Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình hình thành khái niệm về các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi ODA p4 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.23 KB, 10 trang )

Thứ hai, Khi xây dựng các các hạng mục, các chương trình, dự án
ưu tiên đầu tư của nhà nước cần chỉ rõ thứ tự ưu tiên cho từng
chương trình, dự án để làm căn cứ vận động vốn nước ngoài.
Thứ ba, Các nguồn vốn viện trợ cho từng lĩnh vực cần phải phân
bổ theo trật tự ưu tiên với cơ cấu cụ thể, kết hợp với những khả
năng và nhu cầu vốn đối ứng có tính toán cụ thể, phải xác định rõ
về vốn đối ứng ngay từ khi bắt đầu, đảm bảo tính khả thi. Nhà
nước chỉ bố trí vốn đối ứng cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
không có khả năng thu hút vốn trực tiếp. Các dự án còn lại chủ
đầu tư cần có phương án bố trí vốn đối ứng chắc chắn hơn mới
đưa vào kế hoạch sử dụng vốn ODA. Đây là vấn đề then chốt cho
yêu cầu sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn tài trợ từ bên
ngoài.
Thứ tư, kiện toàn bộ máy vay, trả nợ trong các cơ quan quản lý nợ
nước ngoài. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lập và quản
lý dự án ở các Bộ, ngành, địa phương nhằm đảm bảo khả năng lập
kế hoạch, lập dự án và quản lý dự án ở các bộ, ngành. Nâng cao
trình độ thẩm định để xét duyệt, quyết định dự án ngay ở từng bộ,
ngành, địa phương cũng như huy động các nguồn vốn đối ứng
trong nước nhằm làm cho việc hấp thụ nguồn vốn nước ngoài có
hiệu quả cao.
Thứ năm, Tăng cường công tác quản lý, giám sát nợ nước ngoài
ngay từ khâu đàm phán, giám sát việc đấu thầu, mua sắm thiết bị,
tư vấn, ký kết các hợp đồng, thực hiện rút vốn, sử dụng vốn,
quyết toán nợ và bố trí nguồn trả nợ.
Thứ sáu, Tăng cường hoàn thiện hệ thống thống kê, kế toán về nợ
nước ngoài, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với các tổ chức
tài trợ để họ hiểu thêm về thể chế điều phối và quản lý vay nợ
nước ngoài, nguồn ODA của Việt Nam.
3) Về sử dụng ODA.
Một là, Sử dụng vốn vay ưu đãi ODA phải coi trọng hiệu quả


kinh tế, không được sử dụng hết tất cả các khoản thu nhập ròng
đã có, cần phải giữ một phần để hoàn trả lại vốn, lãi kịp thời
nhằm đảm bảo uy tín quốc tế.
Hai là, Lựa chọn lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA. Hiện nay ở
Việt Nam để nền kinh tế đạt kết quả trên diện rộng dựa vào luồng
vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lâu dài thì việc cải thiện cơ sở
hạ tầng đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Do đó, trong thời gian
đầu của sự nghiệp CNH, HĐH Việt Nam cần tập trung vốn, đặc
biệt là vốn ưu đãi nước ngoài ODA để đầu tư cho việc xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sở sản xuất tạo nhiều việc làm, các
dự án đầu tư quan trọng của nhà nước trong từng thời kỳ.
Về lâu dài, chiến lược sử dụng vốn vay phải theo hướng sử dụng
vốn vay nước ngoài phải kết hợp với công cuộc cải cách ngày
càng sâu sắc hơn, tăng cường xuất khẩu hàng hoá, điều chỉnh
chiến lược thay thế mặt hàng nhập khẩu.
Ba là, Xây dựng hệ thống kiểm soát, đánh giá việc sử dụng nguồn
vốn ODA: Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã được
thẩm định phê duyệt, quán triệt phương châm vốn vay phải được
sử dụng toàn bộ vào mục đích đầu tư phát triển, không dùng trang
trải nhu cầu tiêu dùng; Thủ tục quản lý phải chặt chẽ nhưng phải
thuận lợi cho người sử dụng trong việc rút vốn và sử dụng vốn,
không gây phiền hà làm giảm tốc độ giải ngân. Phải đặt các hạn
mức sử dụng và kiểm tra chặt chẽ việc chi tiêu, theo dõi quá trình
thực hiện và quản lý giải ngân dự án.
Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý, sử dụng ODA. Sau đây xin nêu ra một số giải pháp cụ thể để
đẩy nhanh tốc độ giả ngân vốn ODA- khâu mang tính chất quyết
định đến việc hoàn thành một chương trình, dự án ODA.

II) MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG TỐC ĐỘ GIẢI NGÂN VỐN

ODA.
1) Hài hoà thủ tục dự án.
Dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA phải trải qua hai khâu thẩm
định. Các quá trình thẩm định và phê duyệt dự án diễn ra từ phía
các cơ quan chính phủ và các nhà tài trợ. Để đảm bảo việc phê
duyệt dự án được suôn sẻ cần có sự cải tiến thủ tục và phối hợp
của cả hai phía.
Thực tế hiện nay cho thấy tiến trình thẩm định và phê duyệt vẫn
đang còn có những vướng mắc, các văn bản báo cáo nghiên cứu
khả thi được chuẩn bị thường không đáp ứng yêu cầu do năng lực
chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư còn hạn chế
dẫn đến sự chậm trễ trong việc trình và phê duyệt báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi, còn thiếu sự nhất quán giữa nội dung của báo cáo
khả thi được phê duyệt và các kết quả thẩm định của nhà tài trợ.
Do đó, cả hai bên cần nghiên cứu, điều chỉnh để thủ tục thẩm định
của hai bên tiến tới đồng bộ, thống nhất và phối hợp nhịp nhàng
với nhau cả về nội dung và thời điểm thẩm định của một quy trình
thẩm định chung nhưng vẫn là hai lần thẩm định độc lập, khách
quan. Trong đó, nên để thẩm định của nhà tài trợ sau khi có phê
duyệt của chính phủ. Đồng thời, để tránh lãng phí thời gian nên
giảm bớt những thủ tục không thật sự cần thiết trong quá trình
phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Ngoài ra cần được bố trí
vốn chuẩn bị đầu tư để lập trước nghiên cứu tiền khả thi và xúc
tiến nghiên cứu khả thi cho các dự án nằm trong danh mục các dự
án ưu tiên được sử dụng vốn ODA đã được chính phủ phê duyệt
và nhà tài trợ có cam kết xem xét tài trợ.
2) Giải quyết vốn đối ứng.
Vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA là
phần vốn trong nước tham gia trong từng chương trình, dự án
ODA được cam kết giữa phía Việt Nam và phía nước ngoài trong

các hiệp định, văn kiện dự án, quyết định đầu tư của cấp có thẩm
quyền. Các dự án vay vốn của chính phủ Nhật Bản hay Ngân
hàng thế giới, Ngân hàng Châu Á thường yêu cầu vốn đối ứng
trong nước chiếm từ 15% đến 30% tổng giá trị dự án, các dự án
hỗ trợ của các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc thường đòi
hỏi vốn đối ứng trong nước khoảng 20% trị giá dự án.
Về nguyên tắc, vốn đối ứng của chương trình, dự án thuộc cấp
nào thì cấp đó xử lý từ nguồn ngân sách của mình. Trường hợp
một số địa phương có vốn đối ứng phát sinh quá lớn, vượt khả
năng cân đối thì cần trình thủ tướng chính phủ để xin hỗ trợ một
phần ngay từ khi lập dự án. Tuy nhiên, thực tế vốn đối ứng không
phải lúc nào cũng trôi chảy, mà đang là một trong những nguyên
nhân chủ yếu gây nên sự chậm trễ trong việc thực hiện dự án.
Cơ chế vốn đối ứng khác nhau cho những dự án cùng loại là câu
hỏi đang chờ giải đáp. Bên cạnh đó, một số dự án do vốn đầu tư
lớn nên càng khó khăn về vốn đối ứng, đặc biệt là đối với các địa
phương.
Nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn đối ứng, cần quy định cụ
thể hơn về cơ chế vốn đối ứng. Đảm bảo vốn đối ứng được cấp
đầy đủ và kịp thời theo tiến độ thực hiện dự án, thống nhất cơ chế
quản lý vốn đối ứng đối với những dự án cùng loại.
Mặt khác, cần tăng cường quản lý và sử dụng vốn đối ứng cho các
dự án ODA phù hợp với quy định của chính phủ và không được
sử dụng vốn đối ứng ngoài mục đích, nội dung của dự án.
3) Cải thiện chất lượng đầu vào.
Để cải thiện và nâng cao tốc độ giả ngân vốn ODA, giảm thiểu
gánh nặng nợ nần, phải quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng
đầu vào của nguồn vốn ODA. Phải lựa chọn các dự án phù hợp,
phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và trung
hạn.Cần chú trọng tới cơ cấu và tính bền vững của các nguồn vốn

ODA.
Để tăng cường chất lượng đầu vào của các chương trình, dự án
ODA công tác chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án cần được
tổ chức chặt chẽ và chất lượng cao trên cơ sở phát triển quan hệ
đối tác. Cần phát triển hơn nữa quan hệ đối tác giữa các bên, trên
cơ sở quan tâm tới lợi ích chung cả tất cả các bên tham gia và đề
cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận. Đồng thời, chia sẻ thông
tin cũng là một cơ sở quan trọng để phát trển quan hệ đối tác. Do
đó, để có thể phối hợp trong quan hệ hợp tác phát triển nói chung
và tạo điều kiện cho việc giải ngân đúng tiến độ các bên cần có
thông tin chính xác và tôn trọng lợi ích của nhau.
4) Tiếp tục hoàn thiện chính sách đền bù, tái định cư.
Giải phóng mặt bằng, tái định cư là khâu quan trọng, có ý nghĩa
kinh tế , xã hội, chính trị, môi trường… và ảnh hưởng trực tiếp
đến tiến độ thực hiện dự án và do đó ảnh hưởng đến tốc độ giải
ngân vốn ODA nhưng đây cũng là khâu thường xuyên có vướng
mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư cần được coi là
một bộ phận quan trọng trong kế hoạch thực hiện dự án ODA,
vấn đề này không chỉ liên quan đến lợi ích thiết thân, cuộc sống
hiện tại cũng như lâu dài của người dân mà còn liên quan đến luật
pháp, chính sách của nhà nước, chính sách của nhà tài trợ. Trong
đền bù luôn gặp tính hợp pháp của tài sản và việc xử lý vấn đề
này không dễ dàng trong tình trạng xây dựng trái phép, lấn chiếm
đất đai phổ biến như hiện nay. Đồng thời việc áp dụng chính sách
tính hợp pháp của tài sản trên thực tế nhiều khi lại mâu thuẫn với
chính sách đảm bảo đời sống của người bị ảnh hưởng bởi dự án
sau khi thực hiện tái định cư không tồi hơn địa điểm cũ của nhà
tài trợ. Để tháo gỡ vấn đề này cần phải có sự phối hợp từ nhều
phía ở phía Việt Nam và nhà tài trợ cũng cần xem xét lại việc

điều chỉnh các chính sách của mình cho phù hợp với thực tiễn của
Việt Nam.
Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng thu
hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào Việt Nam và trong mỗi dự án
cụ thể, từng giai đoạn khác nhau chúng ta cần áp dụng những biện
pháp cụ thể, kịp thời để ODA thật sự trở thành nguồn vốn hỗ trợ
từ bên ngoài có ý nghĩa trong phát triển kinh tế đất nước.


KẾT LUẬN


Qua việc phân tích thực trạng huy động, quản lý và sử dụng vốn
ODA trong thời gian qua cho thấy rằng ODA có một vai trò quan
trọng hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
và trên thực tế những chương trình, dự án sửdụng vốn ODA được
thực hiện đã tập trung vào những lĩnh vực, ngành mà Việt Nam
đang cần được hỗ trợ như: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,
chuyển giao công nghệ, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường…
Đó là những lĩnh vực đầu tư có tính xúc tác vừa có tác dụng trước
mắt đồng thời là cơ sở lâu dài cho sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước. Tính từ năm 1993 đến nay tổng số vốn ODA mà cộng đồng
quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam lên tới 22,43 tỷ USD và có
xu hướng tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, đây chỉ là số vốn cam
kết còn trên thực tế tính đến hết năm 2002 tốc độ giải ngân số vốn
này mới chỉ đạt khoảng 49,2%. Nguyên nhân của thực trạng này
do cả hai phía Việt Nam và các nhà tài trợ nhưng chủ yếu là từ
phía Việt Nam. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng
kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn ODA là: Nhận thức của
chúng ta về nguồn vốn ODA còn thiếu đúng đắn, chưa có kinh

nghiệm trong việc tiếp nhận ODA, công tác quản lý ODA còn bị
chồng chéo, chưa rõ ràng v.v. Để tiếp tục thực hiện chính sách
quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn ODA phục
vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời
gian tới, cần lưu ý một số khía cạnh sau: ODA gắn liền với các
điều kiện chính trị. Tuy nhiên bằng chính sách đối ngoại của mình
chúng ta có thể đa phương hoá quan hệ hỗ trợ phát triển của mình,
sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA phục vụ phát triển đất nước
trong khi vẫn giữ vững được độc lập, tự chủ của đất nước. Chúng
ta cần phải thể hiện được tính chủ động của mình trong việc sử
dụng ODA, đặc biệt trong việc xây dựng, hình thành dự án, thẩm
định các văn kiện dự án, hình thành cơ chế về quản lý điều hành,
quản lý tài chính…
Bài viết này đã đề cập và đi vào phân tích vai trò của vốn ODA
đối với phát triển kinh tế Việt Nam, thực trạng huy động, quản lý
và sử dụng vốn ODA và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn ODA ở Việt Nam. Tuy nhiên, do những hạn chế về
khả năng phân tích cũng như nguồn tài liệu nên chưa thể phân
tích một cách sâu sắc và đầy đủ về vấn đề.
Để hoàn thành đề án này em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị
Thêu đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và
mong rằng sẽ tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp của Cô
để em có thể thực hiện tốt hơn trong những lần sau.
Sinh viên
Đỗ Mạnh Cường


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Giáo trình ĐTNN và CGCN- Nguyễn Hồng Minh

2) Thời báo kinh tế Việt Nam - Số tết 2002
3) Tạp chí nghiên cứu kinh tế - Số291, tháng 8- 2002
4) kinh tế và dự báo - Số 8- 2001
5) Tạp chí thương mại- Số 12- 2000
6) Thông tin tài chính- Số 1+2 - 2003
7) Thông tin tài chính- Số 11, tháng 6- 1999
8) Kinh tế Châu Á- TBD- Số 3- 2000
9)Nghiên cứu kinh tế- Số 276, tháng 8- 2001
10) Tạp chí đầu tư chứng khoán Việt Nam - Số 5- 1999

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
ODA
I) Nguồn vốn ODA.
1) Nguồn gốc ra đời của ODA.
2) Khái niệm ODA
3) Đặc điểm của ODA
II) Vai trò của vốn ODA đối với đầu tư phát triển ở Việt Nam.
1) Nhu cầu vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam.
2) Tầm quan trọng của oda đối với phát triển kinh tế Việt Nam.
3) Những xu hướng mới của ODA trên thế giới.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG VÀ
QUẢN LÝ VỐN ODA
I) Tình hình huy động oda.

1) Các nhà tài trợ và lĩnh vực ưu tiên tài trợ cho Việt Nam.
2) Chiến lược huy động ODA của Việt Nam.
3) Tình hình huy động ODA trong thời gian qua.
ii) thực trạng quản lý và sử dụng oda

1) Cơ sở pháp lý của việc quản lý và sử dụng ODA
2) Tình hình quản lý và sử dụng ODA.
3) Tình hình giải ngân vốn ODA
III) Một số nguyên nhân dẫn đến thành công, hạn chế trong quản
lý, sử dụng ODA và bài học rút ra.
1) Nguyên nhân thành công.
2) Nguyên nhân dẫn đến hạn chế.
3) Một số bài học rút ra.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA.
I) một số giải pháp chung.
1) Về cơ chế chính sách
2) Về tổ chức thực hiện dự án.
3) Về sử dụng ODA.
II) Một số giải pháp tăng tốc độ giải ngân vốn oda.
1) Hài hoà thủ tục dự án.
2) Giải quyết vốn đối ứng.
3) Cải thiện chất lượng đầu vào.

×