THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty bánh kẹo Hải Châu là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp Công nghiệp thực
phẩm, nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty sản xuất kinh doanh chuyên ngành: Bánh kẹo
các loại, bột canh, bao bì thực phẩm. Hải Châu là một trong những công ty sản xuất bánh kẹo có quy mô lớn
nhất nước ta hiện nay. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể chia làm 3 giai đoạn sau:
2.1.1.1 Giai đoạn 1: Từ năm 1965 - 1975:
Ngày 02 - 09 - 1965 được sự giúp đỡ của hai tỉnh Quảng Châu và Thượng Hải (Trung Quốc). Bộ
Công nghiệp nhẹ quyết định thành lập nhà máy bánh kẹo Hải Châu nằm trên đường Minh Khai về phía đông
nam Hà Nội thuộc quận Hai Bà Trưng với diện tích 55.000m
2
được chia thành các khu: Văn phòng (3000m
2
)
còn lại 24.000m
2
là phục vụ công cộng. Năm 1994, nhà máy bánh kẹo Hải Châu đổi tên thành Công ty bánh
kẹo Hải Châu hiện nay Công ty là thành viên của liên hiệp mía đường I, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Khi mới thành lập Công ty có 3 phân xưởng sản xuất bao gồm:
- Phân xưởng mì sợi; với 6 dây chuyền sản xuất, công suất từ 2,5 - 3 tấn/ca
- Phân xưởng kẹo; với 2 dây chuyền sản xuất, công suất 1,5 tấn/ca
- Phân xưởng mì sợi, với 1 dây chuyền sản xuất, công suất 2,5 tấn/ca
Năm 1972 Nhà máy Hải Châu tách phân xưởng sản xuất kẹo chuyển sang Nhà máy miến Tương Mai
và sau này thành lập nên Nhà máy bánh kẹo Hải Hà. Cũng trong thời gian này Nhà máy có thêm 6 dây
chuyền sản xuất mì lương thực của Liên Xô (cũ) và xây dựng thêm một dây truyền sản xuất thủ công bánh
kem xốp. Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển của Nhà máy bánh kẹo Hải Châu. Nhiệm vụ và chức
năng chủ yếu trong giai đoạn này là sản xuất thực phẩm và chế biến lương thực phục vụ cho chiến tranh và
thực hiện một số công tác dân vận khác. Mặc dù trang thiết bị còn nhỏ bé, lạc hậu, lao động thủ công là chính
song đây cũng là cơ sở vật chất ban đầu tạo điều kiện cho sự đi lên của nhà máy sau này.
2.1.1.2 Giai đoạn 2: Từ năm 1975 - 1985
Năm 1976, với việc sát nhập nhà máy chế biến sữa Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Nhà máy có thêm 2 phân
xưởng sấy phun để sản xuất sữa đậu nành và sữa bột cho trẻ em. Công suất của phân xưởng đậu nành là 2 -
2,5 tấn/ngày. Do 2 sản phẩm này kinh doanh không có hiệu quả nên nhà máy đã chuyển sang sản xuất bột
canh và sản phẩm bột canh đã trở thành truyền thống của Công ty. Năm 1978, Bộ Nông nghiệp và Công
nghiệp thực phẩm đã điều động 4 đơn vị sản xuất mì ăn liền từ công ty SamHoa thành phố Hồ Chí Minh ra
thành lập phân xưởng sản xuất mì ăn liền với công suất 2,5 tấn/ca. Bốn dây chuyền này là thiết bị cũ của
Nhật, trong đó có 2 dây chuyền không chạy được phải bán thanh lý, một dây chuyền hỏng chỉ còn một dây
chuyền sử dụng được nhưng sản xuất không có hiệu quả nên cũng ngừng sản xuất.
Năm 1982, Công ty bỏ toàn bộ hệ thống 6 dây chuyền sản xuất mì lương thực thay vào đó Công ty
lập phân xưởng bánh kem xốp với 8 lò thủ công và sau đó tăng thêm 2 lò nữa vào thời gian gần đây.
Ở giai đoạn này, mặc dù nhiệm vụ chiến tranh nhưng Nhà máy bánh kẹo Hải Châu không phải là sản
xuất phục vụ chiến tranh nhưng nhiệm vụ của Nhà máy là thực hiện các kế hoạch từ cấp trên. Các yếu tố đầu
vào, đầu ra đều được Nhà nước đảm bảo. Mặc dù vậy, Nhà máy không phải không gặp khó khăn:
Thứ nhất: Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh nên cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, máy móc
thiết bị còn thiếu thốn.
Thứ hai: Đội ngũ cán bộ lãnh đao của Nhà máy không đủ năng lực để tổ chức lãnh đạo trong việc
thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2.1.1.3 Giai đoạn 3: Từ năm 1986 đến nay
Năm 1990, Nhà máy lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bia có công suất 2000 lít/ngày. Dây chuyền
này do Nhà máy tự lắp đặt, thiết bị không đồng bộ, công nghệ sản xuất yếu kém nên giá thành sản phẩm cao.
Thêm vào đó, thuế đánh vào mặt hàng sản xuất bia cao nên dây chuyền mang lại hiệu quả thấp. Đến năm
1996, Nhà máy lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bánh quy Đài Loan, đây là một dây chuyền hiện đại, sản
phẩm sản xuất ra có chất lượng cao và được thị trường chấp nhận. Hiệu quả kinh doanh của dây chuyền rất
cao. Đến nay sản phẩm bánh quy Hải Châu do dây chuyền nhập từ Đài Loan sản xuất là một trong những sản
phẩm chủ đạo của nhà máy. Công suất của dây chuyền là 2,5 - 2,8 tấn/ca. Trên đà phát triển Công ty tiếp tục
đầu tư chiều sâu, đặc biệt là đi sâu vào các mặt hàng truyền thống là bánh kẹo các loại. Mua sắm thêm các
thiết bị mới, thay đổi mẫu mã mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng trên thị trường. Đầu năm 1993 nhận thấy sản phẩm của Nhà máy chỉ gồm những sản phẩm có chất
lượng trung bình và thấp. Giám đốc Nhà máy quyết định lắp thêm một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp
của CHLB Đức (trị giá 1.164.200 DM) với công suất 1 tấn/ca nhằm sản xuất một loại sản phẩm cao cấp, sản
phẩm bánh kem xốp này đã được thị trường chấp nhận và đây cũng là một loại sản phẩm cao cấp trong
ngành bánh.
Năm 1994, Nhà máy đầu tư thêm dây chuyền bánh kem xốp phủ Sôcôla của CHLB Đức, công suất 0,5
tấn/ca, đây là dây chuyền hiện đại nhất và sản phẩm bánh kem xốp phủ Sôcôla là loại sản phẩm cao cấp nhất
của ngành bánh kẹo Việt Nam.
Năm 1995, được sự tài trợ của Australia trong chương trình phòng chống bướu cổ do thiếu iốt. Đây
là dây chuyền của phân xưởng bột canh có công suất 2-4 tấn/ca.
Năm 1996, một bộ phận của Công ty Hải Châu đã liên doanh với một công ty Bỉ thành lập một công
ty liên doanh sản xuất Sôcôla. Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu (70%). Cũng trong năm 1996 Công ty bắt đầu
lắp đặt mới 2 dây chuyền sản xuất kẹo của CHLB Đức (20 tỷ đồng) công suất 3 tấn/ca, cộng thêm một máy
đóng gói 80 triệu đồng.
Tính thời điểm hiện nay, Công ty bánh kẹo Hải Châu có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu là các
mặt hàng sau:
- Kinh doanh các loại sản phẩm bánh kẹo gồm:
+ Bánh quy Hương Thảo
+ Bánh quy Hướng Dương
+ Bánh Hải Châu
+ Lương khô
+ Bánh quy bơ
+ Bánh quy kem
+ Bánh kem xốp các loại
+ Bánh kem xốp phủ Sôcôla
+ Kẹo các loại: Kẹo cốm, kẹo sữa dừa, kẹo Sôcôla sữa...
- Kinh doanh các sản phẩm bột canh:
+ Bột canh thường
+ Bột canh iốt
+ Bột canh cao cấp
- Kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn
- Kinh doanh các sản phẩm mì ăn liền
- Kinh doanh vật tư, nguyên vật liệu, bao bì ngành công nghiệp thực phẩm
- Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng của Công ty được phép kinh doanh (Theo giấy phép kinh doanh
cấp ngày 29 - 09 - 1994).
Trong suốt quá trình phát triển của mình, Công ty đã vinh dự được nhận các phần thưởng cao quý:
Năm 1973 nhận Huân chương hạng II; năm 1979, 1980, 1981 nhận Huân chương lao động hạng III;
năm 1994 Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng cờ đơn vị xuất sắc nhất; năm 1996 được thưởng 2 Huân
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuậtPhó giám đốc kinh doanh
Phòng kế hoạch Phòng hành chính Phòng tổ chức
Phòng kế toán tài vụ
Phòng bảo vệ Phòng kỹ thuật
PX bánh I PX bánh II PX kẹo PX bột canh PX cơ điện
chương chiến công hạng III, 5 Huân chương lao động hạng III. Tại hội chợ hàng tiêu dùng tháng 5 năm 1997,
Công ty được cấp bằng tiêu chuẩn “chất lượng vàng”; tháng 5/1998, tại hội chợ hàng tiêu dùng Việt Nam,
sản phẩm bột canh iốt của công ty đã được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm đứng thứ 2 trong topten
những thành tích Công ty đạt được là sự đồng lòng của tập thể đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động,
sáng tạo, đội ngũ công nhân có tay nghề, hăng say lao động.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty bánh kẹo Hải Châu
2.1.2.1 Bộ máy quản lý
Cơ cấu quản lý của Công ty bánh kẹo Hải Châu được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, thi
hành chế độ một thủ trưởng ở tất cả các khâu. Mọi công nhân viên và các phòng ban trong công ty đều chấp
hành mệnh lệnh chỉ thị của Giám đốc. Giám đốc có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong Công ty; Các
phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc, chuẩn bị quyết định, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các bộ
phận thực hiện quyết định của Giám đốc theo đúng chức năng của mình. Mối quan hệ giữa các phòng ban là
mối quan hệ ngang cấp.
HÌNH 3: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
BÁNH KẸO HẢI CHÂU
Cơ cấu tổ chức của Công ty như trên là tương đối phù hợp với địa hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong nền kinh tế thị trường, các quyết định từ phía trên xuống và ý kiến phản hồi từ cấp dưới lên rất ngắn
gọn rõ ràng và trực tiếp. Nhờ đó mà Công ty có được những giải pháp hữu hiệu đối với những biến động của
thị trường. Tuy nhiên, phòng kế hoạch vật tư của Công ty đảm nhiệm tất cả chức năng từ khâu chuẩn bị từ
nguyên vật liệu đến điều hành sản xuất tiêu thụ. Bộ phận tiếp thị cũng nằm trong phòng kế hoạch vật tư, điều
này gây ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ của Công ty.
2.1.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban
a. Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, người điều hành toàn bộ công ty một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp.
Giám đốc phụ trách một số mặt cụ thể sau:
- Giao nhiệm vụ cho các phó giám đốc chức năng.
- Chỉ đạo công tác tài chính kế toán
- Chỉ đạo công tác lao động tiền lương của phòng tổ chức
- Giao nhiệm vụ cho các phân xưởng.
b. Phó giám đốc kinh doanh: Giúp việc cho giám đốc các mặt công tác sau:
- Phụ trách chỉ đạo công tác kế hoạch vật tư, điều độ sản xuất và tính theo sản phẩm của phòng kế
hoạch vật tư
- Chỉ đạo công tác quản lý hành chính - phục vụ (nhà ăn, y tế) của phòng hành chính.
- Phụ trách và chỉ đạo công tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của cửa hàng giới thiệu sản phẩm và
bán sản phẩm.
c. Phó giám đốc kỹ thuật:
Giúp việc cho giám đốc các mặt sau:
- Phụ trách công tác kỹ thuật của phòng kỹ thuật
- Phụ trách công tác bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho công nhân
- Phụ trách công tác bảo hộ lao động.
- Phụ trách công tác điều hành phân xưởng, sửa chữa, lắp đặt trang thiết bị dây chuyền sản xuất;
nâng cấp, đầu tư công nghệ mới.
- Kiểm tra và chỉ đạo công tác KCS (chất lượng sản phẩm và nguyên liệu đào vào)
d. Các phòng ban:
* Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc các mặt sau:
- Kế hoạch tiến độ kỹ thuật ,quản lý thiết bị công nghệNghiên cứu sản phẩm mới, mẫu mã, bao bì sản
phẩm
- Quản lý thiết bị công nghệ ,nghiên cứu sản phẩm mới, mẫu mã, bao bì sản phẩm, quản lý và xây
dựng kế hoạch sửa chữa thiết bị...
* Phòng tổ chức: Tham mưu cho giám đốc các mặt công tác sau:
- Tổ chức cán bộ và lao động tiền lương, soạn thảo các nội dung và quy chế, quy định quản lý Công
ty,điều động, tuyển dụng và quản lý lao động....
* Phòng tài vụ: Tham mưu cho giám đốc các công tác hạch toán kế toán thống kê, tổ chức thực hiện
các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; thành lập các chứng từ sổ sách
thu, chi với khách hàng, theo dõi lưu chuyển tiền tệ của công ty, báo cáo cho giám đốc về tình hình kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty. Kết hợp cùng với phòng Kế hoạch - Vật tư trong các chính sách về tiêu thụ
sản phẩm để trình giám đốc.
* Phòng kế hoạch vật tư: Giúp giám đốc về các mặt sau:
- Kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất ,kế hoạch về nguyên vật liệu đầu vào,soạn thảo hợp đồng
kinh tế, quản lý vật tư, kho hàng...
* Phòng hành chính: Giúp cho giám đốc các mặt:
- Công tác hành chính quản trị
- Công tác đời sống
- Công tác y tế, sức khoẻ.
* Ban bảo vệ: Giúp cho giám đốc tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, an ninh chính trị xã hội trong doanh
nghiệp, công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ kinh tế, bí mật công nghệ. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bảo
vệ và thực hiện nghĩa vụ quân sự.
* Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Giúp việc cho giám đốc về một số công việc kinh doanh dịch vụ bán
lẻ hàng hóa và dịch vụ, thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm thuộc khu vực Hà Nội. Đưa sản phẩm đến tận
nơi đại lý bán lẻ, hộ bán lẻ, người tiêu dùng. Thực hiện công tác triển lãm, hội chợ tại địa bàn Hà Nội.
* Các phân xưởng sản xuất:
- Quản lý thiết bị công nghệ sản xuất
- Quản lý công nhân
- Thực hiện các kế hoạch tác nghiệp
- Ghi chép các số liệu ban đầu.
Tóm lại: Bộ máy quản lý của Công ty gọn nhẹ, linh hoạt phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh
của Công ty. Chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng ban, mối quan hệ thống nhất, giúp đỡ lẫn nhau,
điều này góp phần không nhỏ giúp cho Công ty thích ứng nhanh được với thị trường. Tuy nhiên, phòng kế
hoạch vật tư đảm nhiệm hầu hết công việc từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, điều hành sản xuất đến tiêu thụ,
bộ phận tiếp thị cũng nằm trong phòng kế hoạch vật tư. Mặt khác, là một công ty lớn trong nền kinh tế thị
trường mà Công ty chưa có phòng Marketing riêng rẽ, điều này ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm
của Công ty.