Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình hình thành khái niệm về các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi ODA p1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.3 KB, 10 trang )


LỜI MỞ ĐẦU

Sự nghiệp công nghiệp hoá(CNH), hiện đại hoá(HĐH) đất nước
với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp đã đi được một chặng đường khá
dài. Nhìn lại chặng đường đã qua chúng ta có thể thấy rằng chúng
ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào: tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân hàng năm đạt trên 7%, đời sống của nhân dân
ngày càng được nâng cao và không những đạt được những thành
tựu về mặt kinh tế mà các mặt của đời sống văn hoá- xã hội, giáo
dục, y tế cũng được nâng cao rõ rệt, tình hình chính trị ổn định, an
ninh- quốc phòng được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế
ngày càng được mở rộng. Đạt được những thành công đó bên
cạnh sự khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự hỗ trợ
từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng và trong đó viện
trợ phát triển chính thức(ODA) của các quốc gia và tổ chức quốc
tế giữ vai trò chủ đạo. Thực tế tiếp nhận, sử dụng vốn và thực
hiện các dự án ODA thời gian qua cho thấy ODA thực sự là một
nguồn vốn quan trọng đối với phát triển đất nước, ODA đã giúp
chúng ta tiếp cận, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ
hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và
tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội tương đối hiện đại.
Tuy vậy, để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào
năm 2020 chúng ta cần phải huy động và sử dụng hiệu quả hơn
nữa các nguồn lực cho phát triển, trong đó ODA có một vai trò
quan trọng. Do đó, một câu hỏi được đặt ra là liệu chúng ta có thể
huy động được nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn
ODA không? Có thể khẳng định ngay điều đó là hoàn toàn có thể.
Vậy những giải pháp nào cần được xúc tiến thực hiện để nâng cao
hiệu quả quản lý và sử dụng ODA?.



Với mong muốn giải đáp được câu hỏi trên và có một cái nhìn sâu
hơn, toàn diện hơn về ODA. Vì vậy, em đã quyết định lựa chọn
đề tài:” ODA nguồn vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam - thực
trạng và giải pháp” để thực hiện đề án môn học của mình.

Để hoàn thành đề án này, em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị
Thêu đã đóng góp những ý kiến quí báu và hướng dẫn em thực
hiện tạo điều kiện cho em tiếp cận sâu hơn, toàn diện hơn về
ODA, nâng cao nhận thức, khả năng lý luận và phân tích vấn đề.

Giáo trình hình thành khái niệm về các
khoản viện trợ không hoàn lại hoặc tín
dụng ưu đãi ODA
CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ODA

I) NGUỒN VỐN ODA
1) Nguồn gốc ra đời của ODA
Quá trình lịch sử của ODA có thể được tóm lược như sau:
Sau đại chiến thế giới thứ II các nước công nghiệp phát triển đã
thoả thuận về sự trợ giúp dưới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc
cho vay với điều kiệm ưu đãi cho các nước đang phát triển. Tổ
chức tài chính quốc tế WB( Ngân hàng thế giới) đã được thành
lập tại hội nghị về tài chính- tiền tệ tổ chức tháng 7 năm 1944 tại
Bretton Woods( Mỹ) với mục tiêu là thúc đẩy phát triển kinh tế và
tăng trưởng phúc lợi của các nước với tư cách như là một tổ chức
trung gian về tài chính, một ngân hàng thực sự với hoạt động chủ
yếu là đi vay theo các điều kiện thương mại bằng cách phát hành

trái phiếu để rồi cho vay tài trợ đầu tư tại các nước.
Tiếp đó một sự kiện quan trọng đã diễn ra đó là tháng 12 năm
1960 tại Pari các nước đã ký thoả thuận thành lập tổ chức hợp tác
kinh tế và phát triển( OECD). Tổ chức này bao gồm 20 thành viên
ban đầu đã đóng góp phần quan trọng nhất trong việc dung cấp
ODA song phương cũng như đa phương. Trong khuôn khổ hợp
tác phát triển , các nước OECD đã lập ra các uỷ ban chuyên môn
trong đó có uỷ ban hỗ trợ phát triển ( DAC) nhằm giúp các nước
đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Kể từ khi ra đời ODA đã trải qua các giai đoạn phát triển sau:
Trong những năm 1960 tổng khối lượng ODA tăng chậm đến
những năm 1970 và 1980 viện trợ từ các nước thuộc OECD vẫn
tăng liên tục. Đến giữa thập niên 80 khối lượng viện trợ đạt mức
gấp đôi đầu thập niên 70. Cuối những năm 1980 đến những năm
1990 vẫn tăng nhưng với tỷ lệ thấp. Năm 1991 viện trợ phát triển
chính thức đã đạt đến con số đỉnh điểm là 69 tỷ USD theo giá
năm 1995. Năm 1996 các nước tài trợ OECD đã dành 55,114 tỷ
USD cho viện trợ bằng 0,25% tổng GDP của các nước này cũng
trong năm này tỷ lệ ODA/GNP của các nước DAC chi là 0,25%
so với năm 1995 viện trợ của OECD giảm 3,768 tỷ USD . Trong
những năm cuối của thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21 ODA
có xu hướng giảm nhẹ riêng đối với Việt Nam kể từ khi nối lại
quan hệ với các nước và tổ chức cung cấp viện trợ (1993) thì các
nước viện trợ vấn ưu tiên cho Việt Nam ngay cả khi khối lượng
viện trợ trên thế giới giảm xuống.
2) Khái niệm ODA
ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có
hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức liên
chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống
Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước

đang và chậm phát triển.
Các đồng vốn bên ngoài chủ yếu chảy vào các nước đang phát
triển và chậm phát triển gồm có: ODA, tín dụng thương mại từ
các ngân hàng, đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI) , viện trợ cho
không của các tổ chức phi chính phủ(NGO) và tín dụng tư nhân.
Các dòng vốn quốc tế này có những mối quan hệ rất chặt chẽ với
nhau. Nếu một nước kém phát triển không nhận được vốn ODA
đủ mức cần thiết để cải thiện các cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội thì
cũng khó có thể thu hút được các nguồn vốn FDI cũng như vay
vốn tín dụng để mở rộng kinh doanh nhưng nếu chỉ tìm kiếm các
nguồn ODA mà không tìm cách thu hút các nguồn vốn FDI và
các nguồn tín dụng khác thì không có điều kiện tăng trưởng nhanh
sản xuất, dịch vụ và sẽ không có đủ thu nhập để trả nợ vốn vay
ODA.
3) Đặc điểm của ODA
Như đã nêu trong khái niệm ODA là các khoản viện trợ không
hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi. Do vậy, ODA
có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, Vốn ODA mang tính ưu đãi.
Vốn ODA có thời gian cho vay( hoàn trả vốn dài), có thời gian ân
hạn dài. Chẳng hạn, vốn ODA của WB, ADB, JBIC có thời gian
hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm.
Thông thường, trong ODA có thành tố viện trợ không hoàn lại(
cho không), đây cũng chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho
vay thương mại. Thành tố cho không được xác định dựa vào thời
gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh lãi suất viện trợ với mức
lãi suất tín dụng thương mại. Sự ưu đãi ở đây là so sánh với tập
quán thương mại quốc tế.
Sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các
nước đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển. Có hai điều

kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận
được ODA là:
Điều kiện thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội( GDP) bình quân
đầu người thấp. Nước có GDP bình quân đầu người càng thấp thì
thường được tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và
khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi càng lớn.
Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này
phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét
trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA. Thông thường
các nước cung cấp ODA đều có những chính sách và ưu tiên riêng
của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có
khả năng kỹ thuật và tư vấn. Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các
nước cung cấp ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ
thể. Vì vậy, nắm bắt được xu hướng ưu tiên và tiềm năng của các
nước, các tổ chức cung cấp ODA là rất cần thiết.
Về thực chất, ODA là sự chuyển giao có hoàn lại hoặc không
hoàn lại trong những điều kiện nhất định một phần tổng sản phẩm
quốc dân từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Do
vậy, ODA rất nhạy cảm về mặt xã hội và chịu sự điều chỉnh của
dư luận xã hội từ phía nước cung cấp cũng như từ phía nước tiếp
nhận ODA.
Thứ hai, vốn ODA mang tính ràng buộc.
ODA có thể ràng buộc ( hoặc ràng buộc một phần hoặc không
ràng buộc) nước nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra mỗi nước
cung cấp viện trợ cũng đều có những ràng buộc khác và nhiều khi
các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận. Ví dụ, Nhật
Bản quy định vốn ODA của Nhật đều được thực hiện bằng đồng
Yên Nhật.
Vốn ODA mang yếu tố chính trị: Các nước viện trợ nói chung đều
không quên dành được lợi ích cho mình vừa gây ảnh hưởng chính

trị vừa thực hiện xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tư vấn vào nước
tiếp nhận viện trợ. Chẳng hạn, Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu
khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hoá dịch vụ của nước mình.
Canada yêu cầu tới 65%. Nhìn chung 22% viện trợ của DAC phải
được sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ của các quốc gia viện
trợ.
Kể từ khi ra đời cho tới nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu
cùng tồn tại song song. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng
bền vững và giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Động cơ nào
đã thúc đẩy các nhà tài trợ đề ra mục tiêu này? Bản thân các nước
phát triển nhìn thấy lợi ích của mình trong việc hỗ trợ, giúp đỡ
các nước đang phát triển để mở mang thị trường tiêu thụ sản
phẩm và thị trường đầu tư. Viện trợ thường gắn với các điều kiện
kinh tế xét về lâu dài, các nhà tài trợ sẽ có lợi về mặt an ninh,
kinh tế, chính trị khi kinh tế các nước nghèo tăng trưởng. Mục
tiêu mang tính cá nhân này được kết hợp với tinh thần nhân đạo,
tính cộng đồng. Vì một số vấn đề mang tính toàn cầu như sự bùng
nổ dân số thế giới, bảo vệ môi trường sống, bình đẳng giới, phòng
chống dịch bệnh, giải quyết các xung đột sắc tộc, tôn giáo v.v đòi
hỏi sự hợp tác, nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế không phân biệt
nước giàu, nước nghèo. Mục tiêu thứ hai là tăng cường vị thế
chính trị của các nước tài trợ. Các nước phát triển sử dụng ODA
như một công cụ chính trị: xác định vị thế và ảnh hưởng của mình
tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA. Ví dụ, Nhật Bản hiện là
nhà tài trợ hàng đầu thế giới và cũng là nhà tài trợ đã sử dụng
ODA như một công cụ đa năng về chính trị và kinh tế. ODA của
Nhật không chỉ đưa lại lợi ích cho nước nhận mà còn mang lại lợi
ích cho chính họ. Trong những năm cuối thập kỷ 90, khi phải đối
phó với những suy thoái nặng nề trong khu vực, Nhật Bản đã
quyết định trợ giúp tài chính rất lớn cho các nước Đông nam á là

nơi chiếm tỷ trọng tương đối lớn về mậu dịch và đầu tư của Nhật
Bản, Nhật đã dành 15 tỷ USD tiền mặt cho các nhu cầu vốn ngắn
hạn chủ yếu là lãi suất thấp và tính bằng đồng Yên và dành 15 tỷ
USD cho mậu dịch và đầu tư có nhân nhượng trong vòng 3 năm.
Các khoản cho vay tính bằng đồng Yên và gắn với những dự án
có các công ty Nhật tham gia.
Viện trợ của các nước phát triển không chỉ đơn thuần là việc trợ
giúp hữu nghị mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì
lợi ích kinh tế và vị thế chính trị cho các nước tài trợ. Những nước
cấp tài trợ đòi hỏi nước tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát
triển cho phù hợp vơí lợi ích của bên tài trợ. Khi nhận viện trợ các
nước nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều kiện của các nhà tài
trợ không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu
dài. Quan hệ hỗ trợ phát triển phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹn
lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ.
Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên
gánh nặng nợ thường chưa xuất hiện. Một số nước do không sử
dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời
nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả
năng trả nợ. Vấn đề là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư
trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ
lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch định
chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để
tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.
II) VAI TRÒ CỦA VỐN ODA ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN Ở VIỆT NAM.
1) Nhu cầu vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam.
Đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH theo đường lối

đề ra tại đại hội Đảng lần thứ VIII với mục tiêu tăng mức thu
nhập bình quân đầu người lên mức 1500 USD vào năm 2020 tức
là tăng gấp 7 lần so với mức năm 1995. Để thực hiện được mục
tiêu này mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm phải là
8%/năm. Về mặt lý thuyết, muốn đạt được mức tăng trưởng này
vốn đầu tư phải tăng ít nhất là 20%/năm cho đến năm 2015 tức là
mức đầu tư cho năm 2000 phải gấp 2,5 lần năm 1995, cho năm
2005 phải gấp 6,2 lần tức là giai đoạn 2001- 2005 vào khoảng 60
tỷ USD. Trong đó vốn ODA khoảng 9 tỷ USD. Theo “Danh mục
dự án đầu tư ưu tiên vận động vốn ODA thời kì 2001- 2005”,
chính phủ đã đưa ra hàng trăm dự án trong từng lĩnh vực như sau:
Về năng lượng, có 9 dự án với tổng vốn ODA dự kiến trên 1,2 tỷ
USD trong đó lớn nhất là dự án thuỷ điện Đại Thi ở Tuyên
Quang(360 triệu ), nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả(272 triệu), nhà
máy thuỷ điện thượng Kon tum(100triệu USD).
Trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ có 33 dự án với trên
1,8 tỷ USD. Về cầu có 7 dự án với trên 150 triệu USD, lớn nhất là
dự án cải tạo cầu Long Biên ( 72 triệu USD). Về đường biển có
10 dự án với số vốn 600 triệu USD lớn nhất là xây dựng cảng
tổng hợp Thị Vải( 170 triệu USD). Đường sông có 4 dự án với
hơn 450 triệu USD lớn nhất là cải tạo giao thông thuỷ, kè chỉnh
trị Sông Hồng khu vực Hà Nội (255triệu USD). Đường sắt có 5
dự án với khoảng 1,4 tỷ USD trong đó riêng riêng xây dượng 2
tuyến đường sắt trên cao Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội với tổng số
vốn 1,13 tỷ USD. Cấp nước và vệ sinh đô thị có 50 dự án với trên
1 tỷ USD.
Về nông nghiệp có 33 dự án cần triển khai từ nay đến 2005 với
tổng vốn ODA khoảng 700 triệu USD, trong đó có những dự án
lớn như: Chương trình di dân và kinh tế mới( 300 triệu USD),
Phát triển dâu tằm tơ (120 triệu USD). Thuỷ lợi có 41 dự án với

khoảng 1,5 tỷ USD, trong đó dự án quy mô lớn nhất là Thuỷ lợi
Cửa Đạt ở Thanh Hoá( 200 triệu USD), Thuỷ lợi Tả Trạch ở Thừa
Thiên Huế( 170 triệu USD). Lâm Nghiệp có 15 dự án và khoảng
trên triệu USD, Thuỷ Sản có 15 dự án và khoảng 600 triệu USD.
Giáo Dục - Đào tạo có 24 dự án với 400 triệu USD, lớn nhất là
trang bị Đại học Quốc Gia Hà Nội (75 triệu USD).
Lĩnh vực Y tế- xã hội có 42 dự án với khoảng 1 tỷ USD. Văn hoá
thông tin có 11 dự án với khoảng 300 triệu USD lớn nhất là tháp
truyền hình Hà Nội( 135 triêụ USD). Lĩnh vực khoa học - công
nghệ - môi trường có 35 dự án với trên 1,5 tỷ USD, lớn nhất là
khu công nghệ cao Hoà Lạc( 480 triệu USD). Trong Bưu chính
viễn thông có 5 dự án với khoảng 450 triệu USD, lớn nhất là cáp
quang biển trục Bắc Nam( 200 triệu USD). Ngoài ra còn có hàng
chục dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các ngành, lĩnh vực với mức vốn
bình quân mỗi dự án dưới 10 triệu USD.
Trên đây mới chỉ là số vốn cần thiết hỗ trợ từ chính phủ các nước
và các tổ chức quốc tế mà chưa kể số vốn đối ứng không nhỏ
trong nước. Những dự án trên liệu có được thực hiện hay không?
Câu trả lời chính là từ chúng ta. Thực hiện được điều này thể hiện
khả năng về khai thác, phối hợp các nguồn lực của chúng ta và
điều quan trọng là giúp chúng ta thực hiện được những mục tiêu
đề ra.
2) Tầm quan trọng của oda đối với phát triển kinh tế Việt Nam
Xuất phát từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực như: Hàn
Quốc, Malaixia và từ tình hình thực tế trong nước, trong những
năm gần đây Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế với xu hướng mở rộng và đa dạng hoá các mối quan hệ

×