Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

đánh giá thực trạng kiến thức, thực hành về y học cổ truyền của cán bộ y tế công lập tỉnh hưng yên năm 2010 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
[\





TRẦN THỊ OANH






ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC,
THỰC HÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA CÁN BỘ
Y TẾ CÔNG LẬP TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2010






LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC











HÀ NỘI – 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
[\




TRẦN THỊ OANH





ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC,
THỰC HÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA CÁN BỘ
Y TẾ CÔNG LẬP TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2010


Chuyên ngành : Y học cổ truyền
Mã số : 60.72.60




LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐỖ THỊ PHƯƠNG





HÀ NỘI – 2011
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa học và luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Y Hà Nội.
- Ban Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
- Ban giám hiệu Trường Đại học Y Vinh.
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn:
- PGS.TS. Đỗ Thị Phương - người thầy đã luôn tận tình chỉ bảo, truyền
đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong quá trình học tập,
đồng thời trực tiếp hướng dẫn để em hoàn thành luận văn và có được
kết quả như ngày hôm nay.
- PGS.TS. Phạm Văn Trịnh, PGS.TS. Phạm Vũ Khánh, PGS.TS. Chu
Văn Thăng, PGS.TS. Nguyễn Văn Toại, PGS.TS. Lê Thị Hiền - là
những người Thầy trong Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã đóng
góp nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành luận văn.

- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới BSCKII. Phạm Việt Hoàng,
người đã cùng tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình thu thập số
liệu và hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo, Cán bộ Khoa Y học cổ truyền
Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn Sở Y tế tỉnh Hưng Yên, Bệnh viện Y học cổ
truyền, Bệnh viện Đa khoa và các Trung tâm y tế tỉnh Hưng Yên đã tạo điều
kiện cho em thu thập số liệu để hoàn thành luận này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Gia đình, Bạn bè đã dành sự
quan tâm, chăm sóc, động viên tôi trong suốt quá trình học tập.


Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2011
BS. Trần Thị Oanh

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kì một công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
với cam đoan trên.

Hà Nội, tháng 10 năm 2011
Trần Thị Oanh






























CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ CƯƠNG


BS : Bác sỹ
BSCK : Bác sỹ chuyên khoa
BSCKI : Bác sỹ chuyên khoa 1
BSCKII : Bác sỹ chuyên khoa 2

CBYT : Cán bộ y tế
CSCK : Cơ sở chuyên khoa
CSĐK : Cơ sở đa khoa
CSSK : Chăm sóc sức khỏe
CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu
CSYT : Cơ sở y tế
ĐH : Đại học
KN : Kỹ năng
KT : Kiến thức
SĐH : Sau đại học
TCYTTG : Tổ Chức Y tế thế Giới
Th.s : Thạc sỹ
TS : Tiến sỹ
YDHCT : Y dược học cổ truyền
YHCT : Y học cổ truyền
YHHĐ : Y học hiện đại
YS : Y sỹ


1
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8U
1.1. Vai trò của nguồn nhân lực YHCT trong việc cung cấp các dịch vụ
YHCT phục vụ công tác CSSK nhân dân 8

1.1.1. Ở một số nước trên thế giới 8
1.1.2. Ở Việt Nam 14
1.2. Khái quát một số thực trạng về kiến thức, thực hành của mạng lưới
cung cấp dịch vụ YHCT 19


1.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về YHCT của cán bộ
YHCT 22

1.4. Khái quát vài nét về mạng lưới YHCT tại các cơ sở y tế công lập tỉnh
Hưng Yên 23

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2. Các biến số nghiên cứu 27
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin 28
2.2.4. Công cụ thu thập thông tin 28
2.2.5. Phân loại và đánh giá mức độ kiến thức và thực hành về Y học cổ
truyền của các cán bộ YHCT. 29

2.2.6. Xử lý số liệu 32
2.2.7. Khống chế sai số 32

2
2.3. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Mô tả hiện trạng nguồn nhân lực cán bộ YHCT tại các cơ sở YHCT
công lập 34

3.2.Thực trạng kiến thức và thực hành về YHCT của các cán bộ chuyên
ngành YHCT 39


3.2.1. Kiến thức của CBYT về YHCT 39
3.2.2. Kỹ năng thực hành YHCT của CBYT về YHCT 45
Chương 4: BÀN LUẬN 50
4. 1. Một số đặc điểm chung của CBYT chuyên ngành YHCT tỉnh Hưng Yên 50
4.2. Kiến thức và thực hành về y học cổ truyền của CBYT chuyên ngành
YHCT tỉnh Hưng Yên 54

4.2.1. Một số bàn luận về kiến thức YHCT của CBYT: 54
4.2.2. Thực hành về YHCT 60
KẾT LUẬN 66
KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về trình độ chuyên môn 36
Bảng 3.2. Đặc điểm về thâm niên công tác 36
Bảng 3.3. Đặc điểm về đào tạo thông qua số lần tham gia tập huấn 37
Bảng 3.4. Phân loại mức độ kiến thức về chỉ định dùng bài thuốc cổ phương .39
Bảng 3.5. Phân loại mức độ kiến thức về vị thuốc trong bài cổ phương 39
Bảng 3.6. Phân loại mức độ kiến thức về vị thuốc có trong bài thuốc nghiệm
phương 40

Bảng 3.7. Phân loại mức độ kiến thức về sử dụng các chế phẩm thuốc cổ
truyền 40

Bảng 3.8. Phân loại mức độ kiến thức về lựa chọn công thức huyệt trong
điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc 41


Bảng 3.9. Liên quan giữa tuổi, giới với kiến thức YHCT 41
Bảng 3.10. Liên quan giữa thâm niên công tác, nơi đào tạo và có tham gia
hành nghề y tế tư nhân của CBYT với kiến thức YHCT 42

Bảng 3.11. Liên quan giữa tập huấn và tự đọc tài liệu của CBYT với kiến
thức YHCT 43

Bảng 3.12. Liên quan giữa tuyến cơ sở y tế (CSCK và CSĐK) với kiến thức
YHCT của CBYT 44

Bảng 3.13. Liên quan giữa tuyến công tác(tuyến tỉnh và tuyến huyện) với kiến
thức YHCT của CBYT 44

Bảng 3.14. Phân loại mức độ kỹ năng kê đơn 45
Bảng 3.15. Phân loại mức độ kỹ năng châm cứu 45
Bảng 3.16. Phân loại mức độ kỹ năng xoa bóp 46
Bảng 3.17. Phân loại thực hành theo điểm TB về kỹ năng kê đơn, xoa bóp và châm
cứu của các cán bộ YHCT tỉnh Hưng Yên theo tuyến công tác 46

Bảng 3.18. Liên quan giữa tuổi, giới của CBYT với thực hành YHCT 47

4
Bảng 3.19. Liên quan giữa thâm niên công tác, nơi đào tạo và việc có hành
nghề y tế tư nhân của CBYT với thực hành YHCT 47

Bảng 3.20. Liên quan giữa tập huấn và tự đọc tài liệu của CBYT với thực
hành YHCT 48

Bảng 3.21. Liên quan giữa tuyến cơ sở (CSCK và CSĐK) với thực hành

YHCT của CBYT 49

Bảng 3.22. Liên quan giữa tuyến công tác (tuyến tỉnh và tuyến huyện) với
thực hành YHCT của CBYT 49



5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm phân bố về tuổi, giới và dân tộc 34
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm phân bố về giới 35
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm phân bố về dân tộc 35
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm hành nghề tư nhân 37
Biểu đồ 3.5. Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng kiến thức YHCT 38
Biểu đồ 3.6. Mong muốn của CBYT về các hình thức đào tạo 38


6
ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một trong những nước có truyền thống sử dụng Y học cổ
truyền (YHCT) lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, YHCT Việt Nam đã
trở thành một nền y học chính thống của dân tộc, đã đúc kết được nhiều kinh
nghiệm phòng và chữa bệnh có hiệu quả. Đặc biệt sau khi nước nhà dành
được độc lập, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách quan
trọng về phát triển YHCT như chủ trương kết hợp Y học hiện đại (YHHĐ) và
YHCT, tổ chức hệ thống khám và chữa bệnh bằng YHCT từ tuyến trung ương
đến các địa phương [12]. Năm 2003 Thủ tướng Chính phủ chính thức phê
duyệt Chính sách quốc gia về Y dược học cổ truyền đã đề ra những mục tiêu,

những giải pháp và chính sách cụ thể mà ngành y tế cần đạt được đến năm
2010. Trong đó có mục tiêu củng cố và hoàn thiện hệ thống khám chữa bệnh
bằng YHCT, đề ra các chỉ tiêu khám chữa bệnh và sử dụng thuốc YHCT ở
các tuyến y tế [4],[5],[6].
Để có thể triển khai thực hiện các chính sách một cách phù hợp và hiệu
quả, trong hoàn cảnh cộng đồng có nhiều biến đổi về mọi mặt văn hóa, kinh
tế, chính trị, nhận thức. Các cuộc điều tra về thực trạng nền y tế hiện nay
trong đó điều tra về thực trạng nhân lực và sử dụng YHCT đã và đang được
thực hiện.
Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, với diện
tích 9230.45 km
2
dân số 1167134 người (niên giám 2008). Là một tỉnh đang
trong quá trình phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, trong những năm qua
ngành y tế Hưng Yên đã có những bước phát triển lớn về chất lượng khám
chữa bệnh, đặc biệt là công tác khám chữa bệnh YHCT. Chủ trương của

7
ngành y tế Hưng Yên trong giai đoạn tới là tăng cường cải thiện chất lượng
cung cấp dịch vụ y tế nói chung và YHCT nói riêng.
Để góp phần thực hiện tốt chủ trương trên, công tác đào tạo tăng cường
năng lực khám chữa bệnh của đội ngũ cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám
chữa bệnh bằng YHCT là có vai trò rất quan trọng và được ngành YHCT
địa phương xác định như một ưu tiên trong kế hoạch của ngành giai đoạn
2010-2015. Trong năm 2010- 2011 Sở y tế và Bệnh viện YHCT tỉnh Hưng
Yên đã tiến hành lập một kế hoạch tổng thể đào tạo nâng cao năng lực cán
bộ YHCT của toàn tỉnh.
Nhằm hổ trợ cho việc lập kế hoạch đào tạo nêu trên một cách phù hợp và
hiệu quả, cần thiết có một nghiên cứu đánh giá về thực trạng kiến thức, thực
hành về YHCT của đội ngũ cán bộ hiện đang tham gia cung cấp dịch vụ YHCT

tại các cơ sở y tế công lập của tỉnh Hưng Yên. Do vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá thực trạng kiến thức, Thực hành về Y học cổ
truyền của cán bộ y tế công lập tỉnh Hưng Yên năm 2010” với các mục tiêu
cụ thể sau:
1. Mô tả hiện trạng nguồn nhân lực Cán bộ YHCT tại các cơ sở
YHCT công lập tỉnh Hưng Yên.
2. Đánh giá thực trạng kiến thức, thực hành về YHCT của các cán
bộ chuyên ngành YHCT tỉnh Hưng Yên.



8
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Vai trò của nguồn nhân lực YHCT trong việc cung cấp các dịch vụ
YHCT phục vụ công tác CSSK nhân dân
1.1.1. Ở một số nước trên thế giới
Sự hiểu biết về YHCT là tài sản của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng dân cư
và nó cần được bảo tồn [57]. Hội nghị quốc tế về YHCT tại Senegan đã đưa
ra tuyên bố về sự khẩn cấp bảo vệ YHCT ở các quốc gia trên thế giới [43].
Hội nghị quốc tế của các nước ASEAN về Y dược học cổ truyền (lần thứ
nhất đã được tổ chức tại thủ đô Bang kok- Thái Lan vào năm 2009 và lần thứ
2 được tổ chức tại thành phố Hà Nội vào năm 2010. Hai hội nghị đã bàn và đề
ra nhiều giải pháp quan trọng nhằm tăng cường kiến thức và kỹ năng ứng
dụng Y dược học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ).
Vai trò và giá trị sử dụng của YHCT ngày càng được thừa nhận rộng rãi
trên khắp thế giới. Hiện nay rất nhiều nước sử dụng YHCT trong phòng bệnh,
chữa bệnh và phục hồi chức năng cũng như nâng cao sức khỏe và xác định
YHCT như một nhân tố quan trọng bảo đảm sự thành công chiến lược

CSSKBĐ. Đội ngũ cán bộ YHCT có ảnh hưởng rất lớn đến sử dụng YHCT.
Họ đóng vai trò là người cung cấp dịch vụ về YHCT và tạo niềm tin cho
người dân khi lựa chọn YHCT [50].
Thách thức lớn nhất của YHCT là thiếu mạng lưới các thầy thuốc YHCT,
sự kiểm soát chất lượng và hiệu quả của thuốc cổ truyền. Do vậy cần phải
tăng cường phát triền YHCT, đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề cho các
thầy thuốc YHCT, bảo vệ, duy trì kiến thức YHCT là nguồn dược liệu thiên
nhiên. Đây chính là những yếu tố cần thiết để duy trì sự cung cấp dịch vụ
YHCT [59].

9
Việc hành nghề và sử dụng YHCT tại các nước chắc chắn đóng vai trò
quan trọng và đáng kể trong nhu cầu CSSKBĐ và cải thiện tình trạng kinh tế
xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy TCYTTG khuyến khích tất cả các nước thành
viên hỗ trợ về YHCT và công tác đánh giá thường xuyên, xây dựng chính
sách quốc gia và phương pháp tiếp cận cơ cấu thích hợp đối với việc hành
nghề và sử dụng thuốc YHCT được tốt nhất, phù hợp với hệ thống CSSK đặc
thù của mỗi quốc gia cho lợi ích y tế, tiến bộ kinh tế xã hội và tầm quan trọng
thương mại phù hợp với mục tiêu của từng quốc gia [59].
Ở Brunei: Với việc xây dụng tầm nhìn chiến lược y tế đến năm 2035 và
cùng hướng tới một quốc gia khỏe mạnh. Brunei là một nước có đội ngũ cán
bộ được đào tạo từ các nước Trung quốc, Malaysia và Singapore và họ làm
việc tại các trung tâm y tế, trạm xá hay khám bệnh tại nhà. Phần lớn các hoạt
động của đội ngũ cán bộ y tế về YHCT tập trung vào các dịch vụ mát xa,
xông hơi, chăm sóc sắc đẹp [11].
Ở Campuchia: YHCT Khmer ra đời từ lâu trước khi thuốc tây có nguồn
gốc ở Châu Âu phát triển và lan rộng với sự ra đời của khoa học hiện đại và
công nghệ. Năm 1998, một văn bản quy phạm pháp luật dưới Nghị định về
Chính sách thuốc Quốc gia đã được thông qua và nói rằng YHCT cần được
đẩy mạnh, đặc biệt trong CSSKBĐ, thông qua đào tạo, nghiên cứu khoa học

và công nghệ để phát triển sản phẩm YHCT. Trong tháng 7 năm 2004, Thủ
tướng đã tuyên bố rằng, “Chính phủ Hoàng gia Campuchia sẽ tiếp tục khuyến
khích việc sử dụng các sản phẩm YHCT với thông tin thích hợp và sẽ kiểm
soát việc kết hợp với sử dụng thuốc tây”. Chính phủ Hoàng gia Campuchia
công nhận việc hành nghề Y dược học cổ truyền và sử dụng thuốc YHCT
trong hệ thống y tế cùng với YHHĐ. Sự lồng ghép việc thực hành YHCT Với
YHHĐ chỉ có thể xảy ra nếu các cán bộ y tế có kiến thức đầy đủ về YHCT,
lợi thế và hạn chế của YHCT, tự tin vào sự an toàn, chất lượng và hiệu quả
của thuốc YHCT [11].

10
Lào: YHCT là một phần của nền văn hóa Lào kể từ thời xa xưa, nhân dân
Lào đã có một hệ thống khám chữa bệnh bằng cổ truyền của riêng họ được
truyền từ đời này sang đời khác bằng nhiều phương pháp khác nhau. Từ khi
thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, sự kết hợp YHCT với
YHHĐ trong khám chữa bệnh là một chính sách liên tục của nhà nước. Chính
phủ nhận thức rõ vai trò quan trọng của YHCT và khuyến khích việc sử dụng
YHCT một cách rộng rãi, cả trong khu vực y tế Nhà nước cũng như khu vực y
tế tư nhân. Nhận thức tầm quan trọng của YHCT, Chính phủ Lào đã thành lập
Viện YHCT vào năm 1976. Đây là viện YHCT duy nhất trên cả nước đang
tiến hành nghiên cứu cây thuốc và YHCT Lào. Một số bệnh viện tuyến
tỉnh, huyện thành lập bộ phận YHCT để cung cấp dịch vụ CSSK cho người
dân địa phương [11].
Malaysia: Bộ y tế Malaysia thừa nhận công tác thực hành về YHCT
thông qua đạo luật về y tế năm 1971. Năm 2001 Chính sách Quốc gia về
YHCT và y học bổ sung được Bộ Y tế ban hành. Trong chính sách quốc gia,
hoạt động giáo dục và đào tạo YHCT cũng là một điểm được nhấn mạnh.
Malaysia phát triển các tiêu chuẩn về chương trình giáo dục trong YHCT bắt
đầu với sự phối hợp giữa đội ngũ hành nghề YHCT và các viện sỹ. Chương
trình giáo dục YHCT được thiết kế theo chuẩn Malaysia, trong đó nhấn mạnh

đến việc nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc thẩm định chương trình
đào tạo ở cơ quan thẩm định chuyên môn Malaysia. Mỗi chương trình đào tạo
tập trung cho cử nhân phải đủ ít nhất 120 giờ học tín chỉ, và 90 tín chỉ đối với
đào tạo tập trung cho văn bằng. Tỷ lệ lý thuyết và thực hành cũng khác nhau
giữa các chương trình. Theo đó ở trình độ cử nhân, lý thuyết chiếm 40%, thực
hành chiếm 60% trong khi ở trình độ văn bằng, lý thuyết chiếm 30%, thực
hành 70%. Nhiều cơ sở đào tạo có trình độ đại học ở các địa phương khác
nhau cũng tiến hành đào tạo cán bộ YHCT đạt chất lượng cao [11].

11
Myanmar: Năm 1976, Viện Y học cổ truyền Myanmar được thành lập với
mục đích đào tạo các học viên có trình độ YHHĐ và YHCT. Hằng năm, số
lượng học viên của học viện khoảng 100 người. Đến năm 2001 Trường đại
học Y cổ truyền được thành lập với số lượng sinh viên hằng năm của trường
là 125 người. Nhằm thúc đẩy sự phát triển của Y học cổ truyền ở Myanmar,
các hội nghị cho các bác sỹ YHCT đã được tổ chức hằng năm. Các bác sỹ
YHCT từ các khu vực khác nhau trên cả nước thu nhập và trao đổi kiến thức
của mình tại hội nghị, các chính sách mới và mục tiêu được đề xuất, thảo luận
và cũng nhắc lại sự thống nhất của các bác sỹ về việc giữ gìn và tuyên truyền
YHCT Myanmar [11].
Singapore: Ở Singapore mặc dù y học phương Tây được công nhận như là
hình thức chính của nền y học ở đây, nhưng YHCT vẫn chiếm được tính phổ
biến đáng kể. Trước năm 1996, công tác đào tạo YHCT đã không được chuẩn
hóa và một số trường đào tạo về YHCT địa phương thực hiện chương trình
đào tạo không tập trung trong thời gian 3, 4 hay 5 năm theo các tiêu chuẩn
khác nhau. Từ năm 2006 các trường đào tạo YHCT ở nhiều địa phương cũng
đã liên kết với các trường đại học YHCT ở Trung Quốc đào tạo cấp bằng đại
học và sau đại học về YHCT. Bộ Y tế nước này đã làm việc với cộng đồng
địa phương cùng với Đại học y dược học Bắc Kinh tiến hành khóa học đào
tạo chính thức tại địa phương trong chiết xuất thảo dược. Để chuẩn bị cho

việc đăng ký hành nghề YHCT trong tương lai những học viên và sinh viên
tốt nghiệp khóa học phải tự nguyện vào danh sách Hội đồng [11].
Thái Lan cũng là những nước có truyền thống sử dụng YHCT trền toàn
Quốc. Từ năm 1950 đến năm 1980 YHCT của Thái Lan gần như bị tê liệt
hoàn toàn do coi trọng YHHĐ quá mức. Điều đó đã ảnh hưởng đến chất
lượng CSSKBĐ ở Thái Lan. Từ 1980 chính phủ và ngành y tế Thái Lan đã
kịp nhận ra những sai lầm này và có những biện pháp hữu hiệu khôi phục lại

12
nền YHCT. Hiện nay tại Thái Lan đã tiến hành đào tạo hệ cử nhân YHCT bên
cạnh đào tạo bổ sung YHCT cho các cán bộ y tế làm YHHĐ [52].
Hàn Quốc là một quốc gia mà địa vị chính trị, xã hội của YHCT ngang
bằng với YHHĐ. Trong suốt chiều dài lịch sử hệ thống YHCT phương đông
đã và đang được sử dụng phổ biến, rộng rãi và chiếm được lòng tin của người
dân Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc chú trọng đến phát triển nhiều loại hình
cán bộ YHCT. Đối với đội ngũ cán bộ y, bác sỹ đào tạo chính quy về YHCT,
Hàn quốc có tới 11 trường đại học YHCT trong tổng số 59 trường đại học Y
trong cả nước, hàng năm cung cấp khoảng 500 bác sỹ YHCT cho mạng lưới
YHCT cả nước. Theo công bố của bộ Y tế Hàn Quốc [36] năm 2000 tình hình
nguồn nhân lực và số gường bệnh YHCT/YHHĐ như sau:
YHCT YHHĐ
Số bác sỹ 10707 62609
Số giường bệnh 6549 164322
Đội ngũ cán bộ YHCT này được coi là yếu tố quan trọng giúp cho sự cung
cấp các dịch vụ YHCT tại Hàn Quốc một cách quy mô, đa dạng, hiệu quả.
Ở Trung Quốc, nền YHCT phát triển mạnh mẽ, nó đã góp phần không
nhỏ cho sự tiến bộ của nền y học thế giới. Tại Trung Quốc việc sử dụng
Trung y dược cổ truyền để phục vụ CSSK cho nhân dân được thể chế hóa
bằng văn bản pháp luật nhà nước. Trong đó coi trọng việc sử dụng Trung y
dược cổ truyền cho vấn đề CSSK ở cộng đồng. Chính vì vậy mà YHCT

Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc CSSK cho
nhân dân đặc biệt là CSSKBĐ tại cộng đồng. Đội ngũ cán bộ làm tư vấn được
phân bố khắp nơi và được đào tạo qua các lớp, các khóa học với nội dung
chương trình phù hợp với nhiệm vụ đặt ra cho từng thời kỳ. Đội ngũ thầy
thuốc này đã đóng góp nhiều cho sự nghiệp CSSK tại cộng đồng [53].

13
Ở Châu Phi YHCT có vai trò lớn trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân. Người dân ở đây được giáo dục, tuyên truyền chiếm từ 80-85% từ những
người cung cấp dịch vụ YHCT. Nguồn nhân lực YHCT chiếm tỷ lệ khá cao
so với nguồn nhân lực YHHĐ, cụ thể như sau:
Tỷ lệ cán bộ YHCT/dân số Tỷ lệ cán bộ YHHĐ/dân số
Zimbabwe 1: 600 1: 6250
Ghana 1: 200 1: 20000
Ugabda 1: 700 1: 25000
Tandania 1: 400 1: 33000
Mozambique 1: 200 1: 50000
Chính đội ngũ cán bộ YHCT khá đông đảo này đã góp phần tích cực
giúp cho sự cung cấp dịch vụ YHCT của các nước này mang tính sẵn có, gần
gũi và phổ cập hơn so với các dịch vụ YHHĐ [56], [60].
Một số nước khác thì vai trò của các lương y khá được coi trọng trong
mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế. Tại Ghana và Senegal đã triển khai các
chương trình đào tạo thí điểm các lương y về YHCT với nội dung truyền đạt
những kinh nghiệm đơn giản, phổ thông để phòng và chữa bệnh phổ cập ở
cộng đồng [43]. Tại Philipin có các hội thảo được tổ chức cho các lương y và
những người hành nghề YHCT để chia sẻ kinh nghiệm trong sử dụng YHCT
để CSSK. Đồng thời chính các lương y này cũng đóng góp các ý kiến trong
việc soạn thảo và chế bản các tài liệu YHCT dùng trong truyền thông giáo
dục sức khỏe cho người dân sau này [57].
Trong chiến lược phát triển YHCT năm 2002-2005, Tổ chức y tế thế giới

(TCYTTG) tiếp tục khẳng định vai trò và giá trị của YHCT trong CSSKBĐ
cho nhân dân[58]. TCYTTG đã tích cực và nỗ lực và hỗ trợ cho các hoạt động

14
phát triển nguồn nhân lực YHCT ở các nước như tổ chức các khóa đào tạo
cho lương y ở Lào, Mông cổ, Philipin, Việt nam và các Quốc đảo tây Thái
Bình Dương. Mặt khác hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu về YHCT cho
các nước thông qua tổ chức các hội thảo khu vực, các khóa đào tạo chuyên
gia. Trong tương lai TCYTTG sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các nước thành viên khu
vực tây Thái Bình Dương để hình thành và hoàn thiện chính sách quốc gia về
YHCT. Đồng thời những nghiên cứu mang tính khoa học về YHCT cũng sẽ
được đẩy mạnh nhằm nỗ lực cải thiện tiếp cận thông tin, tạo điều kiện thử
nghiệm và đào tạo nhân lực YHCT [48], [61].
1.1.2. Ở Việt Nam
Dân tộc Việt Nam đã có trên 4.000 năm lịch sử, có nhiều truyền thống
xây dựng đất nước, đánh giặc giữ nước, phát triển văn hóa. Nhân dân ta có
nhiều kinh nghiệm phòng bệnh và chữa bệnh bảo vệ sức khỏe và đã có một
nền YHCT không ngừng phát triển qua các thời kỳ lịch sử [39].
Từ thời vua Hùng dựng nước, nhân dân Việt Nam đã biết dùng thuốc có
nguồn gốc thiên nhiên, khoáng vật, thực vật và động vật để phòng và chữa
bệnh. Thoạt tiên việc tìm kiếm thu hái, chế biến, chữa trị còn mang tính kinh
nghiệm, truyền miệng từ đời này sang đời khác. Dần dần các kinh nghiệm
tích lũy nhiều thêm được đúc kết thành kinh nghiệm riêng của từng khu vực,
cộng thêm ảnh hưởng của triết học phương đông, đặc biệt là nền YHCT của
Trung Quốc làm cho ngành YHCT Việt Nam không ngừng phát triển. Đó là
kinh nghiệm quý báu và phong phú của các dân tộc trên đất nước Việt Nam
Trong việc phòng và chữa bệnh [39].
Vào thời nhà Lý(1010-1224), triều đình đã tổ chức Ty thái y chăm lo
việc bảo vệ sức khỏe cho vua quan trong triều có nhiều thầy thuốc chuyên
nghiệp lo việc chữa bệnh cho nhân dân, phát triển việc tổ chức trồng thuốc.


15
Vào thời nhà Trần (1225-1399), Nho giáo phát triển mạnh, chống mê tín
dị đoan làm cho y học phát triển thêm một bước. Ở triều đình, Ty lương y đổi
thành Viện thái y. Năm 1362 triều đình đã tổ chức trồng, hái thuốc dùng cho
quân đội và nhân dân, đặc biệt là phát thuốc cho dân ở các vùng có dịch. Thời
kỳ này đã xuất hiện một số danh y nỗi tiếng và một số tác phẩm y học. Đó là
các đại danh y như Tuệ Tĩnh. Ông được nhân dân ta suy tôn là vị “Thánh
thuốc nam”. Vào thời kỳ mà đa số các nước Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng
sâu sắc của y dược học Trung quốc thì Tuệ Tĩnh đưa ra quan điểm “Nam
dược trị Nam nhân”. Đây là một quan điểm vừa mang tính khoa học, tính
nhân văn, nhân bản, vừa thể hiện được ý chí độc lập, tự chủ, lòng tự tôn dân
tộc và tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam trong phòng và chữa bệnh. Tuệ
Tĩnh cho rằng con người Việt Nam sống trên đất nước Việt Nam phải chịu
ảnh hưởng của khí hậu, nước ăn, cây cỏ, động vật tại chỗ. Để cho dân dễ hiểu,
dễ nhớ các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc nam, Tuệ Tĩnh đã soạn sách
bằng thơ phú để truyền bá YHCT [18], [39].
Dưới triều Lê Hữu Trác (1720-1791), là đại danh y của nước ta, ngoài
việc chữa bệnh tận tụy, tài giỏi, ông còn soạn “ Hải thượng Y tông Tâm lĩnh”
thể hiện một quan niệm y học chặt chẽ, nhất quán, được khái quát cao, đánh
dấu một bước phát triển lớn của sự nghiệp YHCT Việt Nam. Bộ sách gồm 28
tập, 66 quyển gồm 5 phần: lý luận cơ bản, bệnh học và phương tễ học, phần
bệnh án, phần dinh dưỡng vệ sinh, dưỡng sinh. Đây là tài liệu tương đối toàn
diện phản ánh trình độ y dược, đến cuối thế kỷ 18 của Việt Nam và được coi
là bách khoa toàn thư của YHCT Việt Nam [15].
Dưới triều Tây Sơn (1789-1802) Lương y Nguyễn Hoành soạn tập thuốc
Nam có trên 500 vị cây cỏ ở địa phương và 130 vị các loại động, khoáng vật
làm thuốc với công cụ đơn giản theo kinh nghiệm của dân gian.

16

Từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, dưới chế độ xã hội chủ
nghĩa, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến YHCT, tạo điều kiện cho
YHCT phát triển.
Năm 1946 các Hội YHCT được thành lập để phát triển Y dược dân tộc
phục vụ chế độ mới. Vào thời kỳ Nam Bộ kháng chiến, ban nghiên cứu Đông
y Nam bộ được thành lập với mục đích phục vụ nhân dân và bộ đội, đã xây
dựng “Toa căn bản” trị bệnh thông thường. Tập “Tủ thuốc nhân dân” được
soạn để phổ biến và sử dụng thuốc YHCT.
Tại Hội nghị cán bộ y tế ngày 27 tháng 2 năm 1955, Bác Hồ đã gửi thư
cho ngành y tế. Trong thư Bác viết: “Trong những năm bị nô lệ thì y học của
nước ta cũng như các ngành khác bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự
do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích
hợp với nhu cầu chữa bệnh của nhân dân ta. Y học phải dựa trên nguyên tắc:
Dân tộc, khoa học, đại chúng. Ông cha ta ngày trước đã có nhiều kinh
nghiệm quý báu chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y
học, các cô các chú nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông và
thuốc Tây ” [16].
Những chị thị số 101/TTg, 210 TTg/Vg, 21CP đã đề cập đến các vấn đề
sau: “ Trên cơ sở khoa học, thừa kế và phát huy những kinh nghiệm tốt của
Đông y kết hợp tây y, tăng cường khả năng phòng bệnh, tiến tới xây dựng nền
y học Việt Nam; cần xác định bệnh nào chữa bằng Đông y, bệnh nào chữa
bằng Tây y, bệnh nào chữa bằng Đông Tây y kết hợp, theo phương hướng đó
xây dựng nền y học Việt Nam. Phải kết hợp Đông tây y trong toàn bộ công
tác y tế, trong công tác tư tưởng tổ chức, đào tạo cán bộ phòng bệnh chữa
bệnh, sản xuất pha chế thuốc, nghiên cứu khoa học, phải làm một cách có hệ
thống từ thấp tới cao, từ Trung ương tới xã. “Phải khẩn trương nắm lực lượng

17
y học cổ truyền dân tộc, có kế hoạch thu hút và sử dụng tất cả các lương y
hiện có vào mạng lưới y tế chung, đồng thời phải tích cực đào tạo đội ngũ cán

bộ kết hợp Đông Tây y” [1], [2].
Năm 1957 Hội Đông Y và vụ YHCT được thành lập với mục đích đoàn
kết giới lương y và những người hành nghề y dược Đông y và Tây y. Đồng
thời phát huy các cơ sở YHCT, tạo điều kiện kết hợp YHCT và YHHĐ trong
phòng và chữa bệnh [34].
Đến năm 1978, có 33/44 tỉnh thành có bệnh viện YHCT, có 259 khoa
YHCT trong các bệnh viện đa khoa quân dân y chuyên trách việc kết hợp
YHCT và YHHĐ có 4000 nghìn cơ sở y tế. Các cơ quan, công nông trường
xí nghiệp, các trạm y tế xã dùng thuốc nam, châm cứu kết hợp YHCT và
YHHĐ trong phòng chữa bệnh, sản xuất thuốc men, phục vụ kịp thời nhân
dân trong vùng [45].
Từ năm 1978, các Trường Đại Học y dược Hà Nội và y dược Thành
Phố Hồ Chí Minh đã đào tạo cán bộ YHCT trên đại học. Ngoài ra còn có
những lớp bổ túc YHCT cho các bác sĩ, dược sĩ bên y dược học hiện đại, theo
chương trình dài hạn hay theo từng chuyên đề [26].
Tính đến tháng 12 năm 2005 cả nước ta đã có 54 viện và bệnh viện
YHCT. Trong đó có 2 bênh viện đầu ngành (Bệnh viện YHCT Trung ương,
bệnh viện Châm cứu trung ương), 2 bệnh viện ngành (Quân đội, công an), và
50 bệnh viện YHCT tỉnh và thành phố. Có 62/64 bệnh viện đa khoa tỉnh,
thành phố có khoa YHCT và trên 50% các bệnh viện đa khoa khu vực và các
bệnh viện huyện, thị có khoa hoặc bộ phận YHCT lồng ghép. Tuy nhiên hầu
hết các bệnh viện YHCT tỉnh, thành phố mới chỉ đạt bệnh viện hạng III với số
giường bệnh thấp, biên chế còn rất thiếu. Theo báo cáo của vụ YHCT, từ nay
đến năm 2010 ngành y tế nước ta thiếu gần 3000 bác sỹ YHCT [21], [43].

18
Nếu xét về mặt tổ chức hoạt động thì YHCT Việt Nam có một hệ thống tương
đối hoàn chỉnh nhưng chưa đủ mạnh để thực hiện các yêu cầu của đảng cũng
như nhu cầu của nhân dân [41], [42]. Do vậy vấn đề đáp ứng cán bộ làm
YHCT đủ năng lực đủ kiến thức và trình độ cho tất cả các tuyến y tế từ trung

ương tới cơ sở trở nên cấp bách.
Để củng cố và phát triển mạng lưới YHCT nói chung và mạng lưới
YHCT tuyến cơ sở nói riêng, vào những năm cuối của thập kỷ 90, Đảng và
Nhà nước đã có những quan tâm sát thực. Ngày 30/08/1999 Chính phủ đã
có chỉ thị số 25/1999/CT-TTg về việc đẩy mạnh công tác YHCT nhằm phát
triển mạnh YHCT trong tình hình mới [30]. Ngày 03/11/2003 Thủ tướng
Chính phủ đã có quyết định số 222/2003/QĐ-TTg ban hành chính sách
quốc gia về YHCT và chiến lược phát triển YHCT đến năm 2010 [31].
Tiếp đó đến ngày 2/2/2005 Thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định số
30/2005/QĐ-TTg về việc thành lập học viện Y – Dược học cổ truyền Việt
Nam [8]. Mục tiêu của “kế hoạch thực hiện chính sách quốc gia về y, dược
học cổ truyền, kết hợp YHCT và YHHĐ trong chăm sóc, bảo vệ và nâng
cao sức khỏe nhân dân, đảm bảo cung cấp dịch vụ YHCT từ Trung ương
đến địa phương”. Trong đó có đề cập đến giải pháp về phát triển nguồn
nhân lực bao gồm: phát triển mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực; tổ chức
đào tạo liên tục để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
YHCT. Một trong những giải pháp để đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch
vụ YHCT là tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
cho cán bộ YHCT [29]. Để thực hiện giải pháp này có hiệu quả, cần thiết
có sự đánh giá thực trạng, kiến thức thực hành của cán bộ YHCT.

19
1.2. Khái quát một số thực trạng về kiến thức, thực hành của mạng lưới
cung cấp dịch vụ YHCT
Những nghiên cứu về vai trò và trình độ chuyên môn của các thầy thuốc
YHCT có tầm quan trọng trong hoạt động cung cấp dịch vụ CSSKBĐ. Đặc
biệt là ở các nước nghèo và được TCYTTG rất coi trọng và khuyến cáo bởi
kết quả của những nghiên cứu này sẽ hổ trợ tích cực cho công tác quản lý,
giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ YHCT cũng như nâng cao trình độ
chuyên môn của đội ngũ này thông qua tổ chức các hoạt động đào tạo mới và

đào tạo lại cho các thầy thuốc YHCT một cách phù hợp và hiệu quả với điều
kiện cụ thể của mỗi Quốc gia [57], [61]. Do vậy nhiều nước đã triển khai
những nghiên cứu riêng về đội ngũ cán bộ YHCT của mình (bao gồm loại
hình số lượng và trình độ chuyên môn). Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp cho
việc xây dựng những định hướng, kế hoạch cũng như lựa chọn các biện pháp
kỹ thuật phù hợp để đào tạo phát triển nguồn nhân lực này một cách hiệu quả
cho ngành YHCT của quốc gia đó [55], [59].
Trung quốc và Ấn Độ thông qua thực hiện chủ trương trên đã triển khai
nhiều nghiên cứu về hiện trạng và nhu cầu của đội ngũ cán bộ YHCT tại đất
nước họ. Các kết quả nghiên cứu được áp dụng để thiết kế các chương trình
đào tạo nguồn cán bộ YHCT và đã đạt những thành công to lớn [58].
Ở Thái Lan, để tăng cường hoạt động YHCT nhất là ở tuyến cơ sở, bên
cạnh những điều tra, khảo sát và phát triển nguồn dược liệu, YHCT Thái Lan
đã triển khai nhiều nghiên cứu về kiến thức, thực hành YHCT của các thầy
thuốc cũng như mức độ và hiệu quả của việc ứng dụng kiến thức này trong hệ
thống dịch vụ y tế. Đồng thời những nghiên cứu về hệ thống YHCT cũng như
các vấn đề liên quan đến tổ chức và quản lý hệ thống này cũng được đặc biệt
quan tâm [52].

20
Một nghiên cứu phân tích về thực hành YHCT tại Thái Lan đã được tiến
hành tại các bệnh viện công lập tỉnh Nakhorn Pathom của Thái Lan năm
2001. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá mức độ kiến thức, thực hành và
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành sử dụng YHCT trong
các bệnh viện công [52].
Tại Việt Nam, một nghiên cứu về thực trạng YHCT trên toàn quốc đã
được tiến hành năm 1996. Kết quả khảo sát cho thấy có sự phân bố nhân lực
YHCT không đều từ trung ương đến địa phương, giữa khu vực y tế Nhà nước
(19,05%) và khu vực y tế tư nhân (80,9%), giữa YHCT và YHHĐ. Trong khu
vực y tế Nhà nước, khối bệnh viện YHCT chiếm 48,7% tổng số nhân lực

YHCT. Tỷ trọng nhân lực YHCT quá chênh lệch so với cán bộ y tế nói chung,
cứ 19,01 bác sĩ thì có 1 bác sĩ YHCT trên 1000 dân [20]. Do vậy cần thiết phải
tăng cường đào tạo cán bộ YHCT để đáp ứng cho sự phát triển và đảm bảo cán
bộ có chất lượng. Hệ thống lương y được hình thành một cách tự phát, trình độ
văn hóa thấp, chủ yếu học YHCT ở Hội Y học cổ truyền tỉnh, huyện đào tạo
ngắn ngày, không theo một tài liệu chuyên môn thống nhất [32].
Để góp phần thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Nhà nước
và thúc đẩy sự phát triển của YHCT, có nhiều nghiên cứu trên những vùng
địa lý khác nhau, của cán bộ YHCT và nhân dân ở vùng đó về kiến thức, thực
hành sử dụng YHCT. Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Phương, Phó Đức Thuần
(1999), đã chỉ ra rằng cần có đội ngũ cán bộ y tế thích hợp cho sự nghiệp y tế
cộng đồng Việt Nam. Đội ngũ này cần được trang bị các kiến thức về YHHĐ
và YHCT, về dân tộc học, y xã hội học, có khả năng thâm nhập cộng đồng để
học hỏi những kinh nghiệm quý của người dân và có khả năng giúp đỡ cộng
đồng một cách hữu hiệu trong CSSK [28].
* Nghiên cứu của Thái Văn Vinh (1999) ở 3 xã miền núi thuộc tỉnh
Thái Nguyên cho thấy chỉ có một trạm y tế xã có sử dụng YHCT chữa bệnh,

×