhanh hơn đã
đón linh hồn ông đưa về cõi thiên đường.

Bi kịch Faust là một bản anh hùng ca. Trong văn học thế giới, hiếm có tác phẩm
nội dung phong phú, tư tưởng sâu sắc, phương tiện văn chương biến đổi linh hoạt đến như
thế. Lối thơ và vần điệu cũng thay đổi theo sát hành động kịch. Các đoạn đối thoại triết học
xen kẻ với cảnh sinh hoạt, khúc ca trữ tình xen kẽ với văn xuôi. Toàn bộ lịch sử nhân loại
được khơi dậy dọc theo cuộc hành trình của Faust, từ cuộc chiến tranh thành Troie đến sự
sụp đổ của Misolonghi, từ bi kịch Euripide (Hi Lap cổ) đến nhà thơ Anh Byron từ Thales
triết gia – nhà toán học cổ đại Hy Lạp đến Alexan de Humbon triết học gia Ánh sáng.

2. Faust và bóng dáng thời đại
Faust là một nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc Đức, một nhà chiêm tinh biết
VHPT1/P.H.N

149


làm trò ảo thuật, sống vào khoảng 1480 đến 1540. Nhưng quanh con người ấy, nhân dân
đã thêu dệt nhiều huyền thoại khiến cho Faust chẳng bao lâu trở thành nhân vật hư cấu
hoàn toàn.
Năm 1587, ở quê hương Goethe, xuất hiện cuốn truyện khuyết danh “Lai lịch bác sĩ
Faust, thầy phù thuỷ và nhà ảo thuật nổi tiếng”. Theo cuốn truyện này, Faust tìm được
Mephisto kí giao kèo bán linh hồn cho quỉ, ngược lại quỉ hứa phục vụ Faust trong 24 năm,
giúp anh đi sây vào các khoa học thần bí. Về sau nhiều lúc hói hận, Faust muốn cưỡng lại
quỉ nhưng không được. Hết hạn kì, quỉ phanh thây faust để đoạt lấy linh hồn. Cuốn truyện
viết dưới tác động của đạo Thiên chúa có ý khuyên răn con chiên đừng xa rời đức tin, chớ
lao theo con đường khoa học mà sa ngã vào những vực thẳm tội lỗi và hãy trở về kính sợ
Thượng đế.
Năm 1588, nhà văn Anh Cristophe Maclo viết “Bi kịch về bác sĩ Faust “ , xây dựng
nhân vật chính thành nhân vật chính thành mẫu người của thời đại Phục hưng khát khao
hiểu biết, dũng cảm, có nghị lực, dám quay lưng lại với Thưọng đế.
Tuy nhiên, cuối tác phẩm, tác giả vẫn để cho quỉ sứ đánh chết Faust sau khi bác sĩ

cầu xin các vị thiên thần cứu giúp không được.
Viết bi kịch Faust, Goethe hướng về nguồn cam hứng dân tộc, đó là việc làm có ý
nghĩa lớn trong hoàn cảnh xã hội Đức lúc bấy giờ. So với trước, Faust của Goethe có
những biến đổi quan trọng và sâu sắc hơn nhiều. Trước hết, vở kịch này phản ánh những
vấn đề lớn của thời đại nhà thơ, trải qua những chặng đường lịch sử khác nhau vì vở kịch
này được viết trong thời gian kéo dài trên sáu mươ năm.
“Faust I” được sáng tác ở nửa sau thế kỉ 18, chủ yếu vào thời kì Goethe đang ở tưổi
thanh niên toát lên tâm trạng chán ghét, nổi loạn chống lại “sự cùng khổ Đức” của thế hệ
tham gia Bão táp và Xung kích. Màn một bắt đầu ở chốn nhân gian trong một đêm tối trời
trong căn phòng tăm tối. Nhà bác học Faust chán ngấy cuộc sống tù túng, chật hẹp trong xã
hội phong kiến đầy rẫy những cái xấu xa. Cuộc sống ấy được dàn cảnh rất cụ thể, từ căn
phòng làm việc theo kiểu Gotique, có vòm cao, kính màn như nhà thờ và nặng nề như nhà
ngục, lại có chai lọ ngổn ngang, khói mù, mốc ẩm. Trong văn học thế giới, nhiều tác giả đã
tả hình tượng nhà ngục để ngụ ý chế độ phong kiến. Ở đấy, hình tượng đó xuất hiện ngột
ngạt hơn, dai dẳng hơn có tính chất thi pháp (cảnh mở đầu, cảnh nhà ngục giữ Macgret;
mở đầu là đêm tối trước khi màn hạ lại là đêm tối).
Tâm hồn Faust rất nặng nề vì ông cảm thấy mình là nạn nhân của hệ thống giáo dục
phản động. Ông đã học qua cả bốn khoa của trường đại học thời đó, đỗ tiến sĩ, được phong
làm tôn sư mà theo ông “rốt cục thử nhìn lại xem, thầy với trò vẫn dốt!” với mớ kiến thức
nghèo nàn, vô nghĩa, giả trá, vô tích sự.
Những băn khoăn day dứt của Faust nhiều khi được tác giả đặt vào miệng Quỉ. Đó
là lúc Quỉ giả trang làm Faust để tiếp xúc với đám học trò trẻ tuổi đến xi thụ giáo, hắn đã
phê phán không thương xót các môn Triết, môn Luật, đặc biệt môn thần học và phần nào
cả môn Y học trong trường đại học đương thời.
Rộng hơn trường đại học, đó là chế độ phong kiến bất công, những kẻ bất tài thì
quyền cao chức trọng đè đầu cưỡi cổ người khác…Thêm vào đó là nhân tình thế thái đen
bạc, người đời ưa chế giễu khi thấy ai làm được việc tốt đẹp.
Faust trong phần đầu vở kịch là kiểu nhân vật khổng lồ thoe kiểu hậu sinh củ
Promethe (cổ Hi Lap). Tâm trạng phản kháng của Faust lên tới đỉnh cao khi ông bảo quỉ
Mephisto “thế giới này, anh cứ mặc sức mà tàn phá nát”. Rồi ông kí giao kèo với Quỉ,

muốn tạm thời lợi dụng phép thuật của Quỉ muốn tạm thời lợi dụng phép thuật của Quỉ để
VHPT1/P.H.N

150


thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt để đi tìm chân lí và lẽ sống.
Bóng dáng xã hội phong kiến sau đó lại hiện lên dđËm nét trong tấn bi kịch
Macgret– một trong các sự kiện chính của vở kịch và chiếm 19/25 cảnh của Faust I.
Macgret là một hình tượng nhân vật nữ đẹp trong văn học thế giới. Cô là con nhà bình dân,
ngây thơ trong trắng. Gặp Faust chẳng phải cô không đắn đo, suy nghĩ, tuổi tác chênh lệch
(cô mới 14 tuổi), gia cảnh khác nhau, cô lại là người ngoan đạo, còn Faust theo thuyết
phiếm thần luận chẳng bao giờ di lễ nhà thờ hay di xưng tội. Cô đã lường hết tất cả những
trở ngại đó trong mấy lần đi dạo với Faust trong vườn nhà chị hàng xóm Macther. Rồi cô
đã vựơt tất cả để đến với tình yêu. Đó là tình yêu chân chính, mang tính chất thách thức
với trật tự và đạo lí phong kiến. Macgret đã cảm thấy rằng lao vào mối tình này sẽ phải đau
khổ. Điệp khúc thôi rồi những ngày hớn hở; thôi rồi tình yêu đời ta” trong bài hát của cô
khi ngồi quay sợi chỉ (dệt) như báo trước nỗi đắng cay. Macgret là một tính cách bi kịch.
Ta thấy toát lên ở nhân vật cái đẹp, cái hùng bị thủ tiêu nhưng được ý thức rõ rệt.
Tình yêu bị phá hoại trước hết do con quỉ Mephisto. Kế đó những thành kiến khắc
nghiệt của xã hội phong kiến về “tội lỗi” của người phụ nữ có con hoang đã đẩy cô vào
vũng bùn tội lỗi. Trong xã hội ấy, tình yêu chân chính không có dất sống. Macgret không
chịu theo Faust trốn khỏi nhà ngục vì ở đó cô cảm thấy an toàn dễ chịu hơncái xã hội ghê
rợn bên ngoài. Quyết định đó là lời tố cáo mãnh liệt xã hội phong kiến chớ không phải cô
muốn sám hối rồi đền tội
Faust II sáng tác vào thời kì cách mạng tư sản đang diễn ra sôi sục ở nhiều nước
châu Aâu tiếp sau Cacùh mạng tư sản Pháp 1789. Nhà thơ có dịp đưa vào tác phẩm cái
hình ảnh toà lâu đài phong kiến đang tan rã và có nguy cơ bị ngọn lửa cách mạng thiêu
cháy. Trong màn khiêu vũ hoá trang (hồi I), đám cháy tượng trưng cho Cách mạng.
Trong lúc nhà vua gặp cơn khốn quẫn, Mephisto đã giúp vua chế ra tiền giấy để

tạm thời thanh toán những nỗi khó khăn. Những tờ giấy bạc gây nên cảnh phồn vinh giả
tạo và chỉ làm cho sự tan rã của chế độ phong kiến thêm trầm trọng và nhanh chóng.
Chúng tượng trưng cho những nhân tố tư bản chủ nghĩa đang xâm nhập, phá huỷ cơ sở của
chế độ phong kiến đồng thời hé mở cho thấy mặt trái của chủ nghĩa tư bản. Vàng bạc trở
thành tiêu chuẩn của nhan sắc, đạo đức, tài năng và cả vương quyền: “những thỏi vàng óng
a óng ánh, tôn dung nhau và tô điểm oai vua”. (…) Lời con quỉ huênh hoang về sự giàu có
của hắn là một điển hình.
Faust cũng ít nhiều phản ánh sinh động quá trình làm giàu chất dầy tội lỗi của chủ
nghĩa tư bản. Ngay cả nhân vật chính Faust căn bản là người tốt, mang trong mình khí thế
của giai cấp tư sản đứng lên chống phong kiến nhưng có quỉ đằng sau nên cũng bị kích
thích lộ ra mặt trái của ông. Quỉ đã giúp Faust cướp những thuyền buôn trên biển, giết hại
đôi vợ chồng già lương thiện cướp dất đai của họ. Lời nói của Quỉ “chiến tranh , buôn bán
và cướp biển- ba thứ này không thể tách rời nhau” ở hồi cuối của vở kịch đã tóm tắt quá
trình hình thành đẫm máu và nước mắt nhân dân của chủ nghĩa tư bản.

3. Faust và triết lí hành động
Nhà khoa học Faust và Quỉ Mephisto đi cùng nhau suốt chặng đường dài, cùng chung
một giao kèo nhưng khác nhau cái đich tới. Faust mong tìm ra lẽ sống ở đời, quỉ muốn
chiếm linh hồn Faust. Quỉ luôn luon tin tưởng ở thắng lợi vì hắn nhận định rằng con người
là tầm thường, dễ dàng thoả mãn với dục vọng thấp hèn.
Quỉ dẫn Faust tới quán rượu Auơbach nhằm quyến rũ Faust bằng con đường ăn chơi
nhậu nhẹt. Để dựng cảnh này, nhà thơ đã tái hiện những cảnh mắt thấy tai nghe trong cuộc
VHPT1/P.H.N

151


sống ăn chơi sa đoạ của sinh viên Laixich. Thực tế là đã không có không ít thanh niên sinh
viên đã tiêu ma sự nghiệp trong những nơi như thế. Nhưng Quỉ đã đánh giá lầm Faust. Cái
bả tầm thường ấy không lung lạc được ông. Ông chỉ ngắm nhìn dửng dưng và bảo

Mephisto dời đi chỗ khác.
Thất bại keo đầu, Mephisto chuyển sang dùng bả sắc dục. Trước hết phải làm cho
Faust trẻ lại trong lò luyện đan của mụ phù thuỷ rồi sau đó mới đẩy Faust đến chỗ cô gái
đẹp Macgret. Có thể nói Macgret là lời cám dỗ đầu tiên đối với Faust. Ông khát khao cô
gái và doạ sẽ từ bỏ Quỉ nếu y không giúp ông đón Macgret ngả vào cánh tay mình tối hôm
đó…
Nhưng khi đến được phòng riêng của Macgret, Faust tận mắt ngắm nhìn căn phòng
ngủ xinh xắn, giản dị trang nhã, phản ánh một tâm hồn trinh bạch, tuy nghèo nàn mà đượm
vẻ thần tiên (thánh thiện) thì đam mê dục vọng tan biến nhường chỗ cho tình yêu trọn vẹn.
Vừa bồi hồi sung sướng vừa ân hận, Faust muốn bỏ ra đi chẳng bao giờ trở lại… Faust
thoát khỏi cạm bẫy của Quỉ. Về sau này Faust tìm đến Macgret bằng tình yêu chân thành,
điều đó vựơt ngoài kế hoạch của Mephisto.
Thất bại lần thứ hai, Quỉ lại dùng bả vinh hoa, dẫn Faust vào triều dình gặp vua.
Nhưng danh vọng, địa vị, tiền bạc chưa có tác dụng gì đối với Faust và sự xuất hiện của
mỹ nhân Helene năm ngoài dự kiến. Mephisto bị động, phải lẽo đẽo đi theo Faust xuống
âm phủ tìm người mĩ nữ Hy lạp cổ đại.
Những chuỵên ăn chơi sắc dục và vinh hoa đã chứng tỏ không phải là lẽ sống của
nhà khoa học Faust trong khi những thứ đó đã là những cám dỗ phổ biến chôn vùi sự
nghiệp bao người trên thế gian này.
Mối quan hệ Faust-Macgret-Helene có ý nghĩa phức tạp hơn.
Sau khi thoát khỏi cạm bẫy sắc dục, Faust đến với Macgret là xây dựng một tình yêu chân
chính, là đến với cuộc sống bình thường của con người. Tuy vậy Faust vẫn còn băn khoăn
day dứt. Ông nghĩ về khuôn khổ chật hẹp trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Tình yêu bé
nhỏ ấy đã phải là lẽ sống cao nhất của đời ông chưa ? hay nó sẽ níu áo ông – nhà khoa học
trên con đường vươn tới những khát vọng cao cả ? Tình yêu của Macgret đem tới cho
Faust cả niềm hạnh phúc cả nỗi đau đớn. Hai linh hồn tranh chấp trong con người ông như
có lần ông đã tự thú. Chắc hẳn Faust sẽ không thoả mãn với hạnh phúc êm đềm, phẳng
lặng trong tình yêu của Macgret và bi kịch Macgret không bao giờ tránh khỏi.
Trái với truyền thuyết, trong bi kịch Faust sự kiện Helene không phải do âm mưu
của Quỉ nhưng nàng vẫn là một thử thách thực sự đối với Faust. Helene tượng trưng cho

Cái Đẹp và Nghệ Thuật. Tin rằng nghệ thuật là cao quí nhưng nhà thơ đã phải tự đặt ra câu
hỏi – hiến mình cho Nghệ Thuật có phải là lẽ sống cao nhất hay chưa ?! Bản thân nhà thơ
Goethe suốt đời tận tuỵ với sự nghiệp sáng tác, đã từng rời bỏ triều đình Vaima, sang Italia
nghiên cứu nghệ thuật cổ đại Hy – La. Nhà thơ đã xây dựng hình tượng chú bé Euphorion
– nhân vật mang dòng máu của cha (Faust) có ý chí và hoài bão lớn lao, muốn bay nhảy
chứ không chịu bò lết, muốn xông vào nơi mũi nhọn của cuộc chiến đấu. Qua hình tượng
này, Goethe ngụ ý ca ngợi và thương tiếc nhà thơ Byron – người đã sang tham gia chiến
đấu cùng với nghĩa quân Hy Lạp chống quân xâm lược Thổ và vừa ngã xuống năm 1824.
Trong vở kịch, cái chết của Euphorion chấm dứt cuộc tình Faust – Helene. Nhà thơ chưa
muốn để cho Faust gác lại ý chí ở mối tình. Nghệ thuật thuần tuý chưa phải là mục đích
cao nhất mà chỉ có thể coi nó như phương tiêu để đạt tới chân lí .
Bao nhiêu mưu ma chước quỉ của Mephisto đều không làm cho Faust sa ngã Faust.
Quỉ thất vọng, tưởng chừng không còn lạc thú nào ở trần gian có thể khiến Faust ham
VHPT1/P.H.N

152


muốn thì ông nói với Quỉ “hành động là tất cả, danh vọng không nghĩa lí gì”. Faust đã tìm
thấy lạc thú và lẽ sống: sự nghiệp khai khẩn đất hoang, hành động thực tiễn vì lợi ích của
mọi người.
Thực ra không phải đến lúc này Faust mới nhận thức được điuề đó. Ngay từ đầu tác
phẩm, khán giả đã nhận thấy nhân vật này gần gũi và yêu mến nhân dân. Trong buổi đi
chơi ra cổng thành, ông cảm thấy sung sướng được tiếp xúc với nhân dân lao động, thoát
khỏi thấy độ cau có, khó chịu của trợ lí Vacne. Đến lúc quay về phòng, ngồi dịc Kinh
Thánh (tiếng Latinh) ra tiếng Đức, Faust loay hoay mãi với câu đầu tiên :” khởi thuỷ là
Lời” (In intio erat verbum). Ông không thể tán đồng quan điểm đề cao Lời nói (lời Thượng
đế phán truyền). Đắn đo cân nhắc mãi xem có nên dịch “khởi thuỷ là tư tưởng”, “khởi
thuỷ là sức mạnh” hay không, cuối cùng nhà khoa học hạ bút viết: “Khởi thuỷ là hành
động”. Ngay từ đầu ông đã thoáng thấy hình dáng chân lí. Quá trình làm bạn với Quỉ

Mephisto là quá trình kiểm nghiệm chân lí. Cuối cùng nhà thơ đã giác ngộ hoàn toàn : đọc
thiên kinh vạn quyển như ông mà không hướng tới một hành động vì nhân dân thì vốn kiến
thức ấy chỉ là mớ lí tưởng suông, xám xịt, còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi “.
Nhân vật Vacne là kiểu học giả tương phản với tính cách Faust. Y thích ứng với
hoàn cảnh xã hội phong kiến, thoả mãn với cuộc sống chật hẹp, với lối học sách vở, tầm
chương trích cú. Y không muốn hoà mình vào cuộc đời sinh động mà chỉ thích chúi mũi
vào đống lí thuyết xám xịt. Y có một thành tựu là chế tạo được một “hình nhân nhỏ” trong
phòng thí ngiệm. Nhưng nhà thơ vạch ra rằng Vacne giỏi lắm cũng chỉ chế tạo ra một “con
người” không hoàn thiện chưa hẳn là người vì chỉ sống trong bình thuỷ tinh có hồn nhưng
không có xác. Hình nhân nhỏ đụng phải cái gai khi đang dự đám cưới ở âm phủ nên bị vỡ
tan. Y tan vỡ trước cuộc sống sinh động hoặc phải nhập vào cuộc sống để hoá thân.
Triết lí hành động là một trong tư tưởng sâu sắc nhất của kịch Faust. Tuy nhiên ở đây cũng
thể hiện phần nào những hạn chế của Goethe. Trong phần một, Faust có khát vọng và tinh
thần phản kháng mạnh mẽ bao nhiêu thì sang phần II tư tưởng của ông trở nên hoà hoãn
bấy nhiêu. Màn độc thoại của nhân vật chính mở đầu “ Faust II”, nhà thơ lại để cho nhân
vật nói lên những hạn chế, nhược điểm của nhân loại. Hành động thực tiễn là đúng, nhưng
trong hoàn cảnh nước Đức phong kiến chưa hoàn thành Cách mạng tư sản mà đưa ra hình
ảnh “khai mương đắp đập” có hợp lí không ? Tất nhiên không nên hiểu đắp đập khai
mương theo nghĩa đen cũng như không cần phải băn khoăn vì sao nhà thơ lại dịch “khởi
thuỷ là Lời” biến thành “ khởi thuỷ là hành động”.
4. Faust và chủ nghĩa nhân đạo
Cách tổ chức sự kiện và tình tiết trong kịch Faust là một trong những biểu hiện chủ
nghĩa nhân đạo của nhà thơ. Đó là tình trạng Faust mắc vào một mâu thuẫn khó giải quyết
giữa tình yêu và lí tưởng của chính mình. Faust có ý chí vươn lên mãnh liệt nhưng ông
cũng yêu Macgret với tất cả tâm hồn mình. Nếu Faust đắm mình trọn vẹn trong tình yêu
nhỏ bé này thì ông là người tầm thường. Nhưng nếu ông lạnh lùng dứt áo ra đi (coi tình
yêu nhẹ như lông hồng) để tiếp tục sự nghiệp thì ông cũng là một kiểu người tầm thường
khác, thậm chí còn là kẻ nhẫn tâm nữa.
Dưới ngòi bút của Goethe, Faust cố sức tìm cách cứu Macgret ra khỏi nhà ngục,
chỉ thất vọng khi chính cô không chịu ra. Giải quyết như thế vừa tăng cường âm hưởng

chống phong kiến, vừa mở đường cho Faust tiếp tục cuộc hành trình để tìm lẽ sống mà
Faust vẫn là một con người thuỷ chung nhất mực, giàu lòng nhân đạo.
Tinh thần nhân đạo cao cả của Goethe chủ yếu toát lên từ chủ đề vở kịch, qua mối
quan hệ giữa Faust và Mephisto. Mephisto là con quỉ hư vô chủ nghĩa tuyệt đối. Hắn tự
VHPT1/P.H.N

153


giới thiệu bản chất của hắn là loại “ yêu ma luôn luôn phủ nhận “, là “tội lỗi”, là “phá huỷ”,
tóm lại là cái Aùc. Do đó hắn có hai mặt. Một mặt hắn tung ra những ý kiến sâu sắc vạch
trần các ung nhọt của xã hội phong kiến và xã hội tư bản. Những lúc ấy, khán giả đồng tình
với hắn. Mặt khác, hắn lại không tin vào bất cứ cái gì tốt đẹp trên đời. Hắn phỉ báng con
người trước mặt Đức Chúa Trời.

Mephistophen và Faust là hai tính cách hoàn toàn đối lập nhau nhưng lại gặp nhau ở một
điểm là cùng phủ nhận cái trật tự xã hội trước mắt . Chính từ đấy xuất hiện tình huống kịch
: Faust kí giao kèo với Mephisto. Cả hai đều tin mình sẽ thắng. Quỉ tin chắc có thể dễ dàng
làm cho Faust hài lòng thoả mãn. Còn Faust tin ở ý chí vươn lên của ông sẽ không bao giờ
tàn lụi.
Bao nhiêu cám dỗ của quỉ đưa ra đều không lung lạc được Faust. Hắn không lôi kéo được
Faust vào những thú vui thấp hèn, không làm cho Faust “ ăn đất bùn mà lấy làm thú vị “.
Cuối vở kịch Faust đã thoả mãn, nhưng không phải những dục vọng tầm thường, cũng
không nhờ âm mưu, phép thuật của Quỉ. Việc tổ chức nhân dân đào mương đắp đập, khai
khẩn đất hoang là một hành động cao quí. Chính vì thế mà các thiên thần xuống đón linh
hồn Faust lên thiên đường còn quỉ Mephisto tưởng lầm hắn đã có quyền thực hiện điều ứơc
trong bản giao kèo.
Trong vở kịch này, các hình tượng Chúa, quỉ, thiên thần và những chi tiết thiên
đường, địa ngục, tiếng chuông nhà thờ, ngày lễ Phục Sinh…chỉ là những biểu tượng nghệ
thuật chứ không phải mang ý nghĩa tôn giáo. Goethe cũng như Faust vốn chẳng tin gì ma

quỉ thánh thần, “việc cõi bên kia ta ít cần chú ý”. Căn bản Goethe là một nhà duy vật.
Engels nhận xét rất thú vị “Goethe không muốn dính dáng gì tới Thượng đế cả ; tiếng đó
làm cho ông khó chịu, Goethe sở dĩ vĩ đại là do lòng nhân đạo ấy…”
Xét về một phương diện triết học, Faust và Mephisto là hai mặt của một vấn đề.
Mephisto gợi lên cho ta nững yếu tố tiêu cực, lầm lạc, trì trệ của con người, còn Faust tiêu
biểu cho những yếu tố tích cực, tiến bộ. Faust kí giao kèo với Mephisto tức là con người tự
thách thức với bản thân mình. Cuộc đấu tranh diễn ra dai dẳng, quyết liệt. Những ham
muốn nhất thời nhiều lần làm cho Faust phạm phải những sai lầm đáng tiếc, và ông không
chịu trách nhiệm một phần về những nỗi đau đớn của Macgret… Nhưng cuối cùng cái
Thiện đã thắng cái Ac. Tác phẩm bộc lộ niềm tin sâu sắc của nhà thơ vào con người tuy lúc
này hay lúc khác có thể phạm sai lầm khuyết điểm nhưng rồi sẽ vươn lên tới Ánh sáng và
tìm ra đường sống chân chính. Đúng như lời Chúa bảo Quỉ: “ở nhánh cây non, người làm
vườn sớm nhìn thấy rõ – Năm tháng tưới cành tươi sẽ sai hoa trĩu quả”.
Sống là vươn lên không ngừng; dừng lại có nghĩa là chết. Con người vươn lên bằng
cách không ngừng khắc phục những mặt tiuê cực, trì trệ, ngưng đọng.Vì thế “quỉ Mephisto
“xét về ý nghĩa nào đó lại cần thiết cho con người, “do Chúa ban cho con người”. (Ý nói:
chính Chúa tạo điều kiện cho Mephisto đến thử thách con người), để nó kích thích, hoành
hành, gây sự. Bởi nếu thiếu nó thì con người không biết khắc phục cái gì và cuộc sống sẽ
dừng lại.
Faust là một bi kịch nhưng lại đậm đà hương vị lạc quan.
Ở Đức, cùng lúc với Goethe còn có Lessing, Clinge cũng viết đề tài Faust.


×