41
2.2. Những nguyên nhân.
Nguyên nhân của các tồn tại trên có nhiều, nhưng em xin đưa
một số nguyên nhân cơ bản nhất đó là.
Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, vấn đề này ảnh hưởng rất
quan trọng đến phát triển kinh tế trong đó có các doanh nghiệp
công nghiệp. Tình rạnh thiếu hệ thống đường xá, thông tin liên lạc,
cung cấp năng lượng nước đã làm cho hoạt động tiêu thụ của các
doanh nghiệp công nghiệp bị gián đoạn, ở các khu công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng, các làng nghề tập chung xa các thành phố lớn,
xa trung tâm công nghiệp quốc gia và đặc biệt là các doanh nghiệp
độc lập ở miền núi, trung du, miền trung nên việc tiếp cận thị
trường là rất khó.
Gía đâu vào rất cao, hầu hết các hàng công nghiệp dù để phục
vụ cho tiêu dùng hay xuất khẩu đều có yếu tố bnên ngoài chiếm tỷ
lệ lớn, thậm chí có ngành sử dụng 70%-80% nguyên liệu nhập
khẩu.
Chi phí kinh doanh trung gian cao so với thời điểm năm 1996
đến nay giá xăng dầu tăng 42,28% giá cước vận chuyển tăng130%
ngoài ra các loại tiêu cực phí cũng góp phần không nhỏ làm tăng
chi phí cho doanh nghiệp.
Máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu làm cho năng suất lao động
không cao do đó chất lượng sản phẩm không cao dẫn đến thị
trường trong tiêu thụ chỉ bó hẹp trong địa bàn chật hẹp và sức mua
thấp chính các nguyên nhân này làm cho các doanh nghiệp không
có khả năng canh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng công nghiệp là hàng nhập lậu
chốn thuế và nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc, gía thấp , kiểu dáng
phong phú, đa dạng chèn ép các mặt hàng cùng loại sản suất trong
nước. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp công nghiệp trước tình
huống phải thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh để tồn tại,
phát triển và khẳng định vị thế cạnh tranh của mình
42
CHƯƠNGIII.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ
Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
I. NHỮNG MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNGPHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.
1. Mục tiêu.
Bước vào năm 2001 năm đầu của thế kỷ 21, đồng thời cũng
là năm đánh dấu bước đầu tiên thực hiện nghị quyết trung ươngcủa
đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ix Với mục tiêu phát triển kinh tế-
xã hội 10 năm 2001-2010 là: Đưa đất nước ta khỏi tình trạng kém
phát triển, nâng cao rệt đời sống của nhân dân cả về vật chất và
tinh thần, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp hiện đại phát triển kinh tế, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm, cụ thể là.
Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy
tốtlợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh
xuất khẩu như hàng thủ công mỹ nghệ , may mặc, da giầy, giấy và
một số ngành tiêu dùng khác
Phát triển rộng khắp cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ
với ngành nghề đa dạng. Đổi mới nâng, nâng cấp các công nghệ
các cơ sở sản xuất hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả, phát triển nhiều hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ
vừa và lớn giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến, tiêu thụ sản
phẩm trên cơ sở đảm bảo hài hòa về lợi ích kinh tế. Tăng tỉ lệ nội
địa trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các mặt hàng
công nghiệp khác của nước ta trên thị trường quốc tế.
2. Phương hướng phát triển kinh tế.
Trước các mục tiêu trên đại hội IX cũng đã đề ra các
phương hướng cho các doanh nghiệp công nghiệp.
Phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, coi trọng đầu tư theo
chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến và tiến tới hiện đại
hóa từng phần các ngành công nghiệp.
Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phát triển mạnh
theo hướng đầu tư hiện đại, sản xuất ra các mặt hàng, sản phẩm đủ
43
sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài, chú trọng
các mặt hàng như chế biến thủy hải sản, chế biến lương thực thịt,
sữa, đường, nước giải khát, dầu thực vật, phấn đấu đến năm 2005
đạt 8 – 10 lit sữa/người /năm và đưa kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm sữa gấp hai lần so với năm 2000, nâng tỉ lệ sử dụng nguyên
liệu trong nước lên 20%…
Ngành giấy, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất giấy hiện có,
nghiên cứu xây dựng thêm một số các cơ sở sản xuất bột giấy và
giấy để có thể tăng công suất lên 20 vạn tấn đưa tổng năng lực sản
xuất lên 60 vạn tấn và đạt sản lượng 50 vạn tấn vào năm 2005
Ngành dệt may và da giầy, chú trọng tìm kiếm và mở rộng thị
trường trong nước và nước ngoài, tăng cường hiện đại hóa một số
khâu sản xuất, tập chung đâù tư sản xuất dệt, sợi, thuộc da, chú
trọng phát triển nguồn bông và khai thác nguồn da các loại, tăng
phần sản xuất trong nước về các nguyên liệu và phụ liệu trong
ngành dệt may và da giày để nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm
xuất khẩu. Đến năm 2005 đạt sản lượng 2,5- 3 vạn tấn bông sơ 750
triệu mét vải, nâng sản lượng giày dép lên 410 triệu đôi.
Ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, viễn
thông thực hiện đầu tư theo chiều sâu, giảm dần nhập khẩu tăng
dần xuất khẩu, tăng nhanh tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm có công nghệ
cao.
Đối với một số đất nước thì hội nhập là con đường duy nhất
để phát triển còn đối với từng doanh nghiệp thì không phải hoàn
toàn như vậy. Chỉ có doanh nghiệp nào chuẩn bị tốt để hôị nhập thì
mới có cơ may tồn tại nếukhông thì nguy cơ bị đào thải, bị loại
khỏi cuộc chơi là hoàn toàn hiện thực. Việt Nam đã chở thành
thành viên của ASEAN, APEC, và không bao lâu nữa gia nhập
AFTA(2006), WTO, thực hiện lộ trình cắt giảm thuế 4230 nhóm
mặt hàng. Tuy nhiên các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam vẫn
chưa ý thức được việc hội nhập là việc của doanh nghiệp mình vẫn
quen với “vòng tay bảo hộ” của nhà nước. Sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp còn yếu, một phần do các doanh nghiệp một phần do
các yếu tố khách quan. Muốn hàng hóa của Việt Nam có đủ sức
cạnh tranh khi gia nhập AFTA và WTO, thì cần phải thiết lập, nâng
cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
44
II. NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN
PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.
Quán triệt mục tiêu ,chiến lược và định hướng phát triển của
Đảng tại đại hội IX. Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của các doan
nghiệp trong thời gian tới có một só biện pháp như sau.
Đối với doanh nghiệp:
-Mỗi doanh nghiệp công nghiệp phải xây dựng cho mình
một chiến lược riêng phù hợp với khả năng về vốn, năng lực các bộ
và trình độ phát triển. Trong bối cảnh hội nhậy với khu vực và thế
giới hiện nay, xây dựng chiến lươc kinh doanh hợp lý là một trong
những hoạt động quan trọng nhất mang tính sống còn đối với
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không có chiến lược cũng giốn
như một con tàu không có bánh lái, trên thực tế những thiệt hại
trong kinh doanh là do chưa có chiến lược hoặc chiến lược sai lầm,
hoặc chiến lược hạn chế trong việc triển khai một số chiến lược
kinh doanh đúng đắn, do đó để nâng cao khả năng tiêu thụ, các
doanh nghiệp công nghiệp phải xây dựng được các chiến lược thâm
nhập thị trường và xúc tiến bán hàng hợp lý, phù hợp với môi
trường kinh doanh đầy biến động hiện nay.
- Các doanh nghiệp phải có chính sách đào tạo, tuyển dụng
lao động hợp lý nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động
đảm bảo sử dụng được các công nghệ mới có chế độ khuyến khích
vật chất, tinh thần thoả đáng tạo động lực cho người lao động nâng
cao tay nghề,trung thành với doanh nghiệp đảm bảo tạo ra những
sản phẩm có giá thành hợp lý.
- Các doanh nghiệp công nghiệp cần có sự đầu tư thoả đáng
và những giải pháp đổi mới công nghệ sao cho phù họp với trình
độ chung của thế giới đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất, tận dụng triệt để lợi
thế so sánh của doanh nghiệp, sử dụng công nghệ hiện đại, thu hút
được nhiều lao động có trình đô, phù hợp với từng công nghệ đây
là vấn đề khó khăn của hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta vì hầu
hết các công nghệ mà các doanh nghiệp đang sử dụng là các công
nghệ thôi thúc hai hoặc 3 so với thế giới nên các doanh nghiệp
nước ta hầu như không có khả năng cạnh tranh với hàng ngoại
nhập trong nước.
45
- Trong hoạt động nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp
còn chú trọng hơn nữa vào việc nghiên cứu cầu, nghiên cứu cung,
nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ nhất là trong các hoạt động xuất
khẩu, doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm và năng lực của bộ
phận làm công tác nước ngoài, tổ chức tốt việc nghiên cứu, khảo
sát thị trường trước khi ra các quyết định thâm nhập tránh tình
trạng khi đưa sản phẩm vào thâm nhập thị trường bị không phù hợp
với nhu cầu và văn hoá của địa phương.
- Các doanh nghiệp phải tổ chức tốt hoạt động bán hàng và
các dịch vụ sau bán hàng thường xuyên tìm hiểu các thông tin phản
hồi từ khách hàng từ đó để hiểu rõ nhu cầu của họ và lấy đó là cơ
sở để doanh nghiệp điều chỉnh, các chiến lược sản xuất kinh doanh
của mình nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
- Doanh nghiệp phải tích cực tham gia các hội trợ thương
mại, triển lãm đề giới thiệu sản phẩm của mình cho các bạn hàng
và cho người tiêu dùng để họ hiểu rõ hơn về sản phẩm của công ty
và công ty các doanh nghiệp công nghiệp phải xây dựng và quảng
cáo cho thương hiệu sản phẩm: thương hiệu là kết quả của quá
trình tiếp thị, quảng cáo, lâu dài và tốn kém nhưng nó rất quan
trọng một khi sản phẩm của các hãng nại giống nhau về chất lượng,
giá cả thì thương hiệu là cái duy nhất để không mua hàng của
doanh nghiệp chứ không mua hàng của người khác. Mặc dù kiểu
dáng của các sản phẩm giống hệt nhau nhưng thương hiệu khác thì
giá bán khác. Một thương hiệu mạnh giúp cho doanh nghiệp đạt
được vị thế cạnh tranh trong ngành. Thương hiệu càng nổi tiếng thì
khả năng gia tăng thị phần của nó trên thị trường ngày càng cao.
Nhờ đó doanh nghiệp có thể điều tiết thị trường, định giá cao hơn
chi phí các kệnh phân phối làm cho các đối thủ phải nản lòng, chỉ
muốn chia thị phần của họ. Trước đây khi nền kinh tế chưa mở cửa
thì vấn đề thương hiệu sản phẩm ít được các doanh nghiệp công
nghiệp nước ta quan tâm cùngvới sự phát triển của kinh doanh thị
trường thì xu hướng hội nhập với khu vực và quốc tế ngày càng
phát triển thì thương hiệu sản phẩm là một tài sản về hình có lớn
của doanh nghiệp trên thị trường thế giới, nhất là đối với các doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp phải đăng ký
bản quyền về thương hiệu hàng hoá của mình tại
46
nước mà doanh nghiệp định nhập khẩu để tránh những thiệt hại do
các doanh nghiệp các nước khác đăng ký nhãn hiệu của mình.
Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và
mạng viễn thông, thì dịch vụ Internet phát triển rất mạnh ở nước ta
và trên thế giới các doanh nghiệp công nghiệp có thể mở các trang
Web về sản phẩm của mình để giới thiệu với khách hàng đồng thời
các doanh nghiệp có thể thực hiện bán sản phẩm của mình tới tay
người tiêu dùng thông qua mạng máy tính.
- Việc tự kiểm tra và đánh giá về doanh nghiệp của mình có
tầm quan trọng đặc biệt, nó cho doanh nghiệp biết là mình đang
đứng ở đâu? trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể đưa ra các chính
sách thích hợp để phát triển. Một phương pháp thường được sử
dụng để các doanh nghiệp tự đánh giá là phân tích SWOT tức là
tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và thách thức những điểm
mạnh và cơ hội sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện hoạt động tiêuthụ
có hiệu quả nhất cũng như các điểm yếu và nguy cơ cần khắc phục
để ngăn ngừa không cho chứng làm hại đến hoạt động tiêu thụ của
doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ có thể
phối hợp với các doanh nghiệp lớn hoặc các hình thức thương mại
để tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải ý thức
được rằng nếu đơn độc sẽ rất khó tồn tại. Cạnh tranh không phải
khi nào cũng đưa lại hiệu quả cao nếu như các doanh nghiệp không
có sự cộng tác với nhau. Do vậy trong thời gian tới các doanh
nghiệp vừa và nhỏ rất cần có sự cộng tác, sự phối hợp tốt hơn
thông qua các tổ chức đại dịch của doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài
ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ chú trọng tập trung vào những thị
trường ngách.
- Doanh nghiệp còn phải phối hợp với Nhà nước để tranh thủ
sự hỗ trợ của Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là hoạt
động xuất nhập khẩu và hoạt động kích cầu.
2. Về phía Nhà nước.
- Để các giải pháp của doanh nghiệp phát huy hiệu quả có sự
hỗ trợ giúp đỡ từ phía Nhà nước thông qua các chính sách biện
pháp cụ thể.
-Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản
xuất kinh doanh, đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho
47
các doanh nghiệp có chính sách phát triển kinh tế xã hội cụ thể hơn
định hướng cho các doanh nghiệp phát triển, tạo ra môi trường kinh
tế, chính trị, luật pháp có tác dụng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
- Hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường đi đôi với việc
tạo tập trung pháp luật bảo đảm bai trò điều tiết, làm trọng tài của
Nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thị
trường. Nhất là đối với các thị trường nước ngoài mà cá nhân
doanh nghiệp không thể tiếp cận nếu không có sự hỗ trợ của Nhà
nước.
- Phát triển thị trường vốn và tiền tệ với các hình thức đa
dạng bao gồm hệ thống ngân hàng, thể chế tài chính phi ngân hàng
công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn
trong xã hội phục vụ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp để đổi mới
công nghệ và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh cải cách
hệ thống ngân hàng thương mại, làm lành mạnh hoá toàn bộ hệ
thống ngân hàng thương mại quốc doanh.
- Hoàn thiện khung pháp lý và chính sách mở rộng thị trường
lao động, bảo đảm công tác đào tạo, giáo dục cho người lao động,
có chính sách thích hợp thu hút nhân tài và lao động có trình độ
chuyên môn cao ở trong nước và nước ngoài.
- Sử dụng hợp lý các chính sách, công cụ quản lý vĩ mô tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cải cách hệ thống
chính sách thuế, lãi suất ngân hàng để tạo động lực cho doanh
nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu sửa đổi, bổ
xung pháp luật hiện hành phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lược
kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế.
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tếcó hiệu quả, mở rộng
kinh tế đối ngoại. Tiếp tục chính sách mở cửa và chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế để phát triển, tích cực chuẩn bị các điều kiện
về kinh tế, thể chế tích cực thực hiện các cam kết đối với các cơ
chế hợp tác song phương và đa dạng mà nước ta đã tham gia, đặc
biệt là các cam kết trong khuôn khổ ASEAN (như AFTA, AICO,
AIA ), APEC, ASEM, xúc tiến đàm phán để gia nhập WTO.
- Đổi mới hệ thống hành chính, đơn giản hoá các thủ tục pháp
lý cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
48
- Tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường, kỹ
thuật - công nghệ mới.
- Tiếp tục mở rộng quyền kinh doanh nhập khẩu của các
doanh nghiệp, cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài được quyền tham gia xuất nhập khẩu nhiều doanh nghiệp
trong nước, xây dựng lệ trình giảm thuế suất thúc thuế nhập khẩu
và các công cụ phi thuế, ápdụng công cụ bảo hộ mới.
- Tìm cách tháo gỡ kịp thời những vướng mắc cho cơ chế
chính sách gây ra cho doanh nghiệp để tạo cho hoạt động của
doanh nghiệp được trôi chảy.
49
KẾT LUẬN
Hoạt động tiêu thụ ngày càng được đánh giá cao, nó có vai
trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh
nghiệp, quyết định sự phồn thịnh của mỗi quốc gia.
Ngày nay các doanh nghiệp công nghiệp nước ta hiện nay
đang kinh doanh trong bối cảnh thuận lợi nước ta thực hiện cơ chế
mở cửa, nền kinh tế thế giới bước vào xu thế toàn cầu hoá. Đây là
cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước
ngoài, các doanh nghiệp công nghiệp đã đóng góp không nhỏ vào
công cuộc hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên trong điều kiện tự do
cá doanh nghiệp hiện nay nhất là trong thời gian tới Việt Nam gia
nhập AFTA thì cá doanh nghiệp cần phải phấn đấu hơn nữa để
nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, từ đó thúc đẩy tốt hoạt
động tiêu thụ của các doanh nghiệp công nghiệp.
Do thời gian có hạn và trình độ của bản thân còn nhiều hạn
chế nên trong bài viết chắc chắn không tránh khỏi những sai sót.
Em rất mong sự giúp đỡ chỉ bảo của thầy để em rút kinh nghiệm
cho lần sau.
Bài viết này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình của thầy giáo PGS.TS. Đồng Xuân Ninh. Qua đây cho em
gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy đã giúp em hoàn thành đề án
này.
50
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
Chương I: Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm trong
các doanh nghiệp công nghiệp
I. Khái niệm
1. Khái niệm
2. Vị trí, vai trò của hoạt động tiêu thụ
3. Nội dung của hoạt động tiêu thụ
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ
sản phẩm
1. Nhân tố bên trong
2. Nhân tố bên ngoài
3. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tiêu thụ và
dịch vụ sau bán
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ
sản phẩm
1.Nhân tố bên trong
2. Nhân tố bên ngoài
3. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tiêu thụ sản
phẩm
III. Kinh nghiệm tiêu thụ sản phẩm của cá doanh
nghiệp trong và ngoài nước
1. Các doanh nghiệp trong nước
2. Các doanh nghiệp ngoài nước
Chương II: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở các
doanh nghiệp công nghiệp nước ta hiện nay
I. Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp
công nghiệp nước ta hiện nay