Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

mô tả một số yếu tố liên quan đái tháo đường týp 2 và tiền đái tháo đường ở nhóm tuổi 30 - 69 tại tỉnh nghệ an năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.46 KB, 101 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI



TRN MINH LONG


MÔ Tả MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN ĐáI THáO ĐƯờNG
TýP 2 V TIềN ĐáI THáO ĐƯờNG ở NHóM TUổI
Từ 30 - 69 TạI TỉNH NGHệ AN NĂM 2010

Chuyờn ngnh : Y HC D PHềNG
Mó s : 60.72.73

LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. O TH MINH AN





H NI 2011
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI




TRN MINH LONG





MÔ Tả MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN ĐáI THáO ĐƯờNG
TýP 2 V TIềN ĐáI THáO ĐƯờNG ở NHóM TUổI
Từ 30 - 69 TạI TỉNH NGHệ AN NĂM 2010




LUN VN THC S Y HC





H NI 2011
Lời cảm ơn

Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Ban giám đốc, Khoa kiểm dịch
y tế biên giới Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Nghệ An đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Đào Th
ị Minh An, người thầy đã
tận tình dạy dỗ, cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp luận quí báu và trực tiếp hướng dẫn tôi
thực hiện đề tài này.
Với tất cả lòng kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong
Hội đồng thông qua đề cương và Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã đóng góp cho tôi nhiều ý
kiến quý báu

để luận văn của tôi đạt được các mục tiêu đề ra .
Tôi xin cảm ơn Viện Y học Dự phòng và Y tế Công cộng Trường Đại học Y Hà
Nội đã tạo điều kiện cho tội học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể Bệnh viện Nội tiết tỉnh Nghệ An đã dành
những điều kiện tốt cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình,anh em bạn bè thân thiết đã hết lòng giúp
đỡ tôi trong cuộc sống và học tập.
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2011
Trần Minh Long




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn



Trần Minh Long












DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADA …… American Diabetes Assocation (Hội đái tháo đường Hoa Kỳ)
BMI …… Body Mass Index (Chỉ số trọng lượng cơ thể)
CS .… … Cộng sự
TĐTĐ… …Tiền đái tháo đường
ĐTĐ ….… Đái tháo đường
ĐTĐPTI … ĐTĐ phụ thuộc insulin
ĐTĐKPTI ĐTĐ không phụ thuộc insulin
ĐH ………. Đường huyết
G ……… Glucose
GH ………. Glucose huyết
HA …… Huyết áp
In ……… Insulin
IDF …… International Diabetes Federation (Hiệp hội đái tháo đường Quốc tế)
IFG … … Impaired Fasting Glucose (Giảm dung nạ
p đường huyết khi đói)
IGT …… Impaired Glucose Tolerance (Rối loạn dung nạp đường huyết)
JNC …… Joint National Committee (Liên ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ)
OGTT … Oral Glucose Tolerance Test (Nghiêm pháp dung nạp glucose
huyết đường uống)
WHR … Waist Hips Ratio (Tỷ số vòng eo / vòng mông)
WHO … World Health Organisation (Tổ chức Y tế Thế giới)
ROWP … Regional Office for the Western Pacific (Văn phong khu vực
Tây – Thái Bình Dương của tổ chức Y tế Thế giới)





MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Lịch sử bệnh đái tháo đường: 3
1.2. Quan niệm về bệnh đái tháo đường và tiền đái thao đường. 4
1.2.1. Định nghĩa và phân loại bệnh đái tháo đường. 4
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2 8
1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường 10
1.2.4. Biến chứng củ
a bệnh đái tháo đường 13
1.2.5. Những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường 14
1.3. Tình hình về bệnh đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam 20
1.3.1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới 20
1.3.2. Tình hình bệnh đái tháo đường tại Việt Nam 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Địa bàn nghiên cứu. 25
2.1.1. Phân chia các cụm nghiên cứu theo sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội
vùng ở 26
2.1.2. Phân chia các cụm nghiên cứu theo khu vực đồng bằng/ trung du – miền
núi/ vùng cao 26
2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu. 26
2.3. Đối tượng nghiên cứu. 26
2.3.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng: 26
2.3.2. Tiêu chuẩn loại bỏ đối tượng: 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu. 27

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu. 27
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 27
2.4.3. Phương pháp chọn mẫu 27
2.4.4. Các biến số nghiên cứu 29
2.4.5. Phương pháp thu thập số liệu 31
2.5. Sai số và khống chế sai số 36
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 36
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 37
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và địa bàn nghiên cứu. 37
3.1.2.
Đặc điểm nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu 38
3.2. Đặc điểm ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ trong mẫu nghiên cứu: 38
3.2.1. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 38
3.2.2. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo giới 39
3.2.3. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo khu vực thành thị - nông thôn. 39
3.2.4. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo khu vực đồng bằng/ trung du – miề
n núi/
vùng cao. 40
3.2.5. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 theo giới tính giữa các nhóm tuổi. 41
3.2.6. Tỷ lệ TĐTĐ theo giới tính giữa các nhóm tuổi. 41
3.2.7. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo dân tộc. 42
3.2.8. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo tiền sử ĐTĐ của gia đình 42
3.2.9. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo tiền sử bệnh lý tim mạch 43
3.2.10. Tỷ lệ
ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo tiền sử bệnh lý rối loạn lipid máu. 44
3.2.11. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo bệnh lý tăng HA 44
3.2.12. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo chỉ số WHR với nữ 45
3.2.13. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo chỉ số WHR với nam 45

3.2.14. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo chỉ số BMI. 46
3.2.15. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 theo ch
ế độ ăn uống. 47
3.2.16. Tỷ lệ TĐTĐ theo chế độ ăn uống. 48
3.2.17. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo thói quen hút thuốc lá 48
3.2.18. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo thời gian hút thuốc lá. 49
3.2.19. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo mức độ hoạt động thể lực 49
3.2.20. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo tiền sử cân nặng con sinh ra. 50
3.3. Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ. 51
3.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu với bệnh ĐT
Đ týp 2 và TĐTĐ 51
3.3.2. Mối liên quan tiền sử bệnh bản thân với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 52
3.3.3. Mối liên quan giữa hành vi lối sống với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ. 53
3.3.4. Mối liên quan giữa chỉ số BMI, WHR với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 54
3.3.5. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và đẻ con từ 4kg trở lên với bệnh ĐTĐ
týp 2 và TĐTĐ 55
Chương 4: BÀN LUẬN 57
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 57
4.2. Bàn luận về ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 57
4.2.1. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 57
4.2.2. Tỷ lệ TĐTĐ 59
4.3. Một số yếu tố liên quan dẫn tới nguy cơ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 60
4.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu với b
ệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 60
4.3.2. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh lý với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 62
4.3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc về hành vi với bệnh ĐTĐ týp 2 và
TĐTĐ 64
4.3.4. Mối liên quan giữa các yếu BMI, WHR với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 66
4.3.5. Tiền sử gia đình và sinh con với ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 68
KẾT LUẬN 69

KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ và các rối loạn đường huyết máu
(WHO - 1999) 11
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và các dạng RLDN dựa vào Glucose máu
huyết tương tĩnh mạch theo WHO-IDF 2008 12

Bảng 1.3. Bảng phân loại huyết áp ở người ≥ 18 tuổi 19
Bảng 1.4. Sự phân bố bệnh ĐTĐ trên thế giới 22
Bảng 2.1. Biến số, chỉ số nghiên cứu 29
Bảng 2.2. Bảng phân loại huyết áp ở người ≥ 18 tuổi 34
Bảng 2.3. Bảng phân loại mức độ hoạt động thể lực 34
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và địa bàn nghiên cứu. 37
Bảng 3.2. Đặc điểm nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu. 38
Bảng 3.3. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo giới. 39
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 51
Bảng 3.5. Mối liên quan tiền sử bệnh bản thân với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 52
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa hành vi lối sống với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ. 53
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa chỉ số BMI, WHR với bệnh ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ 54
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và đẻ con từ 4kg trở lên với bệnh ĐTĐ
týp 2 và TĐTĐ. 55


DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ của mẫu nghiên cứu 38
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo khu vực thành thị - nông thôn 39

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo khu vực đồng bằng/ trung du – miền
núi/ vùng cao. 40

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 theo giới tính giữa các nhóm tuổi 41
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ TĐTĐ theo giới tính giữa các nhóm tuổi 41
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo dân tộc. 42
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo tiền sử ĐTĐ của gia đình. 42
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo tiền sử bệnh lý tim mạch. 43
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo tiền sử bệnh lý rối loạn lipid máu. 44
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo tăng HA 44
Biểu đồ 3.11. Phân bố ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo chỉ số WHR với nữ 45
Biểu đồ.3.12. Phân bố ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo chỉ số WHR với nam 45
Biểu đồ.3.13. Phân bố ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo chỉ số BMI. 46
Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 theo chế độ ăn uống. 47
Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ TĐTĐ theo chế độ ăn uống 48
Biểu đồ 3.16. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo sử dụng thuốc lá 48
Biểu đồ 3.17. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo thời gian hút thuốc lá 49
Biểu đồ 3.18. Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo hoạt động thể lực 49
Biểu đồ 3.19. Phân bố ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ theo tiền sử cân nặng con. 50


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn các chuyển hoá gây
tăng đường huyết mạn tính do khiếm khuyết tiết insuline, khiếm khuyết hoạt
động insuline, hoặc cả hai. Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh ĐTĐ là rối loạn
chuyển hóa đường, nồng độ đường trong máu tăng cao liên tục và được thải ra
ngoài qua nước tiểu, vì vậy người ta gọi là bệnh ĐTĐ
. Nhưng khi có đường

niệu thì bệnh ĐTĐ đã ở giai đoạn muộn và có nhiều biến chứng. Biến chứng
của bệnh ĐTĐ là hậu quả của một phức hợp các rối loạn chuyển hóa Glucid,
Lipid, Protein và các chất điện giải, gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ
thể, như tim mạch, thần kinh, mắt, thận, bàn chân …, nếu không được điều tr

kịp thời người bệnh ĐTĐ có thể tử vong hoặc tàn tật suốt đời.
Bệnh ĐTĐ, trong đó chủ yếu là bệnh ĐTĐ týp 2 chiếm từ 85% đến 95%
trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ, đang là một trong những bệnh
không lây nhiễm phổ biến nhất hiện nay trên toàn cầu. Bệnh có tốc độ phát
triển rất nhanh, theo Stephan Colagiuri tổng h
ợp từ nhiều nghiên cứu trên thế
giới cho thấy: cứ trong vòng 15 năm tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 tăng lên gấp
hai lần. Hiện nay, bệnh ĐTĐ týp 2 được coi là dịch bệnh ở nhiều nước đang
phát triển và những nước mới công nghiệp hóa, vì tỷ lệ bệnh liên quan với
mức phát trển kinh tế, xã hội [34], [85].
Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 1995 toàn th
ế giới có 135 triệu người
mắc bệnh ĐTĐ (chiếm 4% dân số toàn cầu), dự báo đến năm 2025, số người
mắc ĐTĐ khoảng 330 triệu người (chiếm 5,4% dân số thế giới). Hiện thời
điểm mới nhất Theo thống kê hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) năm
2010 số người mắc bệnh đái tháo đường khoảng 285 triệu (chiếm 6,6% dân s

thế giới) và dự báo sẽ vượt trên 400 triệu người vào năm 2030. Số người
TĐTĐ năm 2010 trên thế giới cũng trên 300 triệu người [7], [59].
Các nghiên cứu ở Singapore có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng rất nhanh:
Năm 1975 là 1,9%; năm 1984 là 4,7%; năm 1998 đã lên đến 9% [2], [92].

2
Việt Nam hiện là một trong số những quốc gia có tỷ lệ ĐTĐ trong cộng
đồng đang gia tăng. Tỷ lệ ĐTĐ ở Hà Nội năm 1991 là 1,2% [38], Huế năm

1994 là 0,96% [16], thành phố Hồ Chí Minh năm 1992 là 2,52% [45]. Đến
năm 2001 tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở các thành phố lớn (Hà Nội, Hải phòng, Huế,
Đà nẵng, thành phố Hồ Chí Minh) đã là 4,0% [3], thành phố Yên Bái năm
2004 là 2,94% [19], nghiên cứu g
ộp hai tỉnh Thái Bình và Nam Định năm
2007 là 3,75% [37], thành phố Biên Hòa năm 2009 là 8,1% [31].
Bệnh ĐTĐ không chỉ là gánh nặng của mỗi cá nhân, mỗi gia đình mà
còn ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia và của toàn
cầu trong thế kỷ 21 [85]. Ở Mỹ, với 15 triệu người mắc bệnh ĐTĐ đã phải
tiêu tốn 98,2 tỷ USD. Tại một số nước Châu Âu, chi phí chăm sóc b
ệnh ĐTĐ
hiện chiếm 2-7% tổng ngân sách Y tế quốc gia [78], [102].
Tiền ĐTĐ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose mà chưa có biểu hiện lâm
sàng, bao gồm hai tình huống: Giảm dung nạp Glucose máu lúc đói (IFG); Rối
loạn dung nạp Glucose (IGT). Là khởi đầu của bệnh ĐTĐ týp 2, nhiều nghiên cứu
nghi nhận tỷ lệ TĐTĐ trong cộng đồng rất cao. [17], [54], [59], [67], [68]
Để hạn chế và giảm tác hại củ
a bệnh thì biện pháp hữu hiệu nhất là phát
hiện người mắc ĐTĐ týp 2 và tiền ĐTĐ sớm điều trị, quản lý kịp thời làm
giảm tiến triển và biến chứng của bệnh, chi phí cho chữa bệnh ít tốn kém
nhất, duy trì người bệnh cuộc sống gần như bình thường.
Tại Nghệ An năm 2009 tỷ lệ ĐTĐ týp 2 là 5,2% đã được quản lý, và phát
hiện TĐTĐ là 15,3% [22]. Tuy nhiên ĐTĐ týp 2 và tiền ĐTĐ vẫn chưa được
phát hiện trong cộng đồng còn cao. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Mô tả một số yếu tố liên quan đái tháo đường týp 2 và tiền đái tháo đường
ở nhóm tuổi 30 - 69 tại tỉnh Nghệ An năm 2010” nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỷ
lệ đái tháo đường týp 2 mới được phát hiện và tiền đái
tháo đường ở nhóm tuổi 30 - 69 tại tỉnh Nghệ An năm 2010.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đái tháo đường týp 2 và tiền đái tháo

đường ở nhóm tuổi 30-69 tại tỉnh Nghệ An năm 2010 .


3
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Lịch sử bệnh đái tháo đường:
Bệnh ĐTĐ đã được mô tả từ thời Hy Lạp cổ. Thế kỷ thứ nhất sau công
nguyên, Diabetes (tiếng Hy Lạp là Siphon), được Aretaous (năm 18-138 sau
công nguyên) mô tả người bệnh đái nhiều, phưowng pháp chẩn đoán chủ yếu
dựa vào test kiểm tra trong nước tiểu có vị ngọt [7].
Năm 1674 sau công nguyên. AD. Thomas Willis là người đầu tiên so
sánh vị ngọt trong nước tiểu giố
ng như mật, từ đó thuật ngữ diabetes mellitus,
với quan điểm này nếu ĐTĐ có vị ngọt thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Năm 1869. Paul Langerhans, đã phát hiện ra tụy có hai hệ thống tế bào,
mà có một hệ thống Đảo tụy tiết ra enzym, nay được gọi Đảo tụy Langerhans.
Năm 1872 Bouchardat là người đầu tiên nhận xét và công bố về tính đa
dạng của bệnh cả
nh lâm sàng ĐTĐ liên quan với chế độ ăn.
Năm 1875 Lancereaux, mô tả hai týp ĐTĐ, ông đã đưa khái niệm “đái
tháo đường thể gầy” và “đái tháo đường thể béo”.
Qua quá trình nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã thực nghiệm
nghiên cứu trên chó, đến năm 1920 Fredrick Banting, cùng với các đồng nghiệp
của mình như Best, Collip, Macleo Banting đã thành công chiết xuất “isletin” từ
tụy, và đến nay người ta coi năm 1920 là năm phát hiện ra “insulin”.
Tháng 12 năm 1921 Giáo s
ư J.J.R. Macleod đã sử dụng huyết thanh để
điều trị cho người bệnh ĐTĐ. Ông đã đổi tên “isletin” thành “insulin”.

Năm 1936 Himsworth phân biệt “ĐTĐ đề kháng với insulin” và “ĐTĐ
nhạy cảm với insulin”.

4
Năm 1976 Gudworth đưa ra khái niệm “ĐTĐ phụ thuộc insulin” đồng
nghĩa với “ĐTĐ týp 1” và “ĐTĐ không phụ thuộc insulin” đồng nghĩa với
“ĐTĐ týp 2”.
Năm 1980. Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organisation - WHO)
đã đưa ĐTĐ thành các thể riêng biệt là thể ĐTĐPTI, thể ĐTĐKPTI và ĐTĐ
thai kỳ.
Năm 1997 Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (American Diabetes Assocation - ADA)
đã
đề xuất tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ và các rối loạn đường máu, thay đổi
về thuật ngữ ĐTĐ. Đến năm 1999 được Tổ chức Y tế Thế giới phê duyệt;
Thuật ngữ bệnh ĐTĐ týp 1, bệnh ĐTĐ týp 2 và các rối loạn đường máu được
sự dụng.
Năm 1998 nghiên cứu UKPDS được công bố tại Vương Quốc Anh. Kế
t
quả nghiên cứu đã chứng minh vai trò của liệu pháp điều trị tích cực đối với
người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 trong dự phòng và làm giảm mức độ các biến
chứng mạn tính của bệnh. UKPDS đã mở ra quan điểm điều trị bệnh và bước
sang kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên về dự phòng; dự phòng cả về lĩnh vực hạn chế
xuấ
t hiện và phát triển bệnh. Đây là kỷ nguyên của sự kết hợp Y tế chuyên sâu
và Y học dự phòng [7], [28], [93].
1.2. Quan niệm về bệnh đái tháo đường và tiền đái thao đường.
1.2.1. Định nghĩa và phân loại bệnh đái tháo đường.
1.2.1.1.Định nghĩa:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính
biểu hiện sự tăng glucose máu do hậu quả của việc thi

ếu hoặc mất hoàn toàn
insulin, hoặc do liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của
insulin [7], [96], [97], [98].
Tiền ĐTĐ là tình trạng suy giảm chuyển hóa glucose, bao gồm 2 tình
huống: Giảm dung nạp glucose lúc đói (impaired fasting glucose =IFG) và rối

5
loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance = IGT); Cả 2 tình huống
này đều tăng glucose huyết, nhưng chưa đạt mức chẩn đoán ĐTĐ thật sự. Tuy
nhiên ở giai đoạn tiền ĐTĐ đã xuất hiện tình trạng kháng insulin, là bước
khởi đầu trong tiến trình xuất hiện ĐTĐ týp 2. [7], [17], [54], [59].
1.2.1.2. Phân loại ĐTĐ:
Phân loại một cách hệ thống bệnh ĐTĐ lần đầ
u tiên được nhóm dữ liệu
bệnh ĐTĐ quốc gia của Hoa Kỳ xây dựng và công bố năm 1979, được Hội
đồng chuyên gia về bệnh ĐTĐ của WHO tán thành vào năm 1980. Phân loại
này chia bệnh ĐTĐ thành 5 thể riêng biệt là thể ĐTĐPTI, thể ĐTĐKPTI,
ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ liên qua đến dinh dưỡng, và các thể khác. Ngoài ra, trong
phân loại năm 1979 bao gồm cả thể rối loạn dung nạ
p glucose cho những đối
tượng có mức G huyết cao hơn bình thường, nhưng thấp hơn mức xác định,
bệnh nhân làm nghiệm pháp dung nạp G đường uống (Oral Glucose
Tolerance Test - OGTT). Tuy nhiên, trong phân loại bệnh ĐTĐ năm 1979, do
ở thời điểm đó kiến thức về bệnh ĐTĐ còn hạn chế, nguyên nhân còn chưa rõ
ràng, mới chỉ có một vài gen gây bệnh được phát hiện và sự hiểu biết về miễn
d
ịch học cũng chỉ mới bắt đầu. Vì vậy, việc sửa đổi và điều chỉnh phân loại
bệnh ĐTĐ và các mức độ giảm dung nạp glucose hiện đang sử dụng được
ADA đã đề xuất năm 1997 và WHO phê duyệt vào năm 1999 [76] dựa trên cơ
sở cơ chế bệnh sinh gồm 4 thể bệnh ĐTĐ bao gồm: ĐTĐ týp 1, bệnh ĐT

Đ
týp 2 ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ liên qua đến dinh dưỡng. Những thay đổi về thuật
ngữ: Không sự dụng tên gọi bệnh ĐTĐPTI và bệnh ĐTĐKPTI, để tránh sự
nhầm lẫn trong điều trị, thuật ngữ bệnh ĐTĐ týp 1 và bệnh ĐTĐ týp 2 được
sự dụng trở lại. [7], [58], [96], [97], [98], [103].

Bệnh ĐTĐ týp 1.
- Bệnh ít gặp hơn,chủ yếu xuất hiện ở trẻ em và vị thành niên, chiếm
5%-10% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ; Khởi bệnh đột ngột, cấp tính, thể

6
trạng gầy, nếu không điều trị kịp thời, giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu
insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và dễ có nhiễm toan ceton. Những
triệu chứng điển hình của ĐTĐ type 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều,
gầy nhiều (4 nhiều), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ
bị nhiễm trùng.
B
ệnh do tự miễn: Là hậu quả sự phá hủy tế bào bê ta (β) tụy; Đặc trưng
bởi sự hiện diện kháng thể kháng Glutamic Acid Decarboxylase (GAD 65),
háng thể kháng tế bào đảo tụy slet cell autoantibody (ICA) hay kháng thể
kháng insulin autoantibody to insuline (IAA), kháng thể kháng tyrosine
phosphatase IA-2 dẫn tới thiểu hụt insulin và được phân loại là "type 1 tự
miễn", chiếm 85%-90% các trường hợp gọi là ĐTĐ týp 1a;
Còn nhóm “vô căn” (chưa xác định được nguyên nhân đặc biệt người
châu Á và châu Phi) người ta không tìm đượ
c bằng chứng của hiện tượng tự
miễn và được phân loại là "type 1 vô căn", chiếm 10% - 15% các trường hợp
gọi là ĐTĐ týp 1b.
Những nguyên nhân khác gây phá hủy tế bào β tụy như chứng xơ hóa
nang (cystic fibrosis), carcinom tụy, nhiễm trùng, …, không được xếp vào thể

ĐTĐ này.
Bệnh ĐTĐ týp 2.
- Là thể bệnh chiếm ưu thế, chủ yếu xuất hiện ở người tr
ưởng thành, chiếm
tỷ lệ 90% - 95% trong tổng bệnh ĐTĐ; Bệnh khởi phát từ từ, thể trạng thường
béo, ít có nhiễm toan ceton hơn, nồng độ insulin máu tăng hoặc bình thường có
thể hơi thấp, bệnh thường có yếu tố gia đình và là hậu qủa của sự tác động đồng
thời của gen (đa gen) và một số yếu tố thuận lợi, trong đó bao gồm các yếu tố

môi trường (tuổi, thừa cân béo phì, ít hoạt động thể lực, tăng HA, ,). Bệnh ĐTĐ
týp 2 do tình trạng kháng insulin ở cơ quan đích kèm theo suy giảm chức năng tế

7
bào β, hoặc do suy giảm chức năng tế bào β kèm theo kháng insulin ở cơ quan
đích. Tùy trường hợp cụ thể, bệnh có thể một trong hai yếu tố trên nổi trội hoăc
cả hai.
Những thể bệnh ĐTĐ đặc biệt.
- Khiếm khuyết chức năng tế bào β do di truyền: Bệnh ĐTĐ khởi phát
sớm ở người trẻ, thường d
ưới 25 tuổi (Maturity Onset Diabetes of the
Young)– (MODY) do đột gen [43], [58], [97], [98]. Gồm:
MODY 1: Khiếm khuyết nhiễm sắc thể 20, HNF- 4α ,
MODY 2: Khiếm khuyết nhiễm sắc thể 7, glucokinase,
MODY 3: Khiếm khuyết nhiễm sắc thể 12, HNF– 1α,
MODY 1: Khiếm khuyết ADN ty lạp thể và các khiếm khuyết khác.
- Khiếm khuyết hoạt động của insulin do di truyền: Đặc trưng của nhóm
này là rối loạn bẩm sinh thủ thể insulin làm khả năng gắn insulin vào tế bào
đích bị
ảnh hưởng; đặc trưng khác là sự có mặt của kháng thể kháng thủ thể
insulin; rối loạn chuyển hóa lipid (lipodystrophy) dẫn đến kháng insulin. Gồm

kháng insulin týp A, leprechaunism, hội chứng Rabson-Mendenhall, bệnh
ĐTĐ teo tổ chức mỡ, ,
- Bệnh tụy ngoại tiết: Tất cả những tác động gây tổn thương tụy có thể gây
bệnh ĐTĐ, như: viêm tụy, chấn thương, nhiễm trùng, carcinom tụy, cắt bỏ tụ
y,
xơ hóa nang, sỏi tụy, nhiễm sắc tố sắt (hemochromtosis) - bệnh ĐTĐ đồng đen.
- Các bệnh nội tiết: Một số bệnh nội tiết gây tiết nhiều hormoon có tác dụng
đối lập với insulin như GH, cortisol, glucagonoma, , có thể gây bệnh ĐTĐ.
- Bệnh ĐTĐ do thuốc, hóa chất: Các chất như corticoid, thiazide,
pentamidin, nicotinic-acid, , có thể gây bệnh ĐTĐ.
- Một số bệnh nhiễm trùng:
Nhiễm trùng một số loại virus như coxsakie
B, cytomegalovirus, adenovirus, virus quai bị, , có thể gây mắc bệnh ĐTĐ.

8
Bệnh ĐTĐ thai kỳ.
- Bệnh ĐTĐ thai kỳ được định nghĩa là sự rối loạn dung nạp G ở bất kỳ
mức độ nào, được khởi phát hoặc phát nhận lần đầu tiên trong thời kỳ có thai.
Định nghĩa này được áp dụng cho cả những thai phụ chỉ cần điều chỉnh
chế độ ăn mà không cần dùng insulin và cho dù sau đẻ có còn tồn tại Đ

hay không. Đa số trường hợp ĐTĐ thai kỳ sẽ hết sau khi sinh.
Định nghĩa này không loại trừ trường hợp rối loạn dung nạp G có từ trước
(nhưng chưa được phát hiện) hay là xảy ra đồng thời với quá trình mang thai.
Những phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ từ trước khi mang thai thì
không gọi là ĐTĐ thai kỳ, mà là “ĐTĐ trước khi có thai”, [8], [43].
1.2.2. C
ơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2.
ĐTĐ týp 2 do tình trạng kháng insulin ở cơ quan đích kèm theo suy giảm
chức năng tế bào β, hoặc do suy giảm chức năng tế bào β kèm theo kháng insulin

ở cơ quan đích. Tùy trường hợp cụ thể, bệnh có thể một trong hai yếu tố trên nổi
trội hoăc cả hai [28].
Để duy trì lượng Glucose máu bình thường cần có sự điều hòa của 3 yếu
t
ố về insulin như: Một là bài tiết insulin từ tế bào β, hai là quá trình thu nạp và
sử dụng insulin ở mô ngoại vi (chủ yếu là từ cơ vân và một phần ở mô mỡ);
thứ 3 là ức chế sản xuất glucose ở gan (một phần là ở ruột).
Vấn đề nổi cộm trong sinh lý bệnh ĐTĐ týp 2 chủ yếu vẫn xoay quanh câu
hỏi, kháng insulin có trước tức là sự suy giảm hoạt động củ
a insulin hay suy
giảm bài tiết insulin tức suy giảm chức năng tế bào β có trước? Nhiều nghiên
cứu đã cho thấy sự suy yếu chức năng bài tiết insulin của tế bào β đã có ngay từ
khi người bệnh có rồi loạn dung nạp glucose máu lúc đói (giai đoạn tiền ĐTĐ
týp 2). Nhưng cũng còn nhiều ý kiến cho rằng chính những khiếm khuyết trong
hoạt động của insulin là nguyên nhân gây suy giảm bài tiết củ
a insulin dẫn đến

9
tăng glucose máu và sau cùng chính sự tăng glucose máu lại có tác động ngược
làm suy giảm khả năng hoạt động của insulin [7],[94]
Trong thực tế khi glucose máu đã ở mức cao (>10mmol/l) thì cả quá
trình bài tiết insulin của tế bào và khả năng hoạt động của insulin đã đều bị
suy giảm nặng [7], [28], [35], [52]

Cấu trúc phân tử insulin.
Kháng insulin: Do giảm hoạt tính của tyrosinekinase của vùng sau thụ
thể insulin làm cho insulin khi gắn vào thụ thể không phát huy được tác dụng
sinh học. Vì vậy không kích thích được việc vận chuyển glucose vào tế bào.
Mặt khác sự tăng tiết các hormon đối kháng với insulin như: hormon tăng
trưởng (GH), glucocorticoid, catecholamin, thyroxin đều gây ảnh hưởng vùng

sau thụ thể insulin.
Insulin kiểm soát cân bằng đường huyết qua 3 cơ chế phối hợp, mỗi cơ
chế r
ối loạn có thể là nguyên nhân dẫn đến kháng insulin:
+ Insulin ức chế sản xuất glucose từ gan.
+ Insulin kích thích dự trữ glucose ở tổ chức cơ.
+ Insulin kích thích dự trữ glucose ở các cơ quan.
Lầm sàng ĐTĐ týp 2 nhiều khi glucose máu tăng mà insulin máu vẫn
bình thường thậm chí còn tăng cao. Như vậy “kháng insulin máu xảy ra khi tế

10
bào của mô đích không đáp ứng hoặc bản thân các tế bào này chống lại sự
tăng insulin máu”.
Trong ĐTĐ týp 2 kháng insulin được xem là giai đoạn sớm trong quá
trình tiến triển của bệnh. Giai đoạn này thường kết hợp với nhiều rối loạn
khác. Có thể tóm tắt theo sơ đồ sau.







1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Chẩn đoán bệnh ĐT
Đ có thể dựa vào mức đường máu mao mạch (toàn
phần và huyết tương), máu tĩnh mạch (toàn phần và huyết tương). Tuy nhiên
G huyết tương tĩnh mạch là chỉ số có giá trị nhất, thường được khuyến cáo sự
dụng. Các mẫu máu có thể được lấy vào lúc đói (nhịn đói ít nhất 8 giờ), lấy
mẫu bất kỳ (không liên quan đến bữa ăn trước đó), và mẫu máu 2 giờ sau khi

uống
đường trong nghiệm pháp dung nạp glucose. Dưới đây là tiêu chuẩn
chẩn đoán bệnh ĐTĐ và các dạng rối loạn chuyển hóa glucose được WHO
khuyến cáo (1999). [7], [96], [97], [103].
- Tăng glucose máu
- Tăng insulin máu
- Tăng huyết áp
- Rối loạn chuyển hóa lipid
- Giảm hoạt tính tiêu fibrin
- Rối loạn chức năng nội mô
- Tăng xơ vữa động mạch
- Microalbumin niệu
Kháng
Insulin
Nguy cơ bệnh
lý tim mạch


11
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ và các rối loạn đường huyết
máu (WHO - 1999)
Nồng độ Glucose máu
Chẩn đoán
Máu tĩnh mạch
toàn phần
(mmol/l)
Máu mao mạch
toàn phần
(mmol/l)
Huyết tương

tĩnh mạch
(mmol/l)
ĐTĐ
ĐH lúc đói
hoặc
2 giờ OGTT
≥ 6,1
hoặc
≥ 10,0
≥ 6,1
hoặc
≥ 11,1
≥ 7,0
hoặc
≥ 11,1
IGT
ĐH lúc đói

2 giờ OGTT
5,6 ≤ GH ≤ 6,1

6,7 ≤ GH < 11,1
5,6 ≤ GH ≤ 6,1

7,8 ≤ GH < 11,1
6,1 ≤ GH < 7,0

7,8 ≤ GH < 11,1
IFG
ĐH lúc đói


2 giờ OGTT
5,6 ≤ GH ≤ 6,1

< 6,7
5,6 ≤ GH ≤ 6,1

< 7,8
6,1 ≤ GH < 7,0

< 7,8

Năm 2004, Hội đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes
Assocation - ADA) đã đề xuất hạ tiêu chuẩn rối loạn đường huyết khi đói
(Impaired Fasting Glucose - IFG) từ 6.1 mmol/l G huyết tương tĩnh mạch
xuống 5.6 mmol/l huyết tương tĩnh mạch và đưa ra khái niệm “tiền ĐTĐ
(pre-diabetes)” được quy ước gồm giảm dung nạp đường huyết (Impaired
Glucose Tolerance - IGT) và IFG [54], [56].

12
Năm 2008 ADA và WHO chính thức đặt tên là TĐTĐ (pre-diabetes) [1],
[17], [18], [59], [67], [68], [98], [99]
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và các dạng RLDN dựa vào
Glucose máu huyết tương tĩnh mạch theo WHO-IDF 2008:
Chẩn đoán Thời điểm lấy máu
Nồng độ Glucose
tĩnh mạch
Glucose lúc đói ≥ 7 mmol/L
ĐTĐ
Glucose bất kỳ hoặc sau 2 giờ làm

nghiệm pháp dung nạp glucose máu
≥ 11,1 mmol/L
IGT
Glucose máu lúc đói

Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp
5,6 – 6,9 mmol/L

7,8 – 11 mmol/L
TĐTĐ
IFG
Glucose máu lúc đói

Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp
5,6 – 6,9 mmol/L

< 7,8 mmol/L

Tiêu chí chẩn đoán Tiền đái tháo đường (Tiền ĐTĐ)
1. HbA1c từ 5,7 đến 6,4 %
2. Rối loạn glucose lúc đói, (impaired fasting glucose, IFG), với đường
máu đói từ 5,6 – 6,9 mmol/L (100 – 125 mg/dL) và
3. Rối loạn dung nạp glucose, (impaired glucose tolerance, IGT), với
đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose đo trong mức
từ 7,8 – 11 mmol/L (140 – 199 mg/dL).
* Hai điểm cần lưu ý trong Tiền ĐTĐ là:
- Nồng độ glucose máu tuy đã tăng cao hơn bình thường, nhưng chưa đủ
mứ
c để chẩn đoán ĐTĐ và
- Đã có xuất hiện tình trạng đề kháng insulin, nghĩa là insulin tác dụng

không còn hiệu quả.

13
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm
2010, để chẩn đoán ĐTĐ chúng ta dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
1. - HbA1c ≥ 6,5%. Xét nghiệm phải được làm ở labo sử dụng phương
pháp chuẩn.
2. - Glucose máu lúc đói từ ≥ 7,0 mml/l (≥ 126 mg/dL), là đường máu
khi đã nhịn không ăn ít nhất 8 giờ.
3. - Glucose máu sau 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose G2 ≥
11,1 mml/l (200mg/dL).
- Nghiệm pháp dung nạp glucose phải được thực hiện theo đúng mô
hình c
ủa Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sử dụng 75 gam glucose.
4. - Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L (≥200 mg/dL) trên bệnh có triệu
chứng của đái tháo đường cổ điển.
1.2.4. Biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh
sẽ tiến triển nhanh chóng, dẫn tới xuất hiện các biến chứng c
ấp tính và mạn
tính, bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng.
1.2.4.1. Biến chứng cấp tính.
- Biến chứng hôn mê nhiễm toan ceton.
- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.
1.2.4.2. Biến chứng mạn tính.
- Bệnh lý tim mạch ở người bệnh ĐTĐ.
- Bệnh lý mắt ở người bệnh ĐTĐ.
- Biến chứng thận do bệnh ĐTĐ.
- Bệnh lý bàn chân do bệnh ĐTĐ.
1.2.4.3. Các biến ch

ứng khác.
- Nhiễm khuẩn ở người bệnh ĐTĐ.
- Ảnh hưởng của ĐTĐ thai kỳ tới sức khỏe bà mẹ và thai nhi.

14
1.2.5. Những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường.
1.2.5.1. Tuổi.
Qua nhiều nghiên cứu thấy tuổi có liên quan đến sự xuất hiện bệnh ĐTĐ
týp 2. Tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ và giảm dung nạp glucose càng
cao. Ở Châu Á ĐTĐ týp 2 có tỷ lệ cao ở những người trên 30 tuổi. Ở Châu
Âu thường xảy ra sau 50 tuổi chiếm 85-90% các trường hợp ĐT
Đ [11].
Từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ bệnh ĐTĐ lên tới 16% [36].
Bệnh ĐTĐ týp 2 thường có tỷ lệ cao ở người trung niên trở lên. Tuổi
càng cao tỷ lệ mắc ĐTĐ týp 2 càng lớn. Ở Trung Quốc số người mắc ĐTĐ
chiếm 2,5% dân số, trong đó lứa tuổi 45-64 chiếm 5% [79].
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Trần Hữu Dàng và CS n
ăm 1994
cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng dần theo tuổi, thấp nhất là ở độ tuổi < 30
(0,9%) và cao nhất ở độ tuổi 60-70 (2,84%) [16]. Kết quả điều tra dịch tễ học
ĐTĐ ở 4 thành phố lớn năm 2001 cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ thấp
nhất ở độ tuổi <35 ( 0,9%) và cao nhất ở tuổi 55-64 (10,3%) [3].
Sự gia tăng ĐTĐ týp 2 theo tuổi có nhiều yếu tố tham gia, các thay đổi
chuyển hóa hydrat liên quan đến tuổi, điều này giải thích tại sao nhiều người
mang gen di truyền ĐTĐ mà lại không bị ĐTĐ từ lúc còn trẻ đến khi về già
mới bị bệnh [39].






Bệnh phối
hợp
Di
Tru
y
ền
Một số
thuốc
Đái tháo đường ở
người cao tuổi
Bài tiết
insulin giảm
Kháng
insulin
Béo
bụng
Giảm hoạt
động thể lực

15
1.2.5.2. Giới.
Kết quả nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo giới rất khác nhau. Đa số
các tác giả của các nước Châu Âu và Châu Mỹ thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nữ
nhiều hơn nam [64] [71]. Tuy nhiên kết quả điều tra ở Malaysia, lại cho thấy
tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nam cao hơn nữ [84]. Điều tra dị
ch tễ học ở người Hoa
Kỳ gốc Ả Rập cũng cho kết quả tương tự [86].
Ở Việt Nam, kết quả điều tra dịch tễ học ĐTĐ ở Hà Nội năm 2000 cho
thấy tỷ lệ ĐTĐ ở nam là 3,95%, ở nữ là 3,46% [20]. Theo nghiên cứu dịch tễ

học ĐTĐ (2001) tỷ lệ nữ mắc bệnh là 3,37%, tỷ lệ nam là 1,4% [14].
Năm 2001, điều tra dịch tễ học ở 4 thành phố lớn gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nam là 4,4%, ở nữ là 5,2% [3].
Theo nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan điều tra dịch tễ học ĐTĐ ở
TP Hồ Chí Minh (2001) tỷ lệ nữ mắc bệnh là 6,6%, nam là 4,9% [30].
1.2.5.3. Yếu tố di truyền.
Di truyền đóng vai trò quan trọ
ng trong ĐTĐ týp 2. Khi cha hoặc mẹ bị
bệnh ĐTĐ thì đứa trẻ có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ là 30%, khi cả cha và mẹ bị
bệnh ĐTĐ thì nguy cơ này tăng lên 50%. Sự trùng hợp bệnh ở những người
sinh đôi cùng trứng là 90% [11].
Tỷ lệ mắc bệnh và tuổi mắc bệnh thay đổi theo sắc tộc, ở Tây Âu tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ
týp 2 ở người da vàng cao hơn người da trắng từ 2-4 lần, tuổi
mắc bệnh ở dân da vàng thường > 30 tuổi, ở dân da trắng > 50 tuổi [23]
Một nghiên cứu thuần tập tại Khoa Y- Trường Đại học Norway trong
vòng 22,5 năm ở 1947 người khoẻ mạnh không bị ĐTĐ tại thời điểm nghiên
cứu. Trong số đó có 113 trường hợp phát triển thành bệnh ĐTĐ týp 2 trong
22,5 năm quan sát. Bằng phươ
ng pháp phân tích đa biến, loại trừ các yếu tố
nhiễu, những gia đình có tiền sử mẹ bị bệnh có nguy cơ RR là 2,51. Bố bị
bệnh thì có RR là 1,41. Cả bố và mẹ bị bệnh thì RR là 3,96 [83].

×