BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VŨ THÀNH TRUNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU
CỦA ĐỘNG MẠCH THÂN TẠNG VÀ ĐỘNG MẠCH
GAN NGOÀI GAN Ở NGƯỜI VIỆT NAM
LUẬN VĂN TỐT NGIỆP THẠC SỸ Y HỌC
HÀ NỘI, 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VŨ THÀNH TRUNG
TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU
CỦA ĐỘNG MẠCH THÂN TẠNG VÀ ĐỘNG MẠCH
GAN NGOÀI GAN Ở NGƯỜI VIỆT NAM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ Y HỌC
Chuyên ngành: Giải phẫu
Mã số: 62.72.01.10
Hướng dẫn khoa học: TS Trần Sinh Vương
HÀ NỘI, 2010
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành cuốn luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các phòng, ban, bộ môn, các thầy, các anh, chị, các bạn đồng nghiệp, và gia
đình.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS. TS Nguyễn Văn Huy, trưởng bộ môn Giải Phẫu trường Đại Học Y
Hà Nội, người thầy đã quan tâm giúp đỡ tôi ngay từ khi định hướng nghiên cứu
và đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện
nghiên cứu này.
- TS Trần Sinh Vương, người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, động viên
tôi cả trong việc học tập và quá trình hoàn thành cuốn luận văn này.
- TS Nguyễn Trần Quýnh, PGS.TS Nguyễn Xuân Thùy, ThS Ngô Văn
Đãng, TS Ngô Xuân Khoa, ThS Nguyễn Đức Nghĩa, KTV Nguyễn Văn Điệp cùng
toàn thể các thầy, cô trong bộ môn Giải Phẫu trường Đại học Y Hà Nội đã giúp
đỡ, động viên tôi hoàn thành nghiên cứu này.
- Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tọa sau đại học trường Đại học Y Hà
Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn.
- ThS Nguyễn Bảo Trân và bộ môn Giải Phẫu trường Đại học Y Hải
Phòng, ThS Vũ Duy Tùng và bộ môn Giải Phẫu trường Đại học Y Thái Bình đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu cho nghiên cứu này.
- Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và các bạn,
những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu để
hoàn thành luận văn.
Vũ Thành Trung
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu trong phần kết quả
nghiên cứu của luận vưn này là của riêng tôi, không xử dụng
từ bất cứ từ một tài liệu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Vũ Thành Trung
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………… 1
1.1.Giải phẫu động mạch thân tạng…………………….…………… 1
1.1.1 Nguyên ủy, đường đi…………………………………………. 1
1.1.2 Liên quan…… ………………………………………………. 3
1.1.3 Sự phân nhánh…… …………………………………………. 3
1.1.4 Lược sử nghiên cứu giải phẫu động mạch thân tạng……… 5
1.2. Giải phẫu động mạch gan………………………………………… 9
1.2.1. Nguyên ủy, đường đi, liên quan………………………………… 9
1.2.2. Phân nhánh……………………………………………………… 9
1.2.3. Lược sử nghiên cứu giải phẫu động mạch gan………………… 13
1.3. Một số nghiên cứu ứng dụng của động mạch thân tạng………… 21
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP……………………. 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………. 23
2.1.1. Mẫu nghiên cứu……………………………………………… 23
2.1.2 Cách chọn mẫu……………………………………………… 23
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu…………………………………………. 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………… 24
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu………………………………………… 24
2.2.2 Các kỹ thuật nghiên cứu giải phẫu ………………………….
26
2.3 Các phương tiện, vật liệu phục vụ nghiên cứu…………… ……… 27
2.4. Xử lý số liệu……………………………………………………… 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ……………………………………………… 28
3.1 Động mạch thân tạng……………………………………………… 28
3.1.1 Nguyên ủy của động mạch thân tạng……………………………. 28
3.1.2 Các dạng phân nhánh của động mạch thân tạng……………… 33
3.1.3 Động mạch tỳ………………………………………………… 36
3.1.4 Động mạch vị trái……………………………………………… 38
3.1.5 Kích thước động mạch thân tạng………………………………. 38
3.2 Các động mạch cấp máu cho gan………………………………… 39
3.2.1 Động mach gan chung…………………………………………. 39
3.2.2 Động mạch gan riêng………………………………………… 41
3.2.3 Động mạch gan phải…………………………………………… 42
3.2.4 Động mạch gan trái…………………………………………… 44
3.2.5 Động mạch thùy vuông……………………………………… 45
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN…………………………………………… 46
4.1.1 Nguyên ủy của động mạch thân tạng…………………………… 46
4.1.2 Sự phân nhánh của động mạch thân tạng……………………….
47
4.1.3 Kích thước của động mạch thân tạng…………………………… 48
4.1.4. Động mạc tỳ………………………………………………… 49
4.2. Các động mạch gan…………………………………………… 50
4.2.1 Về các dạng động mạch cấp máu cho gan………………… 50
4.2.2 Vế kích thước các động mạch gan…………………………. 55
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐM: động mạch.
ĐMCB: động mạch chủ bụng.
ĐMGC: động mạch gan chung.
ĐMGP: động mạch gan phải.
ĐMGR: động mạch gan riêng.
ĐMGT: động mạch gan trái.
ĐMT: động mạch tỳ.
ĐMTT: động mạch thân tạng.
ĐM MTTT: động mạch mạc treo tràng trên.
ĐMVT: động mạch vị trái.
TM: tĩnh mạch
ĐẶT VẤN ĐỀ
Động mạch thân tạng ( coeliac trunk) là nhánh bên lớn nhất của động
mạch chủ bụng cấp máu cho hầu hết các tạng ở tầng trên mạc treo đại tràng
ngang, những tạng quan trọng của hệ tiêu hóa ( gan, phần lớn tụy, dạ dày )
và hệ tuần hoàn ( tỳ ). Các biến đổi giải phẫu của động mạch thân tạng rất đa
dạng và xuất hiện với tần số tương đối lớn. Sự lạc chỗ của nguyên ủy động
mạch thân tạng có thể dẫn tới một số bệnh lý liên quan của các tạng mà nó
nuôi dưỡng . . .Các động mạch cấp máu cho gan có thể từ động mạch thân
tạng nhưng cũng có thể đến từ các nguồn mạch khác (động mạch mạc treo
tràng trên, động mạch chủ bụng, động mạch vị trái…). Các biến đổi giải
phẫu về động mạch của gan ảnh hưởng lớn tới sự an toàn của cuộc phẫu
thuật về gan [33]. Khẩu kính động mạch có vai trò quan trọng đối với phẫu
thuật ghép gan. Động mạch có kích thước nhỏ thường dễ gây tắc mạch [13].
Với tầm quan trọng như vậy, sự hiểu biết về các biến đổi giải phẫu của động
mạch này và các kích thước của nó thực sự có ý nghĩa trong chẩn đoán và
điều trị một số bệnh lý có liên quan.
Trên thế giới các nghiên cứu về động mạch thân tạng đã được tiến
hành từ lâu. Bắt đầu từ Haller vào năm 1756, Rio Branco năm 1912, sau đó
các nghiên cứu được tiếp tục tiến hành, Tandle (1929); Orts – Llorca (1944);
Michels (1951); Nguyễn Hữu (1971); Fumagalli & Cavallotti (1983);
Latarjet & Ruiz-Liard (1989); Selma P và cộng sự (2007) nghiên cứu trên 89
xác phẫu tích đã cho kết quả là những mô tả chi tiết về sự biến đổi giải phẫu
và kích thước của động mạch thân tạng, kết quả của chúng bổ sung ngày
càng đầy đủ hơn cho các nghiên cứu trước [31].
Các nghiên cứu về động mạch gan cũng đã được tiến hành song song
với các nghiên cứu về động mạch thân tạng và được đẩy mạnh khi phẫu
thuật ghép gan ra đời.
Ở Việt Nam các nghiên cứu về động mạch thân tạng còn ít và chưa
đầy đủ. Lê Văn Cường khi nghiên cứu về các dạng và dị dạng của động
mạch ở người Việt Nam đã mô tả các biến đổi giải phẫu về nguyên ủy của
động mạch này [3], còn các đặc điểm giải phẫu khác như sự phân nhánh và
kích thước của nó vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu về
động mạch gan được quan tâm nhiều hơn, số lượng lớn và qui mô của các
nghiên cứu cũng lớn hơn. Tuy vậy các tác giả tập trung vào nhận định và
thống kê về hình thái là chính, còn về kích thước của các động mạch gan thì
còn ít nghiên cứu đề cập đến.
Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số
đặc điểm giải phẫu động mạch thân tạng và động mạch gan ở người Việt
Nam” với mục đích:
1. Mô tả các dạng nguyên ủy và phân nhánh của động mạch thân tạng và
động mạch gan ngoài gan.
2. Cung cấp các số liệu về kích thước của động mạch thân tạng, động
mạch gan ngoài gan.
1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giải phẫu động mạch thân tạng.
1.1.1 Nguyên ủy, đường đi: Động mạch thân tạng (coeliac trunk ) là một thân
động mạch ngắn, chiều dài khoảng 1,25 cm [1],[9], có nguyên ủy từ mặt trước
của động mạch chủ bụng, ngay dưới lỗ động mạch chủ của cơ hoành, ngang mức
đĩa gian đốt sống D12 và L1, đi gần như theo chiều ngang ra phía trước rồi chia
thành ba ngành cùng là động mạch vị trái (left gastric artery), động mạch gan
chung(common hepatic artery), và động mạch tỳ(splenic artery), đôi khi còn cho
ra một động mạch hoành dưới [9].
Hình1.1. Động mạch thân tạng , theo Gray 18 [21].
Đm thân tạng
Đm chủ bụng
2
- Động mạch thân tạng thường tách độc lập từ động mạch chủ bụng,
trường hợp hiếm gặp, nó tách ra từ thân chung với động mạch mạc treo tràng
trên [7],[9].
Hình1.2. Động mạch thân tạng tách từ thân chung với động mạch mạc
treo tràng trên, theo F. Netter.[26].
1.1.2 Liên quan: động mạch thân tạng được bao phủ bởi mạc nối nhỏ. Ở bên
phải liên quan với hạch tạng phải và thùy đuôi của gan, ở phía bên trái, với các
hạch tạng trái và đáy vị, phía dưới, nó liên quan với bờ trên của tuyến tụy và tĩnh
mạch tỳ.
- Vị trí tách của động mạch thân tạng thường ở ngay dưới dây chằng cung
giữa(median arcuate ligament) [18] của cơ hoành, do vậy dây chằng này có thể
chèn ép vào động mạch làm giảm lưu lượng máu qua động mạch, làm giảm cấp
máu cho một số tạng trong ổ bụng mà hậu quả là nó gây ra hội chứng chèn ép
động mạch thân tạng [31],[35].
Hình1.3. Động mạch thân tạng liên quan với dây chằng cung giữa của
cơ hoành, theo Gray 18[21].
Thân chung của ĐM thân
tạng và ĐM MTTT
TM
ch
ủ d
ư
ới
ĐM
ch
ủ bụng
Dây chằng cung
giữa của cơ
TM đơn
TM bán đơn
ĐM thân tạng
3
1.1.3 Sự phân nhánh của động mạch thân tạng.
Theo mô tả của các sách giáo khoa giải phẫu [1],[2],[5],[7],[20],[21], động
mạch thân tạng thường tách thành ba nhánh là động mạch vị trái, động mạch tỳ
và động mạch gan chung.
Động mạch vị trái (left gastric artery) là nhánh nhỏ nhất trong ba nhánh
của động mạch thân tạng, chạy chếch lên trên, sang trái đến phía sau tâm vị. Ở
đây nó tách ra các nhánh thực quản, động mạch này cho nhánh tiếp nối với các
động mạch thực quản củ
a động mạch chủ ngực, những nhánh khác cung cấp máu
cho một phần tâm vị, tiếp nối với các nhánh của động mạch tỳ. Sau đó nó chạy
từ trái sang phải, dọc theo bờ cong nhỏ của dạ dày đến môn vị, giữa hai lá của
mạc nối nhỏ, nó tách ra các nhánh cho các thành của dạ dày và tiếp nối với động
mạch vị phải.
Hình1.4. Phân nhánh của
động mạch thân tạng, theo F. Netter [26].
Động mạch tỳ (splenic artery ) là nhánh lớn nhất của động mạch thân tạng.
Nó đi theo chiều ngang về phía bên trái, phía sau dạ dày và túi mạc nối, dọc theo
ĐM tỳ
Đm vị trái
ĐM chủ bụng
ĐM gan chung
ĐM thân tạng
4
bờ trên của tuyến tụy, đi cùng tĩnh mạch tỳ, tĩnh mạch nằm dưới động mạch, nó
đi qua trước mặt của phần trên của trái thận, và, khi đến gần lách, chia thành các
nhánh, một số trong đó đi vào rốn tỳ giữa hai lớp dây chằng hoành tỳ để phân
phối cho các mô của lá lách, một số đi đến tuyến tụy, trong khi những nhánh
khác đi đến bờ cong lớn củ
a dạ dày giữa các lớp của dây chằng vị tỳ.
Các nhánh của nó là:
Các nhánh tụy.
Các động mạch vị ngắn.
Động mạch vị mạc nối trái.
Các nhánh tụy (cystic arterys) có nhiều nhánh nhỏ xuất phát từ động mạch
tỳ vì nó chạy phía sau bờ trên của tuyến tụy, cấp máu cho thân và đuôi tụy. Một
trong số đó, lớn hơn so với các nhánh còn lại, đôi khi được tách ra gần đuôi của
tuyế
n tụy, nó chạy từ trái sang phải ở gần mặt sau của tuyến này, sau ống tụy, và
được gọi là động mạch tụy lớn. Những nhánh tụy tiếp nối với các nhánh tụy của
động mạch vị tá tràng và động mạch mạc treo tràng trên.
Các động mạch vị ngắn (short gastric arteries) bao gồm 5-7 nhánh nhỏ,
tách ra gần chỗ tận hết của động mạch tỳ. Các động mạch này đi từ trái sang
phả
i, giữa các lớp của các dây chằng vị tỳ, và được phân phối đến bờ cong lớn
của dạ dày, tiếp nối với các nhánh của động mạch vị trái và động mạch vị mạc
nối trái.
Động mạch vị mạc nối trái (left gastroepiploic artery) là nhánh bên lớn
nhất của động mạch tỳ, chạy từ trái sang phải với khoảng cách bằng chiều rộng
của một ngón tay hoặc hơ
n từ từ cong lớn của dạ dày, giữa các lớp của mạc nối
lớn, và tiếp nối với động mạch vị mạc nối phải . Trên đường đi của mình nó phân
phối một số ngành cho thành dạ dày; nhánh khác xuống để cấp máu cho mạc nối
lớn và tiếp nối với các nhánh của động mạch đại tràng giữa.
5
Hình1.5. Phân nhánh của động mạch tỳ, theo Gray 18[21].
Sự phân nhánh của động mạch thân tạng theo các nghiên cứu giải phẫu có
nhiều biến đổi.
1.1.4. Lược sử nghiên cứu giải phẫu động mạch thân tạng.
Trên thế giới các nghiên cứu về động mạch thân tạng đã được tiến hành từ
lâu. Bắt đầu từ Haller vào năm 1756, Rio Branco năm 1912, sau đó các nghiên cứu
được tiếp tục tiến hành, Tandle (1929); Orts – Llorca (1944); Michels (1951);
Fumagalli & Cavallotti (1983); Latarjet & Ruiz-Liard (1989); Selma P và cộng sự
(2007)
Theo JPJ Vandamme và J. Bonte ( 1985 ) [34] nghiên cứu trên 156 tiêu
bản ăn mòn, phẫu tích và chụp mạch đã cho thấy những thay đổi về sự phân
Các nhánh tụy
Các ĐM
vị ngắn
ĐM thân tạng
ĐM tỳ
6
nhánh và kích thước động mạch thân tạng cũng như các nhánh của nó. Theo tác
giả ba nhánh chính của động mạch thân tạng là động mạch tỳ, động mạch gan
chung và động mạch vị trái. Trong đó động mạch tỳ và động mạch gan chung
thường tách ra đồng thời, còn nguyên uỷ của động mạch vị trái có thể trượt từ
động mạch chủ bụng đến chỗ nguyên uỷ của động mạch tỳ
và động mạch gan
chung.
Theo Selma P và cộng sự (2007) [30], động mạch thân tạng tách ra ba
nhánh tận như các sách giáo khoa mô tả là 82,02%. Trong số còn lại, 17,98% thì,
có 6,74% nó tách thêm một động mạch vị tá tràng từ chỗ chia đôi của động mạch
gan chung và động mạch tỳ. Động mạch thân tạng tách ra, ngoài ba nhánh trên,
một động mạch vị tá tràng trong 6,74%, một thân chung vị tá tràng đại tràng
trong 2,25%, một thân chung vị tỳ trong 1,12%, một thân chung của động mạch
gan chung và động mạch tỳ
trong 2,25%,
Nhánh tận đầu tiên của động mạch thân tạng là động mạch vị trái trong
67,90%, động mạch tỳ 2,47%, cả hai trong 7,41%, cả 3 động mạch trong 22,22%
, nhánh cuối cùng của động mạch thân tạng hay gặp nhất là động mạch gan
chung 19,12%, động mạch tỳ 5,88%, cả hai 48,53%, và cả ba trong 22,22 %.
Luís Augusto da Silveira và cộng sự ( 2009) [25] nghiên cứu trên 21 xác
ngâm formalin cho 6 cách phân nhánh của động mạch thân tạng như sau:
Loại 1: động mạch thân tạng tách ra ba nhánh là động mạch vị trái, động
t
ỳ và động mạch gan chung. Động mạch gan chung tách ra động mạch gan riêng,
động mạch vị phải và động mạch vị tá tràng.
Loại 2: Một động mạch đại tràng giữa tách ra từ động mạch thân tạng
cùng với động mạch vị trái, động tỳ và động mạch gan chung. Liên quan đến
biến đổi này, động mạch vị phải có nguồn gốc từ động mạch vị tá tràng.
7
Loại 3: Nguồn gốc của động mạch vị trái từ động mạch chủ bụng và động
mạch thân tạng chỉ tách ra động mạch gan chung và động mạch tỳ. Động mạch
dạ dày phải bắt nguồn từ động mạch vị tá tràng.
Loại 4: Động mạch gan phải bắt nguồn từ động mạch mạc treo tràng trên.
Hai động mạch gan trái đã được tìm thấy, cả hai
đều có nguyên ủy từ động mạch
gan chung. Động mạch túi mật có nguồn gốc từ động mạch vị tá tràng.
Loại 5: Hai thân động mạch riêng rẽ tách ra từ động mạch chủ bụng: một
thân chung của động mạch vị trái và động mạch tỳ, một thân chung giữa động
mạch gan chung và động mạch mạch treo tràng trên.
Loại 6: Động mạch gan phải bắt nguồn từ động mạch mạc treo tràng trên.
Động mạch gan chung vắng mặt.
Ở Việt Nam các nghiên cứu về động mạch thân tạng còn ít và chưa đầy
đủ.
Nguyễn Hữu và Ngô Thị Thanh Tâm ( 1971 ) nghiên cứu trên 400 xác phẫu
tích người Việt Nam đã mô tả chi tiết về các dạng phân nhánh và kích thước của
động mạch thân tạng và các nhánh của nó [27]. Theo tác giả động mạch thân tạng
tách ra từ ĐMCB hơi lệch sang bên trái đường giữa: 65%; ngang mức D12-L1:
60%. Động mạch thân tạng thường tách thành 3 nhánh tận là
động mạch vị trái,
động mạch tỳ và động mạch gan chung.
Theo Nguyễn Hữu ( 1971 ), sự phân nhánh không bình thường hay gặp ở
người Việt Nam:
- Tách thành 4 nhánh: 2-2,5%
+ tách đôi của động mạch gan chung trong 6 trường hợp.
+ tách đôi của thân vị tỳ 3 trường hợp.
8
- Gần hoàn chỉnh: 8,5-9%. Nhóm này bao gồm một hoặc 2 nhánh bất
thường đến từ:
+ động mạch vị trái và động mạch gan trái 18 trường hợp
+ động mạch mạc treo tràng trên và động mạch gan phải 17 trường hợp
+ động mạch chủ bụng 1 trường hợp.
- Động mạch thân tạng không hoàn chỉnh 3,5-4%.
+ thân gan tỳ 2 trường hợp.
+ thân gan vị 2 trường hợp.
+ thân vị tỳ 10 trường hợp.
-
Vắng mặt động mạch thân tạng 0,5%.
- Động mạch thân tạng tách từ thân chung với động mạch mạc treo tràng
trên 1,25%.
- Thân chung động mạch thân tạng- động mạch mạc treo tràng trên: 1,25%.
+ chính thức: 1 trường hợp.
+ Không hoàn chỉnh: 4 trường hợp: không có ĐM vị trái.
- Động mạch vị trái:
+ Thường tách từ động mạch thân tạng, dài 2-5 cm, kích thước trung
bình 3mm.
+ Hai trường hợp bất thường: 1 tách từ động mạch tỳ
, 1 tách từ động
mạch gan chung.
- Động mạch tỳ.
+ là một trong 3 nhánh của động mạch thân tạng, dài 8-11cm, đường
kính trung bình 5,5mm.
+ bất thường: 2 trường hợp từ động mạch chủ, 2 trường hợp từ động
mạch mạc treo tràng trên.
9
Lê Văn Cường ( 1991 ) khi nghiên cứu về các dạng và dị dạng động mạch
ở người Việt Nam trên xác phẫu tích đã mô tả sáu dạng nguyên ủy và cách phân
nhánh của động mạch thân tạng. Tuy nhiên ông chưa đưa ra được kích thước của
động mạch này.
Hình 1.6. Các dạng nguyên ủy và phân nhánh của động mạch thân tạng
theo Lê Văn Cường [3].
- Về kích thước động mạch thân tạng.
Trong các sách giáo khoa giải phẫu kích thước của động mạch thân tạng ít
được đề cập đến.
Trong các nghiên cứu gi
ải phẫu, kích thước của động mạch thân tạng do
các tác giả công bố cũng khác nhau.
Theo Rio Branco (1912)[31] chiều dài của ĐMTT là 10-25 mm, theo
Tandler(1929) là 1-2 cm, theo Orts – Llorca (1944) là 12 mm, theo Michels
(1951) là 8-40 mm, theo Fumagalli và Cavallotti (1983) là 10 mm; theo Latarjet
& Ruiz-Liard(1989) là 10-15 mm. Đường kính của động mạch thân tạng là 4-10
mm (Rio Branco), 3 đến 12mm (Michels, 1951), 10-12 mm (Pignataro, 1969), 7
mm (Fumagalli & Cavallotti), 6 mm (Latarjet & Ruiz-Liard).
10
Theo Selma P và cộng sự (2007) [31], đường kính của động mạch thân
tạng là 0,67 cm ở nam và 0,65 cm ở nữ, chiều dài động mạch thân tạng là 1,74
cm.
Theo Nguyễn Hữu động mạch thân tạng dài trung bình 15-20 mm; đường
kính trung bình: 6-7,5 mm.
1.2 Giải phẫu động mạch gan.
1.2.1 Nguyên ủy, đường đi, liên quan.
Động mạch gan chung (common hepatic artery) ở người lớn có kích thước
trung gian giữa động mạch vị trái và động mạch tỳ, ở thai nhi, nó là nhánh lớn
nhất trong ba nhánh của độ
ng mạch thân tạng [21], theo Trịnh Văn Minh động
mạch gan chung là nhánh lớn nhất của động mạch thân tạng [7]. Đầu tiên động
mạch chạy ra trước và sang phải, đến mép trên của phần trên tá tràng, tạo thành
ranh giới dưới của lỗ nếp vị tụy, tách thành động mạch gan riêng và động mạch
vị tá tràng.
1.2.2 Phân nhánh.
Các nhánh của động mạch gan chung là:
- Động mạch gan riêng.
- Động mạch vị phải.
- Động mạch vị tá tràng, động mạch này tách ra động mạch vị mạc nối
phải và động mạch tá tụy trên.
Động mạch gan riêng (hepatic artery proprer) đi tiếp theo hướng của động
mạch gan chung, giữa các lớp của mạc nối nhỏ, và ở phía trước của lỗ túi mạc
nối, đến rốn gan nó chia thành hai nhánh, phải và trái, cấp máu cho các thùy
tương ứng của gan, đi kèm với các nhánh của tĩnh mạch cửa và ống gan. Nhánh
cho thùy vuông được coi như ngành tận thứ ba, gọi là ngành giữa hay ngành
11
trung gian. Nhánh này có thể tách từ nhánh phải hoặc trái với tỷ lệ gần ngang
nhau, đôi khi nó tách ra ở đúng chỗ chia đôi của động mạch gan riêng [7]. Động
mạch gan riêng, trên đường đi của mình ở bờ phải mạc nối nhỏ, liên quan với
ống mật chủ và tĩnh mạch cửa, ống mật chủ nằm bên phải động mạch, tĩnh mạch
cửa nằm phía sau.
Động mạch gan ph
ải thường bắt chéo sau ống gan chung và tách ra động
mạch túi mật. Động mạch gan phải chia thành ba nhánh đi vào gan phải là động
mạch thùy đuôi, động mạch phân thùy trước và động mạch phân thùy sau. Động
mạch gan trái cấp máu cho gan bằng ba nhánh là động mạch thùy đuôi, động
mạch phân thùy giữa và động mạch phân thùy bên. Động mạch thùy vuông có
thể tách từ động mạch gan phải hoặc động mạch gan trái, có khi tách tại chỗ chia
đôi của động mạch gan chung [7].
Động mạch vị phải ( right gastric artery ) tách ra từ động mạch gan chung,
phía trên môn vị, đi xuống đến môn vị của dạ dày, đi từ phải sang trái dọc theo
bờ cong nhỏ, tách ra các nhánh cho dạ dày, và tiếp nối với nhánh của động mạch
vị trái.
Động mạch vị tá tràng ( gastroduodenal artery) là một nhánh ngắn nhưng
lớn, đi xuống dưới, giữa phần trên của tá tràng và cổ của tuyến tụy, và chia ở bờ
d
ưới của phần trên tá tràng thành hai nhánh, động mạch vị mạc nối phải ( right
gastroepiploic artery) và động mạch tá tụy trên (superior pancreaticoduodenal
artery ). Trước khi phân chia của nó sẽ cho ra hai hoặc ba nhánh nhỏ vào cuối
môn vị của dạ dày và tụy.
Động mạch vị mạc nối phải chạy từ phải sang trái dọc theo bờ cong lớn
của dạ dày, giữa các lớp của mạc nối lớn, tiếp nối với nhánh vị mạc nố
i trái của
động mạch tỳ. Ngoại trừ tại môn vị nơi nó được tiếp xúc với dạ dày, nó nằm
cách khoảng bằng bề rộng của một ngón tay từ bờ cong lớn dạ dày. Động mạch
12
này cho ra nhiều nhánh, một số trong đó đến cấp máu cho các thành của dạ dày,
trong khi những nhánh khác xuống để cấp máu cho mạc nối lớn và tiếp nối với
các nhánh của động mạch đại tràng giữa.
Động mạch tá tụy trên (superior pancreaticoduodenal artery) đi xuống
giữa các mép tiếp giáp của tá tràng và tuyến tụy. Nó cấp máu cho các cơ quan
đó, và tiếp nối với các nhánh tá tụy dưới của động mạch mạc treo tràng trên, và
với các nhánh t
ụy của động mạch tỳ.
Động mạch túi mật (cystic artery) thường là một nhánh của động mạch
gan phải, đi xuống dọc theo ống túi mật, và chia thành hai nhánh, một nhánh cho
mặt tự do của túi mật, một nhánh cho mặt tiếp xúc với gan của túi mật.
Hình 1.7. Phân nhánh của động mạch gan chung và gan
riêng, theo F. Netter [26].
ĐM thân t
ạ
n
g
ĐM thân tạn
g
ĐMvị tá t
r
àn
g
ĐM
g
an
p
hải
ĐM túi
m
ật
ĐM
g
an riên
g
13
Hình1.8. Phân nhánh của động mạch gan chung và gan riêng, theo
F. Netter [26].
1.2.3. Lược sử nghiên cứu giải phẫu động mạch gan.
Động mạch gan không những để nuôi dưỡng nhu mô gan mà còn nuôi
dưỡng đường mật. Cấp máu cho phần gan ghép bị ngưng trệ sau ghép là một
trong những nguyên nhân hay gặp gây rò mật, bục miệng nối mật do thiếu máu
nuôi dưỡng đường mật. Sự hiểu biết về biến đổi
động mạch gan có thể góp một
phần làm giảm những biến chứng này. Khẩu kính động mạch có vai trò quan
trọng khi làm miệng nối động mạch trong ghép gan. Động mạch có kích thước
nhỏ thường dễ gây tắc mạch [13].
Các nghiên cứu về các dạng phân nhánh của động mạch gan đã được
nhiều tác giả tiến hành, bắt đầu từ Haller vào năm 1756 (biến thể trục celiac),
Tidemann năm 1822 (nhiều dị thường), Adachi nă
m 1928 và phân tích cổ điển
ĐM vị trái
ĐM vị phải
ĐM thân tạng
ĐM gan chung
ĐM vị tá tràng
ĐM tá tụy trên
ĐM vị mạc
nối phải
14
của Flint (1923) và Michels (1955). Các nghiên cứu về động mạch gan càng
được đẩy mạnh khi phẫu thuật ghép gan ra đời [28].
S. Todo và cộng sự ( 1987 ) nghiên cứu trên 211 hồ sơ của những người
cho và nhận mảnh gan ghép thấy kết quả là:
- Một động mạch cấp máu cho gan trong 136 ( 64,5% ) trường hợp.
- Động mạch gan trái tách từ ĐM vị trái 27 ( 12,8% ) trường hợp.
- Động mạch gan phải tách từ ĐM MTTT 21 ( 9,9% ) trường hợp.
- Động mạch gan chung tách từ ĐM MTTT là động mạch duy nhất cấp máu cho
gan 11 ( 5% ) trường hợp.
- Cả động mạch gan phải và trái tách từ ĐM MTTT trong 1 trường hợp [32].
Hình1.12. Các dạng động mạch cấp máu cho gan theo S. Todo và cộng sự [32].
Hiatt J ( 1994 ) nghiên cứu trên 1000 hồ sơ của những người cho và ghép
gan mô tả những biến đổi giải phẫu về nguyên ủy, phân nhánh của động mạch
gan và xếp loại theo sáu nhóm như sau [10]:
15
- Nhóm I: mạch máu cung cấp cho gan là động mạch gan riêng xuất phát
từ động mạch gan chung, một nhánh của động mạch thân tạng chiếm
75,7 %.
Hình1.13. Nhóm I theo phân nhóm các động mạch cấp máu cho gan
của Hiatt J [10].
- Nhóm II: động mạch gan trái bắt nguồn từ động mạch vị trái, động
mạch gan phải bắt nguồn từ động mạch gan riêng bắt nguồn từ động
mạch thân tạng chiếm 9,7%.
Hình1.14. Nhóm II theo phân nhóm các động mạch cấp máu cho
gan của Hiatt J [10].
- Nhóm III: động mạch gan trái bắt nguồn từ động mạch thân tạng, động
mạch gan phải từ động mạch mạc treo tràng trên chiếm 10,6%.
16
Hình1.15. Nhóm III theo phân nhóm các động mạch cấp máu cho
gan của Hiatt J [10].
- Nhóm IV: động mạch gan trái bắt nguồn từ động mạch vị trái, động
mạch gan phải từ động mạch mạc treo tràng trên chiếm 2,3%.
Hình1.16. Nhóm IV theo phân nhóm các động mạch cấp máu
cho gan của Hiatt J [10].
- Nhóm V: động mạch cấp máu cho gan là động mạch mạc treo tràng
trên chiếm 1,5%.