Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

tình hình, đặc điểm lâm sàng và kết qủa điều trị viêm da dầu người lớn bằng uống itraconazol kết hợp bôi corticoid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.23 KB, 90 trang )


bộ giáo dục v đo tạo bộ y tế
trờng đại học y h nội




Hong Thị Ngọ




Tình hình, đặc điểm lâm sng v kết qủa điều trị
viêm da dầu ngời lớn bằng uống Itraconazole
kết hợp bôi corticoid



Chuyên ngành : Da Liễu
Mã số : 60.72.35

luận văn thạc sĩ y học



Ngời hớng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Văn Thờng





H nội - 2009

Lời cảm ơn

Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp, cho phép tôi bày tỏ lòng
biết ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học trờng ĐHY Hà nội
Ban lãnh đạo Viện Da Liễu Quốc Gia.
Bộ môn Da liễu trờng ĐHY Hà nội.
Đảng uỷ, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.
Đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
TS.Nguyễn Văn Thờng, trởng phòng kế hoạch tổng hợp, ngời thầy
đã trực tiếp hớng dẫn, luôn tận tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
học tập và hoàn thành luận văn.
GS.TS Phạm Văn Hiển, PGS.TS Trần Hậu Khang, PGS.TS Trần Lan
Anh, giảng viên bộ môn Da liễu, những ngời thầy luôn tận tình dạy dỗ, giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin đợc bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
Ban lãnh đạo cùng toàn thể các bác sỹ, y tá và nhân viên khoa khám
bệnh, khoa xét nghiệm Viện Da Liễu Quốc Gia đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong cuộc
sống, học tập và trong quá trình hoàn thành luận văn.
Cuối cùng là lòng biết ơn vô hạn tôi xin đợc gửi tới Cha Mẹ - Ngời
đã sinh thành, dỡng dục để tôi có đợc ngày hôm nay, ngời đã luôn là chỗ
dựa tinh thần khi tôi gặp khó khăn. Cảm ơn chồng và con tôi đã luôn động
viên khích lệ tôi, đã hy sinh quyền lợi và chịu thiệt thòi cho sự phấn đấu của

tôi. Cảm ơn những ngời thân yêu trong gia đình đã luôn động viên và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập.
Hà nội, ngày 1/10/2009
Học viên
Hoàng Thị Ngọ









Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong đề tài là trung thực và cha từng
đợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.






Hoàng Thị Ngọ

Mục lục


Đặt vấn đề 1
Chơng 1. Tổng quan tài liệu 3
1.1. Tuyến bã 3
1.2. Đại cơng về viêm da dầu 4
1.3 .Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh 5
1.4. Đặc điểm lâm sàng của viêm da dầu 8
1.4.1. Các hình thái lâm sàng của viêm da dầu 8
1.4.2. Đặc điểm lâm sàng của viêm da dầu ở ngời lớn 9
1.5. Chẩn đoán 10
1.5.1. Chẩn đoán xác định 10
1.5.2. Chẩn đoán phân biệt 11
1.6. Các quan điểm về điều trị 11
1.6.1. Itraconazol 12
1.6.2. Eumovat 15
Chơng 2. Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu 17
2.1. Đối tợng và vật liệu nghiên cứu 17
2.1.1. Đối tợng nghiên cứu 17
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 18
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 18
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 18
2.3. Phơng pháp nghiên cứu 18
2.3.1. Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng bệnh nhân viêm da dầu 19
2.3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị viêm da dầu bằng itraconazol kết hợp
dùng mỡ corticoid
20
2.4. Xử lý số liệu 22
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 23

2.6. Hạn chế trong nghiên cứu 23

Chơng 3. Kết quả nghiên cứu 24
3.1 Tình hình bệnh viêm da dầu ở ngời lớn 24
3.1.1 Tuổi 24
3.1.2 Giới tính 25
3.1.3 Phân bố nghề nghiệp 27
3.1.4 Malassezia với bệnh viêm da dầu 28
3.1.5. HIV với bệnh viêm da dầu 28
3.1.6. Demodex với bệnh viêm da dầu 29
3.1.7. Chức năng gan, thận và mỡ máu của bệnh nhân viêm da dầu 29
3.1.8 Phân bố theo địa d 30
3.1.9 Phân bố theo mùa 31
3.1.10 Thói quen dùng mỹ phẩm với bệnh viêm da dầu 31
3.1.11. Thói quen gội đầu 32
3.1.12. Yếu tố thần kinh 33
3.1.13. Tình trạng kinh nguyệt với bệnh viêm da dầu 34
3.1.14. Các bệnh phối hợp 35
3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm da dầu 36
3.2.1 Tính chất da của bệnh nhân viêm da dầu 36
3.2.2. Tổn thơng cơ bản và triệu chứng cơ năng 37
3.2.3. Mức độ tổn thơng 38
3.2.4. Tính chất tổn thơng 39
3.2.5. Ranh giới của tổn thơng 39
3.2.6. Vị trí của tổn thơng 40
3.3 Kết quả điều trị của bệnh viêm da dầu 41
3.3.1 Đặc điểm đối tợng của 2 nhóm 41
3.3.2 Kết quả điều trị của nhóm đối chứng 42
3.3.3 Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu 43
3.3.4 So sánh kết quả điều trị của 2 nhóm 45

Chơng 4.

Bàn luận 49
4.1 Tình hình, đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm da dầu 49
4.1.1 Tình hình bệnh nhân viêm da dầu 49
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm da dầu 55
4.2. Kết quả điều trị 57
4.2.1. Đặc điểm đối tợng của 2 nhóm 57
4.2.2. Kết quả điều trị 57
Kết luận 64
Kiến nghị 66
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


Ch÷ viÕt t¾t

BN : BÖnh nh©n
CKKN : Chu kú kinh nguyÖt
FDA : Food and Drug Administration
HIV/AIDS : Human Immunology Virus/ Acquired
Immunodeficienncy Syndrome
PUVA : Psoralene Ultra Violet A
VDD : Viªm da dÇu


danh mục bảng

Bảng 3.1: tuổi trung bình và khởi phát theo giới trong bệnh VDD 24
Bảng 3.2: Liên quan giữa tuổi và giới 26
Bảng 3.3: Phân bố nghề nghiệp 27
Bảng 3.4: Xét nghiệm Malassezia 28

Bảng 3.5: Xét nghiệm HIV 28
Bảng 3.6: Xét nghiệm Demodex. 29
Bảng 3.7: Phân bố bệnh viêm da dầu theo địa d 30
Bảng 3.8: Phân bố theo mùa 31
Bảng 3.9: Thói quen sử dụng mỹ phẩm 31
Bảng 3.10. Thói quen gội đầu 32
Bảng 3.11. Liên quan giữa thói quen gội đầu với mức độ bệnh 33
Bảng 3.12: Tác động của Stress đến bệnh viêm da dầu. 33
Bảng 3.13: Tình trạng kinh nguyệt 34
Bảng 3.14: Sự thay đổi bệnh theo chu kỳ kinh nguyệt 35
Bảng 3.15: Các bệnh da phối hợp 35
Bảng 3.16. Các bệnh khác phối hợp 36
Bảng 3.17: Tính chất da của BN 36
Bảng 3.18: Các triệu chứng của bệnh viêm da dầu 37
Bảng 3.19: Mức độ tổn thơng 38
Bảng 3.20: Tính chất tổn thơng 39
Bảng 3.21: Ranh giới của tổn thơng trong bệnh VDD 39
Bảng 3.22: Vị trí tổn thơng của bệnh viêm da dầu 40
Bảng 3.23: Đặc điểm đối tợng của 2 nhóm 41
Bảng 3.4: Kết quả điều trị bằng uống itraconazol đơn thuần sau mỗi 2 tuần. 42
Bảng 3.25: Kết quả điều trị viêm da dầu bằng uống itraconazol kết hợp bôi
Eumovat sau mỗi 2 tuần.
43
Bảng 3.26: So sánh kết quả sau 2 tuần điều trị của 2 nhóm 45
Bảng 3.27: So sánh kết quả sau 4 tuần điều trị của 2 nhóm 46
Bảng 3.28 : So sánh kết quả sau 6 tuần điều trị của 2 nhóm 48


danh mục biểu đồ


Biểu đồ 3.1. phân bố bệnh VDD theo nhóm tuổi 25
Biểu đồ 3.2: Phân bố về giới 25
Biểu đồ 3.3: Phân bố tỷ lệ mắc VDD theo nghề nghiệp 27
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ mắc VDD theo địa d 30
Biểu đồ 3.5. Thói quen sử dụng mỹ phẩm 32
Biểu đồ 3.6. Tác động của stress đến bệnh VDD 34
Biểu đồ 3.7. Tính chất da của bệnh nhân VDD 37
Biểu đồ 3.8 : Ranh giới của tổn thơng trong bệnh VDD 39
Biểu đồ 3.9: Kết quả điều trị bằng uống itraconazol đơn thuần sau mỗi 2 tuần 42
Biểu đồ 3.10: Kết quả điều trị viêm da dầu bằng uống itraconazol kết hợp bôi
Eumovat sau mỗi 2 tuần.
44
Biểu đồ 3.11. So sánh kết quả sau 2 tuần điều trị của 2 nhóm 45
Biểu đồ 3.12: kết quả điều trị sau 4 tuần 47
Biểu đồ 3.13: Kết quả điều trị sau 6 tuần 48


1
Đặt vấn đề

Viêm da dầu là bệnh da mạn tính thờng gặp với biểu hiện dát đỏ, vẩy
da bóng mỡ xuất hiện ở vùng da có nhiều tuyến bã hoạt động, bệnh có thể gặp
ở trẻ sơ sinh, tuổi dậy thì và hay gặp nhất ở độ tuổi từ 40-50, nam gặp nhiều
hơn nữ.Trên thế giới viêm da dầu chiếm 2-5% dân số, tập trung nhiều ở vùng
nhiệt đới, cận nhiệt đới [24].
Tác nhân gây bệnh viêm da dầu còn đang tiếp tục đợc nghiên cứu.
Nhiều nghiên cứu nói đến vai trò của nấm malassezia furfur. Ngoài nấm
Malassezia, nhiều yếu tố khác cũng đợc đề cập đến trong bệnh viêm da dầu
nh hormon, chế độ ăn có nhiều chất béo, rợu, bia, stress, sử dụng thuốc,
mỹ phẩm có chứa cồn gây khô da, và yếu tố di truyền cũng đợc đề cập.

Viêm da dầu nặng hơn và khó chữa hơn ở bệnh nhân Parkinson, tai biến
mạch máu não, hay ngời nhiễm HIV/AIDS [49], [56].
Bệnh diễn biến dai dẳng và có những đợt bùng phát, tuy không gây biến
chứng nguy hiểm, song do vị trí thơng tổn thờng ở mặt, ở đầu ảnh hởng tới
thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân, làm ảnh hởng sâu sắc tới chất lợng cuộc
sống và năng suất lao động. Chẩn đoán bệnh viêm da dầu trên lâm sàng không
khó nhng việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay ngời ta dùng nhiều phơng pháp để điều trị viêm da dầu nh: Sử
dụng corticoid tại chỗ, kháng nấm tại chỗ hoặc toàn thân, selenium sulfide, zinc
pyrithion, pimecrolimus, hắc ín, vitamin A acid, tuy nhiên cha có phơng pháp
nào điều trị triệt để bệnh. [8], [45], [49], [51], [52], [56], [58], [26].
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhiều khía cạnh khác nhau của
bệnh trên thế giới, về vai trò của nấm malassezia trong bệnh viêm da dầu và
thuốc kháng nấm trong điều trị bệnh.[13], [36], [63], [65].

2
Tuy đã có một số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên
quan đến sự phát sinh, phát triển bệnh viêm da dầu ở Việt Nam, những nghiên
cứu, nhận xét về điều trị bằng ketoconazol, corticoid bôi tại chỗ nhng chỉ cho
kết quả tạm thời [7]. Gần đây đã có công trình nghiên cứu điều trị viêm da dầu
bằng uống itraconazol của Avner Shemer MD và nhóm cộng sự ở Israel cho
kết quả tốt [10].
ở Việt Nam từ trớc tới nay cha có nghiên cứu nào về điều trị viêm da
dầu bằng itraconazole, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Tình hình, đặc điểm lâm sàng và kết qủa điều trị viêm da dầu ngời lớn
bằng uống itraconazol kết hợp bôi corticoid " nhằm đạt đợc mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình hình, đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan
bệnh viêm da dầu tại Viện Da liễu Quốc gia.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm da dầu ngời lớn bằng uống
itraconazol kết hợp bôi corticoid.














3
Chơng 1
tổng quan ti liệu
1.1. Tuyến bã
Tuyến bã là tuyến ngoại tiết nằm ở cạnh nang lông, thông với nang lông
bằng ống tiết. Đó là một chùm nang tuyến có nhiều thùy, mỗi thùy gồm nhiều
lớp tế bào. Trong cùng là những tế bào sản xuất ra chất mỡ. Chất mỡ đào thải
qua ống tuyến lên mặt da.
Có hai loại tuyến bã nang lông:
- Tuyến bã nang lông dài: nằm ở da đầu, râu, lông nách, lông mu. Tại
những nơi này tuyến bã nang lông không phát triển.
- Tuyến bã nang lông tơ: tuyến bã nang lông tơ nằm ở khắp nơi trên cơ
thể trừ lòng bàn tay bàn chân. Tuy tuyến bã nang lông tơ có kích thớc nhỏ
hơn tuyến bã nang lông dài nhng tế bào tuyến hoạt động mạnh hơn, bài tiết
chất bã nhiều hơn. ở mặt, tuyến bã phát triển gấp 5 lần ở những nơi khác. Số
lợng tuyến bã thay đổi khác nhau tùy vùng trên cơ thể, ở da đầu, mặt ngực
lng, tầng sinh môn có từ 400-900 cái/cm

2
da. Các vùng còn lại có khoảng
100 cái/cm
2
da [3]
Hoạt động của tuyến bã chịu tác động rất lớn của hormon nhất là
testosteron, ngoài ra còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác nh di truyền, kích
thích[2][6]. Tuyến bã hoạt động mạnh lúc mới sinh do androgen của mẹ
truyền qua rau thai hoạt hóa, sau đó gần nh bất hoạt ở trẻ từ 2-6 tuổi. Tuyến
bã hoạt động trở lại từ 7 tuổi, phát triển mạnh ở tuổi dậy thì, giảm tiết ở tuổi
60-70 đối với nam, tuổi 50 đối với nữ . Hoạt động của tuyến bã theo nhịp ngày
đêm: Tuyến bã hoạt động và bài tiết nhiều chất bã nhất là cuối giờ sáng và đầu
giờ chiều, giảm tiết chất bã nhất vào cuối giờ chiều và tối.

4
Chất bã đợc sản xuất chủ yếu từ tuyến bã và một phần thợng bì là
một hợp chất vô khuẩn, đợc tiết lên bề mặt da có tác dụng giữ độ ẩm và bảo
vệ da chống lại vi khuẩn, vi rút, nấm.
1.2. Đại cơng về viêm da dầu
Viêm da dầu là tình trạng viêm da mạn tính, thờng xuất hiện ở vùng da
giầu tuyến bã [32]. Bệnh đợc biểu hiện là các vảy da và các dát đỏ ranh giới
không rõ và hình thái lâm sàng phong phú. ở giai đoạn cấp tính bề mặt thơng
tổn có phủ vảy da ẩm mỏng bóng. Bệnh hầu nh luôn gặp ở da đầu và hay gặp
ở các vùng khác nh mặt, ngực và vùng kẽ. Viêm kết mạc mắt có thể xảy ra
độc lập hoặc kết hợp với tổn thơng ở da. Hiếm thấy nhng có thể gặp tổn
thơng có bờ ở bộ phận sinh dục ngoài của đàn ông. Triệu chứng cơ năng
ngứa, rát bỏng là hay gặp nhất. Ngoài ra, thờng gặp ở da đầu và ống tai
ngoài, bệnh gây khó chịu rất nhiều vì gầu tạo ra cảm giác nh là bẩn. [33].
Nhiều tác giả cho rằng VDD đợc cho là một bệnh da thờng gặp nhất
cho dù ít có công trình về dịch tễ bệnh đợc công bố. ở trẻ nhỏ thơng tổn

đặc trng ở da đầu, mặt, vùng quấn tã, chiếm nhiều khoảng 70% trẻ sơ sinh
trong 3 tháng đầu và mất đi khi trẻ đợc khoảng 1 tuổi. [25].
Viêm da dầu thờng gặp và nặng hơn ở ngời nhiễm HIV, đặc biệt ở
ngời có CD4<400TB/ml so với ngời không bị nhiễm [19]. Khi bị VDD thì
có thể là dấu hiệu của nhiễm HIV nhất là đã chuyển sang giai đoạn
AIDS.[39]. VDD thờng kết hợp với những bệnh cảnh khác nh Parkinson
Amyloid gia đình , viêm đa dây thần kinh. [14],[47],[22].
Các stress thần kinh có thể là một trong những yếu tố khởi phát hay làm
cho bệnh nặng lên. Bệnh nhân VDD thờng xuyên báo có cải thiện sau khi phơi
nắng [12].Tuy nhiên tỷ lệ VDD gia tăng ở các nhà leo núi, những ngời làm việc
lâu dài ở độ cao d
ới ánh nắng mặt trời [41]. Một dạng giống VDD ở mặt cũng

5
có thể xảy ra ở bệnh nhân vảy nến diều trị bằng PUVA, viêm da dạng này có thể
phòng tránh bằng đeo mặt nạ trong suốt quá trình chiếu tia [54].
Tình hình viêm da dầu ở trên thế giới và Việt Nam:
+ Theo Hyattsville [35] trong dân số hoa kỳ tỷ lệ VDD chung theo các
bác sỹ da liễu là 11,6%, và 2,8% (2,6% nam, 3% nữ) đợc phát hiện bằng
khám lâm sàng, tỷ lệ VDD thấp nhất ở trẻ em <12 tuổi (<1%) và cao nhất ở độ
tuổi 35-44 (4,1%)
+ Theo Rook [48] tỷ lệ viêm da dầu ở Mỹ chiếm 1-3% dân số và khoảng
3-5% ở ngời lớn trong đó mức độ nhẹ và gầu ở da đầu thờng gặp hơn. ở
những ngời HIV/AIDS viêm da dầu gặp với tỷ lệ cao, khoảng 85% [28].
+ Gặp ở mọi chủng tộc, bệnh gặp nhiều và nặng ở nam hơn ở nữ [49].
+ Bệnh thờng khởi phát ở tuổi dậy thì, hay gặp nhất 40-60 tuổi. ở trẻ
sơ sinh có thể viêm da dầu nhng bệnh thòng mất đi khi trẻ 6- 12 tháng tuổi
[13],[49].
+ Bệnh tăng về mùa đông và đầu xuân, giảm vào mùa hè [49]
ở Việt Nam theo Lê Anh Tuấn (2006) lứa tuổi bị bệnh nhiều nhất từ 20

- 49, thờng thấy ở những ngời da dầu, bệnh hay kèm theo bệnh trứng cá.
1.3 .Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh
Căn nguyên của VDD cha đợc hiểu hoàn toàn, mặc dù tên là VDD
nhng nó không hoàn toàn liên quan đến các tuyến bã hay liên quan đến sự
tiết quá nhiều chất bã [38]. Trớc đây viêm da dầu đợc coi là kết quả của
tăng tiết quá nhiều chất bã do vị trí thơng tổn của bệnh thờng tập trung ở
vùng da có nhiều tuyến bã nh da đầu, lông mày, mi mắt, ống tai ngoài, vùng
sau tai, rãnh mũi má, vùng trớc xơng ức, vùng liên bả Mặt khác do bệnh
thờng xuất hiện ở những giai đoạn các tuyến bã hoạt động mạnh nh giai

6
đoạn sau dậy thì, ít gặp ở ngời già và tuổi trớc dậy thì, trừ trẻ sơ sinh. Tuy
vậy theo W.Steven Pray thì lợng chất bã đợc tiết ra trong viêm da dầu
không nhiều hơn ở những ngời không bị viêm da dầu [63].
ở Việt Nam trớc đây viêm da dầu thờng đợc gọi là chàm da dầu,
chàm da mỡ Viêm da dầu thuộc nhóm chàm nội sinh mà theo các tác giả
Preya [44], Rook [48], Jawalka [50]: Phần lớn các loại chàm nội sinh có căn
nguyên cha rõ ràng. Viêm da dầu là một trong các hình thái của bệnh chàm
với các biểu hiện đỏ da, bong vẩy tiết nhờn. Bệnh thờng xuất hiện ở ngời
tăng tiết chất bã và ở những vị trí tuyến bã hoạt động mạnh nh da đầu, ống
tai ngoài, mặt vùng trớc xơng ức và bả vai thân mình, vị trí ít gặp hơn là
vùng nếp gấp nh nách, kẽ dới vú, rốn
nấm Malassezia ( trớc đây gọi là Pitirosporum ovale) [29],[64],[53],
chúng phụ thuộc mỡ, thờng có ở da đã đợc coi nh là căn nguyên gây bệnh
từ khi chúng có mặt tại vùng da bị bệnh và thuốc chống nấm rất có ý nghĩa
trong điều trị [18],[43]. Tuy nhiên sự thiếu mối tơng quan giữa số lợng bào
tử nấm và biểu hiện lâm sàng của các thể bệnh là cha giải thích đợc. Quá
trình lây nhiễm có thể là gián tiếp, ở ngời giảm mẫn cảm, từ sản phẩm
chuyển hóa của nấm đó là các acid béo tự do đợc giải phóng từ triglycerid
bã nhờn.

Năm 1874 Malassez mô tả và phân lập đợc nấm men từ vẩy da của
bệnh viêm da dầu [34], [36]
Năm 1904 Sabouraud đã tìm thấy Malassezia, ông coi loài nấm này nh
nguyên nhân của gầu và đặt tên mới là Pityrosporum malassez. Những năm
sau đó tên của loài nấm này có nhiều thay đổi nh Cryptococus,
Saccharomycis, Pityrosporum, Monilia, Dermatophyton [34].
Năm 1939 Benham đã phát hiện ra đặc tính ái mỡ của Malassezia và
chúng có khả năng chuyển hoá các chuỗi axit béo dài. Đặc tính ái mỡ quyết

7
định sự phân bố của Malassezia ở trên da ngời cũng nh vị trí tổn thơng của
bệnh viêm da dầu, theo W.Steven Pray [63]
Năm 1984 Malassezia chính thức đợc chấp nhận là tên của loại nấm
này [36].
Năm 1982 một báo cáo của FDA cho thấy nguyên nhân gây gầu da đầu
cha đợc rõ nhng ở viêm da dầu có sự bất thờng về vòng đời của tế bào
thợng bì, sự di chuyển nhanh của tế bào thợng bì ra các lớp ngoài làm cho
quá trình sừng hoá cha kịp hoàn thiện. Năm 1994 FDA lại đề cập nguyên
nhân này đồng thời cũng thông báo vai trò của nấm Malassezia trong bệnh
viêm da dầu [63].
Năm 1950 Martin Scott đã có ý kiến cần thận trọng khi nói sự kết hợp
giữa Malassezia và bệnh viêm da dầu vì có thể tìm thấy Malassezia ở cả da
bình thờng [34]. Tuy nhiên Zaidi Z cho thấy chỉ có 40% ngời bình thờng
tìm thấy Malassezia, trong khi tỷ lệ này ở bệnh nhân viêm da dầu là 82% [65].
yếu tố gen trong sinh bệnh học của VDD không có bằng chứng rõ ràng [38].
Bệnh viêm da dầu có thể gặp ở trẻ sơ sinh và thờng mất đi khi trẻ từ 6-
12 tháng tuổi [13], [49], [61], điều này gợi ý đến vai trò của hormon do mẹ
truyền sang con. Viêm da dầu giai đoạn này chính là sự đáp ứng của các tế
bào tuyến bã với sự kích thích hormon từ mẹ truyền sang. Điều này càng đợc
chứng tỏ khi bệnh thờng khởi phát ở tuổi dậy thì khi các tuyến bã hoạt động

mạnh do sự kích thích của hocmon androgen của ngời bệnh [1], [13].
ở nam giới sự bài tiết chất bã mạnh hơn và kéo dài hơn tới tuổi 50 và
60, nhng ở nữ giới sự bài tiết chất bã giảm đột ngột sau khi mãn kinh
[16],[60].
Thói quen gội đầu không thờng xuyên, sử dụng thuốc và mỹ phẩm có
chứa cồn gây khô da, thời tiết nóng ẩm hoặc lạnh khô có thể ảnh hởng tới sự

8
phát sinh bệnh. VDD cũng hay gặp ở những ngời béo bệu có chế độ ăn nhiều
chất béo, uống nhiều rợu bia[13].
Theo Betty Anne Johnson tỷ lệ viêm da dầu ở ngời nhiễm HIV/AIDS
là 85% [13]. Bệnh thờng nặng, dai dẳng và kém đáp ứng với các phơng
pháp điều trị ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
ở những bệnh nhân bị Parkinson, liệt dây thần kinh sọ não, mất cảm
giác rộng ở thân mình cũng hay bị viêm da dầu, trên các bệnh nhân này bệnh
có khuynh hớng lan rộng khó chữa. Các yếu tố stress, cơ thể suy nhợc cũng
là các yếu tố liên quan đến bệnh [8], [13], [56].
Một số bệnh da khác nh trứng cá, trứng cá đỏ, vẩy nến cũng thờng
hay phối hợp với bệnh viêm da dầu. Đặc biệt trong vẩy nến, tổn thơng trên da
đầu rất khó phân biệt đợc với viêm da dầu ở cả lâm sàng và mô bệnh học.
1.4. Đặc điểm lâm sàng của viêm da dầu
1.4.1. Các hình thái lâm sàng của viêm da dầu
- ở trẻ sơ sinh: Viêm da dầu có thể xuất hiện ở các vị trí :
+ ở đầu: Hình thái nh nôi úp.
+ ở thân mình: (Bao gồm cả tổn thơng nếp gấp và vùng quấn tã ).
+ Bệnh Leiner ( Leiner disease).
- ở ngời lớn:
+ ở đầu: Biểu hiện là gầu hoặc viêm da dầu.
+ ở mặt : ( Có thể là viêm bờ mi và viêm kết mạc).
+ ở thân mình viêm da dầu có thể ở các hình thái :

Hình thái cánh hoa ( Petaloide)
Hình thái bong vẩy phấn

9
Hình thái nếp gấp
Hình thái mảng chàm
Hình thái viêm nang lông
+ Hình thái lan toả ( Có thể gây đỏ da toàn thân ).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu về hình ảnh
lâm sàng viêm da dầu ở ngời lớn.
1.4.2. Đặc điểm lâm sàng của viêm da dầu ở ngời lớn
- ở đầu: Biểu hiện sớm nhất của viêm da dầu ở đầu là gầu, đó là các
mảnh vảy da nhỏ bong ra từ trên nền da đầu bình thờng. Nếu tiến triển lâu
xung quanh các nang lông ở da đầu thờng đỏ lên, bong vẩy, lan thành từng
mảng có ranh giới rõ, rải rác hoặc tập trung. Mảng tổn thơng có thể lan rộng
và tiến ra rìa chân tóc. Trờng hợp mạn tính có thể thấy rụng tóc, sau tai có
thể có vảy đỏ và tiết bã nhờn, có thể có vết nứt đóng vảy tiết.
- ở mặt :
+ Viêm da dầu thờng đặc trng bằng tổn thơng vùng lông mày,
điểm giữa trên gốc mũi và rãnh mũi má. Thơng tổn cơ bản là các dát đỏ
bong vẩy da ẩm, nhờn, bóng mỡ, ranh giới không rõ và thờng liên quan
đến thơng tổn trên đầu.
+ Viêm bờ mi cũng là loại tổn thơng thờng thấy, bờ mi đỏ lên và có
những vảy da trắng nhỏ, có thể thấy những vảy tiết vàng và các vết loét nhỏ,
khi khỏi tạo thành các sẹo, có thể phá huỷ nang lông ở bờ mi.
+ Hình thái viêm da dầu xuất hiện ở cằm thờng gặp ở nam giới ở giai
đoạn đầu khi mọc râu.
- ở thân mình : Có thể thấy các hình thái sau:

10

+ Hình thái cánh hoa ( Petaloide): Là hình thái thờng gặp nhất và
thờng xuất hiện ở vùng trớc xơng ức, vùng liên bả vai ở nam giới. Tổn
thơng bắt đầu bằng những sẩn nhỏ nang lông màu đỏ nâu, phía trên có vảy
tiết bã. Dần dần tổn thơng lan rộng ra và liên kết với nhau tạo thành đám,
tổn thơng có hình vòng cung trông giống nh cánh hoa với vảy da trắng ở
vùng trung tâm, các sẩn vảy đỏ thẫm với vảy tiết bã ở vùng ngoại vi.
+ Hình thái bong vảy phấn: Thờng ở thân mình, các chi ít gặp hơn.
Các dát đỏ trong hình thái bong vảy giống nh vảy phấn hồng Gibert.
+ ở các nếp gấp nh nách, bẹn, sinh dục, kẽ dới vú và rốn thì viêm da
dầu biểu hiện nh viêm kẽ, các dát đỏ ranh giới rõ và có vảy da tiết bã. Vùng
sinh dục của hai giới đều có thể bị tổn thơng.
- Đôi khi viêm da dầu có thể biến chứng đa đến đỏ da toàn thân ( Hình
thái lan toả).
- Mức độ và tiến triển của viêm da dầu có thể khác nhau, hầu hết là tiến
triển mạn tính và hay tái phát.
1.5. Chẩn đoán
1.5.1. Chẩn đoán xác định
Chủ yếu dựa vào lâm sàng:
Tổn thơng cơ bản là dát đỏ ranh giới không rõ, trên có vẩy da bóng mỡ
màu vàng.
Vị trí chủ yếu da đầu sau tai, ống tai ngoài, rãnh mũi má, bờ mi, vùng
trớc xơng ức và vùng liên bả. Một số vị trí ít gặp hơn nh nách, kẽ dới vú,
rốn, bẹn, kẽ liên mông.
Triệu chứng cơ năng: Ngứa, rát
- Đánh giá mức độ tổn thơng: Viêm da dầu đợc chia làm 3 mức độ sau:

11
+ Mức độ nhẹ:
Dát đỏ ít, chỉ ở 1 vị trí, khu trú và ranh giới rõ.
Vảy da ít.

Cơ năng: Ngứa, rất nhẹ hoặc không có.
+ Mức độ trung bình:
Dát đỏ và vảy da rõ, có thể có nhiều vị trí nhng khu trú và
có ranh giới rõ.
Cơ năng: Ngứa, rát rõ.
+ Mức độ nặng:
Dát đỏ nhiều vị trí, lan tỏa và ranh giới không rõ.
Vảy da rõ, bóng mỡ, màu vàng hoặc vàng sẫm.
Cơ năng: Ngứa và rát bỏng nhiều.
1.5.2. Chẩn đoán phân biệt
- ở da đầu, gáy: phân biệt với: vẩy nến, viêm da do chấy, lichen phẳng.
- ở mặt: phân biệt với: viêm bì cơ, luput ban đỏ, viêm da do ánh nắng,
viêm da do Demodex, trứng cá, trứng cá đỏ, viêm da tiếp xúc.
- ở thân mình: phân biệt với: Lang ben; dị ứng thuốc; đặc biệt các thuốc
methyldopa, chlopromazine, cimetidine;
- ở các nếp gấp: phân biệt với: nấm da, erythrasma, pemphigus lành
tính gia đình, candida.
1.6. Các quan điểm về điều trị
Nhiều tác giả trong và ngoài nớc dựa vào các thành tựu nghiên cứu
bệnh nguyên, bệnh sinh của viên da dầu đã sử dụng một hay nhiều loại thuốc

12
khác nhau để điều trị, tuy nhiên cho đến nay bệnh cha có một thuốc nào điều
trị thực sự đặc hiệu. Dựa vào quan niệm bệnh viêm da dầu do nấm Malassezia
gây ra, các tác giả trong và ngoài nớc đã dùng các thuốc chống nấm bôi tại
tổn thơng hoặc dùng đờng uống. Cùng là thuốc chống nấm nhng mỗi công
trình nghiên cứu lại có thể dùng một loại thuốc chống nấm khác nhau, và cũng
cho kết quả nghiên cứu khác nhau [7][16][27][55]. Do hoạt động của tuyến
bã, vai trò của hormon và hiện tợng viêm trong cơ chế bệnh sinh của bệnh
viêm da dầu mà nhiều nhà nghiên cứu trên lâm sàng đã dùng các loại thuốc

bôi hoặc uống có corticoid để điều trị bệnh [7][27][55][58]
Các thuốc đợc dùng trong hầu hết các trờng hợp VDD là thuốc chống
nấm, corticoid, muối lithium, chất ức chế calcineurin, selenium sulfide, Zinc
pyrithion. Các phơng pháp trên cho các kết quả khác nhau. [21], [23], [20],
[62], [17], [42].
Theo Lê Anh Tuấn (2006): Điều trị bằng cream ketoconazole 2% cho
kết quả tốt là 93,5%, điều trị bằng cream desonide 0,1% cho kết quả tốt là
86,6%, nhóm bôi phối hợp là 90%.
1.6.1. Itraconazol
Biệt dợc: Sporal.
itraconazol là một dẫn xuất của nhóm azole. Thuốc có tác dụng diệt nấm
do ngăn cản cytocrom-P450 dẫn đến ngăn cản sự chuyển lanosterol thành
ergosterol là một lipid chủ yếu có tác dụng làm vững chắc màng tế bào nấm. Sự
biến đổi này dẫn đến lanosterol, các acid béo no và các sản phẩm chuyển hóa
khác
bị tích tụ lại kéo theo dịch vào trong màng tế bào nấm làm vỡ tế bào.
* Sporal
ắ Dợc động học
Khả dụng sinh học khi uống của Sporal đạt tối đa khi viên nang Sporal
đợc uống ngay sau khi ăn no. Nồng độ đỉnh ở huyết tơng đạt đợc 3-4 giờ sau

13
khi uống. Thải trừ thuốc khỏi huyết tơng có hai pha với thời gian bán hủy sau
cùng là 1 đến 1,5 ngày. Khi sử dụng dài hạn, trạng thái hằng định đạt đợc sau 1-
2 tuần. Ba đến bốn giờ sau khi uống thuốc, nồng độ itraconazole trong huyết
tơng ở trạng thái hằng định là 0,4 mg/ml (với liều 100 mg một lần mỗi ngày),
1,1 mg/ml (với liều 200 mg một lần mỗi ngày) và 2,0 mg/ml (với liều 200 mg 2
lần mỗi ngày).
Sporal kết hợp với protein huyết tơng là 99,8%. Nồng độ itraconazole
trong máu toàn bộ bằng 60% nồng độ trong huyết tơng. Sự xâm nhập của

thuốc vào các tổ chức sừng, đặc biệt là da, cao gấp 4 lần nồng độ ở huyết
tơng, và sự thải trừ Sporal liên quan với việc tái sinh biểu bì. Sau khi ngừng
thuốc 7 ngày ngời ta không phát hiện đợc sự tồn tại của thuốc trong huyết
tơng, nhng ở da, sau từ 2-4 tuần vẫn thấy sự tồn tại của thuốc trong một liệu
trình điều trị 4 tuần. Nồng độ itraconazole đã đợc phát hiện ở sừng móng
ngay trong tuần điều trị đầu tiên và tồn tại kéo dài ít nhất là 6 tháng sau khi
kết thúc một liệu trình điều trị 3 tháng . Sporal cũng hiện diện ở chất bã nhờn
và với một mức độ ít hơn ở mồ hôi.
Sporal còn đợc phân bố rộng rãi ở các mô có xu hớng bị nhiễm nấm.
Nồng độ của thuốc ở phổi, thận, gan, xơng, dạ dày, lách và cơ bắp đợc phát
hiện là 2-3 lần cao hơn nồng độ huyết tơng tơng ứng. Nồng độ điều trị của
Sporal ở mô âm đạo đợc duy trì thêm 2 ngày nữa sau khi kết thúc liệu trình 3
ngày với liều 200 mg mỗi ngày và thêm 3 ngày nữa sau khi kết thúc liệu trình
điều trị 1 ngày với liều 200 mg, 2 lần/ngày.
Sporal đợc chuyển hóa mạnh mẽ ở gan thành nhiều chất trung gian. Một
trong những chất chuyển hóa này là hydroxy-itraconazole và có hoạt tính kháng
nấm tơng đơng với itraconazole trên vitro. Nồng độ thuốc kháng nấm đợc đo
lờng bằng các thử nghiệm sinh học gấp 3 lần nồng độ itraconazole đợc đo
bằng phơng pháp sắc ký lỏng kỹ thuật cao. Sự bài xuất thuốc ở dạng ch
a

14
chuyển hóa thay đổi từ 3-18% so với liều dùng. Thuốc ở dạng cha chuyển hóa
đào thải qua thận ít hơn 0,03% liều dùng. Khoảng 35% của liều uống đợc thải
trừ dới dạng các chất chuyển hóa trong nớc tiểu trong vòng một tuần.
ắ Chỉ định
Sporal đợc chỉ định cho điều trị các trờng hợp sau :
- Phụ khoa : Candida âm đạo - âm hộ.
- Ngoài da, nhãn khoa :
- Lang ben, nhiễm nấm ngoài da, viêm giác mạc mắt do nấm và nhiễm

Candida ở miệng, viêm da dầu, trứng cá bọc.
- Nấm móng do dermatophyte và/hoặc nấm men.
- Nấm nội tạng: nhiễm nấm nội tạng do nấm Aspergillus và Candida,
nhiễm nấm Cryptococcus (kể cả viêm màng não do Cryptococcus), nhiễm nấm
Histoplasma, Sporothrix, Paracoccidioides, Blastomyces và các nhiễm nấm nội
tạng hoặc nhiễm nấm vùng nhiệt đới hiếm gặp khác.
ắ Chống chỉ định:
- Không dùng Sporal ở những bệnh nhân quá mẫn với thuốc hoặc các
thành phần của thuốc.
- Sporal chống chỉ định cho phụ nữ có thai trừ khi nhiễm nấm đe doạ tính
mạng, và lợi ích điều trị lớn hơn so với nguy cơ tiềm tàng đối với thai nhi. Nên
thận trọng ngừa thai đầy đủ suốt thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ đang dùng Sporal.
- Những thuốc sau chống chỉ định dùng chung với Sporal : terfenadine,
astemizole, cisapride, quinidine, pimozide, các thuốc ức chế HMG-CoA
reductase đợc chuyển hóa bởi CYP3A4 nh là simvastatin và lovastatin, các
thuốc triazolame và midazolame uống.


15
ắ Lúc có thai và lúc nuôi con bú
Khi dùng liều cao itraconazole trên chuột nhắt có thai ( 40 mg/kg/ngày)
và chuột lớn có thai ( 80 mg/kg/ngày), thấy tăng tai biến bất thờng trên thai và
gây ra tác dụng ngoại ý trên phôi. Hiện cha có các nghiên cứu về việc sử dụng
Sporal trên phụ nữ có thai. Vì vậy, ở những phụ nữ có thai chỉ nên dùng Sporal
trong các trờng hợp nhiễm nấm nội tạng đe dọa tính mạng và khi ở các trờng
hợp này lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ có hại cho bào thai.
Chỉ một lợng rất nhỏ itraconazole đợc tiết ra trong sữa mẹ. Vì vậy, nên
cân nhắc lợi ích điều trị bằng Sporal với nguy cơ tiềm tàng ở phụ nữ đang cho
con bú. Trong tròng hợp nghi ngờ, bệnh nhân không đợc cho con bú.
ắ Tác dụng không mong muốn

Các tác dụng không mong muốn nhiều nhất có liên quan đến đờng tiêu
hóa nh ăn không tiêu, buồn nôn, đau bụng và táo bón. Ngoài ra còn gặp các tác
dụng không mong muốn khác nh nhức đầu, tăng men gan có phục hồi, rối loạn
kinh nguyệt, choáng váng và phản ứng dị ứng (nh ngứa, ban, mề đay, phù
mạch). Cũng có báo cáo các trờng hợp riêng lẻ của bệnh lý thần kinh ngoại biên
và hội chứng Stevens-Jonhson.
Đặc biệt ở bệnh nhân dùng thuốc điều trị dài hạn ( ít nhất 1 tháng), ngời
ta nhận thấy một vài trờng hợp có giảm kali huyết, phù, viêm gan và rụng tóc.
1.6.2. Eumovat
Thành phần:
Eumovat cream chứa 0,05% clobetasone butyrate, có màu trắng. Kem có thể hòa
với nớc làm mềm da và dịu da.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 tube 5 gam kem bôi ngoài da.
clobetasone butyrate là một corticosteroid có hoạt tính, tác dụng tại chỗ.
Eumovat ít tác động lên chức năng trục hạ đồi - tuyến yên - thợng thận.

16
Những nghiên cứu trên súc vật cho ta biết rằng Eumovat và hydrocotisone ít làm
mỏng biểu bì hơn so với các steroid khác.
Chỉ định:
- Eumovat thích hợp cho điều trị chàm và viêm da bao gồm:
- Chàm dị ứng.
- Viêm da do tiếp xúc ánh sáng.
- Viêm tai ngoài.
- Viêm da do kích thích và dị ứng tiên phát.
- Sẩn ngứa nổi cục.
- Viêm da tiết bã nhờn.
- Các phản ứng do côn trùng đốt.
- Eumovat có thể dùng điều trị duy trì xen kẽ với các đợt điều trị bằng các
steroid tại chỗ mạnh hơn.

Liều lợng và cách dùng:
Bôi Eumovat lên vùng da bị bệnh cho tới 4 lần mỗi ngày cho đến khi có cải thiện.
Sau đó số lần bôi có thể giảm xuống.
Chống chỉ định:
- Nhiễm vi rus tiên phát (herpes simplex, thủy đậu)
- Quá mẫn với chế phẩm.
- Các tổn thơng da do nhiễm trùng tiên phát bởi nhiễm nấm hoặc vi khuẩn.
Tác dụng phụ:
- Khi dùng Eumovat trên một diện tích da rộng, một số bệnh nhân có thể hấp
thu lợng steroid đủ để gây ức chế tuyến thợng thận thoáng qua mặc dù
clobetasone butyrate có tác dụng toàn thân thấp.
- Teo da tại chỗ có thể xảy ra trong trờng hợp độ ẩm làm tăng hấp thu
clobetasone butyrate, nhng chỉ gặp khi dùng thuốc kéo dài.
- Có một số báo cáo về hiện tợng thay đổi sắc tố và rậm lông khi dùng steroid
tại chỗ

×