Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của dị dạng ống tai ngoài bẩm sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI






CHUANG INTHAVA







NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
CỦA D
Ị DẠNG ỐNG TAI NGOÀI BẨM SINH

Chuyên ngành : Tai Mũi Họng
Mã số : CH17- 60.72.53




LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌ
C





Người hướng dẫn khoa học :
TS. CAO MINH THÀNH






Hà Nội , 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
ZY





CHUANG INTHAVA





NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
CỦA DỊ DẠNG ỐNG TAI NGOÀI BẨM SINH



CHUYÊN NGÀNH: TAI - MŨI - HỌ
NG







LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌ
C









HÀ NỘI - 2010
LỜI CẢM ƠN

Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Bộ mô
n Tai Mũi Họng Trường Đại
học Y Hà Nội; Ban Giám đốc, các Khoa,Phòng Bệnh viện Tai Mũi Họng
Trung ương; Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai.
Đã t

ạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS Nguyễn Tấn P
hong, Phó chủ nhiệm Bộ môn Tai Mũi Họng
Trường Đại học Y Hà Nội - Người Thầy đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS.
Cao Minh Thành giáo viên hướng dẫn
khoa học đã cho những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
TS. Nguyễn Đình Phúc - Chủ nhiệm Bộ m
ôn Tai Mũi Họng Trường Đại
học Y Hà Nội.
Các Thầy, Cô trong Bộ m
ôn Tai Mũi Họng Trường Đại học Y Hà Nội.
Các anh, chị đang công tác tại Khoa Tai, Khoa Phẫu thuật, Khoa Thính
học Bệnh viện Tai M
ũi Họng Trung ương.
Những đồng nghiệp, bạn bè
và đặc biệt là gia đình đã luôn động viên tôi
trong quá trình công tác và hoàn thành luận văn.

CHUANG INTHAVA



56

MỤC LỤC


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ 3
1.1.1. Thế giới 3
1.1.2. Việt Nam 4
1.2. NHẮC LẠI VÀI NÉT VỀ BÀO THAI HỌC TAI NGOÀI VÀ TAI GIỮA. 4
1.2.1. Mô phôi học 4
1.2.2. Tai giữa 7
1.3.1. Tai ngoài 9
Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai ngoài 9
1.3.2. Tai giữa 12
1.4. NHỮNG GIẢ THUYẾT GÂY DỊ HÌNH TAI NGOÀI 15
1.4.1. Do di truyền 15
1.4.2. Do nhiễm virus trong thời gian mang thai. 16
1.4.3. Bất thường ở vị trí làm tổ của bào thai trong tử cung 16
1.4.4. Đẻ thiếu tháng 16
1.4.5. Tiểu ñường, chế ñộ ăn uống thiếu dinh dưỡng khi
mang thai 16
1.4.6. Đối kháng của yếu tố Rh trong máu giữa mẹ và con 16
1.4.7. Dùng thuốc quá liều trong thời gian mang thai 16
1.4.8. Không rõ nguyên nhân 16
1.5. PHÂN LOẠI DỊ HÌNH ỐNG TAI NGOÀI 16
1.5.1. Phân loại theo Jahrsdoerfer 16
1.5.2. Phân loại theo Melvin D. Schloss 17
1.5.3. Phân loại theo Schuknecht HF 18
1.6. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 21
1.6.1. Lâm sàng: 21
1.6.2. Cận lâm sàng 21

57


1.7. CHẨN ĐOÁN 24
1.7.1. Lâm sàng 24
1.7.2. Cận lâm sàng 24
Chương 2 :ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 26
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.2.1. Thiết kế : Nghiên cứu mô tả từng ca có hồ sơ bệnh án
lưu trữ và hồ sơ bệnh án tiến cứu có chẩn ñoán dị
dạng ống tai ngoài bẩm sinh. Cỡ mẫu: với N=33 26
Quy trình nghiên cứu: Lựa chọn bệnh nhân từ 5 tưởi trở lên
không phân biệt tưởi, giói và nghề nghiệp theo bệnh
án mẫu.(chi tiết ñể ở phần phụ lục) 26
2.2. 2. Phương tiện nghiên cứu 27
2.2.3. Vật liệu nghiên cứu 28
2.2.4. Các bước tiến hành 28
2.2.5. Xử lý số liệu 30
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 31
3.1.1. Tuổi và giới 31
3.1.2. Nơi cư trú và dân tộc 31
3.2. LÝ DO VÀO VIỆN 32
3.3. TRIỆUCHỨNG LÂM SÀNG 33
3.3.1. Triệu chứng cơ năng 33
3.3.2. Triệu chứng thực thể 33
3.4. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG 35
3.4.1. Thính lực ñồ 35
3.4.2. Phim cắt lớp vi tính xương thái dương 37


58

3.5. MỐI LIÊN QUAN GIỮA DỊ DẠNG OTN VỚI LOẠI NGHE KÉM 41
3.6. MỐI LIÊN QUAN GIỮA LOẠI DỊ DẠNG OTN VỚI MỘT SỐ CẤU
TRÚC TAI GIỮA 42
3.6.1. Liên quan với hệ thống xương con 42
3.6.2. Liên quan với vị trí của dây VII trên phim CLVTT 43
Chương 4: BÀN LUẬN 45
4.1.1. Tuổi và giới: 45
4.1.2. Về ñặc ñiểm dân tộc và khu vực sống 46
4.1.3. Đặc ñiểm về các yếu tố nguy cơ trong thời kỳ mang
thai 46
4.2. LÝ DO ĐẾN VIỆN 47
4.3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 48
4.3.1. Cơ năng 48
4.3.2. Triệu chứng thực thể 49
4.4. CẬN LÂM SÀNG 50
4.4.1. Thính lực ñồ 50
4.4.2. Phim Cắt lớp vi tính xương thái dương 51
4.5. MỐI LIÊN QUAN GIỮA LOẠI DỊ DẠNG OTN VỚI SỨC NGHE 52
4
.6. MỐI LIÊN QUAN GIỮA LOẠI DỊ DẠNG OTN VỚI MỘT SỐ CẤU
TRÚC TAI GIỮA 53
4.6.1. Với hệ thống xương con 53
4.6.2. Với vị trí dây VII 53
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CLVT : Cắt lớ
p vi tính
OTN : Ống tai ngoài
BN : Bệnh nhân
TMH : Tai mũi họng
MRI : Cộng h
ưởng từ hạt nhân
TB : Trung bình
ABG : Air bone gap
P : Phải
T : Trái










59

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Phân bố tuổi và giới 31

Bảng 3.2. Tỷ lệ liên quan giữa nơi sống và dân tộc 31
Bảng 3.3: Lý do vào viện 32
Bảng 3.4: Tần suất phân bố triệu chứng 33
Bảng 3.5: Tần suất phân bố giữa hẹp ống tai và tịt lỗ ống tai 34
Bảng 3.6: Tỷ lệ loại nghe kém trên thính lực ñồ 35
Bảng 3.7: Tỷ lệ mức ñộ nghe kém 36
Bảng 3.8: Tỷ lệ giữa số tai dị dạng và mức ñộ 37
Bảng 3.9: Tỷ lệ mức ñộ hẹp ống tai ngoài 38
Bảng 3.10: Tỷ lệ dị dạng của hệ thống xương con 39
Bảng 3.11: Phân bố tỷ lệ dị dạng ống tai ngoài trên phim CLVT 40
Bảng 3.12: Tỷ lệ phân bố giữa loại dị dạng OTN với loại nghe kém 41
Bảng 3.13: Tỷ lệ phân bố giữa loại di dạng OTN với cấu trúc
xương con trên phim CLVT 42
Bảng 3.14: Tỷ lệ phân bố loại dị dạng OTN với dây VII
trên phim CLVT 43


60

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu ñồ 3.1: Tỷ lệ phân bố số tai dị dạng 33
Biểu ñồ 3.2. Mức ñộ dị dạng ống tai 34
Biểu ñồ 3.3. Tỷ lệ số tai nghe kém 35
Biểu ñồ 3.4. Tỷ lệ mức ñộ tịt OTN 38
Biểu ñồ 3.5: Tỷ lệ vị trí giải phẫu của dây thần kinh VII 39



61


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sự phát triển và giải phẫu vành tai 5
Hình 1.2. Sơ ñồ hoá sự phát triển của ống tai ngoài và màng tai 6
Hình 1.3. Sự phát triển của màng nhĩ 7
Hình 1.4: Vành tai bình thường
9
Hình 1.5: Vành tai bệnh lý 9
Hình 1.6: Thiết ñồ cắt ñứng ngang ống tai ngoài 10
Hình 1.7: Giải phẫu tai giữa 12
Hình 1.8 : Thành trong hòm tai 13
Hình 1.9: Chít hẹp ông tai Loại A (theo Harold F. Schuknecht) 18
Hình 1.10 : Chít hẹp ống tai Loại B 19
Hình 1.11: Chít hẹp ống tai Loại C 19
Hình 1.12 : Chít hẹp ống tai Loại D 20
Hình 1.13 : Mặt phẳng ngang 22
Hình 1.14: Mặt phẳng ñứng 23
Hình 1.15 : Mặt phẳng ngang 24
Hình 1.16: Mặt phẳng ñứng 24
Hình 1.17: Hẹp lỗ ống tai ngoài 24
Hình 1.18 : Hẹp lỗ ống tai ngoài 24
Hình 2.1: Bộ máy nội soi 27
Hình 2.2: Máy chụp CLVT 27
Hình 2.3: Máy ño thính lực kỹ thuật số tại viện TMHTƯ 28
Hình 3.1: Dị dạng OTN Loại B 41
Hình 3.2: Dị dạng OTN Loại C 41




1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dị dạng ống tai ngoài (OTN) bẩm sinh vừa ảnh hưởng ñến chức năng
thẩm mỹ vừa ảnh hưởng ñến chức năng nghe gây ra nhiều khó khăn trong
quá trình giao tiếp, học tập, công tác. Dị dạng ống tai ngoài làm cho trẻ
chậm phát triển về ngôn ngữ do ñó trí tuệ cũng chậm phát triển hơn so với
trẻ bình thường, làm cho trẻ mặc cảm, tự ti ít hoà nhập với xã hội.
Dị dạng bẩm sinh OTN, tai ngoài biểu hiện: chít hẹp ống tai ngoài
không có lỗ ống tai ngoài, và thường kèm theo dị dạng vành tai. Dị dạng
bẩm sinh OTN có thể kèm theo dị tật bẩm sinh tai giữa hoặc tai trong.
Trong trường hợp bị một bên thì người bệnh vẫn có thể giao tiếp nhưng có
nhiều hạn chế. Trong trường hợp bị dị dạng cả hai bên thì trẻ thường chậm
phát triển ngôn ngữ, cũng có thể dẫn ñến hiện tượng câm ñiếc bẩm sinh.
Dị dạng ở tai thường gặp là: dị dạng vành tai, ống tai ngoài, dị dạng
chuỗi xương con, sự bất thường ñường ñi của dây VII, hở dây VII tự nhiên,
dò ngoại dịch bẩm sinh Ở trẻ sơ sinh chít hẹp OTN có thể một bên hoặc
cả hai bên và thường liên quan ñến dị dạng của vành tai, tai giữa và tai
trong.
Về dịch tễ học, theo Bezold (1926) tỷ lệ dị dạng bẩm sinh tai ngoài là
11/20.400 trẻ sơ sinh, hội nghị tại Mundnich (1966) Edgerton ñưa ra con số
là 1 ca/7.000 [20], theo Jahrsdoerfer (1996), Antonio De La Cruz (2003)
thông báo tại Mỹ thì tỷ lệ này là 1 ca/10 - 20.000 trẻ sơ sinh, nam gặp nhiều
hơn nữ, một bên nhiều hơn hai bên (3/1), bên phải gặp nhiều hơn bên trái.
Tỷ lệ tịt OTN gặp nhiều hơn hẹp OTN [21], [27].
Tỷ lệ bệnh lý dị dạng tai bẩm sinh theo Cao Minh Thành là 1,7% trong
các bệnh tai [11].

2


Trong vòng 20 năm trở lại ñây, từ khi chụp cắt lớp vi tính (CLVT) và
cộng hưởng từ hạt nhân ra ñời, cùng với sự phát triển của ngành phẫu thuật
thẩm mỹ và phẫu thuật tạo hình, vấn ñề ñiều trị phục hồi chức năng nghe
và thẩm mỹ cho những tai bị chít hẹp cũng tạo ra một bước phát triển ñáng
kể. Tuy vậy, ở Việt Nam vấn ñề này còn khá mới mẻ. Cho ñến nay chưa
thấy có nghiên cứu nào thực sự ñi sâu tìm hiểu về căn nguyên bệnh sinh,
cũng như ñưa ra một phương pháp phẫu thuật hoàn hảo nhằm tạo hình một
ống tai mới ñể phục hồi ñược chức năng nghe cho người bệnh. Mặt khác,
việc phẫu thuật ñiều trị rất phức tạp, phẫu thuật nhiều lần, có thể gây ra các
biến chứng. Vì vậy ñể việc ñiều trị ñạt ñược một kết quả khả quan, giúp
cho người bệnh cộng ñồng,
hòa nhập với cả về chức năng cũng như thẩm
mỹ, giảm bớt gánh nặng cho gia ñình và xã hội, vẫn còn là một khó khăn,
thách thức lớn cho chuyên ngành TMH.
Việc chẩn ñoán và ñiều trị dị tật OTN bẩm sinh bước ñầu ñã ñược
nghiên cứu áp dụng ở Việt nam. Với những kết quả ban ñầu ñáng khích lệ
nhưng vẫn còn vấp phải nhiều khó khăn trong việc ñiều trị nhất là tỷ lệ
thành công trong và sau phẫu thuật, có th
ể do quyết ñịnh phẫu thuật chưa
phù hợp trên những bệnh nhân phối hợp các dị dạng khác của tai, vì vậy
chúng tôi nghiên cứu ñề tài với mục tiêu:
1. Mô tả ñặc ñiểm lâm sàng, thính lực và chụp cắt lớp vi tính của
dị dạng ống tai ngoài bẩm sinh.
2. Phân loại dị dạng ống tai ngoài theo lâm sàng và cận lâm sàng
ñể ñề xuất các biện pháp can thiệp thích hợp.

3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ
1.1.1. Thế giới
- Năm 1883, Kiesselbach lần ñầu tiên mô tả dị tật bẩm sinh OTN sau
khi phẫu thuật sửa chữa thương tổn bẩm sinh này [21].
- Richards năm 1933 phát hiện 1 trường hợp chít hẹp OTN bẩm sinh
trên khoảng 2000 bệnh nhân ñến khám tai, trong lúc ñó Bezold gặp 11
trường hợp trên tổng số 20.400 bệnh nhân.
- Năm 1947, Patee (Hoa Kỳ) và Ombredanne (Pháp) thông báo ñã
phẫu thuật thành công cho 8 ca bệnh nhân chít hẹp OTN bẩm sinh.
- Homme (1949) và Mudnich (1966) thống kê tỷ lệ dị tật OTN là
1/20.000 trẻ sơ sinh [20].
- Kleinsesser (1963) thông báo tỷ lệ dị tật bẩm sinh này là 1/11.000 trẻ
sơ sinh. Theo Neel tỷ lệ này ở Nhật là 1,7/10.000 trong khi ñó theo Book
tại Thụy Điển tỷ lệ là 0,5/10.000 [20].
- Trong một nghiên cứu trên 687 trẻ có ñiếc bẩm sinh Bergstrom
(1980) ghi nhận 17% ñiếc dẫn truyền và 2,7% do dị tật chuỗi xương con,
các bệnh nhân này có tiền sử gia ñình ñiếc dẫn truyền bẩm sinh [20].
- Antonio De La Cruz (1985) công bố nghiên cứu dị tật của ống tai
bẩm sinh trên tạp chí TMH [15].
- Harold F. Schuknecht (1993) công bố bảng phân loại dị hình theo
4 týp [21].

4

- Jahrsdoerfer RA và cộng sự (1992) cho ra ñời bảng phân loại dị tật
bẩm sinh OTN [20].
- Antonio De La Cruz (2003) thông báo ñã phẫu thuật cho 116 BN
chít hẹp OTN từ năm 1985 - 2002 [15].

1.1.2. Việt Nam
Cho ñến nay ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu chi tiết về vấn
ñề này, cũng có thể do lượng BN không nhiều. Ở phía Bắc, ngoài báo cáo:
"Một số nhận xét về dị tật tịt lỗ mũi sau và tịt ống tai ngoài bẩm sinh
(nhân 5 trường hợp tịt lỗ mũi sau và 8 trường hợp tịt OTN bẩm sinh gặp tại
viện TMH)" của Nguyễn Công Thành và Nguyễn Hoàng Sơn (2003).
Tạo hình ống tai ngoài theo ñường xương chũm trong bệnh lý dị dạng
ống tai ngoài của Nguyễn Tấn Phong trong hội nghị TMH Asean năm
2007.
1.2. NHẮC LẠI VÀI NÉT VỀ BÀO THAI HỌC TAI NGOÀI VÀ TAI GIỮA
1.2.1. Mô phôi học
Tai ngoài gồm vành tai và ống tai ngoài
1.2.1.1. Mô phôi học tai ngoài
Tai ngoài gồm vành tai và ống tai ngoài. Vào tuần lễ thứ 4 của phôi
thai, vành tai bắt ñầu phát triển từ cung mang I và II bao quanh khe mang I.
Đến tuần thứ 5 và tuần thứ sáu, vành tai lớn lên gấp 5 - 6 lần ban ñầu.
Đến tháng thứ 3 thì vành tai ñã có hình dạng ổn ñịnh.
Trẻ 4 - 5 tuổi vành tai có kích thước bằng 80% vành tai người trưởng
thành. 9 tuổi vành tai ñạt tới kích thước giống vành tai người lớn.[3]


5






Hình 1.1. Sự phát triển và giải phẫu vành tai [3].
1. Hố thuyền 5. Dái tai

2. Gờ luân nhĩ 6. Ống tai ngoài
3. Gờ ñối luân 7. Bình tai
4. Gờ ñối bình
A: Phôi 5 mm: sự phát triển của cung mang bắt ñầu.
B: Cung mang I và II ở phôi 11mm. 6 ụ nhỏ ñã hình thành. Ụ 1,2,3
hình thành từ cung mang I. Ụ 4,5,6 từ cung mang II.
C: Vành tai của trẻ sơ có hình dáng như tai người lớn nhưng nhỏ hơn.
D: Vành tai phát triển với ñầy ñủ gờ ụ.
E: Vành tai người lớn.
Ở trẻ sơ sinh sụn vành tai rất mềm. Ở mặt trước vành tai, da dính chặt

6

vào sụn không có tổ chức dưới da. Trong khi ñó ở mặt sau giữa sụn và da
có lớp tổ chức liên kết. Phần dái tai không có sụn mà chỉ có da, tổ chức xơ
và mỡ.
Ống tai phát triển từ khe mang thứ nhất giữa cung mang I (gọi là cung
hàm) và cung mang II (gọi là cung móng).

Hình 1.2. Sơ ñồ hoá sự phát triển của ống tai ngoài và màng tai [3]
1. Ống tai ngoài 4. Hốc tai giữa
2. Túi họng 1 5. Mảnh nhĩ (màng nhĩ)
3. Ống nhĩ
A: Bào thai 13 ngày, phần ngoại bì của khe mang I ñào sâu dần vào
trong ñể tạo thành OTN.
B: Bào thai 15 ngày, ống nhĩ bắt ñầu phát triển từ túi họng I.
C: Bào thai 19 ngày, ống tai ngoài và sự mở rộng của màng nhĩ ñã rõ
ràng.

7


Vào tuần thứ 5 của bào thai, OTN bắt ñầu phát triển từ một phần lõi
cứng của các tế bào biểu mô hình thành từ ngoài bì của khe mang thứ nhất
ñào sau dần vào trong.
Đến tuần thứ 8 của bào thai, khe mang I ñào sâu vào trong tạo ra 1
ống hình phễu sau này sẽ trở thành OTN.
Màng nhĩ phát triển từ các cấu trúc hình thành nên tai ngoài và tai
giữa gặp nhau. Vào tuần thứ 5 của bào thai thì màng tai nguyên thuỷ ñã
xuất hiện ở phần tiếp xúc giữa ngoại bì (túi họng I)


Hình 1.3. Sự phát triển của màng nhĩ [3]
1. Màng chùng 2. Mấu ngắn xương búa
3. Cán búa 4. Màng căng
A: Ở trẻ sơ sinh màng tai gần như nằm ngang mấu ngắn xương búa
nhô cao. Phần màng chúng là dầy và nhiều mạch máu.
B: Ở người lớn màng tai ñứng hơn. Mấu ngắn cán búa ít nhô hơn, cán
búa ñứng hơn, phần màng chùng ít mạch hơn.
1.2.1.2. Mô phôi học tai giữa
1.2.2. Tai giữa
Tai giữa gồm có màng nhĩ, hòm nhĩ, 3 xương con và vòi nhĩ. Vòi nhĩ

8

thông hòm tai với họng mũi. Sào ñạo thông hòm tai với sào bào và các
nhóm tế bào chũm. Vào tuần thứ 3 của bào thai, sự phát triển của túi họng I
hình thành nên ống nhĩ [3].
Vào tuần thứ 4 - thứ 6, ống này mở rộng gần xuống phía dưới tạo nên
hòm tai. Tuần thứ 7 thì vòi nhĩ hình thành từ phần giữa của ống nhĩ. Phần
tận cùng của túi họng I chia ra làm 4 túi nhỏ: trước, sau, trên, giữa 4 túi này

phát triển to lên, thông khí hoá ñể tạo thành hòm tai. Túi trước sau này trở
thành phần trước của túi Trolsch. Túi giữa phát triển thành thượng nhĩ, túi
sau thành phần sau của túi Trolsch, phần dưới của hòm nhĩ và xương chũm
phí sau. Túi sau cũng hình thành nên cửa sổ tròn, của sổ bầu dục ngách nhĩ.
Sự mở rộng của các túi này bao quanh xương con ngăn cách hòm nhĩ và
xương chũm. Vào tuần thứ 18 thượng nhĩ hình thành từ sự mở rộng của
ngách nhĩ. Trong quá trình phát triển hòm nhĩ, tổ chức trung mô ở trên,
giữa và sau hòm nhĩ tạo nên xương con, cơ và dây chằng tai giữa. Toàn bộ
cấu trúc này ñược bao phủ bởi lớp biểu mô của hòm tai có nguồn gốc từ
phần cuối của túi họng I.
Sơ ñồ minh họa các giai ñoạn bị tác ñộng của phôi thai và các hậu quả
có thể xẩy ra.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 34 36 38 Tuần













Chết Chết phôi Chết thai

Bệnh họp tử Bệnh phôi Bệnh thai
THAI


SS
Bình
hường

PHÔI
hức Rối loạn
chức cnăng
Dị dạng
bầm sinh

H T

9

1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG CỦA TAI NGOÀI, TAI GIỮA
1.3.1. Tai ngoài
Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai ngoài.
1.3.1.1. Vành tai








Hình 1.4: vành tai bình thường Hình 1.5: vành tai b
ệnh lý
Vành tai là một cái loa bằng sụn, ngoài có da bọc.

Vành tai có những chỗ lồi và những chỗ lõm.
Những chỗ lồi, tính từ chu vi về trung tâm là: luân nhĩ (hélix), gờ ñối
luân (antihélix), ñối bình tai (antitragus) và bình tai hay nắp tai (tragus);
Những chỗ lõm là hố thuyền, rãnh luân nhĩ, loa tai và cửa tai.
Phần dưới của vành tai không có sụn, chỉ có da và mỡ, ñược gọi là
dái tai.
1.3.1.2. Ống tai ngoài
Ống tai ngoài là một cái ống ñi từ xoắn tai ( cửa tai) và tận cùng ở
màng nhĩ, thành sau trên dài 25mm, thành trước dưới dài 31mm (do màng
nhĩ nằm chếch) ống tai có chiều cong xuống dưới và ra sau [11].
Ống tai ngoài gồm có 2 ñoạn: 1/3 ngoài và sụn sợi và 2/3 trong là
xương. Trong tư thế bình thường giữa ñoạn sụn và ñoạn xương có một cái
khuỷu hơi cong [3],[11].
- Đoạn một phần ba ngoài ống tai ngoài ñược cấu tạo bởi sụn ống tai,
sụn này liên tiếp với sụn loa tai. Ở thành trước sụn có hai khuyết sụn ống

10

tai. Hai khuyết này làm cho loa tai dễ dàng nong rộng OTN.
- Hai phần ba trong của OTN là thành phần của xương thái dương,
ống tai xương do xương nhĩ tạo nên thành trước, thành dưới và 1 phần
thành sau. Còn vảy thái dương tạo nên thành trên và 1 phần thành sau. Lớp
biểu bì bao phủ nên ống tai xương rất mỏng.
Da OTN liên tục với da loa tai và phủ mặt ngoài của màng nhĩ. Phần
da che phủ sụn có lông và các tuyến tiết dáy tai. Da dính chặt vào sụn và
xương nên nhọt ở ống tai ngoài gây ñau ñớn dữ dội.
Thành trước ống tai liên quan với khớp thái dương hàm ở phía trong
và một phần của tuyến mang tai ở phía ngoài.
Thành dưới liên quan với tuyến mang tai.
Thành trên cách ngách thượng nhĩ và tầng giữa của sọ bởi một mảnh

của xương thái dương.
Thành sau cách xoang chũm bằng một lớp xương mỏng.
OTN ñược cấp máu bởi ñộng mạch tai sau, ñộng mạch thái dương
nông và ñộng mạch tai sâu (nhánh của ñộng mạch hàm).

1. Thành trên 3. Vòi nhĩ 5. Thành ngoài
2. Thành trong 4. Thành dưới
Hình 1.6: Thiết ñồ cắt ñứng ngang ống tai ngoài

11

Thần kinh cảm giác OTN ñược chi phối bởi thần kinh OTN thuộc thần
kinh hàm dưới và nhánh tai thuộc thần kinh X. Những bệnh của răng dưới
và lưỡi nơi chịu sự chi phối cảm giác của dây hàm dưới cũng có thể gây
cảm giác ñau tai ngoài và những vật lạ của ống tai ngoài có thể kích thích
thần kinh X gây nên phản xạ buồn nôn và ho.[2],[5],[9],[10],[11]
1.3.1.3 Chức năng sinh lý của tai ngoài

Vành tai: Có tác dụng hứng sóng âm trong môi trường khí. Chính cấu
trúc lồi, lõm của vành tai có tác dụng: thứ nhất là tăng diện tích tiếp xúc với
sóng âm ba, thứ hai là có tác dụng ñịnh hướng âm thanh ở phía trước hay
phía sau hoặc ở bên phải hay trái, thứ ba là có tác dụng cộng hưởng hoặc
chống cộng hưởng âm ñối với từng dải tần số[1], [5], [9].
Ống tai ngoài: là một ống tịt, miệng ống là cửa tai, ñáy ống là màng
nhĩ. Chiều dài của ống tai ngoài khoảng 2,5 Cm. Tác dụng thứ nhất là cộng
hưởng âm thanh, ñạt hiệu quả tối ña là tăng sức nghe ñược 15 dB ở tần số 3
kHz [1]. Tác dụng thứ hai của ống tai là làm giảm tiếng ồn ở tần số 4 kHz
do thể tích ñệm của không khí trong ống tai. Đối với những dải tần số âm
thanh có cường ñộ lớn thì tư thể của ñầu sẽ thay ñổi làm cho hướng tác
ñộng của âm thanh ñối với tai ngoài cũng thay ñổi do ñó có tác dụng giảm

ñộ ồn của âm thanh ñầu vào và bảo vệ tai giữa [11].

12

1.3.2. Tai giữa
1.3.2.1 Giải phẫu tai giữa.


ống tai ngoài
Hình 1.7: Giải phẫu tai giữa.
Tai giữa bao gồm: hòm nhĩ, vòi nhĩ và xương chũm. Niêm mạc hô
hấp lót toàn bộ hệ thống này. Chính vì vậy bệnh lý của tai mũi họng liên
quan mật thiết với nhau.
* Giải phẫu hòm nhĩ

• Thành ngoài: có màng nhĩ ở dưới, tường xương ở trên. Tường xương
và màng nhĩ ngăn cách tai giữa và tai ngoài.
- Tường xương ở trên chính là tường thượng nhĩ và chia làm 2 phần. Phần
dưới: xương mỏng, ñặc và cứng, phần trên xương dày hơn và xốp.
- Phần màng:
+ Màng nhĩ là một màng mỏng nhưng dai và cứng, lắp vào rãnh nhĩ của
- Hòm nhĩ


-Vòi nhĩ


13

xương nhĩ bởi vòng sụn sợi hay còn gọi là vòng Gerlach. Màng nhĩ

ñược chia làm 2 phần: phần trên là màng chùng, gắn vào tường thượng
nhĩ. Phần dưới: là màng căng nằm trong rãnh xương nhĩ chiếm 3/4
diện tích màng nhĩ. Đây là phần rung ñộng của màng nhĩ.
• Thành trong (thành mê ñạo) liên quan trực tiếp các cấu trúc của tai trong.

Hình 1.8 : Thành trong hòm tai [5]
Ở thành này có
- Ụ nhô: là một lồi tròn do vòng thứ nhất của ốc tai tạo nên. Trên mặt
ụ nhô có những rãnh nhỏ (rãnh ụ nhô) cho các nhánh của ñám rối
nhĩ thuộc thần kinh nhĩ, nhánh của thần kinh lưỡi hầu.
- Cửa sổ ốc tai hay cửa sổ tròn: ở phía sau dưới ụ nhô, ñược ñậy bởi
màng nhĩ phụ.
- Cửa sổ tiền ñình hay cửa sổ bầu dục: ở phía sau trên ụ nhô, có ñế
xương bàn ñạp gắn vào.
- Hõm nằm giữa cửa sổ tròn và cửa sổ bầu dục gọi là xoang nhĩ, liên
quan ñến ñoạn bóng của ống bán khuyên sau.

14

- Lồi thần kinh mặt: do ñoạn II của ống thần kinh mặt tạo nên, chạy
từ trước ra sau ở phía trên cửa sổ tiền ñình rồi uốn cong xuống
thành chũm của hòm tai. Lớp xương bọc thần kinh mặt ở ñây rất
mỏng, nên khi viêm tai giữa thần kinh mặ có thể bị tổn thương.
- Lồi bán khuyên ngoài, nằm phía trên lồi ống thần kinh mặt.
- Mỏm thìa: ở phía trên ụ nhô, có gân cơ búa thoát ra ở ñỉnh mỏm.
• Thành trước: Rất hẹp ở phần trên (ngang tầm thượng nhĩ) và mở
rộng ở phần dưới nơi mà vòi nhĩ bắt ñầu. Ngay trên lỗ vòi nhĩ có một
lỗ thứ hai nhỏ hơn, ñó là lỗ ống cơ búa.
• Thành sau: Phần trên của thành sau là sào ñạo nối liền hòm nhĩ với
sào bào. Phần dưới của thành sau là tường dây VII ngăn cách hòm

nhĩ với sào bào. Thành này có hai ngách: ngách trong sát với thành
trong của hòm nhĩ ñược gọi là ngách nhĩ, ngách ngoài gọi là ngách
thần kinh mặt.
• Thành trên: hay trần nhĩ là một lớp xương mỏng ngăn cách tai giữa
với hố não giữa, cụ thể là với thuỳ thái dương bướm. Trong một số ít
trường hợp, lớp xương này bị hở dọc theo ñường khớp ñá - trai và
niêm mạc tai giữa liên hệ trực tiếp với màng não.
• Thành dưới: Thành dưới của hòm nhĩ ở thấp hơn bờ dưới của ống tai
ngoài ñộ 3 - 4mm, trong một cái hố lõm gọi là ngăn hạ nhĩ (Recessus
hypotympanique). Thành này ở ngay trên vịnh cảnh. Thần kinh
Jacobson, nhánh của dây thần kinh số IX chui qua mặt này ñể vào
hõm nhĩ [5], [9], [15].
1.3.2.2 Chức năng sinh lý tai giữa
- Chức năng chính của tai giữa là biến ñổi sóng âm thành chuyển

15

ñộng cơ học, khuếch ñại năng lượng âm thanh ñể bù vào năng lượng bị mất
ñi khi âm thanh ñi vào môi trường dịch của tai trong. Chức năng dẫn
truyền âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong cho ñến cơ quan Gorti.
- Chức năng bảo vệ : bảo vệ tai trong khi áp lực âm thanh quá lớn, thì
màng nhĩ chùng lại và gân cơ bàn ñạp sẽ co cứng ñồng thời dây chằng vòng
cũng co cứng làm cho ñế xương bàn ñạp không ấn sâu vào cửa sổ bầu dục.
- Chức năng tai giữa là bù ñắp lại sự hao hụt bằng sự tham gia của
màng nhĩ và hệ thống xương con.
* Khối không khí ñệm trong tai: Khối này khoảng 2cm
3
.Có tác dụng
như một ñệm hơi che chở tai trong chống lại nhưng thay ñổi áp lực ñột ngột
và tiếng ñộng quá mạnh. Đảm bảo ñộ căng màng nhĩ. Đồng thời có tác dụng

chống sự trào ngược dịch từ vòm mũi họng lên hòm nhĩ. [10], [11]
* Sào bào và các tế bào chũm: Sào bào và các tế bào chũm ñều ăn
thông với hòm nhĩ, chứa ñựng không khí làm tăng khối lượng không khí tai
giữa làm giảm bớt tác hại khi áp lực bên ngoài thay ñổi ñột ngột.

1.4. NHỮNG GIẢ THUYẾT GÂY DỊ HÌNH TAI NGOÀI
1.4.1. Do di truyền
- Chíp hẹp OTN bẩm sinh ở tai thường ñi kèm dị hình ở vành tai, tai ngoài,
tai giữa hoặc tai trong. Nguyên nhân có thể do yếu tố di truyền, ví dụ như:
+ Hội chứng Treacher Colin, tổn thương ở tai bao gồm chit hẹp OTN,
ñiếc dẫn truyền[18].
+ Hội chứng Apert's ngoài dị dạng ở tai có thêm cả sứt môi và hở vòm
miệng.
+ Hội chứng Pierre Robin và hội chứng Goldenhar có thêm cả những
bất thường vùng sọ mặt [1],[20].

×