Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giáo trình triển vọng thay đổi chính sách tỷ giá của trung quốc và tác động có thể ảnh hưởng đến việt nam p3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.8 KB, 12 trang )

thức ít biến động nhưng lại có mức phá giá nhanh khi biến động,
bên cạnh đó sự phát triển của thị trường ngoại hối đã tạo nên sự
biến đổi mạnh mẽ của tỷ giá. Ra đời từ đầu những năm 1980 ở
Trung Quốc, thị trường ngoại hối phát triển rất nhanh từ sau năm
1986 dẫn tới hình thành một mạng lưới thanh toán dựa vào thị
trường . Cơ sở cho sự tồn tại thị trường này là quyền tự chủ của
các doanh nghiệp Trung Quốc cho phép các nhà xuất khẩu được
được giữ một phần ngoại hối, nhằm khuyến khích tăng khả năng
hoạt động xuất khẩu. Với sự hiện diện của thị trường này, đã làm
cho tỷ giá trao đổi từng bước được dao động tự do hơn.
Chính sách tỷ giá trong thời kỳ này đã giúp Trung Quốc đẩy
mạnh xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại, cán cân thanh
toán và đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Nếu như
năm 1978 tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu chỉ đạt 20,64 tỷ USD
bằng 9,8% GDP, đứng thứ 27 trên thế giới về buôn bán đối ngoại
và cán cân thương mại là -15.002 triệu USD thì nhờ thương mại
phát triển đến năm 1990 cán cân thương mại là 8.646 triệu USD.
Sau những điều chỉnh thử nghiệm thành cơng ban đầu, chính phủ
Trung Quốc tiếp tục điều chỉnh chính sách tỷ giá theo hướng đã
vạch ra.
Cho nên, đầu những năm 90 (1991- 1993), Trung Quốc chính
thức cơng bố áp dụng một tỷ giá thả nổi. Trong giai đoạn này, tỷ
giá trao đổi của đồng NDT thường xuyên dao động, đồng NDT hầu

25


như hạ giá. Nhờ tăng tỷ lệ ngoại hối phân bổ thông qua tương tác
giữa cung và cầu trên thị trường, những hoạt động kiểm soát về
ngoại hối đã giảm dần, trong khi đó các lực lượng thị trường được
tính đến nhiều hơn trong các quyết định liên quan đến tỷ giá. Sau


khi tỷ giá được điều chỉnh tương đối sát với biến đổi của thị trường
và sức mua thực tế của đồng NDT, tỷ giá danh nghĩa giữa đồng
NDT với USD tương đối ổn định ở mức 5,2 -> 5,8 NDT/USD. Tuy
nhiên, mức điều chỉnh này được dựa vào mức giá giữa Trung Quốc
và Mỹ đã làm cho lạm phát cao ở Trung Quốc tác động xấu tới
mục tiêu tăng trưởng và thúc đẩy xuất khẩu của nền kinh tế. Như
từ mức thặng dư thương mại là 9.165 triệu USD với tốc độ lạm
phát 3,06% năm 1990 thì đến năm 1993 cán cân thương mại bị
thâm hụt –10.654 triệu USD và tốc độ lạm phát là 14,58%.
Có thể nói đây là những bước đầu tiên của quá trình chuyển
đổi tỷ giá hối đố và chính sách tỷ giá ở Trung Quốc, là giai đoạn
để cho tỷ giá ấn định trước đây được thả nổi theo sát với những
diễn biến của thị trường.
2.1.2 Thời kỳ phá giá mạnh đồng NDT và thống nhất hai tỷ giá
hướng tới một đồng NDT có khả năng chuyển đổi (1994- 1997).
Nhận thấy nguy cơ đồng NDT có khả năng trở lại tình trạng
bị đánh giá cao so với sức mua thực tế, chính phủ Trung Quốc đã
quyết định chuyển hướng điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đối.
Ngày 1-1-1994, đồng NDT chính thức bị tuyên bố phá giá mạnh từ

26


5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD, và thống nhất các mức giá
thành một tỷ giá chung. Tuy nhiên, tỷ giá danh nghĩa bắt đầu lên
giá chậm chạp và cuối cùng ổn định ở mức 8,3NDT/USD. Để
giảm bớt tác động của sự thay đổi trong chính sách tỷ giá lên thị
trường tiền tệ, vào thời kỳ này chính phủ Trung Quốc đã ban hành
một loạt những biện pháp hỗ trợ và quản lý ngoại hối như : thực
hiện chế độ ngân hàng kết hối, xoá bỏ sự găm giữ ngoại tệ và tăng

giá ngoại hối của các công ty, xây dựng thị trường giao dịch ngoại
tệ liên ngân hàng; cải tiến cơ chế hình thành tỷ giá hối đối; xố bỏ
kế hoạch mang tính mệnh lệnh đối với thu chi ngoại hối… kết hợp
với kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng trung ương Trung Quốc. Đối
với cơng ty nước ngồi, Trung Quốc yêu cầu phải có bảng cân đối
ngoại tệ hàng năm. Đối với các doanh nghiệp liên doanh với nước
ngoài phải có giấy phép đổi ngoại tệ mạnh sang NDT. Cịn đối với
doanh nghiệp nhà nước, yếu cầu phải nộp 100% ngoại tệ thu được
thay vì 50% trước đây. Tuy nhiên, Trung Quốc đã có những điều
chỉnh quản lý ngoại hối lỏng hơn như: cho phép các cơng nước
ngồi từng bước được giao dịch, mua bán ngoại tệ mạnh, tạo điều
kiện để đồng NDT xâm nhập mạnh hơn vào thị trường tiền tệ, tài
chính thế giới…
Kết quả của điều chỉnh và phá giá mạnh đồng NDT trong
thời kỳ này của Trung Quốc đã giúp nước này không chỉ thu được
những lợi ích trong ngắn hạn, nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu,

27


chiếm lĩnh nhiều thị phần quan trọng trên thị trường quốc tế, mà
còn tạo cơ sở để Trung Quốc duy trì chính sách tỷ giá ổn định
trong một thời gian dài, giảm thiểu những rủi ro hối đối và tạo
mơi trường hấp dẫn thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.:

Năm

1994 1995

1996 1997


FDI-

tỷ 33,79 35,84

40,18 44,23

USD
Lạm

phá 24,2

16,9

8,3

8,3

(%)
XK-

tỷ 121,0 148,8

151,2 182,9

tỷ 115,7 129,1

138,9 142,2

USD

NKUSD
Nguồn chính IMF. International Financial Statistics
T5/2001
2.1.3 Chính sách tỷ giá duy trì ổn định đồng NDT yếu nhằm thúc
đẩy xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế cao và giảm những cú sốc từ
bên ngoài (1997-nay).
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm
1997, mơi trường kinh tế quốc tế đã có nhiều biến động đáng kể.
Các nước bị khủng hoảng rơi vào tình trạng suy thoái, mức sống
của người dân bị sụt giảm đáng kể. Cuộc khủng hoảng này đã làm

28


cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và thương mại tồn cầu chậm lại.
Trung Quốc khơng phải là một ngoại lệ. Xuất khẩu và đầu tư nước
ngoài giảm mạnh. Vấn đề sản xuất dư thừa ngày càng trở nên trầm
trọng trong các ngành công nghiệp chế biến. Giá thị trường liên tục
giảm xuống và dần dần xuất hiện những dấu hiệu giảm phát.
Trước tình hình đó, chính phủ Trung Quốc đã có chủ trương
khơng phá giá đồng NDT, tỷ giá vẫn giữ ở mức 8,3NDT/USD, với
biên độ giao đông là nhỏ. Nhờ đó mà những tác động của cuộc
khủng hoảng khu vực Châu Á đối với nền kinh tế Trung Quốc và
cả nền kinh tế thế giới đã ít nghiêm trọng hơn.
Để bảo vệ đồng NDT trước tác động của cuộc khủng hoảng
tài chính khu vực, năm 1998 Trung Quốc đã quay trở lại kiểm soát
chặt chẽ thị trường ngoại hối, giảm nguy cơ đầu cơ và găm giữ
ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại tệ. Thu nhập ngoại tệ của các doanh
nghiệp bắt buộc phải bán cho những ngân hàng đã được chỉ định
trước, việc bán ngoại tệ cũng phải có hố đơn theo quy định mới

được rút, thậm chí các nhà đầu tư nước ngoài cũng phải bán ngoại
tệ cho các ngân hàng Trung Quốc để đổi lấy một lượng NDT nhất
định sử dụng trong lãnh thổ nước này. Song song với việc quản lý
chặt chẽ thị trường ngoại hối, để giảm bớt sức ép đối với xuất khẩu
và sự tăng trưởng của nền kinh tế, Trung Quốc còn phối hợp với
các chính sách kinh tế như nới lỏng chính sách tiền tệ và kích cầu.
Trong năm này, Trung Quốc đã liên tiếp 3 lần hạ lãi suất tiền cho

29


vay và tiền gửi bằng đồng NDT, lãi suất chiết khấu cũng giảm
1,91%, đồng thời với việc giảm cả lãi suất với các loại tiền gửi
bằng ngoại tệ, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, kích thích tiêu
dùng ở các tầng lớp dân cư... Với cơ chế quản lý rất chặt chẽ như
vậy, tỷ giá giữa đồng NDT và USD vẫn cố định là 8,3NDT/USD
cho tới ngay nay.
Theo các chuyên gia hàng đầu về kinh tế thì cho rằng với tỷ
giá hiện nay đồng NDT đã bị đánh giá thấp khoảng 30% so với các
đồng tiền khác,theo nhận định của Mỹ là 40% và theo EU thì tỷ lệ
này là 20%. Theo họ với tỷ giá thấp, đã tạo ra những lợi thế thương
mại bất bình đẳng cho hàng Trung Quốc tràn ra thị trường quốc tế,
làm suy yếu sức cạnh tranh của các nhà xuất khẩu khác. Cùng với
những lợi thế về tài nguyên và nhân lực, việc duy trì tỷ giá hối đối
khơng cân đối giữa NDT và USD trong lúc USD đang giảm đi
tương đối so với các đồng tiền khác đang giúp các nhà xuất khẩu
của Trung Quốc có lợi thế trong cuộc chiến giá cả và nâng cao tính
cạnh tranh thu hút đầu tư của nước này.
Cịn về quan điểm của phía Trung Quốc lại trái ngược với
các nước, họ cho rằng đồng NDT không những khơng giảm giá mà

trái lại cịn đang lên giá so với các đồng tiền khác. Theo nhận định
của Trung Quốc thì về danh nghĩa trong giai đoạn 1994-2002,
đồng NDT đã tăng 5,1% so với đồng USD, tăng 17,9% so với
đồng Euro và tăng 17% so với đồng yên Nhật, nếu tính đến yếu tố

30


lạm phát thì mức tăng thực tế của đồng NDT so với các đồng tiền
này là 18,5%, 39,4%, 62,9%. Mặc dù có những quan điểm trái
ngược nhau, thực tế đã cho thấy cho tới nay việc điều chỉnh tỷ giá
và chính sách tỷ giá trong thời gian qua đã tạo ra khả năng góp
phần giảm tác động trước những cú sốc từ bên ngoài và đạt được
thành tựu to lớn kể từ năm 1997.
Trong năm 2002, tổng doanh số thương mại của Trung Quốc
đạt 620,79 tỉ USD, trong đó xuất khẩu tăng 22,3%, đạt 325,57 tỉ
USD; nhập khẩu tăng 21,2%, đạt 295,22 tỉ USD. Thặng dư thương
mại đạt 30,33 tỉ so với 22,6 tỉ USD trong năm 2001. Dự trữ ngoại
tệ đạt mức cao kỷ lục là 286,4 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng trung
bình của nền kinh tế Trung Quốc là 8%/năm, và cao nhất trên thế
giới.
Mặt khác, đồng NDT hiện đang mạnh lên so với đồng USD.
Tuy chưa phải là đồng tiền có thể chuyển đổi hồn tồn, nhưng nó
đang ngày càng được sử dụng nhiều ở bên ngoài biên giới Trung
Quốc, đặc biệt là dọc biên giới Trung Quốc với các nước Đơng
Nam Á. Theo tính tốn hiện có khoảng 30 tỷ NDT đang lưu hành
ở bên ngoài Trung Quốc, điều này chứng tỏ niềm tin của quốc tế
vào kinh tế Trung Quốc. Và đồng NDT được dự đốn là sẽ đóng
vai trị khu vực lớn hơn đồng Eruo, có thể trở thành đồng tiền dự
trữ thay thế các đồng tiền quốc tế khác ở Châu Á.


31


Bên cạnh những thành tựu đạt được một phần là nhờ vào
chính sách tỷ giá hiện nay, thì vẫn cịn những hạn chế. Khi mà
đồng tiền giảm giá, nó làm cho các khoản vay bằng ngoại tệ của
nước đó và rủi ro của đầu tư trong tương lai tăng lên khi các nhà
đầu tư dự kiến tăng về tính khơng ổn định của tỷ giá hối đoái. Hiện
nay, nợ quá hạn của Trung Quốc đã lên đến mức 1.800 tỷ nhân dân
tệ, tương đương 140% GDP so với mức 88% trong năm 1996. Và
những khoản nợ khó địi tập trung ở bốn ngân hàng lớn của Trung
Quốc- đó là những ngân hàng hiện nay mất khả năng thanh toán
xét trên phương diện kỹ thuật. Kể từ 1998 đến nay, Trung Quốc đã
bỏ ra 200 tỷ USD để tái cấp vốn và mua lại các khoản nợ khó địi
của các ngân hàng. Mặc dù hiện nay Trung Quốc đang phải đối
mặt với tình hình tài chính bất ổn, nhưng chính phủ Trung Quốc
vẫn hết sức thận trọng tránh làm tổn hại đến xuất khẩu. Theo cảnh
báo của các nhà nghiên cứu kinh tế, rằng việc điều chỉnh giá trị của
đồng nhân tệ có thể làm cho kinh tế Trung Quốc "mất ổn định" do
khuyến khích các luồng vốn đầu tư, làm tăng sư phụ thuộc của nền
kinh tế vào yếu tố bên ngồi nhất là khi hiện nay có tới 50% hàng
xuất khẩu là của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Đây
chính là sự mâu thuẫn mà việc lựa chọn chính sách tỷ giá phải đối
mặt.
Tóm lại: Đầu những năm 1980, khi Trung Quốc bước vào
công cuộc cải cách và mở cửa kinh tế, Trung Quốc ấn định mức tỷ

32



giá 2,4 NDT/USD. Tới những năm 1990, khoảng 10 năm sau cải
cách, nền kinh tế Trung Quốc có những bước phát triển mạnh mẽ
thể hiện ở xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các nhà quản lý
ở Trung Quốc hiểu rằng một tỷ giá hối đoái cố định sẽ khơng giúp
kích thích tăng trưởng và xuất khẩu.
Do vậy Trung Quốc bắt đầu hướng tới một cơ chế tỷ giá
mềm dẻo với sự tham gia nhiều hơn của yếu tố thị trường nhưng
vẫn có sự kiểm sốt của nhà nước. Tỷ giá đồng NDT vào khoảng
5,8 - 5,9 NDT/USD những năm 1990-1993. Đến cuối năm 1993,
đầu năm 1994, để kích thích xuất khẩu hơn nữa, Trung Quốc đã
quyết định chuyển tỷ giá lên 8,7 NDT/USD. Sau nhiều lần điều
chỉnh, tỷ giá này dừng ở mức khoảng 8,2 - 8,3 NDT/USD và duy
trì từ năm 1994 tới nay.
2.2 Tác động chính sách tỷ giá TQ tới thương mại một số
nước.
Tác động tới Mỹ
Từ năm 1993, Trung Quốc và Mỹ đã mở rộng quan hệ buôn
bán. Năm 2000, Mỹ chiếm 20,9% kim ngạch xuất khẩu và trở
thành đối tác quan trọng số một trong xuất khẩu hàng hoá của
Trung Quốc, xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc sang Mỹ đạt
103,3 tỷ USD, chiếm 8,2% giá trị nhập khẩu của Mỹ. Trung Quốc
trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ 5 của Mỹ. Thương mại của Mỹ

33


với Trung Quốc đã tăng 50%. Tuy nhiên, trong những năm qua Mỹ
chủ yếu bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Năm 2002, thâm hụt thương mại của Mỹ vào khoảng 500 tỷ

USD thì có tới 103 tỷ USD là thâm hụt với Trung Quốc. Trong 8
tháng đầu năm 2003, xuất siêu của Trung Quốc sang Mỹ lên tới
120 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng không đáng kể, chỉ nhích từ
13 lên 19 tỷ USD.
Mỹ cho rằng việc Trung Quốc kìm giữ tỷ giá giao dịch đồng
NDT trong một biên độ hẹp khoảng 8,3 NDT/USD trong một thời
gian dài đã giúp các nhà xuất khẩu Trung Quốc có được lợi thế
cạnh tranh không công bằng trên thị trường thế giới và ngay cả
trên thị trường Mỹ, khiến nhiều việc làm Mỹ trong khu vực sản
xuất khàng xuất khẩu bị cắt giảm. Trong những năm vừa qua, do
buôn bán bất lợi với Trung Quốc, Mỹ đã mất đi khoảng 2,6 triệu
công ăn việc làm chiếm 10% trong tổng số người thất nghiệp vì
các cơ sở sản xuất ở Mỹ khó lịng cạnh tranh với chính sách về giá
đối với các hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Hơn nữa, có một
đồng NDT rẻ đã khiến môi trường đầu tư của Trung Quốc hấp dẫn
và các nhà đầu từ Mỹ đã và đang chuyển sang đầu tư sản xuất ở
Trung Quốc.
Do những nguyên nhân trên, Mỹ đang gia tăng sức ép với
Trung Quốc trong vấn đề điều chỉnh chính sách tỷ giá. Một loạt
những chuyến viếng thăm, gặp gỡ, bài phát biểu của các quan chức
34


chính quyền ơng Bush với Trung Quốc diễn ra gần đây nhằm gây
áp lực để Trung Quốc chấm dứt tình trạng can thiệp vào tiền tề và
để thị trường quyết định tỷ giá giữa nhân dân tệ và đô-la. Tuy
nhiên, cũng có thể Mỹ chỉ gây sức ép để Trung Quốc điều chỉnh
chút ít giá trị nhân dân tệ để tránh gây thiệt hại lớn về xuất khẩu
cho Trung Quốc. Cong nếu Mỹ buộc Trung Quốc phải nhanh
chóng điều chỉnh giá trị NDT như là một thủ đoạn chính trị thì sẽ

dẫn đến cuộc tranh chấp thương mại giữa hai bên.
Tác động tới Nhật Bản
Sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế Nhật hơn một thập
kỷ qua đã buộc chính phủ nước này cần can thiệp mạnh mẽ vào thị
trường ngoại hối, cố gắng duy trì đồng yên yếu để tăng trưởng xuất
khẩu nhằm khôi phục nền kinh tế. Chỉ chiếm 12% GDP của Nhật,
nhưng xuất khẩu hiện là nguồn động lực tăng trưởng duy nhất hữu
hiệu hiện nay. Ngồi ra, một đồng n yếu cịn giúp đẩy giá hàng
hoá nhập khẩu lên cao, đặc biệt là hàng hoá từ Trung Quốc, nhờ đó
trợ giúp được các nhà sản xuất trong nước và đẩy chỉ số giá cả lên
cao. Cho nên chính sách của Trung Quốc hiện nay có thể làm tổn
hại tới xuất khẩu của Nhật Bản.
Trước hết, để đối phó với thâm hụt thương mại ngày càng lớn
một phần là do thâm hụt thương mại với Trung Quốc ngày càng
tăng, chính phủ Mỹ đã theo đuổi chính sách đồng USD yếu. Điều
này đã khiến cho đồng Yên Nhật tăng giá chóng mặt so với đồng
35


USD làm cho hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản trở nên đắt đỏ
hơn, cản trở sự phục hối yếu ớt của nền kinh tế Nhật Bản. Đồng
thời với đồng NDT yếu, hàng hoá Trung Quốc tràn ngập các thị
trường và cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hoá Nhật đặc biệt là thị
trường Mỹ và Nhật. Theo thống kế do Bộ tài chính của Nhật đưa ra
cho thấy rằng, quan hệ thương mại qua lại Mỹ-Nhật đã giảm đi đột
ngột trong 10 tháng đầu năm 2002. Mặc dù thặng dư thương mại
của Nhật giảm, nhập khẩu của họ từ Trung Quốc đã tăng lên 6,31
nghìn tỷ yên trong một năm so với 6,04 nghìn tỷ yên nhập khẩu từ
Mỹ.
Rõ ràng, cũng như Mỹ, Nhật Bản đang chịu những tác động

không nhỏ từ chính sách tỷ giá của Trung Quốc hiện nay. Họ cũng
đang kêu gọi Trung Quốc cần tăng giá đồng nhân dân tệ của mình.
Tác động tới EU
Do các nước EU là một liên minh tiền tệ, nên đồng NDT
được đánh thấp so với đồng Euro như hiện nay sẽ ảnh hưởng tới
toàn khối, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng ở các nước là khác nhau
tuỳ thuộc vào mối quan hệ của các nước. Nói chung, các nước này
đều đang phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc về giá cả hàng
hố xuất khẩu khơng chỉ trên thị trường ngồi khối mà cịn cả
trong khối.

36



×