1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
HỒ THỊ HÀ
TÌM HIỂU MỐI LIÊN QUAN GIỮ MẬT ĐỘ VÀ
ĐỘ DI ĐỘNG CỦA TINH TRÙNG VỚI TỶ LỆ CÓ THAI
CỦA KỸ THUẬT BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG
TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ
HÀ NỘI - 2011
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
HỒ THỊ HÀ
TÌM HIỂU MỐI LIÊN QUAN GIỮ MẬT ĐỘ VÀ
ĐỘ DI ĐỘNG CỦA TINH TRÙNG VỚI TỶ LỆ CÓ THAI
CỦA KỸ THUẬT BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG
TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
Chuyên nghành : Mô học – Phôi thai học
Mã số : 60.72.01
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ BÌNH
HÀ NỘI - 2011
3
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn hành luận văn, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Bình, chủ
nhiệm Bộ môn Mô - Phôi trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã tận tâm
hướng dẫn cho tôi trong học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nộ
i, Khoa Hỗ trợ
sinh sản và phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tạo điều
kiện cho tôi có được những tài liệu trong học tập và viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học
Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Để có được kế
t quả học tập và nghiên cứu như hôm nay, tôi xin trân
trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo cùng các anh chị trong Bộ môn Mô –
Phôi trường Đại học Y Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng
nghiệp và đặc biệt là gia đình tôi đã luôn động viên, tạo mọi điều kiệ
n để tôi
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Hồ Thị Hà
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác, nếu sai tôi hoàn hoàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Hồ Thị Hà
5
CHỮ VIẾT TẮT
CTC : Cổ tử cung
AID : Artificial insemination of donor semen
AIH : Artificial insemination of husband semen
ICSI : Intracytoplasmic sperm injection
IUI : Intrauterine insemination
IVF : In vitro fertilization
ROS : Reactive Oxygen Speicies
WHO : World health organization
6
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1:
TỔNG QUAN 13
1.1. Tình hình vô sinh trên thế giới và Việt Nam 13
1.1.1. Định nghĩa vô sinh. 13
1.1.2. Tình hình vô sinh 13
1.2. Sự thụ thai. 14
1.2.1. Tinh trùng và tinh dịch 15
1.2.2. Noãn. 21
1.2.3. Sự thụ tinh. 22
1.2.4. Sự thụ tinh và làm tổ. 23
1.2.5. Các điều kiện để thụ tinh có thể xảy ra và trứng sau thụ tinh có thể
làm tổ.
24
1.3. Lọc rửa tinh trùng. 24
1.3.1. Lợi ích của việc lọc rửa tinh trùng. 24
1.3.2. Các phương pháp lọc rửa tinh trùng 25
1.4. Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung 30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 34
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu. 34
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 35
2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu 35
2.2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 35
2.3. Kỹ thuật và chỉ tiêu nghiên cứu. 35
2.3.1. Kỹ thuật nghiên cứu. 35
2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu 40
7
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. 40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 41
3.1.1. Tuổi của bệnh nhân. 41
3.1.2. Nguồn tinh trùng. 42
3.1.3. Thời gian vô sinh 42
3.1.4. Phân loại vô sinh. 43
3.2. Các chỉ số xét nghiệm tinh dịch đồ 44
3.2.1. Các chỉ số xét nghiệm tinh dịch trước lọc rửa. 44
3.2.2. Các chỉ số xét nghiệm tinh dịch sau lọc rửa 46
3.2.3. So sánh chất lượng tinh trùng trước và sau lọc rửa 47
3.3. Tỷ lệ có thai bằng phương pháp bơm tinh trùng đã lọc rửa vào
buồng tử cung
49
3.4. Mối liên quan giữa một số yếu tố và tỷ lệ có thai. 49
3.4.1. Mối liên quan giữa tuổi của bệnh nhân và tỷ lệ có thai sau IUI. 49
3.4.2. Mối liên quan giữa loại vô sinh và tỷ lệ có thai 50
3.4.3. Mối liên quan giữa số năm vô sinh và tỷ lệ có thai sau IUI. 50
3.4.4. Liên quan giữa mật độ và độ di động của tinh trùng trước lọc rửa
với tỷ lệ có thai.
51
3.4.5. Liên quan giữa mật độ và độ di động của tinh trùng sau lọc rửa với
tỷ lệ có thai.
55
Chương 4: BÀN LUẬN 60
4.1. Về một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. 60
4.2. Về mật độ và độ di động của tinh trùng trước và sau lọc rửa 62
4.2.1. Tinh trùng trước lọc rửa. 62
4.2.2. So sánh mật độ và tỷ lệ di động của tinh trùng trước và sau lọc rửa 63
4.3. Về tỷ lệ có thai của IUI 65
4.4. Về liên quan giữa tỷ lệ có thai với một số yếu tố 67
4.4.1. Về mối liên quan giữa tuổi của người vợ và tỷ lệ có thai 67
8
4.4.2. Về liên quan giữa tỷ lệ có thai và loại vô sinh 68
4.4.3. Về liên quan giữa tỷ lệ có thai và thời gian vô sinh 68
4.4.4. Về Liên quan giữa các chỉ số của tinh dịch trước lọc rửa và tỷ lệ có
thai.
68
4.4.5. Liên quan giữa các chỉ số tinh trùng sau lọc rửa và tỷ lệ có thai 71
KẾT LUẬN 73
KIẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
9
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Độ di động của tinh trùng 44
Bảng 3.2. Tỷ lệ tinh trùng di động trước lọc rửa. 45
Bảng 3.3. Tổng số tinh trùng di động sau lọc rửa 46
Bảng 3.4. Mật độ tinh trùng trước và sau lọc rửa. 47
Bảng 3.5. Kết quả tinh trùng trước và sau lọc rửa. 48
Bảng 3.6. Liên quan giữa tuổi của bệnh nhân và tỷ lệ có thai 49
Bảng 3.7: Liên quan giữa loại vô sinh và tỷ lệ có thai 50
Bảng 3.8: Liên giữa số năm vô sinh và tỷ lệ có thai 50
Bảng 3.9. Liên quan giữa mật độ tinh trùng trước lọc rửa và tỷ lệ có thai 51
Bảng 3.10. Liên quan giữa tỷ lệ tinh trùng di động trước lọc rửa và tỷ lệ có thai. 52
Bảng 3.11. Liên quan giữa tỷ lệ tinh trùng di động nhanh trước lọc rửa và tỷ
lệ có thai
54
Bảng 3.12. Liên quan giữa mật độ tinh trùng sau lọc rửa và tỷ lệ có thai. 55
Bảng 3.13. Liên quan giữa tỷ lệ tinh trùng di động sau lọc rửa và tỷ lệ có thai
Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.14. Liên quan giữa số lượng tinh trùng di động sau lọc rửa và tỷ lệ có
thai.
58
Bảng 4.1. Tỷ lệ có thai của IUI ở một số nghiên cứu 66
10
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tuổi của bệnh nhân 41
Biểu đồ 3.2. Nguồn tinh trùng 42
Biểu đồ 3.3. Thời gian vô sinh 43
Biểu đồ 3.4. Phân loại vô sinh. 44
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tinh trùng di động sau lọc rửa. 46
Biểu đồ 3.6. Mật độ tinh trùng trước và sau lọc rửa. 48
11
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh sản để bảo tồn nòi giống là điều kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng
cho muôn loài trên hành tinh. Con người cũng không nằm ngoài qui luật đó.
Sinh con là một nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả của mọi người. Tuy nhiên,
không phải ai cũng có thể sinh con dễ dàng. Vì vậy, vô sinh rất được quan
tâm trong các chương trình sức khỏe sinh sản và điều trị cho các cặp vợ chồng
vô sinh mang tính nhân đạo và khoa học sâu sắc.
Vô sinh là một cặp vợ ch
ồng sau một năm chung sống không sử dụng
biện pháp tránh thai nào mà không có thai [
2]. Tỷ lệ vô sinh khác nhau ở mỗi
nước, từ 10-18%. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra dân số quốc gia năm
1982, vô sinh chiếm tỷ lệ 13% [
13]. Về nguyên nhân vô sinh, theo WHO,
(1985): 20% không rõ nguyên nhân, 40% do chồng, 40% do vợ [
13]. Vì vậy,
khám vô sinh phải được tiến hành ở cả nam và nữ. Khám và điều trị vô sinh là
một nhu cầu cấp thiết ở các cặp vợ chồng vô sinh để đảm bảo hạnh phúc gia
đình.
Hiện nay, có nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đang được áp dụng như
bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intrauterine insemination - IUI), thụ tinh
trong ống nghiệm (In vitro fertilization - IVF), bơm tinh trùng vào bào tương
noãn (Intracytoplasmic sperm injection - ICSI) và sự lựa chọn phương pháp
nào là tùy thu
ộc vào nguyên nhân vô sinh.
Trước đây, thụ tinh nhân tạo được thực hiện bằng cách bơm tinh dịch
tươi vào buồng tử cung. Sự ra đời của kỹ thuật lọc rửa tinh trùng những năm
70-80 đã làm tăng hiệu quả của thụ tinh nhân tạo, đặc biệt là những ưu điểm
về kỹ thuật và mức độ an toàn của nó so với bơm tinh dịch tươi.
Đã có các nghiên cứu trên thế
giới về IUI. Theo Allen và cộng sự
(1975), tỷ lệ có thai cộng dồn của IUI là 52-70% khi tinh dịch đồ bình thường
12
và nguyên nhân vô sinh chỉ do chất nhầy cổ tử cung [
30]. Một nghiên cứu
khác của Swanson và cộng sự đã chỉ ra: thông số di động của tinh trùng trước
và sau lọc rửa bằng phương pháp Percoll đã thay đổi có ý nghĩa thống kê và
liên quan với tỷ lệ có thai trong IUI [
57].
Với sự phát triển của khoa học, nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã ra đời
nhưng sự lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào từng trường hợp. IUI
là một kỹ thuật tương đối đơn giản và ít nguy hiểm , hiệu quả tương đối
cao nếu thực hiện đúng chỉ định và đúng kỹ thuật. Trong kỹ thuật IUI thì
lọc rửa tinh trùng để
có mẫu tinh trùng tốt đóng vai trò quan trọng đối với
tỷ lệ có thai và chất lượng tinh trùng sau lọc rửa giúp các bác sỹ tiên
lượng được khả năng có thai.
Để góp phần ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân và điều trị
vô sinh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu mối liên quan giữa
mật độ và độ di động của tinh trùng với tỷ lệ có thai của kỹ thuật bơm
tinh trùng vào buồng tử cung t
ại bệnh viện Phụ sản Hà Nội”. Mục tiêu của
đề tài là:
1. Đánh giá chất lượng tinh trùng trước và sau lọc rửa.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa mật độ và độ di động của tinh trùng với tỷ
lệ có thai trong kỹ thuật IUI.
13
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình vô sinh trên thế giới và Việt Nam.
1.1.1. Định nghĩa vô sinh.
Theo Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization – WHO), vô
sinh là tình trạng không có thai sau một năm chung sống vợ chồng mà không
dùng biện pháp tránh thai nào đồng thời tần suất giao hợp ít nhất 2 lần một
tuần [
2;13;26].
Những trường hợp mà nguyên nhân vô sinh tương đối rõ: vợ vô kinh,
chồng liệt dương, không có tinh trùng trong tinh dịch… thì việc tính thời gian
không còn được đặt và được chẩn đoán vô sinh ngay, cần khám và điều trị sớm.
Vô sinh nguyên phát là chưa có thai lần nào, vô sinh thứ phát là trong
tiền sử đã từng có thai ít nhất một lần. Vô sinh nam là vô sinh có nguyên nhân
hoàn toàn do người chồng. Vô sinh nữ là khi nguyên nhân hoàn toàn do người
vợ. Vô sinh không rõ nguyên nhân là các trường hợp khám và làm các xét
nghiệm thăm dò không phát hiện được nguyên nhân gây vô sinh.
1.1.2. Tình hình vô sinh.
Tỷ lệ vô sinh thay
đổi tùy từng nước, từ 10-18% [13;26]. Theo WHO
(1985): 20% vô sinh là không rõ nguyên nhân, 80% có nguyên nhân trong đó
40% vô sinh nam, 40% vô sinh nữ và 20% là do cả hai. Theo FIGO (1990),
vô sinh nguyên phát chiếm tỷ lệ khoảng 3%, tuy nhiên các yếu tố gây vô sinh
thứ phát có thể làm tỷ lệ này lên tới 30%. Theo Thonneau và cộng sự (1991),
tỉ lệ các cặp vợ chồng vô sinh ở 3 vùng của Pháp là 13,5 – 18,4% [
59]. Các
tác giả khác Schill (1970), Lipshultz (1983), Swerdloff (1985) cho rằng trên
thế giới có khoảng 15% các cuộc hôn nhân vẫn chưa có con [trích dẫn theo
39]. Khi phân loại vô sinh theo tiên lượng điều trị, Spira (1986) [56] và
14
Jansen (1993) [
43] ước tính từ 3 – 5% các cặp hoàn toàn không có khả năng
sinh sản. Gabort Kovacs (1997) đã ước tính trên toàn thế giới sẽ có khoảng 50
– 80 triệu cặp vợ chồng đang cần sự giúp đỡ của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
[
38]. Một nghiên cứu năm 2000 của Larsen tiến hành ở 10 trong số 28 quốc
gia ở châu Phi cho thấy tỷ lệ vô sinh nguyên phát khoảng hơn 3% trong các
cặp ở độ tuổi sinh đẻ còn tỷ lệ vô sinh thứ phát lại cao hơn nhiều [
46]. Theo
Irvine, tần suất vô sinh nam được báo cáo bởi nhiều nghiên cứu lớn thay đổi
từ dưới 20 đến 60% [
42].
Ở Việt Nam, điều tra dân số quốc gia năm 1982, vô sinh chiếm 13%.
Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Liêu và cộng sự tại Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ
sơ sinh trong các năm 1993-1997 ở 1000 trường hợp vô sinh có đầy đủ các
xét nghiệm thăm dò về độ thông của đường sinh dục nữ, về phóng noãn và
tinh trùng cho thấy tỷ lệ vô sinh nữ chiếm 55,4%, vô sinh nam 35,6% và vô
sinh không rõ nguyên nhân là 10% [
14]. Theo Đinh Văn Thắng, 1971: vô sinh
do nam là 30-40%, do nữ > 40% và không rõ nguyên nhân là 20% [
27]. Theo
nghiên cứu của Nguyễn Thành Như và cộng sự (2001) tại bệnh viện Bình
Dân, vô sinh do nam đơn thuần là 30%, do cả vợ chồng là 20% [
17]. Theo số
liệu năm 1996, tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, trong số 11.481 cặp vợ chồng
đến khám và điều trị vô sinh, có 33,4% trường hợp vợ bị tắc vòi trứng, 22,6%
trường hợp chồng có tinh trùng yếu hoặc ít, 3,8% vô sinh không rõ nguyên
nhân, không đáp ứng với các phương pháp điều trị hiện đại [ trích dẫn từ
23].
1.2. Sự thụ thai.
Sự thụ thai bao gồm hai quá trình: Sự thụ tinh và sự làm tổ của trứng.
Sự thụ tinh: Là sự kết hợp của giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái
(noãn) để tạo thành một tế bào mới là hợp tử. Tinh trùng và noãn trải qua quá
trình biến đổi phức tạp để tạo thành tinh trùng trưởng thành và noãn chín có
khả năng thụ tinh. Sự thụ tinh xảy ra ở 1/3 ngoài của vòi tử cung.
15
Sự làm tổ của trứng: sau khi thụ tinh, hợp tử di chuyển xuống và làm tổ ở
buồng tử cung, phát triển thành thai và phần phụ của thai.
1.2.1. Tinh trùng và tinh dịch.
1.2.1.1. Sự hình thành tinh trùng.
Sự sinh tinh trùng là quá trình biến đổi tinh nguyên bào thành tinh
trùng; quá trình này bắt đầu từ tuổi dậy thì và liên tục cho tới cuối đời người.
Những tế bào dòng tinh là những tế bào có khả năng sinh sản, biệt hóa
và tiến triển để cuối cùng tạo ra tinh trùng. Từ
đầu đến cuối dòng tinh bao
gồm: tinh nguyên bào, tinh bào 1, tinh bào 2, tiền tinh trùng và tinh trùng.
Quá trình sinh tinh được chia thành: thời kỳ tạo tinh bào, thời kỳ phân bào
giảm nhiễm và thời kỳ tạo thành tinh trùng.
16
Sau khi rời khỏi ống sinh tinh, tinh trùng được dự trữ ở mào tinh và khi
phóng tinh, tinh trùng hòa lẫn với dịch của các tuyến phụ thuộc đường dẫn
tinh hình thành nên tinh dịch. Khoảng 60% thể tích tinh dịch do túi tinh cung
cấp,
30% từ dịch tuyến tiền liệt, tinh trùng chiếm 10% thể tích. Dịch của túi
Tinh nguyên bào
Tinh bào 1
Tiền tinh trùng
Lần thứ
nhất
Lần thứ
hai
Tinh trùng
Tinh bào 2
(Ad)
(Ap)
(Ad)
(B)
(Ap)
(B)
Thời kỳ tạo
tinh bào
Thời kỳ
phân bào
giảm
nhiễm
Thêi kú
t¹o tinh
trïng
Hình 1 Sơ đồ quá trình hình thành tinh trùng.
Ad. Tinh nguyên bào loại A sẫm màu; Ap: Tinh nguyên bào loại
A nhạt màu;B.tinh nguyên bào loại B.[3]
17
tinh chứa nhiều thành phần quan trọng như fructose, prostaglandin, fibrinogen
trong đó fructose là nguồn năng lượng chính cho tinh trùng hoạt động sau khi
xuất tinh.
1.2.1.2. Sự hoạt hóa và năng lực hoạt động của tinh trùng.
Sức sống và năng lực hoạt động của tinh trùng biểu hiện bằng sự
chuyển động nhờ cái đuôi của nó. Ở loài người, tinh trùng còn chuyển động
được 50 giờ sau khi xuất tinh là tinh trùng khỏe. Những tinh trùng yếu thường
chế
t sau 15 phút [12]. Trên tinh dịch đồ, để đánh giá khả năng thụ tinh, người
ta xác định tinh dịch tốt phải chứa 80% tinh trùng chuyển động sau khi xuất
tinh 1 giờ hoặc 50% tinh trùng chuyển động sau xuất tinh 12 giờ hoặc 25%
tinh trùng chuyển động sau xuất tinh 28 giờ [
12]. Nếu tỷ lệ phần trăm ấy giảm
nhiều, khả năng thụ tinh rất kém.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sức sống và năng lực của tinh trùng thụ
tinh cho noãn: ở môi trường kiềm, tinh trùng chuyển động tích cực nhưng
mau chóng sử dụng hết chất dinh dưỡng nên chết sớm. Mật độ tinh trùng
giảm thì sức sống và năng lực thụ tinh của tinh trùng cũ
ng giảm. Nhiệt độ môi
trường ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động và sức sống của tinh trùng.
Nhiệt độ rất thấp duy trì sức sống và năng lực của tinh trùng, nhiệt độ từ 36-
40
0
sẽ làm cho tinh trùng hoạt động mạnh và di chuyển nhanh nhưng lại làm
cho tinh trùng suy kiệt và chết. Nhiệt độ cao trên 40
0
C thì tinh trùng hoạt
động rất kém và rất nhanh chết [
51].
1.2.1.3. Tinh dịch đồ.
Tinh dịch đồ là xét nghiệm cơ bản đầu tiên được làm để đánh giá khả
năng sinh sản của người chồng. Tuy nhiên, ở các thời điểm lịch sử khác nhau,
các nhà nghiên cứu đã đưa ra những tiêu chuẩn của một mẫu tinh dịch đồ bình
thường khác nhau.
18
- Tinh dịch đồ bình thường theo Guerker (1956) [trích dẫn từ
4].
+ Mật độ tinh trùng: 60 – 100 triệu/ml.
+ Tỷ lệ di động: 70 – 80%.
+ Tỷ lệ hình thái bình thường: > 80%.
- Tinh dịch đồ bình thường theo Lumbroso (1971) [trích dẫn từ
4].
+ Thể tích tinh dịch: 2 – 5 ml.
+ Mật độ tinh trùng: 40 – 50 triệu/ml.
+ Tỷ lệ di động trong giờ đầu: 60 – 70%.
+ Hình thái bình thường: > 70%.
+ Tỷ lệ bạch cầu non: < 1%.
- Tinh dịch đồ bình thường theo Freud (1976) [trích dẫn từ
9].
+ Thể tích tinh dịch: 1,5 ml.
+ Mật độ tinh trùng: 20 – 200 triệu/ml.
+ Tỷ lệ di động: > 50%.
+ Hình thái bình thường: > 60%.
+ Tổng số tinh trùng trong một lần xuất tinh: > 50 triệu.
- Theo Trần Ngọc Can (1972) [
4].
+ Thể tích tinh dịch : ≥ 2,0 ml.
+ Mật độ tinh trùng: ≥ 50 triệu/ml.
+ Tỷ lệ di động : > 50%.
+ Di động khỏe : > 40%.
+ Hình thái bình thường : > 80%.
19
+ Tỷ lệ bạch cầu non và tế bào tròn : < 1%.
- Theo Nguyễn Thế Khánh và Phạm Tử Dương (1992) [
11].
+ Thể tích tinh dịch : ≥ 1,5 ml.
+ pH : 7,0 – 8,2.
+ Mật độ tinh trùng : ≥ 40 triệu/ml.
+ Tỷ lệ khỏe : ≥ 40%.
+ Hình thái bình thường : ≥ 60%.
Để phục vụ cho xét nghiệm tinh dịch được thống nhất, Tổ chức y tế
thế giới (WHO) đã phát hành Labotory manual for the examination of human
semen and sperm-cervical mucus interaction lần đầu tiên vào năm 1980.
Phiên bản lần hai và lần ba vào năm 1987 và 1992, lần thứ tư vào năm 1999.
Phiên bản mới nhất năm 2010.
Các trị số
bình thường của tinh dịch đồ theo WHO (1999) [61].
Thông số Giá trị bình thường
Thể tích ≥ 2ml
Độ ly giải < 60 phút
pH 7,2-8
Mật độ tinh trùng/ml
Tổng số tinh trùng trong một lần
xuất tinh
≥ 20.10
6
≥ 40. 10
6
Di động A: di động tiến tới nhanh
B: di động tiến tới chậm
A >25%
Hoặc A+B ≥ 50%
Tỷ lệ sống ≥ 75%
Hình dạng bình thường ≥ 30%
Bạch cầu <1. 10
6
20
Đánh giá độ di động:
A: di động tiến tới nhanh
B: di động tiến tới chậm
C: di động không tiến tới
D: không di động
Năm 2010, WHO đã cập nhật những thông tin mới trong cuốn cẩm
nang xét nghiệm tinh trùng.
Các trị số bình thường của tinh dịch đồ theo WHO 2010 [
62]
Thông số Giá trị bình thường
Thể tích (ml) ≥ 1,5
Tổng số tinh trùng trong một lần
xuất tinh (10
6
)
≥ 39
Mật độ (10
6
/ml) ≥ 15
Tinh trùng di động (PR+NP,%) ≥ 40
Di động tiến tới (PR,%) ≥ 32
Sống (%) ≥ 58
Hình thái bình thường (%) ≥ 4
pH ≥ 7,2
Bạch cầu (10
6
/ml) < 1
PR (Progressive motility) – di động tiến tới.
NP (Non-progressive motility) – di động không tiến tới.
Mac Leod và Gold năm 1951 phát hiện ra có 5% số đàn ông có mật độ
tinh trùng < 20.10
6
/ml và có 2% có mật độ tinh trùng < 10.10
6
/ml [ trích dẫn
từ
32]. Một nghiên cứu khác của Mac Leod và Wang năm 1979 đã phát hiện
21
ra rng cú 10% s ngi n ụng khe mnh trong tui sinh sn cú mt
tinh trựng < 20.10
6
/ml [47].
Theo kinh in, gii hn bỡnh thng ca mt tinh trựng/ml
l 40.10
6
/ml, hin nay WHO ly gii hn l 15.10
6
/ml [62]. Vit Nam,
theo Nguyn Khc Liờu mt tinh trựng ti thiu cú thai t nhiờn nờn
c tớnh l 40.10
6
/ml. Nu mt tinh trựng di gii hn ny khụng cú
ngha l vụ sinh m l kh nng cú thai b gim i [
26].
1.2.2. Noón.
bung trng ca thai, ca tr mi ra i v cỏc bộ gỏi cha n tui
dy thỡ cú khong 1.200.000-1.500.000 nang trng nguyờn thy. Khi dy thỡ,
cỏc nang trng tin trin qua cỏc giai on khỏc nhau tr thnh nang trng
chớn. T lỳc dy thỡ n khi món kinh ch cú khong 400-500 nang trng tin
ti chớn. S cũn li s thoỏi húa v teo i. T u n cui dũng cú cỏc t bo:
noón nguyờn bo, noón bo 1, noón bo 2, noón chớn (noón trng thnh).
Gián
Phân
Noón chớn
n= 22A+ X
Ng
ng phõn chia
N
oón nguyờn bo
2n =44A+ XX
N
óo bo 1
2n =44A+ XX
N
oón bo 2
n = 22A+ X
Cc cu
Cc cu
2
Giảm
phân
Từ
tháng
thứ t
thời kì
Ra đời
Dậy thì
đời sinh
dục
Phõn chia
ln 1
P
hân chia
lần 2
H
ình 2. Quá trình tạo non[ 3
]
.
22
Nang trứng chín có đường kính từ 15-20mm, lồi lên mặt buồng trứng và
có thể thấy bằng mắt thường. Trong các nang trứng, noãn được bao quanh bởi
màng trong suốt và các tế bào nang.
1.2.3. Sự thụ tinh.
1.2.3.1. Sự di chuyển của tinh trùng.
Khi phóng tinh, tinh trùng trưởng thành từ mào tinh sẽ di chuyển vào
ống dẫn tinh, ống phóng tinh và niệu đạo để ra ngoài. Trên đường đi, tinh
trùng được hòa với các dịch tiết ra từ các tuyến phụ thuộc để hình thành tinh
dịch. Tinh dịch được phóng vào âm
đạo, đọng ở cùng đồ sau của âm đạo. pH
tinh dịch là 7,2-7,8 trong khi pH âm đạo thường <5,0 do đó ngay sau khi
phóng tinh, tinh dịch đông, vón cục do sự hình thành fibrin để bảo vệ tinh
trùng khỏi môi trường acid của âm đạo và giữ tinh trùng ở gần cổ tử cung,
tránh chảy ngược ra ngoài. Môi trường âm đạo sau đó bị kiềm hóa do pH của
tinh dịch. Tinh dịch được ly giải nhờ tác động của fibrinolysin và giải phóng
tinh trùng. Các cơ chế này làm tăng đối đa số
lượng tinh trùng vào được đến
cổ tử cung.
Trong giai đoạn rụng trứng, do ảnh hưởng của estrogen, chất nhầy cổ tử
cung nhiều và loãng hơn, thuận lợi cho sự di chuyển của tinh tinh trùng vào
cổ tử cung.
Tinh trùng đi vào cổ tử cung qua 3 giai đoạn:
- Một số di chuyển nhanh qua cổ tử cung.
- Một số ở lại kẽ của niêm mạc cổ tử cung. Nó giống như kho dự
trữ giúp
tinh trùng sống lâu hơn.
- Tinh trùng từ các kẽ dự trữ này tiếp tục đi lên.
Sự di chuyển của tinh trùng trong buồng tử cung được sự hỗ trợ của
nhiều yếu tố: sự co giãn của cơ trơn tử cung, dịch trong lòng tử cung và các
nếp gấp nội mạc tử cung.
23
Sự di chuyển của tinh trùng trong vòi tử cung chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố: sự co giãn của cơ trơn vòi tử cung, các lông chuyển của biểu mô
vòi tử cung và môi trường của vòi tử cung.
Sau khi đến vòi tử cung, tinh trùng thường tập trung ở chỗ tiếp giáp
giữa đoạn eo và đoạn bóng. Tinh trùng có khả năng sống sót, duy trì chức
năng thụ tinh trong vòng khoảng 4 ngày, nếu không được thụ tinh sẽ bị thoái
hóa.
Trong thời gian di chuyển tại tử cung và vòi tử cung đầu tinh trùng
được hoạt hóa. Quá trình này tạo sự thay đổi của màng ở đầu tinh trùng, làm
tiền đề cho phản ứng cực đầu và sự thụ tinh với noãn sau này.
1.2.3.2. Sự di chuyển của noãn.
Đoạn đường đi của noãn ngắn hơn của tinh trùng nhưng noãn không tự
di chuyển được mà sự di chuyển của nó phải dựa vào các yếu tố xung quanh.
Khi nang trứng vỡ, noãn thoát ra và nằ
m ở bề mặt của buồng trứng.
Noãn đang ở giai đoạn noãn bào 2, xung quanh có màng trong suốt và lớp tế
bào hạt. Sau khi được phóng thích khỏi nang trứng, noãn được các tua vòi
tóm lấy để đưa vào vòi tử cung dưới tác động của các yếu tố: luồng dịch nang
mỏng và lỏng di chuyển từ vòi tử cung vào buồng tử cung; sự di động của biểu
mô có lông chuyển; sự co bóp của co trơn thành vòi tử cung. Trứng được đư
a
vào 1/3 ngoài của vòi tử cung. Ở đây, nó được dịch vòi tử cung nuôi dưỡng và
sau 24 giờ nếu không được thụ tinh noãn sẽ bị thoái hóa và bị thực bào.
1.2.4. Sự thụ tinh và làm tổ.
Có khoảng vài trăm tinh trùng đến được 1/3 ngoài của vòi tử cung để
gặp trứng. Sự thụ tinh diễn ra ở đây. Dưới tác động của lông chuyển và sự co
thắt của cơ trơn vòi tử cung, trứng đã thụ tinh di chuyển trong d
ịch của vòi tử
cung về hướng buồng tử cung. Phôi đến buồng tử cung 4-5 ngày sau khi thụ
tinh. Trứng được thụ tinh tiếp tục phân chia trên đường di chuyển và sau khi
24
vào buồng tử cung trong môi trường tiết dịch của niêm mạc tử cung vài ngày
trước khi làm tổ. Lúc này, nội mạc tử cung đã được chuẩn bị cho sự làm tổ
dưới ảnh hưởng của Progesteron do buồng trứng tiết ra dưới tác dụng của
hoàng thể.
1.2.5. Các điều kiện để thụ tinh có thể xảy ra và trứng sau thụ tinh có thể
làm tổ.
- Phải có noãn chất lượng tốt được phóng ra khỏ
i buồng trứng.
- Chất lượng tinh trùng tốt.
- Có sự gặp gỡ của tinh trùng và noãn phóng ra
- Vòi tử cung thông, có nhu động thích hợp để có thể đón trứng rụng và
trứng sau khi thụ tinh di chuyển vào trong tử cung được.
- Niêm mạc tử cung được chuẩn bị sẵn sàng để đón trứng đã thụ tinh vào
làm tổ.
1.3. Lọc rửa tinh trùng.
Lọc rửa tinh trùng là phương pháp chọn lọc tinh trùng có khả năng di
động tốt, tách chúng ra khỏi l
ớp tinh dịch đồng thời cô đặc trong một thể tích
nhỏ để sử dụng trong các kỹ thuật điều trị vô sinh như bơm tinh trùng vào
buồng tử cung. Tuy nhiên, tách tinh trùng lý tưởng là phải thu được càng
nhiều tinh trùng di động càng tốt, không gây tổn thương cho tinh trùng hoặc
làm mất chức năng sinh lý của tinh trùng, loại được tinh trùng chết và các tế
bào khác như bạch cầu và vi khuẩn, loại được độc chất và những chất sinh
họ
c bất lợi như các yếu tố bất hoạt hoặc các gốc oxy hoạt động (Reactive
Oxygen Species - ROS).
1.3.1. Lợi ích của việc lọc rửa tinh trùng.
Tinh dịch có chức năng trung hòa và bảo vệ tinh trùng khỏi môi trường
acid của âm đạo, một phần ổn định và nuôi dưỡng tinh trùng. Tuy nhiên tinh
25
dịch có nhiều ảnh hưởng xấu lên tinh trùng sau khi phóng thích vào âm đạo
phụ nữ:
- Tinh dịch chứa những chất ngăn chặn quá trình hoạt hóa đầu tinh trùng,
ngăn cản phản ứng cực đầu tinh trùng.
- Tinh dịch chứa nhiều vi trùng thường trú hoặc vi trùng gây bệnh trên
đường sinh dục nam.
- Prostaglandin có trong tinh dịch có thể gây co thắt tử cung khi bơm vào
buồng tử cung. Ngoài ra tinh dịch còn có các tế bào chết, độc tố có thể
ảnh
hưởng đến chất lượng tinh trùng và sinh lý thụ tinh bình thường. Bơm tinh
dịch trực tiếp vào buồng tử cung có thể gây dị ứng hay sốc phản vệ.
Do đó cần phải thực hiện các phương pháp tách tinh trùng ra khỏi tinh
dịch càng sớm càng tốt.
1.3.2. Các phương pháp lọc rửa tinh trùng.
Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã được sử dụng từ nhiều năm nay. Có
nhiều phương pháp lọc r
ửa tinh trùng nhưng tùy thuộc vào mẫu tinh trùng và
mục đích sử dụng mà lựa chọn phương pháp nào.
1.3.2.1. Phương pháp bơi lên (swim-up)
Phương pháp này đã được đưa vào sử dụng từ những năm 1980 và chỉ
dùng với những mẫu tinh dịch bình thường.
- Nguyên tắc.
Với phương pháp đặt môi trường bên trên tinh dịch, sau một thời gian
tinh trùng có khả năng thoát khỏi lớp tinh dịch ở phía dưới để bơi lên bề mặt
thoáng của môi trường. Những tinh trùng này sẽ được thu nhận và sử dụng
trong điều trị vô sinh.
- Môi trường dùng để lọc rửa:
Có thể dùng Ham’s F10 1X hoặc IVF. Một số phương pháp bơi lên sử
dụng môi trường nuôi cấy bổ sung đặc biệt. Ví dụ môi trường Sperm Select