Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giáo trình triển vọng thay đổi chính sách tỷ giá của trung quốc và tác động có thể ảnh hưởng đến việt nam p2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.81 KB, 12 trang )

khoản vãng lai cho thấy rằng nước đó đang đi vay nợ của nước
ngoài. Khoản nợ này, sẽ đáng lo ngại khi nó được sử để đầu tư có
hiệu quả, bảo đảm trả được nợ trong tương lai và có lãi. Nhưng nếu
khoản thâm hụt này kéo dài và không tạo ra được những cơ hội
đầu tư có hiệu quả thì nó sẽ tạo ra nguy hiểm đến nền kinh tế.
Ngược lại, khi tài sản vãng lai dư thừa cho thấy rằng nước đó đang
tích tụ tài sản của mình ở nước ngoài, nghĩa là họ là người cho vay.
Nếu sự dư thừa này diễn ra liên tục có thể dẫn đến có ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cân đối bên trong nền kinh tế, đồng thời tăng rủi
ro về khả năng thu hồi các khoản cho vay. Sẽ có nhiều nguồn lực
bị bỏ lãng phí khơng được sử dụng, sản xuất một số ngành bị đình
trệ, tăng trưởng giảm và thất nghiệp gia tăng.
Như vậy, mục tiêu cân đối bên ngồi địi hỏi chính sách tỷ
giá phải duy trì tài khoản vãng lai không thâm hụt hoặc dưc thừa
quá mức để tránh những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế
quốc gia.
1.1.2.2 Căn cứ để lựa chọn chính sách tỷ giá.
Việc lựa chọn chế độ tỷ giá xoay quanh hai vấn đề chính:
mối quan hệ giữa các nền kinh tế quốc gia với cả hệ thống toàn cầu
và mức độ hoạt tính của các chính sách kinh tế trong nước.
Vấn đề thứ nhất, thực chất là lựa chọn hệ thống mở cửa hay
đóng cửa. Các phương án đặt ra cho việc lựa chọn hệ thống tỷ giá

13


thiên về hoặc tỷ giá cố định hoặc tỷ giá linh hoạt hoặc kết hợp cả
hai. Nếu quốc gia lựa chọn hệ thống tỷ giá cố định, là tương đương
với việc chọn hệ thống mở cửa, trong đó ln có sự tương tác giữa
các nhân tố quốc gia và cả hệ thống cịn lại. Bởi vì việc hoạch định
chính sách đối nội trở thành ngoại sinh và tuân thủ theo thoả ước tỷ


giá khi quốc gia đó lựa chọn chế độ này.
Ngược lại, phương án tỷ giá linh hoạt, về nguyên tắc, không
chấp nhận một ràng buộc nào vào các chính sách kinh tế đối nội.
Các chính sách có tác động gì đi nữa thì sự giao động tỷ giá sẽ giữ
chúng chỉ gây ảnh hưởng trong phạm vi quốc gia. Và tương ứng
với điều đó, kết quả của các chính sách kinh tế nước ngồi dù thế
nào đi chăng thì điều chỉnh tỷ giá sẽ giữ ảnh hưởng của chúng nằm
ngoài phạm vi quốc gia. Vậy việc lựa chọn cơ chế hối đoái linh
hoạt đồng nhất với lựa chọn hệ thống đóng cửa, trong đó tỷ giá
linh hoạt sẽ tách rời nền kinh tế quốc gia khỏi môi trường quốc tế.
Vấn đề mức độ hoạt tính của các chính sách kinh tế đối nội,
rõ ràng có các mức độ khác nhau. Vì tỷ giá cố định thể hiện sự cam
kết áp đặt các ràng buộc đối với chính sách kinh tế quốc gia, khơng
thể theo đuổi chính sách đối nội một cách độc lập. Ngược lại, tỷ
giá linh hoạt là một cơng cụ chính sách có thể sử dụng để giữ cho
các hoạt động kinh tế của hệ thống quốc tế, có thể thực hiện các
chính sách quốc gia mà khơng cần quan tâm đến mơi trường bên
ngồi.

14


Ngồi ra cịn có các tiêu chuẩn khác để xem xét lựa chọn
chính sách tỷ giá như các hình thức rối loạn kinh tế, đặc thù cơ cấu
kinh tế và tính chất rủi ro và các mục tiêu theo đuổi..
Nếu dựa vào các hình thức rối loạn kinh tế. Người ta thường
phân biệt rối loạn thực và rối loạn danh nghĩa để lựa chọn chế độ
tỷ giá. Đối với rối loạn danh nghĩa thì tốt nhất là dùng hệ thống tỷ
giá cố định. Ví dụ, sự rối loạn gây ra quá nhiều tiền cung ứng sẽ
dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán do hao tốn dự trữ ngoại tệ để

phục hồi sự cân đối trong thị trường tiền tệ. Rối loạn này sẽ không
thực sự ảnh hưởng tới nền kinh tế vì nó được đảm bảo bằng chế độ
tỷ giá cố định. Ngược lại, các rối loạn thực như rối loạn phát sinh
từ sự mất cân đối thị trường hàng hoá, để chống lại tác động này
tốt nhất là sử dụng hệ thống tỷ giá linh hoạt vì các biến động mức
cầu trong nước sẽ dẫn đến thay đổi tỷ giá do đó sẽ điều chỉnh mức
cầu ngồi nước, vì vậy sản phẩm trong nước khơng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn này khó thực hiện vì khơng thể thay
đổi chính sách thường xun để đối phó với các hình thức rối loạn,
đặc biệt khi mà hiện nay các hình thức này rất phong phú và đa
dạng.
1.1.2.3 Vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Nguyên nhân dẫn tới việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái là sự
tách rời giữa tỷ giá danh nghĩa và thực tế, nhưng sự tách rời này

15


không thể đi quá xa một biên độ nhất định. Điều quan trọng là phải
xác định được biên độ nào sẽ có nhiều tác động tích cực nhất đến
nền kinh tế.
Để điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo mục tiêu đã định, Chính
phủ các nước đã sử dụng rất nhiều biện pháp nhưng có hai biện
pháp cơ bản nhất thường dùng: Đó là cơng cụ lãi suất tái chiết
khấu và công cụ nghiệp vụ thị trường mở.
Phương pháp dùng lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá
hối đoái được thực hiện với mục tiêu thay đổi ngắn hạn về tỷ giá.
Tác động của công cụ này được thực hiện theo cơ chế khi lãi suất
tái chiết khấu thay đổi, kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất

thị trường, làm thay đổi lợi tức của các tài sản nội- ngoại tệ sẽ dẫn
tới thay đổi dòng vốn đầu tư quốc tế, cung cầu tài sản nội- ngoại tệ
thay đổi và tỷ giá thay đổi theo. Như khi lãi suất tái chiết khấu
tăng, làm cho lãi suất trong nước tăng, dịng vốn ngắn hạn trên thị
trường tài chính quốc sẽ đổ vào trong nước để hưởng chênh lệch
lãi suất. Kết quả, tỷ giá hối đoái giảm và đồng nội tệ tăng giá.
Ngược lại, khi muốn tỷ giá tăng, đồng nội tệ giảm giá sẽ tiến hành
giảm lãi suất tái chiết khấu.
Cịn đối với cơng cụ nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ, thực
chất là hoạt động của ngân hàng trung ương can thiệp vào thị
trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái
lên cao, ngân hàng trung ương sẽ bán ngoại tệ và mua đồng nội tệ

16


kéo tỷ giá hối đoái giảm xuống. Muốn thực hiện được ngân hàng
phải có dự trữ ngoại hối lớn. Khi tỷ giá hối đối ở mức thấp, trình
tự sẽ ngược lại, dự trữ ngoại tệ tăng, cung tiền tăng, lãi suất của
tiền gửi nội tệ giảm, đồng nội tệ sẽ giảm giá và đồng ngoại tệ tăng
giá.
Ngồi hai cơng cụ cơ bản nói trên, các quốc gia cịn sử dụng
một loạt công cụ khác như: nâng giá tiền tệ, phá giá tiền tệ, quỹ dự
trữ bình ổn hối đối.
1.2 Tác động của chính sách tỷ giá tới ngoại thương.
Cơ sở và mục đích của thương mại quốc tế
Đó chính là lợi thế so sánh và lợi thế nhờ quy mô. Sự khác
biệt về tài nguyên thiên nhiên, trình độ sản xuất và điều kiện sản
xuất dẫn tới sự khác biệt về chi phí sản xuất và giá cả sản phẩm
giữa các nước. Thông qua trao đổi quốc tế, các nước có thể cung

cấp cho nền kinh tế thế giới những loại hàng mà họ sản xuất tương
đối rẻ hơn và mua của nền kinh tế thế giới những loại hàng tương
đối rẻ hơn từ các nước khác. Những lợi ích thương mại này càng
lớn khi kết hợp với lợi thế kinh tế nhờ quy mơ. Thay vì mỗi nước
phải có nhiều cơ sở sản xuất quy mô nhỏ không khai thác được
cơng suất tối ưu, các nước khác nhau có thể hợp tác xây dựng
những cơ sở sản xuất có qui mô lớn và mọi người đều được lợi do
việc giảm bớt những chi phí về sản xuất.

17


Trước hết, dựa vào lợi thế so sánh của mình các nước sẽ xuất
khẩu những sản phẩm mà mình sản xuất tương đối có hiệu quả đó
là những hàng hố cần nhiều nguồn lực mà họ dồi dào và nhập
khẩu những sản phẩm mà họ sản xuất tương đối kém hiệu quả hay
đó là những hàng hố cần nhiều nguồn lực mà họ khơng có nhiều.
Do các nước có nguồn lực khác nhau, nên một nước có thể có
nhiều lao động, tài nguyên phong phú nhưng thiếu vốn và trình độ
cơng nghệ trong khi nước khác có ít lao động nhưng trình độ cơng
nghệ cao nên khi tham gia vào thương mại quốc tế các nước có thể
phát huy được lợi thế của mình. Bên cạnh đó, khi tham gia thương
mại quốc tế khả năng tiêu dùng ở mỗi nước được mở rộng, mỗi
người dân được cung cấp nhiều loại hàng hoá hàng với chất lượng
được cải thiện hơn, phong phú hơn và thoả mãn được những nhu
cầu cao hơn.
Mặt khác, dựa vào lợi thế kinh tế nhờ qui mô khi tham gia
quan hệ thương mại quốc tế cũng thu được lợi ích, ngồi những lợi
ích thu được từ lợi thế so sánh. Lợi thế qui mơ giải thích tại sao các
nước lại tiến hành thương mại trong ngành đó là việc một nước

vừa xuất khẩu và nhập khẩu cùng một loại hàng hố nào đó. Do
ngày nay sự phát triển của các nước công nghiệp ngày càng trở nên
giống nhau về trình độ cơng nghệ và các nguồn lực, lợi thế so sánh
ở nhiều ngành không bộc lộ rõ nữa, cho nên để tiếp tục duy trì
thương mại quốc tế lợi thế về qui mô thực hiện sự trao đổi nhiều

18


chiều trong nội bộ ngành được coi là biện pháp chiếm lược. Thông
qua thương mại trong ngành, một nước cùng một lúc có thể giảm
bớt số loại sản phẩm tự mình sản xuất và tăng thêm sự đa dạng của
hàng hoá cho người tiêu dùng trong nước. Do sản xuất ít chủng
loại hơn, nước đó có thể sản xuất mỗi loại hàng hố ở qui mơ lớn
hơn, với năng xuất lao động cao hơn và chi phí thấp hơn. Vì vậy,
người sản xuất sẽ có lợi nhuận cao hơn và người tiêu dùng cũng
được lợi hơn bởi chi phí rẻ hơn và có phạm vi lựa chọn rộng hơn.
Mọi quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế đều có
thể thu được lợi, những lợi ích cụ thể này lại phụ thuộc vào điều
kiện và trình độ phát triển của từng quốc gia. Nhưng cho dù với bất
kỳ quốc gia nào thì khơng thể phủ nhận lợi ích thu được từ thương
mại quốc tế. Và việc sử dụng tỷ giá hối đối vừa là chính sách,
vừa là cơng cụ có tác động lớn tới quy mơ và mức độ của những
lợi ích này.
Vai trị của thương mại quốc tế đến sự phát triển kinh tế của các
nước
Từ sự phân tích trên, chúng ta thấy rằng thương mại quốc tế
đều mang lại lợi ích cho các quốc gia tham gia. Nếu các nước này
biết khai thác các cơ sở thương mại của mình thì sẽ đẩy mạnh hoạt
động xuất nhập khẩu và có thể đẩy nhanh q trình phát triển nền

kinh tế.

19


Trước hết là hoạt động xuất khẩu, có tác động rất lớn đến
phát triển kinh tế của đất nước. Hoạt động xuất khẩu kích thích các
ngành kinh tế phát triển, góp phần tăng tích luỹ vốn, mở rộng sản
xuất trong nước, nâng cao trình độ tay nghề và thói quen làm việc
của những lao động trong sản xuất hàng xuất khẩu, tăng thu nhập,
cải thiện mức sống của nhân dân. Bên cạnh đó, ngoại tệ thu được
sẽ làm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ giúp cho quá trình ổn định đồng
nội tệ và chống lạm phát dẫn đến ổn định nền kinh tế.
Vai trò của xuất khẩu còn thể hiện ở việc tác động đến việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Điều đó tạo ra những lợi thế so sánh mới của một nước và thúc đẩy
ngoại thương của nước đó phát triển. Khi mà xuất khẩu càng phát
triển, càng có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và
tăng khả năng cung cấp những nguồn lực khan hiếm cho quá trình
sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Đối với các
nước đang phát triển thì xuất khẩu có thể nâng cao năng lực sản
xuất trong nước, cịn đối với các nước phát triển xuất khẩu có thể
giải quyết được mâu thuẫn giữa sản xuất và thị trường.
Với vai trò to lớn đối với nền kinh tế như vậy, các nước cần
khai thác hợp lý những lợi ích thu được từ hoạt động xuất khẩu,
nhất là trong giai đoạn đầu khi mới tham gia vào thương mại quốc
tế.

20



Song song với hoạt động xuất khẩu là hoạt động nhập khẩu.
Nếu như xuất khẩu được coi là nhân tố quan trọng để phát triển
kinh tế xã hội thì nhập khẩu lại được coi là nền tảng để thực hiện
vai trị đó. Thực tế đã cho thấy, nhập khẩu có thể tác động trực tiến
đến sản xuất, kinh doanh và thương mại thông qua việc đổi mới
trang thiết bị, công nghệ sản xuất, cung cấp các nguồn lực khan
hiếm....Đồng thời nhập khẩu còn giúp cho việc cải thiện và nâng
cao đời sống dân cư của một nước bằng việc cung cấp nhiều hàng
hoá hơn, chất lượng hơn và rẻ hơn.
Tuy nhiên, khơng nên khai thác q mức lợi ích của nhập
khẩu, nếu khơng sẽ có thể biến quốc gia thành bãi thải của công
nghệ lạc hậu, không thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo tâm lý tiêu
dùng trong nước không tốt...
Tác động của tỷ giá hối đối và chính sách tỷ giá hối đối tới
thương mại
Có thể nói, tỷ giá hối đối và chính sách tỷ giá hối đối là
những công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương
mại quốc tế theo mục tiêu định trước của một nước.
Trước hết, tỷ giá và những biến động của tỷ giá có ảnh hưởng
trực tiếp đến mức giá cả hàng hoá dịch vụ xuất nhập khẩu của một
nước. Khi tỷ giá thay đổi theo hướng làm giảm sức mua đồng nội
tệ, thì giá cả hàng hố dịch vụ của nước đó sẽ tương đối rẻ hơn so
với hàng hoá dịch vụ nước khác ở cả thị trường trong nước và thị

21


trường quốc tế. Dẫn đến cầu về xuất khẩu hàng hố dịch vụ của
nước đó sẽ tăng, cầu về hàng hố dịch vụ nước ngồi của nước đó

sẽ giảm và tạo ra sự thặng dư của cán cân thương mại.
Ví dụ: Trước đây 1USD = 14000VND . 1 chiếc máy tính giá
750USD được nhập khẩu và tính ra đồng nội tệ của Việt Nam là
10.500.000VND. Đến nay, giả sử giá chiếc máy tính khơng đổi,
trong khi tỷ giá thay đổi 1USD = 15000VND thì cũng chiếc máy
tính đó được nhập khẩu và bán với giá 11.250.000VND. Giá đắt
hơn, nhu cầu nhập máy tính sẽ giảm. Nhưng đối với xuất khẩu thì
ngược lại khi tỷ giá 1USD = l4000VND, giá xuất khẩu 1 tấn gạo
với chi phí sản xuất là 3,5 triệu VND là 250USD, nhưng với chi
phí sản xuất khơng đổi thì giá bán chỉ khoảng 233USD. Giá giảm
cầu xuất khẩu sẽ tăng.
Trong trường hợp ngược lại, khi tỷ giá biến đổi theo hướng
làm tăng giá đồng nội tệ. Sự tăng giá của đồng nội tệ có tác động
hạn chế xuất khẩu vì cùng một lượng ngoại tệ thu được do xuất
khẩu sẽ đổi được ít hơn đồng nội tệ. Tuy nhiên, đây là cơ hội tốt
cho các nhà nhập khẩu, nhất là nhập khẩu nguyên liệu, máy móc
để phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Đồng thời, lượng
ngoại tệ chuyển vào trong nước có xu hướng giảm xuống làm khối
lượng dự trữ ngoại tệ ngày càng bị xói mịn vì khuynh hướng giá
tăng nhập khẩu để có được lợi nhuận, có thể gây nên tình trạng mất
cân đối cán cân thương mại quốc tế.

22


Tỷ giá hối đối và chính sách tỷ giá hối đối khơng chỉ tác
động trực tiếp đến ngoại thương thơng qua sự tác động của nó đến
xuất khẩu, mà cịn tác động một cách gián tiếp đến ngoại thương
thông qua sự tác động làm thay đổi luồng di chuyển tư bản ra vào
quốc gia. Như khi tỷ giá thay đổi theo hướng giảm giá đồng nội tệ

sẽ có tác động gia tăng việc thu hút đầu tư nước ngoài. Khi luồng
vốn chảy vào trong nước sẽ tạo điều kiện mở rộng sản xuất trong
nước, tránh được những rào cản của chính sách bảo hộ thương mại,
sẽ đẩy mạnh hoạt động ngoại thương.
Những tác động kể trên của tỷ giá hối đối và chính sách tỷ
giá hối đối đến hoạt động ngoại thương nói riêng và nền kinh tế
nói chung làm cho các nhà quản lý ở các quốc gia đều muốn quản
lý, điều tiết tỷ giá và chính sách tỷ giá theo những mục tiêu kinh tế
xã hội đã định.

2. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC

2.1 Điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong quá
trình cải cách và chuyển đổi.
2.1.1 Thời kỳ chuyển từ chính sách tỷ giá cố định sang thả nổi
theo sát với những diễn biến của tỷ giá thị trường( 1981- 1993)
Cho đến đầu những năm 1980, Trung Quốc thực hiện chính
sách tỷ giá cố định, gắn đồng NDT luôn cao hơn giá trị thực của

23


nó. Điều này kéo theo một loạt tiêu cực như: hàng xuất khẩu kém
sức cạnh tranh, mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế. Ngân
sách quốc gia hàng năm phải bù lỗ nhiều cho cả sản xuất và tiêu
dùng. Như năm 1989 mức bù lỗ là 76,3 tỷ NDT tương đương với
29% thu nhập tài chính. Vào lúc này tổng số nợ của Trung Quốc
lên tới 47 tỷ USD, trong khi dự trữ ngoại tệ quốc gia hầu như cạn
kiệt và lạm phát trong nước lên cao. Để đẩy mạnh xuất khẩu, nhằm
đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, đồng thời cùng với việc thực

hiện các biện pháp cải cách kinh tế, Trung Quốc đã liên tục tiến
hành điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa theo hướng giảm giá trị
đồng NDT bị đánh giá cao trước đây cho phù hợp với sức mua
thực tế của nó trên thị trường trong suốt thời gian đầu của quá trình
cải cách cho đến đầu những năm 90.
Từ năm 1981-1985, Trung Quốc luôn luôn muốn thực hiện
chế độ một loại giá hàng, một tỷ giá thống nhất nhưng do nhiều
nguyên nhân nên trong giai đoạn cải cách này bên cạnh sự tồn tại
tỷ giá giao dịch thương mại nội bộ, tỷ giá chính thức thường xuyên
thay đổi, hầu hết là phá giá. Theo thống kê, đồng NDT được điều
chỉnh 23 lần trong năm 1981, 28 lần trong năm 1982 và 56 lần
trong năm 1984 ở các mức độ khác nhau để tiến tới tỷ giá thực của
nó. Cải cách, điều chỉnh phần lớn là phá giá dẫn đến tỷ giá chính
thức ngang bằng với tỷ giá nội bộ vào cuối 1984, và cuối cùng là
thống nhất một tỷ giá. Cho tới cuối những năm 80, tỷ giá chính

24



×